1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề hình khối trong không gian môn mĩ thuật 7

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: - Hội đồng sáng kiến huyện Đại Lộc.

Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sángkiến như sau:

1 Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả: Lê Thị Quyên2 Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Quyên

4 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình

khối trong không gian” môn Mĩ thuật 7.

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục-trong công tác giảng

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ

tháng 9 năm 2022.

7 Hồ sơ đính kèm:

+ Hai (02) tập Báo cáo sáng kiến.

+ 02 Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan.+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại Hưng, ngày 20 tháng 03 năm 2024

Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Quyên

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcBÁO CÁO SÁNG KIẾN

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong khônggian” môn Mĩ thuật 7.

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

1.1.1 Xây dựng kĩ năng quan sát và kí hoạ cho HS

a, Xây dựng kĩ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là một trong những kĩ năng cơ bản trong tất cả các môn học nóichung và mĩ thuật nói riêng Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụthuộc vào thị giác, tính cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển Vàviệc rèn luyện kỹ năng này sẽ rất có ích cho trong cuộc sống và trong học tập đặcbiệt là môn mĩ thuật Kĩ năng này giúp chúng ta có cách nhìn sự vật một cách chitiết, phân tích hiểu rõ hơn và định hình được đối tượng và đưa ra nét vẽ thôngthái.

Kỹ năng quan sát không chỉ đòi hỏi khả năng nhìn thấy những gì xuất hiện trướcmắt, mà còn yêu cầu khả năng hiểu và suy luận về ý nghĩa và mối quan hệ giữa

các yếu tố, đây là một kỹ năng mềm quan trọng giúp các em nhận biết và hiểu rõ

hơn về các chi tiết của đối tượng cần vẽ cuộc sống Khi rèn luyện được khả năngquan sát tốt các em sẽ cải thiện được khả năng vẽ, điều chỉnh được nét bút củamình dần dần các em quen dần, hiểu và vẽ tốt hơn các đối tượng định vẽ

Kỹ năng quan sát muốn được rèn luyện tốt đòi hỏi chúng ta phải có thời gian đểnhìn, phân tích và cảm nhận để có được những thông tin chi tiết, đầy đủ và cầnthiết vì vậy tôi đã hướng dân HS kỹ năng này ngay từ đầu khi học môn mĩ thuậtvà theo thời gian nếu kỹ năng quan sát này tập trung đúng cách sẽ giúp chúng tatrở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn.

Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó.Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: ngườiấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những ngườixung quanh… Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻđẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa hình dạng, màu sắc có nhaukhông, hướng gió như thế nào để biết cây hoa nghiên theo hướng nào hay hướngmặt trời trong không gian và thời gian như thế nào để xác định bóng đỗ của hoa…Không chỉ nhìn một chi tiết mà bao quát hơn các chi tiết liên quan kết hợp thànhsự vật, sự việc

Quan sát rất cần cho con người khi tiếp xúc thế giới xung quanh nhất là khi cầnbiết, cần hiểu về nó Nhìn, trông và quan sát đều hướng mắt tới đối tượng nhưng ởmức độ khác Khi nói đến quan sát ta thường nghĩ đến mục đích quan sát để làmgì? Như vậy, để đạt được mục đích cần phải biết quan sát, tức là phải có phươngpháp quan sát

GV hướng dẫn HS tập quan sát, ban đầu nên quan sát từ bao quát đến chi tiết Đốitượng để quan sát là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người vàcuộc sống con người Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động

Trang 3

diễn ra quanh ta, thay dổi từng ngày, từng giờ Vậy nên tôi yêu cầu học sinh phảithường xuyên quan sát và vẽ lại những gì mình thấy được

Ngay từ đầu năm học, tôi đã hình thành và tạo cho các em có thói quen quan sáttìm ra đặc điểm đặc trưng, tiêu biểu và cảm xúc của mình đối với sự vật của sự vậtvà vẽ lại những điều mình đã thấy về đối tượng cần vẽ.

Ví dụ: khi vẽ cây có bóng mát, tôi cho học sinh trực tiếp quan sát các cây có bóngmát như bàng, xà cừ, Ban đầu yêu cầu các em nhìn tổng thể tán lá dạng hình gì,thân cây dạng hình gì, tỉ lệ giữa tán lá và thân cây như thế nào?Tôi yêu cầu các emquan sát bằng các giác quan để cảm nhận các đặc điểm của cây như: dùng tay sờvào thân cây để cảm nhận lớp vỏ thô nhám, sần sùi; như vậy nét vẽ thân cây lúcnày các em nhận ra không phải là một nét thẳng tắp tạo thân cây nữa Hoặc làvòng tay ôm thân cây để thấy độ to của thân, dùng mắt để quan sát màu sắc của lá,cây đó em có ấn tượng về điểm nào với những gợi ý và trải nghiệm như vậy cácem sẽ cảm nhận được cây có bóng mát mà mình định vẽ tán lá dạng hình tròn hayhình tam giác hay hình thang cân, cây dạng hình trụ, lá có dạng hình gì, nhiềumàu sắc hay một màu từ đó các em sẽ dễ dàng vẽ cây theo đúng yêu cầu hơn,đẹp hơn.Muốn quan sát có hiệu quả thì phải có tính mục đích, phải có cách nghĩ,cách cảm nhận của riêng mình Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấyđược bản chất của sự việc Không vẽ một cách qua loa mà phải chọn lọc, lựachọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng, Đó là những chi tiết lột tảđược cái thần của đối tượng định vẽ Tôi cũng yêu cầu học sinh vẽ lại những hìnhảnh quan sát được một cách đầy đủ.

Chính nhờ tạo được cho các em thói quen quan sát đó nên khi vẽ tranh hay vẽtheo mẫu hay làm thủ công thì các em biết cách hình thành những điều cơ bảntrong sản phẩm mĩ thuật.

Nhờ cách quan sát này mà các em vẽ lại nhiều hình ảnh phong phú làm tư liệu chomôn học.

Trong quá trình quan sát và vẽ lại nếu như không đủ thời gian vẽ một cách tỉ mĩ thì Gvcó thể hướng dẫn các em cách vẽ kí hoạ để làm tư liệu cho môn học.

b, Xây dựng kĩ năng kí hoạ

Kí hoạ là một hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, nét chủ yếu nhất củasự vật, sự việc, đối tượng mình định vẽ theo cảm xúc riêng của người vẽ

Một bức tranh kí họa đẹp cần có nét dứt khoát, phóng khoán, độc đáo do đó, GVnên cho HS luyện tập thật nhiều các loại nét để vẽ các đường bao đối tượng, nét để tả cấu trúc đối tượng, nét để tô bóng Gv hướng dẫn gợi ý cho HS có rất nhiềuloại nét để các em lựa chọn, kết hợp để tạo thành phong cách của chính mình Ví dụ như:

Nét bút mực sẽ khác nét bút chì: Ở các mảng tối, chúng ta quen sử dụng bút chì

tô tô, đồ đồ rất nhiều, nhưng bút mực sẽ khác chỉ đi qua 1 lớp nét dứt khoát thôi làđủ, nếu đi lại 1 lớp nữa không quen sẽ bị rối ngay Do đó, trước hết bạn cứ lên 1lớp bút mực thôi, còn muốn đậm thêm, cứ tô thêm bút chì vào

Nét cấu trúc rất quan trọng: Nếu vẽ một khối hình cầu mà chỉ vẽ chu vi sẽ trông

như là hình tròn Thế nhưng nếu vẽ thêm "đường xích đạo", sẽ trông ra khối cầungay Các đối tượng phức tạp hơn cũng tương tự vậy nên hiểu và tìm đúng đườngcấu trúc của từng đối tượng rất quan trọng

Trang 4

Nét cấu trúc , không cần tô bóng vẫn thấy được khối

Nét đường bao (chu vi): Nét luôn vẽ đầu tiên là nét này và nên dùng nét mảnh

nhất Chỗ nào cần nhấn dùng nét to hơn đi lại sau

Gợi Sáng tối: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quy luật ánh sáng của các khối cơ

bản Để vẽ được trước hết phải hiểu được cách thức vận hành của ánh sáng, mọiánh sáng đều có khoa học của nó Có nhiều cách lên sáng tối cho tranh kí họa Để lên sáng tối bằng nét mực, HS nên có nhiều cây bút với kích cỡ ngòi bút

khác nhau Song song với việc vẽ, hãy luyện tập các mảng nét thật nhiều Nét cấutrúc cũng hỗ trợ nét tô bóng rất nhiều

Một số loại nét lên sáng tối phù hợp với kí họa

Trang 5

Quy luật sáng tối từ việc vẽ khối cơ bản

Khi kết hợp kĩ năng quan sát với vẽ kí hoạ

GV hướng dẫn cách luyện vẽ : HS nên luyện vẽ đường thẳng, đường elip,

đường tròn bằng 1 nét bút mà thôi, đừng cố tỉa đi, tỉa lại nhiều lần, vẽ 1 nét một,vẽ hết tờ này đến tờ khác, cứ các đường ấy mà vẽ dứt khoát Khi mới vẽ tập vẽnhững cái nho nhỏ trước (ghế đá, chậu cây ), sau đó chọn những thứ to lớn hơn(công trình, đường phố )

Khi vẽ kí hoạ nên cứ dùng bút chì, chỉ bút chì thôi cũng được, để luyện tập trước.

sau khi vẽ thành thạo thì có thể thẳng bằng mực Khi vẽ luôn nhớ là "gần lớn xanhỏ, gần rõ xa mờ"

Nếu như chưa biết tô sáng tối thì thấy gì thì tô nấy, và tìm về quy luật sáng tối,

cần phải vẽ khối cơ bản nhiều, đánh bóng đi đánh bóng lại nhiều góc ánh sángkhác nhau để hiểu được quy luật ánh sáng Khi hiểu rồi mới vận dụng vào trong

từng tình huống cụ thể được Nếu không hiểu gì tô sáng và tối thì tranh kí họa

đơn giản chỉ là những nét vẽ dạng lưới

Khuyến khích HS không ngại, không rụt rè khi vẽ bất cứ khi nào đặt bút để vẽ một nét thì lại phải suy nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu? khi nào thì dừng lại, khi nào thì nhấn bút mạnh để tạo nét đậm, khi nào nhấn nhẹ để tạo nét nhạt? và nếu như vẽ sai hoặc thừa nét có nên tẩy ngay không hay cứ để nguyên đến cuối bài mới chỉnh sửa, lúc này giáo viên cần động viên các em là không nên vội sửa, mà cứ đểnét thừa đó để so sánh và chọn ra cái đúng, gần hoàn thiện hình ta mới nên sửa cho chuẩn hình, đây là phương pháp thử và sửa - phương pháp luôn được các hoạ sĩ hay dùng, qua nhiều lần sửa sai như vậy ta rút ra kinh nghiệm cho những nét vẽ sau, những bài sau

Mặc khác, ngay từ năm chúng ta xây dựng cho các em cách quan sát để kí họa Hướng dẫn cụ thể các em dùng sổ tay tự học vẽ để vẽ ký họa có thể tận dụng giấy cũ hoặc là vở tập để vẽ Kí họa để lấy dáng, hình, lấy thế động, tĩnh (đi, chaỵ, nhảy…) hướng dẫn kí họa từng bộ phận, từng chi tiết nhỏ, riêng lẻ ví dụ như cành , lá thân… Giáo viên phải khơi gợi cho các em những hình ảnh thân thuộc gắn bó với các em như: Cổng làng, sân đình, ngõ xóm, những trò chơi dân gian

Trang 6

hằng ngày mà chính các em đã tham gia vẽ lại, ghi lại những gì thân thuộc để làm tư liệu cho sáng tác tranh Học sinh tập vẽ, tập quan sát, nhận xét hình dáng, kích thước, đậm nhạt của cảnh vật xung quanh và từ đó cảm thụ được và đi vào tâm hồn các em vẻ đẹp trong cuộc sống giúp cho bài học được tốt hơn từ đó khơi dậy thêm trí tưởng tượng trong các em, khơi gợi cảm xúc, kiến thức thực tế cho các em trước khi vào thực hành

Vẽ kí họa là vẽ từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp Mục đích để ghi chép cáchình tượng biến đổi không ngừng trong tinh tế đời sống, cảnh sinh hoạt họctập Qua kí họa luyện mắt tinh tường, kỹ năng quan sát nhận xét nhanh đúng vớithực tế, luyện tay vẽ thuần thục chính xác để ghi được đúng dáng, hình, động táccủa con người và cảnh vật trong thời gian ngắn Muốn kí họa tốt không chỉ luyệntập mà còn phải tranh thủ mọi lúc để rèn luyện Tập kí họa nhiều giúp ta vẽ hìnhtrở nên hoàn chỉnh hơn.

1.1.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài :

Khi chuẩn bị bài cũ ở nhà và xem bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau sẽ giúp chochủ động và tích cực hơn trong giờ học thì việc chuẩn bị bài là không thể thiếu.Chuẩn bị bài ở nhà đòi hỏi học sinh phải siêng năng và có phần yêu thích hội họa,có như vậy sẽ giúp các em tự tin hơn khi thể hiện những nét vẽ trên trang giấy củamình điều đó sẽ giúp các em rất nhiều trong các bài vẽ trên lớp.

Để tiết dạy hiệu quả giáo viên không chỉ tìm mọi cách để học sinh hiểu bài màcòn cần có sự nổ lực, ham học, siêng năng của học sinh Vì thế việc luyện ở nhà làmột việc không thể thiếu khi học bộ môn Mĩ thuật đặc biệt là mĩ thuật tạo hình.Để giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, ngay từ đầu năm giáo viên phảibày cho các em tập tiếp xúc và dần dần làm quen với cách vẽ theo mẫu, cách tạođậm nhạt trên bài nhằm để giúp các em có sự chuẩn bị vẽ bài vẽ ở nhà hoàn chỉnhvà để vẽ bài mới được tốt hơn ở lớp.

Ví dụ: Để học tốt chủ đề hình khối trong không gian ở bài học Bài 6: Mẫu vậtdạng khối trụ và khối cầu giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cáchgiao nhiệm vụ cụ thể học sinh về nhà chuẩn bị: tìm vật mẫu đơn giản, gần gũi cóxung quanh chúng ta như một một quả bóng (khối cầu) hay là trái vú sữa miễn làcó dạng hình tròn (hình cầu) , khối trụ thì có thể sử dụng lon sữa, lon đựng kẹo,,miễn có dạng khối trụ là được sau đó tự đặt mẫu và vẽ vào vở tập Tùy theo tùngđiều kiện của từng học sinh Giáo viên cũng yêu cầu học sinh tập vẽ độ đậm nhạtcơ bản trên hình vẽ của mình ở nhà.

Mụch đích giúp cho các em quan sát và luyện tay vẽ cho quen không ngỡ ngànvới những mẫu có dạng như vậy, giúp các em vẽ theo mẫu trên lớp tự tin hơn vàhiệu quả hơn.

Mặc khác lên lớp giáo viên hướng dẫn kẹn kẽ cách quan sát đậm nhạt GV giới thiệu ảnh những mẫu vật có dạng hình trụ, hình cầu và đặt câu hỏi cho học sinh động não và trả lời câu hỏi:

Căn cứ vào đâu để xác định hướng chiếu sáng lên hình khối (HS: nhìn vàohướng bóng đổ trên nền)

Trang 7

Làm sao để xác định độ đậm, nhạt trên hình khối (HS:nơi có ánh sáng chiếu vàosẽ nhạt hơn so với phía còn lại)

Làm sao để xác định độ chuyển của đậm nhạt trong mỗi hình khối (HS: ta sẽ chiahình khối thành 3 phần, phần ánh sáng chiếu vào nhiều hơn sẽ nhạt hơn đến phầntrung tâm, phần ánh sáng chiếu vào ít hơn sẽ đậm hơn) Nhắc học sinh sử dụngnét cấu trúc để xác định hình khối rõ ràng và khối của đậm nhạt.

Sau khi học sinh đã động não, tư duy và trả lời câu hỏi thì cuối cùng giáo viênchốt kiến thức.giúp học sinh làm việc một cách tích cực, chủ động vì vậy sẽ giúphọc sinh khắc sâu kiến thức bài học hơn.

Ngoài ra giáo viên hướng dẫn cần nhiều tư liệu khác nhau sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp gợi mở, kích thích trí tưởng tượng của các em cùng với những tranh vẽ đã sưu tầm về đề tài tranh phong cảnh của các hoạ sĩ và học sinh Giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động và khắc sâu được kiến thức của bài cũng như tất cả các bài vẽ tranh sau đó Từ đó giúp các em say mê, hứng thú sáng tạo trong môn học

Ví dụ: Cũng chủ đề hình khối trong không gian Bài 7 : Ngôi nhà trong tranh, trang 31, sách mĩ thuật lớp 7 bản 1 bộ sách chân trời sáng tạo

để chuẩn bị tốt cho tiết học Ngôi nhà trong tranh giao bài tập cho các em Đềbài “em hãy kí hoạ ngôi nhà quê hương em mà em yêu thích.”

- Tôi hướng dẫn học sinh khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ, tôi nhấn mạnh chocác em các nội dung:

+ Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.+ Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại.

+ Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa).+ Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa )

Trang 8

Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập vẽ kí hoạ đểcác em hiểu hơn và có thể vận dụng khi vẽ tranh.

Gv hướng dẫn cho HS vẽ ở nhà với nội dung “những ngôi nhà xung quanh em” qua hình thức kí hoạ Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên HS chuẩn bị bài ở nhà vẽ theo cách nhìn riêng và cảm nhận riêng của các em Hướng dẫn các em kí hoạ ngôi nhà từ nhiều góc độ khác nhau Mục đích cho các em làm quen dần với cách nhìn và cách vẽ để trên lớp khi đặt bút vẽ các e không còn bỡ ngỡ với những hình ảnh thân quen này

Trang 9

- Trên lớp giáo viên treo một số tranh vẽ ngôi nhà và hướng dẫn học sinhtìm hiểu về tranh ngôi nhà trong tự nhiên

-Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý :

+ Tranh ngôi nhà là tranh vẽ như thế nào ? (HS: là tranh vẽ ngôi nhà dựavào hình ảnh ngôi nhà trong thực tế)

+ Có thể vẽ tranh ngôi nhà như thế nào? ( HS: cần vẽ phác để xác địnhhình dáng ngôi nhà và cảnh vật trên giấy sau đó là vẽ hình khối chi tiết và cảnhvật phía sau, phía trước của ngôi nhà, tiếp theo là vẽ màu khái quát và cuối cùnglà vẽ màu chi tiết diễn tả đặc điểm ngôi nhà và cảnh vật xung quanh).

Ở bài này giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các bước vẽ tranh ở cácnhánh chính như bước vẽ phác họa (cần vẽ gì), vẽ khái quát (các em cần thể hiện

Trang 10

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câuhỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và vẽ vào phần giấy củamình trên tờ A3.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ýkiến và vẽ vào phần chính giữa của tờ giấy A3 “khăn phủ bàn”.

Ví dụ: Bài 7 : Ngôi nhà trong tranh, trang 31, sách mĩ thuật lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo

*Cho học sinh vẽ về các góc của ngôi nhà sau đấy ghép các dáng thành một bứctranh

- Mỗi cá nhân quan sát bức tranh ngôi nhà (các bạn trong nhóm tự phân chia nhaunhững chi tiết để vẽ) sau đấy sắp xếp hình ảnh vào phần giấy của mình trên “khăn phủbàn”.

Ngoài việc thực hiện những bài vẽ thì tôi khuyến khích học sinh chép tranh của các hoạ sĩViệt Nam và trên thế giới hoặc chép ảnh chụp nào đó mà mình yêu thích Mục đích rènluyện cho các em kĩ năng quan sát về hình và về màu trong tranh Và tôi tranh thủ những giờthực hành để phân tích tranh cho các em chỗ nào được và chưa được từ đó các em rút đượckinh nghiệm góp phần hình thành kĩ năng quan sát và kỹ năng vẽ cho các em.

1.1.3 Khuyến khích HS Chép tranh

Ngoài việc thực hiện những bài vẽ thì tôi khuyến khích học sinh chép tranh của cáchoạ sĩ Việt Nam và trên thế giới hoặc chép ảnh chụp nào đó mà mình yêu thích Mục đích

Trang 11

rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát về hình và về màu trong tranh Và tôi tranh thủ nhữnggiờ thực hành để phân tích tranh cho các em chỗ nào được và chưa được từ đó các em rútđược kinh nghiệm góp phần hình thành kĩ năng quan sát và kỹ năng vẽ cho các em.

1.1.4 Nhận xét và đánh giá:

Nhận xét và đánh giá là việc không thể thiếu và không thể bỏ qua trong môn mĩ thuật Mụch đích Khi nhận xét bài các em sẽ khám phá cái mới, cái hay trong bài bạn đồng thời rút kinh nghiệm làm bài của mình Khi củng cố bài giáo viên chọn các bài làm theo từng mức độ đã hoàn thành xong, bài đang hoàn thành và chưa hoàn thành theo từng hướng ngồi dùng nam châm dán trên bảng và đánh số theo tùng bài để các em nhận xét.

Giáo viên yêu cầu cụ thể các em nhận xét về:

Bố cục của bài có hợp lí không?

Hình vẽ trong bài có giống hoặc gần giống với mẫu vẽ chưa?Độ đậm nhạt ( màu sắc) theo em phù hợp chưa?

Theo em bài nào đạt nhất trong tiết vẽ theo mẫu này?

Học sinh trả lời theo cách nhìn, cảm nhận riêng sau đó giáo viên chốt ý bổ sung

Ngoài ra giáo viên cho HS nhìn chính tranh của mình và nêu ra những cảm nhận chia sẻ về tranh của mình rút ra kinh ngiệm cần bổ sung hay không(nếu cần)

Giáo viên chỉ ra cụ thể bài nào được, cần học hỏi cái hay và bài nào chưa được cần khắc phục những cái tồn tại trong bài đó Khuyến khích tuyên dương những bài tốt và không nên chê những bài chưa tốt các em sẽ chán nản và nhát vẽ nên động viên nhắc nhở khéo léo những bài chưa tốt để các em cố gắng hoàn thiện hơn bài vẽ của mình

Vẽ theo mẫu là một phân môn cơ bản trong chương trình Mĩ thuật ở bậc tiểu học,nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích cấu trúc cũng như màu sắc, đườngnét, ánh sáng của mẫu Có được nhưng kĩ năng này, học sinh sẽ vận dụng để phát triển khảnăng vẽ mẫu một cách khoa học, từng bước từ thấp đến cao, chứ không phải là vẽ một cáchcảm tính Đồng thời rèn luyện các kĩ năng vẽ theo mẫu cũng chính là nền tảng để phát triểncác kĩ năng khác như : vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài, nặn tạo dáng, xem tranh

Vẽ theo mẫu không phải là vẽ lại mẫu trước mặt một cách tuỳ tiện, theo ý thích màphải tiến hành bài vẽ theo trình tự đ• được nghiên cứu một cách khoa học Từ quan sát mẫu,phân tích cấu trúc mẫu, đến các bước tiến hành bài vẽ mẫu đều phải có sự rèn luyện từ dễđến khó Vẽ theo mẫu yêu cầu người vẽ phải ghi nhớ, tuân theo những qui định một cáchnghiêm túc, đặc biệt đối với học sinh tiểu học, nếu không sẽ dễ sa vào vẽ theo ý thích, vẽ cácchi tiết không cần thiết, thậm chí vẽ sai mẫu hoàn toàn Bởi vậy việc rèn luyện cho học sinhcác kĩ năng quan sát, phân tích đối với bộ môn này là rất quan trọng.

3 Cơ sở thực tiễn: Theo quan sát của tôi trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật ở bậctiểu học thì có rất nhiều học sinh không thực hiện bước quan sát, phân tích mẫu trước khi vẽmẫu Một số học sinh tự ý sắp xếp bố cục không đúng với góc nhìn của mình, hoặc khôngquan sát, không so sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu Từ đó dẫn đến vẽ sai mẫu, không pháttriểnđược khả năng vẽ mẫu qua các bài vẽ, hoặc không có tính khoa học trong quá trình vẽmẫu Dĩ nhiên mĩ thuật là một ngành nghệ thuật, không phải là khoa học,nhưng nếu muốnphát triển được năng khiếu thì cần phải ứng dụng các kiến thức khoa học, phải có quá trình

Trang 12

rèn luyện – vì nghệ thuật chính là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc nghệ thuật,sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo Mẫu vẽ thường sơ sài, đơn điệu, không tạo đượchứng thú quan sát cho học sinh Nhiều trường chưa có phòng học dành riêng cho môn mĩthuật làm giảm hiệu quả của các tiết vẽ theo mẫu Một số giáo viên không chuẩn bị hìnhhướng dẫn các bước vẽ mẫu

B Giải quyết vấn đề Vậy để phát triển tốt nhất cho học sinh những kĩ năng này, giáoviên cần phải có những phương pháp cụ thể và hiệu quả như sau:

1 Chuẩn bị mẫu vẽ: Đối với phân môn Vẽ theo mẫu thì nhất thiết phải chuẩn bị mẫuvẽ Giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị Mỗi lớp họcphải có ít nhất 4 mẫu cho 4 nhóm Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong phú về kiểudáng, màu sắc, kích thước nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán.Đặc biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần chọn các loại hoa quả có hình dáng đẹp, màu sắc phongphú Ví dụ: Trong một mẫu vẽ cần có cả các loại quả tròn, quả hình bầu dục, hoặc các hìnhthù khác như: cà chua, chuối, ớt, táo, đu đủ Tuy vậy cũng không nên chọn mẫu có quá nhiềumàu sắc đối chọi nhau, sẽ làm cho bài vẽ không có tính chủ đạo Với những mẫu vẽ đẹp họcsinh sẽ có hứng thú quan sát, từ đó lôi cuốn vào các bước tiếp theo của bài vẽ Như vậy ngaytừ bước chuẩn bị đồ dùng học tập, giáo viên bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quansát mẫu 2 Tổ chức lớp học: Lớp học giờ vẽ theo mẫu cần được sắp xếp hợp lí đảm bảo chotất cả các học sinh đều có thể quan sát mẫu một cách dễ dàng Có thể sắp xếp thành 4 nhómngồi xung quanh mẫu hoặc xếp học sinh thành 2 hàng dọc hai bên, một d•y mẫu ở giữa lớptuỳ theo ánh sáng của lớp học

3 Bày mẫu Giáo viên nên để cho học sinh tự bày mẫu, sau đó chỉnh sửa và gợi ý chohọc sinh cách bày mẫu đẹp Mẫu vẽ cần được bày phong phú và đảm bảo có nhiều góc vẽđẹp Giáo viên yêu cầu học sinh phải tự quan sát và vẽ mẫu đúng với góc nhìn của mình

4 Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu:

a Cách đặt câu hỏi: Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần bám sát mẫu để đặtcâu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung chung Khi đặt câu hỏigiáo viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh vào mẫu vẽ Ví dụ mẫu vẽ Lọ hoavà quả: - Mẫu gồm có mấy đồ vật? - Đó là những vật mẫu nào? - Vị trí của lọ hoa so với quảnhư thế nào? - So sánh tỉ lệ chiều cao của quả so với lọ hoa? - So sánh tỉ lệ chiều ngang củaquả so với lọ hoa? - Lọ hoa bao gồm những phần nào? - So sánh tỉ lệ giữa các phần của lọhoa? - So sánh tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của quả? - Có những nguồn sáng nàochiếu tới mẫu? - Hướng ánh sáng nào mạnh nhất? - Phân biệt các độ sáng - trung gian - đậmthay đổi trên mẫu? v.v Giáo viên yêu cầu học sinh đo, dọi, ước lượng trước khi trả lời Nhưthế bắt buộc các em phải quan sát mẫu thì mới có thể phân tích cấu trúc mẫu và đưa ra nhữngnhậnxét chính xác Các bước vẽ theo mẫu là một chuỗi logic, nếu không thực hiện tốt bướcthứ nhất thì sẽ không thể thực hiện tốt bước tiếp theo Chẳng hạn, không quan sát kĩ thì sẽkhông thể hiểu cấu trúc mẫu, không nhìn ra các độ đậm nhạt, không nắm được tỉ lệ thì khôngthể phác hình chính xác Trong quá trình phân tích mẫu, giáo viên có thể đặt các câu hỏimang tính suy luận như: - Vẽ theo mẫu khác với vẽ trang trí như thế nào? - Lọ hoa là đồ vậtđược biến dạng từ hình khối nào? - Vì sao miệng ấm lại phải ngang với vòi ấm? - ánh sángthay đổi trên khối lập phương khác với trên khối cầu như thế nào? b Quan sát mẫu: * Quansát từ bao quát đến chi tiết, không sa vào chi tiết, bộ phận để nhận ra: - Hình dáng bề ngoàicủa mẫu(chiều cao, chiều ngang, và những nét cơ bản) - Đặc điểm chính của mẫu(qua cấutrúc và các kích thước) - Các mảng đậm nhạt lớn * Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục: -Vẽ hình trong tờ giấy ngang hay dọc là hợp lí - Hình vẽ bằng nào thì vừa, đặt nó ở giữa hay

Trang 13

lệch sang phải, sang trái hoặc lên trên, xuống dưới trang giấy để có bố cục cân đối.Ngoàiviệc quan sát mẫu thật ra, giáo viên cần vẽ minh hoạ nhiều góc nhìn cho một mẫu: chẳng hạnnhìn miệng giếng ở các độ cao khác nhau thì ta sẽ thấy nó có hình khác nhau như: hình tròn,hình elip, thậm chí là một đường thẳng nằm ngang.Hoặc minh hoạ nhiều mẫu ở một góc nhìnđể học sinh thấy được sự phong phú của mẫu vẽ, từ đó gợi ý cho các em về cách lựa chọnmẫu cũng như các góc vẽ đẹp.Bên cạnh việc giáo viên vẽ minh hoạ thì giáo viên có thể hỏihọc sinh các câu hỏi kiểm tra trí nhớ cũng như thói quen quan sát hàng ngày của học sinh.Chẳng hạn: - Khi nhìn ngôi nhà em đang ở với các góc nhìn khác nhau như: phía trước, phíasau, mặt bên của ngôi nhà, thì em thấy có sự khác nhau như thế nào? - Khi đứng ở một điểmcố định nhìn một hàng cột điện có kích thước bằng nhau thì nhìn càng xa ta càng thấy có sựthay đổi như thế nào? - Khi nhìn người khác với các góc nhìn ngang tầm mắt, nhìn dưới lênhoặc đứng trên tầng nhìn xuống thì ta thấy có sự biến dạng như thế nào? - Hãy mô tả theo trínhớ cấu tạo của cái ấm tích, cái phích nước, hình dáng con trâu, con gà, con lợn ? - Khi tađứng ngoài nắng vào buổi sáng, trưa, chiều, chiều tối thì bóng đổ của ta xuống đất có sự thayđổi như thế nào? - v.v 5 Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu: Khi hướng dẫn học sinh vẽ mẫu, giáoviên cần chuẩn bị hình hướngdẫn các bước vẽ theo mẫu như: phác khung hình, phác nétchính,vẽ chi tiết, phân mảng, vẽ đậm nhạt để học sinh hình dung được tiến trình bài vẽ Hìnhhướng dẫn cần vẽ chính xác, đẹp, đúng yêu cầu nếu sơ sài sẽ phản tác dụng Bên cạnh sửdụng hình hướng dẫn đ• chuẩn bị trước, giáo viên cần vẽ minh hoạ thêm những phần cầnnhấn mạnh để học sinh lưu ý Chẳng hạn: cách phác nét thẳng, cách gạt nét chì khi vẽ các độđậm nhạt, cách vẽ nền Trước khi học sinh vẽ mẫu, giáo viên cho các em tham khảo một sốbài vẽ hoàn chỉnh của các học sinh khoá trước Bài vẽ sử dụng làm bài mẫu tham khảo phảilà các bài vẽ được chọn lọc, đạt yêu cầu về hình, bố cục, đậm nhạt Sau khi hướng dẫn xong,giáo viên xoá các hình minh họa và cất bài mẫu, tránh để học sinh bắt chước bài tham khảomà không nhìn vào mẫu thật để vẽ

6 Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cuối tiết vẽ Sau khi họcsinh thực hành vẽ mẫu, cuối tiết học giáo viên chọn một số bài vẽ đạt yêu cầu và chưa đạtyêu cầu để các em nhận xét Giáo viên có thể đánh số cho các bài vẽ đ• chọn và đặt các câuhỏi như: - Em thích nhất bài số mấy? - Theo em bài vẽ này đạt ở điểm nào và chưa đạt ởđiểm nào? - Theo em bài nào cần chỉnh sửa? Chỉnh sửa ở những phần nào? - Qua tiết vẽ nàyem rút ra được những kinh nghiệm gì? - Qua nhận xét, em thấy bài vẽ của mình cần phảichỉnh sửa ở những phần nào? - v.v

C Kết thúc vấn đề Qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học trên, tôi nhậnthấyb hiệu quả dạy học khá cao và cần phát huy Cụ thể: - Học sinh hứng thú hơn với các tiếthọc vẽ theo mẫu - Học sinh tiến hành bài vẽ đúng trình tự các bước, quan sát, nhận xét kĩtrước khi vẽ - Bài vẽ của học sinh chất lượng cao hơn: hình vẽ, đậm nhạt, bố cục đều tốthơn - Hàng ngày các em có thói quen quan sát mọi vật xung quanh, phân tích và ghi nhớ,khi giáo viên hỏi thì các em trả lời tương đối chính xác Có thể nói Vẽ theo mẫu là một phânmôn đặc biệt quan trọng của môn mĩ thuật, tất cả các phân môn còn lại đều phải sử dụng kiếnthức của Vẽ theo mẫu Bởi vậy việc rèn luyện các kĩ năng của phân môn này là điều nhấtthiết phải thực hiện đối với người học mĩ thuật Để làm tốt hơn điều này, bản thân tôi mạnhdạn đưa ra một vài kinh nghiệm như trên, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc cùng quantâm cũng như đóng góp ý kiến để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn

D Những ý kiến đề xuất - Đối với ngành cũng như Nhà trường cần quan tâm hơn nữađến môn mĩ thuật, coi mĩ thuật là một môn học chính, độc lập như những môn học khác -

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w