1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn giải pháp phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi quyển sách đa năng

15 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi : “ Quyển sách đa năng”
Tác giả Nguyễn Thị Nhựt
Trường học Trường MN Đại Cường
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đại Cường
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 135,72 KB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi1: Hội đồng xét duyệt SKKN Trường MN Đại Cường Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ qu

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi1: Hội đồng xét duyệt SKKN Trường MN Đại Cường

Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:

TT Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác

(hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1 Nguyễn Thị Nhựt 26/03/89 Trường MN Đại

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến2: Giải pháp phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi : “ Quyển

sách đa năng”

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3Nguyễn Thị nhựt

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4:

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 20/09/2023

Hồ sơ đính kè + Báo cáo sáng kiến

+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)

Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng

sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đại cường, ngày 12 tháng 03 năm 2024

Người nộp đơn

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến 1 : Giải pháp phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non thông

qua việc làm đồ dùng đồ chơi : “ Quyển sách đa năng”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến 2 :

Với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn Với tiêu chí chơi và học nên việc lồng ghép các hình ảnh ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc vào các

đồ chơi cho bé là một phương pháp hay giúp kích thích trí não cho bé rèn luyện cho trẻ tính ham học hỏi và tìm tòi từ những năm tháng đầu đời Nhưng những đồ dùng, đồ chơi đó vẫn còn ít, mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, sơ sài và có chăng trẻ chỉ chơi tập thẻ hoặc chơi theo nhóm đông Và có nhiều đồ dùng không an toàn và bền khi trẻ sử dụng, tốn kém kinh phí, diện tích khi dùng

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo ra các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ Làm thế nào để có những loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu

Và đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.Từ đó chúng tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy khá hấp dẫn, rất tiết kiệm mà lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo và thiết kế và đưa vào sử dụng

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp (mô tả ngắn gọn, đầy

đủ và rõ ràng):

Giải pháp 1: Dạy trẻ nhận biết tranh ảnh, đồ dùng trực quan thông qua các hoạt động chủ đích

Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ về các lĩnh vực phát triển tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị

đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học: Tranh ảnh, đồ vật đẹp bắt mắt để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ càng dễ dàng và hiệu quả hơn

Theo từng chủ đề, tôi lựa chọn, sử dụng các hình ảnh, chi tiết để trẻ sử dụng Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của

cô để trẻ tập nói Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn

Trang 3

+ Thông qua tiết văn học: Tôi sử dụng “Quyển sách đa năng” gây hứng thú cho trẻ Với rất nhiều nhân vật rối rời sinh động được chuẩn

bị trong quyển sách tôi sẽ kể được vô vàn những câu chuyện thú vị tạo được hứng khởi cho trẻ qua tiết học Ví dụ tôi dùng hình ảnh chú cảnh sát với trang phục vàng uy nghiêm đang điều khiển các phương tiện giao thông, hay chú bộ đội tí hon hoặc cả một đàn kiến đang cười nhạo chú ve suối ngày chỉ biết ca hát không chăm chỉ làm việc trong câu chuyện: “Ve

và kiến, Qua đường, Chú bộ đội tí hon…”; Và có khi quyển sách đa năng

là sân khấu rối để kể bất kì câu chuyện nào với nhân vật rối đã được chuẩn

bị hay nó là khung ảnh lưu niệm chụp sau mỗi giờ hoạt động của trẻ…

+ Với bộ môn Âm nhạc: Trẻ lựa chọn số trang sách tương ứng với số màu, mở sách ra có hình ảnh trẻ hát bài hát có liên quan đến hình ảnh đó hoặc quyển sách đa năng là những câu chuyện nhỏ thần kỳ, có xuất hiện nhân vật trong 1 bài hát tôi sẽ dạy hát hoặc hát nghe cho trẻ

Ví dụ: Dạy hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” tôi kể câu chuyện về ngã tư đường phố với hình ảnh đường phố có ngã tư đèn xanh đèn đỏ, có chú CSGT đang hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng luật giao thông đảm bảo an toàn chung cho mọi người…dẫn dắt trẻ vào bài hát

+ Thông qua tiết học tạo hình: Tôi sử dụng quyển sách để tổ chức trò chơi vui nhộn hay dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học với nhiều bất ngờ tùy theo mỗi đề tài cung cấp cho trẻ

Ví dụ: Đề tài “Trang trí lọ hoa” trẻ lấy bông hoa có sẵn trong quyển sách đa năng gài vào cúc tạo thành những bông hoa xinh đẹp và đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ, trẻ ngắm các hình ảnh lọ hoa được trang trí qua trang sách kì diệu ( tranh tôi đã chuẩn bị sẵn theo dẫn dắt trẻ với từng trang sách)…từ đó trẻ nói được ý tưởng và phát huy tư duy sáng tạo cá nhân

+ Qua tiết xếp hình: “ Ghép các hình đã học thành hình mới có nghĩa” tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng, xếp cạnh …mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt hình thông qua đồ dùng

Ví dụ: Yêu cầu trẻ xếp hình ngôi nhà, ô tô, tàu hỏa, thuyền, hay 2 hình tam giác tạo thành 1 hình vuông, 2 hình vuông tạo thành hình chữ nhật… trẻ sẽ lấy hình vuông, tam giác, tròn, chữ nhật rời cô đã chuẩn bị trong quyển sách đa năng và gắn lên tạo thành hình theo yêu cầu của cô

Giải pháp 2: Dạy trẻ khám phá, tìm tòi, tư duy thông qua các hoạt động ngoài tiết học

* Thông qua các hoạt động vui chơi

Giờ hoạt động vui chơi là giờ hoạt động mà được đa số trẻ mong đợi nhất, bởi trẻ được hoạt động theo ý thích của trẻ với không gian rộng thoáng với rất nhiều đồ dùng đồ chơi Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các

sự vật hiện tượng, được thể hiện mình qua các “vai chơi” Vì thế tôi chọn những trang sách có hình ảnh, nội dung phù hợp với từng góc để trẻ chơi

Trang 4

+ Góc xây dựng: Trẻ mở sách quan sát mô hình gợi mở về chủ đề

mà trẻ đang có ý định xây Ví dụ: Trang trại của bác nông dân, Doanh trại chú bộ đội, ngã tư đường phố…với đầy đủ nội dung, đồ dùng tôi chuẩn bị Trên cơ sở đó trẻ tự thiết kế trên trang sách ý định trẻ định xây gì? Làm như thế nào? Từ đó trẻ thao tác chơi nhanh hơn, sáng tạo hơn

+ Góc phân vai, vai bác sĩ Trẻ xem sách cách sáng chế ra thuốc,

vỉ thuốc và làm theo Cũng từ quyển sách, trẻ dùng để giới thiệu với bệnh nhân một số bệnh thường gặp, hay cách phòng chống…

+ Góc nấu ăn: Trẻ sử dụng thực đơn nấu các món ăn mà trẻ yêu thích, cẩm nang ẩm thực với nhiều món ăn giới thiệu cho khách hàng…

+ Góc bán hàng: Trẻ xem các mặt hàng, gắn giá tiền vào sản phẩm trên trang sách, cũng từ trang sách này tôi sử dụng phong phú các hình ảnh để trẻ tại góc chơi tự gắn dính cac mặt hàng để bày bán hoặc giới thiệu cho khách hàng lựa chọn

+ Góc học tập: Có nhiều trò chơi được thiết kế trong quyển sách

đa năng gây được nhiều hứng thú cho trẻ, hiệu quả nhận biết, phân biệt, sắp xếp, ghi nhớ rất cao: Gắn số cho hình, so hình, tìm bóng, xác định vị trí, số lượng, phía trước phía sau, trên dưới, màu sắc…

+ Góc sách: Sẽ vô cùng thú vị với những quyển sách “đa năng”,

“thông minh”, “biết nói” là nguồn cảm xúc cho bé mỗi giờ chơi Qua trang sách trẻ được tự do trải nghiệm và sáng tạo nội dung tích cực với sự hướng dẫn của cô giáo Tôi luôn gợi mở trẻ sáng tạo nên những câu chuyện thú vị từ các nhân vật có trong quyển sách, qua đó trẻ có sự ganh đua, cố gắng, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo tự lực để thiết kế nên một câu chuyện hấp dẫn trong nhóm bạn cùng chơi nói riêng

Hơn nữa trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về nội dung của trang sách để kích thích trẻ chủ động trả lời Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy của mình hơn

* Thông qua hoạt động đón - trả trẻ:

Đón trẻ sáng: Đây là thời điểm nhạy cảm nhất đối với trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ mới đi học khi bắt đầu 1 ngày đi học, một ngày ở trường

Có thể trẻ thích hay không thích tới lớp và có khi trẻ còn khóc mếu, gào hét, chưa chạy ngay vào vòng tay của cô…thì đồ chơi sáng sáng tạo là món quà hấp dẫn khiến trẻ thích thú và dần dần trẻ quen lớp, quen cô, thích đi học Trẻ chơi, trò chuyện cùng bạn cùng cô, khám phá thế giới qua hình ảnh phong phú, đặc sắc trong “Quyển sách đa năng” trẻ được chơi mỗi ngày khiến trẻ có động lực, thích thú đi học

Giờ trả trẻ: Trẻ cũng được hoạt động với nhiều đồ chơi khác nhau thay đổi theo từng ngày và từng chủ đề, không ngoại trừ “Quyển sách đa năng”, trẻ chơi cùng cô và các bạn, trao đổi giao tiếp tạo không khí nhẹ nhàng thoải mái trước giờ về của trẻ

Ví dụ: Trẻ có thể cho tranh ảnh nói sở thích, mong muốn của trẻ trong ngày hôm đó để gài vào mỗi trang sách, hoặc nếu tuyên dương trẻ cuối ngày tôi cũng gắn ảnh những cháu được tuyên dương ngày hôm đó

Trang 5

trong cuốn sách và tạo cho trẻ bất ngờ khi mở trang sách ra phát hiện hình ảnh và tên trẻ được tuyên dương ngày hôm đó…

* Thông qua hoạt động chiều:

Sau một giấc ngủ trưa trẻ vẫn còn cảm giấc mơ màng chưa tỉnh ngủ, một vài hoạt động vận động cơ thể chống mệt mỏi làm trẻ tỉnh ngủ là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động chiều, nội dung tôi chuẩn bị trong “Quyển sách đa năng” cũng là một trong những giải pháp vô cùng thích thú khi trẻ chán vận động hay cứ hát cứ nhảy mãi sau mỗi giờ ngủ trưa Đây là điều mà trẻ lớp tôi rất thích thú khi mà được chơi với quyển sách đa năng với phong phú nội dung tôi chuẩn bị để tạo bất ngờ cho trẻ mỗi khi thức dậy buổi chiều: có thể là 1 câu chuyện, 1 bài hát bằng hình ảnh, 1 câu đố, hay 1 trò chơi, 1 hoạt động lao động tự phục vụ dành cho trẻ mỗi buổi chiều

* Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi:

Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ hình ảnh hay chi tiết nào trên tay mà thì tôi đều hỏi trẻ “ Con đang chơi đồ chơi gì?, Đồ chơi có hình gì” để trẻ trả lời

Giờ đón, trả trẻ, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có có trong trang sách để rèn cho trẻ nhận biết Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết chưa thành thạo

vì lúc này số trẻ trong lớp đã ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ khác

Giải pháp 3: Dạy trẻ phân biệt thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tư duy nhận biết phân biệt của trẻ

Quan sát trẻ là theo dõi trẻ có mục đích, ghi lại những khả năng nhận biết, kĩ năng hay nhận thức, tình cảm, tính cách của trẻ Dựa trên kết quả quan sát này tôi thấy được khả năng nhận biết và phân biệt của từng trẻ để từ đó tôi có thể làm theo những cách sau đây:

Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai thông minh” Tôi chọn hình vuông gắn lên trang sách, tôi yêu cầu cháu hình vuông (ở trong một túi đựng lộn hình vuông, tròn và tam giác…) và gắn lên tương ứng

Tôi đưa hai quả cam và táo ra hỏi trẻ về hình dạng của hai quả

đó Mới đầu cháu rụt rè không nói nhưng sau đó được sự động viên của

cô, cháu mạnh dạn trả lời nhưng lại trả lời sai về hình dạng của hai quả đó Như vậy tôi sẽ biết được khả năng nhận biết và phân biệt hình dạng của cháu còn hạn chế

Tôi mời trẻ nhận xét về cách sắp xếp tương ứng trên trang sách

mà tôi đã xếp, sau đó trẻ xếp theo yêu cầu của cô

Qua các kết quả quan sát này giúp tôi biết cách điều chỉnh phương pháp dạy trẻ nhận biết phân biệt cho trẻ và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích, không gò bó, ắp đặt trẻ

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Trang 6

*Ưu điểm:

Do có những đồ dùng đẹp hấp dẫn lại được sử dụng thường xuyên đã làm cho đạt kết quả cao

Thay đổi được không khí mới, hấp dẫn trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú , hăng say, tích cực tham gia vào hoạt động Đặc biệt giảm bớt sức lao độngcủa giáo viên và giảm bớt chi phí

Cô chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và có những tiết dạy phù hợp với khả năng của

trẻ

Nguyên vật liệu đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn…) Nguyên vật liệu dễ thực

hiện (cô và cháu có thể cùng làm)

Nguyên vật liệu được sử dụng một cách thật hiệu quả (đẹp, sử dụng xuyên suốt

được qua nhiều hoạt động khác nhau)

*Nhược điểm: Cách dạy học truyền thống chưa đủ đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đối mới hình thức tổ chức giáo dục hiện nay, còn nhiều hạn chế và tồn tại:

Trẻ không được trực tiếp sử dụng đồ dùng nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo tham gia vào các hoạt động trong giờ học hoạt động giáo dục Vì vậy trẻ chưa khắc sâu kiến thức trong bài

Chưa phát huy hết khả năng tính sáng tạo của trẻ, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo của giáo viên

Do phương pháp dạy trẻ của cô còn hạn chế đôi khi còn mang tính áp đặt nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ

Trẻ chưa tích cực chủ động sáng tạo tham gia các hoạt động trong giờ học hoạt động giáo dục

2.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại

(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Đồ dùng đồ chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ, với đồ chơi mầm non, trẻ được vui chơi và học tập cùng một lúc Học thông qua đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non và trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với việc học tập Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, văn học, các biểu tượng toán học, tạo hình…, cung cấp và rèn luyện những kỹ năng

xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng

Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết tranh ảnh, đồ dùng trực quan thông qua các hoạt động chủ đích

Biện pháp 2: Dạy trẻ khám phá, tìm tòi, tư duy thông qua các hoạt động ngoài tiết học

Trang 7

Biện pháp 3: Dạy trẻ phân biệt thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tư duy nhận biết phân biệt của trẻ

2.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Với những biện pháp đã nêu trên đã được áp dụng tại các lớp, trong trường mầm non Đại Cường đã đạt hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Không có

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

* Kết quả trên cô:

Sử dụng đồ dùng sáng tạo trong quá trình học sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian để truyền đạt kiến thức cho trẻ, tiết kiệm về kinh phí

và tài chính

* Kết quả trên trẻ:

Trẻ hứng thú tiếp thu bài học và trả lời các câu hỏi của cô trong giờ hoạt động chính, giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định về phân biệt hình dạng, phát triển thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất

Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết thu gom các loại nguyên liệu phế thải khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày để làm đồ dùng đồ chơi

* Với phụ huynh:

Phụ huynh ủng hộ trong việc thu gom, ủng hộ các nguyên vật liệu

để làm đồ chơi cho trẻ góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai

2.5.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Không có

3 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có

4 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Nhà trường tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cho trẻ trong trường mầm non một cách hiệu quả nhất Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hiểu được các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đặc biệt hiểu được ý nghĩa vô cùng quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tới sự phát triển toàn diện của trẻ Có khả năng vận dụng linh hoạt các tình huống sư phạm Giáo viên phải có tính kiên trì vượt khó, sáng tạo, linh hoạt trong mỗi bài dạy

Trang 8

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, học hỏi đồng nghiệp, tập san, tài liệu, rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng với điều kiện thực tế từng bài dạy linh hoạt, sáng tạo

Phụ huynh phối hợp với nhà trường thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục Phụ huynh ủng hộ cơ sở vật chất cho lớp, ủng hộ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho các lớp

5 Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng

sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số

TT

Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc

nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1 Nguyễn Thị Diễn 01/01/87 Trường MN

Đại Cường

GV Đại Học Tư vấn

viên

Trang 9

Phụ lục III

Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến

2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Thời gian họp:

Họ và tên người nhận xét:

Học vị: Chuyên ngành:

Đơn vị công tác:

Địa chỉ:

Số điện thoại cơ quan/di động:

Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:

NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

của thành viên Hội đồng

1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:

Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp

đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung

đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những

nhược điểm của giải pháp đã biết hoặc là các

giải pháp mang tính mới hoàn toàn

2

Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,

kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ

thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;

ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả

năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ

chức nào

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2022/QĐ-UBND ngày #nbh tháng 6 năm

Trang 10

Lợi ích của sáng kiến:

- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi

áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp

không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với

những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần

nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi

ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục

được đến mức độ nào những nhược điểm của

giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải

tiến giải pháp đã biết trước đó);

- Số tiền làm lợi do sáng kiến mang lại (nếu

có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể

Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Họ, tên và chữ ký)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w