1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năng tự phục vụ cần thiết

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌTRƯỜNG MẦM NON TẢN LĨNH A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kĩ năngtự phục vụ cần thiết

Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ

Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Lĩnh A

Năm học: 2019- 2020

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tàia Cơ sở lý luận.b Cơ sở thực tiễn

c Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu2 Mục đích của đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm5 Phương pháp nghiên cứu

a Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện kĩ năng tự phục vụ

b Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục

KNTPV cho trẻ

c Biện pháp 3: Giáo dục KNTPV cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

d Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm giáo dục KNTPV cho trẻ một cách hiệu quả.

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC

1 Tài liệu tham khảo2 Phụ lục ảnh

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài

Trang 3

a Cơ sở lí luận

Xã hội của chúng ta hiện nay đang thay đổi vươn đến một tầm cao mới, ở đóđòi hỏi con người phải có một bản năng sinh tồn thích nghi với sự thay đổi đó,không chỉ người lớn chúng ta mà trẻ em cũng vậy việc thích nghi với một môitrường mới đòi hỏi trẻ phải có các kỹ năng nhất định trong cuộc sống, thoát khỏi sựbao bọc chặt chẽ của người thân, của bố mẹ để tự lập làm các công việc vừa vớikhả năng của mình

“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp” Dạy kỹnăng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biếtđược những điều nên làm hay không nên làm Các bé được học kỹ năng từ sớmđúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một phần quan trọng trong chương trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng tự phục vụvào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nướctrên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau

Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm,một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểmthích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất Chúng ta không ép trẻ phảilàm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì cần làm vàthực hiện đúng cách Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình thành và theotrẻ đến suốt cuộc đời.

b Cơ sở thực tiễn

Được sự phân công của nhà trường, sau khi tiếp nhận nhóm lớp mẫu giáo bé 3tuổi Qua một thời gian làm quen, thực hiện một số hoạt động tôi thấy rằng các kỹnăng tự phục vụ của trẻ còn rất hạn chế những công việc đơn giản như vệ sinh cánhân, ăn uống của trẻ các con vẫn phải nhờ sự nhắc nhở hướng dẫn của giáo viên.Các kỹ năng về trang phục đa số trẻ không thể thực hiện được, trẻ chưa tự tin tronggiao tiếp với cô và các bạn, trẻ chưa có nhiều vốn kiến thức về kĩ năng sống vì mộtsố phụ huynh chưa chú ý, một số phụ huynh còn nuông chiều con, thường hay làmthay cho trẻ, còn một số phụ huynh chưa hiểu biết và chưa quan tâm đến việc dạykĩ năng sống cho trẻ.

Đầu năm 2020 Đại dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virut Corona(gọi tắt là COVID – 19) gây ra đã bùng phát trên hầu hết các quốc gia trên thế giới

Trang 4

và trong đó có Việt Nam Đại dịch đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người trên thế giới Cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào do bệnh dịch nhưng cũng đã có hàng trăm người nhiễm bệnh, hàng nghìn người bị cách ly

Việc dạy trẻ kỹ năng sống để đối phó trong mùa dịch là việc rất cần thiết Dù những kỹ năng này có vẻ khá đơn giản, và trong nếp sinh hoạt hàng ngày nhưng chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách Tuy nhiên, chúnglại có vai trò rất quan trọng, không những chỉ trong mùa dịch này mà còn trong cả quá trình sống của trẻ ở gia đình và tập thể vì chúng giúp trẻ hình thành ý thức về việc bảo vệ sức khỏe, cũng như sự an toàn cho bản thân và cả cộng đồng

Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kỹ năng tự phục vụ cần thiết”

c Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta và nhất là trẻ em rất cầntrang bị những kỹ năng sống để ngày càng hoàn thiện bản thân sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ

2 Mục đích nghiên cứu

Giúp trẻ sống tự tin, kích thích tính tò mò, ham học hỏi, có kĩ năng giao tiếp tốtđể giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, bên cạnh đó còn giúp giáo viên nhậnthức sâu sắc, giúp phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng tựphục vụ cho trẻ.

3 Đối tượng nghiên cứu

Những biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ 3 tuổi.

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Tại lớp 3 tuổi C4 trường mầm non nơi tôi công tácSố lượng trẻ: 19 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp nghiên cứu lý luận- Phương pháp dùng lời nói

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

- Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 3 tuổi C4 trường mầm non nơi tôi

công tác

- Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 Củng

cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo.

PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Khảo sát thực trạng

Trường mầm non nơi tôi công tác có 3 điểm trường: 1 khu trung tâm và 2khu lẻ Trường có 20 nhóm lớp, quang cảnh trường xanh, sạch, đẹp Nhà trường cóđầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạicác nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng để giáo viên có điềukiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường năm học 2019 - 2020 này tôi phụ trách lớp 3 tuổi Qua các hoạt động học tập và vui chơi ở trường của trẻ tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết và nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 vẫn đang bùng phát như hiện nay thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vấn đề được đặt lên hàng đầu Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài

“ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kỹ năng tự phục vụ cần thiết” làm đề tài sáng

kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn giúp trẻ trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống khác nhau.

Trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

a Thuận lợi:

Trang 6

Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các cấp.Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi thoángmát, 100% nhóm lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập theoThông tư 02/2010/TT-BGDĐT.

Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn tổ chức cho 100 % giáo viên được đi tiếpthu các chuyên đề do phòng tổ chức, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp,tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Các giáo viên trong trường luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Trẻ đến lớp đều, nề nếp tương đối tốt Phụ huynh đã quan tâm hơn đến việcgiáo dục trẻ.

Trong thời điểm đại dịch Covid – 19 bùng phát trẻ được học trực tuyến trên phần mềm Zoom, gửi bài học qua Zalo đa số phụ huynh đều rất ủng hộ.

- Một số trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt.

- Giáo viên không được đào tạo chuyên về giáo dục kỹ năng sống do đó bị hạnchế về phương pháp tổ chức.

c Kết quả khảo sát thực tế ở lớp 3 tuổi C4 trước khi thực hiện đề tài:Tiêu

Trang 7

2 Kỹ năng về trang phục (cài, cởi

khuy áo, mặc áo, cởi áo, gấp áo) 9 47,4% 10 52,6%

3 Các kỹ năng về vệ sinh (rửa mặt, rửa tay, xử lý khi ho, khi sổ mũi,

đi vệ sinh đúng nơi quy định ) 10 52,6% 9 47,4%

4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử

Dựa trên những số liệu khảo sát tôi thấy được những hạn chế của trẻ trong việcthực hiện các kỹ năng cần được tác động và hướng dẫn kịp thời của giáo viên Quathực tế khảo sát trên tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi có kỹ năng tựphục vụ cần thiết” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2019 – 2020.

2 Những biện pháp thực hiện đề tài

a Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện kĩ năng tự phục vụ (KNTPV)

cho trẻ năm học 2019 - 2020

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục KNTPV cho trẻ tôi dựa vào các tiêu chí sauđể xây dựng cho phù hợp trẻ của lớp tôi như: nội dung, mục tiêu giáo dục của trẻmẫu giáo bé, khảo sát các kỹ năng của trẻ, các kỹ năng trẻ chưa có hoặc chưa thànhthạo, kinh nghiệm của bản thân, và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học Các bướclập kế hoạch giáo dục KNTPV vụ cho trẻ 3 tuổi như sau:

- Bước 1: Xác định các kỹ năng cần tập cho trẻ 3 tuổi.

- Bước 2: Xác định thời gian tổ chức hoạt động cho từng kỹ năng.- Bước 3: Lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục.

- Bước 4: Xác định điều kiện thực hiện các kỹ năng sống cho trẻ.

- Bước 5: Xác định hoạt động phối hợp với phụ huynh giáo dục các kỹ năng cho trẻ- Bước 6: Lồng ghép kế hoạch tập các kỹ năng vào kế hoạch giáo dục từng tháng.Sau khi nghiên cứu và học hỏi các kinh nghiệm xây dựng kế hoạch, tham khảo với đồng nghiệp các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng và do đại dịch COVID – 19 bùng phát học sinh, sinh viên cả nước được nghỉ học.

Trang 8

Tôi đã xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục KNTPV cho trẻ lớp tôi trong nămhọc 2019- 2020 như sau:

Tháng 8 Đi cầu thang Cất ba lô Cởi giày dép, để lên giá

Tháng 9 Bê ghế Cách đứng lên, ngồi xuống ghế Rửa mặt, rửa tay Cách lấy và uống nước

Tháng 10 Xúc miệng nước muối

Tháng 11 Cách xử lý khi ho Cách xử lý khi hỉ mũi Cài khuy áo Cách mặc áo, cởi áo, gấp áo

Tháng 12 Gập khăn

Tháng 1 Cách đóng mở cửa

Tháng 4 Cách sử dụng thìa Chuyển hạt bằng thìaTháng 5 Cách cầm dao, kéo, dĩa

Tháng 6 Cách cầm dao, kéo, dĩa Cách vắt khăn ướt.

Tháng 7 Cách sử dụng dao, kéo, dĩa Cách sử dụng mũ bảo hiểm.

Khi xây dựng kế hoạch tôi lưu ý đến khả năng thực hiện được các kỹ năng của trẻ,các kỹ năng dễ thực hiện và các kỹ năng này hàng ngày các con đều sử dụng đếnvào đầu năm học, các kỹ năng sẽ tăng dần độ khó, cần nhiều thao tác hơn trong khithực hiện

Để đảm bảo chất lượng cho các họat động chung của các con hàng ngày vẫn diễnra đúng theo quy định Khi hướng dẫn KNTPV mới cho trẻ tôi lồng ghép vào hoạtđộng chiều của kế hoạch hoạt động

( Hình ảnh: KNTPV lồng ghép vào hoạt động chiều)

b Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục KNTPV cho trẻ.

Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ tôi thấy rất nhiều trẻ chưa biết cách thayquần áo, chưa biết cách gấp quần áo và còn để đồ dùng không đúng theo quy định,

Trang 9

một số trẻ khi xúc cơm còn rơi vãi, có những trẻ không tự xúc mà chỉ chờ đợi côxúc cho thì mới ăn, có trẻ bị sổ mũi thì ngay lập tức trẻ lấy tay quệt ngang mặt, mộtsố trẻ nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn

Sau khi tham dự các chuyên đề ví dụ như: Chuyên đề dạy trẻ kỹ năng sống,chuyên đề phòng chống bắt cóc, chuyên đề phòng cháy chữa cháy và tìm hiểu vàtham khảo trên internet, sách, báo, các tài liệu liên quan đến phương pháp giáo dụcKNTPV cho trẻ để tìm ra các phương pháp phù hợp với từng kỹ năng khác nhaunhằm phát huy hết khả năng của trẻ tôi nhận thấy khi tổ chức thực hiện các kỹnăng cho trẻ muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần có một quy trình thực hiện đảm bảocác kỹ năng được hướng dẫn thông qua 3 bước:

Quan sát => Bắt chước / Tập luyện => Thực hành thường xuyên

Để hình thành các kĩ năng cho trẻ phải trải qua 3 bước Đầu tiên trẻ phảiđược quan sát người lớn làm sau đó bắt chước, luyện tập và nếu không được luyệntập thường xuyên các kỹ năng này sẽ tự mất đi Để không ảnh hưởng và đảm bảocho các hoạt động chung của trẻ vẫn diễn ra theo đúng chương trình nên các hoạtđộng hướng dẫn kỹ năng mới cho trẻ tôi hướng dẫn vào buổi chiều

Với những KNTPV khó đòi hỏi trẻ phải có các kỹ năng thực hành từ nhữngđồ dùng khuôn mẫu sau đó mới dùng đến đồ thật như: cài khuy áo, sử dụng thìaxúc hột hạt, sử dụng kéo, dao, dĩa tôi tiến hành chia trẻ thành từng nhóm nhỏ gồm4-5 trẻ ngồi quanh bàn để quan sát cô hướng dẫn mẫu sẽ giúp trẻ tập trung hơn đểnắm bắt các thao tác kịp thời Vào hoạt động chiều tôi cùng giáo viên trong lớphướng dẫn trẻ Khi hướng dẫn trẻ tôi làm các thao tác mẫu chậm, rõ ràng, chính xáckỹ năng cần hình thành đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao làm như vậy, nếucô thao tác nhanh trẻ sẽ quan sát không đầy đủ dẫn đến sai sót.

Sau khi tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát xong tôi cho cho trẻ được bắt chước để tập thử các kỹ năng giúp cho trẻ được trải nghiệm, thực hành.

Ví dụ: + Với kỹ năng sử dụng thìa: tôi cho trẻ làm quen với các đồ dùng, vật dụngkhác nhau Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa bằng tay phải, cách chuyển hạt bằngthìa để không rơi hạt Trẻ được thực hành cách cầm thìa, sử dụng thìa đúng cách (Hình ảnh: Trẻ thực hành xúc hạt)

+ Với kĩ năng sử dụng kéo: Trước khi hướng dẫn từng nhóm trẻ tôi có trò chuyện với trẻ để hướng trẻ tới kỹ năng mới

Trang 10

Sau đó cô mời 4-5 trẻ quan sát cô làm mẫu Khi làm mẫu cô không giải thíchmà để trẻ quan sát các thao tác mẫu để không bị phân tán bởi lời nói của cô Saukhi tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát xong tôi cho cho trẻ được bắt chước để tậpthử các kỹ năng ngay tại bàn học cùng cô giúp cho trẻ được trải nghiệm, thực hành.(Hình ảnh: Trẻ thực hành cách sử dụng kéo)

Bên cạnh đó một số kỹ năng khi hướng dẫn tôi hướng dẫn trẻ với số lượng

đông hơn cùng lúc bởi những kỹ năng này các thao tác ít, nhanh như các bước thực hiện gấp áo đơn giản trẻ có thể gấp được áo ( Hình ảnh: Trẻ thực hành gấp áo)

Như vậy sẽ làm giảm thời gian và số lần cô hướng dẫn, tăng thời gian trẻ tậpluyện vẫn đảm bảo được các kiến thức trẻ lĩnh hội được Khi tôi hướng dẫn xongsẽ cho trẻ ngồi vào bàn để tập luyện Một số kỹ năng trẻ đã biết như: Rửa tay, rửamặt, cất giày dép khi hướng dẫn tôi cũng tiến hành hướng dẫn từng bước

Trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người tất cả học sinh, sinh viên cả nước đều được nghỉ học Vì vậy để việc học của trẻ không bị ảnh hưởng thì việc dạy học trựctuyến cho trẻ là rất cần thiết qua các phần mềm trực tuyến Zoom, zalo Tôi đã chủđộng nghiên cứu, tìm tòi để có những bài giảng bổ ích, dễ hiểu, kết hợp với giáo viên của nhóm lớp tự quay các video thực tế, tải một số đường link hướng dẫn một số kỹ năng cung cấp đầy đủ các kiến thức đến trẻ khi trẻ học ở nhà.

Ví dụ: Trong thời gian trẻ học trực tuyến tôi đã gửi một số video hướng dẫn: 6 bước rửa tay đúng cách, kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách, một số kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp gửi bài qua Zalo của nhóm lớp cho phụ huynh hướng dẫn các con thực hiện, và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh.

(Hình ảnh: Bài học gửi qua zalo)

c Biện pháp 3: Giáo dục KNTPV cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

* Hoạt động đón - trả trẻ: Trẻ được thực hành các kỹ năng tự lấy và cất ba

lô, cất giày, dép lên giá, đi giày dép, gấp và cất quần áo, chào người thân trong giađình một cách nhẹ nhàng, vui vẻ các con có thể tự đi vào lớp mà không cần bố mẹhay cô giáo dắt vào (Hình ảnh: Trẻ thực hành cất giày dép, ba lô)

Tập cho trẻ kỹ năng giao tiếp đơn giản như chào hỏi ông, bà, bố, mẹ, cô giáo khiđến lớp Biết sử dụng các từ lễ phép thông thường như vâng, a, dạ, thưa lễ phépvới người lớn, giúp trẻ hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn, xin lỗi

Trang 11

Ngoài ra tôi thường trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp tôi dễ dàng nắm bắttình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biệnpháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rènluyện trẻ đúng phương pháp.

* Hoạt động học:

Trong các hoạt động học với bất kì hoạt động nào giáo viên cũng có thể lồngghép các kĩ năng vào các hoạt động học của trẻ Trẻ được tham gia để tự chuẩn bịbàn, ghế, đồ dùng và khi kết thúc hoạt động trẻ lại giúp cô cất những đồ dùng đóvề đúng nơi quy định Trẻ được ôn luyện cách kê bàn, bê ghế đúng cách Một sốhoạt động học tôi lồng ghép các kỹ năng trong quá trình học

Ví dụ: Với hoạt động khám phá “Khám phá các loại quả” tôi cho trẻ đượcthực hiện các kỹ năng rửa hoa quả, quả bày vào đĩa

Với hoạt động tạo hình trẻ biết giúp cô chia giấy, bút về bàn, sau khi thựchiện xong yêu cầu của bài dạy trẻ biết cất đồ dùng về đúng nơi quy định.

(Hình ảnh: Trẻ thực hiện bài theo yêu cầu)

* Hoạt động vui chơi: Chúng ta biết rằng “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”

vì thế thông qua hoạt động này trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội từ đómà trẻ có tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống

Ví dụ: Ở góc phân vai thay vì các con chơi bán hàng, nấu ăn…như trước tôilàm thêm một khu nội trợ để các con có thể thực hiện các kỹ năng như: sơ chế raumuống, rau ngót, cách sử dụng thìa …và các đồ dùng để các con thực hành các kỹnăng sống như: cài khuy áo, tra và kéo khóa, gập quần áo, mặc quần áo trẻ biếtkết hợp các kỹ năng đã được học để tạo thành một mô hình gia đình thu nhỏ, trongđó trẻ biết chăm sóc giúp đỡ nhau trong công việc, sau khi chơi xong trẻ cất đồdùng đồ chơi đúng nơi quy định.

Khi trẻ chơi bán hàng thì trẻ phải biết cách bán hàng và mua hàng như thế nào? Đây làlúc trẻ phải tự học cách giao tiếp giữa người mua hàng và người bán hàng

(Hình ảnh: Trẻ chơi bán hàng)

Với những trẻ nhút nhát, trẻ ít tham gia vào các hoạt động thì tôi thường xuyên gọitrẻ trả lời trong các hoạt động và cho trẻ nhập vào các nhóm chơi như: bán hàng,nấu ăn, xây dựng vì các nhóm chơi này yêu cầu trẻ phải giao tiếp nhiều hơn

(Hình ảnh: Trẻ chơi nấu ăn)

Trang 12

Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kĩ năng khác nhau.Trẻ được thực hành kỹ năng đi cầu thang, cách đóng mở, cửa Ngoài ra, trẻ khôngchỉ học giao tiếp từ cô mà trẻ còn học giao tiếp từ các bạn của trẻ

(Hình ảnh: Trẻ thực hành đi cầu thang, đóng mở cửa)

Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời trẻ tham gia rất sôi nổi vì trẻ được chơi theo ý thích

trẻ, nhiều trẻ có thể rủ nhau cùng chơi xích đu và kể cho nhau nghe những câuchuyện trẻ biết, có nhiều trẻ thì thích vẽ phấn và vẽ các hình theo ý tưởng của riêngtrẻ Lúc này tôi thường quan sát xem các trẻ giao tiếp với nhau như thế nào và cáchnói chuyện của trẻ đã đúng chưa, nếu chưa đúng thì tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ đểtrẻ nhận ra cách nói của mình là không đúng và tôi giúp trẻ sửa sai.

(Hình ảnh: Trẻ vẽ theo ý thích)

Từ đó giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràngcho người khác hiểu, trẻ học được cách giao tiếp với các bạn trong lớp.

* Hoạt động giờ ăn, ngủ, vệ sinh:

Trước tiên tôi dạy cho trẻ phân biệt được các đồ dùng cá nhân của mình như:khăn mặt, cốc uống nước, ngăn tủ đồ dùng cá nhân, ghế… để các con dễ phân biệt.Khi trẻ đã nhận biết được đâu là đồ dùng của mình thì trẻ sẽ chỉ lấy đúng đồ dùngcủa mình để dùng chứ không dùng chung với các bạn khác.

Các kĩ năng về vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ của trẻ cũng được ôn luyện hàng ngàytrong giờ ăn, ngủ, vệ sinh trước giờ ăn, các con biết xếp hàng chờ tới lượt để bê ghếvề bàn ngồi đúng cách, trẻ biết chuẩn bị khăn lau tay, chia đĩa để cơm rơi, biết ănuống lịch sự, biết mời khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, không làm rơivãi, ăn xong biết cất bát thìa đúng nơi quy định, biết lấy khăn lau miệng, biết xúcmiệng nước muối và đi vệ sinh đúng nơi quy định…

Thực hiện thường xuyên các thao tác vệ sinh rửa tay dưới vòi nước sạchbằng xà phòng, rửa mặt hàng ngày giúp các con thực hiện các thao tác nhanh, chínhxác hơn giữ cho mình luôn luôn có một đôi bàn tay sạch sẽ và khuôn mặt xinh đẹp.(Hình ảnh: Trẻ thực hành rửa mặt, rửa tay)

Khi chuẩn bị phòng ngủ, tôi hướng dẫn trẻ từ những kỹ năng trải chiếu để cáccon giúp cô trải chiếu Các con tự lấy gối về chỗ ngủ, biết cất gối khi ngủ dậy, mùađông các con biết lấy chăn giúp cô, biết gập áo Các kĩ năng tự phục vụ của trẻ chỉcần đơn giản như vậy cũng góp phần giúp các con sống có ích hơn trong cuộc sốnghàng ngày (Hình ảnh: Trẻ tự lấy gối về chỗ nằm)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w