Cụ thể: Làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ: việc hình thành các biểu tượng toán học góp phần hình thành và phát triển hoạt động nhận thức
Trang 1II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT
5.1 Biện pháp 1: Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong
trường lớp mầm non ở mọi lúc mọi nơi
6
5.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
làm quen với toán
7
5.3 Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ
dùng đồ chơi học tập của cô và trẻ phù hợp với đề tài
8
5.4 Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở,
kích thích trẻ phải quan sát suy nghĩ
10
5.5 Biện pháp 5: Lồng ghép, tích hợp hoạt động làm quen với
toán vào các hoạt động khác
Trang 2IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Đúng vậy, trẻ em mầm non hôm nay là những tương lai ngày mai của đất nước Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với toán có vai trò quan trọng trong giáo dục toàn diện (trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục, giáo dục lao động) cho trẻ Cụ thể:
Làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ: việc hình thành các biểu tượng toán học góp phần hình thành và phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ, hình thành khả năng nhận thức về thế giới xung quanh và giúp trẻ tìm được sự liên hệ giữa các biểu tượng toán về thế giới xung quanh Qua đó hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phát triển và thúc đẩy các quá trình tâm lý …
Hoạt động làm quen với toán còn góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ: các biểu tượng toán học được hình thành cho trẻ thông qua quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức như: cá nhân, tổ, nhóm, tập thể với nhiều phương tiện khác nhau vẽ, cắt, nặn, xé dán, xếp hình, phân chia nhóm, phân loại các đồ vật … Những hình thức và phương tiện hoạt động đó góp phần giáo dục cho trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên trì, lòng ham hiểu biết, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ nhau … hình thành ý thức tập thể trong cộng đồng
Các biểu tượng toán học được hình thành cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp mà còn biết tạo ra cái đẹp
Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, … để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở gian đoạn tiếp theo
Xã hội càng ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải có nhân cách và tri thức tốt Với tôi trẻ cần phải có tri thức ngay từ lúc ban đầu Vì vậy tôi thấy
“hoạt động làm quen với toán” ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ Nhưng đối với trẻ mầm non đặc biệt
là trẻ 3 – 4 tuổi việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức còn hạn chế, các quá trình phát triển, tư duy, trí tuệ, nhân cách đang từng bước được hình thành, trẻ rất dễ
Trang 4nhớ nhưng cũng rất mau quên Nhận thức được tầm quan trọng đó thời gian vừa qua tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm tòi học hỏi qua sách, báo, tạp chí giáo dục để chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán ở lớp mình đạt hiệu quả cao nhất với tôi khi tổ chức hoạt động trẻ được học mà như chơi tự nhiên tiếp thu kiến thức thì đó mới là thành công của giáo viên
Trong quy trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc,
từ các biểu tượng trên việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu Như vậy giờ học mới có hiệu quả Song trên thực tế trong quá trình thực hiện ở lớp mình tôi thấy số trẻ thật sự hào hứng tham gia hoạt động không nhiều phần lớn trẻ chỉ ngồi ngoan chú ý làm theo cô nhưng rất thụ động và chưa biết cách tư duy giải quyết các tình huống cô tạo ra trong hoạt động Một số trẻ còn không chú ý … Do đó gây cho tôi rất nhiều khó khăn khi tổ chức hoạt động làm quen với toán
Bản thân luôn nhận thức được việc hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về hoạt động làm quen với toán là rất cần thiết, nhưng làm thế nào để giúp trẻ 3 – 4 tuổi tham gia hoạt động làm quen với toán một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn, hứng thú trẻ nhất mới là điều mà tôi phải suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở
Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong trường mầm non” để
viết sáng kiến kinh nghiệm này
+ Lựa chọn những giải pháp thích hợp cho “hoạt động làm quen với toán” phù hợp với độ tuổi của trẻ với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương nơi tôi đang công tác và từ đó triển khai áp dụng rộng rãi tới các bạn đồng nghiệp đang công tác cùng khối 3 tuổi với tôi Từ đó trẻ đạt được kết quả mong đợi ở các mục tiêu như:
Trang 5a Nhận biết số đếm, số lượng
- MT 26: Quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng
- MT 27: Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5
- MT 28: So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn
- MT 29: Biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm
vi 5
- MT 30: Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm
b Sắp xếp theo qui tắc
- MT 31: Nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại
c So sánh hai đối tượng
- MT 32: So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau
d Nhận biết hình dạng
- MT 33: Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật
e Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian
- MT 34: Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân
3 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 3- 4 tuổi trong trường mầm non
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong trường mầm non
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp trải nghiệm thực hành
6 Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong một năm học,
từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 tại lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi C3 trường Mầm non nơi tôi công tác
Trang 6Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022- 2023 đối với GDMN, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Căn cứ chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 29/8/2022 của UBND huyện Ba Vì
về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022- 2023
Căn cứ kế hoạch số 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016
Thực hiện kế hoạch số 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì về kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì
Căn cứ hướng dẫn số 1116/KH- GD&ĐT- GDMN ngày 09/09/2022 của Phòng GD$ĐT Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2022- 2023
Căn cứ kế hoạch số 20/KH- MNMQB ngày 12/09/2022 về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 của trường mầm non Minh Quang
B
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 của trường mầm non nơi tôi công tác Với mục tiêu đầu năm học đề ra về lĩnh vực phát triển nhận thức đạt: 94%
Căn cứ vào tình hình thực tế về hoạt động làm quen với toán của trẻ lớp mẫu giáo bé 3 tuổi C3
Từ đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi mầm non là luôn tò mò, hiếu động, ham học hỏi và tìm tòi khám phá những gì mới lạ và thể hiện chúng với con người
sự vật xung quanh Mặt khác trẻ em ở lứa tuổi này “chơi mà học, học mà chơi”
Trang 7không thể áp đặt trẻ vào một khuân khổ hay hình thức mang tính áp đặt nào Mà trong khi học và chơi trẻ thực sự lĩnh hội được các khái niệm ban đầu Đó là phương tiện giáo dục quan trọng trong giáo dục phát triển ngôn ngữ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ
2 Khảo sát thực trạng
Bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi với 24 trẻ Trong đó trẻ tuyển mới là 13 trẻ, chiếm tỷ lệ: 54,1%, trẻ được làm quen với hoạt động nhận biết ở lớp nhà trẻ còn ít, nên trẻ chưa có nề nếp, kỹ năng ngồi học
có khoa học, trẻ không tập trung, hứng thú với hoạt động của cô Vì vậy, sau thời
gian nghiên cứu, tìm hiểu, suy nghĩ tôi đã quyết định chọn đề tài sáng kiến là: Một
số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong trường mầm non Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi
đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
a Thuận lợi:
Trong năm học 2022- 2023 bản thân tôi được ban giám hiệu phân công chăm sóc và giảng dạy lớp 3- 4 tuổi với số trẻ là: 24 trẻ Bản thân tôi được trực tiếp tham gia học tập các buổi chuyên đề do phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức Đặc biệt tôi được tập huấn về chuyên đề toán và phương pháp dạy học tiên tiến như: Montessori, Steam Lớp học đã có đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, sách tham khảo, giáo viên có máy tính sách tay nên thuận tiện trong việc soạn giảng chuẩn
bị giáo án điện tử để truyền đạt kiến thức phong phú, đẹp, thu hút trẻ
Lớp tôi có 24 trẻ, số lượng trẻ không nhiều nên điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt Trẻ được tham gia hoạt động trên lớp rất hứng thú và hăng say
b Khó khăn:
* Về phía cô:
Mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học đã được thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao, vì thời gian ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến còn ít, cơ sở vật chất vẫn chưa đầy đủ Đặc biệt là việc áp dụng một
số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo
3 – 4 tuổi trong trường mầm non còn hạn chế
Trang 8- Những ngày đầu đến lớp trẻ giao tiếp với cô qua lắc gật, nhìn hoặc im
lặng, rụt rè trong giao tiếp với cô Trẻ thuộc dân tộc thiểu số như: Mường, dao, ít giao tiếp nên trẻ chưa nhanh nhẹn hoạt bát khi đến trường
* Về phía phụ huynh:
- Đời sống của phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn khi vừa chải qua đại dịch covid- 19 vẫn chưa được phục hồi kinh tế, mặc dù vậy phụ huynh vẫn quan tâm đến giáo dục con em mình nhưng vẫn chưa hiệu quả Bố mẹ trẻ thường đi làm sớm, chiều về muộn nên thời gian bên trẻ ít, trình độ dân trí của phụ huynh còn hạn chế
* Về đồ dùng đồ chơi:
- Đồ dùng, đồ chơi đủ theo TT 02 để phục vụ cho hoạt động tuy nhiên chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ
3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3 –
Khi chưa thực hiện đề tài thì kết quả khảo sát các cháu như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm
quen với toán của trẻ đầu năm:
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Số trẻ đạt/tỷ lệ
Số trẻ chưa đạt/tỷ lệ
Trang 9* Biện pháp 1: Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong trường lớp
mầm non ở mọi lúc mọi nơi
* Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với
toán
* Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ chơi
học tập của cô và trẻ phù hợp với đề tài
* Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở, kích thích trẻ
phải quan sát suy nghĩ
* Biện pháp 5: Lồng ghép, tích hợp hoạt động làm quen với toán vào các
hoạt động khác
* Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh
5 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần):
5.1 Biện pháp 1: Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong trường
lớp mầm non ở mọi lúc mọi nơi
Steam là phương pháp giáo dục hiện đại nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo nhiều kỹ năng của học sinh Đối với các trường mầm non giáo dục Steam đang dần trở nên quen thuộc và phát huy được hiệu quả giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm
và tiếp thu kiến thức một cách gần gũi tự nhiên và dễ hiểu nhất
Từ những nguyên vật liệu gần gũi, ở trường mầm non đã sáng tạo ra nhiều bức tranh sinh động và nhiều sắc màu, những bài học vì thế mà trở nên hấp dẫn hơn bởi sự hào hứng của trẻ, trẻ được sử dùng chính những sản phẩm từ sức sáng tạo của mình Khác với việc truyền đạt kiến thức một chiều theo cách truyền thống Phương pháp giáo dục Steam trẻ được thoả sức chơi, học và thể hiện những
kỹ năng, ý tưởng của mình, được tương tác nhiều hơn qua các hoạt động nhóm
Xây dựng môi trường học tập theo lối mở nhà trường chú trọng hơn trong
việc tạo không gian trải nghiệm, khám phá chia sẻ gần gũi với thiên nhiên “Học
mà chơi, chơi mà học” năng động tự tin khám phá thiên nhiên, học hỏi thêm
nhiều kiến thức kỹ năng từ chính những trải nghiệm thực tế, đó là những gì mà trẻ nhận được theo phương pháp giáo dục mới này
Ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời khi sử dụng phương pháp này mang lại cho trẻ nhiều lợi ích to lớn, trẻ không chỉ được quan sát trừu tượng, hay chỉ quan sát trên hình ảnh, trên máy tính hay trên ti vi mà trẻ được trải nghiệm thực
tế ở chính xung quanh trường lớp, trẻ được ra ngoài khám phá hít thở không khí
Trang 10trong lành, được tìm tòi, trẻ đặt những câu hỏi mà trẻ tò mò về thế giới xung quanh
Hình ảnh 1: Góc Steam
Hình ảnh 2: Trẻ tham gia hoạt động góc
Hình ảnh 3: Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
Cô giáo không phải là người truyền đạt kiến thức một chiều mà đã trở thành người đồng hành hướng dẫn để trẻ tự xây dựng kiến thức cho chính mình, những đổi mới căn bản này là nền tảng để hướng tới nên giáo dục mầm non hiện đại tiên tiến hơn Đây cũng là mục tiêu để nhà trường và tôi luôn nỗ lực thực hiện
5.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm
quen với toán
Trước đây việc áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nói chung
và hoạt động làm quen với toán nói riêng còn gặp rất nhiều hạn chế chưa có tình khoa học và sáng tạo: Chỉ chụp một số hình ảnh đưa lên màn hình ti vi do vậy hình ảnh chưa sinh động, chưa thuận tiện và vẫn phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng cống kềnh sử dụng chưa hiệu quả PGD Ba Vì thường xuyên tổ chức các lớp tin học powerpoint, soạn bài giảng điện tử cho chị em giáo viên toàn huyện tham gia học tập Sau khi được tiếp cận với các lớp học này tôi cũng đã biết sử dụng 1 số phần mềm để vẽ, cắt, copy hình ảnh, tạo cử động và hành động cho một số đối tượng để đưa vào bài dạy của mình thêm sinh động
* Sử dụng các phần mềm tin học tạo ra các hành động xuất hiện và biến
mất đưa vào bài giảng điện tử của mình thêm sinh động cuốn hút sự chú ý của trẻ
Ví dụ: Hoạt động “Đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3” Chủ đề: Gia đình Tôi trọn đối tượng là những bông hoa hồng và quả táo:
Hình ảnh 4: Trẻ đếm và so sánh
Đầu tiên tôi quay một clip các loại hoa và đưa lên slides cho trẻ quan sát, nói tên các loại hoa đó Ở slide tiếp theo tôi cho trẻ tìm những loại hoa có 1 và có nhiều hơn 1 trên màn hình Sau đó ở những slides tiếp theo tôi tạo hiệu ứng để bông hoa từ từ xuất hiện và cho trẻ đếm, mỗi bông hoa có một quả táo Tạo hiệu ứng cho quả táo xuất hiện Tạo tình huống để 1 bông hoa không có quả sau đó cho trẻ đếm và so sánh Mỗi lần trên màn hình xuất hiện những hình ảnh động và biến mất tôi thấy trẻ rất thích thú
Trang 11* Bằng cách sử dụng CNTT liên hệ kiến thức trẻ được học với những
gì trẻ nhìn thấy ở trong cuộc sống hàng ngày từ đó giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Ví dụ 1: Khi cho trẻ “xếp theo quy tắc” chủ đề thế giới thực vật xếp 1 bông hoa, 1 chiếc lá, rồi lại 1 bông hoa,1 chiếc lá Tôi chụp các hình ảnh “1 chiếc khăn,
1 chiếc cốc.” Có hình ảnh giống mẫu mà trẻ vừa sắp xếp rồi đưa vào giáo án điện
tử của mình cho trẻ xem Qua đó trẻ được củng cố kĩ năng xếp theo mẫu và liên
hệ thực tế mẫu có ở khắp nơi
Hình ảnh 5: Sắp xếp theo quy tắc
Hình ảnh 6: Màu áo của trẻ được cô sắp xếp theo quy tắc
Ví dụ 2: Dạy trẻ “Nhận biết hình” chủ đề giao thông bằng cách đưa các hình ảnh PTGT vào bài giảng của mình tôi cho trẻ liên hệ với các bộ phận của các PTGT giống hình gì mà các con vừa được học? (Như chiếc xe ô tô tải bánh xe có dạng hình tròn, đầu có dạng hình vuông, thùng xe có dạng hình chữ nhật….) từ
đó trẻ tự rút ra kết luận bánh xe lăn được vì có dạng hình tròn và hình tròn lăn được… đó là những kỹ năng cần thiết với trẻ
Hình ảnh 7: Ô tô tải
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với toán cũng giúp tôi thu được rất nhiều thành công Khi tổ chức với những bài giảng điện tử có các hình ảnh trên máy tôi không phải cầu kỳ chuẩn bị nhiều đồ dùng hay sưu tầm nhiều tranh ảnh mà trẻ lại rất thích thú tôi đã tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí khi tổ chức hoạt động
5.3 Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ
chơi học tập của cô và trẻ phù hợp với đề tài
Như chúng ta đó biết, đặc trưng của môn toán là tính chính xác và khoa học Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật: Với nội dung dạy trẻ về kích thước “so sánh to hơn - nhỏ hơn” Tôi đã lựa chọn đồ dùng là vật thật là các loại quả tròn (quả bưởi, quả cam) cho trẻ so sánh Thông qua hoạt động này trẻ không chỉ được
so sánh về kích thước mà còn nhận biết được một số đặc điểm của đối tượng (tên gọi, hình dáng, đặc điểm: quả bưởi thường to hơn quả cam)
Hình ảnh 8: Quả cam và quả bưởi
Trang 12* Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT phục vụ cho một nội dung dạy, T«i suy nghĩ, tìm tòi để làm ra các cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý
Như vậy, mới cụ thể cung cấp được kiến thức chính xác phù hợp với chủ đề:
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tạo nhóm 4 đối tượng” trong chủ đề “Thế giới động
vật”, tôi đó chọn cặp đối tượng mèo và cá để dạy trẻ nhận biết Tôi chọn cặp đối tượng trên với những lí do sau:
Đúng chủ đề đang thực hiện
Mèo và cá có quan hệ lôgic với nhau: Cá là thức ăn mà mèo rất ưa thích
Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian
và các số tự nhiên; dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loại cho trẻ học về số lượng, chiều cao, kích thước…
Và tôi thấy rất hiệu quả trẻ rất có hứng thú với các đồ dùng đồ chơi được Tôi sử dụng và khai thác trên các hoạt động của mình
* Sử dụng các đồ dùng đồ chơi LQVT do cô và trẻ làm để trang trí lớp
và tạo môi trường cho trẻ “học” toán
Các đồ dùng đồ chơi LQVT do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng trong giờ học toán mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi trong góc toán Như vậy trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức vế toán ở mọi lúc, mọi nơi, trong các thời điểm khác nhau như: giờ đón, giờ trả, giờ hoạt động góc
Ví dụ: Tôi đã dùng bìa làm bảng gài cho trẻ chơi trong các thời điểm trong
ngày như:
- Trò chơi “Đếm hình”: Trẻ đếm các hình và đặt chấm tròn tương ứng
- Trò chơi đặt chấm tròn tương ứng cũng rất đơn giản và dễ chơi: Tôi dùng bìa, giấy màu cắt thành các hình theo chủ đề và sắp xếp theo nhóm để trẻ đặt các thẻ chấm tròn tương ứng
Trang 13- Trò chơi ghép tranh, tập đếm cũng là những trò chơi trẻ rất thích
5.4 Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở, kích
thích trẻ phải quan sát suy nghĩ
Trước khi tổ chức hoạt động tôi thường chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ:
* Câu hỏi khai thác kinh nghiệm của trẻ
Chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu và mang tính gợi mở, dẫn dắt trẻ
đi từ dễ đến khó, tứ gần đến xa, kích thích sự tò mò suy nghĩ và khả năng phỏng đoán của trẻ “câu hỏi khai thác kinh nghiệm của trẻ”
Ví dụ 1: Khi cho trẻ nhận biết “hình vuông, hình tròn” đầu tiên tôi cho trẻ nhận biết từ những đặc điểm bên ngoài như (tên gọi, màu sắc) tới đặc điểm bản chất bên trong (hình vuông thì có 4 cạnh bằng nhau, hình tròn có đường bao cong tròn khép kín và lăn được) đồng thời dẫn dắt trẻ tri giác đối tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và giúp trẻ đi đến kết luận Lúc đầu tôi đưa ra những câu hỏi đơn giản như “Đây là hình gì? Nó có đặc điểm gì hoặc những câu hỏi dựa trên trí nhớ của trẻ như “ Hãy kể tên các hình mà con biết? Hãy nói cho cô những đặc điểm của hình vuông?” Sau đó tôi đưa ra những câu hỏi có tính sáng tạo mà trẻ phải tư duy và dựa vào kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình mới trả lời được
“vì sao hình tròn lại lăn được”? “Vì sao lăn hình vuông lại bị đổ?, ngã”?
Hình ảnh 10: Hình vuông, hình tròn
* Sử dụng câu hỏi mở, những câu hỏi với nhiều cách trả lời
Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động nhận biết số lượng “một và nhiều” “Làm quen với số đếm” chủ đề bản thân tôi dẫn dắt trẻ (hôm nay là sinh nhật bạn búp
bê, bạn búp bê mời các bé ăn kẹo và tổ chức cho trẻ chơi chia kẹo, tôi cho trẻ xem
rổ kẹo và hỏi trẻ “bạn búp bê có nhiều kẹo hay ít kẹo?”, “vì sao các con biết?” và cho trẻ suy nghĩ để tìm cách trả lời Sau đó tôi lấy 2 cái kẹo cho cả lớp quan sát
và hỏi trẻ “cô có mấy cái kẹo?”, “muốn biết phải làm thế nào?” Sau đó tôi tiếp tục gợi mở để trẻ tìm ra cách trả lời “Sau khi đếm cô tìm thẻ mấy chấm tròn ….?”
* Sử dụng những câu hỏi cho trẻ liên hệ thực tế
Sau khi tổ chức hoạt động cho trẻ cần cho trẻ liên hệ thực tế giữa những gì trẻ vừa được học với thực tế cuộc sống hàng ngày
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” tôi sử dụng các câu hỏi về đồ dùng gia đình như:
bé biết đồ dùng gì giống hình tròn? (đồng hồ giống hình tròn, cái đĩa giống hình tròn), ti vi hình gì? cái ghế cao hơn hay cái bàn cao hơn?