Vì vậy, việc xây dựng một môi trường giáo dục và cách tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ NDCSGD phù hợp với khả năng, đáp ứng nhu cầu của trẻ là hết sức cần thiết đ
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường mầm non Đại An
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
TT
Họ vàtên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng
kiến
01 Nguyễn Thị Tuyết 15/11/198
6
Trường MN Đại An
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2023
- Hồ sơ đính kèm:
Trang 2+ Báo cáo sáng kiến
+ Hình ảnh kèm theo: Không
Đại An, ngày 10 tháng 3 năm 2024
Người nộp đơn
Nguyễn Thị Tuyết
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng đầu tiên cho quá trình phát triển trong suốt cuộc đời trẻ Các hoạt động ở trường mầm non giữ vai trò vô cùng quan trọng tác động đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách sau này cho trẻ Vì vậy, việc xây dựng một môi trường giáo dục và cách tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (NDCSGD) phù hợp với khả năng, đáp ứng nhu cầu của trẻ là hết sức cần thiết đối với trường mầm non Nhờ đó, tất cả trẻ em đến trường mầm non được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động, được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cần thiết
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một chuyên đề trọng tâm đối với các trường GDMN Nội dung thực hiện chuyên đề phản ánh đầy đủ các yếu tố về xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, theo dõi đánh giá trẻ, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình… Đây chính là
Trang 4những yêu cầu cốt lõi, cần thiết trong công tác NDCSGD trẻ mầm non Chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, hướng tới sự chuẩn mực trong đạo đức lối sống, quan hệ ứng xử, tình cảm thái độ và cách thức làm việc theo phương châm “Gieo yêu thương, gặt hạnh phúc” trong toàn ngành giáo dục, từ cơ quan quản lý đến các trường học, lớp học; từ nhà giáo đến phụ huynh, học sinh; xác lập các giá trị văn hóa, truyền thống, thương hiệu nhà trường, đáp ứng các yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục
Có thể thấy, nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết đối với các trường mầm non Chính vì vậy, bản thân đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên đề
2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Cải tiến trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm và phát huy hiệu quả sử dụng:
* Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi, huy động sự tham gia của giáo viên, nhân viên và phối hợp của phụ huynh, nhằm bổ sung đồ dùng, đồ chơi các khu vui chơi và các lớp học, đáp ứng yêu cầu hoạt động học và vui chơi của trẻ
Trang 5- Hàng tháng, thành lập tổ kiểm tra hiện trạng cơ sở vật chất qua đó kịp thời phát hiện các đồ chơi có nguy cơ gây mất an toàn cần sửa chữa, bổ sung và nắm bắt số lượng đồ dùng, đồ chơi hiện có; dự kiến nhu cầu cần bổ sung những đồ dùng, đồ chơi thiếu hụt ở từng góc chơi, từng khu vui chơi Từ đó, dự kiến nguyên vật liệu để làm
và tiến hành phân loại như sau: Đối với các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm như Lốp xe, ống nước, chai lọ, thùng,… nhà trường huy động phụ huynh, giáo viên, nhân viên tham gia đóng góp hỗ tr; các nguồn nguyên vật liệu khác nhà trường thực hiện mua sắm như mua sơn, cọ, đinh, vít, keo v.v… Khi có đủ nguồn nguyên liệu và các vật dụng cần dùng, việc làm đồ dùng đồ chơi cũng như xây dựng các góc chơi sẽ thực hiện hiệu quả hơn
- Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp và thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng về
ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động phụ huynh tham gia xây dựng môi trường giáo dục Kết quả: Phụ huynh phối hợp làm vòng, gậy thể dục, cờ, nơ hoa, túi cát đủ cho mỗi trẻ; đóng góp nhiều nguyên vật liệu đã qua sử dụng để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi như các chai, lọ, hộp, lốp xe, thùng ; tặng các nhiều chậu hoa, cây cảnh; tham gia xây dựng các khu vui chơi…
- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn trường phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có địa phương trong đội ngũ giáo viên, nhân viên theo từng đợt thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ (20/10, 20/11, 8/3)
Trang 6- Đổi mới tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi: Trước khi tổ chức làm đồ dùng đồ chơi, tùy theo khả năng của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường tiến hành phân công giáo viên thực hiện riêng theo từng nhóm Qua đó, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo và phát huy khả năng của mỗi cá nhân, làm cho số lượng đồ dùng đồ chơi cũng như môi trường giáo dục đa dạng phong phú hơn
Kết quả: Nhà trường đã xây dựng được nhiều khu vui chơi cho trẻ với đa dạng các loại đồ dùng đồ chơi như Khu vườn cổ tích, Khu ẩm thực và vui chơi Hellio, thư viện của bé, Khu sáng tạo (làm tranh cát, pha màu…)… Ngoài ra, còn bổ sung 6 bộ bàn ghế làm từ lốp xe trị giá hơn 10 triệu đồng, 4 quầy thực phẩm trị giá hơn 8 triệu đồng, hơn 100 bộ đồ dùng đồ chơi và một số đồ dùng khác
* Đổi mới chỉ đạo việc xây dựng các góc chơi trong và ngoài lớp:
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên thay đổi, làm mới các góc chơi, nội dung chơi theo từng chủ đề hoạt động Luôn tạo cho trẻ cảm giác thích tìm tòi, khám phá và có
cơ hội được vui chơi, trải nghiệm ở các góc chơi Qua đó giúp trẻ lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết
- Định hướng nhưng ko áp đặt giáo viên trong việc xây dựng nội dung các góc chơi, thay vào đó tôi khuyến khích các cô nêu lên ý tưởng của mình và tiến hành thảo luận trước khi thực hiện, ưu tiên xây dựng các góc chơi mang tính tái hiện các hoạt động của đời thường được thu nhỏ qua từng góc chơi, khu vực chơi như Khu ẩm thực, Siêu thị của bé, Vườn rau của bé…
Trang 7- Ở từng góc chơi, từng khu vực vui chơi bố trí đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ, giúp trẻ được vui chơi, trải nghiệm
* Phát huy hiệu quả của môi trường giáo dục:
- Phân lịch vui chơi, hoạt động ở từng khu vực chơi ngoài trời như vườn cổ tích, vườn rau, khu ẩm thực, khu siêu thị…, theo dõi quá trình tổ chức giờ chơi của các lớp đề có hướng chỉ đạo điều chỉnh kịp thời Chỉ đạo giáo viên phát huy hiệu quả của các góc chơi, khu vui chơi thông qua việc hướng dẫn, tổ chức cho trẻ được vui chơi thường xuyên, phát huy hiệu quả của các giờ chơi, hình thành cho trẻ kỹ năng trong vui chơi
- Tổ chức các tiết dạy chuyên đề, thao giảng về cách tổ chức giờ chơi của trẻ giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm và kịp thời phát hiện những hạn chế, sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
Nhờ đó, đa số giáo viên nắm vững phương pháp, tạo động lực thường xuyên tổ chức cho trẻ vui chơi và phát huy hiệu quả các giờ chơi
Giải pháp 2 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ:
Trình độ chuyên môn của giáo viên có vai trò chuyết định đến quá trình xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình GDMN Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên là một trong những nhiệm vụ được tôi ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề Xây dụng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Trang 8Ngay từ đầu năm học (tháng 8) nhà trường tiến hành tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức từ lý thuyết đến thực hành Qua đó, giúp giáo viên hạn chế khắc phục được điểm yếu của mình, nắm vững phương pháp và vận dụng vào quá trình công tác một cách hiệu quả
Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn từ trường đến tổ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, mỗi cá nhân đều có cơ hội phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo của bản thân, rèn tính mạnh dạn, tự tin, nâng cao năng lực chuyên môn Ngoài ra, việc lựa chọn nội dung sinh hoạt cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chuyên môn Các nội dung sinh hoạt phải đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ cả về lĩnh vực chăm sóc lẫn giáo dục trẻ, mang tính mới Kết luận của người chủ trì trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần đi vào trọng tâm buổi sinh hoạt, phải đưa ra nhận định và chỉ đạo nội dung cần thực hiện sau buổi sinh hoạt chuyên môn đó
Trong quá trình phân công nhiệm vụ cần tạo cơ hội cho đội ngũ được học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau Người cán bộ quản lý cần nắm rõ khả năng, điểm mạnh điểm yếu của từng giáo viên, nhân viên và có sự chỉ đạo và phân công phù hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở trường Ví dụ khi phân nhóm làm đồ dùng đồ chơi, những cô khéo tay nhưng kinh nghiệm còn hạn chế sẽ được phân công thực hiện cùng nhóm với những cô có thể không khéo nhưng kinh nghiệm vững hơn để cùng hỗ trợ qua lại lẫn nhau Hoặc khi phân công đứng lớp sẽ phân công 01 giáo viên có nhiều kinh nghiệm đứng cùng với 01 giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế hơn…
Trang 9Với việc thực hiện các giải pháp trên cùng với tinh thần học hỏi, nỗ lực của mỗi giáo viên, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường tôi được nâng lên rõ rệt Qua đó giúp giáo viên mạnh dạn tự tin và có sự linh hoạt trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động CSNDGD trẻ tại lớp, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình GDMN
Ngay từ đầu năm, căn cứ nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế tại trường, lớp và văn hoá địa phương, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục và triển khai đến các tổ chuyên môn, giáo viên kịp thời Trên cơ sở đó, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng
kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình của tổ và triển khai đến các giáo viên các lớp để xây dựng kế hoạch giáo dục năm học phù hợp với tình hình tại lớp và nhu cầu hứng thú của trẻ; đảm bảo mục tiêu và kết quả mong đợi theo độ tuổi của chương trình GDMN Lựa chọn các nội dung đánh giá kết quả thực hiện chương trình để đưa vào kế hoạch giáo dục ngay từ đầu năm học để làm căn cứ đánh giá quá trình tổ chức thực hiện và có sự điều chỉnh kịp thời
Chỉ đạo giáo viên phát triển Chương trình GDMN thông qua kế hoạch giáo dục Chủ đề, tuần, ngày; đặc biệt chú trọng đến khả năng và nhu cầu của trẻ để lựa chọn
đề tài, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục luôn sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức mang tính mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với thực tiễn nhằm tạo sự thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động;
Trang 10tuyệt đối không chọn những nội dung mang tính hình thức, hoặc những nội dung quá quen thuộc mà trẻ đã biết để tránh tạo cho trẻ cảm giác nhàm chán, không tập trung vào hoạt động
Song song với việc tổ chức các hoạt động trong ngày tại trường, lớp, cần ưu tiên chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ tham gia Qua đó giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, cọ xát với thực tế, giúp trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm sống, rèn luyện các kỹ năng cần thiết
Qua từng chủ đề, căn cứ vào kết quả đánh giá trẻ (cuối ngày, cuối chủ đề), kết quả dự giờ kiểm tra của nhà trường, nhà trường kịp thời định hướng chỉ đạo giáo viên
có sự điều chỉnh kế hoạch giáo dục ở chủ đề sau và khắc phục các yếu điểm, hạn chế còn mắc phải
Kết quả: Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp các giải pháp trên, đến thời điểm hiện tại, chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt Các kế hoạch giáo dục của giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo, hình thức tổ chức đổi mới, hấp dẫn, phong cách lên lớp nhẹ nhàng, tự tin tạo được nguồn cảm hứng cho trẻ Đối với trẻ, kết quả đánh giá trẻ qua các lĩnh vực đạt ở mức từ 95% trở lên, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước
Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác NDCSGD trẻ
Trước tiên, cần phối hợp với cha mẹ trẻ để trao đổi nắm các thông tin về sở thích, khả năng, tình hình sức khỏe của trẻ thông qua việc trao đổi trực tiếp ở giờ đón,
Trang 11trả trẻ, qua zalo nhóm lớp, các buổi họp phụ huynh Đây là điều kiện đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình NDCSGD trẻ
Huy động sự chung tay của cha mẹ trẻ trong việc mua sắm đồ dùng bán trú, các
đồ dùng học tập, đồ chơi … phục vụ cho cá nhân trẻ; đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi như cai lọ, bìa cartong, đóng góp cây xanh… ; vận động cha mẹ trẻ tham gia xây dựng, cải tạo các góc chơi, các khu vui chơi cho trẻ Nhờ đó, giúp họ thấy được giá trị của từng sản phẩm, đồ chơi làm ra, nhận thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc cùng giáo viên xây dựng môi trường vui chơi và học tập cho con, giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi
Tổ chức các hoạt động nhân các ngày hội, ngày lễ cho trẻ và huy động sự tham gia của các bậc cha mẹ trẻ như Ngày tết trung thu, hoạt động trải nghiệm cùng bé vui đón tết, Vui quốc tế thiếu nhi 1/6… Được tham gia cùng con và hòa mình vào các hoạt động lễ hội tại trường mầm non, giúp phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của từng hoạt động, vai trò của giáo dục mầm non Qua đó, tạo mối liên hệ chặt chẽ, gắn
bó mật thiết giữa nhà trường và gia đình trong công tác NDCSGD trẻ
Nhờ sự chung tay phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trẻ, trong năm học qua nhà trường thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra như công tác huy động trẻ ra lớp, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức thành công các ngày hội ngày lễ, các điều kiện phục vụ bán trú… Đây chính là tiền đề quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu mà kế hoạch năm học đề ra
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trang 12Thực hiện theo kế hoạch số 36/KH-PGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2021 về “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” Trong nhiều năm qua, tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Đại lộc đã tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyên đề Trong quá trình tổ chức và thực hiện, bản thân nhận thấy có những thuận lợi và hạn chế nhất định Cụ thể:
*Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng GDĐT Đại Lộc
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các điều kiện học tập và vui chơi của trẻ
- Đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định,
có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Số lượng trẻ ở các lớp được phân chia đảm bảo theo quy định
- Chuyên đề được triển khai, hướng dẫn thực hiện trong nhiều năm liền
*Khó khăn, hạn chế:
- Một số giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm trong chuyên môn, chưa thật sự linh hoạt trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình GDMN
- Việc xây dựng môi trường còn mang tính hình thức, ít được thay đổi thường xuyên Đôi lúc giáo viên chưa phát huy hết hiệu quả của môi trường giáo dục