1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp biện đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 4 tuổi

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Tác giả Mạc Thị Thảo
Trường học Trường Mầm Non Yên Bài B
Chuyên ngành Giáo dục mẫu giáo
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022 - 2023
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON YÊN BÀI B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổiLĩnh vực : Giáo dục mẫu gi

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON YÊN BÀI B

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt

động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm Non

Tác giả : Mạc Thị Thảo Đơn vị : Trường mầm non Yên Bài B

NĂM HỌC 2022 - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT

4 Những biện pháp thực hiện (Nêu rõ từng phần) 7

V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP 18

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước,

là những búp măng non lớn lên trong sự tin yêu và trân quý của cả dân tộc, những mầm non nhỏ bé ấy cần được che chở, bao bọc Trẻ em luôn là đối tượng được các gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ an toàn

về cả thể chất và tinh thần

Giáo viên mầm non được ví như người mẹ thứ hai của trẻ Vậy làm thế nào

để xứng đáng với hai từ mẹ hiền, để trẻ yêu mến cô, trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, an toàn khi đến trường, đến lớp? đó cũng là điều băn khoăn, lo lắng của tất

cả giáo viên mầm non chúng ta hàng ngày vẫn luôn chăm sóc, giáo dục, bảo đảm an toàn cho các con trong lớp của mình

Như chúng ta đã, biết trẻ con thường hay hiếu động, thích tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ còn nhỏ nên chưa có kiến thức cũng như những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm xung quanh mình Bên cạnh đó là sự thờ ơ, sự bất cẩn, sự thiếu quan tâm cần thiết của người lớn, đồng thời do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc chưa được đảm bảo, đó chính là những nguyên nhân gây ra những nguy hiểm, những tai nạn thương tích cho trẻ Vậy nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non

Là một giáo viên trực tiếp tham gia vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đứng trước những nguy cơ, những vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ

mà toàn xã hội quan tâm, tôi nhận thức được rằng, việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết Tôi xác định, đảm bảo an toàn cho trẻ

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Biện pháp đảm bảo an

Trang 4

toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B”

2.Đối tượng nghiên cứu

“Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B”

3.Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Tại lớp 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B nơi tôi hiện đang công tác

4.Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp trực quan

-Phương pháp Thực hành,trải nghiệm

-Phương pháp động viên ,khuyến khích

-Phương pháp trò chuyện,đàm thoại

-Phương pháp so sánh đối chiếu

5.Phạm vi-Thời gian thực hiện

-Được thực hiện tại lớp 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B từ tháng 9/2023 đến hết tháng 4/2024 và được củng cố,mở rộng trong những năm học tiếp theo

PHẦN II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Thực trạng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B

Năm học 2023 – 2024 tôi được phân công là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 – 4 tuổi C1, tổng số trẻ trong lớp tôi là 26 trẻ, trong đó số trẻ nữ là 12, số trẻ nam là

14 trẻ Trường của tôi là trường công lập thuộc khu vực nông thôn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và việc đảm bảo an toàn cho trẻ nói riêng có những thuận lợi và khó khăn sau:

Trang 5

a Thuận lợi

- Nhà trường có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, thuận tiện cho việc

chăm sóc, giáo dục trẻ Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện về

luôn được nhà trường chú trọng và đặt lên hàng đầu

- Là giáo viên có nhiều năm công tác nên tôi luôn năng động, tích cực tham

gia các hoạt động của nhà trường

- Tôi luôn có trách nhiệm trong những nhiệm vụ được giao, yêu nghề, mến trẻ, đặc biệt tôi luôn chú trọng đến vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ

- Trẻ đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao, trẻ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn Trẻ

tích cực tham gia vào các hoạt động

- Đa số phụ huynh của lớp luôn quan tâm tạo điều kiện, phối hợp cùng cô

giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ

b Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi đã gặp phải những khó khăn sau:

- Trường còn thiếu nhân viên y tế, nên gặp khó khăn trong việc sơ cứu ban đầu trong các trường hợp trẻ không may gặp tai nạn thương tích

- Trẻ còn bé, đa số trẻ chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng tự đảm bảo an toàn

đến những tai nạn thương tích xảy ra

- Một số phụ huynh còn chưa chú trọng, quan tâm, sâu sát đến các hoạt động của con, đặc biệt là việc rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm

Trước khi áp dụng biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát 26/26 trẻ lớp tôi

về việc đảm bảo an toàn cho trẻ và đạt được kết quả như sau:

Trang 6

c Số liệu điều tra trước khi thực hiện biện pháp

số trẻ

Số trẻ

Tỷ lệ

%

Số trẻ

Tỷ lệ

%

nguy hiểm và những nơi nguy hiểm

(VD: Dao, kéo, bàn là, ổ điện, ao hồ, đồ

chơi sắc nhọn)

dụng và những nơi nguy hiểm (VD: Dao,

kéo, bàn là, ổ điện, ao hồ, đồ chơi sắc

nhọn)

của người lớn khi gặp nguy hiểm

Từ những thực trạng trên, với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc

giáo dục trẻ trong lớp mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B”

2.Những biện pháp thực hiện

- Đảm bảo an toàn thông qua giờ đón và trả trẻ

-Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động học

- Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trờ

- Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc

-Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh

-Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ ăn

Trang 7

-Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ ngủ.

-Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ chơi, hoạt động theo ý thích

3.Biện pháp cụ thể từng phần:

3.1 Đảm bảo an toàn thông qua giờ đón và trả trẻ

- Công tác đón, trả trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động trong ngày vì đó là thời điểm mà cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của trẻ thì vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ khi đón trẻ

và trả trẻ là rất quan trọng

- Tôi đón trẻ, trò chuyện và kiểm tra trẻ trước khi trẻ đến lớp xem có bị thương tích gì không, kiểm tra túi áo, túi quần xem có vật nhỏ, sắc nhọn, tuyên truyền các bậc phụ huynh không cho trẻ mang quà bánh, đồ chơi ở nhà đến lớp

- Để đảm bảo an toàn trong quá trình trả trẻ tôi không cho người lạ, trẻ em dưới 18 tuổi đến đón trẻ

3.2 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động học.

- Thông qua hoạt động học, đây là một trong những hoạt động để tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ mà tích hợp một cách hài hòa, có hiệu quả

- Trẻ được tham gia vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau, thông qua các hoạt động giúp trẻ nhận ra được những nguyên nhân có thể gây nguy hiểm từ đó biết cách phòng tránh và bảo vệ mình an toàn

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá “tìm hiểu về một số đồ dùng trong

gia đình, tôi lựa chọn những đồ dùng đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ Ngoài việc cung cấp các kiến thức cần thiết cho trẻ thì tôi còn giúp trẻ nhận ra những

đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: quạt điện, ổ cắm, đồ dùng bằng sứ, thuỷ tinh,…từ đó giáo dục trẻ khi muốn sử dụng các đồ dùng trong gia đình thì

Trang 8

cần có sự giúp đỡ của người lớn, không tự ý sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho mình

và những người xung quanh

3.3 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời

- Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, bản thân luôn phải quan sát trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách bám chắc xích đu khi chơi, khu vực chơi của trẻ cần có thảm cỏ mềm nhằm giảm nguy cơ trượt ngã, trầy xước cho trẻ

- Khi trẻ chơi ở các nhóm nhỏ tôi lựa chọn những đồ chơi sạch sẽ, đảm bảo

an toàn như: Lá cây, phấn vẽ, vỏ hộp sữa chua đã rửa sạch, tôi giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn sẽ gây ra nguy hiểm

- Trong suốt quá trình trẻ chơi tôi luôn quan sát, nắm bắt sỹ số trẻ, xử lý khi

có tình huống xảy ra

3.4 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc

góc, lựa chọn các đồ chơi đảm bảo vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng

- Thường xuyên lau, rửa, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ

- Khi trẻ thỏa thuận chơi thì tôi nhắc trẻ phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi chen lấn, xô đẩy nhau Trong khi trẻ chơi thì mỗi nhóm chơi tôi phân ra một nhóm trưởng để nhắc nhở các bạn, khi trẻ chơi tôi bao quát trẻ chơi

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi ở góc siêu thị, cô nhắc trẻ phải chơi đoàn

kết, nhường nhịn nhau, không được xô đẩy nhau, không được ném đồ chơi sẽ gây nguy hiểm cho các bạn

Ví dụ: Trẻ chơi góc “Bé yêu thiên nhiên” tôi hướng dẫn các con có thể

chăm sóc và tưới cây hoa, cây cảnh, không treo chậu hoa quá cao ngoài lớp, tôi trang trí phù hợp với tầm với của trẻ, sắp xếp các chậu hoa ở nơi đi lại dễ dàng

Trang 9

cho trẻ hoạt động Khi chơi xong tôi nhắc trẻ: Cất gọn gàng đồ chơi lên giá, nhắc trẻ không làm đổ nước ra sàn tránh trơn trượt, làm trẻ ngã

3.5 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh

- Hoạt động vệ sinh cũng là hoạt động mà tôi có thể lồng ghép việc rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

- Khi trẻ đi vệ sinh tôi nhắc nhở trẻ phải đi dép để tránh bị trơn trượt ngã, nhắc nhở nhiều lần và thường xuyên để trẻ ghi nhớ và thành thói quen

- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, thực hiện đúng quy trình rửa tay các bước mà cô đã hướng dẫn

3.6 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ ăn:

- Cho trẻ ngồi ngay ngắn Trẻ biết mời cô mời các bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung, có hành vi văn hóa trong khi ăn như:

- Không đi lại xô ghế xô bàn, không dùng thìa để đập xuống bàn hoặc không trêu đùa bạn

- Không nói chuyện trong khi ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa và lau tay

- Với những hôm thực đơn là món cá tôi luôn nhắc trẻ các con phải chú ý nếu có xương hay vẩy cá thì các con bỏ vào đĩa không sẽ bị hóc…

3.7 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ ngủ.

- Đối với giờ ngủ trưa, không nên cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ Kiểm tra tay, túi áo, túi quần xem có vật gì không để tránh trường hợp khi ngủ trẻ nhét vào mũi, tai, miệng, tôi luôn nhắc nhở trẻ ngủ đúng tư thế Khi trẻ ngủ tôi luôn túc trực để quan sát và xử lý các tình huống có thể xảy ra Mở nhạc nhẹ để trẻ dễ

đi vào giấc ngủ và ngủ sâu ngon giấc

3.8 Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ chơi, hoạt động theo ý thích

Trang 10

- Cô đọc cho trẻ bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện về giáo dục đảm bảo

an toàn, quan sát không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau, cho trẻ chơi theo nhiều nhóm nhỏ, lựa chọn đồ chơi sạch sẽ, an toàn, bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi

PHẦN III: KẾT LUẬN

Việc tích hợp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép một cách

nguy hiểm qua đó biết cách bảo vệ bản thân Trong môi trường an toàn trẻ có sức khoẻ tốt thì các hoạt động của trẻ cũng diễn ra sôi động và trẻ rất hứng thú, tích cực tư duy tìm tòi, sáng tạo từ đó trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức theo một

hệ thống khoa học hiện đại Trẻ có thể vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn hàng ngày của trẻ, ngoài ra việc đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và chương trình giáo dục mầm non mới Từ đó làm cơ sở để hình thành nhân cách, giúp trẻ phát triển toàn diện

Tôi tin rằng nếu áp dụng biện pháp trên với thời gian dài thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nữa, là tiền đề vững chắc để trẻ phát triển ở giai đoạn tiếp theo Trên đây là biện pháp tôi áp dụng thực nghiệm trên trẻ ở phạm vi lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B Tôi rất mong nhận được các ý

kiến đóng góp của ban giám khảo cho biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Yên Bài b, ngày 2 tháng 11 năm 2023

Người viết bài

Mạc Thị Thảo

Trang 12

V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP

[

Ảnh: cô lau dọn lớp học (trang 7)

Ảnh: Minh họa tài liệu tham khảo (trang 7)

Trang 13

Ảnh: Trẻ xúc miệng nước muối sau khi ăn, sau khi ngủ dậy (trang 8)

Ảnh: Trẻ cất dép lên giá dép khi không sử dụng đến (trang 8)

Trang 14

Ảnh: Trẻ rửa tay (trang 10)

Ảnh: Giáo viên trao đổi với phụ huynh (trang 10)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w