Nhận thức được như vậy, là giáo viên mầm non, là nhữngngười trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ làmsao để giúp trẻ trang bị cho mình những kỹ năng sống tốt nhất để phát
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc
Chúng tôi/ tôi kính đề nghị Qúy cơ quan/ đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm như sau: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 5- 6 tuổi
1 Họ Và Tên : Lương Thị Kim Trang
2 Đơn vị công tác : Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh
3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lương Thị Kim Trang - GV Trường
Mẫu Giáo Đại Thạnh
4.Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi của lớp Lớn 2
Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh, Đại Lộc, Quảng Nam
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
10/09/2022
7 Hồ sơ đính kèm:
+ Hai (02) tập Báo cáo sáng kiến
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)
+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sángkiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đangcông tác
Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đại Thạnh, ngày 10 tháng 9 năm 2022
Người Viết Đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lương Thị Kim Trang
Trang 2CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
1.Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trẻ em là mầm non, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai củađất nước Chính vì lẽ đó, sinh thời Bác Hồ cũng rất quan tâm đến trẻ em, Bác
nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.Sản phẩm của
giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất
nước, trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ Vì thế việc chăm sóc giáo dục trẻ là
trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò hướng dẫn, giáo dục của
cô giáo
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếuđộng, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan đểkhám phá thế giới xung quanh trẻ Ở lứa tuổi này trẻ còn quánon nớt để tự bảo vệ mình và đảm bảo an toàn cho bản thân Vìvậy, khi ở một mình, khi bị người lạ dụ dỗ trẻ dễ tin và đi theongười lạ và khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạnthương tích nhỏ: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương.Tuy nhiên phần lớn các vấn đề trên đều có thể phòng tránhđược nếu cha mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xácđịnh được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, xây dựng cộngđồng an toàn cho trẻ
Nhận thức được như vậy, là giáo viên mầm non, là nhữngngười trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ làmsao để giúp trẻ trang bị cho mình những kỹ năng sống tốt nhất
để phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, đó cũng lànhững hành trang quan trọng để trẻ vững vàng bước vào đời
Trang 3Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang đầy nhiệt huyết, năm nay tôi đượcphụ trách lớp 5 - 6 tuổi Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 5- 6 tuổi việc giáo dục
kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân cũng rấtcần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gìcần làm và điều gì không được làm
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ5-6 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câuhỏi luôn đặt ra trong tôi Từ những suy nghĩ trăn trở trên tôi đã quyết định thực
hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 5-6 tuổi”.
1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
* Giải pháp 1: Giáo viên tự học bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm:
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đề ra thì một người giáo viênmầm non cần phải trang bị cho mình một hệ thống kiến thức phong phú, chínhxác và đặc biệt là phải được trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế
Muốn có kiến thức và hiểu được tâm lý, tính cách của trẻ 5- 6 tuổi thì tôi đãtập trung vào đọc và nghiên cứu tài liệu về tâm lý học trẻ em ( NXB Đại Học SưPhạm), nghiên cứu tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tìm hiểunhiều nguồn tài liệu giáo dục khác nhau: báo giáo dục, internet
Tôi tham gia rất nhiệt tình và đầy đủ các lớp bồi dưỡng mà nhà trường hayphòng giáo dục tổ chức Qua các lớp bồi dưỡng như: bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên dạy kĩ năng sống, bồi dưỡng công nghệ thông tin
đã giúp tôi có thêm rất nhiều kiến thức giúp ích trong công việc giảng dạy cũngnhư trong việc rèn trẻ một số kĩ năng sống trong lớp
Đối với bản thân tôi tranh thủ sau những giờ trả trẻ song, tôi và nhữngđồng nghiệp của mình ngồi lại với nhau để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, rútkinh nghiệm cho nhau để cùng nhau tiến bộ( Hình 1a, 1b)
Thông qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng tôi đã đúc kết được một điềurằng:
Trang 4- Để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và đảm bảo an toàn cho trẻ thì côgiáo phải nắm vững những kiến thức về các kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng an toànphòng chống tai nạn cho trẻ, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi họchỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu.
- Với trẻ mẫu giáo nhỡ rất hứng thú với những bài học mới lạ, có nội dunghấp dẫn Vì vậy, tôi sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu chuyện, tình huống,những bài tập thực hành, những video dạy kỹ năng sống và những câu hỏi đểkích thích trẻ tìm câu trả lời theo sự tư duy, cách giải quyết riêng của trẻ để kíchthích trẻ tham gia hoạt động học một cách hiệu quả nhất
* Giải pháp 2: Lập kế hoạch khảo sát trẻ và giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua mọi hoạt động
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
Tôi đã tiến hành khảo sát Tại lớp Mẫu giáo Lớn 2 Trường Mẫu giáo ĐạiThạnh nơi tôi công tác với số lượng là 32 trẻ Kết quả thu được như sau:
và đồng thời được gắn vào các chủ đề, chủ điểm trong năm cho phù hợp Cụ thểlà:
* Thông qua hoạt động học :
Xuất phát từ tâm lý trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ, múahát và đặc biệt là thích tìm tòi khám phá nên tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục
Trang 5kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng đảm bảo an toàn những tai nạn có thể xảy ra cho trẻ.Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện qua nội dung các câu chuyện,bài thơ, bài hát giúp trẻ hình thành những kỹ năng một cách tự nhiên.
Ví dụ: Qua bài hát “Cô dạy bé bài học giao thông” trẻ học được một số
luật lệ giao thông khi gặp đèn giao thông và khi tham gia giao thông phải đi bêntay phải
Ví dụ: Tìm hiểu về một số động vật: Tôi kể cho trẻ nghe truyện “Cá sấu
và khỉ con” và hỏi trẻ con vật gì có trong truyện và tôi giới thiệu thêm các convật khác Tôi dạy cho trẻ biết những con vật nguy hiểm và không nguy hiểm,những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để tránh xa Nói cho trẻ hiểu sự nguyhiểm khi bị động vật cắn và các loài động vật cắn thường gặp như Chó, Mèo,Rắn, Rết, Ong… Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: Không trêu chọc chó, mèo, vàcác vật nuôi, không chơi gần bụi rậm để tránh bị rắn cắn ( Hình 2)
* Thông qua hoạt động ngoài trời:
Tôi cho trẻ đi theo hàng đồng thời nhắc trẻ không xô đẩy nhau, đi theohàng, đồng thời hướng dẫn trẻ cách đi đúng với kỹ năng
Hàng ngày khi cho trẻ ra sân trường để thể dục sáng hay hoạt động tôiluôn nhắc nhở trẻ đi đúng như vậy để hình thành kỹ năng đi theo hàng và giữ antoàn tai nạn cho trẻ ( Hình 3a)
Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệsinh, về phòng tránh điện giật, đuối nước, cháy nổ, không đi theo người lạ, tròchuyện sau đó cho trẻ cùng cô mô phỏng lại qua đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn Giờ chơi tự do ngoài trời trẻ có thể gặp các tai nạn như chấn thương mềm,rách da, gãy xương… Nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau Khicho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừahướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách nắm thành cầu trượt để trượt cho antoàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì khôngđược đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờđến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi vớibạn ( Hình 3b)
Trang 6* Thông qua hoạt động vệ sinh, ăn uống của trẻ:
Giờ ăn: Trong khi ăn trẻ có thể bị gặp một số tai nạn như hóc, sặc thức
ăn do trẻ cười đùa Bị bỏng thức ăn do thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đangnóng Vì vậy trong giờ ăn,tôi quan sát trẻ cách ăn uống: Trẻ ăn như thế nào? Trẻ
có ngậm cơm không? Trẻ có nói chuyện, đùa nghịch trong khi ăn không? Tronglúc ăn mà trẻ bị ho hay hắt xì hơi thì trẻ sẽ làm thế nào? Thức ăn rơi thì trẻ sẽlàm thế nào? Trong quá trình quan sát hành động của trẻ thì tôi luôn luôn nhắctrẻ: Các con nhớ xúc cho gọn gàng, trong giờ ăn không được nói chuyện đùanghịch, khi ho hay hắt xì hơi thì phải biết che miệng lại, ăn thì phải nhai kỹ, nhaichậm, cơm rơi vãi thì phải nhặt vào đĩa, không được xúc cơm sang bát của bạn,không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay để bốc thức ăn,nếu thức ăn còn bỏng các con thổi nguội mới ăn ( Hình 4)
Cô giải thích cho trẻ hiểu: Nếu vừa ăn vừa nói chuyện thì có thể sẽ bị hócsặc, thức ăn bỏng mà các con ăn vào sẽ bị bỏng miệng
* Giờ đi vệ sinh: Tôi dạy trẻ kỹ năng xếp thành 2 hàng khi đi vệ sinh Bạnnam đi tolet nam, bạn nữ đi toet nữ, không được chen lấn, xô đẩy khi đi
Tất cả những điều đó giúp cho trẻ nhớ lâu và dần trở thành cái kỹ năngkhông thể thiếu với trẻ
* Thông qua hoạt động chiều:
- Ví dụ: Thông qua hoạt động đọc thơ với bài thơ “Xe chữa cháy” của tác
giả Phạm Hổ:
Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy
“ Có… ngay! Có… ngay!
Sau khi đọc bài thơ cô có thể đưa ra những câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Trang 7+ Bài thơ nói về xe gì?
+ Xe chữa cháy như thế nào?
+ Xe chữa cháy dùng để làm gì?
+ Khi nào cần đến xe chữa cháy?
- Cô cho trẻ xem thêm đoạn video xe cứu hỏa dập những đám cháy
- Cô hỏi:
+ Khi có cháy các con có được đến xem không? Vì sao?
+ Những đồ dùng nào dễ gây cháy?
+ Các con có được tự ý sử dụng những đồ dùng đó không? Vì sao?
- Cô giáo dục trẻ: Những đồ dùng: bếp ga, bật lửa, nến, xăng, dầu…lànhững đồ dùng rất nguy hiểm, dễ gây cháy, các con phải tránh xa, không được
tự ý sử dụng, nhắc nhở Ba không nên hút thuốc, vì thuốc có hại cho sức khỏenếu không cẩn thận sẽ gây cháy nhà Qua đó cô có thể cung cấp thêm và giáodục cho trẻ cách thoát hiểm và tự bảo vệ khi có cháy xảy ra( Hình 5):
+ Theo các con những gì xuất hiện khi xảy ra cháy?(khói, lửa, mùi khét)+ Khi có cháy các con sẽ làm gì?
+ Các con kêu như thế nào?
Cho trẻ tập kêu cứu khi cháy (cháy! Cháy!cứu!) hô thật to để mọi ngườicùng biết
Khi cháy lớn có rất nhiều khói độc, nếu hít phải chúng mình sẽ bị ngạt thở
và có thể bị ngất ngay lập tức
Cô nói: Khi có cháy các con phải nhanh chóng chạy ra khỏi đám cháy, vừachạy vừa kêu cứu Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh phải nghetheo sự chỉ dẫn của người lớn… Khi bị cháy lên người các con hãy dừng lại nằmxuống đất lăn đi lăn lại để cho lửa tắt rồi mới chạy tiếp, bịt khăn ướt, bò sát mặtđất, bịt khăn hoặc vải thấm nước Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát rangoài lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sátxuống sàn nhà
Sau khi cung cấp những kỹ năng cơ bản về phòng tránh và tự bảo vệ khi cócháy xảy ra , tôi cho trẻ thực hành đóng vai các nạn nhân, để cho trẻ được chải
Trang 8nghiệm, giúp trẻ ghi nhớ những kỹ năng đó tốt nhất( Hình 6)
* Trong giờ trả trẻ:
Hiện nay do xã hội đang trên đà phát triển nên xuất hiện nhiều tệ nạn xảy
ra ảnh hưởng đến trẻ em đặc biệt là nạn bắt cóc trẻ em đang diễn ra ở nhữngvùng quê nên tôi chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian vềnhà
Trước tình hình như vậy tôi giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu về những tai nạn
có thể đến với trẻ và cách phòng tránh Và nhiều cha mẹ trẻ do còn bận đi làm,nên nhờ hàng xóm đón con hộ thì tôi sẽ phải hỏi trẻ: Ai đến đón con? Con biết
cô chú này không, tên là gì? Tôi sẽ gọi điện xác nhận với cha mẹ trẻ rồi mới chođón trẻ Đồng thời tôi dặn dò trẻ nếu người lạ mà con không quen biết thì khôngđược đi theo vì đó là những người xấu, không tốt, nếu chúng ta đi theo thì sẽ gặpnguy hiểm Với cách này rất hiệu quả, 100% trẻ lớp tôi được an toàn và cha mẹtrẻcũng rất yên tâm nên tôi sẽ duy trì biện pháp này cho những năm học tiếptheo( Hình 7)
* Giải pháp 3: Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ và đảm bảo an toàn
Để trẻ biết tự bảo vệ bản thân và đảm bảo an toàn cho mình ở mọi lúc,mọi nơi, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhằm giúp trẻphát triển toàn diện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế Cónhư vậy, trẻ sẽ chủ động, không dựa dẫm vào bố mẹ, vào thầy cô hay bạn bè mà
tự mình chủ động, tự tin ứng phó với những tình huống nguy hiểm có thể xảy rabất cứ lúc nào trong cuộc sống của mình Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tôinhận thấy để giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi sẽhướng dẫn trẻ thực hành những kỹ năng sau:
* Kỹ năng nhận biết nguy hiểm:
Tôi dạy trẻ cách nhận biết nguy hiểm qua hình ảnh, câu chuyện, tìnhhuống cụ thể để giúp trẻ có cái nhìn toàn diện nhất về những nguy hiểm xungquanh trẻ, từ đó trẻ sẽ tự biết cách phòng tránh để không gặp phải tình huốngnguy hiểm đó nữa
Trang 9Để trẻ nhận biết được hết các loại nguy hiểm, tôi dạy trẻ phân theo từngnhóm nguy hiểm Các mối nguy hiểm trong nhà như: điện, nước nóng, quạt, lửa,dao kéo…Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, trộm cắp, xâm hại, cướp,lạc đường… Các mối nguy hiểm bất ngờ: cháy nổ, cho cắn, ong đốt, ngộ độc…Các mối nguy hiểm ngoài môi trường: bão, lũ lụt, bị ngã vào vũng lầy, sôngnước( Hình 8a,b,c,d)…
Ví dụ: Để trẻ nhận biết các mối nguy hiểm trong nhà tôi sẽ kể cho trẻ
nghe câu chuyện “Bạn Nhân không nghe lời mẹ” nói về bạn Nhân có bạn đếnchơi và mẹ giao nhiệm vụ trông nhà cho 2 bạn, nhắc hai bạn không được nghịch
ổ điện hay bếp ga, nhưng Nhân và bạn mãi chơi đồ hàng nấu ăn không nghe lời
mẹ, bật bếp ga để chơi trò nấu ăn, may mẹ về kịp không thì đã bị cháy nhà vìNhân để chảo trên bếp quên không tắt Qua đó cô giáo dục trẻ phải vâng lời mẹ,không được sử dụng những vật nguy hiểm: điện hay bếp ga mà chưa được sựđồng ý của mẹ
Tôi chia lớp nhành các nhóm đóng vai lần lượt: vai trẻ bị lạc, vai nhânviên siêu thị, công an, vai người lạ để các con thực hiện tốt vai trò của mình.Đặc biệt tôi chú ý đến thái độ của trẻ khi bị lạc, tôi tạo động lực giúp trẻ tự tintìm kiếm sự giúp đỡ tin cậy thì sẽ giải quyết được vấn đề
Tôi dạy trẻ phải nắm được thông tin về gia đình mình, tên của bố mẹ, địachỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ Tôi khuyến khích trẻ nhớ thông tin này bằngcách thưởng cho trẻ và hàng ngày hỏi trẻ để trẻ thi đua nhau
Tôi cũng hướng dẫn trẻ cách gọi điện đến số khẩn cấp: 113, 114, 115 Tôi
Trang 10cho trẻ diễn thử gọi điện và liên lạc với người thân để quan sát xem trẻ diễn đạtnhư thế nào khi gọi điện
* Kỹ năng xử lí khi bị bắt cóc:
Tệ nạn bắt cóc trẻ em đang ngày một gia tăng trên cả nước Kẻ xấu có thểđóng vai làm bất kì ai để dụ dỗ, mua chuộc trẻ đi theo mình Có rất nhiều tìnhhuống, người lạ đóng giả làm bạn của bố hoặc mẹ để rủ trẻ đi mua bánh kẹo hay
đi mua đồ chơi Vì thế tôi sẽ hướng dẫn trẻ xử lý tình huống khi bị bắt cóc bằnghình ảnh, phóng sự và trải nghiệm thực tế dưới sự hóa trang của giáo viên và các
cô trong trường để trẻ được rèn luyện và trang bị kỹ năng ứng phó khi bị bắt
cóc.(Hình 10) ( (
- Các kỹ năng cụ thể tôi hướng dẫn cho trẻ khi bị bắt cóc đó là:
- Kỹ năng kêu cứu: tôi hướng dẫn trẻ kêu cứu thật to: “Cứu! Bắt cóc.Cứu! Bắt cóc” để nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ
- Kỹ năng bu 2 chân 2 tay vào người lạ: tôi chú ý dạy trẻ không đánh lại
vì sức của trẻ còn yếu sẽ không có tác dụng, tôi hướng dẫn trẻ dùng 2 tay 2chân bu thật chặt vào chân của người lạ làm cho họ không có thế để bắt và kêucứu thật to và từ đó có thể thoát ra vùng chạy
- Kỹ năng giả vờ ngất: nếu dùng mọi biện pháp trên mà vẫn không thoátkhỏi kẻ xấu, trái lại bị kẻ xấu đánh đập thì các con hãy giả vờ ngất xỉu, uể oải vànằm nhắm mắt, không cử động Như vậy sẽ tránh bị kẻ xấu đánh đập tiếp, mặtkhác khi thấy nạn nhân bị ngất kẻ xấu sẽ bối rối đi tìm cách cứu chữa, hoặc nghĩrằng trẻ không đủ sức để trốn chạy nữa thì nhân cơ hội đó trẻ có thể dùng tainghe để xác định và tìm cách trốn thoát hay cầu cứu người giúp đỡ
* Giải pháp 4: Cần động viên, khen thưởng trẻ kịp thời
Khen ngợi, động viên là biện pháp vô cùng hữu hiệu để kích thích, nhằmcủng cố lòng tin cho trẻ trong học tập hiệu quả Bất kỳ một đứa trẻ phát triểnbình thường nào đều có nhu cầu vươn lên khẳng định chính mình Do đó, tôi đãphải tìm mọi cách thức để kịp thời động viên, khích lệ sự vươn lên đó ở trẻ.Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích thích trẻ đem hết năng lực của mình đểhoạt động Ngược lại, nếu không có sự khích lệ đúng đắn của giáo viên trước
Trang 11những thành quả mà trẻ đạt được, thì sẽ làm cho trẻ hụt hẫng và không muốnsáng tạo nữa.
Với cách làm này tôi chủ động khen trẻ trong mọi hoạt động Đặc biệt tôichú ý đến những trẻ rụt rè, nhút nhát, dù những trẻ ấy làm được kỹ năng bìnhthường so với các bạn khác tôi cũng kịp thời động viên, khích lệ để lần sau trẻ tựtin hơn trong các hoạt động khác
Ví dụ: Với trẻ khá giỏi, việc kêu cứu thật to là điều hết sức bình thường
nhưng với những bạn nhút nhát thì thật là khó khăn Hôm đó, tôi ra phần thưởngnếu bạn nào thực hàn được kỹ năng kêu cứu thật to sẽ được cô thưởng 1 huychương chiến sĩ tự tin Thế là cả lớp đồng loạt giơ tay nhằm có được chiếc huychương mà tôi tặng Nhưng tôi đã chú ý đến bạn Nhi nhút nhát ở lớp tôi chưabao giờ dám nói to Mặc dù Nhi không giơ tay nhưng nhìn ánh mắt của con, tôibiết là Nhi cũng rất muốn có huy chương Tôi đã gọi Nhi, động viên Nhi vàhướng đến phần thưởng Tôi làm mẫu và khích lệ Nhi kêu cứu thật to Thế rồitôi đã thành công vì Nhi đã hét lên thật to như thể mình đang bị bắt cóc Tôi đã
khen ngợi Nhi và tặng huy chương cho cô bé ấy( Hình 11)
Để khen ngợi trẻ tôi quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” vào cuối ngày Đặc
biệt tôi thiết kế 2 lá cờ xanh và đỏ, lá cờ xanh là dành cho trẻ thực hiện tốt kỹnăng, lá cờ đỏ là dành cho trẻ thực hiện tốt hoạt động trong ngày Có nhiều bạnngoan, học giỏi nhưng lại ít lá cờ xanh vì thực hiện kỹ năng kém Vì vậy tôiđộng viên, quan tâm kịp thời giúp trẻ rèn kỹ năng tốt hơn để được cắm cờ Hoạtđộng mang đầy ý nghĩa, trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào về bản thân mình
* Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh:
Việc hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo
an toàn nói riêng cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả mộtquá trình Chính vì vậy, nếu chỉ dạy trẻ kỹ năng sống ở trường mẫu giáo thôi thìchưa đủ, mà trẻ cần được rèn luyện đều đặn ở nhà Môi trường gia đình thườngmang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành
kỹ năng sống ở trẻ
Vì vậy ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường ,các cháu cần được sự quan
Trang 12tâm chăm sóc của gia đình do đó cha mẹ trẻ phải nắm bắt kiến thức về kỹ năng
tự bảo vệ và kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ Đây là hình thức thường làmnhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động Việc giáo viên tích cực giaolưu với cha mẹ trẻ vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hìnhcủa trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện phápphù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc rèn luyệntrẻ đúng phương pháp
Cô mời cha mẹ trẻ học sinh đến dự một số hoạt động của trẻ ở lớp để cha
mẹ trẻ thấy rõ những điều mà trẻ được học qua đó cùng phối hợp với giáo viênnuôi dạy con mình tốt hơn.Tuyên truyền với cha mẹ trẻ qua góc “cha mẹ trẻ cầnbiết” cô dán những áp phích, tranh ảnh về kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàncho trẻ: không leo trèo lên tường rào, lan can, không nghịch vào đồ điện…không đi theo người lạ, phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm, chấp hànhluật an toàn giao thông đường bộ ( Hình 12)
Tôi mạnh dạn đề nghị với cha mẹ trẻ thường xuyên trao đổi với cô tronggiờ đón trẻ và trả trẻ, đọc bản tin “ cha mẹ trẻ cần biết” và gần gũi với trẻ để tìmhiểu các nội dung giáo dục kỹ năng sống trên lớp Đồng thời phối hợp giáo dụcrèn luyện cho trẻ ở nhà và phản ánh kết quả qua lại cả hai phía đều biết đượctình hình của trẻ
Bản chất việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻkhông chỉ dừng lại ở nhận thức, mà nó còn bao gồm cả việc bắt chước nhữnghành động đúng, nên làm trong thời điểm nào đó Đồng tình với quan điểm nàycủa tôi nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi và cha mẹ trẻ đều cố gắng làmgương cho trẻ từ việc nhỏ nhất
Ví dụ: Dùng lót tay khi bắt xoong nồi trên bếp nóng, đội mũ bảo hiểm khi
đi xe máy, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, rửa sạch và gọt hoa quảtrước khi ăn
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền cha mẹ trẻ hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ
có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống