1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Trẻ Trong Trường Mầm Non
Tác giả Phó Hiệu Trưởng
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Sáng Kiến
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 628,5 KB

Nội dung

tác vô cùng quan trọng là phụ huynh, chưa làm tốt công tác tuyên truyền về xãhội hóa giáo dục nhằm nâng cao tỷ lệ chuyên cần cũng như nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ tại trường.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Như Bác Hồ đã căn dặn:

“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

Lời căn dặn ấy của người luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm lo cho thế hệmăng non những chủ nhân tương lai của đất nước

Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầmnon được coi là một ngành học, bậc học đầu tiên, giữ vai trò nền tảng Giáo dụcmầm non đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhâncách trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươntới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em nhữngchức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩnăng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khảnăng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việchọc tập suốt đời Chính vì vậy, trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòihỏi ngành phải xây dựng những nội dung, chương trình phù hợp nhằm đổi mớiphương pháp dạy và học một cách tích cực, phù hợp, phát huy được năng lựccủa trẻ Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứngvới xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực đểđón đầu sự phát triển của xã hội

Hiện nay, trong sự đi lên của cuộc sống xã hội cùng với sự cạnh tranh gay gắtcủa nền kinh tế thị trường Ngành giáo dục cũng có sự cạnh tranh lành mạnh đó

là làm thế nào để thu hút được sự tín nhiệm của phụ huynh khi gửi con Đối vớicác trường Mầm non thì sự cạnh tranh đó càng rõ nét thể hiện ra bằng số lượnghọc sinh của mỗi trường Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung về cơ sở vật chất và xâydựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, thì việc nâng cao chất lượng học sinh vềmọi mặt làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện đứa trẻ

Ở trường mầm non chúng tôi, đội ngũ giáo viên trẻ trong trường mới vào nghềchưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ Tuygiáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, xong chưa có nhiều giáo viêngiỏi toàn diện, giáo viên mũi nhọn say xưa với chuyên môn mặc dù cũng rất yêunghề mến trẻ Một số giáo viên chưa chú trọng đến tỷ lệ chuyên cần của lớp,chưa thực sự gần gũi quan tâm động viên trẻ, làm nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫngây hứng thú cho trẻ đi học Bên cạnh đó giáo viên chưa biết tận dụng một đối

Trang 2

tác vô cùng quan trọng là phụ huynh, chưa làm tốt công tác tuyên truyền về xãhội hóa giáo dục nhằm nâng cao tỷ lệ chuyên cần cũng như nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ tại trường.

Với cương vị là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, tôi nhậnthấy trong những năm học trước việc thực hiện các nội dung nâng cao chấtlượng giáo dục cho trẻ đã được triển khai xong vẫn còn một số nội dung như:

cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, phương pháp tổ chức thực hiệncòn có hạn chế nên việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻchưa thực sự đạt được hiệu quả cao

Chính từ lẽ đó mà tôi luôn không biết phải làm gì, làm như thế nào đểcông tác chỉ đạo chuyên môn của trường được mạnh mẽ sôi nổi và có hiệu quảhơn Năm học 2022 – 2023 từ thực tiễn quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của giáoviên trong năm học trước Tôi đã cố gắng nhiều trong việc chỉ đạo nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ để nhà trường ngày càng đi lên, đáp ứng với yêu cầu sựnghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay Chính vì lý do đó mà tôi đã

lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non” để viết lên sáng kiến của mình.

Đây là kinh nghiệm thực tế của trường, là cơ hội tốt để bản thân tôi vậndụng những kiến thức đã học liên hệ với thực tế trên cơ sở đó đưa ra một số kinhnghiệm phù hợp giúp cho quá trình công tác của mình tốt hơn và mong muốnđạt được mục đích của đề tài

2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm giúp đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động

chuyên môn của mình non

- Tìm ra những biện pháp thích hợp để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục cho trẻ trong nhà trường.

3 Đối tượng nghiên cứu:

“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Đội ngũ giáo viên tại nhà trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp quan sát.

Phương pháp đàm thoại trò chuyện

Trang 3

Phương pháp điều tra

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài được nghiên cứu tại trường Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 Củng cố và thực hiện cho các năm tiếp theo.

Trang 4

II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VẤN ĐỀ.

Thực vậy, là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi thiết nghĩ giáo dụcmầm non không chỉ là dạy trẻ thơ đọc chữ, học kiến thức khoa học; đây là loạihình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan trọng trướckhi bước vào giáo dục nhà trường Thông qua sự chăm sóc ân cần, đúng phươngpháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng thểchất và tâm hồn cho trẻ Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chămsóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: Chủ trương, chính sách vĩ mô, sự vận dụng vàthực hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực củanhững người công tác quản lý, cán bộ giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáodục mầm non Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tới mụctiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội

Để thực hiện được mục tiêu trên thì đòi hỏi giáo viên phải thực sự gắn bótâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, vững chuyên môn, có kiếnthức sâu rộng, nắm được tâm sinh lý trẻ, tổ chức các hoạt động học tập vui chơicho trẻ một cách linh hoạt sáng tạo, làm sao cho trẻ được học một cách thoảimái, có nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trải nghiệm đáp ứngđược quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, để tạo ra được những “sảnphẩm giáo dục” là những em bé phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ vàtình cảm - kỹ năng xã hội, giúp trẻ tự tin hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn tronggiao tiếp

Hiện tại công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non chúng tôi còn gặp rấtnhiều khó khăn Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ phần nào chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, chưa thực sự đápứng được sự phát triển của đất nước trong thời đại mới Là một người quản lítrường mầm non tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non vàthấy rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non toàn ngành nói chung

và với trường mầm non chúng tôi nói riêng là vô cùng cần thiết

2 Khảo sát thực trạng:

Trang 5

* Đặc điểm tình hình nhà trường:

Là một trường thuộc xã miền núi vùng sâu vùng xa nhất của Huyện Ba

Vì, nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn Nhà trường

có 2 khu với 249 trẻ trong độ tuổi ra lớp Trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, khôngngừng phấn đấu để từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường

Toàn trường có 12 nhóm, lớp với 249 học sinh

Trong đó: Nhà trẻ: 3 nhóm với 46 cháu; Mẫu giáo: 9 lớp với 203 cháu.Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 37 đ/c

Ban Giám Hiệu có 03 đ/c

Giáo viên: 25 Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100 %

Nhân viên: 9 (Biên chế 02, hợp đồng 07)

- 100% cán bộ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn

- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có phẩm chất đạo đứctốt, có tuổi đời trẻ, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, mến trẻ, luôn đoànkết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và phầnlớn là người địa phương nên thuận tiện trong việc phối hợp với phụ huynh họcsinh và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

- Có đủ tổ chuyên môn theo đúng quy định

- Đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ, ham học hỏi, có trách nhiệm caotrong công việc

- Bên cạnh đó còn được phòng giáo dục đào tạo tạo điều kiện cho học hỏi

và kiến tập các chuyên đề: Phát triển chương trình giáo dục nhà trường, bổ sungnâng cao phát triển thể chất, giáo dục an toàn giao thông thực hiện chương trìnhtôi yêu Việt Nam

- Nhà trường luôn được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân huyện, xã vàđặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt độngcủa nhà trường, sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc, giáodục trẻ tại nhà

* Khó khăn:

- Phụ huynh đa số là nhân dân lao động, trình độ nhận thức còn hạn chế

do đó chưa thấy được tầm quan trọng trong việc trang bị kiến thức cho trẻ từ

Trang 6

tuổi Mầm non Một số khác do kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con đihọc ngay từ lớp Nhà trẻ do đó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáodục Ngày nay, các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em bị va chạm, tổnthương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế, ngại cho trẻhoạt động Một số phụ huynh chưa hiểu và chưa thực sự đồng tình ủng hộ cáchoạt động của nhà trường, họ e ngại khi con tham gia nhiều hoạt động sẽ gâyquá sức, ảnh hưởng tới sức khỏe của con em mình

- Giáo viên tuy có tinh thần trách nhiệm và có trình độ sư phạm đạt chuẩn

và trên chuẩn cao, song còn ít kinh nghiệm và chưa quan tâm đến việc nâng caochất lượng giáo dục trẻ, một số cô đã lớn tuổi Bên cạnh những giáo viên trẻnhiệt tình, năng động luôn tích cự tiếp thu những nội dung mới thì một số giáoviên nhiều tuổi còn ngại, chưa thể hiện sự tích cực trong các hoạt động của nhàtrường, đạt giáo viên giỏi các cấp còn ít

- Học sinh : Số học sinh trong từng lớp chưa đông nhưng tỷ lệ chuyên cầnthấp, nhiều cháu hay nghỉ học vặt Nhiều cháu đến tuổi mẫu giáo nhỡ, lớn mới

đi học

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm (Ở phụ lục I)

4 Những biện pháp thực hiện:

4.1: Biện pháp thứ nhất: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

5 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)

5.1 Biện pháp 1: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

Để tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên mộtcách toàn diện trước hết tôi nghĩ phải làm gì để giáo viên có nhận thức đúng đắnvới các quan điểm chuẩn nghề nghiệp và cũng khẳng định rằng đội ngũ giáoviên là lực lượng nòng cốt chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề rathành hiện thực Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có tầmquan trọng đặc biệt, bởi giáo viên là lực lượng trực tiếp giảng dạy, thực hiện mọihoạt động giáo dục trong trường mầm non Hơn ai hết, giáo viên là người nắmvững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác của mình Nếu giáoviên không được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên thì không thể

Trang 7

đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của ngành học trong thời đại thôngtin tri thức Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên sẽ giúp giáoviên cập nhật thông tin kiến thức mới, tay nghề được nâng cao, vững vàng vềnghiệp vụ, luôn sẵn sàng tiếp cận những đổi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển củaxã hội.

Ở trường tôi, đội ngũ giáo viên phần đông là trẻ, nên việc học tập để nângcao trình độ chuyên môn và học hỏi trau dồi nghiệp vụ là vấn đề quan trọngđược đặt ra Vì thế, ngay từ đầu năm học, trong các kế hoạch hoạt động của nhàtrường, công tác bồi dưỡng chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu, bởi tôi hiểurằng nếu mỗi giáo viên hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng công việc chămsóc nuôi dạy trẻ thì họ sẽ có ý thức trách nhiệm, say mê làm tốt công việc củamình Cho nên, tôi đã chủ động tham mưu với hiệu trưởng, thường xuyên động

viên quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên "Tự học - Tự bồi dưỡng" nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nhà trường luôn xây dựng và bồi dưỡng nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng côngnghệ thông tin vào soạn giảng Tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường bồidưỡng và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn Thực hiện đổi mới toàn diện

về nội dung và phương pháp giáo dục, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác giáo dục trẻ Tăng cường khai thác thông tin trên mạngInternet để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ

Tôi đã lên kế hoạch và thống nhất trong ban giám hiệu tổ chức sinh hoạtchuyên môn vào cuối ngày thứ 2 của tuần II và tuần IV của cho các khối lớp, tạomôi trường cho giáo viên trao đổi tọa đàm, đưa ra những ý kiến, quan điểmriêng của họ về cách tổ chức hoạt động giáo dục

- Với suy nghĩ người giáo viên phải “biết mười để dạy một”, bên cạnh

việc đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của cô và trẻtôi còn có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên về các vấn

đề sau:

- Bồi dưỡng lý thuyết chung

- Nâng cao nghệ thuật lên lớp

- Làm và sử dụng đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

- Đổi mới hình thức dạy học

Tuy nhiên khi bồi dưỡng giáo viên tôi luôn suy nghĩ lựa chọn hình thứcsao cho phù hợp với thực tế của trường và trình độ của giáo viên sao cho cóhiệu quả cao, các hình thức đó là:

Trang 8

- Bồi dưỡng tại chỗ:

+ Thông qua dự giờ thăm lớp thường xuyên theo kế hoạch của nhàtrường tôi còn có kế hoạch dự riêng từng hoạt động mà giáo viên còn hạn chế.Sau khi dự rút kinh nghiệm cụ thể với từng giáo viên, chọn những tiết tốt bồidưỡng để cả tổ dự rút kinh nghiệm

+ Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi yêu cầu giáo viên thực hiệnnghiêm túc việc rút kinh nghiệm bài dạy của tuần trước vào sổ soạn bài rồi mớisoạn bài tuần sau Trước khi soạn phải thống nhất yêu cầu sao cho phù hợp vớiđặc điểm của từng lớp và đối tượng học sinh của lớp đó, về các nội dung nhưhình thức tổ chức, đồ dùng học tập của cô và trẻ, tích hợp nội dung giảng dạy.Mặt khác tôi cũng luôn dành thời gian kiểm tra bài soạn bài của giáo viên trênphần mềm kế hoạch giáo dục và góp ý trực tiếp với những giáo viên soạn chưanghiêm túc

- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ qua tổ chức các hội thi.

Việc tổ chức hội thi cho các cô giáo là một hình thức có tác dụng rất lớncho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáoviên được học tập, trao đổi kinh nghiệm Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáoviên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hìnhthức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ ; đồng thờigiáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục

vụ, bổ trợ trong hoạt động; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tíchcực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau Trong năm học nhà trường đã tổ chức cáchội thi đó là: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường; hội thi giáo viên giỏi cấp huyện,hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường

Hình ảnh hoạt động tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện ( ở phụ lục II)

*Bồi dưỡng qua việc tổ chức các buổi chuyên đề tại trường, cho cán

bộ giáo viên cốt cán đi thăm kiến tập chuyên đề để học hỏi kinh nghiệm của các trường trong huyện.

- Thực hiện kế hoạch của phòng giáo dục tôi cho giáo viên được tham giacác lớp bồi dưỡng chuyên môn, do huyện tổ chức tại các trường Mầm non ĐồngThái, mầm non Cổ Đô,Mầm non Vân Hòa B…Sau đó tổ chức triển khai tới toànthể cán bộ giáo viên trong toàn trường sau mỗi bao giờ tôi cũng tổ chức rút kinhnghiệm tại trường để chị em cùng trao đổi, áp dụng vào thực tế của lớp mình saocho phù hợp, không áp dụng máy móc dập khuôn

Hình ảnh tổ chức chuyên đề tại trường ( ở phụ lục II)

* Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá.

Trang 9

Kiểm tra, dự giờ, đánh giá giáo viên, các hoạt động và sự tiến bộ của trẻ

về việc thực hiện chuyên đề là việc làm thường xuyên Kiểm tra dự giờ dướinhiều hình thức: Kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất Mỗi giáo viên trong lớpphải được kiểm tra ít nhất 2 lần/năm (1 hoạt động học và 1 hoạt động khác).Đánh giá việc nghiên cứu, chọn lọc, sắp xếp tài liệu, bài tập, động tác, kỹ năngcần dạy cho trẻ Việc lựa chọn nội dung bài dạy cũ liên quan đến bài dạy mới,đánh giá việc soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất đã phù hợp,đảm bảo với lứa tuổi và tình hình của trẻ tại lớp

Việc kiểm tra thường xuyên đã có tác dụng rất lớn trong công tác quản lýchuyên môn Cuối mỗi chủ điểm, mỗi giai đoạn, học kỳ đều có đánh giá rút kinhnghiệm Nhờ đó, tôi đã đề xuất trong ban giám hiệu kịp thời động viên khenthưởng cuối mỗi tháng đối với những giáo viên làm tốt, bố trí các góc hợp lý,trang trí lớp phù hợp với chủ điểm, với lứa tuổi kích thích trẻ hăng say hoạtđộng Ngược lại, khi phát hiện những thiếu sót của giáo viên, tôi nhẹ nhàng góp

ý trao đổi nhằm uốn nắn điều chỉnh kịp thời, đôi khi trực tiếp hỗ trợ giáo viêntrong quá trình tổ chức hoạt động Bằng biện pháp kiểm tra đánh giá thườngxuyên, tôi đã giúp đội ngũ giáo viên trẻ của trường mình làm việc khoa học hơn,

tự giác và chủ động hơn, biết tự kiểm tra công việc của mình, mạnh dạn trao đổikhi cần giúp đỡ, luôn chú trọng nâng cao kỹ năng hoạt động của trẻ trong cácgóc ngày một tốt hơn Qua việc kiểm tra, đã góp ý, trao đổi với giáo viên kịpthời điều chỉnh việc thực hiện các nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dụccho trẻ để phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp, từng trẻ Đây cũng chính

là cơ sở thực tiễn để chúng tôi điều chỉnh các nội dung của kế hoạch và cónhững biện pháp chỉ đạo phù hợp hơn

5.2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chuyên môn

Để chỉ đạo tốt giáo viên thì bản thân tôi luôn nghiên cứu kỹ và căn cứ

và bám sát vào các kế hoạch của cấp trên:

Căn cứ vào kế hoạch số 1115/KH- PGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2022của PGDĐT Ba Vì về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 cấp học mầmnon huyện Ba Vì

Căn cứ hướng dẫn số 1116/PGDĐT Ba Vì ngày 09 tháng 9 năm 2022 củaPGDĐT huyên Ba Vì v/v hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn năm học2022- 2023

*Nhà trường xây dựng kế hoạch phù hợp thế mạnh của nhà trường, địa phương và nhu cầu của trẻ Chú trọng phát triển năng lực của trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.

Trang 10

- Kế hoạch giáo dục của nhà trường và các nhóm, lóp: Được sử dụng kế thừakế hoạch giáo dục của các năm học trước, có cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa nộidung phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ năm học mới Công khai kếhoạch giáo dục tại bảng tuyên truyền để phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trongcông tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Chủ dộng, linh hoạt giảm thời gian hoạt động góc trong các lớp, tăng cườngtối đa tổ chục cho trẻ các hoạt động khám phá, trải nghiệm, phát triển vậnđộng ngoài thiên nhiên Trong 01 tuần Ban giám hiệu có thể quy định thay thếhoạt động góc, hoạt động ngoài trời từ 1-2 lần bằng tổ chức hoạt động giao lưuthể thao, trò choi phát triển vận động dansport, dân vũ hoặc lao động vườntrường, tham quan trải nghiệm ở khu vực trong nhà trường

- Tăng cường sử dụng các khu vực, các phòng chức năng để tổ chức hoạtđộng giáo dục lĩnh Vực phát triển thể chất, thẩm mỹ Công khai lịch hoạt độngtại các lớp, các phòng chức năng để khai thác tối đa, hiệu quả các khu vực, cácphòng chức năng trong tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp với điều kiện cơsở vật chất của mỗi nhà trường

- Chú trọng quan sát đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các hoạt động theokế hoạch ngày/tuần/ tháng để đảm bảo các hoạt động được điều chinh kịp thờinhằm đáp ứng mục tiêu cuối độ tuổi trẻ, có biện pháp tác động, hỗ trợ tích cựcvới những trẻ yếu và phát huy năng lực, năng khiếu nổi trội với những trẻ xuấtsắc

Xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa côngviệc Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nên ngay từđầu năm học, trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, tôi đã xâydựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ năm học 2022 -2023như sau:

- Tháng 8/2022: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về việc lập kế hoạch và

tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

- Tháng 9/2022: Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp

Bổ sung mua sắm đồ dùng đồ chơi.Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo

sự kiện “Bé đón tết trung thu”, chủ điểm "Trường mầm non của bé".

- Tháng 10/2022: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo sự kiện “Chào

mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10”, chủ điểm "Bản thân bé và gia đình".

- Tháng 11/2022: - Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hướng trẻ tới ngày

Nhà giáo Việt Nam 20/11

Trang 11

- Tháng 12: Kiểm tra, đánh giá góp ý cho giáo viên về việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục để điều chỉnh phù hợp với từng chủ điểm

- Tháng 1/2023: Trang trí môi trường lớp học đón chào năm mới Tổ chức các

hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ điểm "Tết – Mùa xuân

- Tháng 2/2023: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ điểm

- Tháng 3/2023: - Thay đổi các góc chơi Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo sự kiện “Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3” chủ điểm "Giao thông"

- Tháng 4/2023: - Đánh giá về năng lực của giáo viên tổ chức các hoạt động

giáo dục cho trẻ

- Tháng 5: Đánh giá về năng lực của giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục

cho trẻ.Tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi theo chủ điểm "Quê hương- ĐN -Bác

Hồ kính yêu"

Căn cứ kế hoạch của nhà trường, tôi đã hướng dẫn, tổ chuyên môn, khối,lớp, giáo viên xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi và điều kiện thực tế của lớp theo các chủ đề, sự kiện trong chươngtrình ở từng độ tuổi

Với cách xây dựng kế hoạch theo hướng cụ thể hóa nội dung công việc cầnlàm của giáo viên trong từng tháng, từng chủ điểm, đội ngũ giáo viên đã khôngcòn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Công việc đượcsắp xếp và thực hiện một cách khoa học đã mang lại hiệu quả trong việc tổ chứccác hoạt động giáo dục trẻ Để đội ngũ giáo viên hiểu và nắm bắt kịp thời hướngchỉ đạo của Ban giám hiệu về việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thì việcbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ giáo viên là rất cầnthiết

5.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi

Từ khi còn là giáo viên tôi đã nhận thức được tầm quan trọng có tính chấtquyết định đến thành công của giờ học đó là đồ dùng, đồ chơi Đặc điểm tư duycủa trẻ ở tuổi này là tư duy trực quan hình tượng Do đó trong mỗi hoạt độnghọc giáo viên có ý thức chuẩn bị đồ dùng đẹp, phong phú sử dụng đúng lúc thìhoạt động sẽ thành công vì thu hút được sự chú ý của trẻ

Xác định được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm đến việctrang bị đủ đồ dùng học tập và đồ chơi cần thiết cho các lớp (rà soát, đề xuấtmua) Sau khi điều tra cơ bản tôi tập hợp số lượng đồ dùng, đồ chơi còn thiếu ởtừng khối lớp, phân loại xem đồ dùng, đồ chơi nào cần mua thì mua còn nhữngđồ dùng, đồ chơi nào có thể làm được tôi đưa vào kế hoạch tháng chỉ đạo giáoviên bám sát theo chương trình và chủ điểm chơi từng tháng sao cho có chấtlượng và hiệu quả sử dụng cao chứ không làm tràn lan

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Căn cứ vào kế hoạch số 1115/KH- PGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2022 của PGDĐT Ba Vì về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì Khác
2. Căn cứ hướng dẫn số 1116/PGDĐT Ba Vì ngày 09 tháng 9 năm 2022 của PGDĐT huyên Ba Vì v/v hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn năm học 2022- 2023 Khác
3.Chương trình giáo dục mầm non –NXBGD Việt Nam Khác
4.Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ bằng vật liệu dẽ tìm- Phạm Việt Hà- NXBGDVN Khác
5.Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non - NXB giáo dục 1998 - Đào Như Trang Khác
7.Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non năm 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w