1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng ước lượng thương trong phép chia môn toán ở lớp 5a1 trường tiểu học bình phú

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Bình Phú

1 Tôi ghi tên dưới đây:

Họ và tên

Nơi công tác(hoặc nơi thường

Trình độchuyên

Tỷ lệ (%) đóng gópvào việc tạo ra sángkiến (ghi rõ đối vớitừng đồng tác giả,

1 Trần Thị Thúy Nhiều05/5/1980 Trường TH Bình Phú Tổ trưởngĐại họcGDTH

2 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Một số biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng ước lượng thương trongphép chia môn Toán ở lớp 5A1, trường Tiểu học Bình Phú.

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 17/10/20236 Mô tả bản chất của sáng kiến:

6.1 Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Tình trạng trước khi thực hiện những giải pháp mới.

Trong thực tế dạy- học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng ởchương trình Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn Ở môn toán, tôi nhận thấy việcthực hiện phép tính “Chia cho số có hai hoặc ba chữ số” là vấn đề mà học sinhđang gặp phải khó khăn nhiều nhất Có những học sinh đã học lên đến lớp 5 nhưlớp 5A1 của tôi đang chủ nhiệm giảng dạy còn nhiều em vẫn chưa thực hiệnđược phép chia có nhiều chữ số Vì vậy, tôi cho rằng đây là một vấn đề nan giải,việc dạy cho học sinh làm thế nào để có biện pháp tính, kĩ năng tính, sự nhuầnnhuyễn khi thực hiện thành thạo phép tính ; liên quan đến phép chia số thậpphân hay trong các bài toán thường có phép tính chia.

Trong môn Toán với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì “ Phép chiacho số có nhiều chữ số là một trong những phép tính khó nhất Điểm mấu chốttrong biện pháp tính này là vấn đề ước lượng các chữ số của thương, gọi tắt là“ước lượng thương”.

Trang 2

Nhiều năm qua, tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5 và trao đổi với các đồngnghiệp tôi nhận thấy rằng: Khả năng ghi nhớ của nhiều học sinh là rất kém,trong khi đó các em phải học và thực hiện các phép tính chia Tuy nhiên các emrất ngại và không ham thích học toán nhất là các bài toán, các phép tính trong đócó tính chia Bởi vì các em không biết cách ước lượng thương rồi từ đó khônglàm được, thậm chí chia xong cho kết quả sai, có vài em làm được nhưng rấtchậm.

b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp

- Đầu năm học tôi phát hiện đa số học sinh chưa nắm được cách “ước lượngthương” Một số học sinh kĩ năng ước lượng thương còn chậm thậm chí phầnlớn học sinh chưa biết cách “ước lượng thương” như thế nào ? học sinh thựchiện chia được nhưng còn rất chậm vì chưa có kĩ năng ước lượng thương, số HScòn lại tạm ổn nhưng cũng chưa thành thạo trong biện pháp tính Cụ thể như sau:

è Đối với học sinh

- Rất khó khăn khi thực hiện với các phép chia vì không biết cách ướclượng thương, có một số học sinh chưa chia được do chưa học thuộc các bảngnhân, chia và nhân nhẩm chưa nhanh.

- Việc thực hiện chia cho số có nhiều chữ số đang gặp khó khăn rất nhiều.- Học sinh chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ướclượng thương Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số thôngqua một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số.

è Về phía giáo viên

- Nhiều khi giáo viên chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạyToán, chưa mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào vào dạy Toán vìngại với chương trình mới, lo sợ mất thời gian từ đó lúng túng, gấp gáp khihướng dẫn học sinh Khi dự giờ, thao, hội giảng tôi thấy giáo viên chưa hướngdẫn cụ thể hay chỉ mẹo cho học sinh cách ước lượng thương mà giáo viênthường hỏi như: A chia B bắt mấy lần hay lấy số nào nhân cho B mà bằng A.Đến khi học sinh chia cho số có nhiều chữ số hay chuyên đề phép chia về sốthập phân thì học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

- Đôi khi giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo trong việc vận dụng cácphương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy thực hiện chia chosố có nhiều chữ số.

- Đối với giáo viên, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thươngđôi khi không được chú ý một cách tỉ mĩ, chưa mạnh dạn đưa một số sáng kiếncủa mình vào dạy học Toán, chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sử dụngphối hợp các phương pháp dạy học Từ thực trạng nêu trên tôi tiến hành nghiêncứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng ước lượng thươngtrong phép chia môn Toán ở lớp 5A1, trường Tiểu học Bình Phú, ” Nắm

được thực trạng đó, tôi đã tiến hành khảo sát lớp: Lớp 5A1 là lớp tôi trực tiếpgiảng dạy lớp thực nghiệm Môn học và hoạt động giáo dục của lớp xem bảng

khảo sát sau đây:

Trang 3

èBảng 1: Bảng khảo sát chất lượng trước tác động

Qua khảo sát, tôi nhận thấy các em thường làm bài tập về phép chia còn

khó khăn trong việc “ước lượng thương”.

6.2 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:a) Mục đích của giải pháp

Để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những bàigiải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và rèncho học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia và đặc biệt là phépchia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan

trọng Học sinh có kỹ năng ước lượng thương thì khi giải bài toán có thực hiện

phép tính chia hoặc các phép tính chia về “ số thập phân” ở lớp 5 thì học sinhmới thực hiện đúng và nhanh được đối với phép chia số thập phân này Để làmđược điều này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, tìm tòi phươngpháp thích hợp trong dạy toán và cần nhiều thời gian, kết hợp với sự kiên trì,chịu khó hướng dẫn, biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉmiệt mài của học sinh trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứkhông dễ dàng gì đạt được kết quả mong muốn trong một sớm một chiều Chonên khi tiến hành công việc, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại.Tuy nhiên, với tâm huyết của mình về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắngkhắc phục tránh những sai sót như những giáo viên khác khi chưa biết cáchhướng dẫn cho học sinh biết cách ước lượng thương hoặc hướng dẫn còn qualoa,…

b) Tính mới của giải pháp* Một số điểm mới

Muốn khắc phục thiếu sót của GV, học sinh với kỹ năng ước lượng thương,ngoài những biện pháp đã áp dụng tôi còn có những biện pháp mới như sau:

è2.1 Biện pháp 1: Kiểm tra phân loại và quy định với học sinh: - Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số.

- Bao nhiêu em đã có kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia nàyvà ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan hay áp dụng nhanh vào các phépchia về số thập phân.

- Bao nhiêu em chưa thực hiện phép chia được Vì sao?

Trang 4

- Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, nguyên nhân?

- Bao nhiêu em học thuộc các bảng nhân, chia.

- Bao nhiêu em biết cách nhân nhẩm, trừ nhẩm thành thạo.è2.2 Biện pháp 2: Quy định với Giáo viên:

- Chuẩn bị đồ dùng cụ thể như : máy chiếu, tấm bìa có dán nam châm,phấn màu, để hướng dẫn học sinh thực hành và luyện tập dựa vào nội dungchương trình của từng bài học, phù hợp, vừa sức với từng đối tượng học sinhtrong lớp.

- Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phảirõ ràng, dễ hiểu, các bước ngắn gọn Cần chú trọng với các bài tập hướngdẫn thực hành, chú ý kết hợp giữa thực hành và luyện tập.

- Cẩn thận, mẫu mực trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, nhậnxét đánh giá theo văn bản hợp nhất số 03 của BGD&ĐT, đồng thời giải đápthắc mắc chi tiết và kịp thời cho học sinh nắm rõ hơn.

è2.3 Biện pháp 3: Làm tròn tăng:

Nếu số chia tận cùng là 6;7;8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng ( tức làthêm 4,3;2 hoặc 1 đơn vị vào số chia) Trong thực hành, ta chỉ việc chia chebớt chữ số tận cùng đó đi và thêm 1 vào chữ số liền trước ( và che bớt chữ sốtận cùng của số bị chia)

* Ví dụ 1 : Muốn ước lượng 87 : 18 = ? Ta làm tròn 18 theo cách che

bớt chữ số 8 như ở ví dụ trên, nhưng vì 8 khá gần nên ta phải tăng chữ số 2 ởhàng đơn vị của số chia thêm 2 đơn vị để được 20, còn đối với số bị chia 87ta vẫn làm tròn tăng thành 87 bằng cách thêm 3 đơn vị để được 90 Kết quảước lượng 9 : 2 = 4 còn dư 1

Thử lại: 20 x 3 =60 < 87 và 87 – 60 = 17 nên thương ước lượng hơithiếu do đó ta phải tăng thương đó là 3 lên thành 4 rồi thử lại: 18 x 4 = 72 và87 – 72 = 15; 15 < 18 Suy ra: 87 : 18 được 4 Vậy kết quả cuối cùng 87: 18= 4,83 (thương là số thập phân mà có nhiều chữ số bên phần thập phân thìlấy 2 chữ số bên phần thập phân).

* Ví dụ 2 : Có thể ước lượng thương 5457 : 681 như sau :

- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia 81, vì 8 khá gần 10 nên ta tăngchữ số 6 lên thành 7

- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia 07

- Ta có : 54 : 7 được 7 Vậy ta ước lượng thương là 7 Thử lại : 681 x 7= 4767 ; 5457 – 4767 = 690 > 681 Vậy thương ước lượng là 7 hơi thiếu, tatăng lên 8 rồi thử lại: 681 x 8 = 5448 ; 5457 – 5448 = 9< 681

Vậy : 5457 : 681 được 8 Kết quả: 5457 : 681 = 8,013 (thương là sốthập phân mà có nhiều chữ số bên phần thập phân thì lấy 2 chữ số bên phần

thập phân)

Trang 5

è2.4 Biện pháp 4: Làm tròn giảm :

Nếu số chia tận cùng là 1;2;3 hoặc 4 thì ta làm tròn giảm (tức là bớt đi1;2 3 hoặc 4 đơn vị ở số chia) Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ sốtận cùng đó đi và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia.

* Ví dụ 1 :

Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92 thành 90 ; 23 thành 20,rồi nhẩm 90 chia 20 được 4, sau đó thử lại : 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23= 4

Trên thực tế việc làm tròn : 92 thành 90 ; 23 thành 20 được tiến hành

bằng thủ thuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2

được 4 Kết quả: 92 : 23 = 4

* Ví dụ 2 : Có thể ước lượng thương 568 : 72 = ? như sau :

- ở số chia ta che 2 đi- ở số bị chia ta che 8 đi

- Vì 56 : 7 được 8, nên ta ước lượng thương là 8

- Thử : 72 x 8 = 576 > 568 Vậy thương ước lượng là số 8 hơi thừa tagiảm xuống 7 và thử lại: 72 x 7 = 504; 568 – 504 = 64 < 72 Do đó :

568 : 72 được 7, tiếp tục ta thực hiện tiếp phần còn lại

Kết quả 568 : 72= 7,88 (thương là số thập phân mà có nhiều chữ sốbên phần thập phân thì lấy 2 chữ số bên phần thập phân).

è2.5 Biện pháp 5: Làm tròn cả tăng lẫn giảm:

Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảmrồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này.

* Ví dụ : 345 : 46 = ?

- Làm tròn tăng số chia 46 (che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5).

- Làm tròn giảm số bị chia 345 (che chữ số 5, cho HS thấy còn lại 34)- Ta có trước khi tăng và giảm thì : 34 : 4 được 8 mà sau khi tăng vàgiảm 34 : 5 được 6.

Vì 6 < 7 < 8 nên ta thử lại với số 846 x 7 = 322 ; 345 – 322 = 23 < 46

Vậy 345 : 46 được 7 Kết quả 345 : 46 = 7,5 (thương là số thập phânmà có nhiều chữ số bên phần thập phân thì lấy 2 chữ số bên phần thập phân).

è2.6 Biện pháp 6: Ước lượng cụ thể hóa và mẹo vặt.

a) Phương pháp ước lượng thương “cụ thể hóa” chỉ vận dụng đối

với HS thật sự quá chậm tiến Nếu vận dụng một cách tràn lan dẫn đến lạmdụng, tiêu cực đối với HS có khả năng ước lượng thương tiến bộ, thời điểm

Trang 6

vận dụng tốt nhất là phụ đạo riêng cho HS chậm tiến bộ Để rõ hơn, ta xemví dụ như sau:

*Ví dụ: 4786:14 = ? Ta thực hiện như sau:*Bước 1:

Sau khi dùng tấm bìa có kích thước phù hợp che bớt số 786 ở số bị chiavà 4 ở số chia ta còn lại: 4:1=4 Khi nhân vào: 4x14=56 Vì 47< 56, nên ta hạkết quả ước lượng thương xuống là 3.

*Bước 2: Khi nhân kết quả ước lượng với số chia ta phải tháo bỏ tấm

*Bước 3: Kết quả của phép nhân lúc bấy giờ là: 3x14= 42< 47 nên kết

quả này được chấp nhận Rồi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện phéptính này Kết quả như sau: 4786:14 = 341,85 (thương là số thập phân mà cónhiều chữ số bên phần thập phân thì lấy 2 chữ số bên phần thập phân).

b).Dùng mẹo vặt chỉ cho học sinh chậm tiến bộ

Ưu điểm của phương pháp này có thể chuyển phép chia cho số có nhiềuchữ số thành phép chia cho số có một chữ số Nên HS chậm tiến có thể rènkỹ năng bằng phương pháp này Cho phép giáo viên vận dụng phương phápáp dụng cách ước lượng theo mẹo vặt bằng cách đếm có bao nhiêu chữ số ởsố chia, sau đó đối chiếu ở số bị chia, những số còn lại GV dùng phấn màuđể gạch còn HS thì dùng bút chì gạch số

* VD1: 882: 36 = ?

*Bước 1: GV dùng phấn màu để gạch còn HS thì dùng bút chì gạch chữ

số 6 ở số chia và chữ số 82 ở số bị chia thì còn lại: 8:3=2 dư 2

*Bước 2: Khi nhân kết quả ước lượng với số chia, ta nhân vào:

2x36=72 Vì 72< 88, nên ta chấp nhận kết quả ước lượng thương là 2.

*Bước 3: Rồi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện phép tính này.

Kết quả như sau: 882: 36= 24,5

* VD2: 75: 12 = ?

*Bước 1: GV dùng phấn màu để gạch còn HS thì dùng bút chì gạch chữ

số 2 ở số chia và chữ số 5 ở số bị chia thì còn lại: 7:1=7

*Bước 2: Khi nhân vào: 7x12= 84 Vì 75< 84, nên ta hạ kết quả ước

lượng thương xuống là 6.

*Bước 3: Rồi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện phép tính này.

Kết quả như sau: 75: 12 = 6,25

- Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuậttính chia ( viết ) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm Nếuhọc sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các

Trang 7

em làm tính vào nháp, hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnhlại.

- Để việc làm tròn số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu họcsinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số.

- Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình, bắt đầu từ lớp3, lên lớp 4 và lớp 5 Ở lớp 3, việc giới thiệu và rèn kĩ năng ước lượngthương được thực hiện trong bài “Chia cho số có một chữ số” Lên lớp 4,phần “Chia cho số có nhiều chữ số” và lớp 5 lại được lặp lại các bài ôn tậpvề phép chia và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép chia hay qua phần“Chia số thập phân” Thực chất của vấn đề là “ Tìm cách nhẩm nhanhthương của phép chia một số n hoặc (n+1) chữ số cho một số có n chữ số.Nếu nắm được cách ước lượng thương và có kĩ năng ước lượng thương thìphép chia này đối với học sinh không còn là một khó khăn nữa và cũng nhờthế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép tính này, khôngtốn nhiều thời gian, tạo thuận lợi và hứng thú cho học sinh say mê học Toán,yêu thích môn Toán.

Vì vậy việc hướng dẫn và rèn kĩ năng “ước lượng thương trong phép chia”cho số có nhiều chữ số cho học sinh là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọngtrong quá trình dạy học Toán Cũng chính vì lý do đó mà tôi quyết định chọn đềtài này.

c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

Nhà trường đã tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho giáo viên, họcsinh và cha mẹ các em về vai trò của môn học phép Toán, vị trí, tầm quan trọngcủa việc rèn kĩ năng học Toán đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì,tính kĩ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập Tính toán tốt sẽ tạohứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác.

Đầu năm học, chúng ta tổ chức họp phụ huynh phổ biến kế hoạch hoạtđộng của nhà trường trong năm học mới, đồng thời kết hợp tuyên truyền trongphụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn môn họcToán đặc biệt “ước lượngthương trong phép chia” cho học sinh Yêu cầu phụ huynh mua sắm đủ các loạihọc cụ có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực,thước kẻ

Tổ chức cho mỗi giáo viên tự nêu được tầm quan trọng của việc rèn tínhước lượng thương trong phép chia cho học sinh đối với chất lượng các môn học,từ đó hàng ngày giáo viên thường xuyên có ý thức quan tâm rèn ước lượngthương trong phép chia cho các em.

Học sinh có tính chủ động, có hứng thú và lòng say mê khi ước lượngthương trong khi học phép chia.

Phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em mình Bên cạnh đó phụhuynh cũng đã trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh.

Trang 8

7 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Tính mới của cách hướng dẫn học sinh lớp 5A1 của lớp tôi về ước lượngthương có hiệu quả, đó là phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức củahọc sinh qua nhẩm nhanh, vận dụng nhiều biện pháp mới nhằm rèn cho học sinhnhững kỹ năng tự tìm cách ước lượng Với sáng kiến này không chỉ áp dụng chohọc sinh lớp tôi mà còn có thể áp dụng cho cả học sinh khối 5 ở trường tôi và cảcho học sinh khối 3 và khối 4, các biện pháp trên đây có khả năng vận dụng vớicác trường có cùng điều kiện với Trường Tiểu học Bình Phú.

8 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giảipháp:

Như vậy việc áp dụng các biện pháp trên để dạy ước lượng thương Nó cótác dụng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tínhnhẩm nhanh Hơn nữa nó còn giúp các em tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tựnhận xét, từ đó áp dụng những kiến thức về ước lượng thương nhanh trong thựchiện tính chia để có kết quả tốt trong các kỳ kiểm tra mà còn áp dụng vào thực tếtrong cuộc sống hàng ngày khi phải làm tính chia Ngoài ra các em nắm thủthuật ước lượng thương nhuần nhuyễn trong phép chia thì còn giúp học sinh lênTHCS sẽ học tốt hơn và không chán và bỏ học giữa chừng Đến thời điểm này,tôi thấy học sinh thực hiện phép tính chia rất tốt phần bài luyện tập, riêng họcsinh chậm tiến bộ thì nhớ các mẹo mà tôi đã chỉ dẫn các em hàng ngày cũngthực hiện thành công

Sau đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng lớp tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5A1như sau:

èBảng 2: Bảng khảo sát chất lượng sau tác động:

LớpTổng số HS

Ước lượngthương nhanh

Ước lượng thương

Ước lượngthương nhanh(trước tác động)

Ước lượngthương

(sau tácđộng)

Ước lượngthương chậm

(trước tácđộng)

Ước lượngthương chậm

+ Sau khi đã được giới thiệu cách làm này thì đa số các em đã thực hiệnđược phép tính chia và còn thực hiện rất nhanh, thành thạo trong khi ước lượng

Trang 9

thương Đa số các em đã vận dụng vào giải toán có phép tính chia các em tínhrất nhanh và đúng

+ Các em đã ham thích học môn Toán nói chung và say sưa với các phéptính chia cho số có nhiều chữ số nói riêng Bởi vì khi các em biết cách ướclượng thì khi thực hiện chia một cách dễ dàng và không còn lo sợ khi làm toáncó liên quan đến phép tính chia cho số có nhiều chữ số thậm chí là chuyên đề vềphép chia số thập phân và không còn khó khăn nữa.

+ Học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề, tiếp thu bàitốt, chất lượng học tập đồng đều hơn Học sinh ít mắc sai lầm trong quá trìnhlàm bài Tỉ lệ học sinh làm bài loại đạt được nâng lên Học sinh học giải toán cóphép tính chia hay thực hiện các phép tính chia có hứng thú hơn, không cònngán ngại, chán nản khi gặp phép tính chia nữa

+ Học sinh đã được phát huy tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức cũngnhư luyện tập thực hành Các em rất vui mừng với kết quả đạt được sau bài kiểmtra Các biện pháp và các mẹo vặt mà tôi vừa trình bày trên đã góp phần rất lớn

giúp tôi thành công trong việc “rèn kĩ năng ước lượng thương trong phépchia cho học sinh lớp 5”

Qua đó sẽ giúp học sinh việc hình thành cho các em thói quen cẩn thận,chính xác lượng số để chia rất chính xác Bên cạnh đó, đây là phép chia rất gầngũi trong đời sống thực có khoa học hơn Mặc khác, hướng dẫn và giúp học sinhthực hiện phép chia, đặc biệt là phép chia các số thập phân, (bởi vì đối với phépchia số thập phân có hướng dẫn cách chia của từng loại bài riêng, thêm vào đóhọc sinh không biết cách ước lượng thì thật sự khó khăn) và từ đó giúp các emphát triển tư duy trí tuệ, tư duy phán đoán nhẩm nhanh, ước tế của học sinhtrong việc tính toán.

9 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 10 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

10.1 Đối với phụ huynh học sinh:

- Sắm đầy đủ dụng cụ học toán cho các em cần thiết của môn học Toán.- Nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài trước khi đến trường.- Rèn cho các em thói quen làm tính tốt.

10.2 Đối với nhà trường:

- Mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, dụng cụ tính toán để giáo viên mượn vàsử dụng trong giảng dạy môn Toán.

- Nên mở chuyên đề phân môn Toán tại trường để giáo viên trao đổi kinh nghiệmgiảng dạy.

10.3 Đối với Phòng giáo dục:

-Nên tổ chức thao giảng Toán chia theo cụm để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm.

11 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả:

Trang 10

Từ kết quả bảng số liệu (trước và sau khi áp dụng) và bài tính của học sinh tôithấy: Lúc đầu, số học sinh tính khó khăn chưa ước lượng thương tốt Trong quá trìnhlàm bài, các em hay ngồi nhẩm hoài Sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao kỹ năngước lượng thương mà tôi đưa ra vào học toán chia, tôi thấy kết quả có nhiều chuyểnbiến tích cực Số lượng tính nhanh hơn, tăng lên rất nhiều.

12 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả ápdụng thử (nếu có)

13 Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lầnđầu (nếu có): Không có

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Tân Hồng, ngày 1 tháng 4 năm 2024

NGƯỜI NỘP ĐƠN

Trần Thị Thúy Nhiều

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w