1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tích cực giúp giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt tiết lịch sử

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Giúp học sinhhình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh họ

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang ngày một phát triển Vớicông tác giáo dục, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàngđầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” Trong điều 2- Luật Giáo dục, mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện.” Điều này được thực hiện xuyên suốt trong hệ thống giáo dục quốcdân, bắt đầu từ bậc Tiểu học Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Giúp học sinhhình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp bậc Trung họccơ sở.’’

Học tập là một trong những con đường dẫn đến thành công Hiện nay trongnền kinh tế tri thức thì việc học tập để phát triển bản thân, phát triển đất nướccàng trở nên quan trọng Trong nhiều thập kỉ qua, Đảng ta luôn coi trọng sự

nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm lo đến việc “ trồng người ” vì lợi ích “ trămnăm ” của đất nước Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng

Cộng Sản Việt Nam khóa VIII khẳng định: “ Coi trọng hơn nữa các môn khoahọc xã hội và nhân văn nhất là Tiếng Việt; Lịch sử dân tộc ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết:"Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốctích nước nhà Việt Nam" Lời dạy của Người vô cùng sâu sắc và ý nghĩa Nhờ

lịch sử, chúng ta biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước vàgiữ nước với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của cácthế hệ đi trước Hiểu biết về lịch sử cũng sẽ bồi đắp mỗi chúng ta lòng yêu nước,tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh, phấn đấu vươn lên Đấtnước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước vớinhiều chiến công hiển hách, lẫy lừng Như thế lịch sử đóng một vai trò rất lớntrong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là đối với học sinh Tiểu học.

Dạy học lịch sử không chỉ dạy học sinh biết tên các nhân vật, tên sự kiệnlịch sử mà làm tái hiện lại một cách sống động các nhân vật lịch sử, các sự kiệnlịch sử hào hùng của dân tộc Lịch sử không thể tái hiện lại trước mắt học sinhtrong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn mà thông qua việc tiếp xúc vớinhững chứng cứ lịch sử, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh nhữnghình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ranhững biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian,không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể Việc cung cấp sựkiện lịch sử cho học sinh càng cụ thể, giàu hình ảnh bao nhiêu thì các em cànghứng thú học tập và hiểu biết lịch sử bấy nhiêu

Chương trình Lịch sử lớp 5 phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại.Mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật tiêu biểu hoặc kết hợp cả nhân

Trang 2

vật lịch sử và sự kiện lịch sử của một giai đoạn nhất định Vì thế, mỗi bài học,giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung từng bài giúp họcsinh lĩnh hội bài học một cách hứng thú, chủ động, tích cực Chính vì lẽ đó, đổimới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là cần thiết Học sinh được tự mìnhkhám phá kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua tiếp xúcvới các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử;thông qua hoạt động quan sát, sưu tầm, ghi chép,

Môn Lịch sử góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh Ngoài ra, việc họctốt phân môn Lịch sử sẽ giúp các em học tập tốt nhiều môn hoặc phân môn khácnhư: Địa lí; Hoạt động ngoài giờ chính khóa; Tiếng Việt… Đồng thời học lịchsử giúp học sinh hiểu về lịch sử dân tộc, từ đó thêm yêu Tổ quốc, tự hào vềtruyền thống của cha ông

Trước những lí do trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra một số biệnpháp tích cực giúp người giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của họcsinh trong giờ học Lịch sử nhằm nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạyphân môn Lịch sử Với gần một năm nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng

kiến kinh nghiệm trong giảng dạy: “Một số biện pháp tích cực giúp giáo viêntổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt tiết Lịch sử ”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất, áp dụng một số biện pháp tổ chức

hướng dẫn học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh học tốt những tiếthọc lịch sử.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tích cực giúp tổ chức, hướng dẫn

học sinh lớp 5 học tiết học Lịch sử đạt hiệu quả

3.2 Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy phân môn Lịch sử ở Tiểu

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

Giáo viên và học sinh khối 5 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh (năm học2023 -2024)

5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024

6 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm các phương pháp điềutra; Nhóm các phương pháp thực tiễn như quan sát, trò chuyện; Các phươngpháp bổ trợ như: thống kê toán học, lập bảng biểu; Phương pháp phân tích.

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNGChương I Cơ sở lí luận

Biện pháp là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinhthần của một người hoặc một số người nào đó nhằm làm cho họ có được nhữngphẩm chất và năng lực theo yêu cầu đã định

Như vậy, các biện pháp tích cực giúp tổ chức hướng dẫn học sinh học tốttiết Lịch sử chính là việc tác động một cách có hệ thống đến việc học Lịch sửcủa học sinh nhằm làm cho học sinh có khả năng học tốt và yêu thích bộ môn.

1 Ý nghĩa, vai trò của phân môn Lịch sử trong chương trình tiểu học

Lớp 5 là lớp cuối của bậc Tiểu học Ở giai đoạn này, khả năng phân tíchvà tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn hẳn giai đoạn trước (lớp 1, 2,3) Môn Lịch sử và Địa lí là môn học tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiênvà các kiến thức khoa học xã hội Các kiến thức của môn học này là những kiếnthức về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh học sinh Vì thế,dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có khả năng tự phát hiện(khám phá) kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.

Môn Lịch sử là kể chuyện quá khứ Như vậy dạy lịch sử không dừng lại ởviệc cung cấp kiến thức về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu màquan trọng hơn là sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên khi cho các em tiếp cận vớicác nguồn sử liệu và tự rút ra bài học Khi giảng dạy, giáo viên cũng cần giúpHS thấy rõ những bài học quá khứ có mối liên hệ đến hiện tại và tương lai Biếtquá khứ, hiểu hiện tại và dự đoán tương lai, làm cho những giá trị của quá khứtiếp tục đóng góp cho hiện tại và tương lai; giúp các em thấy được ẩn sau lớp bụicủa thời gian, lớp rêu phong của di tích, lăng tẩm, đền đài, cổ vật là lấp lánhnhững giá trị vô giá của lịch sử Từ đó các em biết tôn trọng lịch sự và ứng xửvăn minh với quá khứ.

Lịch sử và văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triểnquốc gia, là sức mạnh tiềm tàng - nguồn nội lực to lớn - góp phần vào sự thànhbại của một quốc gia Vì vậy, cần coi trọng hơn nữa việc dạy học Lịch sử ởtrường phổ thông, góp phần tạo nên những thế hệ học sinh trưởng thành toàndiện, có chiều sâu văn hóa, góp phần phát triển đất nước bền vững.

Hiện tại, môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dụcphổ thông Lịch sử góp phần giáo dục truyền thống, một hành trang để thế hệ trẻbước vào cuộc sống Có nhà nghiên cứu còn khẳng định: “ Riêng đối với ViệtNam, lịch sử giữ vai trò cực kì quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia-dân tộc Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mếnlịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử dân tộc thì làmsao có thể hoàn chỉnh phẩm chất của một người công dân Việt Nam.”

Trang 4

2 Mục tiêu chung của chương trình dạy Lịch sử lớp 5

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng của lịchsử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX tới nay.

Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh kĩ năng: Quan sát sự vật,hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau; Nêu thắcmắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; Nhận biếtđúng các sự vật, hiện tượng lịch sử; Trình bày lại kết quả nhận thức của mìnhbằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; Vận dụng các kiến thức đã học vào thựctiễn đời sống.

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen: Hamhọc hỏi, tìm hiểu để hiểu biết lịch sử dân tộc; Yêu thiên nhiên, con người, quêhương đất nước; Tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sửvăn hóa.

Chương II Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đang diễnra mạnh mẽ trong các nhà trường Tiểu học

1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

1 1 Thực trạng dạy- học phân môn Lịch sử

Phần lớn GV dạy lịch sử trong các nhà trường là người yêu nghề, nhận thứcđược tầm quan trọng của môn học Tuy vậy phương pháp được lựa chọn phổbiến lại là thuyết trình Việc dạy học lịch sử hiện nay thường là học chay Chủyếu GV dạy phụ thuộc theo nội dung sách giáo khoa Mà thường thì nội dungSGK thường dài và nặng nề vì đa phần là kênh chữ Nên các em ít có thể hìnhdung về gia đoạn hoặc sự kiện lịch sử.

Giáo viên thường lệ thuộc, tuân thủ vào sách giáo khoa một cách nghiêmngặt, máy móc, giảng đúng như sách, nói theo sách mà không hề có sự sáng tạo.Một số giáo viên còn tóm tắt lại sách giáo khoa truyền đạt một cách sơ sài, ngắngọn, khô khan Một số giáo viên sử dụng phương pháp dạy Lịch sử chưa hợp lídẫn tới chưa gây hứng thú cho học sinh Hiện tượng thuyết giảng một chiều,thầy đọc, trò chép vẫn xảy ra trong các giờ dạy Lịch sử Những sự kiện lịch sửngồn ngộn trong sách giáo khoa được truyền thụ mang nặng tính áp đặt cứngnhắc mà không có sự đối thoại cởi mở tạo tâm lí chán nản, mệt mỏi trong họcsinh Đồ dùng học tập được giáo viên sử dụng còn nghèo nàn, quanh quẩn chỉ cómột số bức tranh, sơ đồ minh họa không đủ sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh.Giáo viên và học sinh chưa tận dụng và phát huy hết tác dụng của đồ dùng trựcquan (bản đồ, tranh ảnh….) khiến cho giờ học chưa sinh động và chưa đạt hiệuquả cao.

Trang 5

Thực tế cho thấy, một số nhiều giáo viên đang áp dụng phương pháp chưathật linh hoạt với từng em học sinh; chưa quan tâm đúng mức đến học sinh Đâuđó còn có những người thầy người cô chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưatruyền được động lực cho các em, khiến các em không hứng thú với việc học,cách truyền đạt không hấp dẫn, không có những ví dụ thực tế, dễ hiểu

1.2 Thực trạng nhà trường và giáo viên

Trường Tiểu học nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy nằm ở một xã phía namcủa Thành phố Nơi đây vốn là mảnh đất có truyền thống hiếu học Bên cạnh đó,Đảng bộ, các cấp chính quyền cũng như nhân dân trong xã rất quan tâm đến việchọc tập của con em Trường Tiểu học của chúng tôi có một đội ngũ giáo viên cótrình độ tương đối đồng đều Phần lớn giáo viên nhà trường có trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn Nhiều thầy cô đã đạt giấy khen cấpThành phố, nhiều giáo viên được công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Họcũng đều rất nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp trồng người Ban giám hiệuluôn sát sao trong công tác quản lí việc dạy và học; luôn có những giúp đỡ kịpthời về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên trong nhà trường Nhà trườngđã đạt danh hiệu Trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2; Tập thể lao động xuất sắccấp Thành phố; Đạt bằng khen của UBND Thành phố Đặc biệt, năm học này,Nhà trường phấn đấu đạt Bằng khen của Bộ giáo dục.

Tuy vậy, Vĩnh Quỳnh cũng là một xã thuần nông do nhân dân chủ yếuđều làm ruộng Vì vậy, đời sống của nhân dân chưa cao, việc học của con emchưa có điều kiện đầu tư thích đáng Khả năng giao tiếp của học sinh chưa đượcrèn luyện nhiều Ngoài ra, năng lực tư duy, khả năng tự học cũng như sự tíchcực chủ động trong học tập của học sinh vùng nông thôn còn có những hạn chếnhất định.

Việc đầu tư về đồ dùng dạy học cho phân môn Lịch sử được Ban giámhiệu quan tâm, chỉ đạo tốt, khuyến khích và đầu tư cho việc tự làm đồ dùng dạyhọc Trường đã tổ chức được một số chuyên đề Lịch sử lớp 5, trang bị cho giáoviên đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và một số đồ dùng dạy học như:tranh ảnh, bản đồ, để giảng dạy phân môn Lịch sử Các hoạt động dạy - học ởtrường có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại như: máy tính xách tay, máy chiếuprojector hoặc ti vi.

Thực tế, còn có giáo viên dạy học lịch sử giống đọc lại các thông tin trongsách giáo khoa, giảng bài chưa thật thu hút Giáo viên ngại phải đổi mới phươngpháp Việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ trong bộ đồ dùng cấp phát là có Các hoạtđộng nhóm, dự án học tập, phim tư liệu nhằm tăng tính tính cực, chủ động củaHS lại chưa được giáo viên triển khai thường xuyên.

Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên vẫn còn lúng túng trước việc làmthế nào để các em chủ động hơn trong học tập vì nhiều yếu tố Một số giáo viên

Trang 6

do lớn tuổi nên việc làm thế nào để tổ chức lớp học vui tươi, sinh động khiến họgặp lúng túng Bên cạnh đó cũng có thể họ đã quen với cách dạy truyền thốngnên việc thay đổi phương pháp mới cũng gây nên một số khó khăn nhất định.Ngoài ra, còn có giáo viên mà việc chuẩn bị cho các hoạt động giảng dạy trênlớp chưa được chu đáo lắm Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả củatiết học.

2 Thực trạng gia đình

Qua điều tra, phỏng vấn, tôi đã nắm bắt được khá nhiều thông tin về HSvà cha mẹ học sinh trong lớp Đa phần họ khá quan tâm đến tình hình học tậpcủa con em mình Tuy nhiên, do trình độ, khả năng của một bộ phận trong số họcòn hạn chế; cùng với điều kiện kinh tế còn eo hẹp, công việc bận rộn nên việcđầu tư thời gian để kèm cặp, hướng dẫn đôn đốc, nhắc nhở con em mình của phụhuynh hầu như rất hạn chế nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập củacác em học sinh

Khối lớp 5 có 10 lớp với tổng số học sinh là 455 em Nhiều phụ huynhtrên địa bàn xã ngoại thành này làm nghề nông hoặc buôn bán tự do Có trườnghợp học sinh ở với mẹ vì không có bố hay có bạn thì cha mẹ li hôn Thậm chí,đến việc mua sắm sách vở, đồ dùng phục vụ học tập cho các em họ cũng cònthiếu sót Có những phụ huynh còn nghĩ dạy dỗ, kèm cặp cho học sinh là côngviệc của người giáo viên Thậm chí, họ có tâm lí việc học là nhờ hết vào thầy côvà nhà trường Vì thế, sự quan tâm và đánh giá đúng mức việc học phân mônLịch sử của con em là hầu như rất ít Mà thông thường niềm cảm hứng cần cóđể học Lịch sử phải được truyền từ cha mẹ, gia đình, thầy cô hay niềm tự hàochung về địa phương, quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc.

3 Thực trạng học sinh

Một thực trạng trong các nhà trường hiện nay là xu hướng học sinh thíchhọc môn lịch sử đang ngày càng giảm sút Lịch sử Việt Nam là một chặngđường dài, với nhiều giai đoạn cũng là một lí do khiến lịch sử khá khô khan Nộidung các bài học chứa đựng nhiều thông tin, số liệu Nội dung sách thiết kếthiếu hấp dẫn Tôi nhận thấy học sinh có tâm lí sợ và lười phải nhớ các sự kiện,mốc thời gian trong những giờ học lịch sử

Ngay từ những tuần đầu của tháng 9 của năm học 2023- 2024, tôi quansát, theo dõi và nhận thấy học sinh trong lớp chủ nhiệm có bộ phận nhỏ họcsinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập Quá trình nhận thức của họcsinh trong học tập bao giờ cũng đi từ hình ảnh cụ thể, trực tiếp, từ đơn giản đếnkhái quát Nhận thức của học sinh qua môn lịch sử không phải là việc tìm ra cáimới, cái chưa biết mà các em phải tái tạo những tri thức lịch sử đã được thừanhận, những tri thức khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi phục bức tranh quákhứ.

Trang 7

4 Kết quả khảo sát đầu năm học 2023 – 2024

Từ tình hình thực tế của học sinh trong lớp, tôi cũng đã mạnh dạn trao đổivới đồng nghiệp trong khối Tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ yêu thích họclịch sử ở tất cả các lớp 5 trong trường Kết quả thu được như sau:

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ YÊU THÍCH HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Điểm 9 - 10Điểm 7 - 8Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5SLTỉ lệ

Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy chất lượng học sinhthích học lịch sử chưa cao Số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 còn ít, học sinh đạtđiểm 5 đến điểm 6 còn nhiều Các em chưa nắm chắc kiến thức bài học, thamgia học tập một cách thụ động, chưa tự giác tìm tòi, khám phá được kiến thức.

Chương III Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt tiết lịch sử

1 Biện pháp thứ nhất: Nghiên cứu chương trình, tham khảo tài liệu,định hướng tổ chức giờ dạy

Thầy cô giáo dạy sử phải là người có tình yêu sử Giáo viên là người chỉđạo, hướng dẫn học sinh trong hoạt động Như vậy vai trò của người giáo viênrất quan trọng Chính vì vậy, để kết quả giảng dạy môn Lịch sử được tốt, tôi đãthực hiện các hoạt động sau:

1 1 Nghiên cứu tài liệu

Tôi nhận thấy việc nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị nội dung cũng nhưphương pháp bài dạy rất cần thiết và đặc biệt quan trọng Bởi vì, chỉ có như vậythì giáo viên mới thực sự chủ động về kiến thức, về tiến trình thời gian dạy hay

Trang 8

sẽ chuẩn bị được những kiến thức, nội dung mở rộng phù hợp làm cho tiết họcphong phú, gây hứng thú cho học sinh.

Trước hết, tôi nghiên cứu SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5, sách giáo viên, tàiliệu tham khảo,… để hiểu rõ nội dung chương trình, nội dung kiến thức cầntruyền đạt cho học sinh Để tránh tình trạng học sinh chán học môn lịch sử,ngoài việc dựa vào chương trình sách giáo khoa, tôi chú trọng thay đổi phươngpháp kiểm tra, đánh giá học sinh Lịch sử sẽ là một môn học thú vị khi giáo viênáp dụng những phương pháp giảng dạy hiệu quả, sáng tạo để truyền tải thôngtin, phát triển tư duy cho học sinh.

Tôi đã lập bảng thống kê các bài dạy Lịch sử

* Dạng bài hình thành kiến thức mới gồm:

Dạng thứ nhất: Bài học viết về tình hình chính trị - kinh tế, văn hóa –xã hội (cuối hay đầu mỗi thời kỳ lịch sử).

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.Bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Bài 10: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lậpBài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.

Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Bài 19: Nước nhà bị chia cắt.

Bài 25: Lễ ký Hiệp định Pa – ri.

Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước.

Dạng thứ hai: Bài học viết về hoạt động của nhân vật Lịch sử.

Bài 1: Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.Bài 4: Phan Bội Châu và phong trào Đông du

Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

Dạng thứ ba: Bài học về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiếnthắng, chiến dịch, phản công, tiến công.

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.Bài 8: Xô Viết Nghệ – Tĩnh.

Bài 9: Cách mạng mùa thu.

Bài 13: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”Bài 14: Thu – Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”.Bài 15: Chiến thắng Biên giới Thu – đông 1950.

Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Bài 20: Bến Tre Đồng khởi.

Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa.

Bài 24: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập.

Trang 9

Dạng thứ tư: Bài học về thành tựu xây dựng đất nước.

Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.Bài 22: Đường Trường Sơn.

Bài 28: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.

* Loại bài ôn tập, tổng kết:

Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đôhộ (1858 - 1945).

Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 1954).

-Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.

* Loại bài về lịch sử địa phương:

Gồm 2 bài dạy trong tuần 31, 32 là: “ Tìm hiểu lịch sử xã Vĩnh Quỳnh”;“Vương Thừa Vũ- Vị chỉ huy tài ba.”

Việc lập được bảng thống kê trên giúp tôi có rất nhiều thuận lợi trong việcchuẩn bị kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng học tập, giúp tôi sắp xếp được đồdùng dạy học trong phần mềm Powerpoint thành hệ thống dễ sử dụng Đặc biệt,tôi nhận thấy các em hay lẫn lộn mốc thời gian, nhân vật lịch sử này với sự kiệnlịch sử kia.

Ví dụ: Có em đã nhầm Nguyễn Trường Tộ lãnh đạo cuộc phản công ởkinh thành Huế Vì vậy, để học sinh nhớ được kiến thức lịch sử một cách hệthống, tôi đã hướng dẫn học sinh dùng biện pháp lập bảng thống kê về các thờikỳ lịch sử, về sự kiện và thời gian tương ứng Với mỗi một giai đoạn lịch sử cómột bảng thống kê tương ứng phù hợp

Việc lập bảng thống kê những mốc lịch sử quan trọng từng giai đoạn giúptôi có nhiều thuận lợi trong việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị đồ dùngdạy học, giúp tôi sắp xếp được đồ dùng dạy học trong phần mềm powerpointthành hệ thống dễ sử dụng Sau khi học xong mỗi giai đoạn, tôi hướng dẫn họcsinh làm một bảng thống kê Phương án này giúp học sinh lớp 5 nắm được cáckiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, ghi nhớ lâu và tránh nhầm lẫn các mốclịch sử quan trọng Việc ôn tập kiểm tra định kì, các em học hiệu quả hơn.

1.2 Tham khảo tài liệu

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để dạy tốt phân môn Lịch sử đòi hỏingười dạy phải có một kiến thức xã hội rộng Do đó, việc tham khảo tài liệu làrất bổ ích và thiết thực Vì vậy ngoài trình độ học vấn, mỗi giáo viên Tiểu họccần tìm hiểu thêm các tài liệu phục vụ nội dung dạy học phân môn Lịch sử Quaquá trình đọc và nghiên cứu tài liệu, giáo viên sẽ sưu tầm được rất nhiều mẩuchuyện nhỏ về lịch sử, về các anh hùng, tư liệu ảnh, phim tài liệu, lịch sử,…phục vụ tốt cho giờ dạy.

Trang 10

Việc tìm hiểu, sưu tầm các kiến thức lịch sử còn có thể tiến hành thôngqua qua kênh thông tin khổng lồ là mạng Internet Thông qua mạng Internet, tôiđã sưu tầm được rất nhiều tranh ảnh, phim, tư liệu phục vụ cho giảng dạy Bằngkĩ thuật cắt và nối phim trên powerpoint, tôi đã có những tư liệu giảng dạy cógiá trị, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, làm cho các giờ học trởnên sinh động, tự nhiên, hiệu quả.

Ví dụ: Khi dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, một trong những yêu

cầu của bài này là học sinh biết sử dụng tranh ảnh cũng như các tư liệu sách giáokhoa để biết được: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào?(khó khăn chồng chất, đế quốc và thế lực phản động bao vây: nạn đói, nạndốt…) Để học sinh khắc sâu hơn hình ảnh về nạn đói, nạn dốt và cách giảiquyết nạn đói, nạn dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng những tài liệu sưu tầmđược (hình ảnh trực quan, lời thuyết minh) tôi đã giúp học sinh hiểu rõ được yêucầu trên Học sinh tỏ ra rất thích thú khi được học với phương pháp mới này Vìvậy, giờ dạy đã đạt hiệu quả.

Những tranh ảnh, phim tư liệu trên mạng Intenet cũng rất hữu dụng Ví

dụ: “Cuộc kháng chiến một nghìn ngày”, phim tư liệu “Việt Nam trên đườngchiến thắng”, “Tiến vào Dinh Độc Lập”… Tôi đã sưu tầm, bằng kĩ thuật cắt và

nối phim trên Powepoint, tôi có những tư liệu về băng hình có giá trị, phù hợpvới khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học Học sinh được tận mắt chứngkiến lại những trận đánh lịch sử, những giây phút lịch sử trên video Các em đãrất thích thú Nhờ đó các giờ dạy trở nên sinh động, hấp dẫn

* Kết quả: Với việc nghiên cứu và tham khảo tài liệu đã giúp tôi hiểu rõ

được mỗi dạng bài, nội dung bài để chuẩn bị được kế hoạch dạy học cho từngbài phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh.

1 3 Xây dựng giáo án chuyên đề

Việc xây dựng giáo án chuyên đề cho bộ môn là rất cần thiết vì quachuyên đề thực giảng, giáo viên sẽ nắm vững phương pháp dạy của bộ môn,nâng cao hiệu quả dạy học Chính vì lí do này, Ban giám hiệu trường tôi rấtquan tâm và tổ chức nhiều chuyên đề cho từng bộ môn, trong đó có phân mônLịch sử Ngoài ra, việc họp khối chuyên môn để xây dựng tiết dạy cũng vô cùngquan trọng Khi đó, tôi sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể Qua chuyên đềvà những buổi họp khối chuyên môn, tôi thấy mình nắm rõ nhiều vấn đề: yêucầu trọng tâm, cách tổ chức tiết học hiệu quả, các cách khai thác một vấn đềgiúp tay nghề của mình được nâng cao Từ đó, tôi cảm thấy tự tin và hứng thúkhi dạy Lịch sử.

2 Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn sự chuẩn bị của học sinh

Với học sinh lớp 5, phân môn Lịch sử là môn học mang tính tự học caonên tôi cho rằng việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, cách sử dụng sách giáo

Trang 11

khoa, biết cách khai thác kiến thức từ lược đồ (bản đồ); tranh ảnh,… là rất quantrọng và cần thiết Việc này sẽ giúp hình thành cho các em phương pháp học tậpbộ môn góp phần hình thành ý thức tự học Ngay từ đầu năm học, tôi rất coitrọng việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học lịch sử Trong giờ tựhọc, học sinh chuẩn bị tài liệu Lịch sử theo các bước sau:

Bước 1: Đọc trước nội dung sách giáo khoa và tự trả lời câu hỏi cuối bài.

Bước này giúp học sinh tiếp cận với nội dung bài học và suy nghĩ để trả lờicâu hỏi.

Bước 2: Tự khai thác kiến thức từ lược đồ (bản đồ) theo hướng dẫn của

giáo viên để nắm bắt được kí hiệu trong bảng chú giải, hiểu được các kí hiệutrên lược đồ (bản đồ) Quan sát các kênh hình trong sách giáo khoa để hiểu nộidung bài học.

Tự chuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh, thông tin, để chuẩn bị cho các kiếnthức của bài học mới.

Bước 3: Đưa ra những câu hỏi cần giải đáp, những vấn đề chưa hiểu rõ.

Để nêu được những câu hỏi cần giải đáp thì học sinh phải vận động trí óc, phântích tổng hợp, sáng tạo Với yêu cầu này, trong thực tế, thời gian đầu mỗi tiếthọc chỉ có 2 – 3 em có câu hỏi thắc mắc, thậm chí có tiết học không có câu hỏinào Chính vì vậy, khi có câu hỏi học sinh nêu ra, tôi thường động viên tinh thầnhọc tập của các em Đồng thời khuyến khích những học sinh khác giải đáp câuhỏi của bạn Giáo viên sẽ chọn câu hỏi hay, phù hợp để học sinh cả lớp thảoluận, giải đáp.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, một học sinh đã đặt

ra câu hỏi và hỏi khi tôi đang tiến hành hoạt động 1: “Tình hình nước ta saucách mạng tháng Tám” Em đã hỏi như sau: Tại sao gọi nạn đói và dốt là giặc?

Ví dụ 2: Khi học bài “Sấm sét đêm giao thừa”, trong phần tìm hiểu Trận

đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp tết Mậu Thân 1968, học sinh đã hỏi: Tạisao ta lại chọn đánh vào tòa Sứ quán Mĩ ?

Những câu hỏi đó được đưa ra trong giờ học, các em học sinh đã chú ýlắng nghe bạn hỏi Khi được thảo luận, được gải thích các em lắng nghe sẽ hiểurõ và ghi nhớ lâu hơn.

Bước 4: Mỗi học sinh có một cuốn Sổ tay lịch sử để ghi lại những mốc

thời gian, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử

Ví dụ: Trong sổ tay lịch sử của một học sinh đã ghi như sau:

Ngày 1-9-1858, Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

Năm 1862, Trương Định lãnh đạo nhân dân Nam Kì chống Pháp.Năm 1883, Nguyễn Trường Tộ đề nghị canh tân đất nước.

Ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc phản công kinh thành Huế.

Trang 12

Năm 1904 - 1905: Phan Bộ Châu thành lập hội Duy Tân - Phong tràoĐông du.

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ CảngNhà Rồng.

Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Nguyễn Ái Quốc.Ngày 12-9-1930 Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh

Ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Học sinh tự ghi chép như vậy sẽ nhớ lâu hơn tránh được sự nhầm lẫncác mốc lịch sử quan trọng Các em nắm được các kiến thức lịch sử một cáchnhẹ nhàng.

* Kết quả: Với các yêu cầu trên, tôi đã giúp học sinh biết cách chuẩn bị,

đồ dùng học tập phát huy trí lực các đối tượng học sinh.

Tuy vậy, để làm tốt các yêu cầu trên không phải dễ dàng và làm ngayđược Mức độ yêu cầu cần làm từ thấp đến cao, dần dần qua nhiều lần, nhiều tiếthọc, học sinh sẽ cảm thấy thích thú, tạo tính tự học, tự giác học tập

3 Biện pháp thứ ba: Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học theo đặc trưng của phân môn Lịch sử

Cũng như các môn học khác trong trường phổ thông, phương pháp dạyhọc Lịch sử cũng đổi mới theo các định hướng bao quát đó Tuy nhiên, chúng tacần xem xét những yếu tố thuộc đặc trưng bộ môn Cụ thể, phải lấy học sinh làmtrung tâm của quá trình giảng dạy Giáo viên cần chú trọng đến đối tượng ngườihọc hơn là các sự kiện lịch sử, coi trọng sự hứng thú và khả năng nhận thức củangười học hơn là những yêu cầu của chương trình Tóm lại, thầy cô dạy sử phảiuyển chuyển về phương pháp.

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, là tồn tại khách quan trongquá khứ Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịchsử Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, nhữngchứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra Do đó, việc đầu tiên, tất yếu,không thể không tiến hành là: cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằngnhiều hình thức khác nhau Ở Tiểu học, học sinh cần phải có biểu tượng về cácsự kiện lịch sử đã diễn ra, phải tạo ra được ở nhận thức của học sinh những hìnhảnh cụ thể, sinh động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trongthời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xãhội cụ thể Có nhiều phương pháp, nhiều con đường để tái tạo lịch sử, dựng lạihình ảnh của quá khứ Chính vì thế, tôi đã hết sức lưu ý đến các phương pháp:

- Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện: Tôi đã kể lại những câuchuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử, miêu tả các sự vật,đối tượng, thiết chế, đã tồn tại trong lịch sử.

Trang 13

- Sử dụng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bản đồ, phục chế hiệnvật hoặc các phương tiện nghe nhìn như phim video, radio cassette, đèn chiếu,máy chiếu qua đầu, để miêu tả, tường thuật, kể chuyện …

- Học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạpvào trí nhớ của học sinh theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinhhọc thuộc theo thầy, theo sách giáo khoa mà là thông qua quá trình làm việc vớisử liệu học sinh tự tái hiện cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịchsử đã diễn ra trong quá khứ Do đó, tôi đã tạo điều kiện cho học sinh làm việcđộc lập, tích cực, tự lực nhiều hơn Trên cơ sở các thông tin từ sử liệu, tôi nêulên những câu hỏi, những vấn đề vừa sức để các em tự giải quyết vấn đề Tôithấy phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp) có vai trò hết sức quan trọng Phươngpháp này giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, phát triển tư duymột cách độc lập, sáng tạo Tuy nhiên, các câu hỏi phải ngắn gọn, chính xác, cóthể kích thích tư duy độc lập của học sinh Đồng thời, cần nhận ra năng lực vàsự khác biệt về trình độ, sở thích, hứng thú của từng đối tượng học sinh để cónhững điều chỉnh kịp thời Kết nối lịch sử với cuộc sống bằng các hoạt độngnhư: Tham quan viện bảo tàng - nơi học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với mộtsố sự kiện và được tương tác với các hiện vật; Tham quan các di tích lịch sử,công trình kiến trúc, văn hóa Dạy lịch sử thông qua video, kênh hình, sơ đồ,biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội dung.

Hơn nữa, tôi rất chú trọng đến vấn đề đa dạng hóa các hình thức tổ chứcdạy học lịch sử Chú ý phối hợp các hình thức học chung cả lớp, theo nhóm, học

cá nhân, đối thoại thầy- trò, chơi trò chơi đóng vai, … Quan tâm tổ chức các

cuộc thảo luận ở nhóm học tập hoặc chung cả lớp để học sinh trình bày kết quảlàm việc của mình với các tư liệu lịch sử, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ,sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết cách bảo vệ ý kiếncủa mình đồng thời lại biết lắng nghe ý kiến của người khác, chia sẻ kết luận vàcơ sở lập luận của bạn, hợp tác công việc với bạn Qua việc học hỏi, hợp tác, trithức của các em trở nên sâu sắc, bền vững Tuy nhiên, không phải nội dung kiếnthức nào tôi cũng cho tiến hành thảo luận nhóm Thông thường chỉ những nộidung kiến thức phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc những nhận xét, kếtluận mà tác giả SGK đã khéo léo “để dành” không viết sẵn cho học sinh Khi tổchức cho học sinh thảo luận nhóm, tôi lưu ý tới không gian lớp học và thời giantiết học để có thể thực hiện một cách linh hoạt.

Một trong những cách giúp học sinh tham gia và thể hiện tư duy phảnbiện đối với các sự kiện lịch sử là đóng vai "giả sử em là ", "nếu em là " đểhọc sinh trở thành những nhân vật lịch sử, tranh biện một vấn đề lịch sử, qua đógiáo viên phát hiện khả năng tư duy, giải pháp và nhận định của các em về sựkiện đó.

Trang 14

*Những điểm cần lưu ý:

Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn chưa đầy đủ, sâu sắc vàchưa có khả năng tư duy khái quát cao nên việc trình bày và giảng dạy kiến thức

phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn và sinh động,

tránh tham lam dài dòng, nhồi nhét kiến thức Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các

yêu cầu chung về phương pháp đó là: tính chính xác, khoa học, tính vừa sức,tính thực tiễn, học đi đôi với hành Đặc biệt, cần phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh.

Cần lựa chọn phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn Lịch sử; Cósự phối hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học truyền thống với phương phápdạy học hiện đại không nên tuyệt đối hóa (quá đề cao) một phương pháp hayhình thức tổ chức dạy học nào, vì trong thực tiễn không có phương pháp nào làvạn năng.

Trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5, tôi thường sử dụng các phươngpháp: miêu tả, kể chuyện, tường thuật, trực quan, đóng vai … để giúp các em táitạo lại hình ảnh của lịch sử Đồng thời kết hợp với đàm thoại, thảo luận nhóm đểkích thích học sinh suy nghĩ phát huy tính tích cực của các em trong việc tìmhiểu bản chất, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng rút ra kết luận cần thiết Sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp chính là một trong những yếu tố đưađến kết quả bài học cao.

Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định”

Đây là bài học về hoạt động của nhân vật lịch sử Trong phân môn Lịch sửlớp 5 không giới thiệu tiểu sử các nhân vật lịch sử mà thông qua cuộc đời hoạtđộng và sự nghiệp của các nhân vật để làm sáng tỏ những sự kiện cơ bản củalịch sử dân tộc Ví như: Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định bất chấp lệnhbãi binh của triều đình ở lại cùng nhân dân chống giặc (1862) Như vậy: Nhânvật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử Tôi chú trọng khai thác tốtsự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.

Với bài học này tôi đã sử dụng phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêutả, tường thuật kết hợp với đàm thoại:

+ Trương Định là người như thế nào? (Tôi xem đoạn thông tin thamkhảo trong sách giáo khoa trang 11 để giới thiệu, miêu tả, khắc họa hình ảnhcủa nhân vật).

+ Khi nhận được lệnh bãi binh của triều đình, Trương Định có những bănkhoăn, suy nghĩ gì, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? (khai thác tranh SGK)

+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên lồng ghép giáo dục tưtưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọngđối với Trương Định.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w