Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này tôi muốn xây dựng mục tiêu kích thích sự hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo của học sinh lớp 6 trong các bài thực hành Mĩ thuật từ các vật liệu có
Trang 1TT Nội dung Trang
1 I Phần mở đầu
6 II Phần nội dung
9 3 Các biện pháp giải quyết
10 3.1 Biện pháp 1: Lên kế hoạch thiết kế bài dạy cụ thể, chi tiết có
thế tích hợp
4
11 3.2 Biện pháp 2: Tìm ý tưởng lồng ghép các nhiệm vụ của bài
dạy với việc tích hợp giáo dục môi trường cho các em.(phần khởi
động, hướng dẫn thực hành và phần nhận xét bài).
5
12 3.3 Biện pháp 3: Xây dụng nguồn vật liệu hữu ích từ những vật
dụng đã qua sử dụng hoặc rác thải.
8
13 3.4 Biện pháp 4: Sử dụng nguồn vật liệu hữu ích từ những vật
dụng đã qua sử dụng hoặc rác thải để tạo ra các tác phẩm nghệ
thuật mang tính thẩm mĩ cao.
8
16 III Kết luận và kiến nghị
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đất nước, của cả nhân loại Đất nước càng phát triển, môi trường càng dễ bị đe dọa, do những hành vi thiếu ý thức vì những lợi ích trước mặt của con người Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị
ô nhiễm, bị hủy hoại thêm Liệu những việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt.?
Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, các em học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 6 đang
ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm
Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các bài học trên lớp nói chung
và các bài học trong môn Mĩ thuật nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng, bên cạnh đó nội dung chương trình Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật lớp 6 có nhiều thuận lợi trong việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép tích cực với nội dung hoạt
động.Với lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biện pháp tích hợp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 thông qua Chủ đề 5 : Vật liệu hữu ích- Sách giáo khoa Mĩ thuật 6”.
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này tôi muốn xây dựng mục tiêu kích thích sự hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo của học sinh lớp 6 trong các bài thực hành Mĩ thuật từ các vật liệu có sẵn xung quanh các em, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, chỉ rõ những tác nhân và yếu tố gây hại cho môi trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tích cực để dạy học thành công chủ đề « Vật liệu hữu ích » (chương trình sách giáo khoa lớp 6- sách chân trời sáng tạo) bên cạnh đó có lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 6 thông qua chủ đề bài học
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường, các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường, những hành động để bảo vệ môi trường và vấn đề cấp thiết đối với ngành giáo dục hiện nay Bên cạnh đó, môn Mĩ thuật bậc THCS được soạn theo từng chủ đề gắn với đời sống thiết thực hàng ngày của học sinh và hướng tới nội dung chương trình mới của Bộ giáo dục, học sinh không chỉ tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà rèn các kỹ năng thực hành vận dụng, phối hợp nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều nội dung giáo dục như kỹ năng sống, kỹ năng cứng (kiến thức), kỹ năng mềm (thái độ, hành, hành vi ứng xử) Trong chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật- bộ sách Chân trời sáng tạo tôi thấy có “ chủ đề 5: Vật liệu hữu ích” rất dễ để tích hợp với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Nên trong quá trình dạy học chủ đề này, tôi đã định hướng cho học sinh không chỉ đơn thuần là thực hiện các tác phẩm nghệ thuật theo ý thích và tính sáng tạo của mình mà còn giảng giải cho các em thấy môi trường của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiễm trọng như thế nào, nguyên nhân
đó đến từ đâu và làm thế nào để chúng ta có thể cứu lấy môi trường, cứu lấy hành tinh của chúng ta khỏi những tác hại của ô nhiễm mỗi trường gây ra Đồng thời tôi cũng khuyến khích các em tạo ra những tác phẩm mang thông điệp bảo
vệ môi trường từ những vật liệu hữu ích, tái chế và sử dụng lại một số vật liệu
đã qua sử dụng để từ đó hạn chế số lượng rác thải ra môi trường
Theo tôi nhận thấy, việc học sinh chủ động tìm hiểu trải nghiệm thực tế phù hợp với xu thế đổi mới quan điểm dạy học của thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm có 5 trụ cột đó là:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình
và học để hòa nhập với thế giới” Và phù hợp với Nghị quyết 29 TW Đảng “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” và Nghị quyết 88 của Quốc hội về “Đổi mới sách giáo khoa”
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Thực trạng chung:
Chúng ta đang sống trong xã hội với nền khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày từng giờ vậy nên, kéo theo đó là những hệ lụy về ô nhiễm môi trường mang lại, khiến cho môi trường sống xung quanh chúng ta ngày càng ô nhiễm nặng nề Cùng với các môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí… môn Mĩ thuật cũng âm thầm góp sức giúp học sinh nhận thức đúng đắn về việc nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường
Môn Mĩ thuật bậc THCS trong vài năm gần đây đã được đổi sang chương trình mới (cụ thể trong chương trình sách giáo khoa lớp 6- bộ chân trời sáng tạo) được soạn theo từng chủ đề gắn với những nhu cầu thực tế của học sinh như học tập, sinh hoạt, ứng dụng vào thực tế cuộc sống… và hướng tới nội dung chương trình mới của Bộ giáo dục Tuy nhiên, vì là chương trình mới nên việc ứng dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao đang còn khiến không ít giáo viên lẫn học sinh còn nhiều lung túng, nhất là những trường ở vùng nông thôn và vùng đặc biệt khó khăn
Trang 4b)Thực trạng trường Trung học cơ sở Công Liêm:
Trường THCS Công Liêm nhiều năm liền được đánh giá là trường chất lượng cao trong huyện, là trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy học, cũng như luôn nhận được sự động viên, khích lệ, tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu trong công tác dạy và học Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn nghệ thuật tôi nhận thấy còn có một số khó khăn sau:
- Điều kiện công tác khá xa nhà nên ít nhiều có ảnh hưởng đến việc quan tâm sâu sắc đến học sinh
- Không tránh khỏi tâm lý phân biệt môn chính phụ của một số học sinh
và phụ huynh
- Nhiều em vẫn còn khó khăn nên hạn chế tiếp cận được với các dụng cụ
vẽ có giá thành cao
- Vì là môn năng khiếu nên không phải em nào cũng có khả năng thực hành tốt
Từ những khó khăn đó nên hầu như các tiết Mĩ thuật các em chuẩn bị rất
ít đồ dùng và nhiều em không có năng khiếu thường ngại học, không có hứng thú
Qua theo dõi, điều tra thực tế chất lượng kết quả khảo sát mức độ hứng thú với môn học Mĩ thuật của học sinh trường THCS Công Liêm năm học
2020-2021 (khi bắt đầu thay sách) như sau:
Lớp Số
lượng
Hứng thú với môn học Không hứng thú với môn
học
Bên cạnh đó, bản thân tôi được phân công kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội, tôi cũng nhận thấy bên cạnh những mặt làm tốt của các Đội viên trong toàn liên Đội, đâu đó vẫn còn tình trạng học sinh xả rác ra hành lang, sân trường hay trong lớp học…
Nhận thấy trách nhiệm của bản thân ở cả hai lĩnh vực: vừa đảm bảo tốt chuyên môn giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh, vừa quản lý nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường học, nên tôi đã có ý tưởng lồng ghép, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cho học sinh vào trong các bài dạy Mĩ thuật cụ thể
3 Các giải pháp giải quyết vấn đề
Để có được tiết dạy thành công trong chủ đề 5: Vật liệu hữu ích- chương trình sgk lớp 6- Sách chân trời sáng tạo, đồng thời giáo dục học sinh ý thức bảo
vệ môi trường bản thân tôi đã đề ra các giải pháp sau
3.1.Giải pháp 1: Lên kế hoạch thiết kế bài dạy cụ thể, chi tiết.
Để có một tiết dạy thành công việc đầu tiên giáo viên phải xác định được mục tiêu giáo dục, nội dung kiến thức của chủ đề bài học, thông qua nghiên cứu tài liệu tôi xác định được chủ đề: Vật liệu hữu ích - chương trình sgk lớp 6- Sách chân trời sáng tạo có các nội dung sau:
Trang 5CHỦ ĐỀ 5: VẬT LIỆU HỮU ÍCH NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1 Sản phẩm từ vật liệu
đã qua sử dụng
- Tạo hình và vẽ trang trí từ đồ vật
đã qua sử dụng
- Sản phẩm của HS
- Thể loại: Điêu khắc, thiết kế đồ họa
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
2 Mô hình ngôi nhà 3D - Tạo ngôi nhà từ các khối hình cơ
bản
- Sản phẩm của HS
- Thể loại: Điêu khắc
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
3 Khu nhà tương lai
(3D)
- Tạo khu nhà
- Sản phẩm của HS
- Thể loại: Điêu khắc
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
Sau khi xác định được hệ thống chủ đề tôi đã vạch ra các mục tiêu cụ thể
và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy
3.2 Giải pháp 2: Tìm ý tưởng lồng ghép các nhiệm vụ của bài dạy
với việc tích hợp giáo dục môi trường cho các em.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có những phần có thể tích hợp với nội dung bảo vệ môi trường để giáo dục ý thức cho học sinh như:
3.2.1 Tìm ý tưởng lồng ghép các nhiệm vụ của bài dạy với việc tích hợp giáo dục môi trường cho các em thông qua phần khởi động:
Hoạt động khởi động rất quan trọng trong việc quyết định học sinh có hứng thú với tiết học không Vì thế đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ, khám phá, tìm tòi ra những cách dẫn dắt vào bài hay để thu hút các em
Để lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong hoạt động này tôi đã đưa ra một bức tranh (một bên là trồng cây bảo vệ môi trường, một bên là những hành động hủy hoại môi trường)
Sau đó cho học sinh phân biệt, tìm ra hậu quả của mỗi hành động hủy hoại môi trường cuối cùng tôi cho học sinh kể ra những việc có thể làm để bảo
vệ môi trường để dẫn dắt ý vào bài là tái chế những vật liệu đã qua sử dụng thành những vật dụng hữu ích cho cuộc sống là việc làm hữu ích, góp phần bảo
vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm mĩ thuật phục vụ cuộc sống và học tập đẹp mắt, tiết kiệm tiền…
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS mở rộng kiến thức về các loại vật liệu có thể tái sử dụng trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật và về một số hình thức sáng tạo sản phẩm mĩ thuật từ các vật liệu đó :
+ Các sản phẩm được tạo ra từ những vật liệu nào?
+ Có thể tìm kiếm những vật liệu này ở đâu?
+ Theo em, các sản phẩm trên được sáng tạo và trang trí như thế nào?
Trang 6+ Các Sản phẩm trên có vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
+ Vật liệu tạo nên sản phẩm: Các vật liệu đã qua sử dụng
+ Cách điều chỉnh và trang trí vật liệu đã qua sử dụng thành sản phẩm mới: sử dụng vật liệu đã qua sử dụng, tạo hình và trang trí để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh
+ Vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng của sản phẩm: Tạo hình trở nên sống động, đặc sắc hơn, sản phẩm có giá trị được tái sử dụng
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều
những vật dụng, khi những vật dụng này đã cũ hay đã qua sử dụng thì vẫn có thể tái chế và sử dụng chúng với mục đích khác, nên hạn chế thải rác ra môi trường
để bầu không khí của chúng ta luôn xanh sạch Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các sản phẩm mĩ thuật làm từ vật liệu đã qua sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
3.2.2 Tìm ý tưởng lồng ghép các nhiệm vụ của bài dạy với việc tích hợp giáo dục môi trường cho các em thông qua hoạt động thực hành:
Cụ thể trong chủ đề này tôi nhận thấy đối với cả ba bài học đều có thể dễ dàng tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, ví dụ như:
Bài 1: “Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng”, thông qua viêc hướng dẫn
các em tạo ra các sản phẩm hộp đựng bút làm từ lõi giấy vệ sinh, lọ hoa làm từ chai nhựa, can nhựa… Giáo viên còn đưa ra thông điệp cho học sinh hạn chế xả rác ra môi trường, thay vào đó hãy tái chế chúng, tạo ra những vật liệu hữu ích
và đẹp mắt, phục vụ cho cuộc sống
Đối với bài 2 và 3, “Mô hình ngôi nhà 3D” và “Khu nhà tương lai” giáo viên cũng tích hợp trình chiếu và hướng dẫn các em làm ngôi nhà từ bìa cứng, rác thải, vật liệu đã qua sử dụng
3.2.3 Tìm ý tưởng lồng ghép các nhiệm vụ của bài dạy với việc tích hợp giáo dục môi trường cho các em thông qua hoạt động nhận xét bài:
Trong khi nhận xét bài cho học sinh tôi thường cho các em lên nêu ý tưởng thể hiện các tác phẩm của mình, khuyến khích những ý tưởng, những giải pháp thân thiện với môi trường mà các nhóm đưa ra
3.3 Giải pháp 3: Xây dụng nguồn vật liệu hữu ích từ những vật dụng
đã qua sử dụng hoặc rác thải để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao.
Để các em có nguồn tài liệu phong phú tôi đã phân chia lớp ra thành các nhóm nhỏ, yêu cầu mỗi bạn sưu tầm 5 đến 10 mẫu vật liệu đã qua sử dụng hoặc phế thải đã được xử lí sạch để mang đến lớp tạo thành các tác phẩm mang tính nghệ thuật phù hợp với chủ đề bài học
Trang 73.4 Giải pháp 4: Sử dụng nguồn vật liệu hữu ích từ những vật dụng
đã qua sử dụng hoặc rác thải để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao.
Sau khi tập hợp lại nguồn vật liệu mà các em mang đến lớp, tôi cho các
em phân loại theo nhóm để dễ dàng sử dụng khi cần
Cho các em xem một số hình minh họa cách làm và một số tác phẩm tiểu biểu của họa sĩ, của học sinh khóa trước và của bản thân về vật liệu đã qua sử dụng để các em có định hướng làm bài được tốt hơn, chia học sinh có cùng ý tưởng về các nhóm thực hiện, theo dõi, động viên, khích lệ các em hoàn thiện bài
Dưới đây là giáo án minh họa mẫu một tiết trong chủ đề của tôi
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
CHỦ ĐỀ 5: VẬT LIỆU HỮU ÍCH BÀI 1: SẢN PHẨM TỪ VẬT LIỆU ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(Thời lượng 2 tiết)
I MỤC TIÊU
1 Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số cách thức tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
- Tạo hình và trang trí được sản phẩm ứng dụng từ vật liệu đã qua sử dụng
- Nhận ra được ý nghĩa của việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và trong cuộc sống
2 Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi
nhóm
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm
3 Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh, sản phẩm mẫu từ đồ dùng đã qua sử dụng
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2 Chuẩn bị của học sinh
- SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học
Trang 8- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, màu vẽ, hồ dán, kéo, một số vật liệu đã qua sử dụng thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn, vệ sinh
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen
bài học
b Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát và khám phá một số sản phẩm được làm từ vật liệu
đã qua sử dụng thông qua ảnh, bài mẫu dưới đây :
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS mở rộng kiến thức về các loại vật liệu có thể tái sử dụng trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật và về một số hình thức sáng tạo sản phẩm mĩ thuật từ các vật liệu đó :
+ Các sản phẩm được tạo ra từ những vật liệu nào?
+ Có thể tìm kiếm những vật liệu này ở đâu?
+ Theo em, các sản phẩm trên được sáng tạo và trang trí như thế nào?
+ Các Sản phẩm trên có vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
+ Vật liệu tạo nên sản phẩm: Các vật liệu đã qua sử dụng
+ Cách điều chỉnh và trang trí vật liệu đã qua sử dụng thành sản phẩm mới: sử dụng vật liệu đã qua sử dụng, tạo hình và trang trí để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh
+ Vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng của sản phẩm: Tạo hình trở nên sống động, đặc sắc hơn, sản phẩm có giá trị được tái sử dụng
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều
những vật dụng, khi những vật dụng này đã cũ hay đã qua sử dụng thì vẫn có thể tái chế và sử dụng chúng với mục đích khác, nên hạn chế thải rác ra môi trường
để bầu không khí của chúng ta luôn xanh sạch Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các sản phẩm mĩ thuật làm từ vật liệu đã qua sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu
bài 1 : Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.
B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: Cách tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
a Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu
đã qua sử dụng.
b Nội dung: Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 60 SGK Mĩ thuật 6 để
nhận biết cách tận dụng và biến đổi hình khối của đồ vật đã qua sử dụng thành sản phẩm ứng dụng mới
c Sản phẩm học tập: các sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Hình khối của vật liệu đã qua sử
Trang 9- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 60 SGK
Mĩ thuật 6 để nhận biết cách tận dụng và
biến
đổi hình khối của đồ vật đã qua sử dụng
thành sản phẩm ứng dụng mới
- GV yêu cầu HS thẻo luận theo cặp và nêu
cách tạo dáng và trang trí ống đựng bút, chỉ
ra tính thẩm mĩ và công dụng của sản phẩm
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
+ Có thể sử dụng những vật liệu gì đã qua
sử dụng để tạo sản phẩm mới?
+ Để tạo hình và trang trí sản phẩm môi từ
vật liệu đã qua sử dụng cần có các dụng cụ
gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu
cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ GV kết luận
dụng có thể tạo được sản phẩm hữu ích cho cuộc sống
- Các bước tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng : + B1 Lựa chọn vật liệu đã qua sử dụng có hình khối phù hợp với việc tạo dáng và trang trí sản phẩm ứng dụng
+ B2, Cắt, ghép hình khối của vật liệu đã qua sử dụng cho phù hợp với mục đích của sản phẩm mới + B3 Trang trí cho sản phẩm thêm tính thẩm mĩ và hấp dẫn
Trang 10C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và
kĩ năng đã học
b Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK
c Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS :
+ Tập hợp các vật liệu đã qua sử dụng mà từng cá nhân sưu tẩm được để tạo kho
vật liệu chung của nhóm hoặc lớp
+ Quan sát các vật liệu tìm được để tìm ý tưởng và phác thảo hình đáng sản phẩm mới
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp và có tính khả thi để tạo sản phẩm mới
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho HS tạo hình sản phẩm :
+ Những vật liệu nào có thể đem lại hiệu quả thẩm mĩ và giá trị sử dụng cho sản phẩm mới?
+ Em sẽ tạo dáng sản phẩm như thế nào để phù hợp với giá trị sử dụng của nó?
+ Dụng cụ nào phù hợp để thực hiện tạo sản phẩm mới?
+ Em sẽ trang trí như thế nào để sản phẩm tới có tính thẩm mĩ hơn?
- GV Hỗ trợ và hướng dẫn HS luyện tập:
+ Thực hiện tạo dáng, trang trí sản phẩm theo ý thích
+ Kĩ thuật tạo hình và cách xử lí, điểu chỉnh hình khối vật liệu đã qua sử dụng trong quá trình sáng tạo và trang trí sản phẩm mới
- HS thực hành luyện tập
- GV nhận xét, bổ sung
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d Tổ chức thực hiện:
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc trưng bày chung cả lớp.
- Các nhóm giới thiệu, phân tích, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và của các nhóm, theo các gợi ý :
+ Sản phẩm em yêu thích
+ Các tạo hình sản phẩm và trang trí sản phẩm
+ Vật liệu được tái sử dụng trong sản phẩm
+ Gía trị sử dụng của sản phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :