1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giải pháp thiết kế tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học môn lịch sử và địa lý 6 phân môn địa lí 6 nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở thị trấn cành nàng

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp thiết kế, tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 6 (Phân môn Địa lí) nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Thị trấn Cành Nàng
Tác giả Đinh Thị Kim Chung
Trường học Trường THCS Thị trấn Cành Nàng
Chuyên ngành Lịch sử và Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 7,54 MB

Nội dung

MỤC LỤCPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMGIẢI PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦUTRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Trang 1

MỤC LỤC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6

(PHÂN MÔN ĐỊA LÍ) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG

Người thực hiện: Đinh Thị Kim Chung Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn Cành Nàng SKKN thuộc môn: Lịch sử và Địa lý

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài : 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 22.1 Cơ sở lý luận của vấn đề: 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 32.3 Các giải pháp đã áp dụng để thiết kế, tổ chức hoạt động khởi động

trong dạy học môn Địa lý nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6

trường Trung học cơ sở thị trấn Cành Nàng

4

2.3.1 Giải pháp 1 - Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương

pháp tổ chức trò chơi liên quan đến bài học

4

2.3.2 Giải pháp 2 - Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương

pháp vận dụng kiến thức Âm nhạc 7

2.3.3 Giải pháp 3 - Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương

pháp đóng vai bài tập, tình huống

8

2.3.4 Giải pháp 4 - Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương

pháp khai thác, vận dụng kiến thức liên môn

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp

phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt

từ loại C trở lên.

Trang 3

1 Mở đầu:

1.1 Lí do chọn đề tài:

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Phát triển giáo

dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[1] Học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn

với thực tiễn; giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục

xã hội Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và

đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[1].

Trong đó “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng

hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”[1]

Những năm qua nhằm đáp ứng được nội dung đổi mới chương trình phổthông mới, trong đó có bộ môn Lịch sử & Địa lý nhiệm vụ của giáo dục phải thựchiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống nặng về truyềnthụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hìnhthành năng lực và phẩm chất Trong phương pháp dạy học tích cực học sinh luônđược cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Một trong những

hoạt động của tiến trình dạy học đó chính là hoạt động Mở đầu theo Công văn số

5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT (Còn được gọi

là hoạt động khởi động) Mở đầu là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học

của một bài học nên có có vai trò rất quan trọng giúp tiết dạy thành công Với mụctiêu nhằm tạo ra không khí vui vẻ trong lớp và tình huống có vấn đề giúp học sinhtiếp cận được với nội dung bài học

Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước mở đầu luôn là bướctạo nền tảng, tâm thế Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mớihiệu quả Và ngược lại, nếu mở đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùngkhó khăn Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìmđược một cách mở đầu hiệu quả để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chứcnhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiếnthức

Xuất phát từ những lý do trên, dựa trên những kinh nghiệm bản thân tôi tích

lũy được và qua học hỏi bạn bè, đồng nghiệp tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp thiết

kế, tổ chức hoạt động Mở đầu trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 6 (Phân môn Địa lí 6) nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ

Trang 4

Mở đầu trong các bài dạy phân Địa lý lớp 6 nhằm thu hút học sinh chú tâm vàomôn học mà mình giảng dạy

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Giải pháp thiết kế, tổ chức hoạt động Mở đầu trong dạy học môn Lịch sử

và Địa lý 6 (Phân môn Địa lí) nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 trườngTrung học cơ sở Thị trấn Cành Nàng

- Học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Thị trấn Cành Nàng

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của bạn bè đồng nghiệp cùng bộmôn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và việc đánh giá kết quả của từngtiết dạy

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo qua sách báo vàcác thông tin có tính thời sự

- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách Mở đầu khác nhau

để đánh giá, rút kinh nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:

Hoạt động Mở đầu đóng vai trò quan trọng trong giờ học Nó là hoạt động

mở đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học Nếu

tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo họcsinh vào giờ học Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú

vị cho học sinh Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán,nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ Các em sẽ được thoải mái thamgia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết Giờ học cũng bớt sự căng thẳngkhô khan

Mục tiêu hoạt động Mở đầu: Thay đổi hình thức từ việc chỉ dùng một vàicâu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức thành một hoạt động để học sinhđược tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề; Hoạt động Mở đầu phải xác định rõ mụctiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giaonhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh

trong hoạt động Mở đầu cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã

có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình

huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới

Vai trò của hoạt động Mở đầu: Trước hết Mở đầu nhằm tạo hứng thú học tậpcho học sinh Thực tiễn cho thấy không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềmsay mê, yêu thích đối với môn học, vì vậy hoạt động Mở đầu không chỉ khơi gợihứng thú đối với bài học và còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêulâu bền đối với môn học Bên cạnh đó hoạt động Mở đầu nhằm huy động vốn trithức, kĩ năng nền tảng của học sinh Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo, quátrình này đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảngcủa cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới Vì vậy, một

Mở đầu bài học hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiếnthức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới Đồng thời hoạt động Mở đầu cũngnhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học bởi học tập là một quá trình khám

Trang 5

phá và quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giảiquyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động Mở đầu: Mở đầu trong phương phápdạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh được tổ chức thànhhoạt động riêng biệt để học sinh trực tiếp tham gia Khi xây dựng kịch bản giáoviên cần lưu ý phân chia thời gian hợp lí, sử dụng nội dung bài học để hoạt động

Mở đầu phải bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh

đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nộidung học sinh chưa biết Bên cạnh đó việc mở đầu cũng cần nhẹ nhàng và sinhđộng để tạo sự hấp dẫn cho học sinh Câu hỏi hay tình huống mở đầu cần chú ý tạođược hứng thú cho học sinh, cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu

dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được nhằm kích thích hứng thú của học sinh

Hoạt động Mở đầu dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiếnthức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấncho học sinh vào đầu giờ học Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộbài dạy Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì sẽ là một sai lầm lớn.Đặc biệt xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ởgiai đoạn lứa tuổi THCS có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiếnthức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ của các em là rất lớn, các em có tư tưởng muốn tựkhám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của bản thân chứ không thích

bị áp đặt, không thích một giờ học gò bó, căng thẳng Vì vậy cách tổ chức hoạtđộng Mở đầu theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôikéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát về nhận thức

và sự say mê, hứng thú trong giờ Địa lý học sinh trong khối 6 trường THCS Thịtrấn Cành Nàng năm học 2021 - 2022, năm học 2022 – 2023 đã cho kết quả sau:

HS có nhận thức đúng về bài học

HS có nhận thức sơ sài về bài học

HS chưa hiểu biết về bài học

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Chưa say mê, hứng thú học tập trong giờ

Trang 6

Việc tổ chức hoạt động Mở đầu trong các giờ học trong nhà trường nhữngnăm gần đây đã được giáo viên (GV) nói chung và GV bộ môn Địa lý quan tâmhơn Tuy nhiên đó mới chỉ dừng lại ở sự chú trọng một cách đơn lẻ mà chưa thànhmột hệ thống Chính bởi lẽ đó mà hiệu quả mang lại chưa thực sự cao Đa số giáoviên có thực hiện Mở đầu nhưng chỉ được tiến hành trong giờ thao giảng, dạy họcchủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học GV dành thời gian và tập trung chohoạt động khai thác kiến thức mới nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉthực hiện sơ qua bằng một vài câu giới thiệu có liên quan đến bài học Nhiều giáoviên lúng túng khi tổ chức hoạt động Mở đầu do chưa nắm được các yêu cầu, mụctiêu cơ bản dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân về phía hoc sinh:

Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau,hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng không giống nhau Có học sinh hàohứng đón nhận giờ Địa lý, các em tìm thấy những cảm xúc thẩm mỹ, những bàihọc cuộc sống giúp mình trưởng thành, hoặc cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn sovới những tiết học khác Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụđộng trong học tập, không hứng thú, không tích cực

2.3 Các giải pháp đã áp dụng để thiết kế, tổ chức hoạt động Mở đầu trong dạy học phân môn Địa lý nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6

trường Trung học cơ sở Thị trấn Cành Nàng

Căn cứ vào tình hình khảo sát khảo sát về nhận thức và sự say mê, hứng thútrong giờ Địa lý của học sinh và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạngnêu trên tôi tiến hành những giải pháp thiết kế, tổ chức hoạt động Mở đầu trongdạy học phân môn Địa lý nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 trườngTrung học cơ sở Thị trấn Cành Nàng như sau:

2.3.1 Giải pháp 1 - Tổ chức hoạt động Mở đầu bằng phương pháp tổ chức trò chơi liên quan đến bài học:

Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với học sinh trong mỗi giờ học, gópphần mang lại hiệu quả cao trong giáo dục Nó vừa thoả mãn nhu cầu được chơi,được giải trí của các em vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lí và hìnhthành nhân cách cho học sinh Khi trò chơi được tổ chức đúng cách, hợp lí, tròchơi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh Đặc biệt sử dụng trò chơi trongdạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập,giao lưu; hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện Sửdụng trò chơi trong dạy học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễdàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó Rất nhiều trò chơi còn

có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thứcmới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng Hoặc có những trò chơi giúp các em vận độngtay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trướcgây ra

Khi sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý một số điều sau: Mục đích củatrò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình Hìnhthức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, phối hợpcác hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động Luật chơi đơn giản để HS dễnhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường

Trang 7

kỹ năng học tập hợp tác Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếmtại chỗ, chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi Trên cơ

sở những định hướng ấy tôi xin thiết kế phần Hoạt động Mở đầu của phân môn địa

lí 6 trường THCS Thị trấn Cành Nàng

– Ví dụ 1: Bài 10: Cấu tạo của Trái đất Các mảng kiến tạo (Trò chơi lật

mảnh ghép)

1 Hoạt động 1: Mở đầu - Xác định nội dung liên quan đến Trái Đất.

(Dự kiến thời gian: 05 phút)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào tiết học; Giúp học sinh

xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học: Cấu tạo của Trái đất.

gồm có mấy lớp, đặc điểm của các lớp đó

b) Nội dung: Học sinh chơi Trò chơi lật mảnh ghép

c) Sản phẩm: Kết quả chơi trò chơi của học sinh theo yêu cầu nhiệm vụ của

giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV đã thiết kế 6 mảnh ghép và một tấm ảnh “Trái Đất” ẩn bên dưới, tạo

hiệu ứng khi click chuột vào mảnh ghép nào thì câu hỏi/đáp án đó xuất hiện

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh: Mỗi HS có quyền lựa chọn 1 mảnh ghép Mỗi mảnh ghép tương

ứng với 1 câu hỏi Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở Trả lời sai bạn khác sẽ

có quyền trả lời Từ miếng ghép thứ 4, ai có câu trả lời đúng về nội dung bức tranhsẽ là người thắng cuộc

Giáo viên: Hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ, gợi

mở khi học sinh gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ

* Bước 3: Báo cáo.

Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.

* Bước 4: Kết luận.

Giáo viên: Công bố đáp án chuẩn hóa kiến thức; tuyên bố ai là người chơi

thắng cuộc và dẫn vào bài mới

Trang 8

GV dẫn dắt vào bài “Trái Đất là hình tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt

trời, có biết bao điều chúng ta chưa lý giải được Vậy Trái Đất có cấu tạo ra sao

và bên trong nó gồm những gì? Bài học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau

tìm hiểu cấu tạo của Trái Đất Các mảng kiến tạo”

Ví dụ 2 Bài 13 Các dạng địa hình chính trên Trái Đất Khoáng sản

1 Hoạt động 1: Mở đầu - Xác định được các dạng địa hình chính trên Trái Đất (Dự kiến thời gian: 05 phút)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào tiết học, kiểm tra kiến

thức cũ; Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học:

Các dạng địa hình chính trên Trái Đất Khoáng sản

b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi “Đố vui để học”.

c) Sản phẩm: Kết quả chơi trò chơi của học sinh.

d) Tổ chứcthực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Khởi động với trò chơi ĐỐ VUI

GV thông qua thể lệ cuộc chơi

Các câu hỏi được thiết kế trên từng slide

Trang 9

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

Giáo viên: Công bố đáp án chuẩn hóa kiến thức và dẫn vào bài mới

Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoảng sản Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng? đó cính là nội dung bài học ngày hôm nay

2.3.2 Giải pháp 2 - Tổ chức hoạt động Mở đầu bằng phương pháp vận dụng kiến thức Âm nhạc:

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh “chất giọng” để diễn đạt

tình cảm, xúc cảm của con người Những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sốngcủa chúng ta với biết bao cung bậc được âm nhạc đã thể hiện một cách rõ nét Khivui người ta ca hát, khi buồn, tuyệt vọng, cô đơn âm nhạc đã giúp chúng ta trảilòng Trong các nhà trường THCS các môn học đều được xây dựng và tác độngđến việc hình thành nhân cách cho học sinh theo hướng chủ yếu: Từ trí tuệ đếntình cảm ngược lại âm nhạc có tác dụng đi từ con tim đến khối óc của con người

Âm nhạc giúp cho con người có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động,trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của cha ông, đạo lí làmngười Việc kết hợp đưa những ca khúc vào các tiết dạy học Địa lý là điều rất cầnthiết và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong dạy học Địa lý hiện naynhư: Giúp giảm bớt sự khô khan trong việc dạy và học làm cho giờ học Địa lí;Cải thiện thực trạng học sinh còn xa rời với bộ môn, giúp các em nhìn nhận lại vềcách học môn không coi Địa lý là môn học phụ Đặc biệt thông qua ca từ và âmnhạc sẽ có sức lay động đến tâm tư, tình cảm và nhận thức của người học nhằmgiúp các em điều chỉnh hành vi, rèn luyện các năng lực đáp ứng nhu cầu giáo dụctrong thời kỳ mới

Trên cơ sở những định hướng ấy tôi xin thiết kế phần Hoạt động Mở đầu của

Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất Khí áp và gió như sau:

1 Hoạt động 1: Mở đầu- Xác định được các lớp vỏ khí trên Trái Đất Khí áp và gió.(Dự kiến thời gian: 05 phút)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào tiết học; Giúp học sinh

xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học Bài 15: Lớp vỏ khí

của Trái Đất Khí áp và gió

b) Nội dung: Học sinh nghe, hát theo bài hát, xử lí câu hỏi có vấn đề xác định

cách thức thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Đáp án của câu hỏi theo yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên, trình

bày được nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo - Video bài hát Cánh diều tuổi

thơ [2]

Trang 10

d) Tổ chứcthực hiện:

* Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên: Cho học sinh nghe, hát bài hát: Cánh diều tuổi thơ

https://www.youtube.com/watch?v=DjIGJGHw_L0

*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Khởi động với bài hát Cánh diều tuổi thơ

https://www.youtube.com/watch?

v=DjIGJGHw_L0

+ Trong lớp chúng ta có những bạn nào từng

đi thả diều?

+ Tại sao diều lại bay được trên bầu trời?

Yêu cầu học sinh đọc, suy nghĩ trả lời câu hỏi

trên slide

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh

nhất

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Giáo viên: Yêu cầu đại diện học

sinh báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh: Đại diện báo cáo kết

quả, thảo luận, nhận xét bổ sung

* Bước 4: Kết luận, nhận định.

Giáo viên: Công bố đáp án chuẩn

hóa kiến thức; Đối chiếu nhận xét,

đánh giá các mức độ hoàn thành

nhiệm vụ của học sinh, dẫn vào bài

mới

Hình 1 HS nghe bài hát Cánh diều tuổi thơ

Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí quyển hay lớp vỏ khí

của Trái Đất Lớp vỏ khí gồm những thành phần nào và cấu tạo ra sao? Khí áp và gió phân bố như thế nào trên Trái Đất?đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay

2.3.3 Giải pháp 3 - Tổ chức hoạt động Mở đầu bằng phương pháp đóng vai bài tập, tình huống

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách

ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp HSsuy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các

em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của

phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy Dạy họcbằng phương pháp đóng vai là một trong các phương pháp dạy học chủ động, ngàycàng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất để dạy về

kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt độngđược trong một tập thể, cộng đồng Qua đóng vai học sinh được rèn luyện thựchành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khithực hành trong thực tiễn vì thế tạo hứng thú và chú ý cho học sinh Tạo điều kiệnlàm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành

Trang 11

vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội, các em cóthể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Trên cơ sở những định hướng ấy tôi xin thiết kế phần Hoạt động Mở đầu của

Bài 4 “Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ Tìm đường đi trên bản đồ”như sau:

1 Hoạt động 1: Mở đầu – Biết cách khai thác bản đồ (Dự kiến thời gian:

05 phút)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào tiết học; Giúp học sinh

xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học: Kí hiệu và bảng chúgiải trên bản đồ; Đọc một số bản đồ thông dụng; Tìm đường đi trên bản đồ thông

qua nội dung Bài 4 “Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ Tìm đường đi trên bản

đồ”.

b) Nội dung: Học sinh đọc tình huống, đóng vai, xử lí câu hỏi có vấn đề xác

định cách thức thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Phần đóng vai của học sinh, đáp án của câu hỏi theo yêu cầu

nhiệm vụ, trình bày được nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo.

d) Tổ chứcthực hiện:

* Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên: Cho học sinh đóng 1 tiểu phẩm ngắn hoặc 1 nhóm HS được giao tiến

hành vở kịch Yêu cầu HS sau khi quan sát và lắng nghe vở kịch hãy:

+ Địa danh nào được nhắc đến trong vở kịch?

+ Địa danh đó thuộc tỉnh nào?

+ Những đồ dùng cần thiết nhất khi đi chơi

>>> HS cần ghi chép thông tin đầy đủ trong vở/giấy note

TIỂU PHẨM Bố: Cuối tháng này, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cả nhà mình có dự kiến đi đâu chơikhông?

Mẹ:Em thích đi chỗ nào mát mẻ ấy anh

Con trai:hay ta đi sầm sơn nhé Bố Mẹ

Mẹ: Mẹ nghĩ là đi Sầm Sơn mãi cũng chán, nhà mình mới đi cách đây khônglâu Mẹ nghĩ đi nghỉ mát lần này, cả nhà mình nên đi đảo Cát Bà 1lần cho biết ạ

Bố: Được đấy, bố sẽ đưa cả nhà đi thăm quan đảo Cát Bà

Con trai: Ơ nhưng đảo Cát Bà có xa không bố? cách nhà ta bao nhiêu km? Bố

Mẹ chưa đi lần nào liệu có biết đường không?

Mẹ: Con yên tâm mẹ mới mua tờ bản đồ rồi, mẹ hướng dẫn cho con xem nhé.Ngoài tờ bản đồ này ra trên điện thoại thông minh của Mẹ sẽ chỉ đường chochúng ta đến mọi nơi ta muốn

Bố: Nhất trí với hai mẹ con Nhớ là mang máy ảnh và ống nhòm để ghi lạikhoảng khắc đáng nhớ nhé!

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên: Hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ học sinh

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Giáo viên: Yêu cầu đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Trang 12

Học sinh: Đại diện thảo luận,

nhận xét bổ sung

* Bước 4: Kết luận, nhận định.

Giáo viên: đánh giá các mức độ

hoàn thành nhiệm vụ của học

sinh Giáo viên dẫn dắt vào bài

học

Hình 2 HS tham gia đóng vai Còn các em đã biết đọc và sử dụng bản đồ chưa? Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc

Các tác phẩm ngữ văn là kho tàng vô cùng quý báu về những kinh nghiệm,lối sống của ông cha ta truyền lại, vận dụng vào việc hình thành nhân cách,đạo đứccho học sinh vừa là tiếp thu vừa là tiếp nối truyền thống đạo đức dân tộc Rènluyện kỹ năng so sánh, phân tích, đối chiếu các nguồn tài liệu trên cơ sở đó có kếtluận khách quan chính xác, phát huy năng lực tự học cho học sinh

Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy phân môn Địa lý cấp THCS bảnthân tôi luôn mạnh dạn sử kiến thức liên môn vào trong hoạt động giảng dạy nóichung và hoạt động khởi động nói riêng để các em học sinh nhanh chóng nhận biếtđược các nội dung của bài và ý nghĩa giáo dục qua bài dạy Bên cạnh đó học sinhsẽ tiếp xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh động hơn Có thể nói rằng trong quátrình thiết kế hoạt động khởi động giáo viên có thể khai thác ca dao, tục ngữ, thành

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bài hát “Cánh diều tuổi thơ ” của Đỗ Trọng Khải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh diều tuổi thơ
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
3. Tham khảo video https: youtu.be/R2fF8A5N-tI?si=LeAS8m41SiKPEk5 Khác
4. Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT Khác
5. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 6 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w