1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh lớp 6 trường thcs chu văn an ôn luyện về chất và sự biến đổi chất

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,93 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (0)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (0)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (5)
    • 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (5)
    • 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (0)
      • 2.2.1. Thuận lợi (5)
      • 2.2.2. Khó khăn (5)
    • 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề (0)
      • 2.3.1. Giải pháp chung (6)
      • 2.3.2. Giải pháp cụ thể (6)
        • 2.3.2.1. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy (6)
        • 2.3.2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập theo chủ đề (6)
      • 2.3.3. Thực hiện giải pháp (0)
    • 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường (0)
      • 2.4.1. Với hoạt động giáo dục (0)
      • 2.4.2. Với bản thân (21)
      • 2.4.3. Với đồng nghiệp và nhà trường (0)
  • 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (21)
    • 3.1. Kết luận (21)
    • 3.2. Kiến nghị (21)
  • Tài liệu tham khảo (22)
  • Phụ lục (6)

Nội dung

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018: cùng với các môn học khác, môn KHTN góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần Môn KHTN hình thành và phát triển cho

HS các phẩm chất và năng lực chung đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bên cạnh đó, môn KHTN hình thành và phát triển cho HS các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Để đạt được các yêu cầu trên lâu dài và bền vững thì việc ôn tập, củng cố cho học sinh vô cùng quan trọng Việc củng cố và ôn luyện kiến thức cho HS có thể thực hiện trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, chủ yếu giáo viên hướng dẫn HS phương pháp tự học tập, tự ôn luyện Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chủ động, tích cực chiếm lĩnh, thực hành, vận dụng tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, thông qua một số phương pháp dạy học chủ yếu tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học

Theo nội dung chương trình môn KHTN: Phần chất và sự biến đổi của chất trong chương trình KHTN 6 là phần kiến thức cụ thể đầu tiên HS được học ở môn KHTN 6 sau khi làm quen với môn học Vì vậy khi các em có phương pháp học tập tốt phần này thì các em sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được các phần kiến thức ở các lớp sau

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi Đối với học sinh lớp 6 đa số đã hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học tập. Đặc thù môn KHTN cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải quyết các vấn đề trong thực tế, dễ kích thích trí tò mò, lòng yêu thích môn học của HS.

Hầu hết HS nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và các tổ chức chính quyền.

Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm nhiều năm công tác, được giảng dạy đúng chuyên môn của mình, được thường xuyên bồi dưỡng chuyên về chương trình GDPT 2018

HS lớp 6 gặp khó khăn khi bước đầu làm quen với môi trường mới, nhiều môn học mới, phương pháp học, thời gian học tập trên lớp cũng khác với bậc tiểu học làm cho các em không khỏi bỡ ngỡ.

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trước tiên, GV phải hướng dẫn HS các bước học tập để có thể học tốt môn KHTN.

Bước 1: Chuẩn bị bài: HS cần đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị các câu hỏi để hỏi GV, ghi chú những vấn đề khó, thực hiện các nhiệm vụ GV giao (nếu có).

Bước 2: Tham gia học tập trên lớp: Đi học đầy đủ, chuyên cần; ghi chép bài đầy đủ, khoa học; tham gia tích cực các hoạt động học tập; cố gắng rèn luyện các kĩ năng, làm quen và sử dụng tốt đồ dùng học tập.

Bước 3: Tự học tại nhà:

- Đọc lại nội dung bài học.

- Tóm tắt kiến thức cốt lõi của bài học bằng sơ đồ tư duy.

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Bước 4: Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.

2.3.2.1 Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức sẽ khiến học sinh phải động não, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến thức đã học, giúp cho học sinh có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học Bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết học sinh sẽ tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề theo ý mình các em sẽ cảm thấy phấn khởi và có hứng thú với bài học hơn Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà hay có thể trình bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học

Phần chất và sự biến đổi của chất gồm 4 chủ đề có thể được tóm tắt bởi các sơ đồ tư duy sau:

Chủ đề 3 Bài 5 Sự đa dạng của chất (Phụ lục 1)

Chủ đề 3 Bài 6 Tính chất và sự chuyển thể của chất (Phụ lục 2)

Chủ đề 4 Bài 7 Oxygen và không khí (Phụ lục 3)

Chủ đề 5 Bài 8 Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

(Phụ lục 4) Chủ đề 5.9 Một số lương thực - thực phẩm thông dụng (Phụ lục 5)

Chủ đề 6 10 Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch (Phụ lục 6)

Chủ đề 6 11 Tách chất ra khỏi hỗn hợp (Phụ lục 7)

Sau mỗi chủ đề, GV cho HS hệ thống kiến thức của toàn bộ chủ đề bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp HS ghi nhớ kiến thức Từ đó vận dụng để thực hiện các bài tập.

2.3.2.2 Xây dựng câu hỏi, bài tập theo chủ đề

GV xây dựng bộ câu hỏi phù hợp với từng chủ đề, theo nhiều mức độ.Dựa vào hệ thống câu hỏi, bài tập theo từng chủ đề của Phần chất và sự biến đổi của chất, HS có thể tự ôn luyện sau khi học xong chủ đề đó hoặc tự ôn luyện thêm trước khi vào học phần chất và sự biến đổi của chất của KHTN 7

Sau đây là hệ thống câu hỏi tôi đã xây dựng cho từng chủ đề để HS ôn tập sau khi học xong các chủ đề đó.

Chủ đề 3: Các thể của chất Câu 1 Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp.

Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:

A ngôi nhà, con gà, xe đạp B con gà, nước biển, xe đạp.

C ngôi nhà, viên gạch, xe đạp D con gà, viên gạch, xe đạp.

Câu 2 Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

A vi khuẩn, đôi giày, con cá B vi khuẩn, con cá, con mèo.

C con cá, con mèo, máy bay D vi khuẩn, con cá, máy bay.

Câu 3 Cho mẫu chất có đặc điểm sau: Có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó Mẫu chất đó đang ở thể nào?

A Rắn B Lỏng C Khí D Không xác định được

Câu 4 Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? a) Trong cơ thể người có tới gần 70% về khối lượng là nước. b) Quần áo may bằng sợi cotton (90-97% là cenllulose) sẽ thoáng mát hơn quần áo may bằng nilon (sợi tổng hợp). c) Sự quang hợp của cây xanh tạo ra khí oxygen. d) Chiếc ô tô được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo và nhiều chất khác nữa. e) Muối ăn được sản xuất từ nước biển.

- Vật thể tự nhiên: cơ thể người, cây xanh, nước biển.

- Vật thể nhân tạo: quần áo, ô tô.

- Vật sống: cơ thể người, cây xanh.

- Vật không sống: quần áo, ô tô, nước biển.

- Chất: cellulosse, nilon, oxygen, sắt, nhôm, cao su, chất dẻo, muối ăn.

Câu 5 Hãy kể tên một số vật thể chứa một hoặc đồng thời các chất sau: nhôm, cao su, nhựa, sắt

- Nhôm: ấm nhôm, nồi nhôm, mâm nhôm

- Cao su: găng tay cao su, dép cao su, lốp xe cao su

- Nhựa: hộp nhựa, ghế nhựa, chậu nhựa, cốc nhựa, vỏ bút,

- Sắt: khung xe đạp, đinh sắt, búa sắt

- Đồng thời nhôm, cao su, nhựa, sắt: máy bay, xe ô tô, xe máy,

Câu 6 Nêu ví dụ chứng minh chất khí dễ lan tỏa

+ Mở lọ nước hoa, mùi hương lan tỏa cả phòng.

+ Nấu ăn mùi hương của thức ăn lan tỏa khắp nhà.

Câu 7 Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất?

A Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy.

B Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước.

C Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc.

D Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.

Câu 8 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trong các câu sau: a) Tính tan trong nước là (1) của muối ăn. b) Khả năng cháy trong oxygen là (2) của than.

A (1) tính chất vật lí, (2) tính chất vật lí.

B (1) tính chất hóa học, (2) tính chất hóa học.

C (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hóa học.

D (1) tính chất hóa học, (2) tính chất vật lí.

Câu 9 Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi?

A Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh.

B Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng.

C Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng

D Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.

Câu 10 Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào? a) Đun chảy một mẩu nến. b) Sương đọng trên lá cây

Lời giải a) Mẩu nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng -> Quá trình nóng chảy. b) Hơi nước ngưng tụ thành sương đọng trên lá cây -> Quá trình ngưng tụ.

Câu 11 Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu sắc, tính tan, )

Một số tính chất của:

- Muối ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, không tan trong nước, không cháy được.

- Đường ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước, cháy được.

- Than bột: chất rắn, màu đen, không mùi, không tan trong nước, cháy được.

Câu 12 Quan sát hình minh họa 6.1, hãy dự đoán sau ba ngày lượng nước ở vật dụng nào còn nhiều nhất, ở vật dụng nào còn ít nhất Biết ba vật dụng chứa cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí, trong cùng điều kiện môi trường

Cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí, trong cùng điều kiện môi trường. Sự bay hơi của nước diễn ra càng nhanh khi diện tích mặt thoáng mặt thoáng của nước càng lớn.

Nước còn nhiều nhất: hình a Vì diện tích mặt thoáng nhỏ nhất, nước bay hơi chậm hơn.

Nước còn ít nhất: hình b Vì diện tích mặt thoáng lớn nhất, nước bay hơi nhanh hơn.

Câu 13 Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu? Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen.

Thể tích oxygen trong bình không đổi là 20 lít Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên.

Câu 14 Sự sắp xếp các “hạt” trong chất lỏng được mô phỏng như hình 5,1b.

Hãy vẽ lại sự sắp xếp các “hạt” trong chất rắn và chất khí vào hình 5.1a, c Vì sao chất khí lại dễ nén hơn chất rắn và chất lỏng?

Chất khí dễ nén hơn chất lỏng và chất rắn các “hạt” trong các chất khí ở cách xa nhau, giữa chúng có nhiều khoảng trống hơn so với trong chất rắn và chất lỏng.

Câu 15 Hình 6.2 minh họa chu trình của nước trong tự nhiên Theo em, có những quá trình chuyển thể nào của nước diễn ra trong chu trình này?

Các quá trình chuyển thể trong chu trình của nước:

- Nước ở ao, hồ, sông, suối, bay hơi.

- Hơi nước ngưng tụ thành mây.

- Nước đóng băng (đông đặc) thành băng tuyết.

- Băng tuyết tan chảy (nóng chảy) thành nước.

Chủ đề 4: Oxygen và không khí

Câu 1 Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để

A tăng thêm lượng oxygen B làm ngọn lửa nhỏ đi.

C thêm chất cháy D thêm nhiệt.

Câu 2 Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm

A ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen

B tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.

Câu 3 Những phát biểu nào dưới đây không đúng về khí carbon dioxide?

A Carbon dioxide là khí không duy trì sự cháy.

B Carbon dioxide là khí duy trì sự hô hấp.

C Carbon dioxide cần cho quá trình quang hợp của cây xanh.

D Carbon dioxide là chất khí không màu, không mùi

Câu 4 Những nhận định nào dưới đây không đúng về khí oxygen?

(1) Oxygen tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng.

(2) Khí oxygen tan nhiều trong nước.

(3) Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

(4) Trong không khí, oxygen chiếm 78% về thể tích.

(5) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị.

Câu 5 Những biện pháp nào dưới đây không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

A Cắt giảm lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp.

C Không đốt các chế phẩm nông nghiệp

D Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy

Câu 6 Hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau: a) Đám cháy do xăng, dầu b) Cháy rừng c) Cháy do chập điện

Lời giải a) Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng. b) Dùng nước. c) Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng

Câu 7 Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí a) Trong một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí? b*) Biết cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình bao nhiêu lít oxygen?

Lời giải a) Một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng: 500.24 = 12000 lít không khí. b*) Lượng oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí

Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình lượng khí oxygen là:

Câu 8 Nêu một số tác hại do ô nhiễm không khí gây ra và một số biện pháp em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí

- Ô nhiễm không khí có thể gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng, và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi, làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid, mực nước biển dâng

- Một số biện pháp em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí:

+ Tiết kiệm điện và năng lượng bằng cách tắt các thiết bị điện khi không dùng đến Tận dụng ánh sáng mặt trời.

+ Hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng túi vải, phân loại rác.

+ Tiết kiệm giấy để hạn chế tần suất chặt phá cây sản xuất giấy.

+ Tái sử dụng các vật dung (chai, lọ, túi,…)

+ Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp để bảo vệ môi trường không khí.

Câu 9 Kể tên một số nguồn có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà em

Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, đun nấu,

Câu 10 Đề xuất cách kiểm chứng trong không khí có chứa hơi nước Hãy vẽ chu trình của nước trong tự nhiên

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Với việc nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã có sự trưởng thành hơn về mặt tư duy và phương pháp dạy học, cũng nhờ vậy mà tôi có thêm tài liệu để giảng dạy Từ đó, giúp tôi nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm của mình vì thế hiệu quả giáo dục được nâng cao

2.4.3 Với đồng nghiệp và nhà trường

Tôi hy vọng rằng, đề tài này của mình sẽ là một tài liệu hữu ích cho các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

Với việc không ngừng tự học tập và sáng tạo, tôi hy vọng mình có thể góp phần cổ vũ cho tinh thần học tập của đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, làm dày thêm thành tích cho trường.

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w