1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN TIẾNG ANH

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH QUANG B

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIỂU HỌC TRONG MÔN TIẾNG ANH.

Môn/Lĩnh vực: Tiếng Anh

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Minh Quang B

NĂM HỌC 2022- 2023

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét duyệt chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở.

Họ và tên

Ngàythángnăm sinh

Nơi công tác Chứcdanh

Trình độchuyên

Quang B

viên Đại học

Một số biện pháp phát huytính tích cực, chủ động củahọc sinh tiểu học trong môn

3 Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy.

4 Sử dụng các bài hát, bài thơ trong giảng dạy.

5 Một số biện pháp khác phát huy hứng thú,tích cực của học sinh đồng thờigiúp các em ghi nhớ và vận dụng được kiến thức thông qua các hình thức kiểmtra phù hợp.

a Chú trọng vào việc dạy từ vựng:

b Sử dụng các hình thức kiểm tra phong phú, đa dạngc Khơi gợi trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh

d Tích cực khích lệ, động viên nhằm thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.e Gây hứng thú cho học sinh thông qua việc trang trí trường, lớp học.

* Kết quả:

Trang 3

4B 34 13 12 8 1 0

- Những thông tin cần được bảo mật: Không có.

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Trình độ chuyên môn: Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.

+ Cơ sở vật chất: Giáo viên và học sinh có đủ thiết bị phục vụ cho công tácdạy và học.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thậtvà hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ba vì, ngày 9 tháng 4 năm 2023

Người nộp đơn

Nguyễn Thị Hằng

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay vàtrong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào đểcó thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ mới?Câu trả lời chắc chắn là phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ TiếngAnh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như:ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục vv

Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học Tiếng Anh nói chungvà dạy học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệmvụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng,nguyên tắc, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như khôngngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm.Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thểkhông có lòng yêu nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, đề xuất sángkiến và những kỹ thuật lên lớp hiệu quả.

Là một giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi luôn trăn trở là làm thể nào đểdạy cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức chứ không phải chỉ truyền đạt kiếnthức có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên một cách dập khuôn, máy móc.Chính vì vậy, bản thân tôi thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, đặc biệt là trau dồi phương pháp giảng dạy, từ đó đúc rút ra những bàihọc, những phương pháp truyền đạt kiến thức đơn giản nhất, dễ hiểu nhất tới họcsinh, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức Vẫn biết rằng không có mộtphương pháp nào có thể hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng học sinh, trong mọihoàn cảnh khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau, song qua quá trình thực tế

giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường tiểu học tôi đã đúc rút được “Một số biệnpháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học trong môn tiếngAnh”với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đổi

mới phương pháp dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.1 Mục đích nghiên cứu.

Thực hiện đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT, các trường tiểu học đangtập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh Hưởng ứng tính tíchcực và tính thiết thực của đề án, tôi cũng xin được đóng góp một vài ý tưởngcho việc dạy và học tốt môn Tiếng Anh.

Trang 5

Lâu nay người Việt luôn tiếp cận với phương pháp học truyền thống nhưgiáo viên là trung tâm, nhồi nhét quá nhiều kiến thức, làm sai là “có tội”, áp

Trang 6

lực, học đối phó, giáo viên giải thích mọi thứ và học sinh chỉ là người nghe Phươngpháp này đã khiến cho Tiếng Anh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ.

Chính vì thế bên cạnh việc thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng của từng bậc học, chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng cần phải được nâng cao Như vậy mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.

Quan tâm tới phương pháp dạy - học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấpthiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này Để họcsinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh và quan trọng là các em biết vận dụngđể giao tiếp tốt trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rõ tâm lý các em trước khiáp dụng một phương pháp dạy mới Học sinh Tiểu học rất hiếu động, khôngtập trung được lâu, trẻ thích học mà chơi, chơi mà học, … Dựa vào tâm lýnày của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học Tiếng Anh như một trò chơi hay nóicách khác lồng vui chơi trong việc dạy và học Tiếng Anh.

2 Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này, bản thân tôi sử dụng một số giải pháp sau:

- Tự mình xây dựng cho mình một số những kĩ thuật, phương pháp dạy phù hợpvới điều kiện và đối tượng học sinh trường mình thông qua việc giảng dạy TiếngAnh hàng ngày trên lớp rồi rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

- Dự giờ đồng nghiệp ở trường bạn trong và ngoài quận.

- Tích cực sưu tầm các tài liệu chuyên môn về phương pháp dạy Tiếng Anh tiểuhọc- kĩ thuật dạy Tiếng Anh tiểu học, tham khảo cách dạy Tiếng Anh tiểu họccủa người bản xứ trên TV, trên internet,….

- Học tập, tiếp thu chỉ đạo trong các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phươngpháp dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.

- Tích cực làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy hàng ngày trên lớpđạt hiệu quả.

- Trang trí trường, lớp theo chủ điểm tạo môi trường học tập tích cực cho họcsinh.

- Làm phiếu điều tra mức độ yêu thích môn Tiếng Anh của học sinh khối 3 trongtrường tiểu học.

Trang 7

III ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.1 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 3B,4B,5B của nhà trường.

2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Các trò chơi thường được sử dụng trong các giờ dạy Tiếng Anh cho các lớp 3,4,5.

+ Các hình thức tổ chức hoạt động nâng cao hiệu quả giờ dạy cho các lớp 3,4,5.

3 Thời gian nghiên cứu:

Năm học 2022-2023.

Trang 8

B NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận

Nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày mộthội nhập cùng thế giới Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ranhững con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu.

Luật Giáo dục đã quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người họcnăng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tụchọc lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhcũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớphọc, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

II Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay trong các nhà trường , việc dạy và học Tiếng Anh đang diễn ra cùngvới sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, nội dung chươngtrình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp học sinh được tiếpcận với nội dung, kiến thức hiện đại Vốn kiến thức Tiếng Anh trong chương trìnhhọc cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội Trong thực tếhiện nay, nhiều giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh vẫn còn rất lệ thuộc vào sáchgiáo khoa, sử dụng những phương pháp cũ là giáo viên truyền đạt - học sinh tiếpthu một cách thụ động, giáo viên viết từ lên bảng yêu cầu học sinh chép đi chép lạinên học sinh không có cơ hội được giao tiếp nhiều bằng Tiếng Anh, không đưahọc sinh vào những tình huống giao tiếp thực tế,… Điều này không tạo cho họcsinh hứng thú khi học Tiếng Anh và các em không vận dụng được Tiếng Anhtrong cuộc sống hàng ngày.

Để góp phần khắc phục tình trạng trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một sốbiện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học trong mônTiếng Anh” không ngoài mục đích duy nhất là xây dựng những phương pháp dạy

học phù hợp nhất với tư duy của trẻ, giáo dục kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ

Trang 9

III NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.

1 Khảo sát thực tế học sinh hứng thú học môn tiếng Anh đầu năm học 2022 –2023

Thực tế cho thấy, học lực cũng ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh.Các em có học lực hoàn thành tốt thường rất yêu thích môn học Ngược lại, cácem có học lực yếu kém thường không yêu thích, thậm chí là ghét và sợ môn họcđó Chính vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có đưa ra kết quả khảo sáthứng thú đối với môn tiếng Anh đầu năm học 2022 – 2023.

Khảo sát hứng thú học môn tiếng Anh đầu năm học 2022 – 2023.

2.1 Phương pháp TPR (Total Physical Response - Vận động toàn thân)

Tiến sỹ James J Asher cha đẻ của phương pháp TPR đã nghiên cứu và pháttriển TPR trong hơn 50 năm và nó được mệnh danh là phương pháp học ngoại ngữưu việt nhất hiện nay Bậc Tiểu học ( Từ 6-10 tuổi) là bậc học đầu tiên trẻ đượctiếp cận chính thức với việc học Tiếng Anh – ngôn ngữ thứ hai Học điều mới luônđược trẻ đón nhận một cách thích thú Nhiệm vụ của người giáo viên là làm saocho những thích thú ban đầu đó luôn kéo dài và chuyển thành hứng thú Trẻ yêuthích Tiếng Anh sẽ là nền tảng vững chắc để học tốt ngôn ngữ này Để làm đượcđiều này chúng ta cần hiểu rõ về đặc trưng tâm lí trẻ:

Trang 11

- Trẻ cảm thụ ngôn ngữ thông qua nghe.- Học thông qua việc làm và chơi.

- Trẻ thích học ngôn ngữ thành tiếng, thích bắt chước và tạo ra những tiếng động, âm thanh buồn cười.

- Trẻ không có lí do để học Tiếng Anh.

- Trẻ rất dễ hào hứng nhưng cũng rất dễ chán nếu một hoạt động bị lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Trẻ có thể học từ những kinh nghiệm và những hoạt động trực tiếp.

Ví dụ 1: Trong phần khởi động bài khi cho các em hát bài “The way we go toschool”.

Giáo viên nên cho học sinh đứng dậy thay vì chỉ ngồi im tại chỗ, học sinh vừa hátvừa làm động tác đi bộ, đi xe đạp… các em rất hứng thú và hào hứng bước vào bàihọc mới Hơn nữa còn kích thích được sự sáng tạo của các em và góp phần làmcho giờ học thêm ấn tượng để từ đó các em ghi nhớ bài sâu hơn.

Ví dụ 2: Trong Unit 5 My hobbies – English 3 Global success: Khi dạy các từchỉ các hoạt động như:

Trang 12

Giáo viên vừa phát âm các từ vừa minh họa động tác - Học sinh nhìn, lắngnghe Tiếp đó học sinh nghe, làm theo và nhắc lại Tiếp theo giáo viên thực hiệnhành động - học sinh phát âm từ Tiếp theo giáo viên đọc to từ - học sinh thực hiệnhành động Quá trình trên sẽ giúp học sinh nhớ từ mới rất nhanh và sâu cho dù giáoviên không cần dùng một từ Tiếng Việt nào.

TPR có thể dùng hiệu quả trong rất nhiều bài học ví dụ như khi dạy các từ về bộphận trên cơ thể người trong Unit 4: Our bodies - English 3.

Giáo viên vừa phát âm các từ vừa có các động tác chỉ vào các bộ phận trên cơthể- Học sinh nhìn, lắng nghe Tiếp đó học sinh nghe, chỉ vào các bộ phận trên cơthể của mình và nhắc lại Tiếp theo giáo viên chỉ vào bộ phận trên cơ thể - họcsinh phát âm từ Tiếp theo giáo viên đọc to từ - học sinh thực hiện chỉ vào bộ phậntrên cơ thể Quá trình trên sẽ giúp học sinh nhớ từ mới rất nhanh và sâu mà giáoviên không cần dùng từ gợi ý bằng tiếng việt.

Trang 13

hoặc sử dụng trong các câu mệnh lệnh trong Unit 7: Classroom instructions.Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên áp dụng phương pháp TPRcàng nhiều càng tốt bởi vì các em luôn thấy hào hứng và thoải mái Điều này giúpcác em tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả.

2.2 Sử dụng các đồ dùng trực quan.

Theo tôi tất cả các phương tiện dạy học như máy vi tính, đĩa CD, máy chiếuvà các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật đều có thể gây hứng thúvà tạo sự chú ý đặc biệt cho học sinh trong học tập Giáo viên có thể sử dụng đồdùng trực quan trong suốt quá trình dạy học, từ lúc giới thiệu ngữ liệu đến lúc thựchành Bởi lẽ các phương tiện đó giúp học sinh ghi nhớ một các nhanh chóng vàvững chắc những kiến thức, kĩ năng Giáo cụ trực quan rất đa dạng, nêú biết khaithác sẽ trở nên rất đơn giản, dễ chuẩn bị nhưng lại có hiệu quả cao Với các chủ đềgần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 3,4,5 giáoviên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quannhư hình ảnh hay đồ vật thật.

Ví dụ 1: Khi dạy Unit 8 My school things, để dạy các từ như:

Trang 14

Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu: “I have a ruler”Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ Phươngpháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giớithiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối vớicác em.

Qua đó giáo viên dạy cấu trúc câu: “I have a ruler” để học sinh thực hành nói sẽ dễdàng hơn và học sinh sẽ nhớ câu và từ được lâu hơn.

Bên cạnh những đồ vật, bản thân của người giáo viên cũng là “một đồ dùngtrực quan”, người giáo viên còn là một diễn viên, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, nétmặt hay hành động của mình để minh hoạ tình huống, trình bày nghĩa của từ,nhóm từ.

Ví dụ 2: Khi dạy Unit 13: My house để dạy các từ như:

Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng đồ vật thật ở trường nên giáo viên cóthể sử dụng tranh ảnh để thay thế Trong bộ sách Tiếng Anh 3,4,5 hình ảnh đưa rađể giới thiệu rất đẹp và sống động rất giống với hình ảnh thật trong cuộc sống Vìvậy, trong khi giảng dạy giáo viên không những chỉ biết khai thác và sử dụng mộtcách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo Đây là cách dạynhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả rất cao phù hợp với đối tượng học sinh tiểuhọc.

Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tìnhhuống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học, tổ chức tròchơi… nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức.

Trang 15

Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm giờ học sôinổi, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học.

2.3 Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy

“ Đối với trẻ em, mọi chỗ đều là chỗ chơi, mọi giờ đều là giờ chơi, mọi thứ

đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi”

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếpthu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiếnthức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tính lũy qua hoạt động chơi Tròchơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng tròchơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà hấp dẫn hơn, cơhội học tập đa dạng hơn.

Ví dụ 1: Để củng cố vốn từ vựng đã học trong giáo viên có thể sử dụng trò chơi“Board race - chạy đua lên bảng”

Cách chơi: Chia học sinh thành 2 đội mỗi đội khoảng tám học sinh đứng xếp thànhtừng hàng Giáo viên yêu cầu mỗi đội lên bảng viết các từ vựng chỉ đồ dùng họctập đã học Mỗi lượt lên bảng mỗi đội chỉ được phép một người, khi người đứngtrước lên viết xong một từ và chạy về cuối hàng thì người kế tiếp chạy lên bảngviết thêm từ, đội nào viết được nhiều từ đúng và nhanh hơn sẽ thắng.

Ví dụ 2: Để luyện đơn vị ngôn ngữ: Hi/Hello I’m What’s your name?Giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi “Onion ring”

Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 10 học sinh đứng thành 2 hàng đốidiện nhau luyện, một hàng các học sinh đứng im tại chỗ, một hàng lần lượt cáchọc sinh sau khi thực hiện hội thoại theo mẫu:

HS1: Hello, I am _ What’s your name? HS2: Hi, My name is

thì bước sang phải một bước để tiếp tục thực hiện đoạn hội thoại với một bạn kháccứ như vậy đến bạn cuối cùng trong hàng.

Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như:

- Rub out and remember: xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu học

sinh tái tạo lại ở trên bảng.

- Slap the board: viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng.

Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó(từ trênbảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)

- What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học

sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ củanó.

- Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học

sinh viết lại từ cho đúng.

Trang 16

- Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu

học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy.

- Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm.

- Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi

nghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì hô to “Bingo”.

- Guesing game: 1 học sinh viết từ vào 1 tờ giấy hoăc sử dụng hình ảnh từ, sau đó

dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ dó cho các học sinh khác đoán.

- Matching: một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ 2 viết khái niệm hoặc định

nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với kháiniệm hoặc định nghĩa của chúng.

- Ordering: giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc

một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự theo trìnhtự đọc.

Và một số trò chơi khác như : Find someone who Noughts and crosses, Slap theboard, Pastimes, Go fishing, Guessing games, Who is quicker?, để cho giờ họcthêm sinh động và thu hút sự chú ý của học sinh Việc sử dụng các trò chơi nàyvào từng giai đoạn hợp lí trong một tiết dạy sẽ nâng cao hiệu quả hơn rất nhiều.

2.4 Sử dụng các bài hát, bài thơ trong giảng dạy.

Qua một thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiều học,tôi nhận thấytâm lí ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca hát hoặc đọc thơ có nhịp điệu.Đặc biệt nếu các em có thể hat một bài hát ằng ngôn ngữ Tiếng Anh thì không chỉmang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn được khắc sâumãi mãi trong trí não các em Nếu người giáo viên biết vận dụng khéo léo các bàihát, bài thơ trong quá trình giảng dạy thì tiết học luôn diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi vàtự nhiên Các em được tiếp xúc và làm quen với nhịp điệu Tiếng Anh rất tự nhiênthông qua các bài hát Có thể có nhiều giáo viên không có khả năng ca hát nhưngchúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách tải các bài hát từ Internet về và chohọc sinh nghe Người giáo viên có thể khéo léo lồng ghép các mẫu câu vào các nốtnhạc gần gũi với học sinh, qua đó các em nhớ mẫu câu nhất nhanh và lâu Ngoàicác bài hát có sẵn trong SGK, GV có thể soạn các bài hát dựa theo các giai điệuquen thuộc của các bài hát Tiếng Việt.

Ví dụ 1: Khi dạy các em giới thiệu bạn: This is She’s my friend.Chúng ta vẫn có thể dựa vào giai điệu của bài hát “Kìa con bướm vàng”:

This is Linda This is Linda She’s my friend She’s my friend.

Come and sing a song now Come and sing a song now La… la ….la.

Ví dụ 2: Khi dạy về mầu sắc (colours) chúng ta có thể cho học sinh hát bài: “What

Trang 17

What color is this? It is orange.

What color is this? It’s black and white What color is this? It is yellow.What color is this? It is purple.

What color is this? It is purple.

Ví dụ 3: Khi dạy về chủ đề gia đình (Family) chúng ta có thể cho học sinh hát bài:“Who is she?” dựa theo bài hát “Trái đất này là của chúng mình”.

Who is she? She’s my mother Who is he?He’s my father Who is she?

She is my mother Who is he?He is my father.

Who is she? Who is she? She’s my mother.She’s my mother.

Who is he? Who is he? He’s my father.

Một lưu ý quan trọng: khi cho các em hát, giáo viên nên cho các em vận động thayvì ngồi im tại chỗ khi đó lớp học sẽ rất sôi nổi, tất cả các em đều bị cuốn vào bàihọc kể cả những học sinh hàng ngày rất rụt rè Thêm vào đó, giáo viên có thể tảivề các bài nhạc beat để học sinh hát theo nhạc, điều này sẽ làm cho các em hứngthú hơn khi hát và việc tiếp thu bài học của các em sẽ hiệu quả hơn.

2.5 Một số biện pháp khác phát huy hứng thú,tích cực của học sinh đồng thờigiúp các em ghi nhớ và vận dụng được kiến thức thông qua các hình thứckiểm tra phù hợp.

a Chú trọng vào việc dạy từ vựng:

Sử dụng linh hoạt các kĩ năng giới thiệu từ thông dụng là;Giới thiệu từ thông qua các vật dụng trực quan

Vật thật: doll, ball (unit twelve)…

Tranh ảnh: a dog, a cat, a bird, a fish… (unit eleven)

Với sách giáo khoa lớp 3 mới hiện nay có nhiều tranh ảnh đẹp, giáo viên có thể tậndụng để giới thiệu từ vựng cho học sinh.

Giới thiệu từ thông qua hành động của giáo viên:

close your book, please (unit six)… open your book, please (unit six) … Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh:

Giúp học sinh hiểu các sử dụng từ được học và sử dụng đúng trong từng tìnhhuống giao tiếp.

good morning (unit four)

Giới thiệu từ thông qua từ đồng nghĩa và trái nghĩa:

Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới vừa ôn luyện được từ đã học.Big >< small (unit five)………

Trang 18

Giới thiệu từ thông qua các ví dụ:

Kĩ năng này giúp học sinh có tập hợp từ theo chủ điểm.Miss, Mr, Mrs

Giới thiệu từ bằng phương pháp dịch nghĩa:

Kĩ năng này giúp giáo viên giới thiệu từ mới một cách ngắn gọn, không tốn thờigian, nhất là với các từ có nghĩa trừu tượng.

What : gì, cái gi? (unit three)He,she….(unit four)

Nói tóm lại sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là cách tiếp cận với sự lĩnhhội kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thunhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn Và để đạt được hiệu quả cao trong phần giới thiệu từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu từ phùhợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát âm từ một cách chuẩn mực, trình bày từđúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được dạy ở mọi góc độkhách quan.

b Sử dụng các hình thức kiểm tra phong phú, đa dạng

Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trìnhdạy học Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào Việc kiểm trathường diễn ra dưới 2 cấp độ đơn giản và hoàn thiện.

- Kiểm tra đơn giản:

Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khihoàn thành việc giới thiệu từ vựng Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảngthường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, saymê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập.

- What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinhđọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó.- Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu họcsinh viết lại từ cho đúng.

- Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học

Trang 19

- Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm.

- Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khinghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì hô to “Bingo”.

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w