1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí 6 ở trường thcs hoằng trạch

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGNHẰM NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 6 Ở

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 52.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 72.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

17

Trang 3

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiệnnay của toàn thế giới Vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đấtkhông còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề cấp bách củatoàn nhân loại Không thể phủ nhận sự phát triển của kinh tế - xã hội đã đem lạivăn minh cho nhân loại, song mặt trái của nó đã làm cho môi trường sống bị hủyhoại, xuống cấp trầm trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọacuộc sống của loài người trên Trái Đất Vì những lợi ích trước mắt, con ngườiđang dần hủy hoại môi trường với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tuyên truyền để ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng caolà một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai Thật vậy, để giải quyết tậngốc vấn đề về môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, trong khi hiện naychưa có một môn học riêng nào ở Trung học cơ sở giáo dục môi trường cho họcsinh mà chủ yếu là lồng ghép, tích hợp ở nhiều môn học Trong đó, môn Địa lícó nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi trường cho các em Để đáp ứng đượcyêu cầu của giáo dục hiện nay, trong mỗi tiết dạy mục tiêu của dạy học là phảiđảm bảo yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh về phẩm chất và nănglực Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viêncần hình thành cho HS một nhân cách, lối sống tốt, đặc biệt là đối với HS lớp 6đầu cấp Trung học cơ sở.

Trong khi đó môn Địa lý có lợi thế là môn học giúp giáo dục học sinhlòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước Với nhiều năm liền giảng dạy bộmôn Địa lý, được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, đồng thời được học hỏikinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên chất lượng bộ môn Địa lí ở nhàtrường được nâng lên rõ rệt, học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn.Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đasố các tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh,nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liênhệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng rất hạn chế Do đó trongquá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm phải từng bướchình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sốngthân thiện với thiên nhiên Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiênvà môi trường, giữ gìn nơi các em đang sống và học tập Có thể nói việc tíchhợp giáo dục môi trường vào giảng dạy Địa lí là rất cần thiết, điều kiện để tíchhợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự quan tâm của giáo viên, hoặc nếucó thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoavới một vài câu hỏi nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh cũng nhưtính giáo dục chưa hiệu quả.

Với những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tích hợp nội

dung giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học phânmôn Địa lí 6 ở trường THCS Hoằng Trạch” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy bộ mônĐịa lí Do điều kiện và thời gian có hạn tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi dạyhọc phân môn Địa lí lớp 6 ở Trường THCS Hoằng Trạch, xin được chia sẻ cùng

Trang 4

các bạn đồng nghiệp Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quíthầy cô để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Từ việc nghiên cứu thực trạng vấn đề tích hợp nội dung giáo dục môitrường trong dạy – học Địa lí ở Trường THCS Hoằng Trạch để tìm ra các biệnpháp hữu hiệu giúp bản thân nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễncủa việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí nói chungvà phân môn Địa lí lớp 6 nói riêng Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy phânmôn Địa lý 6, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vàogiảng dạy học sinh lớp 6 có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, gây được sự hứngthú học tập của học sinh Qua đó giúp các em vừa có thái độ thân thiện hơn vớithiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, vừagóp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộmôn Địa lí của nhà trường và ngành Giáo dục.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 6 trường THCS Hoằng Trạch, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng đồng bộ vàlinh hoạt các nhóm phương pháp cơ bản sau:

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc và nghiên cứu các văn bản, các

tài liệu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

- Quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực tế.- Phương pháp thử nghiệm.

- Phương pháp bản đồ, biều đồ.

- Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu.

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường tròn dạy học Địa lí là một vấnđề không mới Tuy nhiên trước đây trong cách tổ chức thực hiện tôi thường sử

dụng phương pháp cũ - phương pháp đàm thoại Đây là phương pháp dạy học

mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu và lĩnh hộinội dung bài học Vì vậy chưa gây được hứng thú học tập của học sinh nên kếtquả chưa cao Những năm gần đây qua nghiên cứu và áp dụng ở một số tiết họctôi thấy sử dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, làm báo tường tuyên truyền vềbảo vệ môi trường đã có tác dụng rất lớn Không chỉ giúp các em hứng thú hơntrong môn học mà còn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và khám phá thiênnhiên nhiều hơn nên kết quả học tập cao hơn.

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, gia tăng dân số làm cho ônhiễm môi trường ngày càng gia tăng Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngàycàng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường Thấy được

Trang 5

vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách, ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra Nghịquyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những

vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộcsống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổnđịnh chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nướcta” Trong đó, việc giáo dục thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm ở tất cả các địa

phương, các cấp học

Trước yêu cầu cấp bách về vấn đề môi trường, từ năm 2008 BộGD&ĐT đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tích hợp giáo dục bảovệ môi trường đối với nhiều môn học khác nhau, trong đó môn Địa lí có vai tròrất quan trọng Đối với môn Địa lí cấp trung học cơ sở tích hợp giáo dục bảo vệmôi trường được lồng ghép trong nhiều bài, bao gồm rất nhiều nội dung khácnhau, trong đó riêng phân môn Địa lí 6 có 7 bài với các nội dung tích hợp đadạng như: cảnh quan tự nhiên, khoáng sản, môi trường không khí, nước, sinhvật…

Tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học và hoạt động giáo dục trướckia và hiện nay thường được thể hiện ở 3 mức, đó là:

- Mức độ toàn phần: Tức là nội dung của chủ đề trong chương trình hoặc

bài học phù hợp với nội dung giáo dục BVMT.

- Mức độ bộ phận: Chỉ một phần của chủ đề hoặc bài học có nội dung gắn

với nội dung giáo dục BVMT.

- Mức độ liên hệ: Nội dung giáo dục BVMT không thể hiện rõ trong

chương trình hoặc bài học nhưng có thể liên hệ được với giáo dục BVMT mộtcách tự nhiên.

Với 3 mức độ trên, mức độ toàn phần và mức độ bộ phận, bản thân toànbộ chủ đề hoặc một phần chủ đề trong chương trình đã có yêu cầu cần đạt vềgiáo dục BVMT Do đó, GV chỉ cần tổ chức dạy học đảm bảo mục tiêu trongchương trình là đã truyền tải được cả nội dung giáo dục BVMT Còn đối vớimức độ liên hệ, GV cần phải xác định yêu cầu cần đạt về tích hợp giáo dục giáodục BVMT như thế nào (nội dung nào, thời điểm nào) cho hợp lí.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường không những chỉ “Cho hôm nay và chocả ngày mai” mà còn nhằm xây dựng một trường học “Xanh- sạch- đẹp- antoàn” và một xã hội trong lành.

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môitrường, ô nhiễm môi trường Có ý thức làm gương trước học sinh, kiên trì rènnhững nề nếp, thói quen tốt cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, giáo dụccho các em biết yêu quí, gần gũi với môi trường; mỗi giáo viên còn phải là mộttuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụhuynh và cộng đồng.

Việc tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trìnhgiáo dục THCS nói chung và và trong phân môn Địa lí nói riêng nhằm hìnhthành cho học sinh những thói quen tốt, giúp các em yêu thích, gần gũi với thiênnhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, có phản ứng đối với các hành vi ảnh hưởng

Trang 6

xấu đến môi trường như vứt rác, dẫm đạp lên cỏ cây, hái hoa, khạc nhổ bừa bãinơi công cộng…

Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học còn giúp cho các bậc chamẹ và cộng đồng có hiểu biết cơ bản về môi trường, về bảo vệ môi trường, tíchcực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường “Xanh- sạch- đẹp, an toàn’ chocác em ở mọi nơi, làm gương cho con trẻ, cùng với giáo viên rèn nề nếp tốt cũngnhư, giáo dục các em bảo vệ môi trường.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:2.2.1 Thực trạng:

*Thuận lợi:

- Nhà trường đã phát động nhiều phong trào học tập vui chơi cho họcsinh như tổ chức nhiều buổi lễ - hội, sinh hoạt văn nghệ, trò chơi dân gian vàkhông thể thiếu các buổi lao động vệ sinh trường lớp tạo không khí sôi nổi rènluyện cho học sinh tích cực tham gia vào sinh hoạt tập thể và góp phần giúp cácem có ý thức bảo vệ môi trường.

- Trường có các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy học đảmbảo theo yêu cầu.

- Học sinh đã được làm quen với vấn đề giáo dục môi trường ở bậc tiểuhọc.

- Trong thời gian gần đây nội dung giáo dục môi trường được đề cập rấtnhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi

* Khó khăn:

- Ở cấp Tiểu học, Địa lí chưa phải là phân môn chính thức, chỉ là mộtphần của môn Tự nhiên và xã hội nên các em chưa ý thức được vai trò quantrọng của bộ môn Từ cấp Trung học cơ sở, Địa lí trở thành môn khoa học chínhthức Do đó, khi các em lên Trung học cơ sở với đặc trưng riêng của cấp họckhác biệt so với Tiểu học, đặc biệt lớp 6 là lớp đầu cấp nên vẫn còn có thói quenhọc tập và nhận thức về môn học như ở cấp Tiểu học Các em còn rất hồn nhiên,vô tư chưa thực sự có ý thức trong học tập, đặc biệt là tính tự giác, tích cực trongviệc giữ gìn và bảo vệ môi trường nơi các em sinh sống và học tập.

- Nhận thức của các em về vấn đề môi trường còn hạn chế, các em vẫnhồn nhiên nô đùa trong các bồn cỏ, bẻ cành cây

- Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng chưa được chú ý như quần áo, đầutóc còn chưa sạch sẽ, gon gàng đúng tác phong của đội viên.

- Vấn đề vệ sinh lớp học, sân trường, các khu vệ sinh chưa được các emquan tâm và tự giác

- Tất cả thể hiện nhận thức của các em về vấn đề môi trường còn rất mơhồ từ đó các em tỏ ra chưa thực sự thân thiện với môi trường.

- Các bản đồ, tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài học còn ít.

- Hiểu biết của học sinh về vấn đề môi trường còn hạn chế, do các emchưa có nhiều thời gian và điều kiện để xem tivi, đọc sách báo,

- Giáo dục môi trường chưa trở thành một bài học cụ thể nào trong cấphọc mà nó chỉ là một nội dung được lồng ghép trong một số bài của môn Địa lí Theo kết quả khảo sát ở 2 lớp 6 trong năm học 2022-2023, bài kiểm tra 15phút có 2 điểm giáo dục môi trường, kết quả chỉ có 38/68 em đạt, số còn lại hiểu

Trang 7

rất mơ hồ, không diễn đạt được vấn đề.

Từ thực trạng trên kéo theo kết quả học tập bộ môn của các em còn thấp.Theo khảo sát ở 2 lớp 6 năm học 2022-2023:

Kết quả môn học

2.2.2 Nguyên nhân:* Về phía học sinh:

- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường Từđó học sinh chưa hình thành được ý thức, thói quen hành động tốt đến môitrường xung quanh.

- Một số học sinh cá biệt, hiếu động, đùa nghịch, chưa thực hiện đúng nộiquy của trường lớp Các em còn đập phá bàn ghế, viết vẽ bậy lên tường, bànghế, bẻ cây xanh, vứt rác bừa bãi,

* Về phía giáo viên:

- Do thời gian trên lớp còn hạn chế cho nên việc truyền đạt sâu nội dungkiến thức còn gặp nhiều khó khăn.

- Giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường còn dập khuôn nênchưa tạo được hứng thú cho học sinh tư duy, tìm hiểu.

- Giáo viên chưa có giải pháp cụ thể cho số học sinh yếu kém tiếp thuchậm.

- Nhiều giáo viên chưa xác định rõ được chương trình bài nào, phần nàocần tích hợp vấn đề môi trường trong đó để định hướng cho học sinh khai tháckiến thức.

* Về phía gia đình và xã hội:

- Người dân còn một số thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngàynhư: săn bắt động vật, khai thác gỗ trái phép; dùng điện để bắt cá, đổ rác bừa bãikhông đúng nơi quy định

- Các hoạt động sản xuất tác động xấu đến môi trường như chăn nuôi giasúc, gia cầm thiếu vệ sinh; nước thải của chuồng trại chảy thẳng vào ao, khe,suối, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, khí thải, rácthải vào môi trường

Với những thực trạng nêu trên để nâng cao chất lượng giáo dục về bộ mônmà mình trực tiếp giảng dạy trong vấn đề tích hợp giáo dục môi trường bản thân

Trang 8

tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp và vận dụng một số phương pháp tích

hợp giáo dục môi trường trong dạy học phân môn Địa lí lớp 6 cụ thể như sau: 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

- Xây dựng một mô hình hoạt động giáo dục trong dạy học.

- Phối hợp tốt các bộ phận trong và ngoài nhà trường tạo các phong tràovui chơi, lao động bổ ích cho học sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra.

- Hình thức khen thưởng, kỷ luật thích hợp.

- Khảo sát kết quả học tập đầu năm học và theo dõi, đánh giá kết quảviệc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môi trường xungquanh cuối năm học

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụngCông nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáodục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường.

2.3.2 Tổ chức thực hiện:

2.3.2.1 Tìm địa chỉ cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Địa lí 6 rất đadạng, hầu như sau mỗi bài đều có phần giáo dục môi trường cho các em Tuynhiên, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Địa lí 6 tập trungchủ yếu vào các nội dung sau:

- Cảnh đẹp tự nhiên (Các dạng địa hình) - Khoáng sản

- Môi trường không khí - Môi trường nước - Tài nguyên đất - Tài nguyên sinh vật

2.3.2.2 Khảo sát kết quả học tập đầu năm học và theo dõi, đánh giákết quả việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môitrường xung quanh trong cuối năm học:

Lấy kết quả khảo sát đầu năm học và việc thực hiện bảo vệ môi trườngtại trường, lớp để đánh giá thực trạng việc học tập và ý thức bảo vệ môi trườngcủa học sinh từ đó có phương pháp điều chỉnh trong năm học.

Theo dõi việc học tập và thực hiện bảo vệ môi trường của học sinh trongnăm học và việc thực hiện bảo vệ môi trường tại Trường, lớp để đánh giá mứcđộ tiến bộ của học sinh cả về học tập, mức độ nhận thức, thái độ thân thiện vàhành động cụ thể trong việc bảo vệ môi trường xung quanh cuối năm lớp 6 (saukhi học sinh đã được tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường)

Trang 9

2.3.2.3 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp vớiứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt độngngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường:

a Hoạt động nội khóa: Sử dụng tranh, ảnh và video trong bài giảng

điện tử:

Đối với hoạt động nội khóa, ngoài việc kết hợp tất cả các phương phápdạy học tích cực, chú trọng vào ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm sử dụngtranh ảnh trực quan, các video mới nhất về các vấn đề môi trường để giúp cácem nhận biết dễ dàng và cập nhật được các thông tin mới nhất về môi trường.Từ đó trang bị cho các em kiến thức cần thiết về môi trường, bồi dưỡng lòng yêuthiên nhiên và ý thức, thói quen trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.

* Sử dụng tranh, ảnh Địa lí:

Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp nên bước vào THCS với môi trườnghọc tập mới lạ, các em còn rất hồn nhiên và đang còn thói quen học tập như ởbậc Tiểu học Do đó, thông qua việc sử dụng tranh ảnh Địa lí trong giảng dạy sẽkích thích hứng thú học tập và rất có hiệu quả trong việc giáo dục môi trườngcho các em.

Tranh, ảnh Địa lí là phương tiện dạy học rất hữu hiệu, đặc biệt là tranhảnh có nội dung về môi trường Tuy nhiên, hình ảnh về môi trường trên Trái đấtluôn thay đổi nên những hình ảnh trong sách giáo khoa sẽ nhanh chóng lạc hậu,không đáp ứng được tính cấp thiết của vấn đề Vì vậy, trong giảng dạy, ngoài sửdụng tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tìm kiếm tranh ảnh mớinhất trên mạng internet, ảnh chụp thực tế của bản thân (nếu có), … để đưa vàobài giảng giúp các em cập nhật được những thông tin và hình ảnh mới nhất vềmôi trường, từ đó giúp các em thấy được tính cấp bách trong việc bảo vệ môitrường.

Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường ở lớp 6 giúp các emdễ dàng nhận biết về những vấn đề của môi trường như ô nhiễm không khí, ônhiễm nước, vấn đề cạn kiệt, suy thoái tài nguyên như khoáng sản, đất, sinh vật,các phong cảnh tự nhiên… Tuy nhiên, khi sử dụng các tranh ảnh minh họa cầnphải lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề phù hợp với nội dung, tránh rườm rà,học sinh sẽ lúng túng, bị động trong học tập và tiếp thu kiến thức.

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

(trang 184 Địa lý 6 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của sinh vật và ảnh hưởng của conngười đối với sự phân bố thực, động vật, GV có thể sử dụng 4 slide chứa tranh ảnh:

Slide 1: Một số hình ảnh thể hiện tác động tích cực của con người với

môi trường

Trang 10

Trồng dược liệu ở vùng núi Thanh Hóa

Trang 11

Slide 2: Một số hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực của con người tới môi

Sử dụng hóa chất quá mức trên đồng ruộng

Trang 12

Slide 3: Một số hình ảnh thể hiện hậu quả tác động tiêu cực: lũ quét, hạn

Lũ lụt ở miền Trung

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w