Bản thân tôi là một giáo viên, qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng môn làm quen văn học cho trẻ Mẫu giáo đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết, kiên trì,
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng Trường Mẫu giáo Đại Thạnh
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
1 Họ và tên tác giả: Trần Thị Phước
2 Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh.
3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - nếu có: Trần Thị Phước
4 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn
làm quen văn học”
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục trẻ mầm non.
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2022
7 Hồ sơ đính kèm:
- Báo cáo sáng kiến
- Hình ảnh liên quan về nội dung sáng kiến
- 02 Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trang 2Đại Thạnh, ngày 4
tháng 11 năm 2022
Người nộp đơn
Trần Thị Phước
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN
VĂN HỌC
1 Mô tả bản chất sáng kiến:
Trong thời đại đất nước ta hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người
Bộ môn văn học nói chung và hoạt động văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng để phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ Văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ… Ngoài ra, các tác phẩm văn học góp phần hình thành ở trẻ tâm hồn trong sáng, cởi mở, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh Văn học nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, củng cố kiến thức trẻ qua hoạt động vui chơi Đặc biệt là các tác phẩm thơ truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng cho từng lứa tuổi, từng bước chấp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp
Trang 4Xuất phát từ vấn đề trên, hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 4-5tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một
số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Làm quen văn học "
1.1 Các biện pháp thực hiện, các bước và biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Tự rèn luyện nâng cao nhận thức chuyển tải tác phẩm văn học cho trẻ.
Bản thân tôi là một giáo viên, qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng môn làm quen văn học cho trẻ Mẫu giáo đòi hỏi người giáo viên phải
có kiến thức, hiểu biết, kiên trì, chịu khó và biết vận dụng tác phẩm linh hoạt, sáng hoạt trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội được nội dung mà mỗi tác phẩm mang lại cho trẻ Để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý, thực sự hứng thú, ghi nhớ
có chủ định trong học tập, hình thành ở trẻ những thái độ đúng đắn, phân biệt được đúng sai, tốt, xấu, thiện ác… có những hành vi phù hợp với cuộc sống xung quanh trẻ
Việc truyền thụ các bài thơ, câu chuyện tới trẻ của giáo viên giữ vai trò quan trọng trong kết quả tiếp nhận các bài thơ câu chuyện của trẻ Để sử dụng các phương pháp, hình thức dạy thơ cho trẻ đạt kết quả như mong muốn trước tiên giáo viên phải là người hiểu trẻ.Vì vậy tôi đã tìm hiểu về đặc điểm tiếp nhận bài thơ, câu chuyện của trẻ
Tiếp nhận các thơ, câu chuyện của trẻ phụ thuộc vào sự lớn khôn, vào kinh nghiệm sống của trẻ Vì vậy khi tổ chức dạy thơ chuyện giáo viên phải chú
ý tới mối quan hệ giữa tác phẩm với cuộc sống của trẻ, phải hướng tới quá trình
Trang 5phát triển của chính trẻ Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy tôi đã lựa chọn các bài thơ, câu chuyện phù hợp với khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết về môi trường tự nhiên xã hội của trẻ 4-5 tuổi Các bài thơ, câu chuyện tôi lựa chọn không quá ngắn vì nó sẽ hạn chế về nội dung cũng như ngôn từ và cũng không quá dài vì trẻ sẽ khó ghi nhớ các bài thơ, câu chuyện
Tiếp nhận tác phẩm của trẻ là tiếp nhận gián tiếp, trẻ 4-5 tuổi chưa thể tự đọc được, trẻ tiếp nhận qua khâu trung gian là cô giáo.Vì vậy việc đọc một tác phẩm diễn cảm, sống động, sáng tạo của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm thụ và việc thể hiện lại tác phẩm của trẻ Để có thể giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ người giáo viên phải biết cảm thụ tác phẩm Sự khác biệt rõ nét giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi là nhịp điệu Muốn xác định đúng nhịp điệu bài thơ cũng như cảm nhận nội dung tác phẩm tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tập đọc cho diễn cảm, chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu mang tính gợi mở để kích thích suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của trẻ.Để đạt được kết quả cao trong giờ làm quen văn học tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu học hỏi qua sách báo, ti vi, tranh ảnh và trên mạng Intenet… giúp tiết học hứng thú, gây sự chú ý của trẻ
Việc tiếp nhận thơ của trẻ còn chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý, trẻ
dễ nhạy cảm, dễ xúc động trước tác động bên ngoài, vì vậy khi tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự nhiên không áp đặt
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp tôi luôn học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp áp dụng vào giảng dạy sáng tạo và phù hợp với lứa tuổi và tình hình
Trang 6thực tế ở lớp Ngoài ra tôi tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn do
phòng, nhà trường tổ chức(H.1) Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mà bản thân còn nhiều hạn chế, tôi cố gắng chuẩn bị các giáo án điện tử đưa vào bài dạy để bộ phận chuyên môn dự giờ đóng góp ý kiến cũng như thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để đúc rút
kinh nghiệm cho bản thân(H.2)
Biện pháp 2: Rèn luyện nâng cao nghệ thuật giảng dạy truyền tải tác phầm.
Tác phẩm thơ chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi giáo viên biết chuyển tải được tư tưởng, cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú và đa dạng Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như hội
thi(H.3), tham quan, đặc biệt chọn các hình ảnh đẹp, sinh động đưa vào giáo án
điện tử
Ở trẻ 4-5 tuổi vốn từ của trẻ đã được mở rộng hơn so với độ tuổi trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích
sẽ cản trở việc hiểu tác phẩm của trẻ Giải thích từ khó phải ngắn gọn, dễ hiểu, tạo cho trẻ có ấn tượng mạnh mẽ về từ đó, không được tách từ ra khỏi bài thơ
mà phải đảm bảo việc giải thích nằm trong chỉnh thể ngôn ngữ Để giải thích từ khó giáo viên phải chọn từ, hiểu đúng từ và giải thích phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Khi giải thích từ mới, từ khó cần kết hợp hình ảnh và lời giải
thích (H.4)
Trang 7Ví dụ: Khi giải thích từ “bay vội” trong bài thơ “Ong và bướm” của tác giả Nhược Thủy, tôi cho trẻ quan sát hình ảnh bạn bướm gặp bạn ong đang bay, cùng với lời giải thích của cô giúp trẻ dễ hiểu từ “bay vội” một cách dễ dàng
Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểu rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn.Trước đối tượng là trẻ em giáo viên phải hết sức khéo léo trong việc sử dụng cử chỉ, nét mặt để trẻ không bị phân tán bới các yếu tố bên ngoài tác phẩm
Ví dụ : Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã viết lên bài thơ “Em yêu nhà em”
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác như vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ Bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc Dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
Bài thơ nói lên một vẻ đẹp thật sinh động, ngộ ngĩnh đáng yêu vây xung quanh ngôi nhà em bé, làm cho người nghe bài thơ cảm thấy như mình được xích
Trang 8gần đến với những gì viết trong thơ.
Ngoài yếu tố ngôn ngữ, tôi còn chú ý tới trang phục của mình và cố gắng
tạo môi trường giàu chất thẩm mĩ gắn với các bài thơ câu chuyện (H.5)
Biện pháp 3: Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong hoạt động làm quen với văn học thông qua các bài thơ câu chuyện.
Nâng cao kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ
sẽ giúp trẻ cảm thụ các bài thơ, câu chuyện một cách có hiệu quả Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm là phát triển ở trẻ khả năng biểu hiện các bài thơ phù hợp với khả năng của mình Việc đọc của cô giáo cần phải tạo ra cho trẻ sự yêu thích các bài thơ.Trước khi cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện tôi sử dụng thủ thuật như tạo tình huống hay thu hút sự chú ý của trẻ bằng một điều bí mật sau
đó cho trẻ giải quyết tình huống, khám phá điều bí mật (tình huống, sự vật cần khám phá hướng vào nội dung đề tài), dẫn dắt trẻ tới bài thơ, câu chuyện Sau đó tôi đọc bài thơ, kể câu chuyện thật diễn cảm, kết hợp tư thế, nét mặt , ánh mắt,
cử chỉ, hành động gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng
và mong muốn được thể hiện bài thơ(H.6) Tiếp theo, tôi hướng dẫn trẻ cách đọc
thuộc lòng diễn cảm Tôi chú ý sửa sai cho trẻ, những câu trẻ đọc sai tôi đọc lại, yêu cầu trẻ thể hiện lại cho đúng hơn Thường trẻ hay đọc đều đều, đôi khi còn thở hởn hển, tôi hướng dẫn trẻ đọc đúng về nhịp điệu, ngữ điệu, ngắt nghỉ, lấy
hơi đúng chỗ(H.7) Đặc biệt với những bài có lời đối thoại hướng dẫn trẻ đọc
đúng giọng điệu của từng nhân vật
Trang 9Ví dụ: Bài thơ “Tình bạn” có trẻ dẫn truyện, nhân vật Gấu, Mèo, Hươu, Nai
Trẻ dẫn truyện sẽ đọc: “Hôm nay tới lớp
Thấy vắng thỏ nâu Các bạn hỏi nhau”
Tiếp theo tất cả các nhân vật đều đọc: “Thỏ đi đâu thế?
Trẻ nhận vai dẫn truyện đọc tiếp: “Gấu liền nói khẽ”
Trẻ nhận vai Gấu sẽ đọc: “Thỏ bị ốm rồi
Này các bạn ơi
Đi thăm thỏ nhé!
Gấu tôi mua khế Khế ngọt lại thanh”
Trẻ nhận vai Mèo đọc tiếp: “Mèo tôi mua chanh
Đánh đường mát ngọt”
Hai trẻ nhận vai Hươu và Nai lần lượt đọc: “Hươu mua sữa bột
Nai sữa đậu nành”
Những câu sau tất cả trẻ cùng đọc:
“Chúc bạn khỏe nhanh Cùng nhau tới lớp
Trang 10Học tập thật tốt Xứng đáng cháu ngoan Trò giỏi kết đoàn
Ấm tình bè bạn”
Hình thức này đòi hỏi trẻ biết phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa các nhân vật giúp trẻ thể hiện rõ được giọng điệu từng nhân vật, và điều quan trọng là trẻ cảm thấy vui và thích thú như chính mình đang được đứng trên sân khấu
Việc đọc diễn cảm cần được luyện tập thường xuyên, nên ngoài thời gian
tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ, câu chuyện tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định trong hoạt động chiều để luyện đọc diễm cảm cho trẻ Để trẻ có thể sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, nét mặt trong khi đọc thơ thì cô giáo phải là người thể hiện bài thơ một cách nghệ thuật Nghĩa là ngoài giọng đọc truyền cảm cô giáo phải kết hợp các cử chỉ sao cho phù hợp, gây được ấn tượng đối với trẻ trong việc cảm nhận ngôn từ, những cử chỉ, điệu bộ cần phù hợp với từng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ, phù hợp với khả năng của trẻ.Sau khi trẻ được nghe, được nhìn cách thể hiện của cô giáo tôi cho trẻ đọc thơ diễn cảm cùng cử chỉ, điệu bộ Với những trẻ chưa làm được tôi có thể giải thích và
hướng dẫn trẻ thực hiện
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện theo hướng tích hợp.
Tổ chức cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện theo hướng tích hợp
sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, vận dụng những hiểu biết mới vào các hoàn
Trang 11cảnh, tình huống mới góp phần hình thành kĩ năng, thói quen cũng như hình thành cho trẻ kĩ năng thích ứng nhanh với môi trường, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo của trẻ Vì vậy tôi cố gắng lựa chọn các hình thức đa dạng nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình cho trẻ làm quen với bài thơ, câu chuyện
Ví dụ: Sau khi trẻ được làm quen với bài thơ “Làm bác sĩ” tôi cho trẻ củng cố bài thơ qua trò chơi “Bé tập làm bác sĩ” Tôi cho trẻ nhận vai theo ý thích, hai hoặc ba trẻ vào vai bác sĩ, số trẻ còn lại đóng vai bệnh nhân hay người nhà đưa bệnh nhân đi khám bệnh Qua chơi trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học cách ứng xử giao tiếp của người lớn Mặt khác trẻ dần dần nắm được một số kĩ năng đơn giản như: Nếu là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân cần phải đặt ra những câu hỏi như thế nào, cách khám bệnh ra sao, Được trải nghiệm trẻ rất húng thú và khắc sâu hơn nội dung tác phẩm.Cũng từ đó trẻ có tình cảm với nghề bác sĩ, thêm kính trọng những người làm nghề bác sĩ, làm nhen nhóm nảy
sinh ở trẻ những ước mơ thầm kín (H.8)
Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục làm giàu tâm hồn trẻ thơ với những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương Trong dịp này tôi
thường tổ chức cho trẻ đọc thơ diễn cảm (H.9)
Ví dụ: Ngày 20/10, 20/11, 8/3 tôi khuyến khích trẻ đọc các bài thơ tặng bà tặng mẹ và cô giáo như bài: “Yêu mẹ”, “Bó hoa tặng cô”, “Bàn Tay cô giáo”
Bầu không khí vui tươi của ngày lễ hội cùng với việc trang trí đẹp, lộng lẫy và thể hiện bài thơ bằng chính cảm xúc của mình sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm
Trang 12Biện pháp 5: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phối hợp với phụ huynh để nâng cao nghệ thuật đọc thơ cho trẻ
Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ Vì vậy, ngay từ đầu năm học trong hội nghị họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của thơ ca đến
sự phát triển về nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giới thiệu cho phụ huynh một số tài liệu giúp trẻ phát triển các kĩ năng đọc thơ diễn
cảm, kĩ năng cảm thụ tác phẩm (H.10)
Trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ đọc thơ diến cảm, củng cố nội dung bài, đặc biệt coi trọng việc chuẩn bị ở nhà cho các
bé(H.11) Sau mỗi giờ làm quen với thơ ở trên lớp tôi dặn dò trẻ về đọc lại bài
thơ cho bố mẹ nghe, trao đổi với phụ huynh giành thời gian nghe trẻ đọc, sửa ngọng, sửa nói lắp, giúp trẻ có cách diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc Việc chuẩn
bị đọc diễn cảm ở nhà có tác dụng giúp trẻ bớt ngại ngùng, nhút nhát Ngoài ra tôi nhờ phụ huynh giúp trẻ làm một số bài tập nhỏ ở nhà: Yêu cầu trẻ đọc diễn cảm bài thơ mới được làm quen, với những bài thơ trẻ đã đọc thuộc, đọc diễn cảm và hiểu được nội dung các bậc phụ huynh sẽ cho trẻ vẽ tranh theo sự ghi nhớ tác phẩm và theo trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của trẻ Những bài thơ dài, khó tôi gửi zalo cho phụ huynh về đọc và dạy trẻ những lúc rảnh dỗi
Nhân dịp những ngày lễ hội như ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 8/3, tôi mời phụ huynh đến tham quan và tham dự các hoạt động đọc thơ diễn cảm của trẻ Thưởng thức những tiết mục do các “nghệ sĩ tí hon” thể hiện trên sân khấu,