1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ giảm chú ý trong trường mầm non

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ giảm chú ý trong trường mầm non
Tác giả Võ Thị Thủy
Trường học Trường Mẫu giáo Đại Hưng
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hìnhthứcbề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trítuệ.Tình trạng này có thể phát hiện s

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm trường Mẫu giáo Đại Hưng.Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sángkiến nhưsau:

TT Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công tác

(hoặc nơithườngtrú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

(ghi rõ đối vớitừng đồng tácgiả, nếu có)

1 Võ Thị Thủy 10/07/1989 Trường Mẫu

giáo ĐạiHưng

Giáoviên

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục trẻ

tự kỷ giảm chú ý trong trường mầm non

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu

tư tạo ra sáng kiến): Võ Thị Thủy

- Lĩnh vực áp dụng sángkiến: Công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻtrong trường mẫu giáo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụngthử, (ghi ngày nào

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến:

Một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷgiảm chú ý trong trường mầm non

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Hiện nay, xã hội càng hiện đại, Đất nước càng phát triển, cuộc sống của conngười ngày càng được nâng cao và trẻ em có nhiều điều kiện chăm sóc tốt hơntrước Tuy nhiên, kéo theo đó là mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việccác bậc phụ huynh quá chiều chuộng con cái, trẻ lại tiếp xúc với nhiều đồ chơihiện đại như: máy tính bảng, ti vi, điện thoại thông minh Vì vậy có rất nhiều trẻthiếu những kỹ năng xã hội thông thường, thiếu kỹ năng giao tiếp, từ đó dễ mắcnhiều chứng bệnh như: tự kỷ, tăng động

Tự kỷ, giảm chý ý là một loại khuyết tật phát triển do rối loạn của hệ thầnkinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ Có thể xảy ra không phân biệt giớitính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội Được thể hiện rangoài bằng cáckhiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phingôn ngữ, hành vi, sởthích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại Trẻ tự kỷ thường quá say mêmột vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khưkhư trong tay Chúng rất thích sắp xếp

đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳlạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự

đó bị xáo trộn

Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hìnhthứcbề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trítuệ.Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ, giáo viên thường xuyên chúýđến trẻ.Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội Khi giao tiếp thì trẻtựkỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằngnhữngcử chỉ cơ thể Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân tronggiađình Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạtđộngxung quanh trẻ

Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời,ítbiểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến Không thích hoạt độngtheonhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi Nếu trẻ phát triểnlờinói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường Trẻ không hiểu lời người khác vàcũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩahoặc không ăn nhập với hoàn cảnh Trẻ có thể nhái lại lời nói của người khácmột cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không

đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường Khi người lớn thấy vậy và

ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổicáu, la hét, đánh lại người khác Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngônngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn khônghiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá

thường xuyên so với trẻ bình thường

Trang 3

Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương phápgiáo dục khác nhau Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết banđầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớphọc, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp Từ

đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ,điều chỉnh hành vi phù hợp

Chính vì thế tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ, giảm chú ý trong trường mầm non”

2.1Các bước và cách thức thực hiện biện pháp

2.1.1 Biện pháp 1:Khảo sát, đánh giá trẻ

Để nắm được khả năng nhận thức và kỹ năng khi tham gia các hoạt độngcủa trẻ: Kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹnăng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2023) tôiphải tiến hành đánh giá trẻ Từ đó, tôi sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể

để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợpnhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập

Từ tuần 1 tháng 9 năm 2022, tôi và giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánhgiá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tìnhhuống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trảinghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên

đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của từng trẻ trong lớp

Từ kết quả cụ thể của cả lớp nhỡ 3, tôi thấy được 1 trường hợp có nguy cơ bị mắc

tự kỷ là cháu: Phan Tấn Khang.Tôi tiếp tục khảo sát cháu bằng một phiếu trắcnghiệm của tôi và kết quả thu được như sau:

Khảo sát đầu năm

Kết quả

g

1 Trẻ có thường xuyên tranh

giành đồ chơi với bạn hoặc có biểu hiện giữ đồ chơi để chơi một mình không?

x

2 Trẻ giảm tập trung, không

thích làm một số việc cùng cô?

6 Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm

điều gì hoặc đi lang thang

x

Trang 4

2.1.2 Biện pháp 2: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tư liệu về việc dạy trẻ

tự kỷ

Trong suốt quá trình công tác tại nhà trường, Tôi nhận thấy mấy năm gầnđây trường tôi cũng gặp 1 đến 2 trẻ có những biểu hiện, dấu hiệu tự kỷ Chính vìvậy, Tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu trên mạng, sách về tự kỷ để nâng caothêm kiến thức cho mình về trẻ tự kỷ

Để có thể tìm ra được các biện pháp hay giúp trẻ mẫu giáo nhỡ hòa nhậpđược với môi trường học tập thì trước hết phải giúp trẻ hình thành được một số

kỹ năng tự phục vụ phù hợp Bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, thamkhảo những tài liệu, tư liệu có nội dung về đề tài như: Cách giúp trẻ tự kỷ hòanhập với cuộc sống; Đặc điểm của trẻ tự kỷ; Trẻ tự kỷ thường có triệu chứnggì? Phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ và tôi cũng luôn hỏi han, họchỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trường mình, trường bạn, của mọi ngườixung quanh về kiến thức, kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ

Từ việc nghiên cứu kỹ các tài liệu, tôi đã tìm được một số kỹ năng tự phục

vụ phù hợp dạy trẻ tự kỷ đầu tiên đó là: Tự xúc cơm ăn, tự đi dép, cất dép đúngnơi quy định; biết lấy và cất cốc; biết bỏ rác vào thùng; tự đi vệ sinh; lấy và cất

đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; biết tránh xa một số nơi nguy hiểm

Ví dụ: Hoạt động giao tiếp mắt - mắt dành cho trẻ tự kỉ

- Mục tiêu: Trẻ có phản ứng giao tiếp mắt - mắt

- Số trẻ tham gia: Cá nhân trẻ

- Chuẩn bị:

+ Hai ghế nhỏ dành cho cô và trẻ ngồi

+ Một bàn thấp dành cho trẻ

+ Một gói bim bim, vài cái kẹo, vật mà trẻ thích

+ Các vật có thể cầm nắm được mà trẻ thích: Ô tô, điện thoại…

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: Cô ngồi đối diện với trẻ Gọi tên trẻ Nếu trẻ không nhìn mình,

cô đưa miếng bim bim lên ngang tầm mắt mình và đợi trẻ nhìn mình trong 1 giây,hãy đưa bim bim ngay cho trẻ Nếu trẻ vẫn không nhìn mình, một tay cô nâng nhẹcằm trẻ lên, tay kia đưa miếng bim bim lên ngang mặt mình Gọi tên trẻ và để ýtrẻ có nhìn mình hay không, trẻ thể hiện sự đáp lại giáo viên bằng các cách khácnhau Khi giáo viên không nhắc nhở trẻ giao tiếp bằng mắt

Trang 5

+ Bước 2: Thực hiện lại các bước thứ nhất nhưng giáo viên nên kéo dài sựgiao tiếp mắt-mắt trong 3 giây rồi mới đưa đồ ăn cho trẻ Quan sát xem có thểhiện sự đáp lại khi cô gọi tên bằng các cách khác nhau hay không? Nhắc trẻ bằngcách tăng thêm 2 giây sau mỗi lần dạy.

+ Bước 3: Cô vẫn ngồi đối diện với trẻ, trước mặt trẻ có một loại đồ chơi

mà trẻ thích ở trên bàn và gọi tên trẻ Cô nhắc trẻ nhìn mình khi trẻ không giaotiếp mắt - mắt Giáo viên tương tác với trẻ và tăng cường sự đáp lại của trẻ Hãytạo cơ hội để trẻ thể hiện sự giao tiếp khác nhau với sự nhắc nhở ở mức độ thấpnhất

+ Bước 4: Giáo viên ngồi hoặc đứng cách trẻ 1m Hãy gọi tên trẻ và nhắctrẻ nhìn mình Giáo viên nhắc trẻ tương tác mắt-mắt với mình ít đi trong nhữnglần dạy trẻ sau Giáo viên làm sao để trẻ thể hiện sự đáp lại khác nhau khi nhắctrẻ ở mức thấp nhất Những lần dạy sau giáo viên tăng dần khoảng cách giữa cô

và trẻ lên

+ Bước 5: Đáp lại yêu cầu cô đưa ra “A, hãy nhìn cô” giáo viên ngồi đốidiện trẻ vừa chỉ tay vào mặt mình vừa nói hãy nhìn cô Sau đó, thực hiện tiếp theonhư bước 1

2.1.3 Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học gần gũi thân thiện.

Môi trường học tập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triểncủa trẻ Yếu tố môi trường trong giáo dục trẻ tự kỷ không chỉ góp phần giúp trẻhình thành nhân cách con người mà quan trọng hơn là giúp trẻ tự kỷ hòa nhập vớimôi trường xã hội một cách dễ dàng hơn

Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp, bản thân tôi cùng giáo viên đứng lớp đãgiành rất nhiều thời gian để trang trí lớp học cho thật là sinh động và hấp dẫn, tạomôi trường lớp học gần gũi, thân thiện, ấm cúng từ đó trẻ sẽ cảm nhận được tìnhyêu, sự quan tâm đối với trẻ là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có

sự phân biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa đồng; là môi trường giáo dục hiệu quả, tạođiều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻphát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện vàhợp tác: Giáo viên với giáo viên, giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, cha mẹ, ngườichăm sóc trẻ với nhà trường và cộng đồng Môi trường học thân thiện làmôitrường thân ái, thu hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến củatrẻ được lắng nghe và tôn trọng Từ đó giúp trẻ giải quyết những khó khăn vướngmắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn Môitrường học thân thiện là môi trường xanh, sạch, đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chămsóc, an toàn

2.1.4 Biện pháp 4:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích của trẻ tự

kỷ, quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với trẻ.

Bản thân tôi sau khi nhận lớp, khảo sát tình hình của lớp đầu năm, tôi đãnắm được số trẻ có biểu hiện tự kỷ trong lớp tôi là 1 cháu Từ đó tôi tìm ra cácbiểu hiệu đặc biệt của trẻ, hướng trẻ vào hoạt động theo mục tiêu đã xây dựngnhưng phải dựa trên sở thích của trẻ

Khi giao việc cho trẻ tôi đã chia công việc theo từng bước nhỏ để trẻ dễthực hiện Khi trẻ tự kỷ có biểu hiện phá phách và ngang bướng, không biết nghe

Trang 6

lời Để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc tôi đã đưa trẻ đi dạo, cho trẻ ngồi vào một gócyên tĩnh và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống để trẻ có thời gian thư giãn và ổn địnhlại tâm lý, sau vài phút tôi sẽ trao đổi với trẻ xem trẻ có còn quậy phá khi quay lạichơi với các bạn nữa không và có hình thức răn đe nhẹ nhàng.

Ở hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho cháu chơi cùng với các một sốtrò chơi nhẹ nhàng và hướng dẫn cụ thể cho trẻ hiểu Trong quá trình chơi tôi đặcbiệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ biểu hiện hành động của trẻ tránh để trẻ rơivào tình trạng cô lập hoặc gây những hàng động ảnh hưởng đến trẻ khác

2.1.5 Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Bản thân là một giáo viên đồng thời cũng như mẹ của trẻ tôi luôn dành thờigian cho những trẻ tự kỷ vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han dạy dỗ, tạođiều kiện cho các con hòa nhập với các bạn, bổ sung thêm những kiến thức màcác con chưa nắm được do tiếp thu chậm Thường xuyên trò chuyện, trao đổi vớitrẻ, nếu trẻ sai thì khuyến khích các bạn khác giúp đỡ bạn, không phân biệt tạocho trẻ cảm giác cô độc và bị phân biệt, kỳ thị Tôi còn quan tâm trẻ bằng cáchcho ngồi bàn đầu, ngay trước mặt để giúp trẻ tập trung hơn và sẵn sàng giúp đỡtrẻ khi trẻ cần

Mỗi trẻ tự kỷ là một cá nhân có năng lực, nhu cầu và cách thể hiện hành viriêng của mình Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn đồng hành với trẻ Khôngdừng lại ở vai trò là một người giáo viên mà đôi khi còn là một người mẹ, mộtngười bạn thân thiết luôn quan tâm, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo điềukiện cho trẻ nhanh chóng được hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường,hòa nhập xã hội Chính vì vậy, tôi đã quan tâm trẻ tự kỷ trong hoạt động sinh hoạtmột ngày như sau:

* Giờ tập thể dục sáng: Trẻ gặp khó khăn về vận động, cũng như việc

phối hợp các vận động Việc cho cháu tham gia vào các hoạt động, các bài tập thểdục sáng không những giúp cho sự vận động của cơ thể dễ dàng hơn, hiệu quảhơn mà còn hỗ trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể Bởivậy, trong giờ thể dục sáng tùy theo điều kiện thời tiết mà tôi tổ cho trẻ tập thểdục sáng trong lớp hoặc ngoài sân Nhưng phải đảm bảo an toàn, tạo cảm giácsảng khoái cho trẻ Đối với trẻ tự kỷ thì những nơi có môi trường thiên nhiên sinhđộng, có cỏ cây, hoa lá, âm thanh êm dịu là điều kiện tốt giúp trẻ hòa nhập vớimôi trường mầm non

Ngoài ra bản thân luôn quan tâm đến các thiết bị thể dục sáng, đặc biệt làviệc huy động các nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên như: Vòng, gậy, dây, hoa,các đồ dùng dụng cụ âm nhạc làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ

tự kỷ cảm nhận âm thanh và thích thú vận động hơn

* Giờ hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động cực kỳ bổ ích đối vớitrẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ được tiếp xúc với thế giới xung quanh.Trẻ mạnh dạn hơn,

tự tin hơn, giúp trẻ giảm bớt cảm giác e dè, sợ sệt.Khi ra ngoài trời trẻ được tiếpxúc nhiều hơn với thế giới xung quanh, học được cách thích nghi với mọi điềukiện hoàn cảnh khác nhau, khám phá những điều mới lạ sẽ giúp trẻ có một số hiểubiết sơ đẳng Từ đó giúp trẻ tự kỷ gần gũi và dễ hòa nhập hơn trong cuộc sống

Trang 7

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác,không biết thể hiện nhu cầu, mong muốn, thái độ của mình cho người kháchiểu.Bản thân trẻ luôn muốn tách mình ra khỏi tập thể lớp, luôn né tránh giaotiếp, không biết sự luôn phiên, không biết luật chơi và đặc biệt còn gặp khó khănvới các trò chơi đóng vai Mà trò chơi đóng vai là trò chơi chủ đạo trong hoạtđộng góc nên khi tổ chức hoạt động góc, tôi luôn tạo điều kiện để trẻ được hòađồngvới các bạn trong lớp, nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi đoàn kết vớibạn.

Hiểu rõ được vai trò của hoạt động góc với trẻ tự kỷ tôi đã chú trọng vàocác yếu tố sau đây:

+ Tạo môi trường gần gũi, thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực: Chuẩn bị

đa dạng các loại đồ chơi

+ Các góc, khu vực chơi được bày biện, trang trí với màu sắc hài hòa, hấpdẫn trẻ

+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thuận tiện cho trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng+ Tôn trọng trẻ, đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú của trẻ Không áp đặt trẻ.+ Khuyến khích trẻ chủ động, tự lực, tự tin

+ Khuyến khích trẻ tự kỷ tương tác cá nhân, giao tiếp cùng các bạn

* Giờ ăn:

Đối với trẻ tự kỷ việc hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùngquan trọng Trong giờ ăn tôi luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, nóinăng dịu dàng, động viên trẻ ăn hết suất của mình và ăn đa dạng các loại thức ănkhác nhau Giúp trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn Đồng thời tôi cũnggiáo dục trẻ một số hành vi văn minh trong ăn uống:

+ Ngồi ngay ngắn khi ăn

+ Ăn gọn gàng, không rơi vãi

+ Nhai kỹ, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn

+ Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn

Trang 8

trang thiết bị phục vụ cho giờ ngủ như: Chiếu, sạp ngủ, thảm, chăn, gối, tủ đựng

đồ Thường xuyên giặt, phơi chăn, gối, chiếu, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo

Đối với trẻ tự kỷ, tôi luôn nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, cho trẻ nằmđúng chỗ của mình, giúp nằm ngay ngắn, vỗ về trẻ nhẹ nhàng

Để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh tôi luôn tôn trọng thói quen và tư thế nằm ngủcủa trẻ Mở những bản nhạc, những bài hát ru êm ái, dịu dàng có tác dụng nhẹnhàng đưa trẻ vào giấc ngủ

*Giờ hoạt động chiều

Sau khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho trẻ và các bạn trong lớp sử dụng các bàitập nhẹ nhàng như: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ; Ồ sao bé không lắc

Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng

tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ đi tất, dạy trẻ đánh răng, tựmặc quần áo…

2.1.6 Biện pháp 6: Rèn kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ

Ngoài việc học những kiến thức về thế giới xung quanh, tôi chú trọng việcrèn luyện về kỹ năng sống.Đây là một trong những môn học đặc thù trong trườngchuyên biệt.Trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ như tắm rửa, đi vệ sinh , chưa hiểunhững qui định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội Một vấn đề quan trọngnữa là trẻ chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên có thể có những hành động như

sử dụng kéo, cho tay vào ổ điện ảnh hưởng đến an toàn của bản thân trẻ Do đó,việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản này đối với trẻ là điều bắt buộc phảicó

Rèn kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi luôn nhắc trẻ không được cho tay vào ổđiện, sờ tay vào nước nóng, không chơi với dao, kéo…

Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tự phục vụbản thân như: Tự lau mặt, rửa tay, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, tựmặc quần, tự đi tất thông qua hình ảnh như các bước rửa tay đúng cách, cách ngồivào bồn đi vệ sinh…

Rèn luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục các cháu biết chào cô, bố mẹkhi đi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về Thời gian đầu năm trẻ chưa biết nói,tôi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tôi dạy trẻ nói từng từ để tạothành câu “Con chào cô, tôi chào các bạn” Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết cảm ơnkhi có người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn đau hay làm sai một việc gìđó

Kích thích giác quan: Trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào củagiác quan Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm giác quan hoặcmất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống trên

Do vậy tùy vào khả năng của trẻ mà tôi tạo điều kiện để giúp các con dầndần tiến đến chức năng cảm nhận bình thường như:

+ Để phát triển xúc giác tôi cho trẻ vẽ, nặn, chơi với cát…

+ Để phát triển thính giác tôi cho trẻ lắng nghe các bản nhạc, chơi cáctròchơi âm nhạc, hay nâng cao khả năng nghe nhạc nhằm giúp trẻ hát, vận độngphù hợp theo giai điệu, lời bài hát…

Trang 9

+ Để kích thích khứu giác, vị giác: Tôi luôn hỏi trẻ trong giờ ăn các conthấy thức ăn có ngon không? Mùi vị của nó như thế nào? Hay khi cho trẻ uốngsữa tôi hỏi trẻ: Con thấy sữa có vị gì? Sữa có thơm không? Tôi luôn động viên trẻtrả lời.Nếu trẻ không trả lời được tôi gợi ý câu trả lời.Nếu trẻ trả lời đúng, tôiđộng viên khen ngợi trẻ.

2.1.7 Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà.

Không ai có thể hiểu và biết về con mình bằng chính cha mẹ, do đó cha mẹphải luôn là người đồng hành với trẻ, với cô giáo trong quá trình can thiệp điều trịbệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ

là không thể thiếu Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chấtlượng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng, tôi đã luôn tạo ra đượcmối quan hệ mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ

Bản thân tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với cha mẹ, người chăm sóctrẻ thông qua các hoạt động đón, trả trẻ, giữa tôi và cha mẹ, người chăm sóc trẻluôn nhất quán trong cách dạy trẻ: Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường phải mất 1 thờigian dài để có thể thích nghi được với những gì chúng vừa được học khi bịchuyển từ một bối cảnh này sang một bối cảnh khác, kể cả ở nhà Vì vậy tạo ramột môi trường giống nhau cho trẻ sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì chúnghọc được

Cố định một thời gian biểu: Trẻ tự kỷ thường đạt kết quả tốt nhất khi làmtheo một thời gian biểu cố định Vì vậy, cha mẹ nên tạo ra một thời gian biểu chotrẻ với các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường

và giờ đi ngủ

Tôi giới thiệu với gia đình trẻ những bài tập phát triển các lĩnh vực ngônngữ giao tiếp, tình cảm kĩ năng xã hội, tâm vận động, phát triển giác quan, nângcao sự tập trung chú ý Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp, tôi trao đổi với cha

mẹ, người chăm sóc trẻ trẻ tập các bài tập này ở nhà Để có các phương pháp giáodục, phương pháp can thiệp hành vi tốt nhất giúp trẻ rút ngắn khoảng cách với cáccháu bình thường tại lớp đưa trẻ hòa nhập với các bạn, với môi trường học tậpbình thường, với cộng đồng

Tạo ra môi trường xã hội cho trẻ: Hướng dẫn cho con về các giao ước xãhội bằng các trò chơi đóng giả vai này vai kia và khuyến khích cổ vũ các con diễnđạt tình cảm với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt Tập chocon những cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, qua các tình huốngkhác nhau Khi các con có những hành động không thích hợp cần phải có hìnhthức phạt rõ ràng

Tại góc tuyên truyền, bảng tin hàng ngày tôi luôn ưu tiên lựa chọn nội dung

về tuyên truyền chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ và có những hướng dẫn cụ thể giúpcha mẹ, người chăm sóc trẻ có biện pháp chăm sóc con mình tại nhà Để làm tốtcông tác chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, bản thân luôn tuyên truyền tới các bậc cha

mẹ, người chăm sóc trẻ về một số vấn đề sau:

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy dành thời gian vui chơi với con nhiềuhơn

Trang 10

+ Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ

+ Tuyên dương những hành vi tốt

+ Luôn nhất quán trong cách dạy trẻ

+ Cố định một thời gian biểu

+ Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của trẻ

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ:Chọn chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý của nhiều dưỡng chất khác nhau.iệnPháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ * Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khitham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹnăng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầunăm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ Từ đó, giáo viên sẽxây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ranhững phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự

kỷ học hòa nhập

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp

Trường mẫu giáo Đại Hưng nằm trên địa bàn xã Đại Hưng – Đại Lộc –Quảng Nam, có 2 điểm trường nằm ở hai thôn Mậu Lâm, Gò Dinh, là một ngôitrường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, ( năm 2021 – 2022 Kiểm định sau nămnăm) Năm học 2023 - 2044, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụtrách lớp 4 tuổi.Lớp có 2 cô giáo, có tuổi đời từ 35- 40 tuổi, có kinh nghiệm đứnglớp 5-10 năm, đạt trình độ trung cấp, đại học sư phạm Lớp nhỡ 3 trường mẫugiáo Đại Hưng, có tổng số 30 cháu, trong đó có 13 cháu gái và 17 cháu trai, có 1cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Phan Tấn Khang Với tình hình thực trạng nhưtrên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn nhưsau:

a Điều kiện thuận lợi :

- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, hamhọc hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng

- Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp Nhàtrường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ đểphục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

- Đối với trẻ tự kỷ

+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và

ăn uống đủ dinh dưỡng

+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bướcchân luân phiên nhịp nhàng…

+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tômàu

b Điều kiện khó khăn:

Trang 11

- Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáodục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòanhập trong môi trường giáo dục bình thường

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dụctrẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu vàđiều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ Bên cạnh đó các tàiliệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn

ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập

+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc lahét khi không được đáp ứng nhu cầu

+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều Xuấtphát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm

ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiệntại(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Các giải pháp trên đều rất thiết thực, đã và đang áp dụng có hiệu quả tại lớpmẫu giáo 4-5 tuổi nhỡ 3 trường mẫu giáo Đại Hưng và có thể áp dụng cho tất cảcác lớp tại trường mẫu giáo Đại Hưng có trẻ có biểu hiện, dấu hiệu của bệnh tự

kỷ, trẻ bị tự kỷ

Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ

Biện pháp 2: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tư liệu về việc dạy trẻ tự kỷBiện pháp 3: Tạo môi trường lớp học thân thiện

Biện pháp 4: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích của trẻ tự kỷ, quantâm chăm sóc đặc biệt đối với trẻ

Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc mọi nơi

Biện pháp 6: Công tác phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ đểchăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

2.5.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếucó):

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng

Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi và một số giáo viên trong trường đã

áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ giảm chú ý trong trường mầm non” đãđem lại hiệu quả:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w