1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Vũ Dạ Tiên
Trường học Trường Mầm Non Đại Cường
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đại Cường
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác hoặc nơi thường trú Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng SKKN Huyện Đại Lộc

Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:

TT Họ và

tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc

nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1 Nguyễn

Vũ Dạ

Tiên

04/09/1988 Trường

MN Đại Cường

Giáo viên ĐHSPMN 100%

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non.

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Vũ Dạ Tiên

Trang 2

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GDMN

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 12/9/2023

Hồ sơ đính kèm:

+ Báo cáo sáng kiến

+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)

Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đại Cường, ngày 04 tháng 03 năm 2024

Người nộp đơn

Nguyễn Vũ Dạ Tiên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 3

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Trái đất đang nóng lên từng ngày, biến đổi khí hậu, thiên tai liên miên, tình trạng ô nhiễm ở mức báo động đỏ Vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại

- Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mang tính cần thiết, cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu Các nhà khoa học đều cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này

dễ dàng hình thành nề nếp thói quen, mang lại hiệu quả cao, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người

- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ

và hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường

- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục: hoạt động vui chơi; hoạt động ngoài trời; hoạt động âm nhạc; hoạt động tạo hình; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh Thông qua các hoạt động

Trang 4

này, giáo viên lên kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động với những trải nghiệm khác nhau Từ đó, trẻ được tiếp cận với những tình huống có vấn đề

và tự đưa ra các cách giải quyết các vấn đề đó

- Hiện nay, ở trường tôi vẫn còn có một vài cháu chưa có ý thức bảo vệ môi trường, các cháu còn vứt rác bừa bãi, chưa biết bảo vệ cây xanh… Dựa trên

tình hình thực tế đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường lớp mầm non”.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

a) Biện pháp 1: Lồng ghép bài học môi trường vào các hoạt động hằng ngày

- Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức cũng như các hành vi bảo

vệ môi trường cho trẻ tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ

môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày với hình thức ‘‘Học bằng chơi, chơi mà học’’

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chơi

- Hoạt động vui chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm non nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng Thông qua vai chơi, hoàn cảnh chơi, các tình huống chơi trẻ biết phân biệt những hành vi đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức đúng đắn đối với môi trường sống

Trang 5

- Hoạt động chơi ngoài trời: đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ Trong quá trình quan sát môi trường, giáo viên dùng biện pháp đàm thoại, tạo tình huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết Ví dụ: quan sát cây bị héo

Cô hỏi: Tại sao cây bị héo? Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng

ta phải làm gì? Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt của giáo viên dần hình thành ở trẻ ý thức về bảo vệ cây xanh

- Hoạt động chơi ở góc: Căn cứ vào nội dung giáo dục cô sắp xếp các góc chơi phù hợp, thu hút trẻ vào các góc chơi Trong quá trình chơi, cô đưa các tình huống về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để trẻ trải nghiệm như: đóng vai bác nông dân chăm sóc vườn rau; cô lao công đang quét dọn đường phố… Tất

cả những tình huống, vai chơi, hoàn cảnh chơi giáo viên đều có thể tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm nhằm lồng ghép các nội dung giáo dục

- Thông qua các trò chơi: trò chơi xây dựng, trò chơi học tập giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ Ngoài việc giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao động và được tiếp xúc nhiều với môi trường Đây là phương tiện rất tốt

để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

- Công việc lao động hàng ngày của trẻ ở trường có thể lồng ghép qua hoạt động chơi, có thể được tổ chức cuối giờ Trẻ được chăm sóc cây hoa trong sân

Trang 6

trường, chăm sóc vườn trường Trong quá trình hoạt động cô hướng dẫn, giảng giải, giải thích, định hướng cho trẻ những hành vi bảo vệ môi trường

* Cùng trẻ thực hiện các hành động thiết thực nhất ở trường mầm non

- Hướng dẫn trẻ hình thành các thói quen như lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng gọn gàng, tự gấp chăn sau khi ngủ dậy, xếp đặt ngăn tủ của mình ngăn nắp Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi hay để lớp học bừa bộn Sẽ có một nhóm bạn đi theo dõi các hoạt động này để các bạn cùng thi đua xem tổ nào gọn gàng sạch sẽ hơn

- Hoạt động lao động công ích được thực hiện vào các cuối tuần Các bé sẽ

đi xung quanh các lớp học và xung quanh trường thu dọn rác, lau dọn kệ đồ chơi, sắp xếp lại đồ dùng…

- Cô sẽ ghi những cảnh báo kèm những hình ảnh ngộ nghĩnh như “Tiết kiệm nước” ở vòi nước rửa tay và bình nước chung, “Xin hãy cho tôi rác” ở ngay trên thùng đựng rác, “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở trong nhà vệ sinh… Trẻ

sẽ dần thuộc lòng các thông báo và tự giác thực hiện

- Những giờ học gieo hạt, trồng cây là những giờ học được trẻ đón nhận hào hứng nhất Các con có thể cùng cha mẹ trồng một chậu cây nhỏ rồi mang đến lớp để tự chăm sóc Hoặc cùng cô và các bạn trồng cây xanh ở vườn của trường Hoạt động này khiến trẻ hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc trồng cây tạo ra môi trường xanh sạch đẹp và việc cần thiết bảo vệ cây cối xung quanh

* Làm đồ tái chế tại lớp học

Trang 7

- Các cô sẽ tìm các mẫu đồ chơi, đồ dùng được làm tự vật liệu tái chế trên mạng internet, sách báo Sau đó cùng các con thực hiện làm các mẫu trên lớp

Đồ tái chế có thể sử dụng nguyên liệu như vỏ lon bia, vỏ trứng, giấy báo, lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, ống hút…

- Có những bé rất nhanh nhạy, có thể về nhà thực hiện cùng cha mẹ và mang những sản phẩm khá đẹp đến lớp

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

- Thông qua các công việc hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ hội tốt để trẻ được trải nghiệm Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm những hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

b) Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa

- Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non sẽ giúp các bé dễ dàng hình thành

nề nếp thói quen, có nhận thức bảo vệ môi trường sống và hình thành nhân cách

con người Trẻ em là ươm mầm của thế giới do đó khi các bé đã học cách sử dụng tài nguyên từ khi còn nhỏ sẽ tạo nề nếp và lối sống có ý thức giúp bảo vệ môi trường

- Mục đích của việc giáo dục môi trường cho trẻ mầm non nhằm hướng

đến sự quan tâm của trẻ đến thiên nhiên bằng hành động thực tiễn Việc giáo dục

Trang 8

sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sinh thái vững chắc và sử dụng nó để giúp môi trường trở nên tốt đẹp hơn

- Việc tạo điều kiện để trẻ nhận thức được việc bảo vệ môi trường thông

qua các hoạt động ngoại khóa như: chăm sóc cây cảnh, tổ chức gieo trồng cây xanh, tổ chức cùng nhau nhặt lá vàng trên sân trường, tổ chức cuộc thi vẽ tranh chủ đề bảo vệ môi trường, hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức bảo vệ môi trường, tổ chức làm tranh từ các nguyên vật liệu từ thiên nhiên hoặc các nguyên vật liệu tái sử dụng, cùng trẻ tham gia làm các bộ trang phục tự thiết kế bằng nguyên liệu túi nilon, ống hút nhựa, chai nhựa… sẽ giúp các bé hiểu rõ hơn

về môi trường sống, những thứ bao quanh con người và cách bảo vệ các nhân tố

đó bền vững Khi đã hiểu về bản chất của sự vật, sự việc thì bé sẽ có ý thức để bảo vệ

b) Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ

- Hiện nay trường, lớp chúng ta tiếp tục thực hiện chủ đề ““Xây dựng trường Mầm non xanh - an toàn - thân thiện” Vì vậy, việc xây dựng cảnh

quan sư phạm trong trường học cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải chú trọng Chúng ta phải biết tạo cảnh quan môi trường và các phòng học thoáng mát, sáng tạo, đẹp mắt, trang trí phải phù hợp, gây sự chú ý cho trẻ Đồ dùng, đồ chơi phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp Các góc phải thay đổi theo từng chủ

đề, để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn để trẻ mong muốn được đến trường, đến lớp Đặc biệt là góc thiên nhiên phải được trang trí và trồng nhiều loại cây xanh để tạo cho trẻ một không gian xanh trong lành Mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc

Trang 9

cây xanh, qua đó giúp trẻ biết yêu lao động, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Hơn nữa là tạo cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh và có sự yêu thương, trân trọng những giá trị cuộc sống Để tạo được cảnh quan sân trường, lớp học sạch sẽ, thoáng mát thì giáo viên đến lớp sớm mở cửa lớp thông thoáng,

kê dọn đồ dùng gọn ngàng, quét lớp, và nhặt rác, quét dọn trên sân trường, để tạo cho môi trường thêm sạch, đẹp Ngoài ra chúng ta cần giáo dục trẻ khi ăn quà xong hay khi tham gia các hoạt động phải nhớ gom rác bỏ vào thùng, không được vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường

- Khi trẻ tham gia trồng, chăm sóc vườn rau tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về môi trường sống, ích lợi của cây đối với con người, vì sao chúng ta lại phải trồng trồng các loại cây, cây xanh, cây hoa, cây rau… để cung cấp ô xi cho con người và tạo lên bầu không khí trong lành Trong quá trình dạy trẻ tôi chú ý để trẻ đồng thời được rèn luyện các kĩ năng nhận thức bằng cách đặt câu hỏi mở Dẫn dắt hướng dẫn cho trẻ tư duy, tạo các tình huống nhận thức; Đồng thời tôi giới thiệu cho trẻ những hành vi đúng sai của con người đối với môi trường

- Trong lớp, ở các góc học tập, góc hoạt động vui chơi tôi thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng hàng tuần Tiếp tục rèn cho trẻ có thói quen sau mỗi lần học, mỗi lần chơi là phải biết xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và đúng nơi quy định

- Từ việc tạo môi trường cảnh quan sư phạm nhà trường thêm xanh - sạch-đẹp qua đó trẻ biết mình cần phải làm gì để bảo vệ môt trường và hàng ngày trẻ

Trang 10

có những hành vi đúng với môi trường như không vứt rác bừa bãi mà bỏ rác vào đúng nơi qui định, trẻ yêu thích khi tham gia lao động, biết tự làm những việc đơn giản như lau chùi đồ dùng, đồ chơi, biết trồng và chăm sóc các cây…

d) Biện pháp 4: Công tác phối hợp cùng phụ huynh

- Việc rèn luyện cho trẻ ý thức và hành động bảo vệ môi trường, từ đó trở thành lối sống cần được bắt đầu trong những năm đầu đời của trẻ, vì đây là giai đoạn trẻ rất hiếu kỳ quan sát, học hỏi và hình thành tính cách Nếu được dạy về việc bảo vệ môi trường ở tuổi còn nhỏ, trẻ sẽ học rất nhanh và giữ được thói quen này đến khi trưởng thành Do đó cần đồng hành với phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện những hành động đơn giản mà phụ huynh có thể cùng con bảo vệ môi trường mỗi ngày như:

+ Dạy trẻ biết tiết kiệm điện, nước bằng cách dạy trẻ tắt điện trước khi ra khỏi phòng, mở nước đủ dùng, dùng giấy tiết kiệm

+ Dạy trẻ biết bỏ rác đúng quy định: Ba mẹ dạy trẻ phân loại và vứt rác

đúng nơi quy định để hình thức ý thức tốt đẹp cho con mọi lúc mọi nơi

+ Những hành động tốt góp phần bảo vệ môi trường như: Trồng cây xanh, nhặt rác, quét sân, sắp xếp đồ đạc đúng nơi quy định…

+ Sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường như:

+ Tặng quần áo, đồ chơi cũ cho những hoàn cảnh khó khăn: Việc tặng quần

áo, đồ chơi cũ của con cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn vừa là cơ hội để con học cách sẻ chia, vừa là hành động ý nghĩa để tạo “vòng đời thứ hai” cho những

Trang 11

món đồ đã qua sử dụng Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ tự lựa chọn quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, đồ chơi cũ của mình và cùng con đóng gói để quyên tặng cho người cần chúng Hành động này giúp trẻ hiểu rằng những món đồ mình không còn sử dụng nữa thì có thể mang tặng để giảm lượng rác thải thay vì

bỏ chúng đi Sự sẻ chia ấy sẽ giúp cho thế giới trở nên đáng yêu và tốt đẹp hơn + Cùng trẻ xem phim, đọc sách về thiên nhiên

+ Luôn khen ngợi và ủng hộ trẻ hành động vì môi trường: Bên cạnh dạy trẻ bảo vệ môi trường, phụ huynh cũng nên khích lệ tinh thần khi trẻ làm một

việc gì đó có ích cho môi trường, để trẻ cảm thấy hứng thú hơn Phụ huynh không nên thay con làm tất cả mà hãy đồng hành cùng con Chẳng hạn như cùng trẻ đi vứt rác, trồng và chăm sóc cây cùng nhau Điều đó sẽ giúp trẻ dần nhận thức được về những hành động của mình có ý nghĩa như thế nào

- Ngoài ra phối hợp phụ huynh cùng xây dựng quang cảnh môi trường tạo điều kiện cho trẻ được tham gia học tập, trải nghiệm như: vận động phụ huynh cùng tham gia trồng cây xanh, hoa trên sân trường, đóng góp các nguyên vật liệu

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

* Ưu điểm:

- Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT giai đoạn 2021-2025” năm học 2023- 2024; tập trung xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện trong

và ngoài lớp theo hướng mở nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá để

Trang 12

lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm sống đã được phòng Giáo dục – Đào tạo triển khai bồi dưỡng cho tất cả giáo viên trên địa bàn Huyện

- Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại lớp luôn đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi, học tập và sinh hoạt của trẻ, đảm bảo được cảnh quang môi trường cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động chơi và học

- Qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn từ nhà trường đến tổ, lãnh đạo nhà trường đã có hướng dẫn cụ thể để giáo viên lồng ghép giáo dục bảo

vệ môi trường vào các hoạt động Tổ chức thảo luận đưa ra các biện pháp, cách thức tổ chức, nội dung giúp cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

- Bản thân tôi có sức khỏe tốt, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn Đại học, có khá nhiều kinh nghiệm và vững vàng về chuyên môn

* Nhược điểm:

- Mức độ nhận thức về hành vi và thói quen của trẻ về bảo vệ môi trường không đồng đều Một số trẻ vẫn có các hành vi như: vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, hay bẻ cành ngắt lá…

- Công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường còn sơ sài Đôi khi thiếu thực tế, thông tin chưa được kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao

- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm về việc giáo dục bảo vệ môi trường, chỉ chú trọng các môn học

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

w