1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một vài biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

ĐỀ TÀI : MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quanhệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà conngười hay thiên nhiên gây cho môi trường Bảo vệ môi trường là một trongnhững yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời còn ảnhhưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của dân tộc

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại Các bạn có để ýthấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét ởmiền trung thời gian qua là minh chứng cho sự khắc nghiệt và tàn khốc của môitrường, động đất sóng thần khó dự báo, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tàinguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, Đó là các vấn đề về môitrường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt Do con người đã tác động quá lớnđến thiên nhiên như khai thác và sử dụng đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên,thủy điền ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến dòng chảy đồng thời cũng thải vàomôi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt,chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp…làm cho hàm lượng các loại khí độc hạităng lên nhanh chóng, gây nên những tổn thất nặng nề về con người và của cải,mà chúng ta đang phải gồng mình lên chống chọi Nhân tố con người là yếu tốchính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính conngười cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta Cho nên vấn đềbảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới hiện nay.Vậy làm sao để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của con người? Vấn đề nàychắc hẳn có rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến, trong đó có Việt Namchúng ta Tương lai hành tinh của chúng ta sau này thế nào phụ thuộc rất nhiềuvào cách ứng xử với môi trường của con người.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường,Đảng, Nhà nước, bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điềukiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 2

nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT

ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệmôi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nướctổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện tốtcác hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường Đối với trẻ trong cáctrường Mầm non, thì việc giáo dục bảo vệ môi trường thường xuyên, giúp trẻ cóhành vi, thái độ ứng xử phù hợp để tạo cho trẻ có một môi trường lành mạnh Trẻbiết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết những việc làm tốt –xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáodục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, rèn kỹ năng vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơimình ở… Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, trẻ được trang bị nhữngkiến thức cơ bản về yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con ngườivà tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ vàgìn giữ môi trường nơi trẻ đang học tập và sinh sống tại gia đình.

Bởi trẻ ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sởcho việc hình thành nhân cách tốt Cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môitrường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiệntrong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường

Nhưng bên cạnh việc dạy trẻ các hành động bảo vệ môi trường, chúng tacần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ýthức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống,hình thành thói quen bảo vệ môi trường khó bỏ được theo trẻ đến suốt cuộc đời.Xuất phát từ những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra“Một vài biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ tốt môi trường”

Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường qua câu tục ngữ,

“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” Thật vậy, đối xử tốt, sống thân thiện với

môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầukhông khí trong lành Nhưng thực tế môi trường ngày còn bị hủy hại do ý thứccon người chưa cao Vậy làm gì để cải thiện môi trường sống của chúng ta?

Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rấtcần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môitrường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trongcác môn học khác của chương trình giáo dục mầm non Không chỉ vậy năm họcnày vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển đảo cũng được ápdụng lồng ghép, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác

nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “Học bằng chơi, chơi mà học”

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện:Giải pháp1: Lập kế hoạch khảo sát trẻ và xây dựng kế hoạch

Trang 3

Ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lýcủa từng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạtđộng mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức.

Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùngbiện pháp khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môitrường cho phù hợp với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ.

Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm như sau:Tổng số trẻ được khảo sát: 32 trẻ

STTNội dung tiêu chí khảo sát Tổngsố

Số trẻTỷ lệ%Số trẻTỷ lệ %

2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinhcông cộng, vệ sinh trườnglớp

3 Biết cất dọn đồ dùng, đồchơi đúng nơi quy định

4 Không vứt rác ra đường,biết gom rác vào thùng rác

5 Phân biệt được những hànhđộng đúng, hành động saiđối với môi trường.

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệmôi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ còn tỏ ra miễncưỡng khi làm theo yêu cầu của cô giáo, không tự giác còn ỷ lại vào cô và cácbạn, thậm chí còn không quan tâm đến việc làm sai của mình

Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên trong lớp cùng thống nhất đưa racác biện pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệuquả nhất.

Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua cáchoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp,khả năng thực tế của trẻ Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệucó thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" chotrẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất Kế hoạch giáo dục bảo vệmôi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo cácchủ đề.Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung,hoạt động tích hợp theo từng chủ đề.

Giải pháp 3: Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động:

Trang 4

Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày bắt đầu từ khi đón trẻcho đến khi trả trẻ Trong từng hoạt động, tôi đã để ý và lựa chọn tích hợp nộidung giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp Việc tích hợp được thường xuyênvà lặp đi lặp lại trong hoạt động hằng ngày sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức về nộidung bảo vệ môi trường.

Khi tổ chức các hoạt động cô giáo nên để trẻ trãi nghiệm, trao đổi và lắngnghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiệný tưởng của mình

Ví dụ : Trong kế hoạch hoạt động 1 ngày của trẻ, tôi đã tích hợp nội dung

bảo vệ môi trường như sau :

a Đón trẻ :

Cô giáo đến sớm, mở cửa thông tháng phòng học, quét dọn lớp sạch sẽ.Quan sát nhắc nhở trẻ cất xếp đồ dùng đúng nơi quy định Nhắt nhở trẻnếu có ăn quà vặt thì bỏ giấy rác đúng chỗ.

Cô cùng trẻ nhặt lá cây làm sạch sân trường, dạo thăm chậu hoa quanh lớp,tưới cây ở góc thiên nhiên

Đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày, trong đó nhấn mạnh nội dung vềbảo vệ môi trường mà cô giáo đang cần uốn nắn cho trẻ (Ví dụ : Biết giữ gìn vệsinh chung, vứt giấy rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, không khạcnhổ lung tung vv….)

b Hoạt động học :

Mỗi hoạt động học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ýlồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợpgiúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau nhưng đều giúpcho trẻ có ý thức để bảo vệ môi trường

Trong quá trình soạn giảng cũng như lựa chọn đề tài để dạy Đặc biệt làlựa chọn các chỉ số phù hợp, căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung của chủđề mà tôi lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để tích hợp cho hợp lý.Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường thông qua các hoạtđộng có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khảnăng thực tế của trẻ Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thểtạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ đểđảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.

Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” tôi giúp trẻ hiểu được trường mầm non

bao gồm : Các phòng học, sân, vườn, nhà ăn, cống rãnh, lớp học, đồ dùng cánhân của trẻ….Qua đó giáo dục trẻ giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường.

Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.

Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh trường/ lớp.Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.

Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non.Đi vệ sinh đúng nơi qui định

Biết giữ gìn vệ sinh chung, biết lao động tự phục vụ ( lau chùi đồ chơi,chuẩn bị giờ ăn, ngủ…)

Trang 5

Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

(hình 1a)

Không tiếp xúc với hoá chất, đồ dùng dễ vỡ

*Với chủ đề thực vật: Qua hoạt động khám phá khoa học “ Cây xanh và

môi trường sống” Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của

cây xanh, lợi ích của cây xanh Cây lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phảitrồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì cho môi trường cho cuộcsống?

Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây.

(hình 1b,c)

Trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm công việc và ý nghĩacủa việc trồng cây Từ đó trẻ cũng có kỹ năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thứccùng tham gia bảo vệ môi trường.

Hay hoạt động: “ Bé hãy bảo vệ môi trường” Tôi đưa ra các hình thức sau

để giúp trẻ trẻ hiểu về môi trường quanh bé, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhânvà từ đó trẻ biết cách bảo vệ.

* Hoạt động 1: Môi trường quanh bé.

- Cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường và trò chuyện giúp trẻ hiểumôi trường quanh trẻ là: Đường phố, cây cỏ, nhà cửa, núi non, sông suối…

* Hoạt động 2: Vì sao môi trường bị ô nhiễm?

- Cho trẻ xem số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm do: Xả rác, nước thải từcác nhà máy, khói xe, khói nhà máy

*Hoạt động 3:

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?+ Thu dọn rác thường xuyên.

+ Bỏ rác đúng nơi qui định.+ Trồng thêm cây xanh.

+ Sử dụng túi giấy thay bao ni lông.

Giáo dục trẻ: có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung: không vứtrác bừa bãi, thấy rác phải nhặt cho vào thùng rác ngay ( Hình 2 a,b)

Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhângây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường,lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.

*Lĩnh vực thẩm mỹ: Giáo dục bảo vệ môi trường còn được lồng ghép tích

hợp vào bộ môn tạo hình như: vẽ, nặn , cắt, xé dán…

Ví dụ: Hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với

chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường” Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung vềcây, con vật, hoa, quả; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảovệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, gia đình nơisống của trẻ.

- Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình,đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( Hình 3a,b)

Hoạt động học: Tạo hình

Trang 6

Tôi chọn đề tài: Sáng tạo từ lá cây

Cho trẻ làm các con vật từ lá cây từ đó giáo dục trẻ bảo vệ môi trường từnguyên vật liệu bỏ đi thành các con vật sinh động ( hình 3c)

Cô kể câu chuyện: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”

“ Một ngày nọ ở khu rừng kia muôn thú đang sống yên bình bên dòngsuối, các chú sóc đang nhảy tung tăng trên cành cây, những nhánh lang rừngđang đua nhau khoe sắc, những chú bướm và chim đang lượn lờ trên bầu trờixanh Bỗng có tiếng vó ngựa dồn dã Một đoàn người đang tiến vào rừng làm chomuôn thú hoảng hốt chạy toán loạn Con người, kẻ thì săn bắn động vật, ngườithì chặt phá rừng, làm cho cây cối ngả la liệt Sau đó họ đưa số cây đã chặt đượcvà động vật đã bắn ra khỏi rừng Khu rừng bây giờ không con nguyên vẹn nhưtrước nữa, những cành cây trơ trụi không một chiếc lá Chặt phá xong, con ngườiđã đốt rừng làm nương rẫy, rừng cháy động vật không còn nơi trú ẩn nhiều conbị chết, một số chạy đi nơi khác sinh sống.”

Qua câu chuyện cô vừa kể và những hình ảnh con vừa xem, con thấy đượcnhững gì?

Rừng xanh bị cháy do đâu?( do con người khai thác gỗ, đốt rừng làmnương rẫy).

Để biết rừng xanh bị cháy ảnh hưởng gì thì bây giờ cô cùng các con tìmhiểu nhé!

Cô cùng trẻ đến xem hình ảnh trên máy tính và trò chuyện.

Từ một khu rừng con nguyên sinh, con người khai thác gỗ, đốt rừng làmnương rẫy, rừng xanh bây giờ đã trơ trụi sẽ gây ra những hiện tượng gì?( khí hậunóng bức, đất khô nức nẻ).

Mưa kéo dài nhiều ngày gây nên hiện tượng gì?(đoạn phim về lũ lụt).Đây là đoạn phim về cảnh lụt do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 6 đếnQuảng Nam chúng ta làm vỡ đập thủy điện Sông Bung 2.

Lũ lụt ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Các con ơi, qua những hình ảnh mà các con vừa xem thì hậu quả của việcchặt phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người chúng ta: trôinhà, trôi đồ đạc, trôi động vật nuôi, ngập hết hoa màu mà cô, bác nông dân đãgieo trồng, không có nước sạch, gây ra ô nhiễm môi trường

Cô cho cháu xem slide hình ảnh xả rác, khí thải nhà máy, khí thải ô tô.Khí thải nhà máy, khí thải ô tô ảnh hưởng như thế nào đến môi trườngchúng ta?

Môi trường không khí bị ô nhiễm.

Trang 7

Con người xả rác bừa bãi ra môi trường thì sẽ như thế nào?

Rác thải, xác chết động vật, nước từ các nhà máy xí nghiệp thải ra sông,biển làm môi trường nước bị ô nhiễm.

Môi trường bị ô nhiễm gây nên những tác hại gì cho cuộc sống muôn loài?(bệnh tật nhiều gây tử vong và để lại nhiều di chứng, gây thiệt hại về kinh tế, tinhthần và nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng…)

Các con làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (giữ gìn vệ sinh thân thểsạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường, bảo vệ chăm sóc cây trồng - vật nuôi, không xảrác… tiết kiệm nước…)

Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ các con hãy làm nhữngcông việc vừa sức như nhặt rác bỏ vào sọt, trồng nhiều cây xanh để cho khôngkhí trong lành

Hay với giờ“ Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi, làm hoa nghệ thuật” Từ

những những nguyên vật liệu mà hàng ngày chúng tôi vận động cha mẹ trẻ mangđến lớp là các loại phế liệu (vỏ hộp các loại, bìa cattông, len, vải ) để làm đồdùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ Trẻ rất thích thú khi được cùng cô tạora những con rối, những lọ hoa, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻđược làm quen Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vậtliệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích ( Hình 4a,b)

Từ đó, tôi giáo dục trẻ làm đâu gọn đấy, biết vứt rác vào đúng nơi quy định, biếtrửa tay lau tay khi làm bài xong Như vậy, trẻ có ý thức tự dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp.

Dưới đây là một số bài vẽ của trẻ về bảo vệ môi trường và một số đồ dùng tự tạolàm từ nguyên vật liệu phế thải ( hình 5 a, b, c, d)

Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khítvới bộ môn âm nhạc và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, cùng góp phần quan trọngtrong việc giúp trẻ làm quen với giữ gìn và bảo vệ môi trường chúng ta biết rằngâm nhạc, văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non Nó giúp trẻphát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đặc biệt phát triển khả năngnhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ Do vậy, ở lớp tôi việc giáo dục bảovệ môi trường cho trẻ tôi đã thường xuyên, kết hợp với môn âm nhạc, vănhọc.Thông qua các hát, bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy.Từ đó, trẻ cảm nhận đượcvề nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có ích, có hại cho môitrường trẻ sẽ nhận ra đâu là việc tốt đối với môi trường và trẻ hành động cho phùhợp.

Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát có nội dung giáodục bảo vệ môi trường để dạy trẻ.

Ví dụ: Bài thơ

VÌ MÔI TRƯỜNG

Môi trường không của riêng aiMà vì tất cả tương lai loài ngườiMôi trường hai chữ môi trường

Cùng nhau chung sức chung đường ta điNi lông dùng để làm gì?

Trang 8

Rác đổ thải ta thì tập chungAi ơi đừng vứt lung tung

Thế là ý thức cùng chung môi trườngHàng ngày đi một đoạn đường

Nên đi xe đạpÍch mình lợi ta

Xe máy nó thải khói ra

Người người hít phải thật là hại toMôi trường hai chữ nhớ cho

Toàn dân ý thức lo cho môi trường

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐỊA CẨU

Trái đất thì nóng lên rồi

Băng tan, khô nước, biển trào sóng khơiDịch bệnh, thiên tai khắp nơi

Như lời phẫn uất - địa cầu của taVì ngày mai, vì con ta

Sống cho mưa thuận, gió hòa nơi nơi! Máy lạnh ư? Xưa rồi người!

Phòng lạnh một chút, trời càng nóng thêm,Tay vì tay dùng quạt nêm

Để dành hơi mát tặng lên đất trời!

c Hoạt động ngoài trời :

Cô cho trẻ chơi dưới bóng mát của cây xanh, được hít thở không khí mátmẻ, trong lành dưới những tán lá cây trong sân trường Cô trò chuyện với trẻ vềích lợi của cây xanh, những việc làm để bảo vệ cây xanh Có thể cho trẻ tham giatrồng cây xanh cùng cô.

Cho trẻ quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao?Mỗi bạn cần phải làm gì để sân trường sạch? ( Hình 6a,b)

d Hoạt động góc :

Góc phân vai : Cô nhắc nhở trẻ chơi biết nhập vai nhưng không làm ồn ào,không ném đồ chơi lung tung Biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi (Hình7a,)

Góc thiên nhiên : Cho trẻ gieo hạt, trồng cây, theo dõi sự phát triển củacây, của hạt Cùng nhau chăm sóc cây, lau lá, tưới nước…( hình 8a,b)

Góc thư viện : Cho trẻ xem tranh, phân biệt các hành vi đúng sai về bảo vệmôi trường.

e Hoạt động chiều :

Cô giáo tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thóiquen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân Chăm sóc góc thiên nhiên củalớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện Nhắc nhở

Trang 9

trẻ sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu như tiết kiện điện, nước trong sinh hoạt, tắtquạt trước khi ra khỏi phòng học, không vặn mở nước bừa bãi…

h Hoạt động nêu gương:

Trong hoạt động nêu gương cuối ngày, cô giáo động viên, khen ngợi vàđưa ra trước lớp những trẻ có hành vi tốt bảo vệ môi trường để cả lớp tuyêndương và học hỏi Nhắc nhở trẻ có những hành vi chưa đúng như chưa tiết kiệmnước, vút giấy rác không đúng nơi quy định…Khi trẻ có hành vi chưa tốt, côgiáo không nói nặng lời hay phạt trẻ mà ôn tồn chỉ bảo, nhắc nhở động viên đểcháu dần dần thay đổi hành vi của mình.

Tóm lại: Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường

như thực tế ở lớp tôi hiện nay là cả một quá trình kiên trì, hướng dẫn và giáo dục trẻ Tôi đã vận dụng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Giải pháp 3: Cô gương mẫu, chuẩn mực

Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh ảnhhưởng rất lớn đối với trẻ Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước cáiđúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu Vìvậy cô giáo và mọi người xung quanh cần thực hiện triệt để lờinói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng chocác cháu noi theo Cô và mọi người quanh trẻ tích cực bảo vệmôi trường : Vệ sinh

trường lớp sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệuquả; chăm sóc cây trồng vật nuôi… thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo nhữnghành vi tốt của người lớn

Giải pháp 4: Tạo môi trường sanh, xạch đẹp:

Đặc điểm tâm lý của trẻ là hay bắt chước người lớn, vì thế để giúp trẻ cónhững kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, tôi luôn tạo môi trường sạch vàcó những hành vi cho trẻ noi theo Hằng ngày, tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoảimái bởi một lớp học thoáng mát, được lau chùi quét dọn sạch sẽ, thường xuyên.

Đồ dùng đồ chơi ở các kệ góc được bố trí khoa học, đẹp mắt, không có bụibẩn Thường xuyên nhắc nhở, động viên trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàngngăn nắp Vào mỗi buổi chiều thứ 6 hằng tuần tôi luôn tổ chức cho lớp lao độngtổng vệ sinh, cho trẻ giúp cô lau chùi đồ dùng đồ chơi, các kệ góc Từ đó hìnhthành hco trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh chung và thói quen lao động tự phục vụ.

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trãi nghiệm như hướng dẫn trẻ cáchgieo hạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch đẹp Phân công nhiệm vụ chămsóc cây xanh quanh lớp cho các tổ Hằng tuần cô sẽ kiểm tra mức độ phát triểncủa các chậu hoa xem tổ nào chăm sóc cây giỏi hơn Những lúc rãnh rỗi cô sẽđưa cả lớp tham quan góc thiên nhiên của các lớp, cho trẻ trò chuyện với nhau vềcách chăm sóc hoa của của từng lớp Từ đó, sẽ giúp trẻ thêm yêu quý cây xanhvà có ý thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Trang 10

Cô giáo luôn dõi theo các hành động của trẻ, dành những lời động viên,khen ngợi kịp thời khi các cháu có những hành vi tốt bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Đầu năm học, các cháu lớp tôi cứ hay đem quà vặt đến lớp, ăn quà

vặt xong lại vứt giấy rác lung tung Tôi đã đưa nội dung này vào tiêu chuẩn béngoan cuối ngày, cuối tuần Mỗi ngày thấy các cháu tiến bộ tôi lại tuyên dươngkịp thời.Cứ như vậy chỉ 2 tuần sau các cháu đã có thói quen vứt giấy rác đúngnơi quy định và việc mang quà vặt đến lớp cùng giảm hẳn.

Như vậy để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường điều quan trọng là giáo viênphải gương mẫu và kiên trì hướng dẫn Cô giáo phải luôn là tấm gương cho trẻvề ý thức bảo vệ môi trường Kịp thời tuyên dương trẻ có hành vi đúng về bảo vệmôi trường trước lớp để trẻ noi theo Trên cơ sở đó giúp trẻ biết yêu quý, gầngũi, bảo vệ môi trường.

Giải pháp 5: Sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ từnhững nguyên vật liệu phế thải:

Đối với biện pháp sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vậtliệu phế thải giáo viên suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơiđơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để hướng dẫn trẻ cùng thựchiện

Hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt tổ, bản thân tôi cùng với chị em đồngnghiệp tìm tòi, nghiên cứu và cùng nhau làm những mẫu đồ chơi cho trẻ từnhững nguyên liệu phế thải Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet,sách báo để làm phong phú hơn gian hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.

Vì vậy tôi luôn chú ý đến việc lựa chọn nguyên vật liệu phế thải làm đồchơi sao cho phù hợp với từng góc chơi, kích thích sự hứng thú đối với trẻ.Những đồ chơi tôi chọn đều có kích thước, màu sắc đẹp sử dụng đảm bảo an toànkhông gây nguy hiểm.

VD: Ở góc thiên nhiên tôi tận dụng vỏ chai nước suối, lon sữa, can nướcrửa chén… đã qua sử dụng cắt tạo dáng làm thành chậu hoa sau đó tôi trang trímàu sắc tạo nên các lọ hoa thật dễ thương Hằng ngày trẻ được tưới nước chocây, cho hoa trẻ rất thích.( Hình 9a, )

VD: Với chủ đề “ Động vật” từ những vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến đã qua sử dụngcũng tạo thành những con vật sống dưới nước như: cá, tôm, cua…trẻ sẽ xây dựngđược ao cá…trẻ rất thích Những con vật đó tôi còn được vận dụng vào góc chơihọc tập trẻ sẽ đếm, nhận biết đặc điểm các con vật sống dưới nước hay ở gócphân vai trẻ sẽ bán được các con vật, một số góc khác trẻ cũng có thể vận dụngvào quá trình chơi của mình Nguyên vật liệu càng đa dạng phong phú càng pháthuy được tính sáng tạo đối với trẻ ( Hình 10a,b)

Ở lứa tuổi mầm non đặc điểm của trẻ là yêu thích cái đẹp, thích được tạocảm giác mới lạ kích thích sự hứng thú cho trẻ Ngoài ra giáo viên cần phải linhhoạt kết hợp giữa sản phẩm của trẻ và cô để trang trí giúp cho trẻ cảm thấy tự tin,

Trang 11

tự hào yêu thích góc chơi do sản phẩm từ chính tay mình làm được dùng đểtrang trí Đây cũng chính là yếu tố giúp trẻ phát huy tính sáng tạo khi chơi Vìvậy tôi đã tìm kiếm và chọn những tranh ảnh, nguyên vật liệu đơn giản phù hợpchủ đề trẻ thực hiện.

VD: Góc chơi nghệ thuật: tôi và trẻ cùng tìm nhặt những chiếc lá vàng rơiquanh sân trường tạo thành những con vật thật ngộ nghĩnh và đáng yêu (Hình11a)

Hay từ những hình họa báo cũ, tờ giấy lịch đã qua sử dụng tôi cùng trẻ tạonên những bức tranh về bảo vệ môi trường như: chủ đề Trường mầm non “ Giữgìn lớp học sạch sẽ”, chủ đề thiên nhiên “ Cùng nhau bảo vệ môi trường ”…

Các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động phải sạch sẽ không ảnh hưởng đếnsức khỏe trẻ trong quá trình học tập cũng như hoạt động

Rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ đãhào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ Nhằmkích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào các hoạt động một cách tích cực Tôicho rằng làm tốt công tác này thì vừa làm cho trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệmôi trường vừa đem lại hiệu quả cao cho giờ học hiệu quả giờ học được tăngcao.

Giải pháp 6: Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lễ hội:

Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệmôi trường Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ,hành vi tích cực về môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi diễnra lễ hội Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiều hìnhthức.

Ví dụ: Vào dịp “Vui hội trăng rằm”, các cháu được vui chơi, phá cỗ cùngcác bạn nhưng không quên bỏ vỏ bánh kẹo vào sọt rác cô nhắc nhỏe giáo dục trẻ

kịp thời; Vào dịp tết Nguyên Đán cô thực hiện phong trào “Tết trồng cây”, còn

trẻ thì phải thường xuyên tưới và chăm sóc cây.

Với việc lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động lễhội, trẻ đã có được những kiến thức và kĩ năng thực hành bảo vệ môi trường phùhợp với khả năng của trẻ.

Giải pháp 7: Thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn:

Tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh thân thể và vệ sinh trường lớp đây là quátrình trẻ trực tiếp thực hiện BVMT và thông qua đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ môitrường rất cao.Trước hết, cần tổ chức và hướng dẫn trẻ biết thực hiện những hànhvi như vệ sinh thân thể (đánh răng, rửa mặt…), chọn chỗ sạch sẽ, thoáng mát, antoàn để chơi Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ và dội nước,rửa tay sau khi đi vệ sinh xong.

Trang 12

Hướng dẫn cho trẻ thực hiện những hành vi đơn giản như : Nhặt lá, giấyvụn, vỏ hộp sữa xung quanh lớp học và sân trường bỏ vào thùng rác đúng nơi quiđịnh hay quét sân lớp học…trong đó lúc đầu chưa cần quan tâm nhiều vào kếtquả công việc mà chú trọng vào thái độ và động tác thực hiện của trẻ khi trẻ tiếnhành để qua đó giúp trẻ hình thành những thái độ và hành vi đúng Không nên vìtrẻ làm sai động tác hoặc vì trẻ làm hư hại các đồ dùng mà không để trẻ thực hiệnnhững hành vi này Có thể nói, ý thức bảo vệ môi trường được hình thành mạnhmẽ qua những hành động tưởng chừng như hết sức đơn giản này.

Giải pháp 8: Công tác tuyên truyền

:Giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đến cácbậc phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền của lớp của trường với những hìnhảnh to, rõ ràng, đẹp, phù hợp chủ đề, thu hút sự chú ý của phụ huynh Đồng thờilồng vào các buổi họp lớp, họp phụ huynh học đều đưa nội dung giáo dục bảo vệmôi trường tuyên truyền đến phụ huynh để họ hiểu sâu sắc tiếp sức cùng với nhàtrường giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vậtliệu thải bỏ để giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản chomình Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nướcngoài để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.Tạo sự hứng thúcho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm nhữngmón đồ chơi mình thích Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả giờ họcđược tăng cao.

Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “ Người người trồng cây, nhà nhà trồngcây” Trường chúng tôi phát động phong trào “ Bé yêu cây xanh” mỗi phụ huynhhỗ trợ 1 loại cây xanh hoặc hoa kiểng ở gia đình, phụ huynh có ghi tên trẻ để trẻtheo dõi và chăm sóc như: tưới hoa, nhổ cỏ, chăm sóc cây kiểng tạo môi trườngxanh - sạch đẹp cho lớp Giúp trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làmgiảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo racảnh đẹp Bên cạnh trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ có trongsân trường, giáo viên hướng dẫn trẻ làm nón, làm quần áo, tạo ra những sảnphẩm tạo hình, hoặc chơi bán hàng, nấu ăn,… Giáo viên giáo dục trẻ lòng yêuthiên nhiên biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trương thiên nhiên mà trẻđang sống.

Như vậy, với phương châm “ Mưa dầm thấm lâu”, dần dần tôi đã làm chomọi người, mọi nhà cũng như cha mẹ trẻ nắm bắt, nhận thức được những vệc làmvà không nên làm để góp phần bảo vệ môi trường Đây chính là những lực lượnghỗ trợ đắc lực cho tôi trong suốt quá trình giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường.

Giải pháp 9: Phối hợp với gia đình và xã hội:

Cũng như các mặt giáo dục khác, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫugiáo cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội Đối với gia đình, giáo

Trang 13

viên thông báo đến cha mẹ trẻ về nhà nhắc nhở trẻ trong việc giữ gìn vệ sinhthân thể,bảo vệ cây xanh, vườn hoa và các công việc khác Đối với xã hội, giáoviên cần phối hợp với các đoàn thể, chính quyền tổ chức các buổi tuyên truyềnvận động mọi người bảo vệ môi trường để trẻ vừa có điều kiện sống tốt vừa họctập những kỹ năng bảo vệ môi trường, giáo viên cần tham mưu với ban giámhiệu nhà trường với UBND xã hỗ trợ nhà trường các thùng rác có nắp đậy, đặtnhiều ở nhiều chỗ trong sân trường, giúp cho phụ huynh và trẻ vứt rác thuận tiện.Ngoài ra Chi đoàn trường kết hợp với chi đoàn xã giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ mẫu giáocùng tham gia tổng vệ sinh đường làng, thu gom rác,trồng cây quanh trường luôn tạo cho môi trường xanh – sạch – đẹp.

1.2: Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ nhữngkiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằmtạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh Việc khámphá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứatuổi mầm non.

Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạobao quanh con người Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sốngcon người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnhthì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rấtsớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môitrường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từđó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnhcủa cơ thể và trí tuệ.

Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xácđịnh rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh côngtác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Trong suốt quá trình thực hiệnvà tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

Phòng giáo dục đào tạo huyện cùng BGH nhà trường tạo điều kiện chogiáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môitrường.

Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy đủ, và luôn quantâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơsở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.

Phòng học rộng thoáng mát về mùa hè ấp về mùa đông, lớp học sạch sẽ, tạođiều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt.

Bản thân có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, tận tình với côngviệc có ý thức tự học, tự rèn, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp

Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất tích cực tham gia vào cáchoạt động.

Trang 14

Cha mẹ trẻ thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáodục trẻ ở trong lớp trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con em mình.Đóng góp đồ dùng học liệu học tập sinh hoạt cho con đầy đủ

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:

Hiện nay do thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1đến 2 con, đa số các bé được cưng chiều, cha mẹ thường làm thay trẻ, chưa chú ýtới việc giáo dục cho trẻ một số hành vi và thái độ đúng đắn về môi trườngxung quanh, lòng yêu thiên nhiên, sự gọn gàng ngăn nắp

Phụ huynh đôi khi cho con ăn uống xong lại vức bao ni lông lại sântrường Ngay cả khi đưa trẻ đi học thì chạy xe thẳng vào trường để lại những lànkhói đen gây ô nhiễm không khí nơi trẻ đang sinh hoạt Nhiều phụ huynh còn hútthuốc nơi công cộng, đổ rác bừa bãi nơi cầu cống trong thôn xóm, xác súc vậtchết thả bên lề đường…

Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến con còn phó mặc cho cô giáoPhụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên sựphối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Một số trẻ còn nhút nhát chưa tự tin còn ỷ lại cô giáo và người lớn

Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường : Như còn giẫm đạp lên vỏ sữa,vỏ bim bim và coi đó là trò chơi hấp dẫn Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cáchvô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đàgiẫm hết cả lên vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườntrường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước … trẻ chỉ làm khi người lớnyêu cầu, chưa có tính tự giác

1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại.

Giải pháp1: Lập kế hoạch khảo sát trẻ và xây dựng kế hoạch.

Ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lýcủa từng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạtđộng mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức.

Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùngbiện pháp khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môitrường cho phù hợp với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ.

Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua cáchoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp,khả năng thực tế của trẻ Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệucó thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" chotrẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất Kế hoạch giáo dục bảo vệmôi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo cácchủ đề.Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung,hoạt động tích hợp theo từng chủ đề.

Trang 15

Giải pháp 2: Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường thông qua các hoạtđộng:

Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày bắt đầu từ khi đón trẻcho đến khi trả trẻ Trong từng hoạt động, tôi đã để ý và lựa chọn tích hợp nộidung giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp Việc tích hợp được thường xuyênvà lặp đi lặp lại trong hoạt động hằng ngày sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức về nộidung bảo vệ môi trường.

Khi tổ chức các hoạt động cô giáo nên để trẻ trãi nghiệm, trao đổi và lắngnghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiệný tưởng của mình

Giải pháp 3: Cô gương mẫu, chuẩn mực

Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh ảnhhưởng rất lớn đối với trẻ Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước cáiđúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu Vìvậy cô giáo và mọi người xung quanh cần thực hiện triệt để lờinói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng chocác cháu noi theo Cô và mọi người quanh trẻ tích cực bảo vệmôi trường : Vệ sinh

trường lớp sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệuquả; chăm sóc cây trồng vật nuôi… thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo nhữnghành vi tốt của người lớn

Giải pháp 4: Tạo môi trường xanh - sạch - đẹp

Đặc điểm tâm lý của trẻ là hay bắt chước người lớn, vì thế để giúp trẻ cónhững kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, tôi luôn tạo môi trường sạch vàcó những hành vi cho trẻ noi theo Hằng ngày, tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoảimái bởi một lớp học thoáng mát, được lau chùi quét dọn sạch sẽ, thường xuyên.

Đồ dùng đồ chơi ở các kệ góc được bố trí khoa học, đẹp mắt, không có bụibẩn Thường xuyên nhắc nhở, động viên trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàngngăn nắp

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trãi nghiệm như hướng dẫn trẻ cáchgieo hạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch đẹp

Cô giáo luôn dõi theo các hành động của trẻ, dành những lời động viên,khen ngợi kịp thời khi các cháu có những hành vi tốt bảo vệ môi trường

Giải pháp 5: Sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ từnhững nguyên vật liệu phế thải:

Đối với biện pháp sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vậtliệu phế thải giáo viên suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơiđơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để hướng dẫn trẻ cùng thựchiện.

Giải pháp 6: Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lễ hội:

Trang 16

Việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cựcvề môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội

Giải pháp 7: Thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn:

Tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh thân thể và vệ sinh trường lớp đây là quátrình trẻ trực tiếp thực hiện BVMT và thông qua đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ môitrường rất cao.Trước hết, cần tổ chức và hướng dẫn trẻ biết thực hiện những hànhvi như vệ sinh thân thể (đánh răng, rửa mặt…), chọn chỗ sạch sẽ, thoáng mát, antoàn để chơi Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ và dội nước,rửa tay sau khi đi vệ sinh xong.

Giải pháp 8: Công tác tuyên truyền

:Giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đến cácbậc phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền của lớp của trường với những hìnhảnh to, rõ ràng, đẹp, phù hợp chủ đề, thu hút sự chú ý của phụ huynh Đồng thờilồng vào các buổi họp lớp, họp phụ huynh học đều đưa nội dung giáo dục bảo vệmôi trường tuyên truyền đến phụ huynh để họ hiểu sâu sắc tiếp sức cùng với nhàtrường giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Giải pháp 9: Phối hợp với gia đình và xã hội:

Cũng như các mặt giáo dục khác, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫugiáo cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội Đối với gia đình, giáoviên thông báo đến cha mẹ trẻ về nhà nhắc nhở trẻ trong việc giữ gìn vệ sinhthân thể,bảo vệ cây xanh, vườn hoa và các công việc khác Đối với xã hội, giáoviên cần phối hợp với các đoàn thể, chính quyền tổ chức các buổi tuyên truyềnvận động mọi người bảo vệ môi trường để trẻ vừa có điều kiện sống tốt vừa họctập những kỹ năng bảo vệ môi trường, giáo viên cần tham mưu với ban giámhiệu nhà trường với UBND xã hỗ trợ nhà trường các thùng rác có nắp đậy, đặtnhiều ở nhiều chỗ trong sân trường, giúp cho phụ huynh và trẻ vứt rác thuận tiện.Ngoài ra Chi đoàn trường kết hợp với chi đoàn xã giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ mẫu giáocùng tham gia tổng vệ sinh đường làng, thu gom rác,trồng cây quanh trường luôn tạo cho môi trường xanh – sạch – đẹp.

1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến: *Đối với giáo viên:

Sáng kiến này đã được một số giáo viên áp dụng và đạt kết quả tốt

Cô có thêm kinh nghiệm chủ động linh hoạt hơn trong khi tổ chức cáchoạt động giáo dục BVMT.

Làm tốt các công tác tuyên truyền giữa phụ huynh và cô giáo tạo mối quanhệ gần gũi thân thiện

Đội ngũ giáo viên được nâng cao ý thức BVMT, công tác soạn giảng và lênlớp đã lồng ghép GDBVMT và có kế hoạch hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh một cách

Trang 17

thường xuyên liên tục Biết vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộcsống thực của trẻ Hình thành cho trẻ những thái độ bảo vệ môi trường tích cực.

Nhân viên cấp dưỡng đã có ý thức cao thực hiện tốt khâu vệ sinh: nhà vệ sinhluôn được quét dọn sạch sẽ, gọn gàng, rác thải nhà bếp luôn được xử lý kịp thời Họluôn là tấm gương bảo vệ, giữ gìn và xây dựngmôi trường sống xanh - sạch - đẹp đểcác cháu noi theo.

Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật, thích trồng chăm sóc cây,bảo vệ con vật nuôi

Trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện nước một cách hiệu quả Biết giữ gìn vệsinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, lau chùi kệ góc và sắp xếp gọn gàng

Biết được những hành vi nào sai, hành vi nào đúng trong việc bảo vệ môitrường

- Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:

Cha mẹ trẻ nhận thấy được sự giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là cần thiết.Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả trên trẻ, tin tưởng vào kết quả chăm sócgiáo dục của nhà trường.

Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dụctrẻ ở nhà trường

Cha mẹ chia sẻ những khó khăn của cô giáo, rất phấn khởi tích cực thamgia vào các phong trào của lớp do cô phát động như đóng góp nguyên vật liệuphế thải làm đồ chơi, đóng góp cây xanh cây cảnh…

Nâng cao được nhận thức của phụ huynh về ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác này, họ nhiệt tình hỗ trợ chậu hoa cho gócthiên nhiên của lớp, nguyên vật liệu phế thải để giáo viên tận dụng làm đồ chơi cho trẻ,đồng thời đã chủ động uốn nắn con em mình cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, VSMT ởtrường cũng như ở nhà

1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Trang 18

Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệmôi trường và môi trường đối với sự phát triển của các cháu mầm non Vì thế đòihỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó cónhững biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, mọi lúc mọi nơi khôngngại khó, khổ, ngại bẩn

Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạyđể áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của các cháu vàtình hình thực tế ở trường, lớp.

Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh học sinh gia đình và nhàtrường để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

Tích cực sưu tầm tranh đẹp, hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dunggiáo dục bảo vệ môi trường.

Có kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thải bỏ.

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm bănghình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.

Lập kế hoạch tham mưu với ban giám hiệu, tổ chuyên môn dự giờ đónggóp xây dựng ý kiến.

Cơ sở vật chất đảm bảo có nhiều khu vui chơi cho trẻ hoạt động, có trồng nhiềucây xanh, có khu trang trí riêng về bảo vệ môi trường cho trẻ khám phá Lớp học đủdiện tích rộng rãi, thoáng mát môi trường lớp luôn khô ráo không ẩm mốc Lớp trangtrí góc “ Bé bảo vệ môi trường” cho trẻ vui chơi, khám phá

Phụ huynh và học sinh là điều kiện quan trọng hỗ trợ đắc lực trong việc giáo dụcý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại:

Trong năm học qua, với các giải pháp đã trình bày ở trên, việc giáo dục ýthức bảo vệ môi trường cho trẻ ở lớp lớn 2 trường mầm non Đại Thạnh đã manglại những kết quả, hiệu quả khả quan:

Hiệu quả kinh tế:

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc giáo dục trẻbảo vệ tốt môi trường trong trường mầm non tôi đã tận dụng được những nguyênvật liệu phế thải dể làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và vui chơicủa trẻ và sự hổ trợ nguyên vật liệu của cha mẹ trẻ mang đến đẻ làm đồ chơi chotrẻ Tổng giá trị khoảng 2,000,000 ( nếu phải mua mới) còn khi áp dụng biệnpháp này thì lớp không còn vận động phụ huynh tiền để mua sắm nữa.

Tiết kiệm được một khoản kinh tế từ việc làm đồ chơi cho trẻ từ nghuyênvật liệu phế thải.

Hiệu quả xã hội:

Với những biện pháp tôi đã thực hiện tại lớp thu được kết quả đáng mừng.Tôi đã lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong các hoạt độngtrên lớp và tạo môi trường trong và ngoài lớp học được nhà trường đánh giá caocác bậc cha mẹ trẻ đồng tình ủng hộ, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết củacha mẹ trẻ về môi trường.

Trang 19

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻnhững kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ,nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh

Đối với trẻ

Hầu hết trẻ biết thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồdùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ Không có trẻ bẻ cây, hái hoa khi được rasân chơi hoặc hoạt động ngoài trời.

96% trẻ ở bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơngiản: Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, biết quét sân, nhặtrác và lá rụng cùng với các cô… có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp củatrường luôn xinh, luôn đẹp

Trẻ có những thói quen tốt BVMT như uống sữa xong biết bỏ giỏ vàothùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chỗ…, Biết tiết kiệm thức ăn,ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong chải răng biết tiếtkiệm nước Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu phế thải, chia sẻhợp tác với bạn bè và cha mẹ Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của conngười, mối quan hệ giữa con người với động thực vật Các nguồn tài nguyênnước, đất, không khí.

Tỉ lệ trẻ mắc các bệnh lây truyền qua môi trường như: sốt xuất huyết, tảngày càng giảm, sức khỏe của các cháu được đảm bảo để học tập và vui chơi.

Trẻ phát triển cân đối , hài hòa các mặt thể chất, tâm lý và xã hội Hầu hếttrẻ theo kịp chương trình giáo dục mầm non và tỉ lệ trẻ lớp lớn được chuẩn bị đủđiều kiện để vào lớp 1 luôn đạt 100%.

Khuôn viên của lớp ngày càng Xanh – Sạch - Đẹp – An toàn thoáng mátđã góp phần tạo nên môi trường học tập vui chơi thoải mái cho trẻ.

Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môitrường và tai nạn đối với học sinh, vận dụng các phương pháp thích hợp để hìnhthành cho trẻ thái độ và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ chính bản thânmình

Sự gắn kết mật thiết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ

Về phía trẻ thông qua các biện pháp giáo dục, các em biết chăm sóc vàgiữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớpluôn sạch đẹp thoáng mát, biết chăm sóc bảo vệ cay xanh Biết giữ gìn trật tự vệsinh công cộng, vệ sinh trường lớp Không vứt rác ra đường, biết gom rác vàothùng rác Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định Phân biệt đượcnhững hành động đúng, hành động sai đối với môi trường.

2 Những thông tin cần được bảo mật: Không

3 Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TTHọ và tên Nơi công tácNơi áp dụng sángkiến

Trường Mẫugiáo Đại

Giáo viên mầm nontrường MG Đại

Trang 21

(hình 1a)

Hình 2,3: Vỏ chai nước suối,lon sữa,

can nước rửa chén cũng tạo thành lọhoa đáng yêu

Hình 1 b ( Cháu thực hành trồng cây) 1c

Hình 2aHhi 2b

Hình 2a ( Ảnh bé tham gia vệ sinh nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác.)hình 2b

Trang 22

Hình 3 a, 3b

(Hình 3 c) giờ tạo hình trẻ làm con vật từ lá cây

Trang 23

Ảnh: giờ tạo hình trẻ tham gia vẽ tranh bảo vệ môi trường

Hình 4a 4b

Ảnh rẻ làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải.

Hình 5a 5b

Trang 24

5c 5d

Ảnh một số đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải

Hình 6a 6b

Trang 25

Hình 7a ( Trẻ cất gọn đồ chơi sau khi chơi xong)

Hình 8a 8 b Trẻ chăm sóc cây

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w