1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi giao tiếp ứng xử văn hóa trong trường mầm non

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để có thể lựa chọn được những nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử vănhóa một cách đầy đủ, sát với thực tế và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻmầm non, tôi đã đi sâu tìm hiểu b

Trang 1

Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn2018 – 2025” Mục tiêu chung là:

1299/QĐ-“Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyểnbiến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, họcsinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa;xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáodục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩatình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”.

Trên thực tế, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin cộng vớinhững diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19 khiến trẻ phải nghỉ học ở nhà.Phụ huynh không có thời gian dành cho con và người bạn của trẻ thường là điệnthoại, máy tính bảng, ti vi…Sự phát triển của công nghệ 4.0, sự bộn bề của cuộcsống đã làm cho quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, nhàtrường và trong xã hội hạn chế Không những thế, trong xã hội hiện nay, khi màhàng ngày chúng ta vẫn thường được nghe trên thông tin đại chúng về nhữnghành động thiếu đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã để lại hậu quảđáng tiếc Những vụ bạo hành trẻ em đang làm nhức nhối dư luận, phần nào làmlu mờ những nét đẹp của văn hóa ứng xử, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục,ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, làm mất đi các giá trịtruyền thống, thuần phong, mỹ tục mà cha ông ta đã dày công vun đắp từ ngànnăm, thì cần lắm một môi trường xã hội với những con người mang trong mình

Trang 2

giữa con người với con người Chính vì những lý do trên, và cũng để thực hiệntốt mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, tôi đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài

“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóatrong trường mầm non” để trao đổi cùng đồng nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non” nhằm sẽ giúp trẻ hình thành

những hành vi, chuẩn mực đạo đức cách giao tiếp, ứng xử cần thiết với lứa tuổimầm non trong quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổigiao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non”

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

20/20=100% trẻ mẫu giáo nhỡ lớp B2 trong trường Mầm non Phú Đông nămhọc 2021 - 2022

Số trẻ: 20 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu:

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu+ Phương pháp điều tra số liệu toán học+ Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ+ Phương pháp phân tích tổng hợp

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

Phạm vi: Trường mầm non năm học 2021 – 2022 Tại lớp B2 khối mẫu giáo

Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 9 năm

2021 đến tháng 4 năm 2022.

Trang 3

PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Khảo sát thực tế

a Thuận lợi:

Là một giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục Mầm non,

với khả năng và kinh nghiệm của mình, tôi luôn dành cả tâm huyết và đạo đứcnghề nghiệp của mình để quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ, luôn yêu nghề, tâmhuyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp.

Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, của nhà trường đã đầu tư về cơ sởvật chất, trang thiết bị để giúp giáo viên thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về đạođức nghề nghiệp của giáo viên Mầm non để giáo viên tham gia học tập và nângcao trình độ, nhận thức của bản thân.

Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, với tình hình dịch bệnh trẻkhông đến trường tôi đã lập nhóm zalo của lớp để trao đổi về tình hình của trẻvà đã được sự tham gia của 100% phụ huynh Đây là yếu tố quan trọng giúp tôithực hiện đề tài.

Đa số phụ huynh đa phần làm nông nghiệp, hoặc đi làm ăn xa trẻ ở với ôngbà nên trẻ chưa thực sự được quan tâm Một số phụ huynh cho rằng việc tròchuyện cùng trẻ, giáo dục, uốn nắn, dạy dỗ trẻ là thuộc về trách nhiệm của giáoviên, nên vẫn còn có tư tưởng phó mặc, thái độ thờ ơ trước những hành vi củacon em mình

Trang 4

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Qua khảo sát thực tế về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ tại nhóm lớp tôi chủnhiệm, với số cháu là 20, tôi đã thu được kết quả trước khi thực hiện đề tài nhưsau:

Tổng số trẻ khảo sát: 20/20 trẻ

BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐẦU NĂM HỌC

Nội dung khảo sát

Đánh giá trẻ

1 Trẻ có thái độ tôntrọng trong giaotiếp, biết cách ứngxử lịch sự, lễ phép.

2 Trẻ biết quantâm, chia sẻ, hợp tácvới mọi người xungquanh.

3 Trẻ mạnh dạn tự

4 Trẻ biết cách thểhiện nhu cầu củabản thân.

Trang 5

Để có thể lựa chọn được những nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử vănhóa một cách đầy đủ, sát với thực tế và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻmầm non, tôi đã đi sâu tìm hiểu bản chất của ứng xử văn hóa học đường trong cơ sởgiáo dục mầm non là gì?

“Ứng xử văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục mầm non là những phảnứng, hành vi của con người trong quá trình giao tiếp với các đối tượng phù hợp vớinhững chuẩn mực xã hội trong cơ sở mầm non Đó được hiểu là những quy tắc ứngxử giữa các đối tượng với nhau phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong cơ sở giáo dục

mầm non” (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp

vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên Mầm non – Năm học 2019 2020).

-Sau khi đã hiểu được ứng xử văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục Mầmnon là gì, tôi đã lựa chọn các nội dung sau để giáo dục trẻ biết cách giao tiếp, ứng xửcó văn hóa:

- Giáo dục trẻ có thái độ tôn trọng trong giao tiếp, biết cách sử dụng các từbiểu thị sự lễ phép, cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh, cụ thể:

+ Biết chào hỏi những người lớn tuổi: Ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị,biết chào khi có khách đến chơi bằng những lời nói lễ phép

+ Nói đủ nghe, không nói trống không, biết thưa gửi lễ phép khi giao tiếpvới người lớn tuổi.

+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi một cách chân thành khi nhận được sự giúpđỡ (nhận quà) của người khác, hay khi bản thân mình mắc lỗi

+ Không ngắt lời và biết lắng nghe khi người khác đang nói, tôn trọng sởthích riêng của bạn

+ Biết cách thể hiện những hành vi ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnhgiao tiếp như: thái độ biểu cảm trên khuôn mặt, các cử chỉ, động tác của các bộphận trên cơ thể (Nhìn vào mặt người khác khi giao tiếp, không vùng vằng,ngúng nguẩy )

- Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, hợp tác:

+ Biết quan tâm đến những người thân trong gia đình, với cô giáo, bạn bèvà những người xung quanh bằng tình cảm chân thành Biết thăm hỏi, chăm sóc khiông bà, bố mẹ, cô giáo, bạn bè bị mệt mỏi, ốm đau.

Trang 6

+ Biết cảm thông, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, khôngmay mắn trong xã hội, như: bạn cùng lớp chậm phát triển, người đi ăn xin, bán báo,người khuyết tật

+ Biết chơi đoàn kết cùng các bạn, chia sẻ đồ chơi cùng bạn, không tranh giànhđồ dùng, đồ chơi.

- Dạt trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp: trẻ tự tin thể hiện mình trước mọingười xung quanh, vui vẻ, mạnh dạn hơn khi giao tiếp Trẻ không nhút nhát, sợsệt khi giao tiếp với người khác, trẻ có thể chủ động hơn Dạy trẻ sự mạnh dạntự tin là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, giúp trẻ mạnh dạn, giúp trẻ làmđiều mình nghĩ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không engại.

Minh chứng biện pháp 1: Hình ảnh: Thiết kế video dạy trẻ mạnh dạn tự tin.

- Dạy trẻ biết cách thể hiện nhu cầu của bản thân: trẻ biết dùng những lờilẽ phù hợp với hoàn cảnh khi muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác, haymuốn chơi một đồ chơi, trò chơi mình thích,

Sau khi xác định được những nội dung dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xửvăn hóa, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương pháp, hình thức để đưa những nộidung đó vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, sao cho phù hợp vớitừng hoàn cảnh giao tiếp cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đểđạt được kết quả giáo dục cao nhất

3.2 Biện pháp 2: Giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua hoạt độnghọc gửi phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch.

Trong quá trình trẻ nghỉ dịch tôi đã xây dựng video hướng dẫn trẻ học tạinhà Thông qua trao đổi với phụ huynh, trò chuyện trực tiếp với trẻ sau mỗi bài họccho trẻ, cũng để tôi nắm bắt được đặc điểm, tính cách và khả năng giao tiếp, ứngxử của mỗi trẻ, từ đó có thể cùng phụ huynh uốn nắn cho trẻ từng câu nói, cử chỉ,hành động sao cho phù hợp, như: Không nói chuyện khi học bài, tập trung chú ýlắng nghe khi cô giáo giảng bài; không nói trống không, biết nói đủ câu, biết thưagửi lễ phép trước khi trả lời câu hỏi của cô, bố mẹ

Đối với từng hoạt động học cụ thể, tôi có thể tích hợp, lồng ghép những nộidung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa sao cho phù hợp với chủ để, phù hợpvới mục tiêu của bài học

Trang 7

Ví dụ: ở chủ đề “Trường mầm non”, tôi sẽ lựa chọn bài thơ: “Cảm ơn” của

tác giả Nguyễn Thị Chung để dạy trẻ Bằng hình thức quay video gửi bài cho phụhuynh qua nhóm zalo của lớp, hướng dẫn phụ huynh để phụ huynh trao đổi, tròchuyện và đàm thoại cùng trẻ, giúp trẻ thấy được hành động đẹp của Sóc, biết quantâm đến bạn, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn Không chỉ vậy, qua bài thơ trẻcòn học được cách thể hiện sự biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ, hiểu được rằngnói lời cảm ơn là một cách đơn giản để làm bừng sáng nụ cười của người khác.

Minh chứng biện pháp 2.2.a

Hình ảnh: Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ bài thơ: Cảm ơn

Cũng ở chủ đề “Trường mầm non”, tôi lựa chọn câu chuyện: “Món quà củacô giáo” để dạy trẻ Ở câu chuyện này tôi sẽ nhấn mạnh ở chi tiết: Gấu Xù khôngnhận quà của cô giáo, hành động nhận lỗi của Cún Đốm và thái độ, cử chỉ ân cần,dịu dàng, trìu mến của cô giáo Hươu Sao để giáo dục trẻ, giúp trẻ học được tính tựgiác nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không trốn tránh trách nhiệm Không những vậy,qua câu chuyện này cũng giúp cho bản thân tôi hiểu được vai trò của người giáoviên trong quá trình giáo dục trẻ, biết cách xử lý các tình huống sư phạm một cáchkhéo léo, đúng đắn và hiệu quả nhất.

Để giáo dục trẻ lễ phép, hiếu thảo với người lớn, tôi đã lựa chọn bài thơ“Phải là hai tay” – chủ đề bản thân để dạy trẻ:

“ Hai tay kính mến đưa lên

Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra Đưa mời bố, mẹ, ông, bà Cái tăm hiếu thảo, phải là hai tay”.

Với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng đã có ý nghĩa giáo dục rất lớn,giúp trẻ hiểu được đạo lý làm người, biết kính trên, nhường dưới, hiếu thuận vớinhững người đã sinh thành ra mình Không những vậy, qua nội dung bài thơ, tôicòn giúp trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống, đó là phải có thái độ lễphép khi nói chuyện với người lớn tuổi, khi đưa bất cứ thứ gì cho người lớn thìphải đưa bằng hai tay, khi được cho quà cũng phải nhận bằng hai tay và biết cảmơn,

Minh chứng biện pháp 2.2.b Hình ảnh: Phản hồi tích cực từ phụ huynh

Cũng với nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc nhữngngười thân trong gia đình, biết vâng lời người lớn, giúp đỡ mọi người khi gặp khó

Trang 8

khăn, cảm nhận được vai trò, sức mạnh của gia đình trước những khó khăn trongcuộc sống, tôi đã lựa chọn câu chuyện: “Tích Chu” – chủ đề gia đình để dạy trẻ

Không chỉ lồng ghép nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử trong các bàithơ, câu chuyện mà tôi có thể lồng ghép vào tất cả các hoạt động học khác mộtcách linh hoạt và phù hợp, ví dụ như:

Hay trong hoạt động KPXH: “Gia đình bé có những ai?”, tôi giáo dục trẻbiết yêu thương những người thân trong gia đình, biết được mối quan hệ, cách ứngxử giữa các thành viên trong gia đình với nhau

Ở hoạt động dạy hát bài: “Em yêu cây xanh”, tôi giáo dục trẻ không bẻ cành,ngắt hoa, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung

Cứ như vậy, với mỗi một hoạt động học cụ thể, tôi sẽ lựa chọn và đưa nhữngnội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa vào bài học một cách linh hoạt saocho phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với từng chủ đề của năm học, để từ đógiúp trẻ đến gần hơn với những chuẩn mực của đạo đức, những phẩm chất vốn cócủa một con người Việt Nam

3.3 Biện pháp 3: Giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua các hoạtđộng trong hàng ngày của trẻ khi nghỉ dịch ở nhà

Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”, do vậy tôiđã đưa nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa linh hoạt vào các hoạt độngsinh hoạt trong ngày của trẻ khi nghỉ dịch ở nhà.

Một năm học 2021 – 2022 rất khó khăn đối với cả cô và trò khi mà tình hìnhdịch bệnh covid bùng phát, để đảm bảo an toàn cho trẻ thì ngành giáo dục đã tạmdừng việc đi học trực tiếp đối với học sinh, sinh viên các cấp học nói chung và cấphọc mầm non nói riêng.

Có thể nói dịch bệnh làm chúng ta không thể đến trường nhưng các hoạtđộng hàng của trẻ vẫn được các cô duy trì nhưng với hình thức khác đó là trựctuyến Để gây được ấn tượng, tình cảm với trẻ thì ngay từ ban đầu cô phải tạo chotrẻ cái nhìn thiện cảm nhất Với tình hình dịch bệnh trẻ không đến trường nhưngqua những buổi cô trò gặp gỡ làm quen với nhau qua zoom, thì tôi đã tạo cho trẻ cóđược tình cảm yêu thương, những nụ cười thân thiện, những cái nhìn trìu mến,những lời hỏi han, trò chuyện ân cần để trẻ có cảm giác bình yên, dễ chịu khi được

trò chuyện với cô, để trẻ có thể luôn luôn nở nụ cười trên môi bởi “nụ cười là món

quà đơn giản nhưng quý giá mà con dành tặng cho người khác”.

Minh chứng biện pháp 3.3.a Hình ảnh buổi làm quen qua zoom của cô và trò

Trang 9

Qua những buổi gặp gỡ trẻ trên zoom tôi đã đưa nội dung giáo dục trẻ biếtchào cô, chào bố mẹ, ông bà Rèn cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép “khi đi emhỏi, khi về em chào”, khi trẻ muốn đi chơi phải xin phép và được sự đồng ý củangười lớn, đi về đến nhà phải khoanh tay chào ông bà, bố mẹ Thay vào nhữngcâu nói để nhắc nhở trẻ như: “Con khoanh tay chào cô, chào ông bà, chào mẹ đi ”,thì tôi muốn tạo ra những hình ảnh của những em bé ngoan trong lớp học hạnhphúc để trẻ thể hiện sự lễ phép theo cách của riêng mình Và niềm hạnh phúc đóđược thể hiện khi nụ cười nở trên môi cô và trò được gặp mặt sau một kỳ nghỉ dịchdài thật dài.

Minh chứng biện pháp 3.3.b Hình ảnh trẻ khoanh tay lễ phép chào cô

Những hoạt động này thường được lặp đi, lặp lại thường ngày do vậy, vớicách giáo dục đó tôi sẽ dần giúp trẻ hình thành một nếp sống tốt, hiểu được ý nghĩacủa việc mình làm để từ đó trẻ có thể dễ dàng thực hiện chúng như một bản năngvốn có của mình và có thể linh hoạt áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhautrong cuộc sống.

Qua hoạt động vui chơi của trẻ với bố mẹ, anh chị em trong gia đình khi ởnhà

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Thông qua trò chơi – màtrung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ giúp trẻ thỏa mãn nguyện vọng đượcsống và hoạt động như người lớn Trong quá trình chơi trẻ phản ánh được cuộcsống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú Đứa trẻthể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũngthể hiện như thế trong công việc Chính vì điều đó, tôi đã hướng dẫn phụ huynhcách tổ chức các trò chơi với những chủ đề chơi đa dạng, để giúp trẻ hiểu đượccách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn với những chuẩn mực đạo đức xãhội nhất định.

Ví dụ 1: Trong trò chơi “gia đình”, khi trẻ nghỉ dịch ở nhà thì gia đình và các

thiên viên chính là người cùng trẻ chơi trò chơi này,bố mẹ hướng dẫn trẻ thể hiện sựquan tâm, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau: Bố mẹ yêuthương, chăm sóc cho các con, các con phải biết vâng lời, lễ phép với bố mẹ, biết ơn,quan tâm, giúp đỡ bố mẹ những lúc bố mẹ đi làm về mệt bằng những công việc vừasức: rót nước mời bố mẹ uống, lấy ghế mời bố mẹ ngồi Bằng cách đó sẽ giúp trẻcó được những hành động đúng trong cuộc sống hàng gày, biết thể hiện tình cảm, sựquan tâm, yêu mến những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

Trang 10

Ví dụ 2: Trong trò chơi “Bác sĩ”, bố mẹ có thể đặt ra tình huống mẹ bị mệt,

nhờ trẻ làm bác sĩ và khám bệnh cho bố mẹ Qua đó giáo dục trẻ biết cách diễn đạtkhi thể hiện nhu cầu của mình, cách ứng xử với bệnh nhân bằng cái tâm của ngườibác sĩ: tận tình, chu đáo, ân cần, nhẹ nhàng khi khám cho người bệnh; biết thể hiệnsự tôn trọng và nói lời cảm ơn khi bác sĩ thăm khám bệnh cho mình

Minh chứng biện pháp 3.3.c Hình ảnh trẻ chơi bác sĩ

Ví dụ 3: Trong trò chơi “bán hàng”, tôi hướng phụ huynh có thể tạo diều kiện

để trẻ được đi chợ, đi mua hàng cùng bố mẹ, để trẻ học được cách trao đổi mua bánhàng hóa từ người bán và người mua Thông qua những trải nghiệm của trẻ saunhững lần được cùng bà, mẹ đi chợ bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi bán hàng,cho trẻ chọn vai mà trẻ thích để giúp trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, tôn trọnglẫn nhau giữa người bán và người mua: người bán dùng những lời lẽ nhẹ nhàng,khéo léo để mời khách mua hàng; người mua biết xếp hàng chờ đến lượt, biết diễnđạt đủ ý, đủ câu, không nói trống không khi hỏi tên mặt hàng cần mua, người bán vàngười mua biết nói lời cảm ơn khi nhận hàng và nhận tiền

Minh chứng biện pháp 3.3.d Hình ảnh trẻ chơi trò chơi bán hàng

Bằng cách giáo dục trẻ qua các trò chơi như vậy tôi đã giúp trẻ nắm đượcnhững hành động, cách ứng xử, giao tiếp giữa người với người trong cuộc sống thực;hiểu được những mối quan hệ qua lại giữa người lớn trong xã hội theo chức năngcủa mỗi người, và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt được cái xấu, cái đẹp, cái đúng,cái sai trong những quan hệ ấy Nhằm giúp trẻ tái tạo được cái hay cái đẹp trong cácmảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước những hành vi sai trái, thô bạo màtrong cuộc sống xã hội vẫn còn đầy rẫy Cũng chính vì vậy mà chúng ta có quyềnnói: “Trò chơi là trường học của cuộc sống”

Qua hoạt động các hoạt động khác: Tôi có thể đưa các hoạt động rèn kỹnăng sống vào để dạy trẻ như: “Dạy trẻ chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi, vớibạn bè”, “Dạy trẻ biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt…”, haycho trẻ làm quen với các bài ca dao, đồng dao, tục ngữ như: “Công cha như núiThái Sơn”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”,

Minh chứng biện pháp 3.3.e Hình ảnh video dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

Trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà phần lớn các hoạt động giáo dục trẻ đượcphối hợp từ giáo viên thông qua phụ huynh Đây là khoảng thời gian mà phụ huynhgần gũi và tiếp xúc trẻ nhiều nhất Tôi đã lên kế hoạch gửi những bài tuyên truyền,

Trang 11

để phụ huynh cùng tìm hiểu và giáo dục trẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử vănhóa.

Những thói quen văn minh: Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không phá hỏnghoặc bôi bẩn lên đồ dùng đồ chơi, khi sử dụng xong biết cất đúng nơi quy địnhvà ngăn nắp, đẹp mắt, biết chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau Một hành vi vănminh nữa là khi ho phải hắt hơi, ngáp phải lấy tay che miệng.

Khi giáo dục hành vi văn hóa trong ăn uống cho trẻ bố mẹ cần giáo dục trẻphải biết cách ăn uống hợp vệ sinh, lịch sự, từ tốn Đến giờ ăn phải biết rửa taysạch sẽ, biết cách cầm thìa, bát đúng quy định, xúc ăn gọn gàng không rơivãi, biết ăn hết xuất ăn Trong khi ăn phải biết chờ đợi mọi người, không nônnóng, mời mọi người trước khi ăn, ăn từ tốn, không nói chuyên la hét trong khiăn, không vừa ăn vừa cười nói gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến người khác Trẻ biết tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, nhất là nơi đông người, trẻ phải biếtnói rõ ràng đủ câu, không la hét, nói to tiếng, không nói tục, khi nói hoặc làm saiphải biết xin lỗi Trẻ phải nắm được một số qui định về giao tiếp của trẻ vớingười lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ vàvăn hóa trong mọi tình huống, hoàn cảnh Biết chào hỏi lễ phép với mọingười, biết chấp hành những yêu cầu của người khác nếu không đồng ý phải biếtbày tỏ để người khác hiểu, chia sẻ.

Như vậy, cứ mỗi một hoạt đông, sự kiện diễn ra trong năm học, tôi sẽ cóhình thức tích hợp, lồng ghép khác nhau về những nội dung giáo dục kỹ năng giaotiếp, ứng xử văn hóa cho trẻ sao cho khéo léo, linh hoạt và phù hợp, để trẻ lĩnh hộiđược những chuẩn mực đạo đức nhất định và có thể vận dụng chúng vào trongtừng hoản cảnh cụ thể của cuộc sống.

3.4 Biện pháp 4: Giáo viên, phụ huynh tự tu dưỡng bản thân để làm tấmgương sáng cho trẻ

“Mẹ của em ở trường,Là cô giáo mến thương, ”

Mỗi khi nghe giai điệu bài hát: “Cô giáo” của nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường, trongtôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ bé lại ùa vềnhư đang hiện hữu trước mắt tôi, hình ảnh cô giáo như một người mẹ thứ hai luôn làấn tượng sâu đậm nhất khi tôi bắt đầu bước vào môi trường mới ngoài gia đình củamình.

Trang 12

Trở về với thực tại – khi tôi đang là một cô giáo mầm non, và cũng đang là“người mẹ thứ hai” của bao nhiêu đứa trẻ khác thì tôi càng nhận thấy rõ được vai trò,sự ảnh hưởng rất lớn của người giáo viên mầm non đến sự phát triển toàn diện nhâncách của trẻ Nhận thức được tầm ảnh hưởng lớn của bản thân đến sự phát triển nhâncách của trẻ tôi đã tuyên truyền đến phụ huynh về điều này khi trẻ nghỉ dịch ở nhà,bố mẹ là người bên con nhiều nhất, gần con hơn ai cả nên người lớn chúng ta phải làngười đi trước, tu dưỡng bản thân luôn giao tiếp ứng xủa văn hóa làm tấm gươngsáng để trẻ noi theo

Trẻ mầm non thường hay bắt chước, nên mọi lời nói, hành động, việc làmcủa người lớn thường được trẻ tái hiện lại một cách rõ nét Ý thức được điều đó nênbản thân tôi đã tự đặt ra cho mình những nguyên tắc ứng xử với trẻ để có thể trởthành một tấm gương sáng cho trẻ noi theo: Luôn yêu thương trẻ như con em củamình, hiểu trẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của trẻ; tận tụy và khéo léo, dịudàng, nhạy cảm và tinh tế trong chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp trẻ có được cảm giácấm cúng, gần gũi như trong gia đình.

Minh chứng biện pháp 3.4.a Hình ảnh cô và trẻ

Giao tiếp, ứng xử với trẻ bằng những hành vi, cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởimở, vui tươi, bằng chính cái tâm của một người giáo viên: Khi trẻ đến trường, đượcnhìn thấy gương mặt rạng rỡ, ánh mắt trìu mến của cô giáo sẽ giúp cho trẻ có mộtcảm giác an toàn, bình yên và dễ chịu Nhờ có cảm giác an toàn trẻ mới bộc lộ tínhhồn nhiên, ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ Nguyên tắc này luôn nhắc nhở cô giáolấy xúc cảm chân thực của chính mình khi tiếp xúc với trẻ, xúc cảm chân thực nhưngthiên về tình thương, sự nhẹ nhàng mà vui tươi, cởi mở phù hợp với tâm sinh lí củatrẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảm xúc tích cực của con người.

Trong quá trình ứng xử với trẻ phụ huynh, giáo viên nên đối xử công bằng với tấtcả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác, không só sánh con mình vớicon người khác

Ví dụ: Một tình huống mà rất hay gặp phải ở nhiều gia đình: Khi trẻ chơi đồ

chơi xong mà trẻ chưa dọn, mẹ đi làm về đang mang trong mình sự mệt mỏi của mộtngày làm việc vất vả đã quát mắng con: “ Sao con không sang mà học bạn Linh kìabạn ngoan chơi xong biết cất đồ chơi, con thì sao lớn rồi không biết làm gì cả ”Những phản ứng không kiềm chế cảm xúc của bố mẹ đã phần nào ảnh hưởng đếnsuy nghĩ tình cảm của trẻ, như vậy trẻ sẽ càng tiêu cực hơn Trong tình huống này bốmẹ nên nhẹ nhàng quan tâm hỏi han trẻ, lí do vì sao trẻ không dọn đồ chơi, có thể do

Trang 13

con mệt thì mẹ sẽ giúp con cùng dọn đồ chơi Còn nếu trẻ chưa có thói quen dọn đồsau khi chơi thì bố mẹ hãy cùng trẻ dọn một vài lần để dần hình thành thói quen chotrẻ

Minh chứng biện pháp 3.4.b Hình ảnh Phụ huynh cùng trẻ dọn đồ chơi.

Trong gia đình bố mẹ nên thể hiện tình yêu và sự quan tâm với tất cả các con lànhư nhau, không được quá quan tâm nhiều đến chị, anh hoặc em để tránh cho trẻ cócảm giác hụt hẫng, tự ti với các anh chị em khác trong gia đình.

Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên, bố mẹ cần hiểu trẻ, linh hoạtkhi xử lý các tình huống, không nên cứng nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt,một tính cách và sở thích khác nhau; phải luôn bình tĩnh, không vội vàng, nóng nảy,bởi nếu nóng nảy, thiếu kiềm chế sẽ có những hành vi chưa hợp lý đối với trẻ, trongkhi đó bất cứ một hành vi nào của giáo viên, phụ huynh đều được trẻ ghi dấu lạitrong tâm trí trẻ Giáo viên cũng như phụ huynh nên tìm hiểu kỹ những nguyên nhândẫn đến những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ để có hướng giải quyết hợp lýnhất.

Như vậy có thể nói, để giáo dục trẻ có được những kỹ năng giao tiếp, ứng xửvăn hóa, thì ngoài việc cần có những giá trị, những năng lực sư phạm nhất định, sựhiểu biết về đặc điểm chung của trẻ ở các giai đoạn và đặc điểm cá nhân từng trẻ, thìngười giáo viên phải thật sự là tấm gương để trẻ noi theo, luôn ứng xử với trẻ bằngnhững ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, phải mẫu mực, bao dung, không xúc phạm,gây tổn thương đến trẻ Nếu giáo viên không có uy tín, không làm gương được chotrẻ thì mọi cố gắng trong ứng xử của giáo viên đều kém hiệu quả

(Tham khảo tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênmầm non hạng III)

3.5 Biện pháp 5: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dụckỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho trẻ

Môi trường giáo dục gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ Do vậy, để có thể làm tốt việc giáo dục kỹ năng giaotiếp, ứng xử văn hóa cho trẻ thì sự phối hợp, chia sẻ, đồng hành của các bậc phụhuynh là vô cùng cần thiết và quan trọng

Để làm được điều đó tôi thiết nghĩ cần phải giúp phụ huynh hiểu được tầmquan trọng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho trẻ, về vai tròcủa họ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, cũng như các nội dung, cách thức giáo

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w