1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại Học tập

không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thứcvề thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xungquanh Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trongquá trình tồn tại và phát triển Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tưduy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và trải nghiệm Vi vậy,việc giáo dục kĩ năng sống, hình thành nhân cách cho học sinh là một quá trình lâu dàiliên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phứctạp Vì thế, trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học cần phải linh hoạt, sángtạo, biết kết hợp nhiều biện pháp Từ đó, học sinh mới có những chuẩn mực về đạo đức,pháp luật biết vận dụng thành thói quen- thành kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày Việcrèn kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh là hoạt động không thể thiếu đượctrong các cơ sở giáo dục hiện nay Với các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, củachương trình chính khóa và chương trình giáo dục ngoại khóa, học sinh được tham giacác trò chơi, được khám phá thế giới một cách tự nhiên, tìm hiểu xã hội một cách hiệuquả Thông qua hình thức trả lời câu hỏi, truyện kể, tiểu phẩm…học sinh được rènluyện về kỹ năng sống, các hành vi ứng xử đúng mực, biết nói lời hay, biết làm việc tốt.Quả thật, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã góp một phần không nhỏ vào việc hìnhthành nhân cách của các em Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng

sông đối với học sinh? Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Góp phần nâng cao hiệu quả giáodục kĩ năng sông cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp 1”

Trang 2

Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụngtrong những tình huống xảy ra để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giảiquyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày”

KNS là là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng cácnhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người Kỹ năng sốngbao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người Kỹ năngsống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của conngười, năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu vàthách thức của cuộc sống Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩnăng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phùhợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cựcchủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻtheo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thểsống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹnăng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiệnđại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp vớimục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức,giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.

*Phân loại kĩ năng sống.

Trong giáo dục ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theocác mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:

-Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng sống cụthể như: Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tựtrọng, tự tin,

- Các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sống cụ thểnhư: Giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảmthông, hợp tác,

- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năngsống cụ thể như: Tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, raquyết định giải quyết vấn đề,

* Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trườngtiểu học.

Trang 3

Trẻ em là tương lai của đất nước, do đó cần phải tạo điều kiện để trẻ em phát triểntoàn diện.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học đã trở thành một việc vô cùngquan trọng và cần thiết Việc giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng giao tiếpkhông chỉ giúp các em có cách ứng xử khéo léo hơn trong mọi tình huống mà còn giúpcho các em có nhận thức tốt hơn, hành động đẹp hơn và có những lời nói, cử chỉ đúng lễphép hơn Như vậy, giáo dục KNS là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹnăng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lýmọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học còn có thể được coi như là nhữngnhịp cầu giúp học sinh biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lànhmạnh Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với con người và càng trở lên cấpthiết đối với thế hệ trẻ bởi lứa tuổi học sinhTiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhữnggiá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếuhiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Vìvậy, việc giáo dục KNS cho học sinh, đặc biệt với học sinh tiểu học chiếm vị trí vô cùngquan trọng, KNSgiúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm cho bản thân, gia đình,cộng đồng, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộcsống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, mọi người, sống tích cực, chủđộng, an toàn và lành mạnh.KNS giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăngtính thực hành.Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mìnhvà phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

2 Thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trườngTiểu học … trước khi thực hiện sáng kiến.

Thực hiện mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học cần được tổ chứctheo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạora các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sựkhởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để cácem thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩnăng sống được lãnh đạo nhà trường chú trọng Ngay từ đầu năm nhà trường đã lên kếhoạch tổ chức cácđộng giáo dục kĩ năng sống một cách chặt chẽ từ tổ chuyên môn,quản lý họat động học tập, bồi dưỡng của giáo viên, cho đến việc chỉ đạo kiểm tra,đánh giá hoạt động động giáo dục kĩ năng sống.

Đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của hoạt động độnggiáo dục kĩ năng sốngtrong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh, nhiều đồng chíđã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện Thông quaviệc tổ chức hoạt động động giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh, nhà trường đã xâydựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng Đồng thời, nhà

Trang 4

trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc họcsinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu củanhà trường

Trong những năm học gần đây, bên cạnh các hoạt động chính khóa trên lớp đượchọc qua sách vở, nhà trường phối hợp các đoàn thể, tổ khối chuyên môn tổ chức một sốhoạt động động giáo dục kĩ năng sống, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực tế,huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhauđể trải nghiệm Hoạt động giáo dục kĩ năng sống thường được nhà trường tổ chức thựchiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong nội dung các môn học tại trường.Đây không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưuhọc hỏi, được trải nghiệm thực tế, được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử phùhợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

Bên cạnh hiệu quả của các hoạt động đem lại, vẫn còn một số nội dung của hoạtđộng giáo dục kĩ năng sốngchưa thật sự phát huy hiệu quả, còn một số tồn tại và hạnchế nhất định.Một bộ phận giáo viên thấy áp lực khi dạy học trải nghiệm sáng tạo, lolắng thiếu thời gian, sợ thất bại, hoặc do điều kiện thực tiễn nên có những hình thức dạyhọc trải nghiệm sáng tạo chưa áp dụng được nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáodục chung của nhà trường Một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp dạy học,chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Thời gian đầu mới triển khaihoạt động này, nhiều giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận các hoạtđộng giáo dục kĩ năng sống, đồ dùng, trang thiết bị, thí nghiệm của nhà trường cònthiếu Để đáp ứng yêu cầu của dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống,đòi hỏi giáo viên phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tuy nhiên trên thực tế, việc tự học,tự bồi dưỡng của giáo viên còn hình thức, chưa chủ động, một số người chưa xem tựhọc, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ.Một số Giáo viên chưa xác định đúng vị trí, vai trò củahoạt động giáo dục kĩ năng sống, nên trong công tác phối hợp còn lỏng lẻo, thiếu nhiệttình, thụ động khi tham gia.Một số hoạt động trải nghiệm còn mang tính chất hình thức,chưa thu hút và chưa phát huy được tính tích cựccủahọc sinh Đặc biệt có những hoạtđộng, do việc xây dựng và triển khai kế hoạch chưa chi tiết, sát với tình hình thực tếkhiến cho các hoạt động phần nào bị hạn chế trong khâu tổ chức Bên cạnh đó nôi dunghoạt động chưa lồng ghép được nhiều các chủ đề phong phú, sinh động, có ý nghĩa giáodục đạo đức, lối sống, kỹ năng…

Mặt khác, một số hoạt động giáo dục kĩ năng sốngtổ chức theo quy mô toàntrường, thực hiện tại sân khấu ngoài trời, có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dễ làmphân tán sự chú ý của các em học sinh Số lượng học sinh của trường khá đông, diệntích sân trường tương đối hẹp, khoảng cách giữa các hàng, các lớp gần nhau nên một sốem còn đùa nghịch bạn bên cạnh, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của hoạt độnggiáo dục kĩ năng sốngnên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng buổi trải nghiệm.

Trang 5

Từ thực trạng tổ chức như vậy dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú với cáchoạt động giáo dục kĩ năng sống, các em chỉ tham gia cho có lệ, không mang lại hiệuquả trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, không phát huy được năng lực của học sinh.

Trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu điềutra đối với các em học sinh trường Tiểu học Ký Phú, thu thập dữ liệu như sau:

Qua tiến hành khảo sát ở trường Tiểu học nơi tôi công tác, đầu năm học 2021 –2022, với chủ đề “ Kĩ năng của em”; kết quả như sau:

Tổng số họcsinh

Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt

Tổng sốhọc sinh

Thực hành thảo luận nhómBiết cách lắng nghe,

Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thểBiết cách ứng xử hài hòa, khá

phù hợp Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khichơi.

Qua kết quả trên, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm Nhàtrường là nơi tốt nhất để hình thành nhân cách cho học sinh Là một giáo viên Tiểu học,trong thời gian qua, tôi đã giáo dục kĩ năng sống như sau và bước đầu thấy có hiệu quả:

II CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KĨNĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

1 Về giáo dục nhận thức:

1 Căn cứ hướng dẫn của cấp trên, tôi đã xây dựng kế hoạch, triển khai nội dunggiáo dục kĩ năng sống mọi lúc mọi nơi gắn với nội dung thực hành kĩ năng sống, tíchhợp bộ phận trong các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thiếtthực và hiệu quả.

2 Tự nghiên cứu, học tập:

Trang 6

Học tập các văn bản về nội dung của chương trình thực hành giáo dục kĩ năngsống , chương trình môn đạo đức, nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sông trong cácmôn học khác (tích hợp bộ phận) Lồng ghép cuộc vận dộng học tập về tư tưởng tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh để nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong việcgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

3 Công tác tuyên truyền:

Để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống thì phải thực hiện tốt công tác tuyêntruyền, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong tập thể cán bộ giáo viên Trong các buổi họpchuyên môn tổ, họp hội cha mẹ học sinh, tôi đã luôn dành một phần thời gian xứngđáng để tuyên truyền, triển khai về giáo dục kĩ năng sống Trong các giờ sinh hoạt lớphàng tuần đều có biểu dương gương tiêu biểu để nhân rộng điển hình như tấm gươngvượt khó, tấm gương thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến”

Tổ chức tốt tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh và cộng đồng về tầm quantrọng giáo dục kĩ năng sống Đưa nội dung thực hành giáo dục kĩ năng sống vào kếhoạch năm học và cụ thể hoá chương trình từng bài theo tuần cụ thể

2 Thực hiện nghiêm túc chương trình thực hành kĩ năng sống:

Trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung thực hành kĩ năng sông đó tôi có kế hoạchthực hiện một cách nghiêm túc các bài giảng Trong các tiết dạy nội dung thực hành kĩnăng sống, lựa chọn các kĩ năng sống cần hinh thành phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phươg, tổ chức cho học sinh được thực hành thông qua các tình huống cụ thể

Ví dụ: Bài 3 “Người khách lịch sự”Với mục tiêu:

- Học sinh thấy từ ích lợi khi là một người khách lịch sự.

- Học thực hiện thành thạo các phép lịch sự khi là một người khách.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện kĩ năng ứng xử thông qua nội dungđóng vai “người khác lịch sự.”:

Chủ nhật, mẹ dẫn Bi đến nhà Bốp chơi Gặp Bi, Bốp rất vui và rủ Bi cùng chơi đồchơi Hai bạn mói chơi quá quên cả giờ về Đến khi mẹ Bi đến đón thì Bi mới nhớ ra vàvội vàng chạy xuống để Bốp phải một mình xếp đồ chơi vào giá.

Mẹ hỏi chuyện Bi:

- Hôm nay con vào nhà bạn Bốp chơi có vui không? Hai bạn chơi trò gi vậy?Bi trả lời:

- Vui lắm mẹ ạ! Bọn con chơi xếp hình, chơi ô tô và chơi trò khám bệnh.Mẹ Bi hỏi tiếp:

- Thế chơi xong con có cùng bạn xếp đồ chơi vào giá như cũ không?Bi gãi đầu:

- Dạ, con quên mất ạ.

Mẹ Bi xoa đầu Bi và căn dặn:

Trang 7

- Như thế là không được đâu nhé Con là khách nên cần lịch sự, chào hỏi các bác,chơi xong thì xếp đồ chơi lại cho gọn gàng Có như vậy thì bố mẹ Bốp và Bốp mới yêuquý và lần sau muốn con đến chơi nữa chứ

Bi hơi cúi đầu biết lỗi và nói nhỏ:- Da, con biết rồi mẹ ạ.

Qua tình huống trên, học sinh được đóng vai, được tự ứng xử tình huống, các emtự nhận thức được kĩ năng ứng xử lịch sự khi đến nhà bạn chơi một cách nhẹ nhàng, tựnhiên và hiệu quả.

Giáo viên dựa vào nội dung trong chương trình thực hành giáo dục kĩ năng sống,nêu các tình huống cho học sinh ôn luyện (phù hợp với điều kiện thực tế của dịaphương)

Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tự ứng xử tình huống, tự rút ra bài học:Khi có khách gọi cửa em sẽ ra ngoài xem đó là ai Nếu là người thân hoặc là người emthực sự thân quen, tin tưởng thì em mở cửa Nếu là người lạ hoặc là người em chưa tintưởng thì em sẽ không mở cửa hoặc em gọi điện thoại cho bố mẹ để hỏi

3 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.

Muốn nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức thì trướctiên giáo viên phải tổ chức dạy – học đảm bảo học đi đôi với hành.

Nắm rõ về vai trò của môn đạo đức đối với giáo dục kĩ năng sống, môn đạo đứcnhằm giáo dục HS bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xãhội

Dạy học môn Đạo đức phải kết hợp hài hoà việc trang bị kiến thức với bồi dưỡngtình cảm, niềm tin và hình thành kĩ năng, hành vi cho HS Chương trình môn Đạo đứcbao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp vớilứa tuổi học sinh Tiểu học trong các mối quan hệ của các em với người khác, với côngviệc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

Quá trình giảng dạy môn Đạo đức, các tiết học cần tổ chức cho học sinh thựchiện các hoạt động học tập đa dạng, phong phú Từ đó, tạo cho cỏc em cơ hội để thựchành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.

Cần thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từngkhối lớp Thông qua các bài học đạo đức, hình thành cho các em những chuẩn mực banđầu về đạo đức để các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạthàng ngày.

Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm,niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạyhọc đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tổchức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyệntheo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơitrò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp và

Trang 8

kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi,…Và chínhthông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đó đượctạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội Lốisống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời hay, làm việc tốt, chăm sóc bố mẹ, ôngbà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…

4 Giáo dục kĩ năng sống thông qua tích hợp trong các môn học

Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, cần vận dụng liên hệ giáodục (tích hợp bộ phận) vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Tự

nhiên và xã hội; để tạo điều kiện cho các em được làm để học, được trải nghiệm như

Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xácnhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ đúng mựcvới mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng  đó chínhlà hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống Việc sinh hoạt theo nhóm, tạo môi trường làm việcthân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễnra thường xuyên Các em trở nên thân thiện, từ đó, giúp bầu không khí học tập, lao độngtrở nên sôi động hơn Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấnhơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống Khi sinh hoạtnhóm, phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em Đó cũnglà cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.

Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giaothông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng, sức khỏe là tài sảnvô cùng quý báu của mỗi con người Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinhphải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quantâm Tuy nhiên, có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ Dù vậy,không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào nhữngđiều rất giản dị Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học Giáo viên cần giáo dục kĩnăng rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các giờ dạy trên lớp.

Trang 9

Đối với các môn học đặc thù như Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật,…giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức các Câu lạc bộ Thông qua việc tổ chức cácCâu lạc bộ, học sinh được phát triển năng khiếu từng lĩnh vực, rèn cho học sinh kĩ nănggiao tiếp, mạnh dạn, tự tin,….

5 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

1 Xây dựng phong trào trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn:

Ngay từ đầu năm học, tôi đã thành lập các tiểu nhóm phụ trách công tác về môitrường xanh – sạch – đẹp, có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần

Phân chiakhu vực vệ sinh, các bồn hoa cây cảnh cho từng tổ để có kế hoạchchăm sóc, đảm bảo trường học có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn

Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khóa về giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường

Tổ chức tốt “Ngày hội vệ sinh môi trường” trong học sinh, huy động lực lượng

trong và ngoài nhà trường cùng tham dự, giáo dục học sinh kĩ năng dọn dẹp lớp học,dọn dẹp nhà cửa, học sinh được trải nghiệm xếp chăn, gối lớp bán trú sau khi ngủ dậy.

Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, bằng những việc làm cụ thể, gần gũinhư trực nhật, vệ sinh lớp học, đã tạo điều kiện cho học sinh được rèn kĩ năng giữ gìnvệ sinh nơi công cộng, biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ, vệ sinh nhà trường đã trở nênthoáng mát đẹp đẽ, các bồn cây xanh tốt được chăm sóc tưới tắm hàng ngày tạo nên môitrường thân thiện, an toàn góp phần nâng cao chất lượng dạy học

2 Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm:

Tham mưu xây dựng chương trình các hoạt động lớn, các hội thi liên quan đếnhọc sinh

Tổ chức tham gia các cuộc thi như: Văn nghệ, Hội khỏe Phù Đổng, Rung chuôngvàng, Giao lưu Tuổi thơ khám phá phát hiện và bồi dưỡng những mầm non có năngkhiếu về âm nhạc, thể thao đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự tin, mạnh dạntrước đông người

Tổ chức các trò chơi dân gian tạo không khí sôi nổi và thông qua đó, rèn cho học sinh các kỹ năng sống một cách tự nhiên, hiệu quả Giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua Hội thi hát dân ca, Hội thi Vẽ tranh theo chủ đề

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng ứng xử qua các câu hỏi tìmhiểu về tình huống trong cuộc sống, có thói quen lịch sự, kĩ năng giao tiếp có văn hóa,trung thực, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm tổ…

Ví dụ: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi quađường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đườngkhông có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèoqua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máyem phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũbảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạnxảy ra?”;

Trang 10

Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường,không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu,xe, ghe, đò, Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặpphải

Tổ chức cho các em tham gia ký cam kết thực hiện tốt các phong trào thi đua donhà trường tổ chức…

Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, chung sống hòa bình, phòngngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội…

Ví dụ: Chủ điểm thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam22/12; 30/4 tổ chức cho các em hoạt động theo chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”: thi“Emtập làm chú bộ đội”

Cùng với những kiến thức được học trong các tiết chính khóa, các tiết hoạt độngngoài giờ lên lớp đã góp phần giúp học sinh cơ hội trải nghiệm để rèn kĩ năng chăm sócsức khỏe cho bản thân, kĩ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội và các bệnh tật thôngthường, kĩ năng chấp hành tốt luật an toàn giao thông cũng như các quy định khác củapháp luật, kĩ năng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, kỹ năng giao tiếp với người lớntuổi, với bạn bè.

Với nội dung thi đua của từng tháng, tôi cụ thể hóa kế hoạch các hoạt động vănnghệ, thể thao theo từng chủ điểm nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh, tạođiều kiện cho các em trải nghiệm trước đông người để rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin.

Cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi là một trong những hoạt động

hấp dẫn được các em đón nhận nhiệt tình Thực hiện phong trào “ Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”, triển khai các trò chơi dân gian là nội dung không thể

thiếu được trong hoạt động Bởi vì, thông qua trò chơi dân gian, các nội dung giáo dụcđược học sinh lĩnh hội một cách tự nhiên các kỹ năng về hợp tác tương trợ, kĩ năngphán đoán, nhạy cảm được rèn luyện một cách hiệu quả Tổ chức các hoạt động nhânđạo từ thiện như chăm sóc tượng đài liệt sĩ, tham gia Hội chợ tuổi thơ,

Ví dụ:

Trò chơi Mèo đuổi chuột rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhanh nhẹn, dũng cảm;Trò chơi Bịt mắt bắt dê rèn luyện cho học sinh kĩ năng phán đoán, nhạy cảm…; Tròchơi Rồng rắn lên mây rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt bát tương trợ…

Hội chợ Tuổi thơ ngoài việc giáo dục long nhân ái còn rèn các em kĩ năng muabán, trao đổi hàng hóa

Thông qua các hoạt động vui chơi lành mạnh của nội dung hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, tôi thấy, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của nhàtrường, của địa phương, các em hào hứng tham gia các bài múa hát sân trường, các bàiđồng diễn Erobic,… một cách thường xuyên trong tuần, trong tháng Những nội dung

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w