1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc học sinh tích cực thông qua công tác chủ nhiệm tại trường thpt

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc học sinh tích cực thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT
Tác giả Nguyễn Thanh Thủy
Trường học Trường THPT Lê Hồng Phong
Chuyên ngành Công tác chủ nhiệm
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 8,59 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC HỌC SINH TÍCH CỰC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC

HỌC SINH TÍCH CỰC THÔNG QUA CÔNG TÁC

CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT

Tác giả: Nguyễn Thanh Thủy Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I Cơ sở lý luận 1

1 Khái niệm hạnh phúc 1

2 Khái niệm về lớp học hạnh phúc 1

3 Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc 2

PHẦN II NỘI DUNG 3

I Nêu vấn đề của sáng kiến 3

1 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề 3

2 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến 6

II Một số giải pháp xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc – học sinh tích cực thông qua công tác chủ nhiệm 6 1 Nuôi dưỡng, lan tỏa cảm xúc tích cực để kiến tạo hạnh phúc 6 . 2 Kết nối để xây dựng mối quan mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm- học sinh- phụ huynh 7 3 Vận dụng linh hoạt các hoạt động trò chơi, diễn đàn, hoạt động trải nghiệm để hỗ trợ học tập và tham vấn tâm lý cho học sinh 15 PHẦN III KẾT LUẬN 19

1 Tính mới, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo của giải pháp 19

2 Các bước thực hiện giải pháp 20

3 Mô tả, so sánh hiệu quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến 21

4 Mô tả khả năng nhân rộng của sáng kiến 23

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận

1 Khái niệm hạnh phúc

Theo từ điển Tiếng Việt: “Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm

thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”.

Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Maslow quan niệm: Hạnh phúc là phạm trùkhi con người được đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất và biết làm chủ bảnthân theo tháp sau

Hạnh phúc bao gồm những cảm xúc tích cực (mang tính cá nhân) và mốiquan hệ tích cực, truyền cảm hứng với cộng đồng, môi trường sống tích cực(mang tính tập thể, cộng sinh)

Khái niệm về hạnh phúc còn khá trừu tượng, và để tìm ra một định nghĩathống nhất về hạnh phúc không phải là một điều dễ dàng, tuy nhiên những biểuhiện của hạnh phúc lại không khó để có thể nhận ra Người hạnh phúc sẽ luôncảm thấy hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống, luôn vui vẻ, thoải mái Nói cáchkhác, mặc dù người hạnh phúc chắc chắn cũng có nhiều khoảnh khắc không hàilòng trong cuộc sống của họ, nhưng họ có thể chấp nhận và không đau khổ vìchúng

Hạnh phúc của một học sinh trung học phổ thông là được sống và học tậptrong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinhthần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; Luôn đạt kết quảtốt trong học tập theo khả năng của bản thân; Được thầy cô và bạn bè yêu mến,được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làmhành trang cho bản thân; Được chia sẻ, giúp đỡ bạn bè

2 Khái niệm về lớp học hạnh phúc

Theo PGS-TS Đặng Quốc Bảo: “Lớp học hạnh phúc là nơi học sinh, thầy

cô, cán bộ và nhân viên của nhà trường được an toàn; được tôn trọng; được yêu

Trang 4

thương; được học tập và làm việc bằng sự tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ.”

Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là lớp học đầy tình yêuthương, là nơi khiến cả thầy và trò đều có cảm giác "muốn đến" Khi đến sẽ cóhứng thú, niềm vui, sự mong chờ, nhớ nhung và cả những rung cảm

Lớp học hạnh phúc là môi trường an toàn không có bạo lực học đường,không tệ nạn xã hội, không có sự kỳ thị hay phân biệt đối xử; là nơi mỗi cá nhânđều có thể cảm nhận được sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trongnhu cầu được thỏa mãn; là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trìtrạng thái tích cực, mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thúhọc tập và tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh trong nhàtrường, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh Đồng thời xây dựngđược đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa côngtác quản lý nhà trường khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc

Bên cạnh đó, lớp học hạnh phúc còn là nơi mà tất cả đối tượng được tôntrọng, không có hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm,danh dự của học sinh, nhà giáo; tôn trọng sự khác biệt, không áp dụng một cánhân lên cái chung của tập thể Mỗi học sinh đều có thể cảm nhận được sự ấm

áp, tình yêu thương của thầy cô và bạn bè; sẵn sàng chia sẻ cảm xúc buồn vui,những tâm tư, nguyện vọng; vô tư thể hiện bản thân, thỏa sức sáng tạo mà không

lo sợ bị kỳ thị Từ đó, mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, gópphần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của bản thân; luôn

có thái độ sống tích cực, và lạc quan

3 Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc

Xây dựng lớp học hạnh phúc đòi hỏi sự chú trọng đến nhiều yếu tố khácnhau để tạo ra môi trường giáo dục tích cực và thúc đẩy sự phát triển của họcsinh Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để xây dựng lớp học hạnh phúc:

Tiêu chí 1: Về môi trường lớp học và phát triển cá nhân

Lớp học cung cấp không gian an toàn, thoải mái và sạch sẽ, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc học tập Phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường đểtạo dựng khung cảnh sư phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp,thân thiện và cởi mở Tạo ra một không gian mở và chân thành cho sự tương tácgiữa giáo viên và học sinh cũng như giữa các học sinh Khuyến khích sự chia sẻ,thảo luận và hợp tác trong quá trình học tập

GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tíchcực Phát huy hiệu quả vai trò của công tác tư vấn học đường nhằm cung cấpnguồn hỗ trợ tâm lý cho học sinh khi cần thiết và xây dựng một cộng đồng hỗtrợ xã hội trong lớp học

Khuyến khích sự đa dạng về ý kiến, kiến thức và kỹ năng trong lớp học.Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm

Trang 5

năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên, tất cả đều thay đổi

để phù hợp và tiến bộ hơn so với chính mình

Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách côngbằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của học sinh Mọi hoạt độngliên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu

và đối thoại tích cực

Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho các em được phản hồi, sáng tạo và gắnkết, được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm vàhợp tác; không gây áp lực cho học sinh trong việc quản lý lớp và giảng dạy kiếnthức Học tập với tinh thần “học – vui; vui – học” Cung cấp phản hồi xây dựng

và tích cực để khuyến khích sự phát triển của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh

tự đánh giá và đặt mục tiêu cá nhân

Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, không xung đột, giữa giáo viên

và học sinh và giữa học sinh với học sinh dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết, giúptạo ra một môi trường học tập tích cực, chia sẻ, động viên hỗ trợ lẫn nhau trongcác nhiệm vụ học tập và giáo dục trong nhà trường

Học sinh luôn kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không

có sự phân biệt, đối xử kỳ thị Tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng về văn hóa,ngôn ngữ, và nền giáo dục của mỗi cá nhân, tạo cơ hội để học sinh hiểu và kếtnối với thế giới xung quanh thông qua các hoạt động, tương tác với cộng đồng,hoặc tham gia các dự án xã hội

PHẦN II: NỘI DUNG

I NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN

1 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề.

1.1 Về giáo viên:

Trường THPT Lê Hồng Phong có đội ngũ giáo viên có nhiều kinhnghiệm, nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh Trong phiênhọp giáo viên chủ nhiệm đầu năm học 2023-2024, tôi đã được sự cho phép thực

hiện khảo sát toàn bộ giáo viên chủ nhiệm của 21 lớp với câu hỏi “Thầy cô có

Trang 6

hạnh phúc khi đến trường không?” “ Những áp lực mà thầy cô gặp phải khi đến trường?”

Kết quả có khá nhiều thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường Nguyênnhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: Khối lượng kiến thức, nộidung chương trình; kết quả thi, thành tích trong giáo dục; áp lực từ phía phụhuynh, từ phía xã hội; áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên.Tôi tiếp tục khảosát mức độ chịu đựng các áp lực mà giáo viên đang gặp phải Kết quả thu được

ở bảng sau:

Những áp lực giáo viên đang gặp phải

Mức độ chịu áp lựcThường

xuyên

Thỉnhthoảng

Rất ít Không

bao giờ

Áp lực từ nội dung kiến thức chương

Áp lực từ kết quả thi, thành tích trong GD 41,6% 33,4% 25% 0%

Áp lực từ phía phụ huynh học sinh 54,2% 29,1 16,7 0%

Áp lực kinh tế 58,3% 12,5% 8,3% 20,9%

Áp lực dư luận xã hội 75% 16,7% 8,3% 0%

Áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên 79,2 8,3% 12,5% 0%

Bảng 1: Kết quả khảo sát những áp lực GV đang gặp phải khi đến trường

Qua kết quả thu được có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên được khảo sátnói riêng và giáo viên THPT nói chung đang phải chịu rất nhiều áp lực Nhữngnỗi lo lắng từ dư luận, mạng xã hội, báo chí truyền thông đến những áp lực về

chương trình giáo dục mới, thành tích trong giáo dục, chưa kể đến những khó

khăn về kinh tế, những áp lực đến từ chính bản thân các thầy cô giáo,…đã vôhình chung đưa các thầy cô vào những bế tắc, và từ lúc nào không hay việc đếntrường không còn là niềm vui, niềm hạnh phúc mà là nghĩa vụ, là trách nhiệm

1.2 Về học sinh:

Để có căn cứ đánh giá về mức độ hạnh phúc khi đến trường của học sinh,tôi đã tiến hành khảo sát tâm lý học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm 11A8 và 2 lớpthuộc 2 khối do tôi giảng dạy: 10B6 và 12C4 tại trường THPT Lê Hồng Phongvới tổng số 132 học sinh về cảm nhận hạnh phúc của các em khi đến trường

Các câu hỏi phỏng vấn gồm: Em có hạnh phúc khi đến trường không? Những

nỗi lo lắng em gặp phải khi đến trường là gì? Kết quả thu được ở bảng thống kê

dưới đây thực sự là những con số biết nói

1 Thường xuyên hạnh phúc 28/132 = 21,2%

2 Thỉnh thoảng hạnh phúc 78/132 = 59,1%

3 Hiếm khi hạnh phúc 21/132 = 15,9%

Trang 7

4 Chưa bao giờ hạnh phúc 5/132 = 3,8%

Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ hạnh phúc của học sinh khi đến trường

Từ bảng kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh cảm nhận được hạnh phúc khiđược đến trường không cao, chỉ chiếm 21,2% Trong khi đó vẫn có những họcsinh hiếm khi có cảm giác hạnh phúc, thậm chí có đến 3,8% học sinh chưa baogiờ thấy hạnh phúc khi đến trường Kết quả trên thực sự khiến tôi cảm thấy vôcùng băn khoăn và trăn trở, thôi thúc tôi quyết tâm tìm ra giải pháp với mongmuốn tăng chỉ số hạnh phúc cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và họcsinh trường tôi đang trực tiếp giảng dạy nói chung

Tôi cũng thu nhận từ những học sinh tham gia khảo sát những nguyên nhândẫn đến tâm lý lo âu và stress khi đến trường, đặc trưng cơ bản thường thấy ởnhững lớp học ít hạnh phúc Kết quả thu được như sau:

1 Áp lực học tập, sự kì vọng quá lớn của thầy cô, cha mẹ 109/132 = 82,6%

2 Áp lực “đồng trang lứa” 86/132 =65,2

3 Nội dung và phương pháp học tập không phù hợp 74/132 = 56,1%

4 Ít được thầy cô, bạn bè quan tâm, chia sẻ 68/132 = 51,5%

5 Lo lắng về tình trạng bạo lực học đường 34/132 = 25,8%

6 Thay đổi môi trường, lớp học 3/132 = 2,3%

Bảng 3: Kết quả khảo sát những áp lực HS đang gặp phải khi đến trường

Từ kết quả thu được đã chỉ ra những áp lực mà học sinh đang phải gánhchịu khi đến trường là không hề nhỏ Hàng ngày các em vẫn đang phải gồngmình chống chọi với vô vàn những mối lo âu đến từ nhiều phía Chiếm đại đa số

HS được khảo sát (82,6%) gặp phải áp lực học tập do những kỳ vọng quá lớncủa gia đình và thầy cô về thành tích học tập Thêm vào đó môi trường học tậpcạnh tranh quá mức đã và đang khiến các em có cảm giác căng thẳng và khônghạnh phúc

Một lượng đông đảo số học sinh tham gia phỏng vấn (65,2) cho biết, áplực lớn nhất họ gặp phải là áp lực “đồng trang lứa”, áp lực bị so sánh với nhữngbạn có hoàn cảnh kinh tế, thành tích cao hơn trong học tập đã gây ra các cảmxúc tiêu cực như tự ti, bất an và lo lắng thua kém bạn bè

Quá nửa HS đã khảo sát (56,1%) cảm thấy phương pháp giảng dạy củacác thầy cô còn chưa phù hợp với bản thân, chưa tạo hứng thú hoặc nội dung bàihọc quá khó làm tăng áp lực và gây khó khăn cho quá trình tiếp thu kiến thức.51,5% HS gặp khó khăn trong việc giao tiếp, chia sẻ và thấu hiểu với giáo viên

và bạn bè đồng trang lứa khiến các em luôn có cảm giác cô đơn, lạc lõng Hơnnữa, lo ngại về các mối quan hệ xung đột có thể xảy giữa học sinh khiến các emthấy căng thẳng, lo âu và ảnh hưởng đến tinh thần học tập

Trang 8

1.3 Thực trạng nhận thức của GV và HS trường THPT Lê Hồng Phong về khả năng xây dựng lớp học hạnh phúc- học sinh tích cực qua công tác chủ nhiệm

Qua khảo sát nhanh, tôi nhận được kết quả:

- Về phía GV: 100% các đồng chí GV được hỏi đánh giá cao về khả năng xây

dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm Các thầy,

cô giáo đều cho rằng công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việcxây dựng môi trường học tập tích cực và hạnh phúc, giáo dục đạo đức kỹ năngsống, nâng cao tri thức cho các em học sinh

- Về phía HS: 91,3 % các em học sinh cho rằng đổi mới công tác chủ nhiệm sẽ

giúp các em cảm thấy được sống trong môi trường hạnh phúc Thầy cô giáo chủnhiệm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy tốt nhất năng lực củabản thân trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể

2 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xâydựng lớp học hạnh phúc-học sinh tích cực ngày càng trở nên quan trọng Đối vớihọc sinh, trường học có ý nghĩa rất quan trọng Trường học không chỉ là nơi đểcác em học tập mà còn là môi trường giúp các em hình thành và hoàn thiện nhâncách bản thân; là nơi các em cần được chia sẻ, thấu hiểu, được yêu thương, được

đề đạt, được tôn trọng Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc cần bắt đầu

từ xây dựng lớp học hạnh phúc- nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện,tạo hứng thú học tập và tạo dựng niềm tin và hài lòng từ phía phụ huynh

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH LỚP HỌC HẠNH PHÚC - HỌC SINH TÍCH CỰC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

1 Nuôi dưỡng, lan tỏa cảm xúc tích cực để kiến tạo hạnh phúc

Cảm xúc tích cực không chỉ giải tỏa căng thẳng thần kinh, tăng khả năngsáng tạo và linh hoạt, giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn mà còn góp phần tạonên các mối mối quan hệ tốt đẹp giúp chúng ta gặp được nhiều thuận lợi trongcuộc sống

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có một câu nói bao hàm tất cả những giá trị

và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay

đổi cả thế giới” Ông cho rằng "Nếu các giáo chức không có hạnh phúc, không

có sự bình an và sự hòa hợp với nhau thì làm sao mà mình giúp được cho những người trẻ bớt khổ và thành công trong sự học hành" Điều đó đã khẳng định, giáoviên hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường tích cực trong lớp học, khuyến khích sựsáng tạo và ham học tập ở học sinh

Sự tích cực và hạnh phúc của giáo viên có thể truyền cảm hứng cho họcsinh, khích lệ học sinh phấn đấu hơn trong học tập và phát triển cá nhân Giáoviên hạnh phúc cũng dễ dàng xây dựng mối quan hệ tích cực với học sinh để tạo

Trang 9

ra sự tin tưởng và tôn trọng Mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy, cô giáo và học sinh

có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tinh thần của học sinh tạo nên một lớp họcđoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau Giáo viên hạnh phúc có thể chia sẻ niềm vui vànăng lượng tích cực với học sinh, làm cho môi trường học tập trở nên sôi động

và hấp dẫn Năng lượng tích cực này có thể lan tỏa ra cộng đồng học đường vàtạo ra tinh thần tích cực

Để có thể nuôi dưỡng và lan tỏa cảm xúc tích cực, kiến tạo hạnh phúc chohọc sinh, tôi thường xuyên sử dụng những ví dụ tích cực từ cuộc sống hàng ngày

để minh họa các giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc Đồng thời, tôi luôn chú trọng

để tương tác tích cực với học sinh, lắng nghe học sinh một cách chân thành, tạođiều kiện cho sự tương tác tích cực; Phản hồi tích cực về sự tiến bộ của học sinh

và tìm kiếm cơ hội để khen ngợi và động viên

Theo Diane Levin “Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ học sinh và giáo

viên sẽ giúp đứa trẻ cảm thấy tự tin hơn ở trường và do vậy sẽ thành công hơn Điều này khiến trẻ cảm thấy rằng chúng có thể tin tưởng vào thầy, cô giáo của mình như cách mà cha mẹ chúng vẫn làm Mối quan hệ đó sẽ khiến trẻ cảm thấy

an toàn khi thấy những người quan trọng trong cuộc đời chúng đang cùng làm

việc với nhau” Như vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ

nhiệm, học sinh và phụ huynh là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phát triểntoàn diện của học sinh, giúp cho học sinh cảm thấy được sống trong môi trườnghạnh phúc

Để kết nối xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm- phụhuynh học sinh- học sinh tôi đã xác định những nguyên tắc quan trọng: tôntrọng, kiên nhẫn, linh hoạt, nghiêm túc, trung thực, lắng nghe tích cực Trong

năm học 2023-2024, tôi đã thực hiện một số hoạt động kết nối để xây dựng mối

Trang 10

quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm- phụ huynh học sinh và học sinh nhưsau:

2.1 Hoạt động “Hiểu sâu - thương thật lâu” nhằm xây dựng nội quy lớp dựa trên cơ sở tôn trọng ý kiến cá nhân của học sinh.

*Mục tiêu:

- Hiểu rõ hơn về ý kiến, giá trị và nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh

- Xây dựng nội quy lớp học phản ánh sự đa dạng và tôn trọng sự khác biệt

- Khuyến khích sự tương tác tích cực và sự chia sẻ ý kiến trong lớp học

*Cách thức tiến hành:

Bước 1: Tạo cơ hội cho sự chia sẻ:

Tổ chức buổi thảo luận lớp học về ý kiến và giá trị cá nhân Học sinh cóthể chia sẻ về những điều quan trọng, những giá trị mà các em đề cao, và cáchcác em mong muốn được đối xử Sử dụng các hoạt động như trò chơi vai trò,thảo luận nhóm nhỏ, hoặc bài viết cá nhân để khuyến khích sự chia sẻ sâu sắchơn

Hình ảnh 2: Học sinh tham gia các trò chơi- hoạt động khám phá bản thân

Bước 2: Phân tích và tổng hợp ý kiến:

Tổ chức các hoạt động phân tích ý kiến để tìm ra những điểm chung và sự

đa dạng trong ý kiến của học sinh Xác định các giá trị chung và quan điểmchung có thể được tích hợp vào nội quy lớp

Bước 3: Xây dựng nội quy lớp:

Từ các ý kiến và giá trị được đề cập, hướng dẫn học sinh xây dựng mộtbản nội quy lớp mà mọi người đều cảm thấy thoải mái và tôn trọng Mỗi ý kiếnnên được xem xét và đưa vào bản nội quy với tinh thần tôn trọng sự đa dạng và

sự phát triển cá nhân của mỗi học sinh

Bước 4: Thảo luận và sửa đổi:

Trang 11

Tổ chức một buổi thảo luận mở cửa để mọi người có cơ hội đưa thêm ýkiến và đề xuất sửa đổi cho nội quy lớp Hướng dẫn học sinh thảo luận mở cửamột cách tích cực và xây dựng sự đồng thuận.

Bước 5: Quyết định cuối cùng và thực hiện:

Dựa trên ý kiến phản hồi và thảo luận, đưa ra quyết định cuối cùng về nộiquy lớp Hướng dẫn học sinh và giáo viên thực hiện nội quy lớp một cách nhấtquán và tích cực

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh:

Tổ chức các buổi đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng nội quy lớp vẫn phảnánh ý kiến và giá trị mới của học sinh Điều chỉnh nội quy nếu cần thiết để đápứng mọi thay đổi trong lớp học Quá trình này không chỉ giúp xây dựng nội quylớp dựa trên tôn trọng ý kiến cá nhân mà còn tạo cơ hội cho sự tương tác và hợptác tích cực trong cộng đồng học tập

* Kết quả: Xây dựng được bộ quy tắc ứng xử và nội quy dựa trên cơ sở thấu

hiểu, chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt góp phần tạo nên một tập thể vững mạnhđoàn kết, năng động và sáng tạo

2.2 Hoạt động “Kết nối để yêu thương” - chuẩn bị cho cuộc họp “phụ huynh hạnh phúc” năm học 2023-2024

*Cách thức tiến hành:

Để tiến tới mục tiêu xây dựng lớp học luôn luôn có được hạnh phúc, tôi

đã mạnh dạn thay đổi hình thức họp phụ huynh đầu năm và sơ kết học kỳ 1trong năm học 2023-2024 tại các lớp chủ nhiệm11A8

Trước hết, không gian buổi họp phụ huynh được các em học sinh chuẩn bịchu đáo với phòng họp sạch, ngăn nắp, bảng được trang trí đẹp mắt

Trang 12

Hình ảnh 3: Không gian buổi họp phụ huynh đầu năm học tại lớp 11A8

Trong buổi họp có sự tham gia của tất cả phụ huynh và học sinh trong lớp.Các em chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ biểu diễn trước cuộc họp Vì thế, khôngkhí buổi họp trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn, phụ huynh học sinh hào hứng hơn

Đặc biệt, phụ huynh còn cảm thấy bất ngờ với bài trắc nghiệm nhỏ “Bố

mẹ có hiểu con” Có những câu hỏi tuy rất đơn giản nhưng cũng có thể làm khó

một số phụ huynh như “ Bố / mẹ hãy kể ra tên một vài người bạn thân của con.

Bố /mẹ có biết vì sao con lại chơi thân với bạn ấy như vậy không?” Tôi cũng đã

khuyến khích các em học sinh thể hiện tình cảm, sự biết ơn của mình với cha

mẹ, người thân với “ Lời con muốn nói”

Trang 13

Hình ảnh 4: Phụ huynh tham gia hoạt động“Thấu hiểu”và“Lá thư yêu thương”

* Kết quả:

Qua quan sát, bước đầu tôi nhận thấy những tín hiệu phản hồi rất tích cực

từ phía phụ huynh học sinh và các em học sinh Nhiều phụ huynh học sinh ban

đầu khá bỡ ngỡ và có tâm lý e ngại khi tôi đưa ra gợi ý “Bố mẹ có thể viết

những lời nhắn nhủ yêu thương đến các con?” Nhưng xuất phát từ tình yêu

thương, bố mẹ nào cũng trao gửi những lời yêu thương, động viên đến các con.Đáng vui mừng là khi nhận được những lời nhắn nhủ của bố mẹ, các em họcsinh rất trân trọng và coi đó như một món quà tinh thần đẹp đẽ, động lực thúcđẩy các em nỗ lực, cố gắng

Phát biểu sau buổi họp, một phụ huynh của lớp đã chia sẻ: “Qua buổi

họp, tôi đã nhận thấy, điều quan trọng tác động đến hiệu quả giáo dục con em

là sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái, thầy cô, là sự đồng lòng, chung sức của gia đình và nhà trường trên cơ sở của lòng tin và tinh thần

trách nhiệm”

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w