1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp ứng dụng cntt để nâng cao chất lượng giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
Tác giả Nguyễn Thị Ánh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Mầm Non Sơn Đà
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 57,25 KB

Nội dung

Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy.- Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướn

Trang 1

- Sự phát triển và bùng nổ của CNTT đang có tác động tích đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục Chính vì thế việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và ở cấp học Mầm Non nói riêng là hết sức cần thiết Ứngdụng CNTT vào giảng dạy sẽ tạo ra sự tương tác cao giữa cô và trẻ, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy.

- Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáodục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học

- Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố đã khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, để đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy và học theo phương thức dạy học trực tiếp Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản

lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm

Trang 2

chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước.

- Trong đó, dạy học trực tuyến là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáoviên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiếnthức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được bàigiảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học Dạy học trực tuyến đã, đang và

sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tấtyếu, nhiệm vụ chính trong triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới

- Là một giáo viên đang giảng dạy ở trường mầm non tôi nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩnăng xã hội Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ, trẻ được học qua ti vi, máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay

- Nhưng trên thực tế việc ứng dụng CNTT ở trường tôi công tác nói riêng và các trường mầm non nói chung còn nhiều hạn chế, việc sử dụng CNTT hỗ trợ công tác giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập: GV đã ứng dụng CNTT nhưng kĩ năng thiết kếgiáo án, bài giảng điện tử, thiết kế các trò chơi vui học còn hạn chế Chưa cập nhật kịp thời các phần mềm hỗ trợ soạn giảng

- Lạm dụng công nghệ, sử dụng công nghệ chưa thích hợp, không gắn với đặc thù của trẻ mầm non, dẫn đến phá vỡ các nguyên tắc dạy học tích cực Giáo viên còn thụ động trong công tác tự bồi dưỡng, các bài giảng còn mang tính hình thức dập khuân chưa có tính sáng tạo, phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động còn cứng nhắcchưa linh hoạt, giáo viên ngần ngại tiếp nhận và sử dụng thiết bị hiện đại, hạn chế

về ngoại ngữ cũng là một trở ngại cho giáo viên tiếp cận với CNTT cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao Từ những thực tế trên

Trang 3

tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà” Tôi hy vọng rằng với tâm huyết của

mình sẽ góp phần nhỏ bé nâng cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

2 Mục đích nghiên cứu.

- Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra các giải pháp ứng dụng CNTT đẻ nâng cao chất lượng giáo dục cho giáo viên mầm non Trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về ứng dụng CNTT vào

tổ chức các hoạt động giáo dục, tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân đồng thời chia

sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp Cũng như giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin một cách tích cực

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động giáo dục Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng côngnghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục

- Đưa ra một số kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục trẻ

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo

4 Đối tượng nghiên cứu.

- Các phần mềm ứng dụng CNTT vào chương trình giáo dục mầm non

- Thực hiện trên giáo viên trường mầm non Sơn Đà

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng xã hội có liên quan đến đề tài

-Phương pháp quan sát

Trang 4

+ Quan sát, xem video các hoạt động của cô để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

- Phương pháp đàm thoại:

+ Đàm thoại với giáo viên để tìm hiểu về công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

- Phương pháp kiểm tra:

+ Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ qua các video tương tác của phụ huynh trên zalo nhóm lớp

- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp

6 Phạm vi và thời gian thực hiện

* Phạm vi thực hiện

- Đề tài của tôi được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 4TB2 trường mầm non Sơn Đà

* Thời gian thực hiện

- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận

- Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới cùng với sự phát triển của khoa học, công

nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập đãđược ngành Giáo dục và Đào tạo ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở giáo dụctrong thời gian qua Việc ứng dụng CNTT đã giúp ngành Giáo dục nâng cao hiệuquả quản lý và đổi mới chất lượng dạy và học

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục

và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức

Trang 5

giảng dạy Và công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự phát triển của các loại phần mềm hữu ích cho người giáo viên như powpoint, Camtasia, ispink…các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho giáo viên thiết kế bài giảng điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như ti vi, đầu video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Đặc biệt giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ

về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng phong phú, hấp dẫn thu hút trẻ, trẻ dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức

2 Cơ sở thực tiễn

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộcquyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đàotạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tổchức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đàotạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, họcsinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chốngdịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phươngchâm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” đáp ứng mục tiêu chương trình,

kế hoạch công tác của năm học

- Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp

1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kếhoạch lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcmầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản

Trang 6

lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợpvới khả năng của trẻ em trong mỗi lớp, phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài vàphức tạp Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầmnon và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào lớp 1.

- Phòng giáo dục chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch quay video hướng dẫn hỗtrợ cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi trẻ ở nhà Linh hoạt, sáng tạo trongviệc tổ chức, giáo viên xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trựctuyến dùng chung, học liệu để thực hiện kịch bản thực hiện chương trình giáo dụcmầm non trong bối cảnh dịch COVID-19 Các cơ sở giáo dục mầm non tăng cườngcông tác phối hợp với gia đình, phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và giađình (cha mẹ/người chăm sóc trẻ em) để thực hiện một số nội dung, hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường đểphòng, chống dịch COVID-19

3 Thực trạng

a Thuận lợi

- Sự phát triển và bùng nổ của CNTT đang có tác động tích đến mọi mặt của đời

sống xã hội trong đó có giáo dục Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo

ra sự tương tác cao giữa cô và trẻ, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy

-Trường MN Sơn Đà trong những năm học vừa qua đã thực hiện ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Nhà trường đã đầu tư kết nối mạng Internet trong toàn trường

Trang 7

- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo Tăng cường bồi dưỡng trình độ tin học như: tham gia các lớp bồi dưỡng CNTT do Phòng, Sở tổ chức.

- Các đồng chí giáo viên luôn có niềm đam mê với CNTT Thường xuyên ứng dụngCNTT vào giảng dạy

b Khó khăn

- Trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến, quay video còn

có sự lúng túng Cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn hình thức dạy học mới

- Do dịch COVID-19 kéo dài, trẻ em phải nghỉ ở nhà trong thời gian dài, ảnh

hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi Việc chuyển đổi phương pháp giáo dục mầm non thích ứng với diễn biễn của từng thời điểm dịch còn hạn chế Các nhà trường thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, thiếu nguồn tài liệu, học liệu số để phục vụ công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ

- Đội ngũ giáo viên mặc dù đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng còn hạn chếtrong việc tiếp cận công nghệ để thực hiện chương trình giáo dục: Giáo viên chưamạnh dạn, ngại khó, không chịu học hỏi nâng cao trình độ tin học, một số giáo viêncòn chưa tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình mà copy của ngườikhác Khi thiết kế bài giảng điện tử chưa có sự chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu,lúng túng trong việc sắp xếp các nội dung trình chiếu, phông chữ, màu, cỡ chữ,hiệu ứng Lạm dụng công nghệ thông tin thay cho viết bảng hoặc sử dụng quánhiều kênh hình, kênh chữ Chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn

Trang 8

giảng, đầu tư thiết kế các hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả,nối ).

- Điều kiện kinh tế của nhiều phụ huynh còn khó khăn, nhận thức của phụ huynhcòn hạn chế nên việc đầu tư các thiết bị điện tử, máy tính cho trẻ học tại nhà còn ít.Hơn nữa phụ huynh đều làm ruộng nên việc tiếp xúc với CNTT còn bỡ ngỡ, lạ lẫm.việc hướng dẫn con học tại nhà và quay video tương tác với cô giáo còn chưa thựchiện được

c Số liệu điều tra đầu năm

- Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó

lường, để triển khai nhiệm vụ năm học mới theo tinh thần chỉ đạo của Trung ươngĐảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh triển khai các nhiệm

vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chấtlượng giáo dục, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp tổ chức dạy học, đa dạnghóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịchCOVID-19

- Từ đầu năm học, tôi đã tiến hành quay video các hoạt động giáo dục và khảo sát

về sự hứng thú của trẻ khi tương tác với cô trên nhóm lớp

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Tổng số trẻ được khảo sát: 20 trẻ = 100% trẻ

Trang 9

Khả năng tư duy sáng

tạo, thông qua các bài

học

-Từ biểu đồ khảo sát trên trẻ cho thấy trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà, trẻ chưa

có nề nếp học tập, chưa thích thú các tiết học qua video của cô, phụ huynh chưaquan tâm nhiều đến việc học tại nhà của trẻ, trẻ vẫn dành nhiều thời gian vào xem

điện thoại và ti vi Chính vì vậy nên tôi đã suy nghĩ tìm tòi “Một số biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà

Trang 10

thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa người học và người dạy.

+ Đối với giờ khám phá khoa học sẽ luôn mang lại cho trẻ những biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn Giúp trẻ phát triển năng lực quan sát,

kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp Khi sử sụng phần mềm powerpoint làm video các hoạt động học, trẻ được quan sát các hình ảnh thật: Như tiếng kêu của các con vật, các con vật đang chuyển động, những bông hoa đầy màu sắc, những hình ảnh thiên nhiên phong phú…Với những hình ảnh thật trẻ sẽ rất thích thú, tập chung chú

ý, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng Vì thế tôi đã xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các slide trình chiếu kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng, âm thanh phù hợp với từng slide để tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ

Ví Dụ: Trong giờ hoạt động khám phá Đề tài: “Tìm hiểu về các con vật sống trong

rừng”, với chủ đề: “Thế giới động vật”, để giờ dạy đạt kết quả tương tác cao tôi đã vào internet tải dwoload hình ảnh, âm thanh các con vật về cho trẻ cùng khám phá nhằm phát triển khả năng nghe và nhận biết cho trẻ Ngoài ra tôi còn siêu tầm hình ảnh, video các con vật sống trong rừng đang chuyển động, cài đặt kết nối các slide với nhau để tạo ra các video hình ảnh sinh động Dưới mỗi hình ảnh, video tôi đánhtên các con vật, chèn thêm nhạc bài hát phù hợp để tạo hứng thú cho trẻ

- Để bắt đầu tiến trình hoạt động vào bài tôi dẫn dắt trẻ cùng hát bài hát “Ta đi hội rừng xanh” Sau đó tôi hỏi trẻ: Các con vừa được hát bài hát gì? Trong bài hát có những con vật nào? Các con có biết những con vật đó sống ở đâu? Ngoài những con vật trong bài hát các con còn biết những con vật nào sống trong rừng nữa? Đến với giờ học hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá một số con vật sống trong rừng nhé Sau đó tôi cho trẻ quan sát hình ảnh các con vật, dưới mỗi hình ảnh có tên của con vật để trẻ gọi tên nhằm phát triển ngôn ngữ và nhận biết được mặt chữ cho trẻ Đồng thời tôi cũng đàm thoại về các con vật, so sánh các con vật với nhau:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w