1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn ứng dụng phương pháp steam trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp a5 trường mầm non vạn thắng

13 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường mầm non Vạn Thắng
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 44,6 KB

Nội dung

Theo đó,Mô hình giáo dục STEAM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn Khoahọc, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, qua đó xây dựng cho trẻ cáckỹ năng được kết hợp hài hòa

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Giáo dục STEAM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học Theo đó,

Mô hình giáo dục STEAM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, qua đó xây dựng cho trẻ các

kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay

Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức mà phải làm sao để trẻ tích cực tham gia và nói lên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn

đề tài “Ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ

5-6 tuổi tại lớp A5 Trường mầm non Vạn Thắng” làm đề tài nghiên cứu trong

năm học này

STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn là nơi tạo cho trẻ những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ

(Minh chứng 1: Ảnh trẻ trải nghiệm thả thuyền trên mặt nước) STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại Phương pháp này giúp trẻ hình thành khả năng tư duy, suy nghĩ logic, sáng tạo trong các hoạt động

(Minh chứng 2: Ảnh trẻ sáng tạo làm sư tử từ lá cây)

Ứng dụng phương pháp tiên tiến dạy trẻ là một trong những tiêu chí xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc

(Minh chứng 3: Ảnh trẻ thể hiện niềm hạnh phúc khi bên cô)

Với mong muốn trẻ được trải nghiệm qua các kỹ năng giao tiếp, tích cực tự tin, tư duy phản biện, truy vấn qua các bước giải quyết vấn đề, phán đoán suy luận, hợp tác nhóm Đó là những kỹ năng rất cần thiết để tạo tâm thế cho trẻ bước vào trường tiểu học

Trang 2

(Minh chứng 4: Ảnh trẻ đang tư duy hợp tác nhóm)

2 Mục Đích Nghiên cứu

- Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của khoa học -công nghệ - kĩ thuật - nghệ thuật và toán học

3 Đối tượng nghiên cứu

“Ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp A5 Trường mầm non Vạn Thắng”

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

29 trẻ lớp 5 tuổi A5 Trường mầm non Vạn Thắng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp so sánh đối chứng

- Phương pháp nghiên cứu thực hành

- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Đề tài này được tiến hành trong năm học 2022-2023 tại lớp 5 tuổi A5 gồm 29 trẻ do tôi làm chủ nhiệm Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023

PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận

Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu

là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa

lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo

Trang 3

“Ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6

tuổi tại lớp A5 Trường mầm non Vạn Thắng” là mang khoa học, công nghệ,

kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động

2 Cơ sở thực tiễn

Trước đây chương trình giáo dục mầm non ngành đào tạo chủ yếu tập trung vào các bài học khô khan, máy móc để theo kịp chương trình giáo dục hiện hành Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật

và toán học Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng

Các kiến thức của STEAM được giảng dạy và được sử dụng đòi hỏi một

kỹ năng toán học, vật lý thuần túy kích thích sự tò mò, tìm tòi và sáng tạo của trẻ Nói một cách đơn giản giáo dục STEAM phản ánh cuộc sống thực tế, trong cuộc sống đều phải áp dụng những kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử dụng một kiến thức đặc thù Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ kết hợp các kiến thức khác nhau và ứng dụng chúng trong thực tế cuộc sống, chúng

ta cần khuyến khích khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ

Như chúng ta biết học sinh đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lí thuyết nguyên lí chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn Hơn nữa

tư duy các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế, cốt lõi của STEAM chính là khích lệ trẻ học tập thông qua trải nghiệm thực tế và giải quyết tình huống STEAM đôi khi chỉ là cách mà chúng ta biết đặt câu hỏi

“Tại sao”, dám chỉ ra vấn đề và tìm ra quy cách vận động của chúng, chúng ta cần đánh thức những “Nghệ sĩ” bên trong chính những thế hệ học sinh nhỏ tuổi

để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ

STEAM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm Từ khi còn nhỏ chúng ta hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi, hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những niềm đam mê đó, rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo

Trang 4

3 Thực trạng của nhà trường

Năm học 2022 – 2023, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A5 Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:

3.1 Thuận lợi

- Lớp mẫu giáo 5 tuổi A5 trường MN Vạn Thắng với tổng số trẻ là 29 trẻ

Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có nền nếp học tập và đặc biệt trẻ rất ham tìm tòi

và khám phá

- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, có đủ trình độ chuyên môn

- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu, đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc, giáo dục trẻ Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở, Phòng tổ chức Nhà trường cũng đã khuyến khích, động viên giáo viên tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục Steam

- Môi trường sư phạm của lớp khang trang và được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giáo viên

- Bản thân mỗi giáo viên trong nhà trường luôn nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học

- Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu

3.2 Khó khăn

Qua thời gian giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu, khả năng của trẻ Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như:

- Học sinh trong lớp có sức khỏe chưa được tốt, trẻ đi học chưa đồng đều,

nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế

- Tài liệu tham khảo phương pháp STEAM chưa nhiều, chủ yếu giáo viên

vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trên mạng

- Phụ huynh không thực sự hiểu rõ về STEAM và cách học của trẻ ở độ tuổi mầm non, để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất

4 Kết quả khảo sát trẻ khi chưa áp dụng các biện pháp (Tổng 29 trẻ)

(Minh chứng 5)

Từ việc khảo sát trên, tôi thấy rằng tỉ lệ trẻ đạt không cao vì vậy tôi đã nghiên

cứu và đưa ra được các giải pháp thực hiện sau:

Trang 5

5 Các biện pháp thực hiện

Để giúp trẻ hứng thú với hoạt động STEAM tôi đã đưa ra những biện pháp như sau:

5.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

5.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố

STEAM vào các hoạt động

5.3 Biện pháp 3: Lồng ghép các dự án STEAM trong hoạt động

học

5.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh, khen ngợi và khích

lệ trẻ phát triển sự sáng tạo qua các dự án STEAM

6 Biện pháp thực hiện (biện pháp thực hiện từng phần)

6.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

Như chúng ta đã biết môi trường lớp học là yếu tố vô cùng quan trọng Trước đây khi lớp tôi chưa áp dụng phương pháp steam thì đồ dùng rất đơn sơ chỉ có kéo, thước, bút dạ Nhưng khi được áp dụng phương pháp mới này thì

đồ dùng đồ chơi rất phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc và có thể dễ tìm kiếm xung quanh dùng để thiết kế kĩ thuật như:

Các loại dây, búa, kìm, dập ghim, dập lỗ, súng bắn keo, dao cắt giấy, kéo, các tấm nhựa, gỗ, vải các loại, hột hạt, lá cây, rơm, len, cúc, sỏi, màu nước, ca, phễu, kính núp, lõi giấy vệ sinh, ống chỉ, hình khối, kẹp gỗ, bi, ống hút các loại, que đè lưỡi Đồ dùng này được sắp xếp khoa học, hợp lí được để vào từng rổ hay hộp riêng từng chủng loại và thuận tiện cho trẻ lấy và cất

Trang trí một góc mở STEAM ghi tên các dự án theo tháng đối diện

cửa lớp học để phụ huynh dễ quan sát và nắm được lịch học các dự án và trên hết là trẻ được hoạt động một cách tích cực Các đồ dùng này để riêng một góc

và thường xuyên được bổ sung các đồ dùng phù hợp với từng sản phẩm Steam định thực hiện theo kế hoạch

(Minh chứng 6: Ảnh góc STEAM ghi tên dự án theo tháng)

Ví dụ: Khi trẻ chuẩn bị thực hiện hoạt động Steam: “Làm bưu thiếp” tôi

bổ xung thêm các loại như: các loại bìa với các chất liệu như dạ, xốp nhũ với kích thước khác nhau để trẻ khám phá và sử dụng thiết kế kỹ thuật làm bưu thiếp dựng được và treo được

(Minh chứng 7: Ảnh chụp góc steam thêm nguyên liệu làm thiếp)

Trang 6

Bên cạnh việc giáo viên tìm kiếm tôi thường động viên trẻ cùng tìm kiếm các nguyên vật liệu với cô Việc đưa trẻ cùng tìm kiếm các đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu tạo cho trẻ thói quen quan sát, suy nghĩ, tìm tòi về các đồ vật ở xung quanh Trẻ rất thích thú và mong chờ hoạt động Steam với chính đồ dùng

mà trẻ cho là phù hợp là có thể làm được

(Minh chứng 8: Ảnh trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu làm thiếp cùng cô) 6.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố STEAM vào các hoạt động.

Ứng dụng STEAM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học Theo đó, Mô hình giáo dục STEAM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học, qua đó xây dựng cho trẻ các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay và trẻ được tự mình tạo ra các bản thiết kế theo ý thích của trẻ, từ đó tạo ra các sản phẩm phù hợp với thiết kế của mình

(Minh chứng 9: Hình ảnh các nhóm vẽ bản thiết kế)

Là một giáo viên đứng lớp tôi đang vận dụng phương pháp giáo dục Steam vào dạy trẻ Bản thân tôi lên kế hoạch giáo dục tại lớp mỗi một tháng 1-2 sản phẩm cho trẻ trải nghiệm tạo ra sản phẩm đơn giản nhưng gần gũi và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của trẻ sau này

Tháng 9 trường tôi bắt đầu tiếp cận phương pháp dạy học steam, tôi đã vận dụng và đưa luôn hình thức steam dự kiến vào ngân hàng hoạt động từ tháng

9 cho hết tháng 5 trong năm học này qua các bài trong kế hoạch tháng như sau:

Tháng 9 Làm ngôi trường của bé

Chiếc dù kì diệu Tháng 10 Làm tạp dề tặng mẹ

Tháng 12 Làm ống nghe điện thoại

Làm nhà cho mèo Tháng 1 Làm bao lì xì

Làm khẩu trang Tháng 3 Làm nhà nổi tránh lũ

Làm Thuyền bè nổi được

Trang 7

Tháng 5 Chậu cây giữ ẩm

Làm Lăng Bác Hồ Qua các tháng cùng đồng hành với các con qua các hoạt động việc lồng ghép phương pháp vào các hoạt động tôi thấy có sự thay đổi rõ nét về cách thức

tổ chức, về sự tự tin, giao tiếp, tư duy phản biện rõ nét qua sự thảo luận giữa cô

và trẻ, giữa trẻ với trẻ qua các hoạt động

(Minh chứng 10: Trẻ đang thảo luận cùng cô)

Qua phương pháp này trẻ được học tập trải nghiệm, thử nghiệm để tạo ra sản phẩm theo thiết kế, hạnh phúc khi hợp tác với các bạn trong nhóm tạo ra sản phẩm

Khi tạo ra sản phẩm của mình, trẻ được thảo luận giữa các bạn với nhau, được nói lên suy nghĩ của bản thân về sự vật mà mình đang khám phá

(Minh chứng 11: Trẻ lên trình bày sản phẩm của mình)

6.3 Biện pháp 3: Lồng ghép các dự án STEAM trong hoạt động học

Từ nhữn thự tiễn trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra nội dung hoạt động có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình cập nhật thông tin từ chuyên đề, Internet, tự bồi dưỡng cuyên môn, tìm hiểu kiến thức về

STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp STEAM, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu ứng dụng được phương pháp STEAM Sau khi đã lựa chọn được các dự án phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất Tùy theo dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau

+ Trong hoạt động học:

Với nội dung kiến thức đã tìm hiểu tôi đã đưa vào kế hoạch năm học được triển khai thông qua những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong các tháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tháng có thể lồng ghép một hoặc hai dự án phù hợp Bước đầu trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy và sáng tạo

+ Hoạt động khám phá:

Bản chất của STEAM đã bao gồm có phần khám phá nên tích hợp

STEAM trong khám phá không có gì khó Tất cả các tiết học khám phá đều có phần khám khá, tuy nhiên với những tiết học khám phá thông thường chỉ có

Trang 8

phần khám phá đơn điệu, trẻ chỉ được thực hành thụ động qua phần hướng dẫn của cô, trả lời các câu hỏi một cách vu vơ, không có cơ sở, hoặc chỉ là chút hiểu biết ít ỏi của mình Nhưng nếu cho ta thêm phần tạo ra tình huống để trẻ tìm cách giải quyết, cho trẻ thời gian tự suy nghĩ tìm ra các cách giải quyết thì bài học sẽ ý nghĩa hơn, sâu lắng hơn Trong quá trình thực hiện những ý tưởng của mình, trẻ tự rút ra kinh nghiệm, hoạt động càng nhiều, kiến thức càng cao Hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức tốt hơn

+ Hoạt động tạo hình :

Ví dụ “Làm bè nổi trên mặt nước” cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách cho trẻ được xem những video về các vùng miền bị lũ lụt, người dân bị cô lập cần có sự cứu trợ bằng các phương tiện Nếu các con rơi vào hoàn cảnh bị lũ lụt, cô lập các con cảm thấy như nào, các con mong muốn điều gì?

+ Hoạt động làm quen với văn học:

Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ Câu chuyện về gia đình và những ngôi nhà thân yêu của trẻ Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ tình yêu với gia đình, ngôi nhà, thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ

đề mà cô giáo mong muốn Trong các tiết học văn học thì cô giáo thường kể một mạch từ đầu đến cuối câu chuyện, sau đó đưa ra một loạt các câu dựa theo nội dung chuyện Nhưng nếu chúng ta sử dụng môn văn học vào STEAM thì vô cùng hữu ích

+ Hoạt động làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10:

VD: “Làm thiệp tặng mẹ”: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện

“dự án làm thiệp tặng mẹ” Trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho chiếc thiệp theo sở thích của từng thành viên trong nhóm Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tính toán của trẻ

(Minh chứng 12: Hình ảnh các nhóm cùng nhau tạo ra sản phẩm)

+ Hoạt động làm quen với toán

Trang 9

Hoạt động cho trẻ làm quen với toán với việc hình thành kĩ năng toán sơ đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động STEAM Trong mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn

đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM

VD: Xây ngôi nhà xanh: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện “dự án ngôi nhà xanh” trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: Dựng khung nhà, trang trí xung quanh ngôi nhà sao cho đẹp và có nhiều không gian xanh Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho ngồi nhà theo sở thích của từng thành viên trong nhóm Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm, tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tính toán của trẻ So sánh độ dài, độ lớn, chiều cao, kỹ năng đếm, kỹ

năng đo,

+ Trong hoạt động góc

Trong hoạt động góc, chúng tôi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực, để trẻ phát huy được khả năng, tính sáng tạo và luôn có mong muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là những góc có nội dung thành phần của phương pháp STEAM

- Góc khám phá:

+ Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm

+ Cho trẻ chơi các trò chơi với những đồ dùng của bộ môn kĩ thuật: cưa, tua vít,

ốc vít, búa, đinh

- Góc toán:

+ Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện khái niệm sơ đẳng

về toán

+ Phát hiện tính logic

+ Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống

- Góc tạo hình:

+ Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm theo sách hướng dẫn của sách trong góc

Trang 10

+ Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống

+ Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng

- Góc sách truyện:

+ Tăng cường cho trẻ các loại sách hình về khoa học, sách hướng dẫn thí nghiệm

+ Sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ kĩ thuật đúng cách và an toàn

Trẻ được cô định hướng và trẻ cùng lên ý tưởng lồng ghép các dự án vào các chủ đề nhánh của hoạt động vui chơi Kết thúc dự án, tất cả trẻ đều có cơ hội để thể hiện tự tay thiết kế, tạo ra sản phẩm, giới thiệu về kết quả của mình khi tham gia dự án

+ Trong hoạt động ngoaig trời

Không chỉ quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động trong lớp cho trẻ Tôi luôn chú trọng tới việc tổ chức trong các hoạt động ứng dụng steam trong các hoạt động khác Tôi cùng các đồng nghiệp của mình dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu và tổ chuyên môn đã xây dựng các góc STEAM dưới các sảnh tầng 1 với mục đích nhằm tạo cho các con một sân chơi mở với các hoạt động tự chọn cho các con và điều quan trọng hơn cả là giúp một phần nào cha mẹ trẻ có thể đến gần hơn và cùng phối hợp với các cô giáo trong quá trình tác động và dạy trẻ

Chúng tôi tổ chức các hoạt động thường kì cho từng tháng theo các dự án lớn của các lứa tuổi thông qua đó giúp các cô và các con có sự giao lưu và học tập nhau những ý tưởng mới mẻ giúp các con nhiều kiến thức thực tế thông qua hình thức “học qua chơi”

6.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh, khen ngợi và khích lệ trẻ phát triển sự sáng tạo qua các dự án STEAM

Bản thân tôi luôn coi trọng cá nhân trẻ Tăng cường các giải pháp khen ngợi, động viên giúp trẻ tự tin

Tôi thường cho trẻ trải nghiệm các dự án STEAM có lồng ghép tích hợp trẻ rất thích hoạt động lĩnh vực này Tôi đã lồng ghép dự án làm con nghé từ lá cây và gửi video hướng dẫn cho trẻ làm tại nhà Rất nhiều trẻ đã có sản phẩm sáng tạo gửi hình ảnh trong Zalo nhóm lớp tới các cô

(Minh chứng 13: Ảnh phụ huynh gửi trả bài làm con nghé cho cô)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w