1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn đạo đức cho học sinh lớp 2 kntt

15 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2
Tác giả ……
Trường học TRƯỜNG TIỂU HỌC ….
Chuyên ngành Đạo đức
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Thành phố
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Tên báo cáo biện pháp Sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2.. Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

SÂN KHẤU HÓA BÀI HỌC ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2

(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

1

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp 1

2 Tác giả 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Dạy bài: Quý trọng thời gian 3

1.2 Dạy bài: Em yêu quê hương 4

1.3 Dạy bài: Tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng 7

1.4 Dạy bài: Cảm xúc của em 8

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 9

PHẦN KẾT LUẬN 10

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 10

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 11

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp

Sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

2 Tác giả

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt Trong dạy và học môn đạo đức, đa số giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại và thuyết trình dựa vào kênh hình trong sách giáo khoa

Trong khi đó, theo chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh phát triển đổi mới giáo dục chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tế sang một nền giáo dục đề cao tính chủ động, sáng tạo của người học NXB Giáo dục Việt Nam đã biên soạn và cho ra mắt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với nội dung bám các mục tiêu dạy và học của Bộ Hình ảnh và ví dụ minh họa gần gũi, liên hệ thực tế, qua đó giúp học sinh dễ hình dung, liên tưởng

và ứng dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn

Trước thực trạng đó, tôi mong muốn phát triển thêm phương pháp sân khóa hóa trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 2 Đây là hình thức dạy học đổi mới, tạo tình huống thực tế để các em được hòa mình vào nhân vật, có sự phán đoán, nhận xét và đặt mình vào vị trí nhân vật và đưa ra phương án xử lý Không giống như cách dạy các ví dụ truyền thống, việc sân khấu hóa còn giúp không khí lớp học trở nên tươi vui, hào hứng và sôi động hơn rất nhiều Qua đó, học sinh không còn

Trang 4

2

thờ ơ, chán nản với môn học nữa

Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho học sinh tiểu học, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học …

- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học đạo đức gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 bằng cách sân khấu hóa bài học theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và áp dụng biện pháp sân khấu hóa bài học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó Qua đó, học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Học sinh tiểu học thường thích những điều mới lạ nên việc lồng ghép sân khấu hóa vào dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt bài hơn Học sinh tham gia việc sân khấu hóa bằng cách đóng tiểu phẩm, sắm vai xử lí tình huống làm cho tiết học trở nên sôi nổi, thu hút sự tập trung của trẻ Hoạt động sân khấu sẽ giúp học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường

an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, phát huy óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

Trang 5

3

Để việc sân khấu hóa trong môn Đạo đức 2 đạt hiệu quả cao cần có những yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm phải phù hợp với nội dung bài học (tiểu phẩm

có sẵn, tiểu phẩm mở rộng từ tiểu phẩm trong sách giáo khoa, tiểu phẩm tự xây dựng)

+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép + Tình huống phải có nhiều cách giải quyết

+ Tình huống cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại để học sinh diễn một cách tự nhiên + Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng sân khấu hóa + Phải dành thời gian phù hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị hóa thân

+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm

+Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết

+ Các vai diễn nên để học sinh xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận

+ Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia

+ Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản phù hợp, chu đáo theo nội dung tiểu phẩm để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm và làm cho tiểu phẩm thêm sinh động Trong một tiết dạy Đạo đức, sau khi học sinh đã biết được các hành vi đạo đức cần giáo dục trong bài qua nội dung truyện kể thì học sinh sẽ được khắc sâu các hành vi đó qua việc xử lí tình huống Để giúp học sinh xử lí tốt các tình huống trong bài, trước hết giáo viên phải đọc và hiểu kĩ nội dung tình huống để gợi ý và hướng cho học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất

1.1 Dạy bài: Quý trọng thời gian

(trang 23 Đạo đức 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 6

4

Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh xử lí tình huống: Nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ tranh, em và Lan xung phong tham gia cuộc thi Ngay sau khi đăng ký tham gia cuộc thi, Lan đã chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vẽ tranh Hàng ngày, Lan

cố gắng hoàn thành bức tranh của mình một cách tốt nhất và chỉ sau mấy ngày Lan đã hoàn thành bức tranh đẹp đẽ của mình Còn em, tuy đăng ký tham gia cuộc thi nhưng em nghĩ vẫn còn rất nhiều thời gian mới đến ngày phải nộp bài thi Vì vậy nên em vẫn chẳng bắt đầu vào vẽ tranh mà vẫn xem ti vi và đi chơi cùng các bạn Đến hạn nộp tranh, Lan vui vẻ mang bức tranh của mình sang nhà em để rủ cùng đi nộp tác phẩm Tuy nhiên, em đã rất buồn và nói với Lan rằng: “ Tớ đã không kịp hoàn thành bức tranh để tham gia cuộc thi rồi”

Bản thân học sinh được đóng vai là một một bạn học sinh nhận tham gia cuộc thi nhưng không hoàn thành kịp bức tranh vì mải chơi, học sinh sẽ nâng cao được ý thức quý trọng thời gian vì thời gian trôi qua thì chẳng thể lấy lại được 1.2 Dạy bài: Em yêu quê hương

(trang 9 Đạo đức 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 7

5

Để xử lí được tình huống: Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung Tuấn băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sách…Các em có thể gợi ý giúp Tuấn nên làm những việc gì? Đối với tình huống này giáo viên gợi ý học sinh nên xử lí tình huống bằng cách sắm vai Ngoài vào vai Tuấn và bạn của Tuấn, học sinh có thể thêm một vai nữa đó là bác trưởng phố (hoặc trưởng thôn)

để lời đối thoại giữa các nhân vật thêm phong phú

Từ nội dung của tình huống trên, giáo viên phát triển thêm tình huống nâng cao như sau: (Trong tình huống có ba nhân vật đó là Tuấn, bạn Tuấn và bác trưởng phố)

*Tình huống sau khi mở rộng:

Cảnh 1: Trưởng thôn đi vận động lập tủ sách dùng chung

Trưởng thôn đeo 2 túi đựng sách, một túi có kèm thêm cái điếu cày, đi vào nhà bạn Tuấn

Trưởng thôn: Tuấn ơi, Tuấn

Tuấn: Cháu chào bác trưởng thôn ạ

Trưởng thôn: A này, bố mẹ cháu đi vắng cả à?

Tuấn: Vâng ạ

Trưởng thôn: Thôn ta đang lập tủ sách dùng chung, bác đến để vận động cháu

và gia đình tham gia

Tuấn: Cháu cũng đã được biết Thế bác ơi, mỗi nhà ủng hộ mấy quyển hả

Trang 8

SÂN KHẤU HÓA BÀI HỌC

ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO

HỌC SINH LỚP 2

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

Dạy bài: Tìm kiếm sự

hỗ trợ ở nơi công cộng

Dạy bài: Cảm xúc của

em

01

Dạy bài: Quý trọng

thời gian

Dạy bài: Em yêu quê hương

02

Các giải pháp

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

1 Dạy bài: Quý trọng thời gian

Tình huống: Em và Lan cùng tham gia cuộc thi vẽ tranh Lan đã hoàn thành bài thi còn em thì chưa hoàn thành Em đã rất bối rối khi Lan hỏi em đã làm xong bài thi chưa Hãy thể hiện cảm xúc, tâm trạng cụ

thể hơn.

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

2 Dạy bài: Em yêu quê hương

Giáo viên chia tình huống thành 2 cảnh

• Cảnh 1: Trưởng thôn đi vận động lập tủ sách dùng chung (Tuấn và bác trưởng thôn nói chuyện với nhau)

• Cảnh 2: Tuấn lại chỗ giá sách và đếm các cuốn sách, lòng tiếc nuối (Tuấn và bạn Tuấn nói chuyện với nhau)

Chuẩn bị cho tình huống: Mũ cối, túi đựng sách (bác trưởng thôn), đồng phục học sinh

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

4 Dạy bài: Cảm xúc của em

Tình huống: Thôn của Tuấn đang lập tủ sách

dùng chung Tuấn băn khoăn không biết cần

làm gì để góp phần xây dựng tủ sách

Giáo viên gợi ý học sinh nên xử lí tình

huống bằng cách sắm vai Gồm 3 nhân vật: Tuấn, bạn của Tuấn, và là bác trưởng thôn

Trang 14

Về phía sở GD&ĐT,

phòng GD&ĐT

Tổ chức các lớp tập

huấn, bồi dưỡng về

chuyên đề sân khấu

hóa bài học trong dạy

học các môn học

Về phía giáo viên

tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân, nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức sân khóa hóa bài học

5 Những kiến nghị, đề xuất

Về phía nhà trường

Cần tổ chức hội thảo về sân khấu hóa bài học, tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn

Trang 15

12

Ngày đăng: 28/07/2024, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w