1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

rèn luyện kỹ năng giải toán dạng bài nhiều hơn ít hơn cho học sinh lớp 2 kntt

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện kỹ năng giải toán dạng bài nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2
Tác giả Tác giả/đồng tác giả
Trường học TRƯỜNG TIỂU HỌC ….
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Với khung kiến thức được biên soạn bám sát vào mục tiêu dạy và học của chương trình GDPT đổi mới và hình ảnh, bố cục minh họa hài hòa, phong phú giúp các dạng toán nhiều hơn, ít hơn trở

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN DẠNG BÀI NHIỀU

HƠN, ÍT HƠN CHO HỌC SINH LỚP 2 (KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lí do chọn biện pháp 1

2 Nội dung biện pháp 2

2.1 Thực trạng 2

2.2 Các giải pháp thực hiện 2

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu đề toán 3

Bước 2: Giáo viên giúp học sinh tóm tắt được đề toán 5

Cách 1: Tóm tắt bằng hình tượng trưng 6

Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng 7

2.3 Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế dạy học 9

3 Kết luận của biện pháp 11

Trang 3

1

1 Lí do chọn biện pháp

Trong môn Toán lớp 2, dạng toán nhiều hơn, ít hơn là mảng kiến thức mang tính thực tiễn cao, giúp học sinh nhận biết và so sánh số lượng của sự vật trong cuộc sống Để dạy tốt dạng toán này, mỗi giáo viên đều cần suy nghĩ và tìm ra phương pháp mới phù hợp đối với mỗi dạng bài tập Học sinh ở mỗi lớp chất lượng thường không đồng đều, mức độ nhận thức khác nhau thường được chia làm 3 mức nhận thức: giỏi, khá, trung bình Chính vì thế người giáo viên lại càng phải tìm ra nhiều phương pháp dạy toán đề phù hợp với các nhóm nhận thức Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đổi mới 2018 chú trọng vào kiến thức vận dụng, thực tế cho học sinh Theo

đó, thay vì đặt nặng vấn đề các em học được bao nhiêu kiến thức, nhà trường cần chú trọng đến chất lượng giảng dạy để giúp học sinh ứng dụng lý thuyết đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm

vụ này, học sinh nên tiếp cận với những bộ sách đổi mới, được thiết kế phù hợp với điều kiện xã hội và thực trạng giảng dạy địa phương như bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Với khung kiến thức được biên soạn bám sát vào mục tiêu dạy và học của chương trình GDPT đổi mới và hình ảnh, bố cục minh họa hài hòa, phong phú giúp các dạng toán nhiều hơn, ít hơn trở nên sinh động, kích thích sự hứng thú, say mê tìm hiểu cho học sinh

Học sinh Tiểu học các em khó nhận biết được quan hệ giữa dữ kiện đã cho và cái cần tìm, dễ nhầm lẫn nhất là không hiểu rõ được nội dung của câu hỏi trong

đề toán

- Bước đọc đề toán các em hay bị phân tán về nội dung chính của đề bài là các đại lượng hơn là yếu tố cần thiết chính là điều kiện của bài toán theo nội dung và các yêu cầu của câu hỏi

- Học sinh luôn nghĩ đơn giản là mỗi bài toán đều sẽ có đáp số, nên cứ tìm ra được đáp số của bài là xong Đến khi gặp một số bài toán khác với sự suy nghĩ đó

là học sinh cảm thấy vướng mắc ngay kể cả học sinh khá, giỏi

- Học sinh thường suy nghĩ và giải toán theo những điều kiện và một số dữ kiện đã cho theo trình tự của đề bài và luôn đi theo sự thuận chiều của các dữ liệu

Trang 4

2

đã cho Khi gặp đề bài đảo ngược lại hay cách trình bày dữ liệu khác thì các em

sẽ gặp khó khăn và lúng túng ngay

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là vì các em mới tiếp cận Toán Tiểu học, các em chưa được làm quen với các dạng toán nhất là dạng toán nhiều hơn ít hơn

Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn của học sinh lớp 2 còn hạn chế Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp

“Rèn luyện kỹ năng giải toán dạng bài nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” để nâng cao chất lượng giải dạng toán này

2 Nội dung biện pháp

2.1 Thực trạng

* Thuận lợi

- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học, giáo dục học sinh, luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt

- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy tốt và học tốt

- Tổ chức họp phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học trường xây dựng nề nếp học tập của các em

- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 2 nhiều năm, nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu

- Học sinh có đủ đồ dùng, chăm chỉ học tập thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh Tiểu học

* Khó khăn

- Phụ huynh chưa có sự quan tâm sát sao nhiều đến con em mình

- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con

em mình ở trường cũng như ở nhà

- Khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều, có nhiều đối tượng, nhiều trình độ khác nhau

2.2 Các giải pháp thực hiện

Nhiều hơn, ít hơn là một trong những dạng toán mà nhiều trường, nhiều giáo

Trang 5

3

viên mong muốn đạt chất lượng cao Dạng toán này là một bộ phận, một dạng chính của chương trình Toán lớp 2 cũng như Toán ở Tiểu học và là sự tiếp nối của chương trình Toán lớp 1 Việc dạy dạng toán nhiều hơn ít hơn ở lớp 2 cần phải đạt được các mục đích sau:

+ Phải nắm vững các kiến thức, kĩ năng của dạng bài

+ Biết vận dụng kiến thức đã học vào môn học và đời sống

Trong quá trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu sách hướng dẫn, tôi thấy một số giáo viên và học sinh còn có

sự nhầm lẫn và chưa hợp lí trong dạy và học đặc biệt là phương pháp dạy học theo

mô hình Trường học mới Việt Nam

Ở giải pháp của mình tôi đã đưa ra cách giải bài toán về nhiều hơn ít hơn một cách gần gũi và dễ hiểu nhất Giúp học sinh tiếp thu nhanh nhất, gắn liền với thực

tế cuộc sống Mục tiêu của giải pháp là góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy môn Toán Tiểu học nói chung và dạng toán nhiều hơn, ít hơn nói riêng Trong các nội dung trên thì “Dạy học giải toán có lời văn nói chung và dạy Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng” là tuyến kiến thức đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy logic và tư duy trừu tượng cao Mảng kiến kiến thức này

là nền tảng quan trọng cho học sinh tiếp tục tìm hiểu toán có lời văn ở bậc học cao hơn

Trong quá trình tìm hiểu vẫn tồn tại một số vấn đề sau:

+Một số học sinh chưa hiểu được bản chất của đề bài đưa ra

+ Trình bày bài làm còn tẩy xóa

+ Xác định yêu cầu và phép tính còn nhầm lẫn

+ Cộng, trừ còn nhầm lẫn

Qua quá trình tìm hiểu tôi xin đưa ra cách dạy dạng toán giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn theo tôi là đạt hiệu quả cao:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu đề toán

Việc đọc và tìm hiểu đề toán là một trong những yêu cầu bắt buộc giúp học sinh xác định đúng dữ kiện và yêu cầu tính toán của bài tập Khi đã hoàn tất việc tìm hiểu đề toán cũng là lúc học sinh biết mình nên làm gì tiếp theo để có thể giải

Trang 6

4

quyết tốt bài tập này Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu đề toán bằng cách gạch chân các từ khóa quan trọng, các số liệu hoặc cụm từ ít hơn, nhiều hơn để các em

dễ cô đọng yêu cầu Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài (có thể đọc nhiều lần) Đọc song phải suy nghĩ và phân biệt được cái gì đã biết và cái gì phải tìm

Ví dụ 1: Mai 7 tuổi, bố 38 tuổi Hỏi bố hơn Mai bao nhiêu tuổi? (trang 17 Toán 2 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Cái đã biết là: Số tuổi của Mai là 7 tuổi, số tuổi của bố Mai là 38 tuổi; Điều phải tìm là: bố hơn Mai bao nhiêu tuổi? Bước 1 này giáo viên phải gợi mở cho các em biết số tuổi nào đã biết, số tuổi nào phải đi tìm; Số tuổi phải đi tìm có liên quan thế nào với số tuổi đã biết rồi Biết được điều đó các em sẽ so sánh số tuổi

đã biết với số tuổi ở phải tìm và từ đó thấy được số tuổi chênh lệch giữa bố và Mai

Ví dụ 2: Một rạp xiếc có 96 ghế, trong đó 62 ghế đã có khán giả ngồi Hỏi trong rạp xiếc còn bao nhiêu ghế trống? (bài 4 trang 22 Toán 2 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Cái đã biết là: Số ghế của rạp xiếc là 96 ghế, số ghế có khán giả ngồi là 62 ghế; Điều phải tìm là: rạp xiếc còn bao nhiêu ghế trống? Bước 1 này giáo viên nên gợi mở cho các em biết số ghế nào đã biệt, số ghế nào cần phải tìm; Số ghế phải đi tìm có liên quan thế nào với số ghế đã biết rồi Xác định được điều đó các

em sẽ so sánh số ghế đã biết với số ghế phải tìm và từ đó tìm ra được số ghế trống

Trang 7

5

của rạp xiếc

Ví dụ 3: Lớp 2A trồng được 29 cây, lớp 2B trồng được 25 cây Hỏi lớp 2A trồng được hơn lớp 2B bao nhiêu cây? (bài 5 trang 24 Toán 2 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Cái đã biết là: Số cây của lớp 2A là 29 cây, số cây của lớp 2B là 25 cây; Điều phải tìm là: số cây lớp 2A hơn số cây lớp 2B bao nhiêu cây? Ở bước 1 này giáo viên phải gợi mở cho các em biết số cây nào đã biết và số cây nào phải đi tìm; Số cây phải đi tìm có liên quan thế nào với số cây đã biết rồi Biết được điều đó các

em sẽ so sánh số cây giữa 2 lớp và từ đó tìm thấy được số cây chênh lệch giữa lớp 2A và lớp 2B

Số tuổi của Mai là 7 tuổi, số tuổi của bố Mai là 38 tuổi; Điều phải tìm là: bố hơn Mai bao nhiêu tuổi? Bước 1 này giáo viên phải gợi mở cho các em biết số tuổi nào đã biết, số tuổi nào phải đi tìm; Số tuổi phải đi tìm có liên quan thế nào với số tuổi đã biết rồi Biết được điều đó các em sẽ so sánh số tuổi đã biết với số tuổi ở phải tìm và từ đó thấy được số tuổi chênh lệch giữa bố và Mai

Bước 2: Giáo viên giúp học sinh tóm tắt được đề toán

Việc tóm tắt đề toán mặc dù không bắt buộc nhưng nó lại rất quan trọng đối với các em Tóm tắt đề toán là lược bớt câu chữ, để đề toán trở nên ngắn gọn, qua

đó học sinh dễ nhận thấy số đã cho và số phải tìm Khi đã tóm tắt được đề toán cũng là lúc học sinh đã hiểu bài một cách kĩ lưỡng, biết được bản chất của bài toán Giáo viên giúp học sinh nắm được có nhiều cách tóm tắt: Tóm tắt bằng sơ

đồ, tóm tắt bằng bảng kê, tóm tắt bằng hình tượng trưng Giáo viên nên động

Trang 8

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN DẠNG BÀI NHIỀU HƠN, ÍT HƠN CHO

HỌC SINH LỚP 2

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế dạy học

4 Kết luận của biện pháp

Trang 10

Bước 1: Giáo viên hướng

dẫn học sinh đọc và tìm

hiểu đề toán

Giáo viên giúp học sinh tóm tắt được đề toán

02

Các giải pháp

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đề toán

toán bằng cách gạch chân các từ khóa,

các số liệu hoặc cụm từ ít hơn, nhiều

hơn

• Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài (có thể

đọc nhiều lần)

được cái gì đã biết và cái gì phải tìm

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

Bước 2: Giáo viên giúp học sinh tóm tắt được đề toán

Cách 1: Tóm tắt bằng hình tượng trưng

Tóm tắt

Bài giải

Số chim trên cành hơn số chim dưới cành là

6-4=2 (con chim) Đáp số: 2 con chim

Hàng trên………con chim Hàng dưới ………con chim Hàng trên hơn hàng dưới:……… con chim

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

Bước 2: Giáo viên giúp học sinh tóm tắt được đề toán

Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng

Tóm tắt

Mai:…….thuyền Nam: thuyền Mai gấp được hơn Nam… …thuyền?

Bài giải

Mai gấp được hơn Nam số thuyền là:

8 - 6 = 2 (thuyền) Đáp số: 2 thuyền

Trang 14

4 Kết luận của biện pháp

Giáo viên phải là người làm

chủ được bài dạy, nắm được

cách làm của từng dạng bài

nhiều hơn, ít hơn

01

Giáo viên nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, mức độ tiếp thu của từng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học tập phù hợp

02

Khi phân tích ví dụ trong thực

tiễn, cần hướng dẫn các em

nắm chắc về bản chất tránh

tình trạng học vẹt, nhớ một

cách máy móc

ra các đề kiểm tra khảo sát nhanh

04

Trang 15

12

Ngày đăng: 28/07/2024, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w