TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---***--- ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-*** -
ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Mã môn học: KTE206
Nhóm sinh viên: Trần Thị Lan Anh - 2214210015
Lê Đức Huy - 2214210071
Vũ Diệu Linh - 2215210109 Trịnh Hằng Nga - 2214210134 Mai Sỹ Nguyên – 2211210147
Lớp: KTE206(GD1-HK2-2223).12 Khóa: 61
Giáo viên giảng dạy: TS Nguyễn Thị Hoa Hồng
Hà Nội, 4/2023
Trang 2MỤC LỤC
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1
2.1 Các bài nghiên cứu nước ngoài 1
2.2 Các bài nghiên cứu trong nước 2
2.3 Khoảng trống nghiên cứu 4
3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 5
3.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 5 3.3 Phạm vi nghiên cứu 5
3.3.1 Về không gian 5
3.3.2 Về thời gian 5
3.3.3 Lĩnh vực nghiên cứu 5
3.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5
3.4.1 Dữ liệu dùng trong nghiên cứu 5
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 6
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1 Các bài nghiên cứu nước ngoài 11
1.2 Các bài nghiên cứu trong nước 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
2.1 Lý thuyết về ý định nghỉ việc 11
2.2 Các lý thuyết liên quan đến ý định nghỉ việc 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Quy trình nghiên cứu 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 11
Trang 3CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 12
4.2 Thống kê mô tả dữ liệu 12
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 12
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 12
5.1 Kết quả nghiên cứu 12
5.2 Đề xuất hàm ý quản trị 12
5.3 Các hạn chế của nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu tiếp theo 12
5 ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 16
DANH MỤC HÌNH Hình 3 1: Các nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc 6
Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu 7
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng khảo sát các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc 8
Trang 41 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong doanh nghiệp hiện nay, nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển, thiết bị máy móc và robot ra đời thay thế con người trong rất nhiều việc, trí óc của nhân loại vẫn là điều không thể thay thế được Trí tuệ, sự sáng tạo của nhân viên được ví như tài sản vô hình của doanh nghiệp
Một đội ngũ nhân viên giỏi chính là cốt lõi, nền móng vững chắc để doanh nghiệp tạo nên thế mạnh của riêng mình, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như khả năng tiến xa hơn trong tương lai Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam,
tỷ lệ nhân viên có ý định nghỉ việc đang có xu hướng tăng lên Trong một khảo sát được thực hiện bởi công ty TNHH Loan Lê về hiện trạng việc làm của người lao động Việt Nam trong 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thông số rút ra từ khảo sát cho thấy có tới 41% nhân viên xin nghỉ việc hoặc bị thôi việc khi mới làm việc trong khoảng thời gian
từ 1- 6 tháng Trong đó: 80% nhân viên cho biết nguyên nhân nghỉ việc do không hài lòng với mức lương hiện tại, 63% cho rằng nơi làm việc xa chỗ ở, 60% do cảm thấy mức độ công việc khó khăn Thêm vào đó, đại dịch Covid 19 trong 3 năm vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế ổn định của Việt Nam, dẫn đến hiện tượng nghỉ việc số lượng lớn của nhân viên tại nhiều doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực du lịch, khách sạn, y tế Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tâm lý muốn chuyển sang làm việc ở những ngành an toàn hơn, ít có biến động của người lao động
Mất đi nguồn nhân lực lớn gây ra nhiều tổn thất và khó khăn cho doanh nghiệp
Do đó, “ý định nghỉ việc của nhân viên” là một chủ đề cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm em đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội” để thực hiện nghiên cứu
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các bài nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Moon Fai Chan, Andrew Leung Luk, Sok Man Leong, Siu Ming Yeung và Iat Kio Van về: “Các nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc của các điều dưỡng ở Macao”
Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố liên quan đến ý định rời bỏ công việc hiện tại của y tá ở Ma Cao Đây là một vấn đề quan trọng đối với các nhà giáo dục chăm sóc sức khỏe và các nhà hoạch định chính sách y tế của Macao trong việc lên
kế hoạch quản lý chăm sóc sức khỏe trong tương lai ở Macao
Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc tự điền ở hai bệnh viện 968 câu hỏi đã được gửi đi và 792 câu trả lời được nhận về đã cho thấy có tới 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc đi làm của nhân viên:
Trang 5Lương và phúc lợi, Các khoản hỗ trợ, Quyền tự chủ và cơ hội nghề nghiệp, Kế hoạch tương lai và Các mối quan hệ
Nghiên cứu của Mohammad Alzayed và Mohsen Ali Murshid (2017) về:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bộ thông tin ở Kuwait”
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của nhân viên rời khỏi công việc hiện tại trong bộ thông tin ở Kuwait
Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi
tự quản lý Dựa trên việc lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được phân phát cho các nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau của bộ thông tin Kuwait 229 khảo sát đã được hoàn thành, tuy nhiên, chỉ có 200 khảo sát thu về hợp lệ và được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
đã được nhóm tác giả thực hiện cho toàn bộ tập dữ liệu; các phương pháp phân tích mô
tả được thực hiện qua phần mềm SPSS để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bộ thông tin Kuwait
Nghiên cứu đã chỉ ra có 5 nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên là: Chính sách phúc lợi, Sự công nhận trong công việc, Áp lực công việc, Sự gắn bó với công việc, và Sự hài lòng với công việc Kết quả sau khi phân tích dữ liệu cho thấy
“Chính sách phúc lợi” và “Sự hài lòng với công việc” là 2 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong 5 yếu tố được đề xuất Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sự gắn bó với công việc và ý định nghỉ việc của nhân viên
2.2 Các bài nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về ý định nghỉ việc của nhân viên
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương và Lê Thị Kiều Diễm (2017) về: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu được thực hiện trên bối cảnh lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, giảm 20.423 người lao động trong vòng 5 năm từ 2011 đến 2015 Nguyên nhân của điều này là bởi nhu cầu cá nhân của mỗi người khác nhau nên khi doanh nghiệp không đáp ứng được hết những nhu cầu, người lao động sẽ cân nhắc đến việc xin nghỉ và tìm kiếm công ty khác đáp ứng được những mong muốn của họ Nhiều nhân viên rời đi khiến doanh nghiệp mất đi một nguồn nhân lực lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Vì thế, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm
ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong
Trang 6các doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những phương pháp giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này
Nghiên cứu đã thu thập thông tin bằng việc gửi bảng hỏi khảo sát đến 650 nhân viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và đang có ý định nghỉ việc, qua sàng lọc thu được 309 phiếu hợp lệ, nghiên cứu đã tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS, áp dụng
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của Davies (2010) kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính giúp xây dựng thang đo các biến độc lập và phụ thuộc, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội để xem xét sự khác biệt của các thuộc tính cá nhân về ý định nghỉ việc của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh theo: độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, thâm niên và lĩnh vực làm việc
Qua kiểm định, yếu tố “Cơ hội thăng tiến” và “Điều kiện làm việc” đã bị loại ra khỏi mô hình Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên gồm : Tiền lương, Chính sách phúc lợi, Sự công bằng, Hành vi lãnh đạo và Khuyến khích tài chính Trong đó “Tiền lương” ảnh hưởng mạnh nhất và “Khuyến khích tài chính” là nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc yếu nhất
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương và Phan Thiện Tâm (2019) với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bưu điện thành phố Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh có sự cạnh tranh khắc nghiệt về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Bài nghiên cứu đã chỉ ra có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bưu điện thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu trên phân tích dựa vào 400 mẫu thu hồi được từ 450 bảng câu hỏi khảo sát; sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang
đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để kiểm tra dữ liệu
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu có 9 yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại Bưu điện Hồ Chí Minh, tuy nhiên qua phân tích bằng phương pháp thực nghiệm, chỉ có 6 yếu tố được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê Kết quả chỉ ra rằng yếu tố “Thu nhập” có ảnh hưởng lớn nhất, lần lượt đến các nhân tố Điều kiện làm việc; Áp lực công việc; Hành vi lãnh đạo; Áp lực bên ngoài và Đào tạo - phát triển là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất Kết quả trên đã giải thích được 70,6% sự biến động của các biến phụ thuộc được đưa vào để nghiên cứu ý định nghỉ việc của nhân viên bưu điện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7Nghiên cứu của Lê Hoàng Thuya (2021) về: “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc và sự gắn bó của nhân viên với ngân hàng: Trường hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp gồm: Phương pháp định tính: thảo luận 12 chuyên gia, khảo sát 19 chuyên gia lần 01 và tiếp tục thực hiện khảo sát với 14 chuyên gia lần 02 Qua nghiên cứu định tính ban đầu, tác giả đã xây dựng thang đo sơ bộ với 15 nhân tố trong đó có 11 nhân tố độc lập và 4 nhân
tố phụ thuộc Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ: Kiểm tra sơ bộ thang đo với
103 mẫu được thu về từ 110 phiếu khảo sát, nghiên cứu định lượng chính thức với 547 nhân viên ngân hàng thuộc 5 Chi nhánh Agribank khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định kết hợp kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Kết quả qua phân tích và kiểm định có 11 nhân tố chính tác động đến động lực làm việc và 01 nhân tố “Động lực làm việc” tác động đến sự cam kết gắn bó của nhân viên ngân hàng theo thứ tự ảnh hưởng từ lớn nhất đến bé nhất là: Đào tạo thăng tiến, Cấp trên, Rủi ro tác nghiệp, Đặc điểm công việc, Động lực làm việc, Điều kiện làm việc, Đánh giá thành tích, Áp lực công việc, Tiền lương, Phúc lợi, Chính sách lao động, Đồng nghiệp Nghiên cứu của Lê Hoàng Thuya so với những nghiên cứu trước đó có
sự chi tiết và đầy đủ hơn Ông đã phát hiện ra hai nhân tố mới là “Áp lực công việc” và
“Rủi ro tác nghiệp” có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc cũng như sự gắn bó của nhân viên với ngân hàng
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Hà Nội” Các nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện tại các quốc gia có bối cảnh khác với Việt Nam
về chính trị, kinh tế và tư duy, còn những đề tài nghiên cứu trong nước hầu hết chỉ giới hạn ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt lớn về văn hoá, lối sống so với các tỉnh thành ở miền Bắc Vì vậy, các yếu tố được xác định và phân tích trong những bài nghiên cứu trước đó về ý định nghỉ việc của nhân viên có thể không chính xác khi
áp dụng với doanh nghiệp tại Hà Nội
Bên cạnh việc áp dụng mô hình lý thuyết nền tảng và các bài tổng quan nghiên cứu, qua quá trình nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu cho rằng nhân tố “Vị trí địa lí” có ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp Việt Nam tại thành phố Hà Nội Trên thực tế, làm việc tại công ty xa nhà gây ra rất nhiều bất tiện cho nhân viên, làm họ mất nhiều thời gian, tiền bạc trong việc đi lại Đây là một trong những
Trang 8lí do chính khiến nhân viên mất động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty dù công việc hiện tại ổn định và có mức lương khá tốt “Vị trí địa lí” có thể có ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên, tuy nhiên, trong lịch sử nghiên cứu chưa có một đề tài nào phân tích về nhân tố này Chính vì vậy nhóm em đã đưa nhân tố “Vị trí địa lí” vào
mô hình nghiên cứu và xem xét ý nghĩa của yếu tố trên
3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp trong phạm vi thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số phương pháp giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, để nhân viên gắn bó lâu dài với công việc 3.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
− Mục tiêu 1: Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến ý định nghỉ việc
− Mục tiêu 2: Xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên
− Mục tiêu 3: Qua những phân tích nghiên cứu trên, đề ra một số giải pháp làm tăng động lực làm việc của nhân viên, giúp doanh nghiệp thấu hiểu tâm lí nhân viên, từ
đó giúp hạn chế ý định xin nghỉ việc ở nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam tại
Hà Nội
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố
Hà Nội
3.3.2 Về thời gian
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2008 đến năm 2021
3.3.3 Lĩnh vực nghiên cứu
Kinh tế và kinh doanh
3.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Dữ liệu dùng trong nghiên cứu
Trang 9Nghiên cứu này sử dụng kết hợp nhiều nguồn dữ liệu bao gồm:
− Dữ liệu thứ cấp: Từ sách, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến các nhân tố tác động tới ý định nghỉ việc của nhân viên và phương pháp giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp
− Dữ liệu sơ cấp: Bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Mô hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, sau khi xem xét các bài nghiên cứu trong nước và nước ngoài nhóm đề xuất các yếu tố trong mô hình nghiên cứu sau:
Hình 3 1: Các nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc
3.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu
a Quy trình nghiên cứu
Trang 10Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được phân tích sâu hơn để kiểm định các giả thuyết trong mô hình
b Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong phương pháp nghiên cứu định tính có các phương pháp thường được
áp dụng:
Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu