1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ lý thuyết truyền thông đề tài stuart hall và lý thuyết tái trình hiện

23 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Stuart Hall và Lý Thuyết Tái Trình Hiện
Tác giả Nguyễn Mai Anh, Phùng Quang Anh, Hoàng Thu Phương
Người hướng dẫn PTS. Đỗ Anh Đức
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Lý Thuyết Truyền Thông
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 7,03 MB

Nội dung

Khái niệm: Representation theory hay thuyết tái trình hiện được coi như một công cụ của truyền thông để khắc họa, trình hiện lại những đặc điểm nổi bật của các nhóm nhóm người khác nhau

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI

TIỂ U LU N CUỐI KỲ

Môn học : Lý thuy t truy n thông ế ề

Đề tài

Stuart Hall và lý thuy t tái trình hi n ế ệ

Giảng viên : thầy Đỗ Anh Đức Sinh viên th c hi n : Nguy n Mai Anh ự ệ ễ Phùng Quang Anh Hoàng Thu PhươngLớp : TTQT48D

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Trang 2

2 Những cách tiếp cận cơ bản của thuyết tái trình hiện 4

Trang 3

A/ MỞ ĐẦU

Trong những thập kỷ gần đây, khi Việt Nam đã và đang mở cửa và giao lưu với toàn thế giới, ngành Truyền thông Quốc tế, do đó, dần trở thành một chuyên ngành quan trọng của nước nhà, có thể giúp xây dựng, truyền tải hình ảnh đất nước, và đóng vai trò không nhỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội.-

Và, một trong những nền tảng của chuyên ngành hết sức quan trọng này là môn học Lý thuyết Truyền thông Môn học đã cung cấp cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về bản chất, tính chất, và nguyên lý hoạt động của truyền thông trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội

Để có cái nhìn khái quát về Truyền thông, cũng như những tác động của nó lên người xem, nhóm đã thảo luận và quyết định chọn đề tài nghiên cứu về Stuart Hall – một nhà xã hội học và lý luận văn hoá có sức ảnh hưởng lớn với truyền thông,

và tư tưởng, quan điểm của ông Từ đó, nhóm liên hệ tới các ví dụ điển hình ở Việt Nam và quốc tế, với mong muốn có thể làm sáng rõ hơn cho những nghiên cứu, nhận định này

Do thời gian làm việc cùng nhau có hạn, khối lượng kiến thức còn thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá đến từ thầy để khắc phục những yếu kém

và phát huy những mặt mạnh của mình

Nhóm sinh viên thực hiện

Nguyễn Mai Anh Phùng Quang Anh Hoàng Thu Phương

Trang 4

B/ NỘI DUNG

I Tiểu sử

Stuart Hall tên thật là Stuart Henry McPhail Hall, sinh ngày mùng 3 tháng 2 năm 1932 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở vùng ngoại ô thành phố Kingston, thủ đô của Jamaica Ông là nhà xã hội học, nhà lý luận văn hoá và đồng thời là một nhà hoạt động chính trị, một tác giả uy tín với nhiều đầu sách học thuật, người được mệnh danh là “cha đỡ đầu của đa văn hoá” Tuy sinh ra ở Jamaica nhưng Stuart Hall dành phần lớn thời gian trong cuộc đời của mình tại Anh Ông rời quê nhà vào năm 1951 để tới học tại trường Merton College thuộc đại học Oxford Anh Sau những năm tháng đại học làm việc tại tạp chí

Universities và Left Review, Stuart Hall đã tham gia thành lập tờ tạp chí đầy sức

ảnh hưởng mang tên New Left Review với mục đích tìm ra một lý luận chính trị mới cho nước Anh thời bấy giờ Đồng thời, ông cũng tham gia viết bài cho tạp chí The Populars Art, đây cũng là nơi Stuart Hall nhận được lời mời từ Richard Hoggart để trở thành người đồng sáng lập trung tâm nghiên cứu Văn hóa đương đại tại Đại học Birmingham Vào năm 1964, ông đã đồng ý và trở thành một trong những giám đốc tại trung tâm nghiên cứu văn hoá này Đây cũng là nơi nâng cao sức ảnh hưởng cho những học thuyết của Stuart Hall trong ngành lý luận văn hoá,

có ảnh hưởng tới chính trị và truyền thông Cũng vào năm 1964, ông đã gặp và kết hôn với bà Catherine Barrett, họ có hai người con, Becky và Jess gia đình 4 người sống trong một ngôi nhà tại Birmingham

Ông rời công việc ở trung tâm nghiên cứu năm 1979, trở thành giáo sư chuyên ngành xã hội học và giảng dạy tại đại học Mở Năm 1997, Stuart Hall về hưu Từ

đó, ông ít xuất hiện trước công chúng hơn và căn bệnh suy thận cũng khiến việc

di chuyển của ông trở nên khó khăn hơn

Năm 2014, Stuart Hall qua đời ở tuổi 82 tại thành phố London, nước Anh Sau gần sáu thập kỷ cống hiến, ông để lại một kho tàng khổng lồ về lý luận, về văn hoá có sức ảnh hưởng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có truyền thông Stuart Hall cũng là người có công sáng lập ra ngành lý luận văn hoá, biến văn hoá trở thành một đối tượng để khai thác, nghiên cứu và áp dụng những nghiên cứu đó vào trong chính trị, nghệ thuật và truyền thông

II Các tư tưởng, quan điểm của Stuart Hall xoay quanh thuyết tái trình hiện

1 Khái niệm:

Representation theory hay thuyết tái trình hiện được coi như một công cụ của truyền thông để khắc họa, trình hiện lại những đặc điểm nổi bật của các nhóm nhóm người khác nhau trong xã hội với sự khác biệt trong giới tính, nhóm tuổi, tôn giáo, sắc tộc, Bằng cách này, truyền thông có ảnh hưởng to lớn tới cách

Trang 5

chúng ta nhìn những nhóm đối tượng khác như thế nào, hay chính chúng ta nhìn bản mình như thế nào

Theo Stuart Hall, tái trình hiện là việc truyền thông định nghĩa cho những sự vật,

sự việc xảy ra qua hình ảnh, ngôn từ trên các trang báo, trên màn hình hay trên các phương tiện truyền thông khác, và định nghĩa được gán lên có thể khác biệt hoàn toàn so với định nghĩa thật Việc truyền thông gán nghĩa, định nghĩa một nhóm đối tượng có thể mang đến tác động tích cực, giúp phá vỡ được những rào cản, khuôn mẫu, mở ra một định nghĩa mới và ngược lại, nó có thể đem đến những ảnh hưởng tiêu cực như tạo ra những ý hiểu sai, những khuôn mẫu, định kiến xã hội Nghiên cứu thuyết tái trình hiện sẽ giúp ta thấy được những nhóm người nào đang được truyền thông ưu ái và nhóm nào đang phải chịu những định kiến hoặc hình ảnh sai lệch do chính truyền thông gây nên

2 Những cách tiếp cận cơ bản của thuyết tái trình hiện

Trong bộ phim tài liệu “Truyền thông và tái trình hiện” được sản xuất năm

1997, Stuart Hall đã giải thích, nghiên cứu những vấn đề xoay quanh tái trình hiện và đưa ra ba phương pháp tiếp cận chính đối với thuyết này Đó chính là tiếp cận phản chiếu, tiếp cận có chủ đích và tiếp cận theo hướng cấu trúc luận

a Tiếp cận phản chiếu (Reflective approach)

“Ý nghĩa được cho là nằm trong đối tượng vật thể, con người, ý tưởng hoặc sự kiện ở thế giới thực và ngôn ngữ hoạt động như một tấm gương, phản ánh lại chính xác những ý niệm/thông điệp đã tồn tại trong cuộc sống” “Meaning is (

thought to lie in the object, person, idea or event in the real world and language functions like a mirror, to reflect the true meaning as it already exists in the

world”).1

Về cơ bản, lý thuyết này giải thích rằng ngôn ngữ phản ánh ý nghĩa thực của một hay một nhóm đối tượng, con người Nó cho thấy rằng những gì chúng ta nhìn và nghe trên các kênh truyền thông đại là sự phản ánh chính xác cuộc sống Nói cách khác, tái trình hiện được tạo nên từ những nội dung, sự kiện đang diễn

ra hàng ngày trong cuộc sống Cách tiếp cận này khiến chúng ta tin rằng các 2

phương tiện truyền thông đại chúng đang truyền đạt lại chính xác hiện thực tồn tại ngoài xã hội và tái tạo nó trong suy nghĩ, tâm trí của khán giả Có thể lấy ví

dụ về tin tức, báo chí trên các ấn phẩm truyền thông báo chí hay bản tin thời sự trên tivi Chúng là đại diện tiêu biểu nhất cho hướng tiếp cận phản chiếu khi mọi người thường mặc định những thông tin được phản ánh trên thời sự là hoàn toàn chính xác và các phóng viên, nhà báo luôn cố gắng tường thuật những bản tin thời

sự với độ chân thực cao nhất

Trang 6

Cách tiếp cận thứ hai trong thuyết tái trình hiện đó là tiếp cận có chủ đích Nó lập luận hoàn toàn trái ngược với phương pháp đầu tiên Stuart Hall lý giải rằng chính tác giả, người tạo ra sản phẩm truyền thống đã áp đặt những suy nghĩ, định kiến của bản thân trong quá trình tái trình hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ Không giống như hướng tiếp cận phản xạ, trong trường hợp này, yếu tố quan trọng nhất không phải là đối tượng, con người được tái hiện mà là ai đang tái hiện

nó Tất cả những nội dung văn bản, hình ảnh hay âm thanh được trình chiếu, phản ánh trên các kênh truyền thông đều chứa đựng mục đích, ý định chủ quan của nhà sản xuất, của người đã tạo ra sản phẩm truyền thông đó, để chứng minh hay thuyết phục mọi người làm một điều gì đó Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý đối với lập luận này khi mà đối với con người chúng ta, dưới tư cách là một cá thể độc lập, việc sử dụng từ ngữ để truyền tải hay biểu đạt những suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề xoay quanh cuộc sống là một điều hiển nhiên Vì vậy hướng tiếp cận này không có nghĩa là những nhà làm truyền thông có thể tự tạo ra ngôn ngữ riêng của họ Sự giao tiếp bản chất của ngôn ng- ữ - phụ thuộc phần lớn vào các quy tắc ngôn ngữ, các phương tiện kí hiệu chung được chia sẻ trong một nền văn hóa

Ý nghĩa hay thông điệp dự định của tác giả phải tuân theo những quy ước này để được truyền phát đến người tiêu thụ sản phẩm truyền thông và đạt hiệu quả như mong muốn Bởi lẽ trong trường hợp không có ý nghĩa nào được chuyển dịch, sẽ không thể có sự tiêu thụ nào diễn ra

c Tiếp cận theo hướng cấu trúc luận

Phương pháp tiếp cận cuối cùng theo Stuart Hall đó chính là theo hướng cấu

trúc luận; tên tiếng anh là constructionist approach hay constructivist approach

“It recognizes the public, social character of language and acknowledges that

neither things in themselves nor the individual users of language can fix

meaning”3 Có thể hiểu nôm na theo nghĩa Tiếng Việt là “Nó nhận ra tính xã hội,

tính phổ thông của ngôn ngữ và khẳng định rằng bản thân đối tượng được tái hiện và người sử dụng ngôn ngữ đều không thể áp đặt ý nghĩa” Theo Stuart Hall, mọi người xây dựng ý nghĩa, thông điệp thông qua phong cách cá nhân của riêng

họ Đây là sự kết hợp giữa hai hướng tiếp cận phản chiếu và tiếp cận có chủ đích Chúng ta xây dựng và áp đặt những suy nghĩ, định kiến của bản thân cho đối tượng thông qua ngôn ngữ riêng của mình Ý nghĩa không tồn tại sẵn trong một vật thể hay con người nào mà thay vào đó chúng ta xây dựng ý nghĩa bằng cách

sử dụng các hệ thống đại diện (khái niệm và dấu hiệu) Ý nghĩa thực của sự tái trình hiện được xây dựng trong tâm trí của chính chúng ta

“Hướng tiếp cận theo cấu trúc luận không phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất Tuy nhiên, thế giới vật chất không phải là phương tiện truyền đạt ý nghĩa

mà đó là một loạt hệ thống ngôn ngữ và kí hiệu, hình ảnh chúng ta đang sử dụng

để đại diện cho các ý niệm của mình Chính các nhà xã hội học, những người làm truyền thông đã sử dụng các hệ thống khái niệm về văn hóa, ngôn ngữ của họ

3 Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices London [etc.]: Sage, tr.27

Trang 7

cùng các hệ thống đại diện khác để tạo nên những định nghĩa, làm cho thế giới

có ý nghĩa và truyền đạt điều đó cho người khác”.4

d Kết luận

Tổng kết lại, công chúng có thể tiếp cận những sự vật, hiện tượng được tái hiện

và gán nghĩa trên truyền thông theo ba hướng: tiếp cận phản chiếu, tiếp cận có chủ đích và tiếp cận bằng cấu trúc luận Tất cả đều giúp chúng ta trả lời câu hỏi:

“Ý nghĩa đến từ đâu?” và “Làm sao để phân tích và hiểu thấu ý nghĩa thực của một văn bản, hình ảnh, âm thanh được tái hiện trên truyền thông?” Trong đó cấu trúc luận là phương pháp tiếp cận phổ biến nhất vì nó giúp chúng ta hiểu được sức mạnh văn hóa của các kênh truyền thông Chúng ta hiểu rằng những hình ảnh trên báo chí đều là sản phẩm được nhào nặn bởi bàn tay của những nhà làm truyền thông, chúng bị thao túng và tác động bởi nhiều yếu tố và không có ý nghĩa cố định

3 Tái trình hiện và định hình ý nghĩa

Hiểu theo nghĩa chung thì từ "tái hiện" (representation) có nghĩa là "trình bày",

"hình dung", cung cấp sự mô tả về một sự vật, con người nhất định Đồng thời nó cũng ám chỉ rằng đối tượng đó vốn đã tồn tại từ trước và, thông qua các phương tiện truyền thông, được tái hiện lại Bây giờ, chúng ta có thể nói rằng các kênh hoạt động truyền thông tái hiện rất nhiều mặt của cuộc sống, từ các chủ đề, sự kiện thời sự nổi bật cho đến những nhóm người, sự vật cụ thể Các phương tiện báo chí hay truyền hình, Internet luôn cố gắng tạo ra ý nghĩa, thông điệp và áp đặt những ý niệm đó cho người xem thông qua những gì được mô tả qua văn bản,

âm thanh đặc biệt là hình ảnh Từ việc tiếp nhận những nội dung, thông tin đó mà con người hình thành cho mình những hiểu biết cơ bản về các vấn đề, sự kiện xung quanh, từ chính trị, thể thao cho đến những tin tức giải trí Nếu không có truyền thông, chúng ta sẽ không hề có khái niệm nào về “thực tế” bên ngoài và kiến thức của ta sẽ khó có thể vượt ra ngoài ranh giới khu vực nơi chúng ta sống, hoặc những nơi chúng ta trực tiếp trải nghiệm

Khi một hiện tượng, sự kiện diễn ra thì nó chưa có ý nghĩa hay thông điệp nào

cụ thể và truyền thông, qua việc tái trình hiện, đã định hình lên đối tượng đó một

ý nghĩa nhất định và coi nó là “sự thật” Tuy nhiên, ngay cả khi thông tin được tái hiện là sự thật, thì nó vẫn chỉ là một phần nhỏ trong “sự thật” Có một hạn 5

chế lớn ở đây là cái nhìn cận cảnh này mang đến cho hầu hết mọi người một bức tranh toàn cảnh không chính xác; nó bị hạn chế và chịu sự tác động không nhỏ của các nhà làm truyền thông Chúng ta ít có cơ hội để xem xét các quan điểm, khía cạnh khác nhau của vấn đề, những mặt trái bị truyền thông che dấu, lấp liếm Những ý niệm mà bản thân chúng ta tiếp nhận, với tư cách là người tiêu thụ sản phẩm truyền thông, phụ thuộc vào lăng kính của người sản xuất truyền thông, vào

4 Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices London [etc.]: Sage, tr.28

5Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices London [etc.]: Sage, tr.10.

Trang 8

những gì mà văn bản hay hình ảnh muốn thể hiện ra Các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng định hình kiến thức và hiểu biết của khán giả về nhiều chủ đề và khía cạnh khác nhau trong xã hội Điều này khiến nó trở nên mạnh mẽ và có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và tư tưởng của người tiếp nhận nó Ý kiến cá nhân của một người về một chủ đề, sự kiện xảy ra trên thế giới có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi cách mà sự kiện đó được tái hiện, điển hình là ảnh chụp và góc máy quay Một bức ảnh được chụp ở góc thấp có thể khiến ai đó trông mạnh mẽ, quyền lực hơn so với thực tế Trong khi đó, một cảnh quay ở góc cao của cùng một người có thể khiến làm giảm sự uy nghiêm của đối tượng, khiến họ ở thế mất kiểm soát và yếu thế hơn

Một lĩnh vực nổi bật trong bộ môn nghiên cứu truyền thông là sự dán nhãn, đóng khung khuôn mẫu - khuôn mẫu giới, khuôn mẫu giai cấp, khuôn mẫu chủng tộc và sắc tộc, vv Có thể thấy rằng đóng khung, rập khuôn là một cách để truyền thông để áp đặt ý nghĩa, định kiến Mỗi khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh được tái hiện trên báo chí, quảng cáo hay truyền hình, ta sẽ chỉ tiếp nhận những đặc điểm giới hạn của nó mà truyền thông thể hiện ra Đó là cách mà các khuôn mẫu được hình thành và hoạt động Hình ảnh không chỉ tạo ra nhận dạng mà còn là kiến thức; những gì chúng ta biết về thế giới xung quanh được xây dựng từ những hình ảnh, văn bản được tái hiện từ sản phẩm truyền thông Những ý niệm, khuôn mẫu

mà các phương tiện truyền thông tái hiện đã đặt ra một phạm vi rất hạn chế về những định nghĩa cho con người: Chúng ta là ai? Chúng ta có thể làm gì? Giới hạn của chúng ta đến đâu? Các phương tiện truyền thông đại chúng tái hiện lại những khuôn mẫu rập khuôn dành cho người phụ nữ và nhóm người da màu như những tên tội phạm bạo lực, khủng bố hay đại diện cho sự phục tùng, những người không thông minh, bị tình dục hóa, dù là thông qua phương diện điện ảnh, nghệ thuật hay trên tin tức, báo chí Tương tự, có rất nhiều vấn đề lo ngại đặt ra cho cộng đồng người LGBTQ+ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, có xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới khác biệt, không nhận định mình theo hướng nào hoặc đang tìm hiểu bản thân) và nhóm người khuyết tật Những định kiến được 6

dán nhãn lên các đối tượng thường bỏ qua những đặc điểm tiêu biểu, đặc trưng của đối tượng đó và khái quát chúng thành từng nhóm cụ thể Điều này đã dần xây dựng nên những khuôn mẫu trong xã hội mà con người cần phải ép mình vào,

để được coi là “phù hợp”, "bình thường" hay “đạt chuẩn” Trong ngành quảng cáo, nơi các nguyện vọng hoặc nhu cầu hoặc được tạo ra, nó áp đặt lên chúng ta những tiêu chuẩn của xã hội, rằng chúng ta phải trở thành người như thế nào, chúng ta cần đạt được những gì và làm thế nào để đạt được nó Khi nhìn vào các tạp chí thời trang bóng bẩy như Elle hay Vogue, khuôn mẫu và ý thức hệ được tạo ra có chủ đích và đáng chú ý hơn cả là những hình mẫu tiêu chuẩn của cái

6 Washington, L 2019 The importance of representation in film and media [online] T i: ạ

https://medium.com/@Laurenwash/the-importance- -representation- -film-and-media- of in

2d006149cac9

Trang 9

đẹp Những hình ảnh trên các trang bìa thời trang nói riêng và ấn phẩm tạp chí nói chung nổi tiếng với việc tạo ra những thiên kiến, sự rập khuôn được đề cập ở trên như đẹp là phải gầy; đẹp là phải sang trọng, đắt tiền; cái đẹp phải gắn liền với giới tính sinh học mà bạn được chỉ định khi sinh ra hoặc cái đẹp phải bị mặc định ở một màu da Các ấn phẩm thời trang cũng thường truyền tải và tái hiện những hình ảnh phóng đại hơn khía cạnh nữ tính của người phụ nữ, nhấn mạnh đến các phương diện làm đẹp, mua sắm hay nội trợ Những kỳ vọng này đối với 8

con người, đặc biệt là người phụ nữ sẽ tạo ra sự bất công, chia rẽ trong xã hội vì tất nhiên, không phải ai cũng có thể phù hợp với khuôn mẫu đó Khi những định kiến này xuất hiện và phát sóng trên các ấn phẩm được sản xuất hàng loạt, mọi người sẽ dần trở nên thích nghi hơn với tư tưởng cổ hủ, lạc hậu này Nó cũng làm gia tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những người phụ nữ bị xem là “nam tính” hơn Vì vậy cần phải nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh để phá bỏ những định kiến, những khuôn mẫu mà truyền thông truyền bá là một cuộc đấu tranh để nâng cao tính đa dạng của những thứ mà đối tượng có thể có những khả năng nhận dạng -

mà người ta chưa từng thấy trước đây

4 Mối quan hệ giữa tái trình hiện và văn hoá

Tái trình hiện có mối quan hệ gần gũi với nền văn hoá Cụ thể:9

a Khi một sự vật, hiện tượng được truyền thông khắc hoạ, chúng thường mang ba cấp độ nghĩa khác nhau Ở những trường hợp này, sự vật, hiện tượng được tái trình hiện đó phải đặt dưới một lăng kính, một hoàn cảnh văn hoá – xã hội nhất định để người xem có thể hiểu

Trước hết, người viết đề cập đến ba cấp độ nghĩa một sản phẩm truyền thông

có thể có

Lớp nghĩa thứ nhất: Nghĩa hiển thị Đây là những hình khối, màu sắc hay từ ngữ được sử dụng, là thông tin cơ bản của một sản phẩm truyền thông khi đến tay người tiếp nhận

Lớp nghĩa thứ hai: Nghĩa liên tưởng Lớp nghĩa này là phần thông điệp chính được suy ra từ những thông tin ta nhìn thấy trên ấn phẩm truyền thông Khả năng liên tưởng này phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân và vốn hiểu biết, liên hệ ngoài về văn hoá – xã hội

7 Stereotype essay, PhD thesis, Middlesex London University [online] Tại:

essay/13514715

https://www.studocu.com/vn/document/middlesex-university-london/media-analysis/stereotype-8 Xem thêm ở phầ n Ph l c ụ ụ

9 IPL n.d Stuart Hall Representation Theory [online] T i: <https://www.ipl.org/essay/Stuart-Hall- ạ Representation-Theory-FKZWP92PJ4D6>

Trang 10

Lớp nghĩa thứ ba: Nghĩa huyền thoại Lớp nghĩa cuối cùng này là phần nghĩa ẩn

dụ của thông điệp người tiếp nhận rút ra được dựa trên sự liên tưởng, khả năng diễn dịch và ý thức hệ

Qua đây, có thể thấy rằng, nếu nhìn nhận một số sản phẩm truyền thông bên ngoài hoàn cảnh xã hội của nó, người xem sẽ không thể hiểu đầy đủ thông điệp của ấn phẩm, hoặc nguy hiểm hơn, hiểu sai so với ý đồ ban đầu của nhà sản xuất Chẳng hạn, trên trang bìa tạp chí Paris Match đã từng đăng bức hình của một cậu bé da màu đang đội mũ và giơ tay chào Thông điệp mà bức hình muốn 10truyền đạt không dừng lại ở đây, tuy nhiên, để có thể hiểu đến lớp nghĩa này, người tiếp nhận cần phải đặt bức hình trong bối cảnh xã hội của nước Pháp, trong những hiểu biết về văn hoá Pháp, bao gồm phục trang của quân đội Pháp và cách thức giơ tay chào của binh lính Khi sử dụng mối liên hệ ngoài và kiến thức nền

về văn hoá để soi rọi vào ấn phẩm truyền thông này, người xem có thể thấy đây

là hình ảnh của một thiếu sinh quân gốc Phi khoác lên mình đồng phục của quân đội nước Pháp, mắt hướng lên, có lẽ là nhìn lá cờ Pháp, và tay giơ lên để chào quốc kỳ theo nghi thức của nước Pháp Bức hình như ngầm truyền tải thông điệp

về một đất nước Pháp hùng mạnh, được người Châu Phi chào đón và sẵn sàng phục tùng 11

b Cách hiểu, cách nhìn về mọi thứ xung quanh (Từ gốc: meaning) sẽ chi phối con người trong nhiều hoạt động, giúp tạo dựng nên luật lệ, tập tục, lề lối, nhằm đạt được một xã hội có trật tự và tổ chức Những người có chung cách hiểu, do 12

đó, sẽ hình thành các chuỗi hành động, lề thói chung, tức họ sống chung cùng một nền văn hoá Có thể thấy, nền văn hoá có mối tương liên với những cách hiểu chung.13 (Từ gốc: shared meaning)

Mà, các cách hiểu và ý niệm này không chỉ đơn thuần được tìm thấy, mà trên thực

tế, chúng được sản xuất và tạo dựng , một phần lớn bởi tái trình hiện.14

Chẳng hạn, hình tượng người mẹ chồng ở Việt Nam nói riêng, các nước Châu Á nói chung thường xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình với mô típ ghê 15gớm, ác nghiệt, yêu thương con trai một cách mù quáng, luôn gây khó dễ cho con dâu Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, bởi thế, cũng được khắc hoạ một cách

10 Tham kh o thêm ả ở Phụ l c ụ

11 National University of Singapore n.d Roland Barthes: Mythologies [online] T i: ạ

<https://courses.nus.edu.sg/course/elljwp/parismatch.htm>

12 Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices

London [etc.]: Sage, tr.4

13 Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices

London [etc.]: Sage, tr.1

14 Hall, S., Evans, J and Nixon, S., 1997 Representation: Cultural Representations and Signifying Practices

London [etc.]: Sage, tr.5

15 Tham kh o thêm ả ở Phụ ụ l c

Trang 11

đầy căng thẳng, thậm chí nhiều tình tiết mâu thuẫn còn bị cường điệu hoá Việc hàng loạt sản phẩm truyền thông lặp đi lặp lại một hình mẫu mẹ chồng, đẩy mạnh

và quảng bá quan điểm về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu như vậy đã khiến cái nhìn về hình ảnh người mẹ chồng ngày càng thêm tiêu cực, việc sống chung với gia đình chồng vấp phải nhiều thành kiến Có thể kết luận, hình tượng mẹ chồng và mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu được tái hiện trên màn ảnh, và

từ đó được truyền thông gán nghĩa, là đáng sợ, là đầy rẫy mâu thuẫn và vấn đề

5 Mối quan hệ giữa quyền lực và tái trình hiện

Theo Stuart Hall, việc nắm giữ quyền lực có ảnh hưởng lớn trong quá trình tái trình hiện của truyền thông Xét đến quyền lực, ta nhắc đến những người sở hữu các tập đoàn truyền thông, những người đứng sau các sản phẩm truyền thông, làm

ra và mang đến công chúng hoặc những đối tượng ở bên ngoài ngành truyền thông nhưng có quyền và sức ảnh hưởng để chi phối Quyền lực ở đây là quyền lực về văn hoá, về kinh tế, hay quyền lực chính trị, Về mặt văn hoá, những người nắm quyền có thể là những người đứng đầu các tôn giáo hay những người nổi tiếng

Về mặt kinh tế, quyền lực lại nằm trong tay những người giàu có, có nhiều tiền thuộc tầng lớp thượng lưu Về chính trị thì là những lãnh đạo, những người thuộc

cụ để đối đầu giữa các đảng phái, cả Đảng Cộng hoà lẫn Đảng Dân chủ đều sử dụng truyền thông để đưa những tin và hình ảnh tốt về người của Đảng mình và

có thể đăng những tin không hay hoặc những hình ảnh không mấy tích cực của người còn lại để kêu gọi những lá phiếu, như tờ Fox News luôn ủng hộ Đảng Cộng hòa đối đầu với CNN (Cable News Network) ủng hộ Đảng dân chủ Hay trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, hai cường quốc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô đã có những sự cạnh tranh ác liệt trên mặt trận truyền thông khi sự đối đầu ý thức hệ giữa 2 phe càng trở nên căng thẳng, báo đài và các cơ quan truyền thông của Mỹ

và các nước phương Tây đã liên tục thực hiện các chính sách tuyên truyền, chống phá các nước xã hội chủ nghĩa

Bên cạnh sự đối kháng, mối quan hệ giữa quyền lực và tái trình hiện còn mang tính chất bất cân xứng Nguyên nhân của việc này xuất phát từ chính sự bất cân bằng trong xã hội và trong việc phân chia quyền lực Những người nắm quyền lực truyền thông thường là những người đàn ông gia trắng giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, những người sở hữu hay trực tiếp điều khiển các hoạt động của các công ty, tập đoàn truyền thông Truyền thông lại thể hiện góc nhìn của những

16 Báo Lao độ ng 2021 Thông điệ ừp t quan h ệ “mẹ chồ ng - nàng dâu” trên phim truyền hình [online]Tại:

<https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/thong-diep- -quan-he- tu me 965430.ldo>

Ngày đăng: 26/07/2024, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN