1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tế công ty cổ phần tân hưng

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực Tế Công Ty Cổ Phần Tân Hưng
Tác giả Tạ Thị Mỹ Linh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo thực tế
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,82 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HƯNG (6)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tân Hưng (6)
    • 1.2. Tổ chức công tác quản lý tại công ty (8)
      • 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (8)
      • 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (9)
    • 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (10)
    • 1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (10)
  • PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HƯNG (13)
    • 2.1. Mô hình và hình thức tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Tân Hưng (13)
      • 2.1.1. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty (13)
      • 2.1.2. Bộ máy kế toán của công ty (13)
    • 2.2. Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng (15)
    • 2.3. Tình hình thực hiện các nội dung kế toán tại Công ty Cổ phần Tân Hưng (16)
      • 2.3.1. Về Kế toán tài chính (16)
        • 2.3.1.1. Tình hình thực hiện các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán trong kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu (0)
        • 2.3.1.2. Tổ chức hệ thống BCTC và tổ chức phân tích BCTC (23)
      • 2.3.2. Về Kế toán quản trị (23)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (25)
    • 3.1. Đánh giá chung thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Habisco (25)
      • 3.1.1 Ưu điểm (25)
      • 3.1.2 Nhược điểm (26)
    • 3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết...............................................................22 PHỤ LỤC (27)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUKế toán đảm nhận vai trò cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời vàhữu ích cho các nhà quản trị, nhà đầu tư trong việc ra quyết định kinh tế tài chính.Các thông tin kế

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HƯNG

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tân Hưng

- Địa chỉ: Cụm CN Hà Bình Phương, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội.

- Tài khoản số : 0591000401775 - NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI

NHÁNH THANH TRÌ - PHÒNG GIAO DỊCH THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI

- Vốn điều lệ hiện tại : 20.000.000.000 VND

- Doanh thu tháng : 20.000.000.000 VND/ tháng

- Lĩnh vực hoạt động chính : Sản xuất bao bì từ plastic (Mã ngành 2220)

- Năng lực sản xuất : 500 tấn/ tháng

- Thị trường tiêu thụ : nội địa và xuất khẩu

 Diện tích khu hành chính văn phòng , nhà ăn : 500 m 2

- Số lượng lao động: 252 người - 2 ca làm/ngày.

- Đối tác lâu năm , k hách hàng lớn :

Nội địa : Công ty cổ phần Việt – Pháp ( Proconco) ; công ty JAPFA COMFEED Việt Nam

Xuất khẩu : VACUMPAK-M PTK LTD ; Llc Kompaniya Tarra

Công Ty Cổ Phần Tân Hưng chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bao bì

PP dệt, bao bì PP, PP/BOPP, PE, HDPE, chất lượng cao và được khách hàng tin tưởng cho các lĩnh vực sản xuất Thức ăn chăn nuôi, đóng gói lương thực, thực phẩm, đường và phân bón.

Công ty Cổ phần Tân Hưng có nhà máy sản xuất bao bì tại Khu công nghiệp

Hà Bình Phương, Hà Nội với tổng diện tích trên 10,000m , được lắp đặt hệ thống 2 dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Theo đó, công suất của nhà máy là 3 triệu sản phẩm bao bì /tháng Với dây chuyền sản xuất hiện đại trên, c ông ty Cổ phần Tân Hưng có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao và khối lượng sản phẩm lớn từ phía khách hàn g

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Tân Hưng được thành lập ngày 18-10-2007 theo quy định thành lập của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh số 0500570858 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 10 năm 2007.

Tổng giám đốc kiêm chủ tịch - người đại diện pháp luật là ông Vũ Anh Long.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty vẫn được giao dịch với tên gọi là Công ty

Cổ phần Tân Hưng Hoạt động hạch toán của công ty mang tính chất độc lập, trong

12 năm qua công ty đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều kết quả.

Những ngày đầu thành lập (2007) từ một công ty có quy mô sản xuất khiêm tốn với hơn 20 người lao động, thành lập với mục đích giải quyết việc làm, ổn định và tăng dần thu nhập cho người lao động, sau 2 năm đi vào hoạt động lao động công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể là diện tích các khu sản xuất sản phẩm được mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất Tháng 6 năm 2010 nắm bắt được nhu cầu cấp thiết của thị trường về việc sử dụng sản phẩm về bao bì và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty đã cho sản xuất thêm các sản phẩm Bao bì dệt có tráng, bao PP dệt cho thức ăn cho chăn nuôi và bao Nilon HPDE Với phương châm “đi tắt đón đầu” không ngừng tiếp thu công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, Công ty Cổ phần Tân Hưng hiện đang là một trong những đối tác đáng tin cậy khắp cả nước.

Chức năng, nhiệm vụ theo Giấy phép kinh doanh

- Sản xuất và kinh doanh bao bì - Bán buôn tổng hợp

- Bao PP dệt - Sản xuất sợi

- Bao bì nhựa - In ấn

- Sản xuất sợi nhân tạo - Dịch vụ liên quan đến in

- Sản xuất sản phẩm từ plastic (sản phẩm chính)

Chức năng: Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, luôn giữ chữ tín với khách hàng và các đối tác, luôn lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những công ty mạnh cả nước.

- Kinh doanh đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký

- Thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết với khách hàng

- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước

- Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.

- Tuân thủ theo quy định Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, trật tự an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy.

- Kinh doanh có lãi để đem lại lợi nhuận cho công ty ngày một phát triển nâng cao về chất lượng, mở rộng quy mô.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình sản xuất, thông tin sản phẩm (Phụ lục 1).

Tổ chức công tác quản lý tại công ty

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: (Phụ lục 2)

Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :

- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát

- Ban giám đốc : gồm giám đốc và phó giám đốc

- 06 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: phòng Tổ chức hành chính, Phòng tài chính- kế toán, Phòng kinh tế kế hoạch, Phòng thị trường, Phòng thiết kế , sản xuất.

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

- Hội đồng quản trị : là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ các vấn đề thuộc quyền Đại hội đồng cổ đông

- Ban kiểm soát : Đây là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành công ty

- Ban giám đốc : thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, gồm :

+ Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động ngày của công ty và chịu sự giám sát, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

+ Phó Giám đốc Công ty: phụ trách các hoạt động kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, thiết kế nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

- Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý hoạt động, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước, các công việc thuộc hành chính,

- Phòng tài chính- kế toán : tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa, tiền mặt và sử dụng có hiệu quả không để thất thoát tài sản đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban GĐ, cơ quan cấp trên về pháp luật và chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán.

- Phòng kế hoạch – kỹ thuật : giúp Ban GĐ lập kế hoạch, xác định phương hướng, mục tiêu SXKD, xây dựng triển khai thực hiện các phương án SXKD, ngành nghề đào tạo,chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư thiết bị kỹ thuật.

- Phòng thiết kế , kiểm soát chất lượng : giúp công ty tổ chức, triển khai các công việc về công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong sản xuất, khảo sát.

- Phòng thị trường : giúp công ty nắm bắt nhu cầu sử dụng của khách hàng, theo dõi sự biến động về giá các mặt hàng tương đương trên thị trường cả nước cung cấp mọi thông tin chi tiết về tình hình cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường.

- Phòng sản xuất: có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm theo mẫu, quản lý xưởng sản xuất thực hiện theo đúng kiểu dáng, mẫu mã,chất lượng theo những gì mà bên thiết kế đã lập kế hoạch và thống nhất.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Hiện tại Công ty Cổ phần Tân Hưng chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bao bì PP dệt, bao bì PP, PP/BOPP, PE, HDPE, chất lượng cao và được khách hàng tin tưởng cho các lĩnh vực sản xuất Thức ăn chăn nuôi, đóng gói lương thực, thực phẩm, đường và phân bón.

Với đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản trong và ngoài nước,Công ty Cổ phần Tân Hưng cam kết sẽ bảo hành chính hãng cho tất cả các sản phẩm mà Công ty cung cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Để đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Hưng tác giả đã thu thập số liệu ở báo cáo kết quả kinh doanh (Phụ lục 3) và một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, … của công ty trong 3 năm gần nhất tính đến thời điểm khảo sát thực tế là năm 2018, 2019, 2020 thông qua Báo cáo tài chính của 3 năm và tính toán chênh lệch để đánh giá khái quát xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2019 tăng lên 24,445,305,811 đồng so với năm 2018, tương đương 21,32% Sang năm 2020 tổng doanh thu tăng lên100,764,066,582 đồng, vượt hơn năm 2019 là 72,43% Mặc dù năm 2020 cũng bị ảnh hưởng nhỏ do dịch Covid 19 nhưng do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác trong và ngoài nước, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng, chú trọng vào quy trình sản xuất sản phẩm,…

Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao Năm 2019 tổng chi phí tăng lên 2,772,122,122 đồng tương đương 38.55% so với năm 2018 và năm 2020 tăng cao 7,084,613,011 đồng tương đương 71,10%

Như vậy, doanh thu và chi phí của công ty biến động lên cùng nhau Những con số này cho thấy công ty đang có những chiến lược kinh doanh ngày càng phát triển hơn

Lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2019 so với năm 2018 tăng 64,667,863 đồng, tương ứng 89,73% Tiếp đến, năm 2020 so với năm 2019 lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 158,291,114 đồng, tương ứng tăng 115,76% Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh

Vốn của chủ sở hữu qua các năm có sự thay đổi nhiều, năm 2019 so với năm

2018 tăng 43,710,907 đồng tương ứng tăng 0.21%, năm 2020 so với năm 2019 tăng 313,026,627 đồng tương ứng tăng 1.53% Điều này cho thấy sự bổ sung vốn hoàn toàn từ phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng tài sản của công ty biến động qua các năm, năm 2019 so với năm 2018 tăng 4,210,511,899 đồng, tương ứng tăng 3,95% cho thấy trong năm 2019 công ty đầu tư vào tài sản tương đối cao Tổng tài sản của công ty năm 2020 so với năm

2019 tăng mạnh 25,342,068,507 đồng, tương ứng tăng 22,90% cho thấy trong năm

2020 công ty đã đầu tư ngày càng mạnh vào mua sắm tài sản. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, tác giả đã tính toán một số chỉ tiêu phân tích (Phụ lục 5) như ROA, ROE, ROS theo các công thức sau:

ROA= Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản; ROE = Lợi nhuận sau thuế /Tổng nguồn vốn chủ sở hữu; ROS = Lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần

- Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên tài sản bình quân Từ (Phụ lục 5) có thể thấy năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 à 0,05%, năm 2020 cũng tăng lên so với năm 2019 là 0,10%. Chỉ tiêu này dù tăng nhẹ nhưng cũng cho thấy việc đầu tư vào tài sản của công ty cũng đạt hiệu quả và cũng mang lại lợi nhuận theo hướng tích cực

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của Công ty Cổ phần Tân Hưng tăng dần qua các năm Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 0,32%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 0,75% Xu hướng tăng này cho thấy Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Tân Hưng đang dử dụng nguồn vốn hiệu quả và có khả năng sinh lời tốt

- Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Từ (Phụ lục 5) ta thấy năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là0,04%, còn năm 2020 tăng hơn so với năm 2019 là 0,02% Mặc dù năm 2020 là một năm đầy sóng gió của nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, đúng đắn vì thế mà doanh thu giai đoạn này tăng khá nhiều so với các năm trước.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HƯNG

Mô hình và hình thức tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Tân Hưng

2.1.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty

Công ty Cổ phần Tân Hưng lựa chọn mô hình tổ chức kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT

2.1.2 Bộ máy kế toán của công ty

Công ty Cổ phần Tân Hưng đã áp dụng bộ máy kế toán tập trung Các công việc kế toán được thực hiện chủ yếu ở phòng kế toán trung tâm, từ khâu thu thập, kiểm tra chứng từ ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán; từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tân Hưng được được sơ đồ hóa tại (Phụ lục 6).

 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:

Phòng kế toán có chức năng là tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác quản lý tính hiệu quả tài chính hoạt động và chế độ kế toán như: Hoạch định chiến lược quản trị tài chính và hoạt động kế toán của doanh nghiệp; Thực hiện các nghiệp vụ tài chính phát sinh tại doanh nghiệp; Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc chỉ đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty.

Kế toán tổng hợp : tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ cái, bảng tổng kết TS của công ty, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo

Kế toán công nợ : theo dõi tình hình thanh toán công nợ của KH và NCC, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các KH nợ quá hạn và thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán.

Kế toán thuế : đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi tình hình thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị.

Kế toán TSCĐ, XDCB : theo dõi tình hình tăng, giảm tình hình nhập, xuất sử dụng CCDC và phân bổ giá trị CCDC xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các dự án, theo dõi tình hình nhập xuất, tồn NVL cho từng dự án, hạng mục.

Kế toán tiền lương : theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản trừ vào lương: các khoản bảo hiểm, tiền phạt, tiền vay ứng lương phải trả cho cán bộ công nhân viên theo quy định.

Kế toán bán hàng : theo dõi tình hình nhập kho và xuất kho hàng hóa, thành phẩm, cuối tháng lập bảng kê tổng hợp theo dõi doanh thu.

Kế toán tiền : quản lý chứng từ thu, chi, giấy báo Nợ, báo Có, tài khoản ngân hàng, nhập lên hệ thống máy tính, cuối ngày đối chiếu số liệu với thủ quỹ.

Thủ quỹ: là bộ phận độc lâp, có trách nhiệm thu chi tiền theo lệnh của Giám đốc, có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản thu chi phát sinh trong ngày, lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động,lưu trữ, bảo quản số sách tài liệu có liên quan,

Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng

Công ty Cổ phần Tân Hưng hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư

133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng: Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”)

- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm.

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Công ty có sử dụng phần mềm kế toán Vacom để hỗ trợ công tác kế toán.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nh n hang tồn kho: theo gia th c tế â ư

Giá thực tĀ tn kho cuối ky = Số lượng hàng tn kho x Đơn giá t椃Ānh cho hàng tn kho

- Ph ươ ng phap tinh gia hang tồn kho: Theo gia binh quân gia quyền

Giá đơn vị bình quân cả ky dự trữ

= Trị giá thực tĀ hàng hoá tn kho đầu ky + Trị giá thực tĀ hàng hoá nhập kho trong ky

Số lượng hàng hoá tn đầu ky + Số lượng hàng hoá nhập trong ky

- Phương pháp ghi sổ chi tiết là phương pháp thẻ song song.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, phí và lệ phí công ty thực hiện kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước.

Tình hình thực hiện các nội dung kế toán tại Công ty Cổ phần Tân Hưng

2.3.1 Về Kế toán tài chính

2.3.1.1 Tình hình thực hiện các chuẩn mực kĀ toán, chĀ độ kĀ toán trong kĀ toán các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yĀu

Kế toán tài sản cố định

TSCĐ của Công ty Cổ phần Tân Hưng gồm các máy móc, thiết bị sau:Máy kéo sợi Hengli, Máy Dệt Hengli, Máy tráng, ghép màng BOPP, Máy thổi HDPE&PE, Máy In Flexo,Máy cắt may tự động Leatron, Máy cắt Persia, Máy may đáy và máy may viền miệng,… Như vậy, TSCĐ trong công ty không nhiều và đều là TSCĐ hữu hình Vì vậy, khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ trong công ty kế toán đã tuân thủ các nội dung trong Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình; Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Theo đó, nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Để phản ánh và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ, kế toán công ty đã vận dụng nội dung liên quan trong Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Chứng từ kế toán: Một số chứng từ kế toán TSCĐ chủ yếu công ty đang sử dụng:

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ)

Tài khoản sử dụng: TK 211 – “Tài sản cố định” TK 211 – “Tài sản cố định” có 3 tài khoản cấp 2 gồm: TK 2111 – “TSCĐ hữu hình”; TK 2112 – “TSCĐ thuê tài chính”; TK 2113 – “TSCĐ vô hình”

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về TSCĐ hữu hình phát sinh trong Công ty Cổ phần Tân Hưng:

(1) Mua TSCĐ hữu hình về phục vụ cho hoạt động kinh doanh:

- Phản ánh giá mua TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 2111: Giá mua chưa thuế GTGT

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

- Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ hữu hình mua về phục vụ cho hoạt động kinh doanh như chi phí vận chuyển, chi phí biển số xe ô tô,…

Nợ TK 2111: Giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

(2) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình phục vụ hoạt động kinh doanh:

- Ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế của TSCĐ

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

- Phản ánh thu nhập thu được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán

Có TK 711: Giá thanh lý, nhượng bán chưa thuế GTGT

Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp

- Phản ánh chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 811: Giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

Sổ kế toán: Thẻ TSCĐ; Sổ TSCĐ; Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái TK 211

Kế toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong Công ty Cổ phần Tân Hưng chỉ có hàng hóa và hàng hóa của công ty rất đa dạng và phong phú Một số hàng hóa trong công ty như: Bao

PP dệt, Bao PP dệt ghép màng BOPP, HDPE,LLDPE,… Khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hóa, kế toán công ty tuân thủ nội dung trong Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho Theo CMKT số 02, giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Việc tính giá trị hàng hóa được áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước xuất trước Công ty Cổ phần Tân Hưng sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để xác định giá trị hàng tồn kho. Để phản ánh và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, kế toán công ty đã vận dụng nội dung liên quan trong Thông tư

133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Chứng từ kế toán: Một số chứng từ kế toán hàng tồn kho chủ yếu công ty đang sử dụng:

- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03-VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05-VT)

- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT)

Tài khoản sử dụng: TK 152 – “Nguyên vật liệu”; TK 153 – “Công cụ dụng cụ”; TK 156 – “Hàng hóa”

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về hàng tồn kho phát sinh trong Công ty Cổ phần Tân Hưng:

(1) Mua hàng hóa về nhập kho:

+ Phản ánh giá mua hàng hóa:

Nợ TK 156: Giá mua chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

+ Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa mua về nhập kho như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí bốc dỡ, …

Nợ TK 156: Giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

(2) Xuất kho hàng hóa gửi bán hoặc bán trực tiĀp cho khách hàng

Nợ TK 157: Nếu hàng hóa gửi bán

Nợ TK 632: Nếu hàng hóa bán trực tiếp

(3) Hàng hóa gửi bán hoặc đã bán bị trả lại nhập kho

Có TK 157: Nếu hàng hóa gửi bán bị trả lại

Có TK 632: Nếu hàng hóa đã bán bị trả lại

(4) Xuất kho vật liệu sử dụng cho các bộ phận trong công ty

Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 152: Nguyên vật liệu

(5) Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng cho các bộ phận trong công ty

Nợ TK 242: Đối với công cụ dụng cụ cần phân bổ nhiều lần

Nợ TK 642: Đối với công cụ dụng cụ ghi nhận một lần

Có TK 153: Công cụ dụng cụ

Sổ kế toán: Sổ kế toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái các tài khoản 152, 153, 156.

Kế toán chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh trong Công ty Cổ phần Tân Hưng bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó chi phí mua hàng được tính vào giá trị thực tế của hàng mua đã được phản ánh trong kế toán TSCĐ và kế toán hàng tồn kho Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận văn phòng, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí kinh doanh, kế toán công ty tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01 – “Chuẩn mực chung” – Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó Để phản ánh và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí kinh doanh, kế toán công ty đã vận dụng nội dung liên quan trong Thông tư133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ khấu hao

TSCĐ, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Phiếu chi, …

Tài khoản sử dụng: TK 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh” TK 642 có 2 TK cấp 2 gồm: TK 6421 – “Chi phí bán hàng”; TK 6422 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về chi phí kinh doanh phát sinh trong Công ty Cổ phần Tân Hưng:

(1) T椃Ānh tiền lương phải trả người lao động thuộc bộ phận bán hàng và văn phòng:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 334: Phải trả người lao động

(2) Tr椃Āch BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định hiện hành:

Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập người lao động

Có TK 338 (2,3,4,5): Phải trả, phải nộp khác

(3) Tr椃Āch khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng và văn phòng:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

(4) Chi ph椃Ā dịch vụ mua ngoài và chi ph椃Ā bằng tiền khác phục vụ bộ phận bán hàng và văn phòng:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

Sổ kế toán: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 6421, 6422; Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái TK 642.

Kế toán doanh thu và thu nhập

Kế toán doanh thu và thu thập trong Công ty Cổ phần Tân Hưng tuân thủ các nội dung liên quan trong Chuẩn mực kế toán số 01 – “Chuẩn mực chung”;

Chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”, Thông tư

133/2016/TT-BTC Theo chuẩn mực kế toán số 01, doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi,…; Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,… Để phản ánh và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu và thu nhập khác, kế toán công ty đã vận dụng nội dung liên quan trong Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho bán hàng,

Hợp đồng mua bán, Phiếu thu, …

 TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK 511 có 4 tài khoản cấp 2 gồm:

+ TK 5111 – “Doanh thu bán hàng hóa”

+ TK 5112 – “Doanh thu bán thành phẩm”

+ TK 5113 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

 TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về doanh thu, thu nhập phát sinh trong Công ty Cổ phần Tân Hưng:

(1) Bán hàng hóa trực tiĀp cho khách hàng:

Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

(2) Định ky, nhận lãi tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

(3) Thu nhập thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán

Có TK 711: Giá thanh lý, nhượng bán chưa thuế GTGT

Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp

Sổ kế toán: Sổ chi tiết bán hàng, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 511, 515, 711 2.3.1.2 Tổ chức hệ thống BCTC và tổ chức phân t椃Āch BCTC

Công ty Cổ phần Tân Hưng lập BCTC theo niên độ vào cuối năm dương lịch với hệ thống BCTC bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC Hệ thống BCTC được lập đúng với mẫu biểu, yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Kế toán trưởng là người lập BCTC và giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC Nơi nhận BCTC của công ty là cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh

Phòng kế toán sẽ tham mưu và hỗ trợ ban lãnh đạo phân tích BCTC để giúp ban lãnh đạo công ty nắm bắt đúng tình hình kinh tế tài chính của công ty, từ đó, có phương hướng đúng đắn giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai Khi lập BCTC năm, công ty phải lập BCTC theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán số 01 –“Chuẩn mực chung”, Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày BCTC” và Thông tư 133/2016/TT-BTC

2.3.2 Về Kế toán quản trị

Công ty Cổ phần Tân Hưng lựa chọn mô hình tổ chức kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT Vì vậy, nội dung của tổ chức công tác kế toán được thực hiện dưới sự kết hợp song hành giữa KTTC và KTQT, trong đó bộ máy kế toán đồng thời thực hiện cả công việc KTTC và KTQT.

Các nhân viên trong phòng kế toán đều thực hiện các phần hành kế toán được phân công và kết hợp thực hiện nhiệm vụ của KTTC và KTQT Trong đó, các nội dung kế toán quản trị được thực hiện như sau:

- KTQT sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán theo quy định, đồng thời xây dựng thêm các chứng từ riêng biệt cho phù hợp để thu thập thông tin quá khứ, thông tin dự đoán phục vụ yêu cầu quản trị cụ thể.

- KTQT xây dựng thêm hệ thống báo cáo kế toán quản trị trên cơ sở của thông tin kế toán quản trị ngoài hệ thống BCTC.

Ngày đăng: 26/07/2024, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY - báo cáo thực tế công ty cổ phần tân hưng
h ụ lục 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY (Trang 38)
w