1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1,1,1 Trách nhiệm xã hội Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 70 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan dé “Trach nhiệm xã

Trang 1

TRUONG DAI HOC PHENIKAA

000 °

TIEU LUAN BAI CUOI KY

23(N04)

Trang 2

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DONG GOP CUA CAC THÀNH VIÊN

Trang 3

MO DAU 5

I Cơ sở lý thuyết về vấn đề trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp 6

1.1.2 Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp - 222222222222 2223222222 22222 x+2 7

1.2.1 Trách nhiệm kinh tẾ +:-22++222221222111222111127111122111 11111.1111.11 8

1.2.2 Trách nhiệm pháp Ïý - 5 2 E222 12220112011121 1112311511 1151 115211111111 111 11111 111k ray 8 1.2.3 Trách nhiệm đạo đức ccccccccccccccceceeeceeseteeettetsuaauseccseecesecceeeececeseenaees 8 1.2.4 Trach nhiém nhan vance ceeeeeececececccscccececesseccssetessetttttteteseceeeeeenaees 9

1.3.1 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiỆp - 5 225255 22225s2 2252 9 1.3.2 Lợi ích của trách nhiệm xã hội - - ccc cccccccceeeeceesetteettttstseesececceeenaaeness 10 II Phân tích vấn đề Samsung đã từng gặp phải và ảnh hướng «« 11

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Samsung - - s1 211112112111 2112112 xxe II

2.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn ¿22222 9221112221111221112211112211112217112.011 1y II 2.1.3 Giá trị cốt lõi ::- 22:22 2111222122111 1111 kg II

2.3 Những vấn đề về trách nhiệm xã hội Samsung đã gặp phải trong vụ việc

HI Giải pháp nhằm cải thiện nâng cao trách nhiệm xã hội của tập đoàn khi) DO Ớ-c 19

3.1 Giải pháp giải quyết vấn đề của tập đoàn Samsung -.- s s «se 19 3.2 Giải pháp cải thiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Samsung 21

a Giải pháp đối với trách nhiệm kinh tẾ: - 2-5 11111 1121111521212121 71712255 21

b Trách nhiệm pháp lý - - 2 22 1220122201123 1 1123115511151 1 1151115511 111111111 cay 22

d Trách nhiệm hain vari icc eeeceeececececceccscccececcececcceseessettttettttsensecevaennees 23 3.3 Két qua sau khi Samsung giai quyét VAN OG cccccccceeescsecsevstssessessvseseeseees 25

Trang 4

3.4 Đánh giá giải pháp của tập đoàn Samsung c0 22112221211 111 1521112222 26

IV Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp 5s se =ccsscsesess seescsrs 27

4.1 Bài học kinh nghiệm - 2 2 22 2221122211223 1 123111231 15231 1511118111111 811 11184 27

4.2 Đề xuất giải pháp - - c ncnT T1 1E11211112111111 11011 1E 1 HH nn HH ta 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 5° 2Ÿ << se ©S<ESEEESeEEEEseEsekereerscrereeserssre 31

Trang 5

MO DAU

Toàn cầu hóa và sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia đã đặt ra những yêu cầu ngay cang cao về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là chủ đề được giới học thuật và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và trở thành một hướng nghiên cứu và ứng dụng mới nhằm duy trì sự phát triên bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng xã hội và các bên liên quan Tuy nhiên, để biến các quan điểm về CSR thành hành động thực tiễn tại các doanh

nghiệp không phải là việc dễ dành Trong bối cảnh đó, vấn đề trách nhiệm xã hội của

Samsung - tập đoàn đa quốc gia lớn thứ I2 trên thê giới - đã thu hút sự quan tâm của dư luận

Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống con người và môi trường Tuy nhiên, tập đoàn nảy cũng từng vướng phải nhiều tranh cãi về vấn đề trách nhiệm xã hội Việc phân tích những vẫn đề này sẽ giúp rút ra bài học

kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác, góp phần thúc đây thực hành đạo đức kinh

doanh và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp

Nhận thấy điều đó, Nhóm 2l lớp Đạo đức trong kinh doanh & Văn hóa doanh nghiệp-1-2-23(N04) quyết định tìm hiểu và phân tích một vấn đề cụ thê về trách

nhiệm xã hội mà Samsung đã gặp phải, đánh giá ảnh hưởng của các vấn đề này đến hoạt động kinh doanh của Samsung và các bên liên quan

Trang 6

NOI DUNG

1.1 Khái niệm 1,1,1 Trách nhiệm xã hội

Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 70 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan dé “Trach nhiệm xã hội của doanh nhân” (Soclal Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhăm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tôn hại cho xã hội Từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của đoanh nghiệp đang được hiểu nhiều cách khác nhau

Trách nhiệm xã hội là một khái niệm rộng lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học Nó bao hàm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với những tác động của họ lên xã hội và môi trường Khải niệm này được định nghĩa và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, tủy thuộc vào mục đích sử dụng

Theo tiêu chuân quốc tế ISO 26000:2010, trách nhiệm xã hội của tổ chức là

trách nhiệm của tô chức đó đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường Trách nhiệm này được thê hiện qua hành vi minh bạch và có đạo đức, hướng đến những mục tiêu như

e Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội;

® Đáp ứng các mong đợi của các bên liên quan;

Tuân thủ luật pháp hiện hành và các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi; Được tích hợp trong mọi hoạt động của tổ chức và thê hiện trong các mỗi quan hệ của nó

Ngày nay, CSR đã trở thành triết lý hành vi và quản trị của đoanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng một cách tương đối phô biến, đặc biệt dưới góc độ quan niệm CSR không phải là các hoạt động theo cách “cho đi” mà thực chất chính là “việc tạo lập một hệ sinh thái” bền vững cho sự phát triển lâu đài của donah nghiệp

1.1.2 Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp

CSR có nhiều định nghĩa, phụ thuộc vào quan điểm từ mỗi công ty, chính phủ, va diéu kién cu thé Keith Davies (1973) mô tả nó là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với vấn đề vượt ra ngoài yêu cầu pháp lý và công nghệ A Carroll (1999) mở rộng định nghĩa bằng cách xem xét CSR như là tất cả các vẫn đề mà xã hội kỳ vọng từ doanh nghiệp Matten và Moon (2004) nhân mạnh rằng CSR bao gồm đạo đức kinh doanh, làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững, và trách nhiệm mồi trường

Trang 7

Trong bài nghiên cứu, nhóm 21 chọn quan điểm của chuyên giá ở Ngân hàng thé giới, đó là : “Cam kết của doanh nghiệp dong góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuần thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình dang về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp” Đây là bôn phận của những nhà quản lý (những người ra quyết định) khi hành động dé bao vé va cải thiện phúc lợi xã hội đi cùng các mục tiêu khác của doanh

nghiệp

1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Dù CSR phổ biến, các quan điểm về khái niệm, nội dung và phạm vi của nó vẫn còn đa dạng Mô hình "kim tự tháp" của A Carroll với 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức, lòng bác ái (nhân văn) là mô hình toàn diện và được áp dụng rộng rãi nhất dé giải quyết vấn đề này

k2 Cấp 4 Trách nhiệm bác ái: phải làm điều thiện

Cấp 3 Trách nhiệm đạo đức: phải công bằng

1.2.1 Trách nhiệm kinh tế

Trách nhiệm/ nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội và bán chúng với mức giá công bằng (thế hiện đúng giá trị san pham/dich vu, du dé doanh nghiéptén tai, phát triển và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư) Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các trách nhiệm khác Trách nhiệm kinh tế cũng được thê hiện khác nhau đối với từng bên liên quan

Đối với người lao động, doanh nghiệp cần tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thủ lao tươngxứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo

Trang 8

quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc Điều này thể hiện qua chính sách trả lương, các trang thiết bị bảo hộ mà doang nghiệp cung cấp cho người lao động

Đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp cần tìm kiếm và đáp ứng, đảm bảo thỏa mãn người tiêu đùng về mọi mặt khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các biểu hiện cụ thể có thể kế đến như cung cấp sản phâm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, dịch vụ

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác

Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế là mang lại lợi ích tối đa và công băng cho họ Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hóa, lợi nhuận dau tu,

1.2.2 Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật chính thức đối với các bên hữu quan Nó bao gồm tuân thủ luật pháp về lao động, môi trường, thuế, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý cần đáp ứng được năm khía cạnh Thứ nhất là điều tiết cạnh tranh Điều này được thế hiện rằng các doanh nghiệp không được thực hiện các hành vị cạnh tranh không lành mạnh hoặc thao túng giá cả Tiếp theo, doanh nghiệp cần bảo vệ người tiêu dùng thông qua những hành động cụ thể như đảm bảo chat lượng, sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của họ trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ bị lỗi Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý cũng yêu cầu doanh nghiệp giữ sự an toàn, bình đẳng đối với người lao động (không phân biệt đối xử, tạo môi trường làm việc an toàn và đảm bảo trả lương tương xứng) và khuyến khích họ phát hiện, ngăn chặn hành vi sai trái

1.2.3 Trách nhiệm đạo đức

Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp thể hiện sự cam kết với các tiêu chuẩn và chuân mực không chỉ là yêu cầu của pháp luật, mà còn là một cam kết sâu sắc đối với mỗi quan tâm của các bên liên quan quan trọng như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, và cộng đồng Điều này không chỉ liên quan đến việc đúng - sai, công băng, mà còn đảm bảo quyên lợi được bảo vệ

Trách nhiệm đạo đức không chỉ là việc tuân thủ các quy định pháp luật; đó là những hành vi và hoạt động mà doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, vượt qua những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt Điều này thể hiện cam kết với một chuẩn mực, vượt qua những ràng buộc của luật lệ

Khia canh này thường được thể hiện thông qua các nguyên tắc và giá trị đạo đức, được tôn trọng và trình bày trong bản sử mệnh và chiến lược của doanh nghiệp Các công bố này làm nỗi bật những nguyên tắc và giá trị đạo đức, đồng thời làm nền

Trang 9

tảng cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong tổ chức và với các bên liên quan Điều nảy tạo nên một cơ sở cho sự hải hòa giữa mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội, đồng thời tạo ra một đoanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững trong mắt cộng đồng

1.2.4 Trách nhiệm nhân văn

Trách nhiệm nhân văn (tự nguyện) của doanh nghiệp: là những hành vị và hoạt động thê hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội

Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, phát triển nhân cách đạo đức của người lao động

Tất cả những điều trên không phải là một trách nhiệm bắt buộc mà được hình thành và điều chỉnh bởi lương tâm của đoanh nghiệp Điều này thê hiện cam kết chân thành và lòng nhân ái, giúp xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng

1.3 Vai trò và lợi ích của trách nhiệm xã hội

1.3.1 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Kiến tạo xã hội và tái cân bằng xã hội: Thực hiện CSR là một việc làm tốt đẹp đối với cộng đồng và môi trường nơi mà các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất lkinh doanh, đây không chỉ là hành động có tính nhất thời mà là đích đến mà các doanh nghiệp cần đạt được Thực chất, CSR chính là sự hài hòa, đảm bảo lợi ích và sự ứng xử tốt đẹp cho tất cả các chủ thể trong xã hội với một thái độ và hành vi tích cực nhất Thay cho việc thỏa mãn lợi ích hoặc tối đa hóa lợi ích của một nhóm các đối tượng liên quan đến doanh nghiệp như cô đông, người quản lý hay người lao động CSR luôn đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các chủ thê trong xã hội thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các đối tượng có liên quan Chính

điều này đã nói lên tính thần kiến tạo xã hội và tái cân băng lợi ích xã hội ma CSR

mang lại

- Tạo lập một thói quen kinh doanh vì xã hội, vì cộng đồng thay cho chỉ vi cá nhân, vì cô đông Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp không phải là doanh thu và lợi nhuận, mà đó chính là những đóng góp và công hiến cho xã hội Khi mục tiêu công hiến và đóng góp cho xã hội đạt được thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cũng dần trở thành hiện thực Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, một doanh nghiệp đã có ý thức và thói quen kinh doanh vì xã hội, vì cộng đồng sẽ tạo lập được một nền tảng vững chắc và sẽ tạo nên sự kết nỗi tốt nhất tới các nguồn lực và chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp CSR sẽ không thể tự nhiên xuất hiện ở mỗi doanh nghiệp khi không có sự quan tâm, nhận thức và hành động từ những việc làm nhỏ nhất đối với các chủ thê trong nội bộ doanh nghiệp cho tới những hoạt động có tính quy mô đối với tất cả các chủ thê bên ngoài môi trường doanh nghiệp

Trang 10

- Tạo sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt CSR và đoanh nghiệp được xã hội và cộng đồng đánh giá cao có nghĩa rằng ở đoanh nghiệp đó, lợi ích của cô đông được bảo đảm, lợi ích 14 của người lao động được quan tâm và duy trì ôn định, lợi ích của khách hàng được tôi đa hóa, lợi ích của đối tác được cân bằng và ôn định, lợi ích của chính quyền địa phương được cải thiện, môi trường sống của địa phương và xã hội được đảm bảo và các lợi ích khác rất được quan tâm thì chắc chắn doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phát triển và có khả nang ton tai lâu dai Do vay, tông giá trị lợi ích mà đoanh nghiệp đó mang lại cho xã hội sẽ cao hơn rất nhiều so với giá trị lợi ích của những doanh nghiệp hoạt động chỉ vì

một nhóm lợi ích nhỏ nào đó Bên cạnh đó, chính sự cân bằng lợi ích này mới là điểm

mau chốt cho sự phát triên bên vững và lâu dài của doanh nghiệp

- Xây dựng ý thức hệ cho đội ngũ doanh nhân và những người làm kinh doanh theo hướng công hiến cho một xã hội tốt đẹp CSR có được thực hiện ở doanh nghiệp hay không, điều trước tiên sẽ phụ thuộc vào nhận thức của đội ngù lãnh đạo doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp nào có lãnh đạo sớm nhận thức vả ý thức về CSR, coi CSR như là một vấn đề có tính sống còn và là đích đến của doanh nghiệp thì trong doanh nghiệp đó chắc chắn CSR được quan tâm thực hiện, đồng thời mô hình hoạt động và quản trị của doanh nghiệp cũng được thiết lập hoặc điều chỉnh theo hướng CSR thay cho hướng “tư bản thuần túy” Ý thức của đội ngũ doanh nhân CSR còn được hình thành thông qua hoạt động đào tạo ngay từ thời điểm ngồi trên ghế nhà trường hoặc các hoạt động đào tạo thực tế khác nữa Chính vì vậy, đào tạo vé CSR luôn có một vai trò rất quan trọng đề có thê hình thành hệ ý thức CSR cho đội ngũ doanh nhân trẻ của mỗi quốc gia để có được một thế hệ doanh nhân kinh doanh theo hướng cống hiến cho một xã hội phát triển bền vững và tốt đẹp hơn

1.3.2 Lợi ích của trách nhiệm xã hội

Việc thực hiện Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) mang lại lợi ích toàn diện cho các chủ thể trong xã hội như sau:

Đối với khách hàng: Doanh nghiệp đảm bảo giá trị và lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp sản phâm đáp ứng nhu cầu, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và an toàn trong sử dụng CSR giúp tạo dựng hình ảnh tích cực về sản phâm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

Đối với cô đông: Doanh nghiệp đảm bảo lợi ích lâu dài và ôn định cho cổ đông thông qua công bồ thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả và sử đụng nguồn vốn hợp lý CSR giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tư và giảm rủi ro trong đầu tư

Đối với người lao động: Doanh nghiệp tăng cường lợi ích và ôn định cho người lao động thông qua chính sách đãi ngộ tốt, điều kiện làm việc công băng và an toàn, đảo tạo phát triển nghề nghiệp CSR giúp tạo ra một văn hóa làm việc tích cực và gắn kết trong doanh nghiệp

Đối với chính quyền địa phương và cộng đồng: Doanh nghiệp hỗ trợ và phát triển cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường, làm từ thiện

Trang 11

va đóng góp vào các đự án cộng đồng CSR giúp xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp và tạo sự hài lòng trong cộng đồng

Đối với đối tác: Doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững và hiệu quả với đối tác thông qua việc thực hiện CSR trong hợp tác sản xuất và kinh doanh CSR giúp tăng cường uy tín và sự tin cậy trong quan hệ đối tác

Đối với môi trường: Doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và kiến tạo trái đất thông qua các biện pháp giảm thải và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo CSR đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây đựng một tương lai bền vững

Đối với doanh nghiệp: CSR giúp tạo dựng thương hiệu, cân bằng lợi ích và phát triển bền vững cho doanh nghiệp thông qua việc xây đựng uy tín, thương hiệu và giảm thiểu rủi ro Doanh nghiệp thực hiện CSR không chỉ đảm bảo trách nhiệm xã hội mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh đoanh và tạo ra một môi trường làm việc tích cực

2.1 Giới thiệu tông quan về công ty Samsung 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Samsung

Samsung tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống toàn cầu của tập đoàn Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990, Samsung đã phát triển một hiện diện mạnh mẽ trong ngành công nghiệp và thị trường tiêu dùng của đất nước ta

Tập trung vào sản xuất và lắp ráp, nhà máy của Samsung tại Việt Nam chủ yếu sản xuất điện thoại đi động, máy tính bảng, tivi, và nhiều sản phẩm điện tử khác Việc

này không chỉ mang lại nhiều cơ hội việc làm mà còn góp phần vào phát triển kinh tế

và công nghiệp sản xuất của Việt Nam

Bên cạnh đó, Samsung tại Việt Nam thường xuyên thực hiện các hoạt động xã hội nhằm đóng góp vào cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống Công ty thường hỗ trợ các dự án giáo dục, đào tạo nghề, và các chương trình xã hội khác, thể hiện cam kết vững chắc với cộng đồng Việt Nam Đồng thời, Samsung tại Việt Nam không chỉ là một doanh nghiệp thành công mà còn là một đối tác đáng tin cậy và tích cực đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước

2.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn

Về sứ mệnh, Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản nhưng chặt chẽ Nó là cống hiến tài năng và công nghệ của mình dé mang lại sản phẩm và dịch vụ vượt trội, góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.Để đạt những những điều trên, Samsung hết sức coi trọng con người và công nghệ của mình

Và để thực hiện sứ mệnh trên, Samsung cũng đã đưa ra tầm nhìn của mình "dan đầu về hội tụ kỹ thuật số" Tập đoàn Samsung tin rằng với những đổi mới công nghệ hiện tại, họ sẽ có thể tìm được các giải pháp cần thiết để giải quyết các thách thức trong tương lai Bằng cách khai thác nền kinh tế kỹ thuật số, Samsung sử dụng công nghệ để giúp các doanh nghiệp phát triển Cũng như hy vọng sẽ tiếp tục

Trang 12

xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và trải nghiệm cuộc sống phong phú hơn cho tất cả moi nguoi

e Sự xuất sắc: Samsung luôn hướng đến sự xuất sắc trong mọi việc Doanh nghiệp cam kết phát triển các sản phâm và dịch vụ tốt nhất trên thị trường, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng

® Sự thay đổi: Samsung không ngừng đổi mới và sáng tạo Doanh nghiệp luôn dự đoán xu hướng thị trường và đưa ra tầm nhìn chiến lược để hướng tới sự thành công lâu dài

e Tính liêm chính: Samsung đề cao đạo đức kinh doanh Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện dựa trên sự công bằng, minh bạch vả tôn trọng tất cả các bên liên quan

e Sự đồng phát triển: Samsung cam kết trở thành công dân doanh nghiệp có trách nhiệm Doanh nghiệp hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng và bảo vệ môi trường

2.2 Khái quát vấn đề Samsung gap phai

Trên hành trình tìm kiếm sự hoàn hảo của công nghệ di động, được xem là sản phẩm có 1-0-2 được phát triên với mục đích là “song kiếm hợp bích” cùng với Galaxy S8 để lật đỗ bộ đôi Iphone 7 và & Plus của nhà Apple Tuy nhiên, Samsung đã gặp phải một trong những thách thức lớn nhất trong lịch sử sản xuất điện thoại di động của minh: Galaxy Note 7 bi thu héi Mét san pham được kỳ vọng sẽ là cột mốc tiên phong, mang lại những trải nghiệm đỉnh cao cho người dùng, cuỗi cùng lại trở thành biểu tượng của sự thất bại đây tiếc nuối Dù với thiết kế đẳng cấp, màn hình lớn siêu nét, chất lượng gia công tỉ mỉ nhưng chiếc điện thoại này đã dính phải lỗi vô cùng nghiêm trọng đó là pin phát nô, chính vì vậy Samsung Galaxy Note 7 bị thu hồi nhanh chóng trên toàn thế giới

@ VIDEO THỜISỰ THEGIO! PHAPLUAT KINHDOANH CONGNGHE XE DULICH NHIP SONG TRE VANHOA GIAITRI THE THAO

Trang 13

(Nguôn: Báo tuôi trẻ)

SỰKIỆN Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Xung đột lsrael-Hamas ASIAD 19

I KHOA HOC CONGNGHE Ôtô xe máy Điện tử - Viễn thông Khoa học đời sống

Samsung tìm cách tái chê hàng triệu chiêc Galaxy Note 7 bị thu hôi

Thứ Ba, 18/07/2017 18:45 | Điện tử - Viên thông Ci Gass Fle: Oo = Tập đoàn điện tử Samsung ngày 18/7 tuyên bố đang tìm phương án tái chế các linh kiện của chiếc

Galaxy Note 7 theo cách thân thiện với môi trường sau khi sản phẩm này bị thu hồi khỏi thị trường

năm ngoái do lõi pin

(Nguôn: Báo tin tức) Toàn cảnh vòng đời ngắn ngủi của Galaxy Note 7:

Vào ngày 19/8/2016, Samsung chính thức mở bán Galaxy Note 7 tại 10 quốc gia trong đó có Việt Nam

Đến 24/8/2016, đã xuất hiện báo cáo đầu tiên về việc Galaxy Note 7 phát nỗ ở Hàn Quốc

Ngay đó sau, vào ngày 31/8/2016, Samsung đã dừng việc đưa Galaxy Note 7

vào thị trường ở Hàn Quốc

Sau đó l ngày, tức 1/9, Samsung vẫn quyết định mở bán Note 7 tại Trung Quốc

Sau 1 ngày mở bán tại Trung Quốc, Samsung tuyên bồ thu hồi 2.5 triệu chiếc điện thoại Note 7 trên toàn cầu

Trong tháng 9, Samsung tiếp tục tuyên bố bán hàng Galaxy Note 7 tại Nhật Bản và cho biết chiếc Note 7 phát nỗ ở Trung Quốc là do bắt lửa từ bên ngoài Đồng thời bắt đầu chương trình cho đôi Note 7 tại Hàn Quốc

Đến ngày 23/9, tiếp tục có báo cáo cháy nỗ về Galaxy Note 7 phiên bản mới Ngày 11/10, Samsung yêu cầu khách hàng ngừng sử dụng tất cả và tắt máy Galaxy Note 7 ngay lập tức vì vẫn đề an toàn

2.3 Những vấn đề về trách nhiệm xã hội Samsung đã gặp phải trong vụ việc

Galaxy Note 7 bị lỗi

Vụ việc Galaxy Note 7 của Samsung, khiến công ty này phải đối diện với nhiều vân đề liên quan đên trách nhiệm xã hội Sự cô phát nỗ của san pham đã không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho khách hàng mà còn đặt ra những thách thức về an toàn, chuân mực sản xuất và cả uy tín thương hiệu Và đề làm rõ hơn các vấn đề đó, nhóm 21 sẽ phân tích các tác động dựa trên mô hình tháp trách nhiệm xã hội với 4 khía cạnh: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nhân văn

2.3.1 Trách nhiệm kinh tế

Trang 14

Trong sự việc của Galaxy Note 7, Samsung đã gây ra tôn thất tài chính lớn cho bản thân tập đoàn mà còn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với những bên liên quan

Đối với chủ sở hữu

Samsung đã không làm tròn nghĩa vụ bảo tổn, phát triển những tài sản được ủy thác khi sau sự việc, tập đoàn đã phải chịu tôn thất nặng nề về mặt tài chính Việc thu hồi Galaxy Note 7 đã khiến SamSung đã phải mất đi một khoản tiền không lồ, ước tính

thiệt hại ít nhất khoảng 5.3 tỷ USD đề hoàn tiền và hỗ trợ khách hàng, cũng như tái

chế các linh kiện của sản phẩm đề giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường

Đối với khách hàng

- _ Vụ việc Galaxy Note 7 phát nỗ và cháy đã làm gây nguy hiểm đến sức khỏe và tài sản của khách hàng Tính đến trước thời điểm họp báo, Samsung phát hiện có 35 trường hợp máy bị lỗi, lỗi này được ước tính sẽ chỉ ảnh hưởng đến khoảng 24 máy cho mỗi l triệu chiếc được bán ram tương đương với tỷ lệ 1/42.000 máy có nguy cơ bị cháy nổ Điều này đã cho thấy Samsung không thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế khi không cung cấp được những sản phẩm, dịch cụ chất lượng cho người tiêu dùng

- Bén cạnh đó, khách hàng phải đối mặt với sự bất tiện khi phải trả lại điện thoại

và chờ đợi quá trình hoàn trả hoặc đôi lại sản phâm mới Với 2,5 triệu chiếc

điện thoại thu hồi cùng với đó là sự thu hồi của những chiếc điện thoại đã được đối mới, Samsung đã gây ra khá nhiều bắt tiện cho khách hàng khi giải quyết vấn đề chưa được nhanh chóng và tận tình

- - Vụ việc Galaxy Note 7 phát nỗ đã tác động tới tính thần khách hàng, làm giảm

niềm tin và tình cảm đối với thương hiệu Samsung, phần nào “thiêu rụi” những thứ mà Samsung đang gây dựng Nhiều khách hàng chuyên sang các thương hiệu khác đùng sau sự cố này Theo khảo sát của Brangding Brand hồi thang 9 với 1.000 khách hàng sử dụng điện thoại Samsung, 34% cho biết khách tiếp sẽ tiếp tục sử dụng hãng điện thoại của Samsung, nhưng có đến 57% số người còn lại lại cân nhắc chuyền sang một số thương hiệu điện thoại khác, số còn lại dự định chuyên sang Iphone

Và tong thé, vu viéc Galaxy Note 7 phat nỗ đã tạo ra những tác động tiêu cực đáng kê đối với Samsung và người tiêu dùng, từ việc mất lòng tin đến sự bất an về an toàn của sản phẩm, khách hàng đã phải chịu nhiều điều bất tiện và giảm niềm tin đối với thương hiệu Bên cạnh đó, vụ việc này cũng khiến Samsung chỉ ra một số lượng lớn về tài chính để thay thế những chiếc Note 7 đã bán ra và tái thiết kế những chiếc điện thoại để lay lại được niềm tin của khách hàng Tính đến thời điểm hiện nay, sự việc Galaxy Note 7 phát nỗ đã đặt ra một mốc quan trọng trong lịch sử của tổ chức, đồng thời đánh dấu một bài học quý giá về việc quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn sản phẩm Điều này nhắn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã

Trang 15

hội của doanh nghiệp đối với một tập đoàn đa quốc gia như Samsung, cũng như sự cần thiết của việc duy trì và xây dựng niềm tin của khách hàng

Đối với đối tác

Vụ việc Galaxy Note 7 của Samsung gây ra không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn tác động đến tối tác của đoanh nghiệp Đối tác của Samsung bao gồm nhà cung cấp linh kiện, cung cấp pin, màn hình, đối tác sản xuất, nhà bán lẻ điện thoại và các các đối tác khác trong chuỗi cung ứng đều phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ sự cố này

- - Đầu tiên, các nhà cung cấp linh kiện điện tử của Samsung phải đối điện với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sản xuất Việc Samsung phải dừng sản xuất và thu hồi Galaxy Note 7 đã làm gián đoạn luồng cung ứng linh kiện, gây ra rủi ro mất mát về doanh số bán hàng, doanh thu cho các cung cấp Dù Samsung chưa công bố nhà cung cấp pin cho Galaxy Note 7, nhưng liên doanh sản xuất pin của công ty - Samsung SDI sẽ phải chịu một phần chỉ phí của việc thu hồi vốn Theo Thời báo tài chính Hàn Quốc, Samsung SDI cung cấp 70% pin cho Samsung Electronics, còn hãng sản xuất pin Trung Quốc - Amperex technology Ltd cung cap 30% còn lại

- Cac nha phan phéi bán lẻ và mạng đi động có thế đối mặt với sự mất lòng tin từ khách hàng khi họ phải đối diện với việc đôi trả Note 7 Việc này làm ảnh hưởng đến đoanh thu bán hàng và ảnh hưởng đến hình ảnh của các nhà phân phối trong mắt khách hàng Hậu quả từ việc mắt lòng tin của khách hàng cũng có thê lan rộng tới các đối tác khác của Samsung

- Bên cạnh đó, với các nhà đầu tư, sự kiện nãy cũng khiến lợi nhuận họ nhận được không được đảm bảo khi mà giá cô phiếu của Samsung liên tục giảm cùng với những thông tin của sự kiện

Trang 16

Đối với nền kinh tế Hàn Quốc

Sự cố lỗi pin điện thoại Samsung Galaxy Note 7 không chỉ gây ảnh hưởng lớn

đối với người tiêu dùng mà còn có tác động đáng kê đến Samsung và cả tình hình kinh tế của Hàn Quốc Ngày 24/10, hàng trăm người sở hữu Note 7 tại Hàn Quốc đã kiện

Samsung về việc xử lý thiết bị này Công ty luật Harvest Law, đại điện cho những người mua điện thoại cho biết có 527 người đã kiện lên Tòa án quận trung tâm Seoul,

yêu cầu hàng bồi thường khoảng 500.000 won Đây được coi là vụ kiện đầu tiên liên

quan đến Note 7 tại nước này Trong nỗ lực giữ chân khách hàng, Samsung đề xuất chương trình nâng cấp cho những người mua Note 7 tại Hàn Quốc, cho phép họ đổi máy sang các đòng sản phẩm khác của Samsung với chỉ phí thấp hơn

Tác động của vụ việc này không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân mà còn lan rộng đến cả nền kinh tế quốc gia Galaxy Note 7 là một phần quan trọng của ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc và việc ngừng sản xuất, thu hồi máy đã gây ra sự rung chuyên trong ngành công nghiệp này Hành động của Samsung cũng đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến vị thế của Hàn Quốc trong thị trường điện tử toản câu

Đối với nền kinh tế Việt Nam

Sự cổ lỗi pin điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung tác động đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó ảnh hưởng việc kim ngạch xuất khâu của

nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam là ít nhất, theo thông tin mới nhất từ

Tổng Cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đầu tiên phải kê đến là ngành hàng công nghệ vả thiết bị điện tử, Vốn là một

trong những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, khi Galaxy Note 7 phát

nô, Samsung không tránh khỏi việc mất uy tín và lòng tin của người tiêu đùng sau sự kiện Điều này cũng làm giảm động lực mua săm sản phẩm của họ và có thể dẫn đến giảm doanh số bán hàng và thu nhập, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp liên kết trong ngảnh

Không chỉ dừng lại ở tác động nội địa, sự kiện Galaxy Note 7 phát nỗ còn tác động mạnh đối với ngành du lịch tại Việt Nam Đối mặt với lo ngại về an toàn của sản phẩm điện tử, đặc biệt là trong phương tiện giao thông như máy bay, ngành du lịch đã phải đối mặt với một chuỗi thách thức và biến động đáng kế Việc các hãng hàng không liên tục đưa ra những lệnh cám hành khách mang Galaxy Note 7 lên các chuyến bay đã kéo theo những thủ tục kiểm tra đặc biệt và tốn nhiều nguồn nhân lực và kinh phí Tuy nhiên, tác động lớn nhất có lẽ là sự giảm đột ngột trong lưu lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế khi mà các thông tin về những chiếc Galaxy Note 7 bốc khói trên máy bay được lan truyền trên các trang báo chí Điều này khiến cho nhiều du khách lo ngại về sự an toàn và ngưng việc du lịch của mình trong thời gian đó

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w