1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề bài tập lớn quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghề nghiệp của khách hàng là tự mở một cửa hàng kinh doanh cafe, khách hàng không có nhiều kiến thức về thị trường chứng khoán nên cần chúng tôi xây dựng một danh mục đầu tư và đầu tư c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH

⸎⸎⸎⸎⸎

HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ N01

CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN

Quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng

Giảng viên hướng dẫn: Trần Anh Tuấn Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12

Thành viên nhóm:

Nguyễn Quốc Nhật – 20010305 Nghiêm Đình Công – 20010280 (NT) Vũ Trường An – 20010269

Đàm Trọng Kiên – 2001296 Hoàng Minh Nam – 20010300 Nguyễn Văn Hiệp – 20010291

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 – XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 3

1.1 Thông tin khách hàng 3

1.2 Danh mục đầu tư của khách hàng 3

1.3 Mục tiêu đầu tư: Mục tiêu mức sinh lời và mục tiêu mức rủi ro 4

1.4 Rủi ro có thể gặp đối với danh mục đầu tư 4

1.5 Chiến lược phân bổ tài sản và quản lý danh mục đầu tư 5

1.6 Ứng dụng Solver xây dưng DMĐT tối ưu cho khách hàng 8

PHẦN II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ 11

2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 11

2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO CÁC THƯỚC ĐO ĐIỀU CHỈNH RỦI RO 11

Trang 3

PHẦN 1 – XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ1.1 Thông tin khách hàng

Giá trị đầu tư chứng khoán dự kiến 200tr

Dựa vào thông tin về chân dung khách hàng như bảng ở trên chúng ta đã nắm bắt tình hình tài chính cá nhân của khách hàng Khách hàng nam 30 tuổi với số tiền đầu tư vào chứng khoán dự kiến là 200 triệu đồng, khách hàng chấp nhận tham gia vào thị trường chứng khoán với mức rủi ro cao để nhận được mức lợi nhuận cao Nghề nghiệp của khách hàng là tự mở một cửa hàng kinh doanh cafe, khách hàng không có nhiều kiến thức về thị trường chứng khoán nên cần chúng tôi xây dựng một danh mục đầu tư và đầu tư chủ động sẽ phù hợp hơn với điều kiện khách hàng Vì khách hàng đã có gia đình nên cần đặt ra kế hoạch đầu tư cùng với vợ là điều rất quan trọng để đảm bảo rằng danh mục phù hợp với mục tiêu tài chính gia đình

Với số tiền đầu tư chứng khoán dự kiến là 200 triệu đồng, anh ấy cần xác định phân bổ tài sản cụ thể vào các loại chứng khoán, như cổ phiếu và trái phiếu, phù hợp với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro của mình Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và có thể tốt nhất nên được thực hiện dưới sự hỗ trợ của một chuyên gia tài chính để đảm bảo danh mục đầu tư được xây dựng một cách hiệu quả và bền vững

1.2 Danh mục đầu tư của khách hàng

Cổ phiếu 3 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HNX

Trang 4

Cổ phiếu 4 KBC Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty

Cổ phiếu 5 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội HNX Cổ phiếu 6 MWG Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động HNX Cổ phiếu 7 PSG CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn HNX

Cổ phiếu 9 PNJ Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận HNX

Cổ phiếu 11 ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam HNX

Cổ phiếu 14 SAB Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài

Cổ phiếu 15 RAL CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông HNX

1.3 Mục tiêu đầu tư: Mục tiêu mức sinh lời và mục tiêu mức rủi ro

Mục tiêu mức sinh lời: Khách hàng muốn đạt được mức sinh lời hàng ngày là 0.15%

Mục tiêu mức rủi ro (độ lệch chuẩn): Khách hàng muốn tối thiểu hóa độ lệch chuẩn (standard

deviation) của danh mục đầu tư Độ lệch chuẩn thể hiện mức độ biến động của danh mục, và việc tối thiểu hóa nó có nghĩa là khách hàng đang tập trung vào việc giảm bớt rủi ro trong danh mục đầu tư hàng ngày

1.4 Rủi ro có thể gặp đối với danh mục đầu tư

Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Trong năm 2023, danh mục đầu tư của khách hàng, bao gồm cổ phiếu từ nhiều ngành khác nhau, sẽ

Trang 5

đối diện với một loạt các rủi ro tiềm ẩn Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu rõ ba rủi ro quan trọng mà danh mục đầu tư này có thể phải đối mặt

Rủi ro đầu tiên mà danh mục đầu tư có thể gặp phải là rủi ro ngành công nghiệp Danh mục này bao gồm cổ phiếu từ các ngành khác nhau như sản xuất kim loại, sản xuất thép, thực phẩm, ngân hàng, công nghệ và bán lẻ Mỗi ngành có sự biến động riêng biệt và ảnh hưởng đến hiệu suất cổ phiếu một cách khác nhau Ví dụ, tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tác động đặc biệt đến cổ phiếu sản xuất thép như của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG), trong khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ kỹ thuật số có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) Do đó, việc đa dạng hóa danh mục với các cổ phiếu từ nhiều ngành có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ một ngành cụ thể

Rủi ro thứ hai đối diện là rủi ro thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán luôn biến đổi và khó dự đoán Tình hình kinh tế và chính trị thay đổi có thể dẫn đến biến động lớn trong giá cổ phiếu Năm 2023 có thể chứng kiến sự biến động mạnh mẽ do tình hình kinh tế toàn cầu và thay đổi trong lãi suất Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của khách hàng, dẫn đến sự dao động trong giá cổ phiếu Để giảm thiểu rủi ro thị trường, quản lý danh mục cần theo dõi tình hình thị trường và có chiến lược phù hợp

Rủi ro cuối cùng liên quan đến các công ty cụ thể trong danh mục Mỗi công ty có các yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ Các rủi ro này có thể bao gồm quản lý không hiệu quả, sự thay đổi trong quyền lãnh đạo, hoặc sự thay đổi trong ngành công nghiệp Việc theo dõi hiệu suất của từng công ty và đánh giá các yếu tố này là rất quan trọng Ví dụ, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) có thể phải đối mặt với rủi ro từ sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành bán lẻ điện thoại di động

Tóm lại, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn đi kèm với mức độ rủi ro Để đối phó với những rủi ro này, khách hàng cần phải có chiến lược đầu tư cân đối, đa dạng hóa danh mục và sử dụng các công cụ bảo vệ Cần lưu ý rằng việc đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro và cần phải được thực hiện cẩn thận và có kiến thức

1.5 Chiến lược phân bổ tài sản và quản lý danh mục đầu tư

Những công ty được đầu tư và nhóm ngành được đầu tư:

+ Công ty Cổ phần FPT (FPT) : Ngành công nghệ Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế, càng ngày càng phát triển và mở rộng Cổ phiếu ngành này có tiềm năng tăng trưởng lớn do

Trang 6

mức độ tăng trưởng cao Tuy nhiên, ngành này lại vô cùng bị biến động bởi nhu cầu thị trường nên các công ty phải luôn đổi mới để đáp ứng

+ Công ty Cổ phần Vinamilk (VNM): ngành công nghiệp chế biến sữa & dinh dưỡng Ngành này có tính ổn định cao do nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm dinh dưỡng lớn Quy mô ngành này cũng lớn và luôn đạt thị phần ổn định qua các năm

+ Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (KBC); Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM): ngành bất động sản Nhóm ngành này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng lại phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư bất động sản trong nền kinh tế, bị biến động mạnh bởi thị trường

+ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MBB): ngành ngân hàng Ngành này có tính ổn định cao, cổ phiếu được giao dịch rộng rãi trên thị trường và có nhu cầu liên tục Không những thế, cổ phiếu ngành này có mức an toàn cao do được Nhà nước bảo hộ và mức sinh lời lớn do lợi nhuận từ ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm

+ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG); CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PSG): ngành xây dựng Đây là nhóm ngành có tính chu kỳ, phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư xây dựng trong nền kinh tế Bên cạnh đó nhóm ngành này có tính rủi ro cao hơn các ngành khác vì nhu cầu xây dựng thường là những công trình có quy mô lớn , thời gian thi công dài và chi phí cao Tính thanh khoản của nhóm ngành này cũng thấp hơn do số lượng cổ phiếu ít và được bán rộng rãi trên thị trường

+ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG): ngành điện tử Ngành này có mức độ tiêu thụ lớn nên tăng trưởng rất nhanh Công ty phải luôn đổi mới liên tục để không bị tụt hậu và ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh

+ CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội (TSJ): ngành du lịch Ngành này có tính rủi ro cao do dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời tiết cũng như các yếu tố khác Tính thanh khoản của ngành này cũng thấp do số lượng cổ phiếu không nhiều và không được giao dịch rộng rãi

+ Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ): chế tác trang sức Đây là ngành có tính chu kỳ và phụ thuộc lớn vào các yếu tố như nền kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 7

+ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV): ngành hàng không Hiện nay, nhu cầu của ngành hàng không rất lớn, ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong cuộc sống như chính trị, kinh tế, vận tải hay ngoại giao, Tuy nhiên việc được nhà nước bảo hộ cũng khá an toàn nên nhà đầu tư cần cân nhắc khi mua cổ phiếu ngành này

+ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX): ngành xăng dầu Mức độ tiêu thụ của ngành xăng dầu vô cùng lớn, chi phối đến nhiều ngành khác như giao thông, vận tải, sản xuất, Các công ty có tính ổn định do được nhà nước bảo hộ và không có tính thời vụ như các ngành khác

+ CTCP Vicostone (VCS); CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL): ngành sản xuất đặc thù Đây là 2 công ty sản xuất đá thạch anh và sản xuất bóng đèn & phích nước Nhóm ngành này ổn định, phát triển theo nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, nhóm ngành này bị cạnh tranh cao, bị biến động theo giá nguyên vật liệu và chi phí sản xuất

+ Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SAB): ngành đồ uống Ngành này có mức độ tiêu thụ lớn, càng ngày càng phát triển rộng rãi và khả năng sinh lời của ngành đồ uống là khá cao Tuy nhiên tồn tại 1 số rủi ro như bị cạnh tranh mạnh cũng như phụ thuộc lớn vào giá nguyên liệu

Nhà đầu tư này đầu tư vào khá nhiều vào các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp lớn Có thể thấy 1 số nhóm ngành chính được nhà đầu tư quan tâm là nhóm ngành sản xuất đặc thù, nhóm ngành bất động sản hay nhóm ngành công nghệ, điện tử Ngoài ra, khách hàng này còn đầu tư vào một số nhóm ngành khác Dựa vào danh mục đầu tư, ta có thể thấy khách hàng này quan tâm về khá nhiều nhóm ngành, điều này giúp giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng sinh lời cũng như là cơ hội đầu tư Tuy nhiên, việc này tốn khá nhiều thời gian và rất khó quản lý, khách hàng có thể sẽ bỏ lỡ một vài cơ hội đầu tư

Đây là một khách hàng hàng trẻ tuổi nên việc họ chấp nhận rủi ro cao để đầu tư nhiều vào cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn là điều dễ hiểu Khi đầu tư cổ phiếu vào những doanh nghiệp này có một số lợi ích như mức sinh lời cao, tính thanh khoản cao, mức độ rủi ro thấp và khách hàng sẽ có nhiều hơn cơ hội sở hữu cổ phần của những doanh nghiệp này Bên cạnh đó, tồn tại một số rủi ro như cổ phiếu biến động mạnh hay dễ bị thao túng

Trang 8

Do nhu cầu về lợi nhuận, ở đây nhà đầu tư nên chọn phương pháp quản lý chủ động, đây là phương pháp phổ biến nhất trong giới đầu tư Khách hàng này cần áp dụng nhiều kỹ thuật phân tích như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích định lượng để lựa chọn các tài sản để đầu tư Phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động này vô cùng hợp lý với mục tiêu hiện tại của khách hàng khi có thể kiểm soát được thị trường và có mức sinh lời cao trong thời gian ngắn hạn Việc quản lý như vậy yêu cầu nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm kiến thức và trau dồi kinh nghiệm để lựa chọn việc mua những cổ phiếu phù hợp qua đó giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu được mức chi phí

Tái cơ cấu danh mục đầu tư là việc nhà đầu tư điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình sao cho phù hợp với mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro Có rất nhiều lý do khiến nhà đầu tư cần tái cơ cấu danh mục đầu tư và dưới đây chúng tôi đưa ra một số trường hợp cần tái cơ cấu:

- Khi thị trường tài chính biến động mạnh - Khi mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư thay đổi

- Khi khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư thay đổi - Khi danh mục đầu tư kém hiệu quả

Để cho việc tái cơ cấu danh mục đầu tư một cách hiệu quả thì nhà đầu tư cần tuân thủ theo đúng quy trình và một số nguyên tắc đầu tư Quy trình tái cơ cấu danh mục đầu tư gồm các bước chính sau:

- Xác định mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro - Đánh giá hiệu suất của danh mục đầu tư

- Xác định các vấn đề cần giải quyết - Tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư

Các nguyên tắc tái cơ cấu danh mục đầu tư cần cơ bản cần tuân thủ: - Tuân thủ các nguyên tắc đầu tư

- Không nên thay đổi toàn bộ danh mục đầu tư - Không nên bỏ qua các khoản đầu tư có lãi

- Không nên đầu tư vào các tài sản đầu tư mà mình không hiểu rõ

1.6 Ứng dụng Solver xây dưng DMĐT tối ưu cho khách hàng

Danh mục đầu tư tối ưu tương ứng với các mức rủi ro và tỷ suất sinh lời:

Trang 9

Sau khi chạy dữ liệu Solver nhóm vẽ được đồ thị đường biền hiệu quả của tỷ suất sinh lời từ danh mục đầu tư:

Nhìn vào đồ thị có thể thấy danh mục có mức sinh lời 0.15% và độ lệch chuẩn là 1.4058% là danh mục có rủi ro thấp nhất để đạt được mức sinh lời như khách hàng muốn từ đó nhóm chọn được danh mục tối ưu cho khách hàng

Danh mục đầu tư tối ưu:

Your client's portfolio Expected return (day) 0.15%

E(Rp)

Trang 10

Với mục tiêu lợi nhuận hàng ngày: 0.15%

Phương sai (variance): 0.000197639, cho biết mức độ biến động của danh mục

Độ lệch chuẩn (standard deviation): 1.4058% đây là căn bậc hai của phương sai và thường được sử dụng để đo lường rủi ro

¥ PSG (CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn): Tỷ trọng 7.2% Đây có thể là một cổ phiếu đầu tư dài hạn với tiềm năng tăng trưởng ổn định và có mức sinh lời khá cao ¥ TSJ (CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội): Tỷ trọng 10.3% Cổ phiếu này đóng vai trò đa

dạng hóa danh mục đầu tư Và với tiềm năng phát triển vô cùng lớn của ngành du lịch thì đầu tư dài hạn vào cổ phiếu này sẽ mang lại mức sinh lời cao

¥ PNJ (Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận): Tỷ trọng lớn nhất với 59,7 % Đây có thể là cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn do khách hàng tập trung đầu tư nhiều vào cổ phiếu này

¥ ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam): Tỷ trọng lớn thứ hai là 23% Đây một cổ phiếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng không có thể tăng trưởng mạnh mẽ, và rủi ro đi kèm với nó cũng cao hơn

Như vậy danh mục này đã được tối ưu hóa để đạt được mục tiêu lợi nhuận hàng ngày 0.15% và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất

Trang 11

PHẦN II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

- Thời gian theo dỗi DMĐT tối ưu: từ ngày 03 tháng 07 năm 2023 tới ngày 14 tháng 07 năm

2023

- Dữ liệu thị giá cổ phiếu được thu thập từ: Simplize.vn

- Tần suất dữ liệu: Theo ngày

- Lợi Suất Trái Phiếu 10 Năm Việt Nam lấy từ: bonds/vietnam-10-year-bond-yield-streaming-chart

https://vn.investing.com/rates-2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO CÁC THƯỚC ĐO ĐIỀU CHỈNH RỦI RO

Trang 12

- E(Rp) :là TSSL của danh mục đầu tư - Rb: là TSSL của danh mục thị trường

Hệ số Alpha thường được dùng để nói đến lợi nhuận chủ động của một khoản đầu tư, có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động của khoản đầu tư khi so với chỉ số thị trường hoặc một chỉ số đại diện cho diễn biến thị trường Đây cũng là một trong năm chỉ số rủi ro để đánh giá thị trường Chỉ số này được coi là kết quả của quá trình đầu tư chủ động, có thể dương hoặc âm Với danh mục đầu tư trên hệ số Alpha tính toán được là -0,471% < 0, chúng ta có thể thấy danh mục đầu tư trên có mức rủi ro cao Alpha càng thấp có nghĩa là rủi ro so với lợi tức càng cao

Kết hợp ma trận hiệp phương sai và tỷ trọng của từng mã cổ phiếu ta tính toán được phương

sai và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư như sau:

Portfolio Variance ( phương sai)

Portfolio Std Deviation (độ lệch chuẩn)

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w