Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.. Các chủ thể kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BÀI TẬP LỚN
Đề tài 0 8:
“Phân tích quan điểm kinh tế chính trị Mác-Lênin về cơ chế thị trường vè nên kinh tế thị trường Liên hệ ở Việt Nam hiện nay ?”
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đông Thị Tuyền
Lớp : Kinh tế chính trị Mác – Lênin N03 Nhóm thực hiện : Nhóm 12
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
THÀNH VIÊN NHÓM 7
Trang 2Stt Mã sinh viên Họ và tên
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Nêu khái quát về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
NỘI DUNG
1 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc trưng
2 Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
2.1 Ưu thế
2.2 Khuyết tật
3 Liên hệ Việt Nam
3.1 Nền kinh tế thị trường Việt Nam
3.2 Ưu thế
3.3 Khuyết tật
KẾT LUẬN
Trang 4MỞ ĐẦU
Từ khi có khái niệm "kinh tế" thì kinh tế đã có khuyết tật Bất cứ nền kinh tế hay mô hình kinh tế nào cũng có những ưu việt và những khuyết tật của nó Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có thị trường và có cơ chế thị trường hoạt động
Kinh tế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không cơ chế nào hoàn toàn có thể thay thế được Kinh tế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế
Trang 5thị trường, tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó Đối với nước ta, dù là kinh tế có yếu tố thị trường thì vấn đề giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập chủ quyền, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn phải là nhiệm vụ số một
Vì vậy , nhóm 12 chúng em chọn đề tài thảo luận : “Phân tích quan điểm kinh
tế chính trị Mác-Lênin về cơ chế thị trường vè nên kinh tế thị trường Liên hệ ở Việt Nam hiện nay ?”
NỘI DUNG
1 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
1.1.Khái niệm
Trang 6Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh té Cơ chế thị trường
là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ Đây là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa hình thành Cơ chế thị trường được A.Smith ví như là một bàn tay vô hình có khả năng tự điều chỉnh các quan hệ kinh tế
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử từ kinh tế tự nhiên,
tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường
1.2.Đặc trưng
3 Kinh tế thị trường
đã phát triển qua
nhiều giai đoạn với nhiều mô hình
Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với mô hình khác nhau , song chúng đều có những đặc trưng chung bao gồm :
Trang 7- Thứ nhất , kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều
hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế hình đồng trước pháp luật
- Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực
xã hội thông quau hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ , thị trường sức lao động , thị trường tài chính , thị trường bất động sản , thị trường khoa học công nghệ
- Thứ ba , giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh vừa là
môi trường vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
- Thứ tư , động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh
tế- xã hội
- Thứ năm , nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với
quan hệ kinh tế , đông thời , nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường , thúc đẩy những yếu tố tích cực đảm bảo sự bình đẳng xã hội
và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
- Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở , thị trường nước gắn liền với thị
trường quốc tế
Nền kinh tế thị trường xã hội tạo điều kiện để kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân, bảo đảm tự do hoạt động kinh tế , thương mại để đưa tới lợi ích cho toàn xã hội , đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của nền kinh tế thị trường , bằng cách chống lạm phạm , giảm thất nghiệp , thực hiện những chính sách để taoj công bằng xã hội , giảm khoảng cách quá lớn giữa người giàu và kẻ nghèo
2 Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
2.1 Ưu thế
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường luôn tạo động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường , các chủ thể luôn có cơ hội tìm ra động lực cho
sự sáng tạo của mình Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ
Trang 8thể kinh tế , tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua
đó, thúc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả Nền kinh tế thị trường chấp nhận mọi ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lí Nền kinh tế thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo đà phát triển của xã hội Hai là , nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy, đều thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội Thông qua vai trò gắn kết của thị trường
mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế
tự cấp tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng miền trong quốc gia , từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới
Ba là , nền kinh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối
đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội Trong nền kinh
tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ hội tối đa để thỏa mãn nhu cầu của mình Nền kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời, người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ Thông qua đó, niền kinh tế thị trường trò thành phương thức để thực đẩy văn minh, tiến bộ xã hội Thứ tư , sự điều tiết của của kinh tế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước, những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội Ngày nay, kinh tế thị trường giúp cho những người cộng sản mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế để: Chung sống hòa bình, giữ và bảo vệ chính quyền, sử dụng tốt hơn các
Trang 9hình thức kinh tế quá độ, có được kỹ thuật, quản lý của các nước tư bản phát triển(tiền đề vật chất của xã hội mới)
Nhờ những ưu điểm và tác dụng đó, cơ chế thị trường có thể giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế Nó là cơ chế tốt nhất điều tiết nền sản xuất
xã hội.Tuy nhiên, “sự thành công” của cơ chế đó là có điều kiện: Các yếu tố sản xuất được lưu động, di chuyển dễ dàng, giá cả thị trường có tính linh hoạt thông tin thị trường phải nhạy, và các chủ thể thị trường phải nắm được đầy đủ thông tin liên quan
2.2 Khuyết tật
Bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng những khuyết tật vốn có
Những khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường bao gồm:
Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
Trong kinh tế thị trường, rủi ro về khủng hoảng luôn tiềm ẩn Khủng hoàng có thể diễn ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể Không hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoàng Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này do sự vận động tự phát của các quy luật kinh tế Tính tự phát này bên cạnh ý nghĩa tích cực, còn gây ra các rủi ro tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng Đây
là thách thức với nền kinh tế thị trường
Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thì trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hướng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường Cũng vì động cơ lợi nhuận, các thủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm
Trang 10chí cả đạo đức xã hội Đây là những mặt trái mang tính khuyết tật của bản thân nền kinh tế thị trường Cũng vì lợi nhuận, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này
Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiên tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là tất yếu Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp
Người ta nhận thấy rằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại đưng trước một khó khăn nan giải của kinh tế vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian dài lại có được lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm
Do những khuyết tật của nền kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp nhà nước để sửa chữa những những thất bại của kinh tế thị trường Khi đó nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp
3 Liên hệ Việt Nam
3.1 Nền kinh tế thị trường Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, dông thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
Trang 11công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mà con người đang hướng tới, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nền kinh tế thị trường mà trong đó các hoạt động kinh tế của các chủ thể đề hướng tới việc góp phần xác lập hệ giá trị toàn diện như vậy là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó nền kinh tế thị trường cần có vai trò điều tiết của Nhà nước do Đản Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
3.2 Ưu thế
Việt Nam tự do hóa kinh tế bắt đầu vào năm 1986 với đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Đến nay, những cải cách theo hướng tự do kinh tế, phát triển kinh tế thị trường đạt được nhiều kết quả
1- Hệ thống pháp quyền: Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý Tính đến tháng 9-2018, Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 96,9% diện tích đất Quyền tài sản và các quyền khác trong kinh doanh đã được thiết lập cơ bản và vẫn tiếp tục cải thiện Tuy nhiên, theo một số đánh giá quốc tế, cơ quan tư pháp của Việt Nam còn nhiều hạn chế và tình trạng tham nhũng vẫn là vấn đề cần được cải thiện
2- Quy mô Chính phủ: Mức độ tham gia của Chính phủ tới nền kinh tế tại Việt Nam ở mức vừa phải Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 35%
và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 22% Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tài sản Tổng gánh nặng thuế tương đương 18,6% tổng thu nhập trong nước Chi tiêu của Chính phủ đã lên tới 28,3% sản lượng (GDP) của quốc gia trong 3 năm qua (tính đến năm 2018) và thâm hụt ngân sách trung bình là 4,7% GDP Nợ công tương đương 57,5% GDP
Trang 123- Hiệu quả thi hành pháp luật doanh nghiệp: Mặc dù việc khởi nghiệp ngày càng trở nên dễ dàng hơn và chi phí đăng ký kinh doanh cũng được cắt giảm nhưng nhìn chung các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và việc thực thi pháp luật lao động còn yếu Các biện pháp kiểm soát bình ổn giá vẫn có hiệu lực đối với nhiên liệu, năng lượng, nước, tài nguyên thiên nhiên và dược phẩm 4- Độ mở cửa của thị trường: Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 187,5% GDP Mức thuế trung bình được áp dụng là 2,7% và 80 biện pháp phi thuế quan đang có hiệu lực Khuôn khổ đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, dẫu vậy, căn cứ trên tiêu chuẩn quốc tế, vẫn bị đánh giá là thiếu hiệu quả Khu vực tài chính tiếp tục phát triển và việc cho vay theo chỉ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được thu hẹp trong những năm gần đây
3.3 Khuyết tật
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá mới nên trình độ phát triển vẫn còn thấp kém do:
Cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém: nước ta đang ở trình độ công nghệ lạc hậu so với thế giới khá nhiều, thiết bị máy móc đều là các thiết bị đã đi
sau thế giới một thời gian dài, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn
Vì vậy, năng suất lao động, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất còn
thấp hơn khu vực và thế giới
Cơ sở hạ tàng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc còn lạc hậu, kém phát triển
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu
Tuy có nhiều thành phần tham gia kinh tế nên nền kinh tế của ta tồn tại khá nhiều loại hình sản xuất nhưng chúng đều là sản xuất nhỏ
Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại,
Trang 13hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới trong khi trình độ phát triển kinh tế,
kỹ thuật nước ta còn thấp so với nền kinh tế, kỹ thuật các nước phát triển
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường ở nước ta mặc dù có những ưu điểm nhưng không phải là hoàn hảo vì bên cạnh những thành tựu đạt được thì kinh tế thị trường cũng gây ra những vấn đề mà bản thân nó không thể giải quyết được như thất nghiệp, lạm phát… Vì vậy sự tác động của Nhà nước vào nền kinh tế là một lẽ đương nhiên của sự phát triển kinh tế xã hội Thiếu sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để cho nền kinh tế thị trường tự do hoạt động thì việc điều hành nền kinh tế nước ta
sẽ không có hiệu quả Do đó nhà nước với vai trò người quản lý phải có biện pháp chính sách cụ thể để tác động vào các hoạt động của nền kinh tế làm cho nền kinh
tế phát triển lành mạnh hơn
Để vai trò của nhà nước được thực hiện có hiệu quả thì việc đầu tiên phải đổi mới
hệ thống bộ máy của nhà nước làm cho nó thích ứng được với nền kinh tế của thị trường, xây dựng được một hệ thống pháp luật hiện đại, đồng bộ đủ sức quản lý mọi mặt của đời sống xã hội khi, tạo ra trên thực tế những điều kiện tốt nhất để khai thác mọi tiềm năng, đẩy mạnh hợp tác và liên kết quốc tế Thực hiện tốt những việc đó thì vai trò quản lý của nhà nước sẽ góp phần làm cho nền kinh tế phát triển hơn sơn đất nước ngày càng trở nên giàu mạnh