1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của Lào
Tác giả Hoàng Tuyết Mai, Hoàng Thu Huyền, Đường Hồng Công, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Bùi Quý Thuấn
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại Bài tiểu luận môn học giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 449,01 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ (6)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế (6)
      • 1.1.1. Khái niệm của môi trường kinh doanh quốc tế (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh (6)
    • 1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng của môi trường kinh doanh (6)
      • 1.2.1. Điều kiện tự nhiên (6)
      • 1.2.2. Chính trị - Pháp luật (7)
      • 1.2.3. Kinh tế (7)
      • 1.2.4. Văn hóa – xã hội (8)
      • 1.2.5. Khoa học – công nghệ (9)
    • 1.3. Vai trò của môi trường kinh doanh quốc tế (10)
      • 1.3.1. Đối với các tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước (10)
      • 1.3.2. Đối với các tổ chức hoạt động trên thương trường quốc tế (10)
  • Chương 2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA LÀO (11)
    • 2.1. Tổng quan về Lào (11)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (12)
      • 2.1.2. Đặc điểm pháp luật và chính trị (13)
      • 2.1.3. Xã hội và văn hóa (13)
    • 2.2. Môi trường kinh doanh của Lào (15)
      • 2.2.1. Quy mô thị trường (dân số, lao động và tăng trưởng của thị trường) (15)
      • 2.2.2. Chính sách kinh tế - thương mại (16)
    • 2.3. Các lý do để Lào trở thành sự lựa chọn của các Công ty kinh doanh quốc tế. 17 2.4. Các lưu ý khi tham gia kinh doanh tại thị trường Lào (22)
  • CHƯƠNG 3: Các quy định Thương mại, Hải quan và Tiêu chuẩn của Lào (27)
    • 3.1. Thương mại là gì? Quy định thưởng mại gồm các văn bản nào (27)
    • 3.2. Tình hình về quy định thương mại tại Lào (28)
    • 3.3. Quy định thương mại của Lào (28)
      • 3.3.1. Các nghị định chính phủ về quy định thương mại Lào (28)
      • 3.3.2. Các hiệp đinh thương mại (29)
    • 3.4. Hải quan (30)
      • 3.4.1. Hải quan là gì? (30)
      • 3.4.2. Tình hình hải quan Việt – Lào và các quy định hải quan (31)
    • 3.5. Tiêu chuẩn thương mại (33)
      • 3.5.1. Nhãn hiệu (33)
      • 3.5.2. Xuất xứ (33)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Chính vì thế, để hiểu thật rõ về môi trường kinhdonah quốc tế của Lào, bài tiểu luận này nhằm mục đích phân tích và đánh giá, đồng thờithấy được cơ hội và thách thức mà các nhà đầu tư nư

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế

1.1.1 Khái niệm của môi trường kinh doanh quốc tế

- Môi trường kinh ldoanh quốc tế là môi trường kinh doanh ở nhiều nước khác nhau.

- Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng hòa các môi trường quốc gia của các nước, trong đó môi trường quốc gia gồm: môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, cạnh tranh, tài chính, Nó tác động và chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp tự điều chỉnh để thích ứng, nắm bắt cơ hội kinh doanh, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

1.1.2 Đặc điểm của môi trường kinh doanh

- Có nhiều khác biệt so với môi trường kinh doanh trong nước.

- Tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế là công việc tốn kém thời gian và tiền bạc.

- Sự thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh.

Các yếu tổ ảnh hưởng của môi trường kinh doanh

Nhân tố này ảnh hưởng khá lớn đến các ngành kinh tế kĩ thuật và các doanh nghiệp thông qua các nhân tố như: lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Môi trường sinh thái tốt xấu đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của ngành và đời sống văn hóa xã hội.

- Các loại tài nguyên như: Sắt, thép, vàng, chỉ, dầu mỏ Đều là những yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của ngành Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi sẽ dẫn đến lãng phí và thiếu hụt tài nguyên, điều này là trở ngại rất lớn cho những ngành có đầu vào phụ thuộc vào tự nhiên.

- Không chỉ có tài nguyên thiên nhiên mà các yếu tố như khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp đặc biệt là những ngành như trồng hoa, giày dép,chăn nuôi, may mặc, trồng trọt, lương thực thực phẩm, giao thông vận tải.

- Một đất nước có tình hình chính trị không ổn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các lực lượng lao động Tình hình đầu tư của nước ngoài

- Chính trị - pháp luật tạo ra cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức đối với doanh nghiệp thông qua các thành tố của nó, đó là sự ổn định về đường lối, hệ thống pháp luật, tạo lập các tập đoàn kinh tế, xây dựng các công trình tầm cỡ quốc gia.

- Sự ổn định về chính trị thể hiện rõ nhất trong chủ trương đường lối quan điểm thống nhất của Đảng Sự ổn định về chính trị luôn tạo thuận lợi, hấp dẫn cho các chiến lược của doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư trong và ngoài nước

- Đường lối quản lí kinh tế đổi mới định hướng XHCN nền kinh tế mở cửa tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi lẫn nhau nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tạo nên sự phát triển trong kinh doanh với hiệu quả cao.

- Tạo cơ hội cho các tập đoàn kinh tế lớn mạnh chứng tỏ nhà nước là người tiêu dùng lớn nhất tạo thị trường thuận lợi nhất là các ngành kinh tế kĩ thuật thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư

- Hệ thống pháp luật chi phối đến tất cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp Nó thể hiện qua các bộ luật, các chuẩn mực, nghị định Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp đi đúng hưởng Hệ thống pháp luật đồng bộ chặt chế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi Ổn định phát tiền kinh tế xã hội, tự do kinh doanh, làm chủ kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc binh đẳng trong kinh doanh và đôi bên cùng có lợi trong kinh doanh

- Cơ chế điều hành của nhà nước đảm bảo cho các bộ luật ban ra được thực hiện Và việc điều hành tốt của nhà nước sẽ tạo môi trưởng kinh doanh thuận lợi.

- Bên cạnh những cơ hội thì chế độ luật pháp cũng tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp nếu hệ thống luật ban ra không kín kể tạo nhiều lỗ hổng việc thực hiện luật không đồng bộ sẽ tạo ra tâm lí dè chừng cho các nhà đầu tư.

Nhân tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm các nhân tố như: lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, tiền tệ tỷ lệ thất nghiệp

Tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Nếu nền kinh tế đang ở trong giai đoạn hưng thịnh thì nó sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các chiến lược đầu tư của ngành, của doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái sẽ tạo ra các nguy cơ cho chiến lược đầu tư, phát triển của ngành.

- Mức lãi suất ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu mức lãi suất hợp lí thì các danh nghiệp sẽ gửi tiền vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn ngược lại, nếu mức lãi suất ngân hàng quá cao hay quả thấp sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái Việc tăng giảm giá trị của đồng tiền vừa tạo thời cơ vừa tạo thách thức cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

- Tỷ lệ lạm phát Nếu tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị của đồng tiền, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế việc sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngược lại nếu tỷ lệ lạm phát giảm sẽ đảm bảo được giá trị đồng tiền thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Ngoài ra tỉ lệ lạm phát còn ảnh hưởng đến tỷ lệ thất ngiệp trong xã hội.

Vai trò của môi trường kinh doanh quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế được đặt ra khác nhau tuỳ theo từng loại tổ chức.

1.3.1 Đối với các tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước Đối với tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước, có nghĩa là các sản phẩm của các tổ chức này chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa vẫn có ít nhất vẫn có hai lí do cần phải nghiên cứu môi trường quốc tế.

Thứ nhất, do tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt.

Vì vậy, những sự thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và cạnh tranh trong nước. Điều này cho thấy rằng muốn dự báo môi trường kinh doanh trong nước một cách chính xác, các nhà quản trị còn phải xem xét trong một mức độ nhất định những thay đổi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong nước.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp mặc dù các tổ chức không trực tiếp quan hệ với thương trường quốc tế, nhưng nó có thể có quan hệ gián tiếp ở phía đầu vào hoặc phía đầu ra thông qua việc mua, bán một loại vật tư thiết bị nào đó qua một tổ chức khác trong nước.

Ngoài ra các tổ chức hoạt động trong nước không chỉ quan tâm sự tác động của môi trường quốc tế đến các điều kiện của môi trường vĩ mô trong nước mà còn phải tính đến cả những tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh.

1.3.2 Đối với các tổ chức hoạt động trên thương trường quốc tế

Các tổ chức hoạt động trên thương trường nước ngoài cần phải nghiên cứu điều kiện môi trường của nước sở tại Việc phân tích môi trường quốc tế cũng giống như phân tích môi trường bên ngoài song được xem xét trong bối cảnh toàn cầu.

Khi phân tích môi trường nước sở tại thì môi trường chính trị - pháp luật và môi trường văn hóa cần có sự quan tâm thích đáng vì nó có thể có những điểm rất khác biệt so với môi trường nước chủ nhà. Đối với các tổ chức sản xuất trong nước nhưng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài thì vừa phải chịu ảnh hưởng của những điều kiện môi trường kinh doanh trong nước, vừa phải chịu những diều kiện môi trường nước ngoài Tổ chức cần tiến hành phân tích những yếu tố vĩ mô chẳng hạn như các yếu tố kinh tế, chính trị - pháp lí, dân số, văn hoá xã hội, có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần phân tích và nhận dạng các áp lực của môi trường cạnh tranh mà tổ chức dạng phải đối mặt tại thị trường nước ngoài, chẳng hạn như khách hàng, người cùng cấp, sản phẩm thay thế, Đối với các tổ chức chỉ hoạt động trên thương trường nội địa nhưng có quan hệ với tổ chức cung cấp nước ngoài thì cũng phải tính đến yếu tố môi trường của nước sở tại. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế biến động của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp của các tổ chức cung cấp ở nước ngoài mà có thể tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối với các nguồn cung cấp đầu vào của tổ chức. Đối với các tổ chức đang tìm cách thành lập với các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì càng phải quan tâm hơn nữa những yếu tố của môi trường tại nước ngoài Ví dụ, các yếu tố như mức tiền công trung bình, luật thuế, các quy định về thuê mướn tại địa phương, các quan điểm chung về công ăn việc làm và mức sống, các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA LÀO

Tổng quan về Lào

Hình 1: Quốc kỳ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lao People's Democratic Republic) có diện tích là 236.800 km 2 , thủ đô mang tên Viêng Chăn (Vientiane)

Lịch sử: Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào, thành vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) Năm 1893, thực dân Pháp đô hộ Lào Ngày 12/10/1945, nước Lào độc lập Đầu năm 1946, Pháp quay lại xâm lược Lào Tháng 7-1954, Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập của Lào Từ năm 1955, Mỹ gây chiến tranh chống lại nhân dân Lào Ngày 21/2/1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn. Ngày 2/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân Lào họp ở Viêng Chăn tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chính thể: Nhà nước dân chủ nhân dân Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 05/9/1962.

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý: Nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và Trung Quốc Tọa độ: 18000 vĩ bắc, 105000 kinh đông Là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên Đất nước Lào được thiên nhiên ưu ái cạnh dòng sông Mê Công Con sông vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước vừa là yếu tố thống nhất Lào về mặt địa lý Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ, là vựa lúa của Lào.

Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng

Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ.

2.1.2 Đặc điểm pháp luật và chính trị

Khó tiếp cận hệ thống pháp luật

Các doanh nghiệp đầu tư vào Lào hiện tại khó có thể lường hết được những khó khăn, rủi ro đặc thù khi mà hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào dạng trong quá trình sửa dổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận đã dẫn đến những trở ngại dáng tiếc trong quá trình triển khai các dự án tại Lào.

Thủ tục hải quan không rõ ràng, và việc thu thuế thường không dúng với mức thuế đã được đề ra Luật thương mại và hệ thống tòa án thương mại tại Lào phát triển chậm và không minh bạch Tranh chấp thương mại hiếm khi được phân xử có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài Thủ tục đầu tư rườm rả và thời gian phê duyệt không đúng như trong luật định

Thêm vào đó, chính phủ Lào các năm gần đây đang đưa ra các quy định pháp luật để hạn chế dần đầu tư vào khai khoáng các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Lào, điều này ảnh hưởng không ít tới các công ty đã và đang đầu tư vào các lĩnh vực này Tình hình chính trị- nội bộ Lào cơ bản ổn định, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được đẩy mạnh

Bên cạnh các thách thức đó, chính phủ Lào cũng đang tạo ra hàng loạt các điều kiện phù hợp hơn thông qua các đạo luật sửa dối, nhằm tạo nền tảng cho sự tin tưởng từ phía các nhà đầu tư như các ưu đãi về đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, dám bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng

2.1.3 Xã hội và văn hóa

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo Thượng tọa bộ Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào Lễ hội ở Lào được gọi là Bun Nghĩa đúng của Bun là phước Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12) Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của nhóm ngôn ngữ Thái Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre) Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác, trong đó, điệu Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Văn hóa lễ hội: Là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm có lễ hội Mỗi năm người Lào có 4 lần Tết: Tết Dung lịch, Tết Nguyên Đán, Tết Lào và Tết H'mong

Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đũi, bên ngoài quần chiếc khăn gọi là phụ-xả-rồng màu, kẻ ô vuông Những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc trang phục dân tộc, đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vai, cải về phía tay trái Phụ nữ Lao thưởng mặc váy Theo cổ truyền, phụ nữ Lão thường mặc váy có cạp, có gấu không quá ngắn hoặc quá dài

Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan, chua và ngọt Tuy nhiên, ẩm thực Lào vẫn có những nét đặc trưng rất riêng:

Người Lào ăn gạo là chỉnh, các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô cay Hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt Người Lào thích uống nước lọc hoặc nước nấu với các loại rễ hoặc thân cây tự nhiên hơn là uống chẻ hoặc cafe (chè được du nhập vào Lão tử lâu và được nhân dân trồng ở một số địa phương).

Mức độ phân chia giai tầng trong xã hội:

Lào rõ ràng là quan liêu Việc ra quyết định thường tập trung vào một số ít nếu có, sự ủy thác từ trên xuống.

Người dân Lào thích những người lãnh đạo thận trọng, có khả năng đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng Những sáng kiến cá nhân có vẻ không được phổ biến trong môi trường này

Nếu những người dưới quyền hoặc nhân viên có sáng kiến các nhân, thì số thể bị coi là sự thách thức, xâm hại đến quyền lực của cấp trên hoặc tìm kiếm quyền lực cho mình Có trình độ cao, đứng ngoài số đông bằng cách có sáng kiến cá nhân hoặc tự nhận trách nhiệm về tất cả mọi thứ không phải của mình, những hành động này thường nhận được sự chỉ trích hoặc trừng phạt

Môi trường kinh doanh của Lào

2.2.1 Quy mô thị trường (dân số, lao động và tăng trưởng của thị trường)

Dân số: 7.555.106 người 1 Dân số Lào hiện chiếm 0,09% dân số thế giới.

1 danso.org 2017 Dân số Lào mới nhất (2022) - cập nhật hằng ngày - DanSo.Org [ONLINE] Available at:

Lào đang đứng thứ 105 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ

Hình 2: Dự tính mật độ dân số của Lào Lao động: Theo Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, căn cứ kết quả khảo sát lực lượng lao động năm 2022 cho thấy dân số Lào có khoảng 7,4 triệu người, số người từ 15 tuổi trở lên khoảng 5,4 triệu người, lực lượng lao động có khoảng 2,5 triệu người, trong đó khoảng 2,4 triệu người có việc làm, tương đương 97,6% tổng số lực lượng lao động.

Tăng trưởng của thị trường: Tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong năm 2022, Chính phủ Lào đã khuyến khích các đơn vị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là thế mạnh dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế Trong 10 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Lào đạt 4,2% và kỳ vọng hết năm 2022 sẽ tăng trưởng ở mức 4,4%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 4,5%.

2.2.2 Chính sách kinh tế - thương mại

(i) Lào kiên quyết và nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần Coi mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

(ii) Tiếp tục thực hiện đường lối chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá. Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phối hợp hài hoà giữa kế hoạch và thị trường.

(iii) Tiếp tục tập trung cơ bản giải quyết đói nghèo cho nhân dân Tăng cường giải pháp khuyến khích sản xuất hàng hoá và phát triển nông thôn.

(iv) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hỗn hợp, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ và khô

(i) Chương trình nghị sự quốc gia về giải quyết các khó khăn kinh tế-tài chính và vấn đề ma túy; (ii) Hiện đại hóa hệ thống thu thuế và xử lý lỗ hổng thất thoát ngân sách, tạo nguồn thu cho nhà nước;

(iii) Giảm và cơ cấu lại nợ công cho Chính phủ, hạn chế số lượng các khoản vay nước ngoài; chú trọng công tác quản lý tỷ giá hối đoái, lạm phát, giảm bớt khó khăn cho người dân; thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển công nghiệp chế biến, nhất là dọc hai bên hành lang đường sắt Lào-Trung Quốc; tăng cường hợp tác với các đối tác công-tư, cũng như phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Giám sát việc miễn thuế - phí nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, chính phủ hiện đại hóa công tác thu thuế để tăng thu ngân sách

Ngày 17/1/2023, Vientiane Times đưa tin, Bộ Tài chính Lào cho biết có hơn 119.000 doanh nghiệp tại Lào hiện đang sử dụng hệ thống quản lý thuế mới có tên là TaxRIS, chiếm 87,7% trong số 135.789 đơn vị kinh doanh và 64.560 đơn vị kinh doanh đang nộp thuế thông qua hệ thống này.

Nhằm hiện đại hóa công tác thu thuế và hạn chế thất thoát tiền nợ thông qua các quy định chặt chẽ hơn Các đại biểu quốc hội và chuyên gia kinh tế ngày càng lo ngại về rò rỉ tài chính và việc trốn nộp thuế/thuế quan và họ đề nghị Chính phủ phải khẩn trương giải quyết.

Theo Bộ Tài chính, thuế và phí đánh vào tài sản nhà nước, phí quá hạn, nhượng quyền và cổ tức đã được nộp vào ngân sách quốc gia thông qua hệ thống TaxRIS Bộ cũng cho biết 10.500 doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc mở tài khoản thuế giá trị gia tăng và 9.496 trong số họ đang tích cực sử dụng tài khoản thuế giá trị gia tăng, chiếm 90,4% trong số những doanh nghiệp được yêu cầu.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bounpone Vannachit cho biết, việc hiện đại hóa hệ thống thu ngân sách là một phần trong chương trình nghị sự quốc gia nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế và tài chính của Chính phủ Họ đang làm việc để tối đa hóa tiềm năng tăng ngân sách đồng thời thực hiện các bước để giảm thiểu thất thoát tiền nợ cho kho bạc nhà nước qua các hoạt động bất hợp pháp.

Các lĩnh vực liên quan đã được khuyến khích để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và tạo ra các nguồn thu nhập mới để giúp quốc gia vượt qua những thách thức kinh tế nghiêm trọng mà nó phải đối mặt.

Năm nay, Bộ Tài chính đặt mục tiêu thu ngân sách là 38.448 tỷ Kíp, tăng 21,70% so với cùng kỳ và bằng 16,42% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trong khi đó, tổng chi tiêu dự kiến vào khoảng 43.498 tỷ Kíp, bằng 18,58% GDP Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ đã cam kết cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và hỗ trợ nhiều hơn cho khu vực tư nhân.

Chính phủ cũng có kế hoạch đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, bao gồm hệ thống khai báo hải quan điện tử, được gọi là ASYCUDA và hệ thống Thuế thông minh để giảm thiểu rò rỉ tài chính.

Theo hệ thống Một cửa quốc gia Lào (LNSW), các hoạt động hải quan đang được số hóa và các thủ tục thương mại được đơn giản hóa bằng cách triển khai hệ thống một cửa tại các cửa khẩu quốc tế Tiêu biểu như tại trạm kiểm soát hải quan quốc tế Boten (biên giới Lào-Trung Quốc) hiện đang sử dụng các hệ thống như ASYCUDA, Thuế thông minh, Máy quét, EasyPASS và hệ thống Một cửa quốc gia Lào.

Chính sách cắt giảm thanh toán nợ của ngân hàng thương mại, trung tâm tài chính và các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại.

Lào phải chịu ảnh hưởng những tác động từ bên ngoài, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột tại Ukraine, đại dịch Covid-19 và thiên tai.

Cục Thống kê Lào cho biết, tỷ lệ lạm phát hằng năm của nước này đã tăng từ 30,01% trong tháng 8, lên 34% vào tháng 9/2022 Đây là mức lạm phát cao nhất Lào từng ghi nhận trong 22 năm qua, nguyên nhân chủ yếu do sự tăng giá của các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Khamjane Vongphosy khẳng định, GDP 6 tháng đầu năm 2022 của nước này đạt 95.212 tỷ kíp Lào, tăng trưởng mức 4,3% Những lĩnh vực chủ yếu đóng góp tăng trưởng GDP gồm: sản xuất thịt, cá, trứng (đạt 50% kế hoạch);xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (66,05%); xuất khẩu thực vật (67,8%); xuất khẩu vật nuôi (46,74%) và đặc biệt là sản xuất điện (55,86%) Một lĩnh vực khác giúp kinh tế Lào phục hồi trong 6 tháng đầu năm nay là du lịch nội địa, với 463.907 lượt du khách.

Các lý do để Lào trở thành sự lựa chọn của các Công ty kinh doanh quốc tế 17 2.4 Các lưu ý khi tham gia kinh doanh tại thị trường Lào

Vị trí chiến lược: tiếp giáp với Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Myanmar, tỉnh Vân

Nam (Trung Quốc) Cũng chính bởi đặc điểm này mà nền kinh tế Lào chủ yếu bị thống trị bởi Trung Quốc, Pháp, Nhật, Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Úc Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ hầu như lại không đóng vai trò quan trọng tại quốc gia này.

Lào có biên giới với 5 nước trong khu vực Với vị trí đặc biệt của mình đã tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa Lào với các nước láng giềng, các nước ASEAN Đặc biệt, Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại và đầu tư mà tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch xuyên quốc gia

Các cam kết trong khu vực ASEAN

Lào trở thành thành viên thứ 9 của ASEAN vào tháng 7/1997 và từ ngày 1/1/1998 bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong Chương trình miễn giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA Nội dung cam kết và thực hiện của Lào được thể hiện rõ qua các mặt sau Lào cam kết dành chế độ MFN và NT trên cơ sở có đi có lại cho các nước thành viên ASEAN và cung cấp thông tin có liên quan khi cần thiết Trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ AFTA ký tháng 12/1995, Lào và các nướcASEAN tập trung đàm phán mở cửa thị trường 7 ngành dịch vụ quan trọng là: tài chính, viễn thông, vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh, và dịch vụ xây dựng theo nguyên tắc là các cam kết phải ở mức cao hơn các cam kết tại WTO

Các Hiệp định Thương mại Lào – Các nước

Hiệp định giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam về quan hệ thương mại, gọi tắt là Hiệp định Thương mại Lào – Việt được ký kết vào ngày 12/01/1996 Phát triển về nội dung giữa hai bộ chính trị của DNDCM Lào và bộ chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam Thương mại giữa nước CHDCND Lào với các nước đối tác quan trọng Quan hệ thương mại đa phương: Lào có quan hệ mua bán với hơn 40 nước trên thế giới, nay đã tăng lên hơn 60, trong đó có hiệp định với 17 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin, Mông Cổ, In đô nê sia, Malaysia, Hungari, Bungari, Tiệp Khắc, Balan, Nga, Ấn Độ và Bê la rut.

- Nền chính trị ổn định an toàn

- Rủi ro từ thiên tai thấp

- Quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

2.4 Các lưu ý khi tham gia kinh doanh tại thị trường Lào

Lào có vị trí địa lý nằm sâu trong nội địa, muốn trao đổi hàng hoá phải quá cảnh qua Việt Nam hoặc Thái Lan, làm cho chi phí sản xuất, chi phí đầu tư tăng Đất rộng người thưa lại là nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang nặng đặc tính sản xuất tự nhiên, sản xuất nhỏ phân tán Sản phẩm chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, chất lượng hàng nông sản thấp, chưa có chế biến Công nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp sản xuất còn ít, nhỏ Trình độ quản lý trong nền kinh tế thị trường còn hạn chế. Để thành lập công ty tại Lào có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì thời gian từ lúc nộp đơn xét yêu cầu thành lập công ty cho đến khi nhận được đầy đủ các giấy tờ, tài liệu thường sẽ kéo dài lâu do những yêu cầu và thủ tục rườm rà chính phủ Lào đất ra với doanh nghiệp nước ngoài Trước khi tiến hành xâm nhập một thị trường, việc đầu tiên cần cân nhắc là sự đầu tư dưới hình thức nào Đối với nhân đầu tư nước ngoài, có các lựa chọn đáng cân nhắc như sau: Văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Luật Lào bảo đảm các quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhận được sự bảo vệ cho khoản đầu tư của mình dưới sự bảo hộ của pháp luật Lào

Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple entry business visas) cho nhà đầu tư và gia đình của họ

Nhận được bảo hộ sở hữu trí tuệ theo pháp luật Lào

Chuyển lợi nhuận, vốn và thu nhập khác sau khi thanh toán đầy đủ các, các loại thuế và là phí theo quy định của pháp luật Lào.

Mở tài khoản ngoại tệ với các ngân hàng nằm tại Lào:

Các tài liệu cần thiết để tiến hành thành lập công ty tại Lào:

Dưới đây là một danh sách tóm tắt các giấy tờ cần thiết để tiến hành thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Lào Xin lưu ý với mỗi trường hợp, ngành nghề và lĩnh vực cụ thể, sẽ có thể có thêm bớt các yêu cầu về giấy tờ phải nộp khác nhau

- Chính phủ Lúc yêu cầu các tài liệu được dịch sang bằng tiếng Lào, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn nộp các tài liệu bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ khác tùy trường hợp cụ thể của họ) Lời khuyên tốt nhất là các văn bản được nộp nên là song ngữ tiếng Anh và tiếng Lào

- Điều lệ công ty - điều này là cần thiết trong mọi trường hợp

- Hợp đồng liên doanh hoặc thông tin các cổ đông (nêu rõ cách thức bầu phiếu, giải quyết tranh chấp)- nếu công ty có nhiều hơn một chủ sở hữu

- Hợp đồng thiên văn phòng (Lease Agreement) - Công ty TNHH sẽ cần phải chuẩn bị một hợp đồng thuê địa điểm văn phòng trước khi nộp đơn yêu cầu thành lập công ty

- Báo cáo của Ngân hàng cho thấy khả năng tài chính của nhà đầu tư (Bank statements)

- Thông tin cá nhân của nhà đầu tư (s) như bản sao hộ chiếu ảnh hộ chiếu sơ yếu lý lịch

- Tùy thuộc vào từng đơn xét thành lập doanh nghiệp cụ thể chính phủ Lào cũng có thể yêu cầu xem các hợp đồng lao động của tất cả lao động hoặc ít nhất là các lao động chính

- Kế hoạch kinh doanh - tài liệu phác thảo các hoạt động kinh doanh dự định, số lượng nhân viên, các chương trình đào tạo dành cho nhân viên Lào.

Khi một công ty TNHH được đăng ký và thành lập tại Lào, các cơ quan, ban ngành chính phủ Lào khác nhau sẽ cung cấp các tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Mã số thuế (Tax Identification Number - TIN)

- Giấy phép cung cấp bởi các Bộ liên quan cho phép doanh nghiệp thành lập được hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ trường học sẽ cần sự chấp thuận của Bộ Giáo dục Lào )

Một khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Mã số thuế, doanh nghiệp sẽ được xem là đã thành lập một cách hợp pháp và nhận được sự bảo hộ của pháp luật Lào

Hình 4: Các điểm chính của các loại hình công ty tại Lào

Khác biệt về văn hóa khi người nước ngoài kinh doanh tại Lào

Bên cạnh những thuận lợi về kinh tế, cơ hội học hỏi kinh nghiệm Hay quen biết thêm nhiều bạn bè quốc tế Việc lựa chọn kinh doanh tại Lào cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với người nước ngoài Đòi hỏi phải cần có sự nhạy bén để nhanh chóng thích nghi.

Một trong những khó khăn đầu tiên không thể không nhắc tới khi làm việc tại Lào chính là sự khác biệt trong văn hóa Bởi mỗi quốc gia, trên thế giới đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán khác nhau Vì thế bên cạnh cơ hội được giao lưu tìm hiểu văn hóa Sự khác biệt này cũng tạo ra những cản trở trong việc thích nghi, hòa hợp với cuộc sống Người nước ngoài khi kinh doanh sẽ cần có sự nhạy bén, thông minh Để có thể thích nghi với mọi yếu tố xảy ra xung quanh cuộc sống như: ngôn ngữ, văn hóa, khí hậu và thời tiết.

Các quy định Thương mại, Hải quan và Tiêu chuẩn của Lào

Thương mại là gì? Quy định thưởng mại gồm các văn bản nào

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Các văn bản pháp luật hoạt động thương mại và quản lý hoạt động thương mại gồm: (i) Luật Kinh doanh;

(ii) Các luật về tổ chức doanh nghiệp (như luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp ), các nghị định và quyết định của Chính phủ về tổ chức doanh nghiệp; các thông tư, công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan tương tự) và các Bộ, ngành hữu quan liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; (iii) Các văn bản hiện hành về quản lý kinh doanh trong nước;

(iv) Các văn bản về xuất nhập khẩu; các văn bản về quản lý thị trường;

(v) Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại;

(vi) Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng, về quản lý đo lường chất lượng hàng hóa;

(vii) Các văn bản về thuế trong nước và về thuế quan;

(viii) Các văn bản về văn phòng đại diện thương mại;

(ix) Các văn bản về hải quan;

(x) Các văn bản về tài chính - ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm liên quan đến thương mại;

(xi) Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại.

Tình hình về quy định thương mại tại Lào

Hệ thống pháp luật về thương mại chưa được xây dựng đồng bộ và tương thích với luật pháp quốc tế Hiện nay, Nhà nước Lào chưa ban hành được một số luật liên quan đến tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại như: Luật thương mại, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật hải quan, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, đồng thời còn thiếu một số văn bản pháp quy về các khu chế xuất, khu thương mại tự do, về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu trong một thời gian dài.

Trước năm 1987, rất khó để phân biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Lào Các doanh nghiệp không có quyền làm chủ trong kinh doanh, mọi hoạt động đều do Nhà nước quản lý và quy định.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV và lần thứ V, Nhà nước Lào tập trung vào công tác xây dựng pháp luật, trong đó chủ yếu là xây dựng pháp luật về kinh tế Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong tình hình mới, ngày 18-7-

1994, Quốc hội Lào đã thông qua hai đạo luật là Luật Kinh doanh và Luật Phá sản của doanh nghiệp Đây là các đạo luật đầu tiên tại Lào quy định vấn đề thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Những thiếu sót và hạn chế trong Luật Kinh doanh, chủ yếu là những hạn chế trong chế định thành lập doanh nghiệp và ĐKKD đã làm giảm tính linh hoạt của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn hình thức và cơ hội đầu tư phù hợp, đồng thời làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Để khắc phục những vấn đề trên, ngày 9-11-2005Quốc hội nước CHDCND Lào đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhằm thay thế cho LuậtKinh doanh năm 1994

Quy định thương mại của Lào

3.3.1 Các nghị định chính phủ về quy định thương mại Lào

Nghị định số 205/TT ngày 11-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lýNhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu”

Nghị định số 206/TT ngày 10-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Kinh doanh thương mại trong nước” 99

Quy định số 0834/BTM ngày 13-07-2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về

“Hiệp hội kinh doanh thương mại”

Nghị định số 02/TT ngày 21-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về đầu tư xây dựng “Đặc khu kinh tế Savẳn - Sênô” - Tỉnh Savannakhet - Mụcđahản (Thái Lan)

Nghị định số 25/TT ngày 25-03-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới Đensavẳn (Lào) - Lao Bảo (Quảng Trị - Việt Nam)” Nghị định số 162/TT ngày 08-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới Boten (Luông Nậm Thà) - Mo han (Vân Nam - Trung Quốc).

3.3.2 Các hiệp đinh thương mại ắ Thuế nhập khẩu Chớnh phủ Lào đó đơn giản húa cơ cấu thuế quan và đang từng bước sửa đổi các hàng rào phi thuế quan Lào đặt ưu tiên hàng đầu vào tạo thuận lợi thương mại và là một trong những nước sớm nhất phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO.

Thuế quan của CHDCND Lào dựa trên Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN 2012), tuân theo các mức thuế suất nhập khẩu tiêu chuẩn của ASEAN thay đổi từ

0 đến 40%, không bao gồm các nước ngoài ASEAN Các mức thuế này do Cục Hải quan quy định Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dao động từ 5-90% đối với nhiều mặt hàng. Chính phủ Lào đã loại bỏ dần thuế doanh thu trong vài năm qua và thay thế bằng chế độ Thuế Giá trị Gia tăng (VAT), mặc dù VAT vẫn được áp dụng không nhất quán Thông tin bổ sung về thuế có thể tham khảo tại Cục Thuế, Bộ Tài chính.

Lào gia nhập WTO năm 2013 và tiếp tục hội nhập với các nước láng giềng ASEAN thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN Các quốc gia sau đã cấp trạng thái Hệ thống ưu tiên chung (GSP) cho Lào: Úc, Belarus, Canada, Iceland, Nhật Bản, New Zealand, Na

Uy, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Bỉ, Bulgaria, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Pháp, Hungary, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan,

Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh Các mặt hàng sau đây cung cấp đối xử miễn thuế theo LDC đối với hàng hóa của Lào: Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Kyrgyzstan, Tajikistan và Thái Lan. Lào cũng đã ký các hiệp định thương mại với tất cả 9 thành viên khác của ASEAN và tham gia vào một loạt các cuộc đàm phán với tư cách là thành viên của ASEAN Lào cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Triều Tiên, Mông Cổ, Malaysia, Nga, Ấn Độ, Belarus, Argentina, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ.

3.3.3 Quy đinh thương mại Việt-Lao hiện nay.

Hiện nay Việt-Lào đá ký kết hai hiệp định là hiệp định thương mại và hiệp định thương mại biên giới, các hiệp định này giúp cho kinh tế thượng mại hai bên có thể được thúc đẩy và tăng cường hợp tác, dễ dàng trao đổi và hợp tác phát triển giúp đỡ lẫn nhau.

Theo nội dung Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Việt Nam – Lào vừa được ký kết sẽ dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ ViệtNam và Lào Ngoài ra, doanh nghiệp Việt đầu tư sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh biên giới của Lào khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi 0% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng Theo đó, Hiệp định quy định hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới, phát triển chợ biên giới và hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới và thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu Thống nhất xác định các cửa khẩu biên giới đất liền được mở cho hoạt động thương mại biên giới Trên cơ sở cơ chế đặc thù của hoạt động thương mại biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà hai nước là thành viên, dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và Lào.

Hải quan

Hoạt động hải quan gồm hoạt động kiểm tra - kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu Các hoạt động này nhằm bảo hộ, phục vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội, Đối với hàng hóa thông thường, nhà nhập khẩu phải có các tài liệu sau cho từng lô hàng:

- Một báo cáo thông quan;

- Giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép của các bộ liên quan (tùy thuộc vào từng loại hàng hóa) Nhà nhập khẩu nguyên liệu để tái xuất bắt buộc phải có các chứng từ như các nhà nhập khẩu khác, trừ hợp đồng và giấy phép nhập khẩu

Nhà xuất khẩu phải có các giấy tờ sau khi đăng ký tờ khai xuất khẩu:

- Đơn đăng ký tờ khai xuất khẩu;

- Giấy phép nhập khẩu / xuất khẩu (chỉ đối với hàng hóa thuộc quyền kiểm soát của bộ hoặc chính phủ, ví dụ như kim cương thô hoặc đã đánh bóng);

- Một danh sách đóng gói;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hệ thống chứng nhận xuất xứ ưu đãi tổng quát (nếu có);

- Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu;

- Chứng nhận sản phẩm công nghiệp cho sản phẩm công nghiệp. Để nhập khẩu hoặc xuất khẩu dược phẩm, thực phẩm hoặc các sản phẩm hóa chất, ngoài các giấy tờ nêu trên, nhà nhập khẩu phải có giấy phép của Phòng Nhập khẩu Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cục Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế Việc kiểm tra trước khi vận chuyển là bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu phù hợp với các yêu cầu của nước đến.

3.4.2 Tình hình hải quan Việt – Lào và các quy định hải quan.

Hiện nay Việt Nam và Lao đang vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường bộ nhưng chủ yếu là đường bộ với 8 của khẩu chính giữa biên giới hai quốc giá

Việt Nam Đường qua biên giới Tên cửa khẩu phía

Lao Bảo Đường 9 Đen Savan

Cha Lo (đèo Mụ giạ)

Bờ Y Đường 8 Đường 217 Đường 42 Đường 43 Đường 7 Đường 12 Đường 18

Nậm phao (Na pe) Bản Lơi

Xốp Hun Sốp Bau Nậm Cắn Thông Khảm

Bảng 1: Bảo danh sách cửa Khẩu Việt Lào nha

Về thủ tục và các quy định Hải Quan thì tương đối giống các nước khác trên thời giới.

- Các hoàng hóa nằm trong danh mục cấm của hai nước như ma túy, vũ khí, các loại gỗ quý, …

- Khi muốn thông quan hàng hóa sang Lào phải làm đầy đủ các thủ tục hải quan như ghi tờ khai, chứng minh hàng hóa, xuất trình chứng từ, đưa hàng hóa đi kiểm tra và đóng các loại phí, thuế phù hợp Đối với hàng hóa thông thường, nhà nhập khẩu phải có các tài liệu sau cho từng lô hàng:

- Một báo cáo thông quan;

- Giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép của các bộ liên quan (tùy thuộc vào từng loại hàng hóa) Nhà nhập khẩu nguyên liệu để tái xuất bắt buộc phải có các chứng từ như các nhà nhập khẩu khác, trừ hợp đồng và giấy phép nhập khẩu

Nhà xuất khẩu phải có các giấy tờ sau khi đăng ký tờ khai xuất khẩu:

- Đơn đăng ký tờ khai xuất khẩu;

- Giấy phép nhập khẩu / xuất khẩu (chỉ đối với hàng hóa thuộc quyền kiểm soát của bộ hoặc chính phủ, ví dụ như kim cương thô hoặc đã đánh bóng);

- Một danh sách đóng gói;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hệ thống chứng nhận xuất xứ ưu đãi tổng quát (nếu có);

- Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu;

- Chứng nhận sản phẩm công nghiệp cho sản phẩm công nghiệp. Để nhập khẩu hoặc xuất khẩu dược phẩm, thực phẩm hoặc các sản phẩm hóa chất, ngoài các giấy tờ nêu trên, nhà nhập khẩu phải có giấy phép của Phòng Nhập khẩu Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cục Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế Việc kiểm tra trước khi vận chuyển là bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu phù hợp với các yêu cầu của nước.

Có thể nói việc xuât nhập khẩu hai quản khá là dễ dàng với các sản phẩm không trong danh mục cấm và có hóa đơn chứng từ đầy đủ, ngoài ra quan hệ hai nước tương đối tốt và có hiệp định thương mại biên giới dẫn tới các thủ tục hải quan tương đối đơn gian.

Tiêu chuẩn thương mại

Ghi nhãn và ký hiệu đã trở thành một nghĩa vụ đối với các nhà nhập khẩu tại Lào Mỗi sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phải được dán nhãn bằng tiếng Lào trước khi phân phối Nhãn phải bao gồm tên sản phẩm, nhãn hiệu được đăng ký bởi nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu / nhà phân phối, quốc gia xuất xứ, giá cả, trọng lượng, thành phần, hướng sử dụng, cảnh báo, ngày sản xuất và hạn sử dụng (theo quy định ghi nhãn sản phẩm bằng tiếng Lào số

2501/MOIC.DTD, ngày 16 tháng 12 năm) Yêu cầu này không được áp dụng nhất quán

16 ITPC - THỊ TRƯỜNG LÀO do nhiều hàng hóa Thái Lan thường xuyên được nhập khẩu và phân phối mà không sử dụng tiếng Lào.

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Hiện tại Lào không cấm bất kì hàng hóa của quốc gia hay vùng quốc gia nào trên thới giới hay lãnh thổ Việt Nam.

Thị trường Lào là thị trường khá dễ tính Là đất nước tiêu dùng hàng nhập khẩu Vật nên về quy định về tiêu chuẩn hàng nhập khẩu, Lào chủ yếu dựa vào chứng nhận về tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu hay quy định tiêu chuẩn quốc tế như:

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Quốc kỳ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào
Hình 1 Quốc kỳ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 11)
Hình 2: Dự tính mật độ dân số của Lào Lao động: Theo Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, căn cứ kết quả khảo - bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào
Hình 2 Dự tính mật độ dân số của Lào Lao động: Theo Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, căn cứ kết quả khảo (Trang 16)
Hình 3: Tỷ giá đối đoái của Lào - bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào
Hình 3 Tỷ giá đối đoái của Lào (Trang 20)
Hình 4: Các điểm chính của các loại hình công ty tại Lào - bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào
Hình 4 Các điểm chính của các loại hình công ty tại Lào (Trang 25)
Bảng 1: Bảo danh sách cửa Khẩu Việt Lào nha - bài tiểu luận môn học giữa kỳ đề tài phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của lào
Bảng 1 Bảo danh sách cửa Khẩu Việt Lào nha (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w