1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần văn hoá việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I: Những đặc điểm cơ bản của văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.1.1.Thế nào là văn hoáVăn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựngcùng với bề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC : VĂN HOÁ VIỆT NAM

Sinh viên : NGUYỄN BÍCH NGỌC

Lớp : NNA1

Giảng viên : GS.TS Nguyễn Văn Khang

HÀ NỘI, THÁNG 6/2022

Trang 2

MỤC LỤC TRANG

MỞ ĐẦU 3I:Những đặc điểm cơ bản của văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 4II: Ý kiến cá nhân về văn hoá học đường ở trường đại học và văn hoá học đườngtại trường đại học Phenikaa 6KẾT LUẬN 12TRÍCH NGUỒN 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế,nền văn hóa cũng phát triểnmạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn,con người cũng mởmang được tầm vóc của mình hơn Khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống vậtchất ngày càng được nâng cao thì đời sống đạo đức con người lại có xu hướng sasút, những vấn nạn xã hội ngày càng tăng, chính lúc này vấn đề văn hóa càng trởnên quan trọng nhất Như chúng ta đã biết, nền văn hóa Việt Nam là một nền vănhóa đậm đà bản sắc dân tộc,ở một tiểu vùng mà văn hóa của một vài nước lớn dễchi phối,ảnh hưởng và có xu thế đồng hóa,bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưngvăn hóa Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc riêng cho đến ngày nay.Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế, các nền văn hóa khác sẽtheo chân tràn vào nước ta Nền văn hóa Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn đổimới nền văn hóa để theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội Nhưng đó cũng là tháchthức lớn đối với nền văn hóa nước ta Vậy làm thế nào để phát triển đồng thờinhưng vẫn phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc Hiện nay Đảng và nhànước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng, bảo tồn và phát triểnnền văn hóa Đó cũng là một vấn đề lớn mang tính cấp thiết mà chúng ta cần phảiquan tâm và tìm hiểu để có thể đưa ra những đề xuất và những giải pháp nhằm xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.

Trang 4

I: Những đặc điểm cơ bản của văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

1.1.Thế nào là văn hoá

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựngcùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọilĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người Do vậy, khi nhắc đến văn hóa lànhắc đến nhiều khía cạnh như ngô ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo…của một dântộc Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện thông qua những di tích lịch sử, danh lamthắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc.

Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá trị do mộtcộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho nhữngnhu cầu và lợi ích của chính mình.

1.2.Phân biệt văn hoá với các khái niệm

Trong khi văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc thì văn minh lạicó tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn

Trang 5

Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây cònvăn hóa ,văn hiến văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông.

BẢNG SO SÁNH VĂN HOÁ- VĂN HIẾN- VĂN VẬT- VĂN MINH

Đối tượng Vâ •t chất vàtinh thần

Thiên về tinhthần

Thiên về vâ •tchất

Thiên về yếu tố vâ •t chấtkhoa học kĩ thuâ •t

Chỉ sự phát triển, mangtính giai đoạn

Kiểu xã

1.3.Đặc điểm cơ bản của văn hoá

– Văn hóa có tính hệ thống

Cần phải phân biệt rạch ròi giữa tính hệ thống với tính tập hợp Tính hệ thống củavăn hóa có “xương sống” là mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố với nhau, cácthành tố có thể bao gồm hàng loạt các sự kiện, nó kết nối những hiện tượng, quyluật lại với nhau trong quá trình phát triển Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thểthực hiện được các chức năng của xã hội Lý do là bởi văn hóa bao trùm lên tất cảcác hoạt động, các lĩnh vực Từ đó có thể làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấpvà trang bị cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng biến với môi trường tựnhiên Nói cách khác, văn hóa xây lên nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiến bộcủa xã hội

– Văn hóa có tính giá trị

Văn hóa khi được hiểu theo khía cạnh của một tính từ sẽ mang nghĩa là tốt đẹp, làcó giá trị Người có văn hóa cũng chính là một người có giá trị Do đó mà văn hóatrở thành thước đo chuẩn mực cho con người và xã hội Văn hóa tự chính bản thânnó cũng mang trong mình những giá trị riêng bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinhthần Xét về mặt ý nghĩa thì văn hóa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị thẩmmỹ, giá trị đạo đức Đứng trên góc độ thời gian lại có thể chia văn hóa thành giá trịvĩnh cửu và giá trị nhất thời Với mỗi góc độ khác nhau gắn với một sự vật, hiện

Trang 6

tượng, sự kiện khác nhau ta lại có thể có cái nhìn khác nhau Từ những cái nhìnnày, ta có thể đánh giá văn hóa dưới những góc độ khách quan quan khác nhau.– Văn hóa có tính nhân sinh

Tính nhân sinh của văn hóa có nghĩa rằng văn hóa được coi như một hiện tượng xãhội Hiện tượng xã hội được hiểu là những hiện tượng do con người sáng tạo rahay còn gọi là nhân tạo, khác với các giá trị tự nhiên hay còn gọi là thiên tạo.Chính vì là một thực thể có tính nhân sinh nên văn hóa chịu tác động của cả vậtchất lẫn tinh thần của con người Đồng thời, vì có tính nhân sinh nên văn hóa vôtình trở thành sợi dây liên kết giữa người với người, vật với vật và cả vật vớingười Đó chính là ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nhất mà văn hóa hàm chứa.

– Văn hóa có tính lịch sử

Văn hóa phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một không gian và thờigian nhất định Chính vì thế mà văn hóa cũng gắn liền với chiều dài lịch sử, thậmchí là văn hóa hàm chứa lịch sử Tính lịch sử khiến cho văn hóa mang đặc trưng cóbề dày, có chiều sâu, có hệ giá trị Nhờ có tính lịch sử mà văn hóa cũng cần đượcduy trì, nói một cách khác đó là biến văn hóa trở thành truyền thống văn hóa Vănhóa có tính lịch sử cao cần phải được tích lũy, được gìn giữ và không ngừng táitạo, chắt lọc những tinh hoa, không ngừng sản sinh và phát triển để hoàn thiệndưới dạng ngôn ngữ, phong tục,…

II: Ý kiến cá nhân về văn hoá học đường ở trường đại học và văn hoá họcđường tại trường đại học Phenikaa.

2.1 Những vấn đề của văn hoá học đường

Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực và giá trị giúp cho cán bộ quản lý nhàtrường, các thày cô giáo, các bậc cha mẹ, các em học sinh, sinh viên có suy nghĩ,tình cảm và hành động tốt đẹp.

Văn hóa học đường lành mạnh giúp các thành viên trong nhà trường chia sẻ vớinhau những kinh nghiệm và kiến thức, phát triển khả năng hợp tác giữa các thànhviên trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường Từ đó, tạo ra môi trường thuậnlợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đếnviệc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung củanhà trường.

Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối vớitừng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể thực hiện được

Trang 7

chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ Văn hóahọc đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệtrẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp.

Văn hóa học đường tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện các chức nănggiáo dục của mình, đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.Cả xã hội đang rất quan tâm đến đạo đức của học sinh, sinh viên bởi xây dựng vănhóa học đường là một yếu tố bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo;góp phần quan trọng chấn hưng, cải cách nền giáo dục nước nhà, phục vụ đắc lựccho công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.

2.2 Văn hoá học đường ở trường đại học cần chú ý các nội dung gì.

-Thứ nhất là cơ sở vật chất, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp mới tạo ra đượcmôi trường văn hóa.

-Thứ hai là xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra nhà trường thân thiện, học sinhtích cực, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả…

-Thứ ba, tạo ra môi trường văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong nhà trường,làm cho học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp, nền nếp, kính trên,nhường dưới…

Thực ra, giáo dục văn hóa học đường là tạo ra những nét đẹp trong hành vi của họcsinh, sinh viên đối với các mối quan hệ thày trò, bạn bè và môi trường xung quanh.

2.3 Cảm nhận văn hoá học đường Trường Đại học Phenikaa Tích cực và hạn chế2.3.1.Văn hoá học đường tại Trường Đại học Phenikaa

Với môi trường đào tạo truyền cảm hứng theo định hướng đại học trải nghiệmvà đổi mới sáng tạo, tại Trường Đại học Phenikaa, sinh viên được khám phá vàphát huy năng lực của bản thân, tạo lập nền tảng vững vàng cho tương lai để trởthành phiên bản tốt nhất của mình, tự tin thích ứng và có khả năng tạo thay đổitrước một thế giới đầy biến động trong thời kỳ công nghệ số của thế kỷ 21.a, Đội ngũ giảng viên xuất sắc với cách tiếp cận lấy sinh viên là trung tâm Tại Trường Đại học Phenikaa, đội ngũ giảng viên xuất sắc (trên 60% giảng viêncó trình độ Tiến sĩ, gần 20% giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư) luônđồng hành cùng các bạn sinh viên, truyền thụ kiến thức chuyên môn và kinhnghiệm thực tiễn, dẫn dắt, định hướng và truyền cảm hứng tích cực Tại đây, các

Trang 8

giảng viên luôn đề cao năng lực của từng cá nhân, khuyến khích sinh viên tư duysáng tạo để phát huy tốt nhất tiềm lực của bản thân, sẵn sàng đón nhận những ýtưởng, sáng kiến; đưa ra các ý kiến phản biện bằng sự tôn trọng và tinh thần tíchcực để cùng nhau chinh phục đỉnh cao của tri thức.

b, Cơ hội việc làm rộng mở với mô hình đại học trải nghiệm

Tại Trường Đại học Phenikaa, sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụngthực tiễn là một trong những chuẩn mực của đào tạo hiện đại Với thời lượng thựchành, thực tập chiếm tới 30%-50%, sinh viên được học tập thông qua thảo luận,phản biện, bài tập nhóm, thuyết trình và nghiên cứu Sinh viên được học hỏi và tíchlũy kinh nghiệm qua những chuyến thực địa, kiến tập, thực tập, làm việc tại cácbệnh viện, phòng khám của Phenikaa và các cơ sở khám, chữa bệnh là đối tác củaTrường.

Với nền tảng vững vàng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm thựctế được tích lũy tại môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp trước khi ratrường, cũng như cơ hội việc làm tại hai bệnh viện thông minh với các cấu phầncủa mô hình bệnh viện không tường Phenikaa, sinh viên tốt nghiệp khối ngànhkhoa học sức khoẻ hoàn toàn tự tin làm chủ được tương lai của mình.

c, Môi trường đại học truyền cảm hứng với cơ sở vật chất hiện đại, thông minh Trường Đại học Phenikaa tự hào là một trong số ít trường đại học có cơ sở vậtchất hiện đại hàng đầu Việt Nam trong không gian xanh rộng 140.000 m2 (14 Ha).Với sự bảo trợ và đầu tư mạnh mẽ từ Tập đoàn Phenikaa, Trường xây dựng hệthống phòng học đa phương tiện, phòng thực hành/thí nghiệm hiện đại, cơ sở lưutrú đầy đủ tiện ích, nhà thi đấu đa năng, các sân thể thao chuyên biệt (sân bóng,tennis, cầu lông…), cùng với đội ngũ giảng viên xuất sắc và tận tâm Đây sẽ là môitrường học tập, nghiên cứu và sinh sống tuyệt vời, thân thiện, an toàn, thông minhvà truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.

d, Đổi mới sáng tạo

Với định hướng đại học đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp,tại Phenikaa, sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận môi trườngnghiên cứu và tham gia các dự án nghiên cứu - chuyển giao ngay từ năm đầu, đượcđồng hành cùng các giảng viên xuất sắc - nhà khoa học ưu tú Bên cạnh đó, đội ngũgiảng viên còn đồng hành cùng các em học sinh THPT trong các hoạt động khởinghiệp để đánh thức và nuôi dưỡng tài năng Các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có tínhứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng

Trang 9

dụng thực tiễn nếu thành công trong hệ sinh thái Tập đoàn Phenikaa, các công tystart-up, spin-off của Tập đoàn Phenikaa và/hoặc chuyển giao cho các đối tác Đểtạo môi trường đổi mới sáng tạo chuyên nghiệp, với sự hỗ trợ từ Tập đoànPhenikaa, Trường được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu vớicác phòng thực hành/thí nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, phục vụ đào tạo -nghiên cứu chuyên sâu, các Trung tâm/Viện nghiên cứu trong hệ thống Tập đoàn,các nhóm nghiên cứu mạnh và tiềm năng với đội ngũ các nhà khoa học xuất sắchàng đầu Việt Nam.

e, Đời sống sinh viên phong phú sắc màu

Tại Phenikaa, sinh viên được trải nghiệm toàn diện, từ học tập, nghiên cứu, sángtạo đến hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và đóng góp hết mình trong các hoạtđộng xã hội để thời thanh xuân và cuộc sống sinh viên của các bạn sẽ luôn làquãng thời gian tươi đẹp nhất và chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, nhiều câu lạc bộ với các hoạt động ngoạikhóa đa dạng và phong phú, từ học thuật đến văn - thể - mỹ, được tổ chức nhằmkhuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân, hòa nhập với sự đa dạng về vănhóa, sở thích và cá tính; khám phá tài năng của bản thân, phát triển kỹ năng vềtranh biện, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…thường xuyên được tổ chức Từ đó các bạn hoàn thiện bản thân một cách toàn diện,trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà tuyểndụng, hòa nhập dễ dàng với môi trường xung quanh, nhưng vẫn mang bản sắc củariêng mình.

Những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng và các chương trình từ thiện như“Đông ấm yêu thương” hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, hiến máu cứu người, được tổ chức thường xuyên để tạo nên một thế hệ trẻ biết sống nhân văn và hướngthiện.

Tất cả sinh viên, chỉ cần có năng lực, có ước mơ và khát vọng lớn, dám nghĩ dám làm đều sẽ được tạo điều kiện tốt nhất và có cơ hội ngang nhau để hiện thựchóa tiềm năng và ước mơ của mình.

-2.3.2.Tích cực

-Đa số sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong ứngxử với giảng viên, chuẩn mực tôn sư trọng đạo, kính trọng, lễ phép với thầy côgiáo.

Trang 10

-Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóaứng xử, giao tiếp Được bạn bè cổ vũ, động viên sẽ như được chắp thêm đôi cánh.Việc tự mình học tập, trau dồi để có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm vẫnchưa đủ tạo nên tác phong chuyên nghiệp Sinh viên cần biết cách phối hợp cùngnhau.

-Môi trường tự nhiên hay môi trường văn hóa đều được góp sức bởi hành vi vănhóa Môi trường học đường có sạch, đẹp, có văn hóa hay không nhờ phần lớn vàoviệc sinh viên ứng xử như thế nào Mỗi cá nhân thông qua thái độ, hành vi củamình đối xử với môi trường xung quanh và tham gia vào các hoạt động chung củanhà trường và xã hội là góp phần tạo dựng văn hóa học đường.

2.3.2.Hạn chế

-Một bộ phận sinh viên hiện nay có thái độ không tôn trọng giảng viên, không tôntrọng bài giảng của giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ Khi giảng viên vàolớp, sinh viên đã quên mất hành động chào thầy cô - một hành động bắt buộc đầugiờ được hình thành từ khi đi học Trong giờ học hiện tượng sinh viên vẫn làm việcriêng vẫn khá phổ biến; khi trả lời câu hỏi sinh viên còn ngồi tại chỗ; không ít sinhviên đi học muộn; thậm chí có sinh viên còn bao biện lí do hoặc cãi lại giảng viênkhi bị nhắc nhở, phê bình.

-Một số sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mìnhkhông hài lòng Giữa các bạn sinh viên với nhau họ thường có thái độ thân mật tháiquá, suồng sã, đùa cợt dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn trong giao tiếpcủa xã hội Khi đến căng tin, hàng quán hay khi vào khu kí túc xá đâu đâu cũngnghe được những câu nói tục, chửi bậy thiếu văn hóa của sinh viên Khi đi ngoàiđường nhiều sinh viên còn thể hiện sự giao tiếp thiếu văn hóa của mình trước mặtnhững người lớn tuổi: không chào hỏi thậm chí còn dùng từ gây phản cảm Hànhđộng phân biệt học lực, phân biệt giàu nghèo, phân biệt dân tộc, miệt thị chê baidẫn đến gây gổ đánh nhau vẫn tồn tại trong sinh viên.

2.4 Biện pháp nâng cao văn hoá học đường tại trường đại học nói chung, Đại họcPhenikaa nói riêng.

2.4.1 Biện pháp nâng cao văn hoá học đường tại các trường đại học nói chung

Xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm và ứng xử sư phạm tốt nơigiảng đường Môi trường sư phạm và khung cảnh sư phạm là môi trường xungquanh học đường, đòi hỏi cảnh quan trường học phải xây dựng thật trong lành, vănhóa Văn hóa thể hiện ở giáo viên, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN