1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần cơ sở văn hóa đề bài tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn hóa việt nam từ truyền thống đến hiện đại

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Văn Hóa Việt Nam Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Mai Linh
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 869,55 KB

Nội dung

Vận dụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Namkết tinh thành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc,gồm: Nền văn hóa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA

Đề bài: “Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống

đến hiện đại”

Đề số: 1

Lớp : Cơ sở văn hóa Việt Nam-1-2-22( N08)

Trang 2

HÀ NỘI, THÁNG 4/2023 MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 3

1.1 Khái niệm cơ bản về văn hóa 3

1.2 Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến và văn vật 3

2 Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 5

2.1 Yếu tố nội sinh 5

2.2 Yếu tố ngoại sinh 6

2.3 Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam 7

3 Ý kiến cá nhân về văn hóa học đường của trường đại học và sinh viên trường đại học Phenikaa

7 3.1 Thế nào là văn hóa học đường ở đại học 7

3.2 Thực trạng văn hóa học đường ở đại học 8

3.3 Văn hóa học đường ở Phenikaa 9

4 Kết luận 11.

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam ta có nền văn minh văn hóa đặc sắc, ngoài những cốt lõi của nền văn minh lúa nước, văn hóa Việt Nam còn được kết hợp từ những tinh túy chắt lọc từ sự giao thoa văn hóa Nam – Bắc Á Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là đặc điểm nổi bật, thuộc tính riêng của nền văn hóa khi ta đặt nó so sánh với các nền văn hóa khác trong khu vực và quốc tế Vận dụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam kết tinh thành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gồm: Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước ở miền sông nước và biển đảo; đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống; đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã; thấm đậm, bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia - dân tộc; đề cao nữ quyền; trọng nông, xa rừng, nhạt biển; đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng; nền văn hóa

mở, thích ứng và tiếp biến hài hoà các nền văn minh nhân loại Văn hóa Việt Nam tuy “mở”.

nhưng không hề bị “hòa tan”, là một nền văn hóa đậm bản sắc nhưng không vì thế mà trở nên bảo thủ, luôn giữ vững những giá trị truyền thống, đồng thời cũng theo dòng thời gian mà không ngừng tiến bộ cũng xã hội văn minh hiện đại

Trang 4

NỘI DUNG

1 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 1.1 Khái niệm cơ bản về văn hóa

- Hiện không có khái niệm chính xác giải thích văn hoá là gì Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích như sau:

- Theo UNESCO

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.

Trang 5

- Từ khái niệm văn hoá là gì có thể hiểu, văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống…theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam

1.2 Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến và văn vật

 Văn hóa với văn minh:

o Văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa

là mô it khái niê im bao trùm, nó chứa cả các giá trị vâ it chất ljn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vâ it chất

o Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chk là mô it lát cắt đồng đại, nó chk cho biết trình đô i phát triển của văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghma khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung mô it n攃Āt nghma là nói đến "trình đô i phát triển" Văn minh luôn là đă ic trưng của mô it thời đại: nếu như vào thế ko XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế ko XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hâ iu, nhường chq cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính Mô it dân tô ic có trình đô i văn minh cao vjn có thể có mô it nền văn hóa rất nghro nàn, và ngược lại, mô it dân tô ic lạc hâ iu vjn có thể có mô it nền văn hóa phong phú

o Sự khác biê it của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử djn đến sự khác biê it về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tô ic, bởi ls nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không

dt gì mua bán hoă ic thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đă ic trưng cho mô it khu vực rô ing lớn hoă ic cả nhân loại, bởi ls nó chứa giá trị vâ it chất, mà cái vâ it chất thì dt phổ biến, lây lan

o Có thể khẳng định văn minh nằm trong văn hóa

Trang 6

 Văn hóa với văn hiến và văn vật:

o Văn hiến là những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ n攃Āt Văn hóa và văn hiến, do vậy, là 2 khái niệm tương đồng khi người ta dùng để chk đời sống tinh thần của xã hội Song chúng khác nhau về tính lịch sử và phạm vi bao quát Văn hóa là khái niệm rộng hơn văn hiến vì nó còn hàm nghma văn hóa vật thể

o Khái niệm văn vật thường được dùng theo nghma hẹp, gắn với những thành quả vật thể của văn hóa Tuy văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử nhưng khi so sánh với khái niệm văn hóa, ta thấy văn vật cũng

ở trong tương quan tựa như văn hiến nhưng từ một phía khác

o Chung quy, văn minh, văn hiến, văn vật đều là những khái niệm bộ phận của văn hóa Bởi vì văn hóa bao giờ cũng được dùng với một hàm nghma bao quát hơn

2 Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

- Văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú trong một chknh thể thống nhất trên cơ tầng văn hóa Việt Nam

- Tiến trình văn hóa Việt Nam có nhiều yếu tố nội sinh( vốn có) và ngoại sinh( tiếp xúc,

du nhập và tiếp nhận)

2.1 Yếu tố nội sinh

- Cơ tầng văn hóa Việt Nam là cơ tầng văn hóa Đông Nam Á

o Trồng trọt: chuyển từ trồng củ sang trồng lúa

Trang 7

o Chăn nuôi: trâu bò được thuần hóa, dùng để làm sức k攃Āo

o Luyện kim: kim khí chủ yếu là đồng và sắt dùng để chế tạo vũ khí và dụng cụ nghi lt

o Thờ cúng: Totem( bái giáo phật) là thờ thần, thần đất, thần nước, thần lúa, thần mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ hổ,

o Việt nam: trồng lúa nước, thuần dưỡng trâu bò,trồng dâu, nuôi tằm, làm nhà sàn, chữa bệnh bằng cây thuốc,.v.v

2.2 Yếu tố ngoại sinh

Văn hóa Việt Nam là sự khoan hòa: không chối từ, hấp thụ văn hóa ngoại sinh Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa:

- Tiếp nhận theo cách cưỡng bức và tự nguyện

- Tiếp nhận mô hình về chính quyền, tiếp nhận nho giáo, tiếp nhận chữ Hán và tạo ra chữ Nôm, xây dựng cách đọc Hán Việt

Thứ hai, tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ:

- Tiếp nhận theo cách tự nguyện

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chk ditn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng có sự phát triển rất lớn

Trang 8

- Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á

Thứ ba, tiếp xúc với phương Tây:

- Tiếp nhận theo cách cưỡng bức và tự nguyện

- Là khởi đầu thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại

- Lối tư duy phân tích phương Tây đã bổ sung khá nhuần nhuytn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống, ý thức cộng đồng truyrn thống

- Phát triển đô thị, khoa học công nghệ, giải trí, trang phục

- Chữ Quốc ngữ xuất hiện

2.3 Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN

- Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943: dân tộc, khoa học, đại chúng

- Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghma

- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Gắn mục tiêu xây dựng văn hóa với xây dựng con người

Các dấu mốc quan trọng cho thấy vai trò của văn hóa hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội

Trang 9

3 Ý kiến cá nhân về văn hóa học đường ở trường đại học và văn hóa học đường tại Trường đại học Phenikaa

3.1 Thế nào là văn hóa học đường?

-Theo Giáo sư Viện sm Phạm Minh Hạc: "Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các

em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghm, tình cảm, hành động tốt đẹp" Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật

3.2 Thực trạng văn hóa học đường hiện nay

-Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục Nhà trường chk tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang ditn ra những điều thiếu văn hoá Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong

Trang 10

đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng Học sinh đánh nhau chk vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho ch攃Āp bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chk đơn giản là đánh cho bõ gh攃Āt

- Ngoài ra, hiện nay làn sóng thời trang cũng tác động mạnh ms tới các bạn trẻ sinh viên tạo thành ‘trend’, ‘ mốt’ Hiện nay các trường đại học không còn quá khắt khe trong vấn đề trang phục học đường, không bắt các bạn sinh viên phải mặc như thời còn học cấp 1,2,3 Nhưng điều đó không có nghãi các bạn ss được mặc những chiếc váy quá ngắn hay những chiếc áo hở trước hở sau, các bạn nam mặc quần rách rưới, điều đó vô tình khiến đại học trở thành “sàn ditn thời trang bất đắc dm”

3.3 Văn hóa học đường tại Phenikaa

a, Tích cực và hạn chế

- Tích cực:

+, Cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị rất đầy đủ đáp ứng nhu cầu của giảng viên cũng như sinh viên

+, Giảng viên luôn nhiệt tình, thân thiện luôn lắng nghe và giải đáp thắc mắc của sinh viên

Trang 11

+, Nhà trường tổ chức nhiều hoạt dộng, sự kiện ngoài việc học giúp sinh viên kết hợp giữa việc học và chơi như: lt hội summermelody, mời các đoàn kịch, tuồng về biểu ditn,

+, Tổ chức nhiều hoạt dộng hướng nghiệp với nhiều công ty để giúp sinh viên tìm

ra được khả năng của bản thân và nghề nghiệp phù hợp với mình

+, Có nhiều câu lạc bộ được thành lập ra để giúp sinh viên năng động, giao lưu cùng gắp kết với nhau hơn,

- Hạn chế;

+, Nhiều sinh viên còn ăn mặc chưa đúng chuẩn mực so với quy tắc đề ra +, Một số bộ phận sinh viên còn nói tục, chửi bậy vô tổ chức

+, Văn hóa chào hỏi thầy cô còn hạn chế

+, Còn ditn ra tình trạng học hộ, điểm danh hộ

b, Biện pháp nâng cao văn hóa học đường nói chung và văn hóa học đườmg tại Phenikaa nói riêng

- Tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên, học sinh

- Phối hợp với gia đình trong việc giáo dục văn hóa học đường như: trao đổi thông tin để nắm bắt được tâm lí, hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên

Trang 12

- Nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa học đường thông qua các bài học.

Trang 13

KẾT LUẬN

Có thể nói, việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa học đường nói riêng là một việc làm cần thiết và giáo dục tư tưởng đạo đức, lối ứng xử cho thế hệ trẻ ngày nay là việc làm cốt lõi và trước mắt Để xây dựng văn hóa học đường hiện nây cần

sự tác động từ nhiều chiều, trừ nhiều phía khác nhau trong đó gia đình và thầy cô là người quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển, lối sống, đạo đức và nhân cách của sinh viên

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w