1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn Thpt2023 115

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tích hợp một số giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - một điểm nóng của giao thông hiện nay – trong việc dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường THPT Mỹ Lộc
Chuyên ngành Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

SKKN cấp tỉnh, sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, SKKN dự thi,SKKN cấp tỉnh, sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, SKKN dự thi,

Trang 1

STT Nội dung Trang

1 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống và thực trạng

vấn nạn giao thông hiện nay

6

2 Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông

mới và phương pháp dạy học tích hợp

7

I Mô tả cơ sở thực tế trước khi tạo ra sáng kiến 11

1 Sơ lược về thực trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ và một số hậu quả

11

2 Phân tích nguyên nhân và một số yếu tố chi phối 15

II Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 21

1 Vận dụng linh hoạt phương pháp khám phá -WebQuest - để

học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, trong đó

có hoạt động phòng chống vấn nạn giao thông về vi phạm

nồng độ cồn khi chuẩn bị bài học chủ đề “Tham gia xây

dựng cộng đồng”

21

2 Vận dụng phương pháp trò chơi, lồng ghép phương pháp

trò chơi trong nội dung bài học để tác động tới nhận thức

của các em, nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về vấn

nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi thực hiện dạy

học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”

22

3 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để học sinh

tham gia kết nối cộng đồng, mở rộng quan hệ và thu hút

cộng đồng vào hoạt động xã hội hướng tới ngăn chặn,

phòng ngừa vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn sau

khi dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”

26

Trang 2

Phần 3 Hiệu quả do sáng kiến đem lại 31

1 Tiến hành vận dụng thực nghiệm tại cơ sở 31

2 Tổng kết đánh giá để bước đầu thấy được hiệu quả do sáng

kiến mang lại: Tự đánh giá về thành công và tính ứng dụng

bước đầu của sáng kiến

65

1 Đánh giá toàn diện về ý tưởng và tiêu chí khẳng định tính

mới lạ của ý tưởng

73

2 Hướng phát triển ý tưởng trong tương lai 73

Phần 5 Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 74

Phần 6 Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, minh chứng 75

2 Phụ lục

- Bản tổng kết về giao thông năm 2022 và 6 tháng năm

2023 của Ban an toàn giao thông huyện Nam Trực

- Phiếu khảo sát

- Giới thiệu cuốn cẩm nang với tiêu đề: “Nói không với các

sản phẩm có nồng độ cồn khi tham gia điều khiển các

phương tiện giao thông đường bộ” (Đã sử dụng sản phẩm

có nồng độ cồn thì không lái xe, đã lái xe thì không sử dụng

sản phẩm có nồng độ cồn)

- Hình ảnh minh họa áp dụng sáng kiến

- Đơn xin xác nhận sáng kiến

- Nộp kèm theo sáng kiến là giấy xác nhận áp dụng sáng

kiến tại trường THPT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Trang 3

PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống và thực trạng vấn nạn giao thông hiện nay

“Mưu cầu hạnh phúc là nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của mọi người dân Đó là khát vọng về một xã hội tốt đẹp mà ở đó con người ai cũng được phát triển toàn diện; được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trong hòa bình, mọi người bình đẳng với nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.” Đây là lời

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ngày 6/7/2021 được thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu Đúng như lời của Tổng bí thư, khát vọng về hạnh phúc và việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân là đích đến mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang nỗ lực hướng tới Để đạt được điều đó, trong rất nhiều chương trình hành động không thể không quan tâm đến việc tạo cho người dân một cuộc sống bình yên, một tâm lý an toàn khi tham gia giao thông, dần đẩy lùi thực trạng của vấn nạn

giao thông đầy nhức nhối vẫn tồn tại đâu đó trong cuộc sống

Có lẽ ai sống trong cuộc đời cũng đều mong sự bình yên, nơi cuộc sống diễn ra thật êm đềm với niềm vui và tiếng cười Nhưng cuộc sống vốn đa sự - rất phong phú và phức tạp, vốn dĩ luôn xảy ra các tình huống bất ngờ đòi hỏi chúng

ta phải có các biện pháp xử lý kịp thời nếu không muốn đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí làm mất đi cơ hội sinh tồn Cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm: Hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, dịch bệnh trong đó không thể không kể tới những tai nạn giao thông từ chính những người thiếu trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng gây ra khi vi phạm nồng độ cồn trong hơi thở - những dạng tai họa mà chúng ta ngay trong cuộc sống hiện nay đang phải đối mặt và trải qua

Thực tế mỗi người trong chúng ta đều có thể đứng trước nguy cơ phải đối mặt hoặc là nạn nhân của những tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ Ví như: Bạn sẽ làm gì và có cách xử lý thế nào nếu giả sử bạn

là một hành khách trên chuyến xe khách Nội Bài – Lào Cai có tài xế vi phạm

Trang 4

nồng độ cồn kịch khung được đăng tải trên báo “Người lao động” ngày 3.2.2023?

Tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao

Ảnh: Cục CSGT được người viết trích dẫn lại từ bài viết trên báo “Người lao động” ngày 3.2.2023

Chính bởi vậy, việc vi phạm nồng độ cồn và ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải chỉ của những người lái xe, không phải chỉ là việc của các đồng chí công an mà

là việc của chính mỗi người chúng ta trong cuộc sống Xuất phát từ nhu cầu có một cuộc sống bình yên và tâm lý an toàn khi tham gia giao thông, xuất phát từ chính sự cần thiết của việc ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là sự cần thiết với tất cả mọi người, không trừ một ai, nên người viết đã

lựa chọn đề tài “Tích hợp một số giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - một điểm nóng của giao thông hiện nay – trong việc dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10” Đây là chủ đề

học tập được giới thiệu trong cả 2 bộ sách chương trình phổ thông mới: Chủ đề

5 – Bộ sách “Cánh diều”, và là chủ đề 6 – Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

2 Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới đang triển khai và phương pháp dạy học tích hợp

Trang 5

Chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi vào thực tế Định hướng chung của chương trình mới chính là hướng tới mục tiêu mang tính chất cốt lõi: Phát triển phẩm chất và năng lực người học Có thể hiểu một cách đơn giản: Phẩm chất là “đức”, Năng lực là “tài” Phẩm chất được đánh giá bằng hành vi, năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hành động

(Ảnh minh họa: Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới)

Trong mục tiêu của chương trình giáo dục mới, một trong những mục tiêu quan trọng là hướng các em học sinh tới mục đích rèn luyện phẩm chất nhân ái

và rèn luyện tinh thần trách nhiệm, phát huy được ở các em năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Để thực hiện được các mục tiêu ấy, việc tích hợp dạy học về kĩ năng đối mặt với những vấn nạn, trong

Trang 6

đó có vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn là điều cần thiết, nhất là trong việc dạy và học các chủ đề của môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – một môn học khá thú vị được đón nhận và có những phản hồi khá tích cực khi chương trình giáo dục phổ thông mới ứng dụng vào thực tế Hơn nữa, có thể khẳng định, bằng sức trẻ của các em học sinh, nếu thực sự các em biết nói không với các sản phẩm có nồng độ cồn và các em tham gia tích cực vào việc lan tỏa

để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này bằng chính trái tim nhân ái, yêu thương mọi người; bằng chính tinh thần trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội, thiết nghĩ kết quả mang lại có lẽ sẽ không hề nhỏ

Với những lí do thiết thực trên cùng với tính cấp thiết của vấn đề đặt ra trong cuộc sống; với niềm yêu thích nghiên cứu khoa học tâm lý nói chung và mong muốn chính bản thân cũng như các em học sinh dành thời gian rảnh rỗi để làm những việc nhỏ nhưng thực sự có ích cho cộng đồng, người viết đã lựa chọn

đề tài: “Tích hợp một số giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm nồng

độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - một điểm nóng của giao thông hiện nay – trong việc dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10” (Chủ đề 5 – Bộ sách

“Cánh diều”, và là chủ đề 6 – Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”)

Từ việc tìm hiểu thực trạng, phân tích thực trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, từ việc khái quát một số hậu quả đáng sợ của việc người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm về nồng độ cồn có thể gây ra, người viết đã tìm hiểu một số nguyên nhân và các yếu tố chi phối để trên cơ sở đó, đề xuất tích hợp một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn và dần đẩy lùi vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn trong việc

dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” - môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Người viết đã tiến hành thực nghiệm ngay tại đơn vị công tác và

sau đó mở rộng tới các trường học trong địa bàn trên huyện, tỉnh và xa hơn để

bước đầu thấy được hiệu quả và tính ứng dụng của sáng kiến trong thực tế

Đúng như Newton – nhà toán học, nhà vật lý vĩ đại nhất, nhà khoa học ảnh

hưởng nhất mọi thời đại – đã viết: “Những gì ta biết chỉ là một giọt nước, những

Trang 7

gì ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”, những giải pháp đề xuất của

người viết với những hiểu biết còn khá hạn hẹp về lĩnh vực giao thông và những

bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp cận với một môn học mới, có thể sẽ còn tồn tại ít nhiều vấn đề, rất mong nhận được sự góp ý từ các quý thầy cô để người viết dần hoàn thiện hơn

Trang 8

PHẦN 2 MÔ TẢ CỤ THỂ GIẢI PHÁP

I Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1 Sơ lược về thực trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và một số hậu quả

1.1 Thực trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ - những con số biết nói

Trong bài viết có nhan đề “Xử lý hơn 300 nghìn trường hợp vi phạm nồng

độ cồn trong năm 2022”, tác giả Sơn Bách đã đưa ra con số thống kê khiến

không ít độc giả phải kinh hoàng: “Theo số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông

Quốc gia, trong năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 11,01% tổng số trường hợp vi phạm”

Tác giả Nguyễn Tiến Hoàn ở bài viết “ Thực tiễn và kiến nghị giải quyết việc Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ” đăng trên Tạp chí điện tử kiểm sát, KIEMSAT ONLINE, ngày 20/8/2023, cũng khẳng định: “Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho thấy tỷ lệ người dân tự điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia chiếm 68%, trong đó

có 40% người say rượu bia vẫn tiếp tục lái xe”

Những con số trên từ Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã cho thấy việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi có nồng độ cồn trong hơi thở

có thể gây nguy hại cho chính mình và cho người khác, dù đã có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng vẫn còn tồn tại đầy nhức nhối ngay trong thực tế cuộc sống

Để hiểu rõ hơn về vấn đề vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại chính địa phương mình, người viết đã xin số liệu từ Ban An toàn giao thông của huyện, và con số thống kê từ bản báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn huyện Nam Trực và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 được giới thiệu ở Phụ lục 1 cuối sáng kiến,

là: “Lập biên bản, xử lý 136 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 688,5 triệu đồng, tước GPLX 103 trường hợp, tạm giữ 136 phương tiện”

Trang 9

Con số trên cho thấy ngay cuộc sống xung quanh, và trong thực tại đang diễn ra, vẫn có hàng trăm trường hợp điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá ngưỡng cho phép, có thể gây nguy hại cho cộng đồng

Vậy vấn nạn này có liên quan tới giới trẻ học đường không? Các em hoàn toàn có thể là nạn nhân của những người sử dụng rượu bia khi cùng tham gia giao thông đường bộ, các em hoàn toàn có thể là người chứng kiến việc người khác uống rượu bia mà vẫn tham gia giao thông nếu người đó là những người thân xung quanh các em Và đáng sợ hơn, có thể chính các em trong thoáng chốc nào đó có thể khám phá thử sức với những sản phẩm này Đây là thông tin đăng tải đáng để chúng ta lưu tâm: “Trong bối cảnh tình hình sử dụng rượu, bia

ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh và những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, đặc biệt rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi 15-49 và tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới” Con số đáng sợ được thống kê trên trích dẫn từ bài viết “Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị xử phạt vi phạm giao thông?” đăng trên báo Dân tộc và Phát triển – cơ quan ngôn luận của ủy ban dân tộc, ngày 20/02/2023 Như vậy độ tuổi

từ 15- 49 như phân tích của bài báo có hàm chứa độ tuổi của chính học sinh trung học phổ thông (15 đến 18,19 tuổi) Như vậy chính các em cần phải có thêm hiểu biết về vấn nạn giao thông từ nồng độ cồn, và cần thiết phải trang bị cho các em những hiểu biết nhất định về vấn đề này để các em tránh xa nó, không biến mình thành thủ phạm, đồng thời các em sẽ bước đầu có những kĩ năng để phòng tránh nó nếu các em chẳng may là chứng nhân hoặc nạn nhân Chính các em khi có hiểu biết về nó và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng

sẽ có những đóng nhỏ để đẩy lùi vấn nạn đáng sợ này

1.2 Một số hậu quả đáng sợ do vi phạm nồng độ cồn trong tham gia giao thông đường bộ gây nên

Trang 10

Biểu đồ tình hình tai nạn giao thông năm 2022 tham khảo từ bài đăng của Bộ

công an trên cổng thông tin điện tử

Con số thống kê được Bộ công an đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trong bài viết “Bộ công an thống kê số liệu năm 2022” tại trang web https://bocongan.gov.vn là hơn sáu nghìn người chết, hơn bảy nghìn người bị thương vì tai nạn giao thông: “Tai nạn giao thông: Toàn quốc xảy ra 11.450 vụ, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người So với năm 2021, giảm 36 vụ (-0,31%); tăng 596 người chết (+10,30%); giảm 214 người bị thương (-2,67%)

Và đây là con số thống kê đầy đau lòng tại địa phương của người viết, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, năm 2022 được trích dẫn từ bản báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn huyện Nam Trực và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 được giới thiệu ở Phụ lục 1:

“Tai nạn giao thông trong 11 tháng năm 2022 (tính đến 14/11/2022): Số vụ 10

vụ, số người chết 6 người, số người bị thương 8 người”

Những con số đáng sợ trên đến từ nhiều vụ tai nạn giao thông với nhiều lý

do khác nhau, nhưng vấn đề đặt ra là: Nếu mỗi người tham gia giao thông đều

kiên quyết nói “KHÔNG” với nồng độ cồn theo tiêu chí “Đã uống rượu bia là không lái xe; Đã lái xe thì không uống rượu bia”, chắc chắn các con số đáng sợ

kia có thể giảm đi ít nhiều

Trang 11

Hậu quả đáng sợ từ những vụ tai nạn giao thông nói chung, và tai nạn giao thông do điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép là những thiệt hại về vật chất, những đau đớn về tinh thần, những ảnh hưởng về sức khỏe, sức lao động, những gánh nặng cho xã hội và thậm chí làm mất đi cả những cơ hội sinh tồn của chính mình và của những người xung quanh

Hậu quả của những vụ tai nạn giao thông do điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép có thể nói lớn hơn rất nhiều so với những lý do khác, bởi khi đó người điều khiển đã không thể còn đủ

sự tỉnh táo để xử lý tình huống, thậm chí nó có thể kéo dài hàng chuỗi những tai nạn liên hoàn, những hậu quả liên hoàn như chính ảnh minh họa được người viết trích dẫn trên

(Ảnh: Hiện trường vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại Phú Quốc (Kiên Giang)

ngày 5/2/2023 khiến 7 người thương vong (trong đó 2 người chết) do tài xế điều khiển

xe trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia, qua kiểm tra cho ra kết quả là 0.516 mg/l khí thở - Ảnh: Hữu Tuấn – tham khảo từ trang https://kinhtedothi.vn/)

Trang 12

Quả thật với những hậu quả đáng sợ cả về tài sản và tính mạng, cả về vật chất và tinh thần, việc chung tay để góp sức đẩy lùi vấn nạn giao thông nói chung, vấn nạn giao thông từ lỗi vi phạm nồng độ cồn nói riêng thực sự là một vấn đề bức thiết Để làm được điều đó, trước hết cần phân tích và tìm hiểu một

số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những thực trạng còn khá đau lòng trên

2 Phân tích nguyên nhân và một số yếu tố chi phối

Để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về vấn nạn giao thông từ việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn với một số nguyên nhân cơ bản và một vài yếu tố chi phối quan trọng nhất, người viết đã tiến hành khảo sát nhanh từ 100 em học sinh bất kì ở ba khối học 10, 11, 12 ngay tại đơn

vị đang công tác và xin phép được khảo sát nhanh 100 phụ huynh học sinh bất kì

ở các khối lớp với độ tuổi khác nhau trong cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm học diễn ra vào giữa tháng 5 năm 2023

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN

VỀ VẤN ĐỀ GIAO THÔNG VÀ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN KHI THAM

GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Xin kính mời cô/chú/anh/chị vui lòng trả lời một số câu hỏi sau bằng cách tích vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Theo cô/chú/anh/chị, việc đã sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có nguy hiểm không?

Không

Tùy vào độ say hay tỉnh của người điều khiển phương tiện

Câu 2: Theo cô/chú/anh/chị, bản thân mình dù không sử dụng sản phẩm có nồng

độ cồn, có thể là nạn nhân của người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn?

Không

Trang 13

Câu 3: Theo cô/chú/anh/chị, khi nào người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt?

Có nồng độ cồn trong hơi thở mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù không gây tai nạn

Có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá ngưỡng cho phép mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù chưa gây tai nạn

Chỉ khi có nồng độ cồn trong hơi thở và gây va chạm hoặc gây tai nạn

Câu 4: Theo cô/chú/anh/chị, những ai sẽ bị xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn?

Người điều khiển ô tô, xe máy

Người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp và các loại xe chuyên dụng … Người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp, các loại xe khác và cả người đi bộ

Câu 5: Theo cô/chú/anh/chị, những hình thức xử phạt đối với người tham gia giao thông bị quy về lỗi vi phạm nồng độ cồn là gì?

Có thể bị tước giấy phép lái xe theo thời hạn nhất định, phụ thuộc vào mức

độ vi phạm và phương tiện vi phạm khi xử dụng

Câu 7: Khi tham gia sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, cô/chú/anh/chị có bao giờ tìm hiểu người lái xe có nồng độ cồn trong hơi thở hay không?

Có tìm hiểu

Không tìm hiểu

Trang 14

Câu 8: Nếu gặp tình huống có người thân hoặc người quen sử dụng những sản phẩm có nồng độ cồn, cô/chú/anh/chị sẽ lựa chọn cách xử lý tình huống nào sau đây?

Khuyên người sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Kiên quyết không cho người sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Không can thiệp vì không thể biết người đó say hay tỉnh, hơn nữa sống chết

là có số nên không quá nặng nề

Câu 9: Theo cô/chú/anh/chị, vấn nạn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là do?

Người sản xuất và người buôn bán những sản phẩm có nồng độ cồn chưa

có lời cảnh báo và hành động cụ thể để can thiệp

Người sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn chủ quan, coi thường sự an toàn của chính mình và của mọi người

Do tất cả mọi người chưa chung tay, góp sức trong cuộc chiến đẩy lùi vấn nạn giao thông, trong đó có vấn nạn vi phạm nồng độ cồn

Câu 10: Theo cô/chú/anh/chị, việc ngăn chặn và dần đẩy lùi vấn nạn giao thông, trong đó có vấn nạn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là nhiệm vụ của ai?

Các đồng chí công an, cảnh sát giao thông

Các cấp chính quyền

Tất cả mọi người, trong đó có chính chúng ta

Xin cô/chú/anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:

(Có thể điền hoặc không điền)

Trang 15

Họ và tên:………

Độ tuổi: ………

Xin chân thành cảm ơn!

Ngoài việc khảo sát bằng bảng hỏi, người viết cũng dùng hình thức phỏng vấn và trao đổi trực tiếp Từ nội dung phỏng vấn trực tiếp và từ phiếu khảo sát

thu được, có thể nhận thấy: Nguyên nhân và một số yếu tố chi phối dẫn tới những còn tồn tại thực trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông như sau

Thứ 1: Nguyên nhân từ chính sự chủ quan của người tham gia giao thông

có sử dụng sản phẩm chứa nồng độ cồn

Trong cuộc sống, bản thân mỗi người chính là nguyên nhân chính, đầu tiên, trực tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, lời nói của bản thân mình Bởi thế, nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất xuất phát từ chính người tham gia giao thông có sử dụng sản phẩm chứa nồng độ cồn

Một phần do bản thân họ chủ quan, không nghĩ tới hậu quả nên vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù biết mình đã sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn Họ không tạo cho mình một thói quen với quan điểm đã uống rượu bia thì không lái xe, không biết được hậu quả đáng sợ của nó nên họ không chủ động từ trước: Nay tôi lái xe nên nhất định không thể uống rượu bia

Yếu tố văn hóa và sự cả nể của người điều khiển phương tiện (chả lẽ họ mời cốc bia, cốc rượu lại từ chối, không nể mặt họ) cũng là một phần nguyên nhân của thực trạng này

Thứ 2: Nguyên nhân từ sự chủ quan của một số người, dù khá ít (trong đó

có những em học sinh trong lứa tuổi học đường), nghĩ rằng việc vi phạm nồng

độ cồn là của người khác, mình không uống, không vi phạm là được Đây là thực sự là suy nghĩ sai lầm vì trong thực tế, tất cả chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn giao thông từ việc người khác vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Trang 16

Thứ 3: Nguyên nhân từ việc thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đầy đủ về luật giao thông nói chung và luật gắn với các hình thức xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ nói riêng

Với những vất vả và bộn bề vì gánh nặng cơm áo gạo tiền và những mưu sinh cuộc sống, phần lớn con người thường ưu tiên làm những việc cẩn thiết hơn nên việc cập nhật các thông tin về an toàn giao thông và các hình thức xử phạt vi phạm nồng độ cồn chưa thực sự được chú ý đúng mức Theo khảo sát nhanh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, có khá nhiều các bậc phụ huynh trả lời theo hướng : “Quả thật vì bận việc nên không giành quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, chỉ khi thi bằng lái xe hoặc có sự việc xảy ra mới để ý”, bởi vậy rất cần thiết phải có hình thức tuyên truyền thu hút và phù hợp để nâng cao hiểu biết về hậu quả cũng như về các hình thức xử phạt khi vi phạm về nồng độ cồn

Sự thiếu hiểu biết về hình thức xử phạt nếu vi phạm cũng là một nguyên nhân Nếu một người lái xe ô tô biết rõ mình sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng chắc chắn ít nhiều sẽ khiến họ cương quyết lựa chọn nói “không” dù bị ép uống hay

bị “kích” theo ngôn ngữ của những người trên bản nhậu Nếu một em học sinh biết một người lái xe ô tô sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng; một người lái xe máy

sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, chưa kể sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người lái xe

và của mọi người xung quanh thì chắc chắn các em sẽ kiên quyết không ngồi sau

xe của người có nồng độ cồn, kiên quyết không cho người có nồng độ cồn cầm lái dưới mọi hình thức, dù đó là người thân của mình

Thứ 4: Nguyên nhân có thể còn từ chính mỗi chúng ta - những người xung quanh - chưa có một thái độ kiên quyết với người sử dụng sản phẩm có nồng độ cồn vẫn muốn điều khiển phương tiện giao thông Đôi khi những người xung quanh còn có tâm lý không muốn can thiệp vì đó không phải là chuyện của mình, dính vào những người say có khi lại trở thành người bị hại, họ có tâm lý

Trang 17

né tránh vì quan niệm “tránh voi không xấu mặt”, “đầu không phải phải tai” nên

họ lạnh lùng, vô cảm, chọn cách đứng ngoài

Tóm lại: Với sự vào cuộc ráo riết của các cấp các ngành, với sự linh hoạt

và nhiệt huyết của lực lượng công an giao thông, việc ngăn chặn nguy cơ vi phạm nồng độ cồn trong thời gian gần đây đã đạt được một số thành tích cơ bản, bước đầu đã thực hiện được một số mục tiêu, nội dung nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập Bởi vậy việc cần có những giải pháp, những việc làm cụ thể để góp phần đẩy lùi thực trạng vấn nạn giao thông nói chung và vấn nạn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ nói

riêng điều hết sức cần thiết và bức thiết trong cuộc sống hiện nay

Trang 18

II Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

1 Vận dụng linh hoạt phương pháp khám phá – WebQuest - để học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động phòng chống vấn nạn giao thông về vi phạm nồng độ cồn khi chuẩn bị bài học chủ đề

“Tham gia xây dựng cộng đồng”

Trong tiếng Anh, “web” nghĩa là mạng, “quest” là tìm kiếm, khám phá Vậy phương pháp WebQuest hiểu đơn giản là phương pháp “khám phá trên mạng”

Phương pháp WebQuest có thể hiểu là phương pháp dạy học phức hợp theo định hướng nghiên cứu và khám phá, trong đó học sinh tự lực thực hiện nhiệm vụ về một chủ đề liên quan đến bài học Những thông tin cơ bản để giải quyết vấn đề được cung cấp tại những trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn lọc từ trước

Phương pháp WebQuest có hai đặc trưng quan trọng: Các hoạt động dạy học được thiết kế theo định hướng khám phá Học sinh tự lực tìm hiểu và khám phá nội dung bài học thông qua việc giải quyết các vấn đề do giáo viên đưa ra Giáo viên là người đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng và tư vấn Phương pháp WebQuest nhấn mạnh vào việc yêu cầu người học khai thác thông tin trực tuyến hơn là tìm kiếm những tư liệu đó Giáo viên cung cấp sẵn danh mục các tài liệu cần thiết và sắp xếp theo từng chủ đề riêng nhằm định hướng cho học sinh trong việc tìm kiếm và xử lí thông tin Từ đó học sinh không mất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm, thu thập tư liệu mà tập trung hơn vào việc xử

lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao

Để tích hợp các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa vấn nạn giao thông từ

vi phạm về nồng độ cồn, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt Phương pháp WebQuest ngay trong phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho việc học tập chủ

đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” với yêu cầu: Hãy theo dõi các bài viết trên các đường link cô giáo cung cấp dưới đây, sau đó tự hình thành một cuốn cẩm

nang với tựa đề “Nói không với nồng độ cồn khi tham gia giao thông” hoặc “Đã uống rượu bia thì không lái xe, đã lái xe thì không uống rượu bia” để chuẩn bị

Trang 19

cho hoạt động cộng đồng: Hoạt động tuyên truyền, phòng chống vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện giao thông đường

bộ

+ Sơn Bách; “Xử lý hơn 300 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong năm 2022”, Báo Nhân dân ; https://nhandan.vn/xu-ly-hon-300-nghin- truong-hop-vi-pham-nong-do-con-trong-nam-2022-post738107.html

+ Trần Cường, “Hơn 6000 người tử vong vì tai nạn giao thông năm 2022”,

2022-1851534899.htm

https://thanhnien.vn/hon-6000-nguoi-tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong-trong-nam-+ Nguyễn Tiến Hoàn; “Thực tiễn và kiến nghị giải quyết việc Vi phạm nồng độ

cồn khi tham gia giao thông đường bộ”; Tạp chí Điện tử kiểm sát; https://kiemsat.vn/thuc-tien-va-kien-nghi-giai-quyet-viec-vi-pham-nong-do-con-khi-tham-gia-giao-thong-duong-bo-60976.html

+ Nhật Khôi, “Năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông”, https://congthuong.vn/nam-2022-toan-quoc-xay-ra-11457-vu-tai-nan-giao-thong -238882.html

+ Thành Long, “Tài xế sử dụng rượu bia gây tai nạn liên hoàn, 7 người thương vong”, https://bvquan9.medinet.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen/tai-xe-su-dung-ruou-bia-gay-tai-nan-lien-hoan-7-nguoi-thuong-vong-c14238-82447.aspx

+ Tin tức tổng hợp ; Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị xử phạt vi phạm giao thông? https://baodantoc.vn/nong-do-con-trong-mau-bao-nhieu-thi-bi-xu-phat-vi-pham-giao-thong-1676907062234.htm

Các cuốn cẩm nang các nhóm đề xuất sẽ được các thầy cô tư vấn, rà soát (Xin giới thiệu một cuốn cẩm nang trong phần Phụ lục 6.)

2 Vận dụng phương pháp trò chơi, lồng ghép phương pháp trò chơi trong nội dung bài học để tác động tới nhận thức của các em, nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi thực hiện dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”

Trang 20

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi

nào đó

Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi

Để chuẩn bị cho việc lên kế hoạch và tham gia hoạt động cộng đồng của học sinh với nội dung giáo viên chủ động tích hợp: Hoạt động tuyên truyền, phòng chống vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phương pháp trò chơi Phương pháp này có thể được tổ chức trong tiết sinh hoạt dưới cờ khi thực hiện chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng, góp phần đẩy lùi vấn nạn giao thông”, có thể tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp khi thực hiện chủ đề, hoặc tích hợp lồng ghép trong hoạt động 2 (Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia) khi thực hiện giáo dục hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chủ đề Để chuẩn bị cho việc lên kế hoạch và tham gia hoạt động cộng đồng của học sinh với nội dung giáo viên chủ động tích hợp: Hoạt động tuyên truyền, phòng chống vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, trách nhiệm đầu tiên của các em là phải nắm vững luật giao thông về vi phạm nồng độ cồn và có những hiểu biết nhất định về vấn nạn giao thông này Các em phải có trách nhiệm trong việc tìm hiểu, sau đó tiếp tục lan tỏa, tuyên truyền và đề xuất các giải pháp ngăn chặn Để kiểm tra về tinh thần trách nhiệm của em trong việc tự tìm hiểu qua các kênh thông tin và qua các đường link mà giáo viên đã cung cấp, giáo viên tổ chức các trò chơi Ví dụ, có thể chia lớp thành 4 đội và tổ chức nhanh trò chơi theo 3 vòng

Trang 21

Vòng 1 của trò chơi: “Ai nhanh hơn”

Các đội sẽ tham gia bấm chuông nhanh nhất, trả lời câu hỏi bằng hình thức lựa chọn đáp án

Câu 1: Bạn có thể là nạn nhân của vấn nạn giao thông từ nồng độ cồn hay không?

A Có

B Không

Câu 2: Theo bạn, những ai bị xử phạt khi tham gia giao thông mà có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép?

A Người lái xe ô tô

B Người lái xe ô tô; Người lái xe máy

C Người lái xe ô tô; Người lái xe máy; Người lái xe đạp

D Người lái xe ô tô; Người lái xe máy; Người lái xe đạp; Người đi bộ

Câu 3: Trên bao bì thuốc lá có lời cảnh báo “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, theo bạn trên bao bì sản phẩm có nồng độ cồn, đã có lời cảnh báo về việc uống rượu bia thì không nên lái xe không?

A Có

B Không

Câu 4 Theo số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm

2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý bao nhiêu trường hợp vi phạm nồng độ cồn?

Trang 22

A Chỉ người vi phạm nồng độ cồn và gây tai nạn

B Chỉ người bị gây tai nạn

C Chỉ gia đình người gây tai nạn và người bị gây tai nạn

D Cả cộng đồng xã hội

(một số câu hỏi khác)

Vòng 2 của trò chơi: “Ai hiểu hơn”

4 đội sẽ bốc thăm và trong khoảng thời gian cho phép sẽ thuyết trình nhanh các hình thức xử phạt với người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ, các đội được quyền phản biện nhanh nếu phát hiện sai với nội dung đã được tiếp nhận từ đường link giáo viên cung cấp

(1) Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với người lái xe ô tô

(2) Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với người lái xe máy

(3) Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với người điều khiển xe đạp

(4) Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với người đi bộ

Vòng 3 của trò chơi: “Ai thuyết phục hơn”

4 đội sẽ bốc tình huống, thảo luận nhanh và đưa ra hình thức xử lý bằng cách đóng kịch

(1) Người thân em uống rượu bia và muốn lái xe máy đưa em về nhà khi

GV sẽ có thể có một vài gợi dẫn sau mỗi tình huống, để cùng các em xử

lý tình huống hợp lý nhất, từ đó giúp các em có kĩ năng bảo vệ chính mình và góp phần ngăn chặn vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn (Ví dụ như:

Trang 23

Tuyệt đối không ngồi lên các phương tiện giao thông nếu người lái xe có mùi rượu bia dù ít hay nhiều; Kiên quyết không cho họ điều khiển các phương tiện giao thông khi đã sử dụng bia rượu; có thể nhờ người lớn can thiệp hoặc cần thiết nhờ tới sự giúp đỡ của các chú công an…)

3 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để học sinh tham gia kết nối cộng đồng, mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội hướng tới ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn sau khi dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”

Phương pháp dự án là phương pháp dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm Học sinh có thể ghi lại bằng hình ảnh, bằng vi deo clip …

Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng

lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh Nội dung dự án có

sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm …

Khi dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”, để thực hiện nội dung tích hợp các giải pháp nhằm ngăn chặn vi phạm từ nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học theo dự án Giáo viên tích hợp trực tiếp phương pháp dự

án vào hoạt động vận dụng mở rộng: Hoạt động 8 Tham gia hoạt động cộng

đồng trong tiết hoạt động giáo dục theo chủ đề; Ở nội dung này, giáo viên có thể

yêu cầu 4 nhóm học sinh vận dụngthực hiện dự án tham gia xây dựng cộng

Trang 24

đồng: Đề xuất giải pháp ngăn chặn vấn nạn vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ và thực thi một số giải pháp bằng cách lên kế hoạch, thực hiện kết nối cộng đồng, mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội hướng tới ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn

Sau đó các giáo viên có thể hướng dẫn và song hành cùng các em trong trong việc lên kế hoạch, thực hiện dự án, thu hút các lực lượng xã hội tham gia hoạt động cộng đồng

Ví dụ:

Dự án 1: Có thể gợi ý để các em học sinh thực hiện dự án với tên gọi:

“Cùng bố mẹ tham gia xây dựng cộng đồng” Mỗi học sinh sẽ một clips quay

lại hành trình bố mẹ cùng con tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi lớn:

(1) Giới thiệu các hình thức xử phạt nếu bị kết luận vi phạm nồng độ cồn (2) Chia sẻ một hành động hoặc một việc làm của cá nhân mình hoặc của người khác mà theo cá nhân đã góp phần ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn ở những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Các clip được giới thiệu, được bí thư chi đoàn lớp và Ban chấp hành chi đoàn chọn lựa để tham dự toàn trường

Dự án 2: Có thể gợi ý để các em học sinh thực hiện dự án với tên gọi:

“Mùa hè ý nghĩa” Điểm nhấn của giải pháp này còn ở chỗ, khai thác thời gian

rảnh hoặc thời gian nghỉ hè của các em học sinh, biến thời gian đó trở nên có ích, để các em không chỉ cúi mặt vào những trò chơi game mà tận dụng thời gian để lan tỏa tuyên truyền về an toàn giao thông tới mọi người, trong đó có mục tiêu giúp mọi người nói không với việc sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ Nhiệm vụ giao cho các em Đoàn viên về hoạt động tại thôn đội sẽ tùy theo từng năm học, tùy theo tính cấp thiết của các vấn đề xã hội gắn với năm học đó Ví dụ như năm học 2022-2023 vừa qua, để hưởng ứng phong trào của Cục cảnh sát thuộc Bộ công an và cuộc thi An toàn giao thông năm 2023 được phát động, ngoài việc Đoàn trường khích lệ các Đoàn viên trong trường tham gia cuộc thi, trong nhiệm vụ Đoàn trường giao cho Đoàn viên trong

Trang 25

giấy giới thiệu về sinh hoạt tại các xã, các thôn đội, sẽ phát động các em tiếp tục hoàn thiện dự án với mục đích “Hành động nhỏ đẩy lùi vấn nạn giao thông vì nồng độ cồn” Dưới sự hướng dẫn của các anh/chị bí thư Đoàn, xã và thôn đội, các em phải lan tỏa được đến các Đoàn viên, đội viên và các em học sinh lứa tuổi nhỏ hơn về những hành động cụ thể góp sức trong phong trào lan tỏa này

Với vai trò là những tình nguyện viên, các em có thể cùng các anh chị hoạt động Đoàn tại thôn đội để lan tỏa tới các em học sinh cấp 1 và cấp 2, các

em có thể liên hệ với các trường mầm non trong xã mình, được hướng dẫn về an toàn giao thông cho các em nhỏ Trong rất nhiều các nội dung như bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, phải đi bên phải… chính các em còn tuyên truyền: Nếu các

em nhỏ phát hiện người thân có mùi rượu, bia, các em nhất định từ chối không ngồi lên xe và báo với những người lớn tuổi hơn ở xung quanh, hoặc báo các chú công an để được giúp đỡ …

Các đoàn viên thanh niên sẽ tự phát huy sự sáng tạo của mình và lưu lại những hình ảnh cụ thể Sau hè, khi các em quay trở lại trường, Đoàn trường sẽ tổng kết tháng hành động hè với chủ đề “Hành động nhỏ đẩy lùi vấn nạn giao thông vì nồng độ cồn” để các em chia sẻ trong lớp, trong khối Hệ thống bí thư các chi đoàn lớp sẽ lựa chọn những clip hay nhất, những hình ảnh đẹp nhất cùng tham dự toàn trường

Dự án 3: Có thể gợi ý để các em học sinh thực hiện dự án với tên gọi:

“Tháng an toàn giao thông” Học sinh có thể áp dụng các kiến thức đã học từ

chuyên đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”, thu hút các Đoàn viên trong toàn trường và với sự giám sát hướng dẫn của Đoàn trường, các em có thể hình thành các buổi tuyên truyền, diễu hành đạp xe có băng rôn, hoặc chia sẻ về cách xử lý tình huống cụ thể khi gặp những lái xe có mùi rượu bia

Dự án 4: Có thể gợi ý để các em học sinh thực hiện dự án với tên gọi:

“Hội thảo về an toàn giao thông trong tiết sinh hoạt dưới cờ” Học sinh thực

hiện dự án bằng cách tham vấn cùng thầy cô và nhà trường mời các chú công an tham gia các buổi hội thảo, tư vấn và thực hiện các buổi hội thảo này trong tiết

Trang 26

sinh hoạt lớp hoặc trong tiết sinh hoạt dưới cờ dưới sự định hướng của Ban giám hiệu, các thầy cô phụ trách hoạt động ngoại khóa và Đoàn trường

Trong tiết học ngoại khóa dưới cờ, Giáo viên có thể mời các đồng chí công an trong đội cảnh sát giao thông giới thiệu và thuyết trình, rồi cùng giao lưu với các em học sinh Chính các đồng chí công an giao thông cùng Ban chấp hành Đoàn trường sẽ tổng kết hoạt động “Hành động nhỏ đẩy lùi vấn nạn giao thông vì nồng độ cồn” và cuộc thi về an toàn giao thông cấp trường: Những em học sinh tiêu biểu đã được các chi đoàn giới thiệu có clip hay, có hình ảnh đẹp,

có việc làm ý nghĩa sẽ hiện diện trên sân khấu của trường và thi hùng biện về những việc làm nhỏ nhưng góp phần đẩy lùi vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng

độ cồn của chính mình Các em học sinh sẽ được xếp giải, được trao giải từ chính Ban giám hiệu, Đoàn trường và từ các chú công an

Thực chất khi lồng ghép 3 nội dung đề xuất trên vào trước, trong và sau

giờ học là giáo viên không chỉ thực hiện được mục tiêu của môn học Trải nghiệm, hướng nghiệp mà giáo viên đang góp phần trực tiếp thực hiện các giải

pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn

Với việc vận dụng linh hoạt phương pháp khám phá -WebQuest - để học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động phòng chống vấn nạn giao thông về vi phạm nồng độ cồn khi chuẩn bị bài học chủ đề

“Tham gia xây dựng cộng đồng” là giáo viên đang góp phần tác động tới nhận thức của các em, giúp các em tự học để có những hiểu biết cơ bản nhất về vấn nạn giao thông và các hình thức xử phạt vi phạm về vấn nạn này

Với việc vận dụng phương pháp trò chơi, lồng ghép phương pháp trò chơi trong nội dung bài học để tác động tới nhận thức của các em, nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn khi thực hiện dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” là giáo viên đang thực hiện mục tiêu tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của chính các em học sinh Gợi ý cho các em một số kĩ năng cơ bản nhất nếu các em gặp phải các tình huống gắn với những người vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ

Trang 27

Với việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để học sinh tham gia kết nối cộng đồng, mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội hướng tới ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng độ cồn sau khi dạy học chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” là giáo viên đang tác động tới chính hành động của các em, yêu cầu các em phải có hành động cụ thể trong tuyên truyền và ngăn chặn vấn nạn giao thông này Thiết nghĩ, với số lượng mỗi trường tới gần 1500 học sinh, mỗi huyện có tới 8 trường cấp III, nhiều trường cấp II, nếu thực sự thuyết phục được các em để trở thành những tình nguyện viên tuyên truyền cho chính những người thân và những người dân nơi địa bàn các em sinh sống bằng những hành động và việc làm cụ thể thì không chỉ sức lan tỏa của việc tuyên truyền sẽ vô cùng nhanh và lớn mà còn có thể góp phần nhanh chóng đẩy lùi vấn nạn giao thông nhức nhối này vì sự bình yên của cuộc sống

Trang 28

Phần 3: HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI (TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA Ý TƯỞNG)

Để thấy được thành công và tính ứng dụng của ý tưởng, người viết đã tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả để thấy giải pháp mang tính ứng dụng cao,

có thể được vận dụng trong cuộc sống thực tế

1 Tiến hành vận dụng thực nghiệm

Từ kiến thức tìm hiểu thực trạng, về hậu quả của việc vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, từ những thông tin cụ thể, xác thực về tình hình khó khăn hạn chế nhất định trong quá trình tiến hành những giải pháp đã có, và

từ giải pháp cá nhân người viết đã đề xuất, người nghiên cứu đã tiến hành hoạt động thực nghiệm với mục đích:

(1) Thấy được hiệu quả của giải pháp đã đề xuất và điều chỉnh những bất cập để tiếp tục hoàn chỉnh giải pháp

(2) Tác động tích cực đến suy nghĩ và thái độ, hành động của học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trường Trung học phổ thông Nam Trực nói riêng, từ đó giúp các em thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về vấn nạn giao thông từ nồng độ cồn, tầm quan trọng của việc chính các em phải chung tay, phải có hành động cụ thể trong việc phòng chống vấn nạn giao thông từ việc

vi phạm về nồng độ cồn

(3) Góp phần làm cho giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ và những giờ học của môn học trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm trở nên thú vị hơn, hướng tới thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới: Hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh để các em không chỉ được rèn luyện các năng lực tham gia vào hoạt động xã hội mà còn dần hình thành trong các em phẩm chất sống nhân ái, yêu thương, sống có trách nhiệm với mình và mọi người xung quanh

Để thử nghiệm giải pháp đã đề xuất, người nghiên cứu tiến hành khảo sát

về hiểu biết của học sinh để thấy những ưu điểm, hạn chế, sau đó thử nghiệm tác động sư phạm với tất cả các bạn học sinh đang tham dự học tập trong trường,

Trang 29

đặc biệt chú ý tới tập thể học sinh trực tiếp tham gia trải nghiệm để có sự so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực nghiệm

Và đây là giáo án thử nghiệm có tích hợp những nội dung đã được đề xuất:

Trường THPT … Họ và tên giáo viên:

Tổ … …

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10

CHỦ ĐỀ: THAM GIA XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

Thời gian thực hiện: 9 tiết Ngày soạn: ……

I MỤC TIÊU

1 Năng lực:

Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự

giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân

công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và

trình bày báo cáo trước lớp

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp

kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm

vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo

Trang 30

 Thiết kế và thực hiện hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng và ứng dụng để thực hiện một hoạt động cộng động khác (Ví dụ như hoạt động cộng đồng nhằm ngăn chặn vấn nạn giao

thông từ việc vi phạm nồng độ cồn khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ)

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

 Thu thập thông tin về các hoạt động cộng đồng tại địa phương

 Khái quát các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội

 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển công đồng

 Tìm hiểu các nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hoá ứng xử nơi công cộng

 Vận dụng phương pháp khám phá – Web quest - để học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động phòng chống vấn nạn giao thông

về vi phạm nồng độ cồn khi chuẩn bị bài học (Nội dung 1 -Phần mô tả giải

pháp sáng kiến)

2 Đối với học sinh

 Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng tại địa phương, trong đó có hoạt động phòng chống vấn nạn giao thông về vi phạm nồng độ cồn khi chuẩn bị bài học

 Tìm hiểu những tấm gương tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng

 Suy nghĩ về các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động xã hội

Trang 31

 Xây dựng những tình huống về văn hoá ứng Xử nơi công cộng

 Sưu tầm các hình thức tuyên truyền về văn hoá ứng xử nơi cộng đồng

 Dự kiến kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học

b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức

c Sản phẩm: HS tham gia trò chơi

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video “Hành động tháng thanh niên tham gia hoạt động cộng đồng” https://www.youtube.com/watch?v=UJpg6Sy6NGA (0:32 -> 2:00)

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng tham gia các hoạt động cộng đồng nào? Sau khi tham gia em cảm thấy như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung chủ đề 5 Tham gia xây dựng cộng đồng

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Tìm hiểu hoạt động cộng đồng

a Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:

 Biết được các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương

Trang 32

 Phân tích được ý nghĩa của các hoạt động đó đối với cá nhân và cộng đồng

 Nhận diện được những biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao

 Hỗ trợ những người cùng tham gia các hoạt động một cách trách nhiệm và hiệu quả

b Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:

 Tìm hiểu và chia sẻ các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương

 Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng với cá nhân và cộng đồng

 Chia sẻ những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia

c Sản phẩm: HS nắm được kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao

d Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu và chia sẻ các hoạt

động cộng đồng diễn ra tại địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi HS viết ra giấy các hoạt động

cộng đồng diễn ra tại địa phương theo gợi ý:

Tên hoạt động

Nội dung của hoạt động

Đối tượng hướng tới

Đơn vị đứng ra tổ chức hoạt động

Thời gian diễn ra hoạt động

Kết quả đạt được

1 Tìm hiểu hoạt động cộng đồng

* Các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương

- Quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm

- Hỏi thăm và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, người già neo đơn

- Trang trí khu vực dân cư nơi mình sinh sống

- Phòng chống vấn nạn giao thông, trong đó có vấn nạn giao thông từ vi phạm nồng

độ cồn khi điều khiển phương

Trang 33

- Sau khi ghi ra giấy, GV yêu cầu HS hoạt động

nhóm 4, chia sẻ về các hoạt động cộng đồng đã

liệt kê được ra giấy

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nhớ lại và ghi ra giấy

các hoạt động cộng đồng ở địa phương

- HS hoạt động theo nhóm và chia sẻ lẫn nhau về

các hoạt động cộng đồng đó

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV mời đại diện một số HS đứng dậy chia sẻ

kết quả ghi được trước lớp

- GV mời một số HS khác đứng dậy bổ sung

thêm các hoạt động cộng đồng khác (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm (3 – 5 HS) về ý

nghĩa của các hoạt động cộng đồng diễn ra ở địa

phương theo gợi ý:

tiện giao thông đường bộ

* Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng với cá nhân và cộng đồng

- Đối với cá nhân:

Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề

Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm

Nâng cao được giá trị của bản thân

Trang 34

Hoạt động đó có ý nghĩa gì với cá nhân?

Hoạt động đó có ý nghĩa gì với cộng

đồng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, đưa

ra ý kiến, chia sẻ

- GV quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV mời 2 HS đứng dậy trả lời trước lớp (1 HS

trả lời ý nghĩa đối với cá nhân, 1 HS trả lời ý

nghĩa đối với cộng đồng)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển

sang nhiệm vụ mới

*Nhiệm vụ 3 Chia sẻ những hoạt động cộng

đồng mà em có thể tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hình

thức Khăn trải bàn, cùng nhau đóng góp ý kiến,

tổng kết lại về những hoạt động cộng đồng mà

bản thân có thể tham gia

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Xây dựng được các công trình của thanh niên phục vụ cộng đồng

Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng

Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng

* Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia

(hs liên hệ bản thân và chia

sẻ trong nhóm)

=> Kết luận: Các hoạt động

cộng đồng có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và xã hội, đồng thời mang lại cho mỗi

cá nhân rất nhiều lợi ích Hãy tham gia hoạt động cộng đồng vừa sức để hoàn thiện phẩm chất và năng lực của bản thân, đồng thời có những đóng góp thiết thực cho sự

Trang 35

luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận hoạt động 1

phát triển bền vững của xã hội Vậy sau tiết học chủ đề trước, chúng ta đã cùng thảo luận về các hoạt động cộng đồng và sự cần thiết của việc cộng đồng chung tay góp sức đẩy lùi vấn nạn giao thông từ

vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương diện giao thông đường bộ, em đã sẵn sangf để thực hiện điều đó chưa?

Hoạt động 2 Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia

a Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:

 HS nhận diện được những biêu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia

 Qua đó đối chiếu với những việc bản thân đã làm được để tự đánh giá và điều chỉnh bản thân

b Nội dung: GV tổ chức lần xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong

thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia

c Sản phẩm: HS nêu ra được các biểu hiện cụ thể của người có tính trách

nhiệm

d Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1 Xác định biểu hiện của người

có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm

vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng

2 Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Trang 36

tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, yêu cầu

các nhóm thảo luận về tình huống SGK,

trang 44 chỉ ra những biểu hiện của người có

trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ

được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham

gia

Tình huống: “Là thành viên của Câu lạc bộ

“Bảo vệ hành tỉnh xanh”, Linh luôn có ý

thức bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ

nhất Một trong những hoạt động mà Linh

tham gia là thu gom pin đã qua sử dụng và

chuyên đến các điểm thu gom pin cũ gần nơi

sinh sống, để rác thải độc hại này được xử lí

đúng cách, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi

trường Linh thuyết phục mọi người ở khu

dân cư cùng thực hiện thu gom pin cũ với

thông điệp " Không vứt pin đã qua sử dụng

vào thùng rác” Những hộ gia đình ở xa nơi

thu gom pin cũ, các bạn trong Câu lạc bộ

đến tận nơi để thu gom và chuyển đến địa

- GV mời đại diện nhóm đứng dậy chia sẻ

và hỗ trợ mọi người cùng tham gia

*Biểu hiện người có trách nhiệm thông qua tình huống:

- Biểu hiện có trách nhiệm của bạn Linh:

Chủ động tham gia hoạt động vì cộng đồng: Tham gia Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”

Thực hiện nhiệm vụ thu gom pin đã qua sử dụng

Thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện

Đến tận nhà các hộ gia đình ở xa nơi tập kết để trực tiếp thu gom

Trang 37

kết quả thảo luận trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm

vụ mới

*Nhiệm vụ 2 Chia sẻ những việc em đã

làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện

các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi

người cùng tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS

chia sẻ về việc em đã làm thể hiện trách

nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được

giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả

thảo luận trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

- Hỗ trợ tích cực những người cùng tham gia hoạt động

Trang 38

về luật giao thông nói chung và hành động

chung tay góp phần đẩy lùi vấn nạn giao

thông từ vi phạm nồng độ cồn nói riêng: Để

thể hiện trách nhiệm của em trong việc

chuẩn bị lên kế hoạch và thực hiện hoạt động

cộng đồng nhằm đẩy lùi vấn nạn giao thông

từ vi phạm nồng độ cồn như nội dung đã

chuẩn bị bài, em đã sẵn sàng chia sẻ những

kiểu biết bằng việc tham gia trò chơi cùng

các bạn?

(GV tổ chức nhanh trò chơi đã dự kiến)

(Nội dung 2 -Phần mô tả giải pháp sáng kiến)

Hoạt động 3 Tìm hiểu biện pháp mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội

a Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:

 Phân tích vai trò của các tổ chức, cá nhân, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội

 Đề xuất được các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội

 Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương

b Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện:

 Tìm hiểu các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội

 Tìm ra các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội

c Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức

d Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu các cá nhân, tổ 3 Tìm hiểu biện pháp mở

Trang 39

chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã

hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não cho HS kể

tên các tổ chức, cá nhân, nhóm có thể tham

gia các hoạt động xã hội

- Sau khi HS suy nghĩ, GV ghi tên các tổ

chức, cá nhân, nhóm mà HS đã nêu lên bảng

để cả lớp cùng quan sát

- GV yêu cầu HS trao đổi về vai trò của các

tổ chức, cá nhân, nhóm khi tham gia các hoạt

động xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, động não suy nghĩ

- GV mời HS đứng dậy nêu vai trò của các tổ

chức, cá nhân, nhóm khi tham gia các hoạt

=> Vai trò của các cá nhân,

nhóm, tổ chức khi tham gia hoạt động xã hội góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, có những việc làm cụ thể thúc đẩy địa phương ngày tốt đẹp hơn

*Các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng

Trang 40

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS

thảo luận đề xuất biện pháp nhằm mở rộng

mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia

- GV khuyến khích HS liên hệ thực tiễn ở địa

phương về thực hiện các biện pháp đã đề

xuất

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các tổ

chức, cá nhân, nhóm đều có những vai trò

quan trọng và đóng góp thiết thực cho các

hoạt động xã hội Để các hoạt động này thu

hút được kết quả tốt đẹp và có sự lan tỏa

rộng rãi thì cần chý ý thực hiện những biện

+ Tham gia câu lạc bộ cộng đồng, phát động phong trào cộng đồng

+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng + Thiết lập mạng lưới cộng đồng kết nối trên không gian mạng…

- Biện pháp thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội:

+ Đề xuất nội dung hoạt động phong phú, thiết thực

+ Đưa ra hình thức hoạt động

đã dạng cho hoạt động xã hội trở nên hứng thú hơn

+ Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí

+ Nêu gương về hoạt động xã hội để thu hút cộng đồng cùng tham gia

+ Tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hoạt động

Ngày đăng: 23/07/2024, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w