Vì lý do này, tác giả lựa chọn đề tài: “Wghiên cứu ảnh hưởng của tinh gắn kết lễ hội với lòng trung thành của khách du lịch đối với lễ hội” và lựa chọn lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh làm đối
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DO DIEU LINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LICH
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính gắnkết lễ hội tới lòng trung thành của khách du lịch tại điểm đến” là công trình
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi và được thực hiện một cách nghiêm túc, minh bạch.
Những số liệu được sử dụng trong luận văn đều có nguôn trích dẫn
rõ ràng, trung thực Những kết luận, kết quả nghiên cứu trong luận vănchưa được công bồ trước đó dưới bat cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đông về những cam kêt của mình
Ngày 30 tháng 06 năm 2022
Học viên thực hiện
Đỗ Diệu Linh
Trang 4LOI CAM ON
Luận văn: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tinh gắn kết lễ hội tới lòngtrung thành của khách du lịch tại điểm đến” được thực hiện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự
hướng dẫn của TS Đặng Thị Phương Anh
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thé Quy Thay, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt khôngchỉ những kiến thức quý báu mà cả tinh thần học tập trọn đời cũng như
thái độ nghiên cứu nghiêm túc trong giai đoạn tác giả luận văn theo hoc
tại Trường.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên, TS
Đặng Thị Phương Anh, người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình định
hướng, chỉ dạy và giúp đỡ tác giả luận văn với những ý kiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả luận văn xin được cam ơn tới Ban Quản lý khu Di tích và
rừng Quốc gia Yên Tử đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp thông
tin va dt liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và khảo sat
Tác giả luận văn cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, người thân và bạn bẻ cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian
nghiên cứu, và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm on!
Trang 5MỤC LỤC
CHUONG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 2- 2 5552552 6
1.1 Lý do chọn đề tài - «5-52 SE EEEE EEEEEE1E1121111 111111111111 1xe 6
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - - 5 55+ + £+*v+eeeeeereeerss 9 1.2.1 Mục tiêu nghiÊn CỨU - -ó- G6 6+1 1E 3E 911 E81 91 E1 2v nh nh ngờ 9
1.2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - - -G c E119 E9 vn vn ng rey 9
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- ¿22s x+zx+zxzse2 10 1.2.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tài -2- 2-5 s+cxecxeccee 11 1.2.5 Kết cầu của luận văn oo eeecesscceccsceecesscsesecsesveecessesesecersvsecacsvsececasavevees 12
1.3 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu - lễ hội Yên Tử, Quang Ninh 13
1.3.1 Lễ hội Yên Tử — nguồn gốc và lich sử phát triển -. 13
1.3.2 Tiềm năng phát triển du lịch của lễ hội Yên Tử 14
1.3.3 Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử, Quảng Ninh 17
Tiểu kết chương l 2-2 + ©t+SE£SE££EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21111 1121k cre, 21 CHƯƠNG 2 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN 22
2.1 Tổng quan nghiên Cứu - 2-2 2 £+E+EE+E£+E££E+EE+EE+EEZEErEerkrrkrreee 22 2.1.1 Nghiên cứu về lễ hội và vai trò của lễ hội trong du lịch 22
2.1.2 Các nghiên cứu về tinh gắn kết lễ hội 2-2 2 2 s2 30 2.1.3 Các nghiên cứu về các yêu tô tiền đề của tinh gắn kết lễ hội 32
2.1.4 Các nghiên cứu về lòng trung thành của khách Du lịch 40
2.1.5 Khoảng trống nghiên cứu + 2 s+S£+E£+E+£E+EE+EEzErkerxersrreee 44 2.2 Cơ sở lý luận về tính gan kết lễ hội và lòng trung thành của khách du i00 -:ỒÔỒI 45 2.2.1 Khái niệm lễ hộii tk k‡E+E#E#E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEekrkrrrrrerers 45 2.2.2 Thuyết gan bó và tính gắn kết lễ hội - 2 2 25s x+cxzze2 41 2.2.3 Lòng trung thành của khách du lịch «+ ««++s£+se+se++ 50 2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu -5- 5+: 51 Tiểu kết chương 2 2 2 s+SE+EE£EE2EE2E12E1E715717171121121111 1121 re, 56 CHUONG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 57
Trang 63.1 Thiết kế nghiên CỨU ¿22 2+ E+EE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkrred 57
3.1.1 Quy trình nghiên CỨU - -. <6 + E113 E*kEEEeEEssekseeeereerseeree 57 3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 5-5 +£+s<++x£+eeseeesexss 59 3.2 Xây dựng thang O - c 1H St TH vn ng ng ng kg 61
3.2.1 Hiệu chỉnh thang đo được kế thỪA - (Set EEkekrEerkrkererxree 61
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tinh «+55 + +++s*++e++eex+eexss 68
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng 5555 5+ +s*++sss+sexs+ 69
3.4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát - ¿2 2 s+++zx+zxezxezes 693.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang do bằng Cronbach’s Alpha 693.4.3 Kiểm định thang đo băng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA 703.4.4 Phân tích yếu tố khang định CFA 2 2 2 s+++££+E+£x+zxzrszsez 723.4.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM -5z=52 75Tiểu kết chương 3 - 2 2 E+SE+EESEEEE2E12115112717121121121111 11210, 76 CHUONG 4 KET QUÁ NGHIÊN CỨU 2-52 s+z+zxersered 714.1 Kết quả thu thập dữ liệu và mẫu khảo sát 2-2-5 s2 2552 77
4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha eeceessceeseceteeeseeeeeeeeneees 78
4.3 Kết quả phân tích yêu tố khám phá EFA 2- 2 2 s+zs=s2 s22 844.4 Kết quả kiêm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu 894.5 Kết qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tinh SEM - 95
CHUONG 5 THẢO LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ - 102
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ¿2 2 + ++£+£+£+2£++£++zx+rxerxersee 1025.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu - - 2-2 2 2 +E+£x+£++E£+Eerxerxzrsze, 1075.3 Hàm ý nghiên cứu và đề xuất khuyến nghị 2 - 5 255: 114
5.3.1 Hàm ý nghién CỨU - << + E191 991191 19911 vn ng ng 114
5.3.2 Dé xuất khuyến nghi 2-2 2 2 E+EE+£E££E+EE2EE2EESEEerxerkerxee 1165.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai - 118KẾT LUẬN - 2-5-1 S1 SE 1E EEEE1211111 1111112111111 11111 11x xe, 120 TÀI LIEU THAM KHÁO 2 2-52 Ss+EE£EE£EE2E2EE2EEEEEerxerxerxee 122PHU LUC 0A 3 128
Trang 7DANH MỤC CHU VIET TAT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Analysis of Moment , AMOS Phân tích mô hình cau trúc
CFI Comparative Fit Index Chi số thích hợp so sánh
Chi- Chi-square degree of Chi s6 Ki binh phuong diéu
square/df freedom chinh cho bac tu do
CR Composite Reliability Hệ số tin cậy tong hợp
EFA Exploratory Factor Analysis | Phân tích yêu tổ khám phá
Thông tin truyền miệng điện
eWOM Electronic Word of Mouth
tuGFI Goodness Of Fix Index Chi số do độ phù hợp GFI
KMO Kaiser — Meyer - Olkin Kiém dinh KMO
PAF Principal Axis Factoring Phép trich PAF
Root Mean Square Errors of „
RMSEA Chỉ sô thích hợp RMSEA
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 3.1 Thang đo các yếu tô trong mô hình nghiên cứu 65
Bảng 3.2 Tiêu chí áp dụng trong kiểm định phân tích yếu tố khám phá — 07 - ảA.AA5BÕAÔÔÔố 71 Bang 3.3 Hệ số tai yếu tố và kích thước mẫu tương ứng - 72
Bang 3.4 Ngưỡng kiêm định sự phù hợp của mô hình - 73
Bảng 3.5 Ngưỡng kiểm định độ tin cậy và các giá trị trong phân tích CFA74 Bảng 4 1 Cơ cau khách du lich trong mẫu điều tra -:-s- 77 Bang 4.2 Kết qua đánh giá độ tin cậy của thang đo khám pha văn hóa 79
Bang 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo tim kiếm sự mới lạ 80
Bang 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo chủ nghĩa hưởng thụ 81 Bang 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo sức hap dẫn lễ hội 81
Bang 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Niềm tin tín ngưỡng 82
Bang 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang do tính gan kết lễ hội 83
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Lòng trung thành của du 0 0 (|-:ỞO-Œ-⁄-ÔỒÔÔÔ 83 Bang 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett lần 1 - 2-5255 522552 85 Bang 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett lần 2 2-52 5scscsz s2 85 Bang 4.11 Kiểm định KMO và Bartlett lần 3 -2- 5-5555 552 85 Bang 4.12 Tổng phương sai trích 2-2-2 5 E£+E£2££2££2£++£x+zxerxezsez S6 Bảng 4.13 Bảng ma trận xoay yếu tố (Pattern Matrix) sau khi chuẩn hóa 87 Bảng 4.14 Bảng kết quả phân tích mức độ phù hợp của mô hình băng CFA E0 - 94
Bang 4.16 Kết quả phân tích giá trị hội tụ và phân biệt trong CFA 94
Bang 4.17 Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính - 96
Bang 4.18 Kết luận kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 100
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề Xuất -2- 55+ ©52©c+c+c+csreerxersee 51
Hình 3.1 Quy trình nghién Cu eccccccccsccccsccssccsececscesscescesseeeesecesecsseeseeeeeneens 57
Hình 4.1 kết quả nghiên cứu yếu to khẳng định CFA lân 1 91Hình 4.2 kết quả nghiên cứu yếu to khang định CFA lân 2 - 93Hình 4.3 Kết quả phân tích mô hình ŠEÌM -. 2©-2©5s+cs+cs+cscsez 95Hình 4.4 Hệ số tương quan biển chỉnh thể hiện trong mô hình nghiên cứu 97Hình 4.2 Sơ đô khu di tích Yên Tủử cc cccccccecrrrcxeerrrrrrrreed 135
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự thay đối từng ngày của đất nước trong tiến trình Đôi mới,ngành Du lịch Việt Nam cũng trên đà vươn lên, phát triển nhanh và mạnh cả vềquy mô lẫn chất lượng, từng bước khăng định vai trò và vị thế quan trọng trong nền kinh tế Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định rõ “Phat triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làđịnh hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúcday sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” Đồng thời, Nghị quyết số 08-NQ/TW quán triệt rõ quan điểm “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ
thống chính tri, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ của các cấp ủy Đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lich”.
Gan đây nhất, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, theo báo cáo
thường niên năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích phục vụ 85 triệu
lượt khách nội địa, tăng 6% với tông thu du lich; đạt 755 nghìn tỷ đồng, tăng18,5% so với năm 2018 Trong năm nay, lần đầu tiên Việt Nam đón 18 triệulượt khách quốc tế, tăng 16,2% Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Namcao hơn hăn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và TháiBình Dương (4,6%) Du lịch Việt Nam vinh dự nhận nhiều giải thưởng Dulịch đanh giá và được vinh danh là “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á năm2019” lần thứ hai liên tiếp (Vietnam National Administration of Tourism,
2020).
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Du lịch chau A - Thái Bình Duong (PATA),lượng khách du lich quay lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% Ngay cả với
Trang 11khách nội địa, chỉ 24% đến thăm các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đếnlần thứ ba Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy Du lịch Việt Nam chưa tạo được sự gắn kết bền vững với du khách Nói cách khác, khách du lịch đến với Việt Nam
có lòng trung thành thấp trong khi chi phí duy trì các nhóm du khách trungthành có xu hướng thấp hơn so với chi phí dé thu hút những nguồn khách mới.Điều này đặt ra một vấn đề mang tính thách thức với ngành Du lịch Việt Namnói chung và các điểm đến nói riêng, là làm thé nào dé lôi kéo được du kháchquay trở lại, gia tăng tình cảm, sự gắn bó và lòng trung thành của họ với điểm đến dé duy trì nguồn khách bền vững Chính vi vậy, nhiều học giả trong những năm gần đây tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách du lịch với điểm đến nhằm mục dich tìm ra giải pháp gia tăng sự gankết của họ
Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của khách du lịch được nghiêncứu một cách có hệ thống và là một chủ đề được quan tâm trong các tài liệuhọc thuật về marketing va quan tri kinh doanh du lịch Mối liên hệ thuận chiềugiữa các nhân tố khác nhau với lòng trung thành của khách du lịch đã đượckiểm nghiệm qua nhiều nghiên cứu Việc tìm ra những yếu tố phù hợp có thégiữ chân du khách đã trở thành một mục tiêu tối thượng trong nghiên cứu quản trị điểm đến Chang hạn như, Mahadzirah và cộng sự (2011) xem xét anh hưởng sự hài lòng của khách du lịch đối với lòng trung thành của họ tại điểmđến Quang Vinh Nguyen (2013) khám phá cách các hoạt động quảng bá vàcác yếu tố đánh giá ảnh hưởng đến lòng trung thành của điểm đến trong ngành
du lịch Wu (2016) lập luận rằng hình ảnh điểm đến, trải nghiệm du lịch củangười tiêu dùng, sự hài lòng về điểm đến là những yếu tô quyết định chính đếnlòng trung thành của du khách tại điểm đến Hơn nữa, hình ảnh điểm đến vàtrải nghiệm du lịch của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự hài lòng về điểmđến Taecharungroj & Tansitpong (2017) nghiên cứu mối quan hệ nhân qua giữa hình ảnh điểm đến, thuộc tính khách du lịch, sự hài lòng tổng thé và lòng
Trang 12trung thành của du khách với điểm đến Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứuxem xét mối liên hệ giữa tính gắn kết của khách du lịch với một thuộc tính củađiểm đến và sự trung thành của họ với điểm đến Thực trạng du lịch Việt Namhiện nay trong quá trình hướng tới sự phát triển bền vững cho thấy việc đặt ravấn đề nghiên cứu này càng trở nên cấp thiết.
Ngành Du lịch Việt Nam ngay từ thời kì đầu phát triển, một cách tựnhiên đã được đặt nền móng dựa trên không chỉ nguồn tài nguyên thiên nhiên
đa dạng mà còn của không gian văn hóa, di sản văn hóa phong phú, mang đậm
dau ấn của người Việt, tộc người đa số sinh sống trên mảnh đất này Trong đó, loại hình di sản tiêu biểu, gắn bó mật thiết với đời sống tinh than, thé hiện rõnét tín ngưỡng người Việt là lễ hội truyền thống
Từ chỗ chỉ là những sự kiện văn hóa địa phương, thé hiện tín ngưỡngdân gian và mang tính sở hữu cộng đồng, lễ hội đã trở thành nguồn lực và tàinguyên cốt lõi trong phát triển du lịch Điều này khăng định giá trị không thểphủ nhận của loại hình di sản văn hóa nay trong đời sống tinh than và cả trongphát triển kinh tế Đặt trong bối cảnh là một sinh hoạt văn hóa, lễ hội thườngmang đậm bản sắc, đặc tính vùng miền nên việc nghiên cứu lễ hội cũng có nhiều quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả luận văn tiếp cận lễ hội dưới góc nhìn của du lịch học, coi lễ hội như một tài nguyên cầu thành nên loại hình du lịch lễ hội, vốn được
coi là một bộ phận của du lịch văn hóa.
Lễ hội, về ban chất là một sự kiện văn hóa địa phương, được tô chứcđịnh kì hàng năm với mục đích dé cong đồng thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kínhđối với nhân vật được thờ phụng Khi một lễ hội địa phương mang nhiều yếu tốtâm linh, chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tinh thần và trở thành biểu
trưng văn hóa cho một cộng đồng, nó có khả năng tạo nên sự gan két chat ché
với những người có cơ hội trai nghiệm Sự gắn kết này có thé là ly do khiến cho họ quay trở lại với lễ hội như một lữ khách trung thành “Tính gắn kết lễ
Trang 13hội” được xem là một khái niệm mới, không chỉ trong các nghiên cứu chung về
lễ hội ở Việt Nam mà cả trong các nghiên cứu quốc tế Thuật ngữ này đượchình thành từ nền tảng của “thuyết gắn bó”, một lý thuyết cơ sở được sử dụngrộng rãi trong tâm lý học về hành vi của con người Trong những năm trở lạiđây, lý thuyết này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có
lễ hội Song, hầu như chưa có nghiên cứu nào trực tiếp chỉ ra mối liên hệ giữatính gắn kết lễ hội với lòng trung thành của du khách, đặc biệt là ở Việt Nam
Vì lý do này, tác giả lựa chọn đề tài: “Wghiên cứu ảnh hưởng của tinh gắn kết lễ hội với lòng trung thành của khách du lịch đối với lễ hội”
và lựa chọn lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh làm đối tượng nghiên cứu cho
luận văn của mình.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính gắnkết lễ hội tới lòng trung thành của khách du lịch tại điểm đến
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần thực hiện được những nhiệm
VỤ Sau:
— Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và vai trò đối với du lich, các yếu tô
tiền đề, tính gắn kết lễ hội và lòng trung thành của khách du lịch-_ Xem xét mỗi quan hệ giữa các yếu tô tiền đề với tính gan kết lễ hội
— Tìm hiểu tác động của tính gắn kết lễ hội tới lòng trung thành của du
khách.
-_ Xây dựng mô hình nghiên cứu thê hiện mối quan hệ giữa các yêu tố
tiền đề với tính gắn kết lễ hội và các tác động của tính gắn kết lễ hội
tới lòng trung thành của khách du lịch
-_ Kiểm định tác động của các yếu tô trong mô hình nghiên cứu thông
qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
Trang 14-_ Đưa ra các khuyến nghị tới các đơn vị tổ chức lễ hội làm tăng lòng
trung thành của du khách đối với điểm đến, nơi tô chức lễ hội 1.2.3 Doi tượng va phạm vi nghiên cứu
1.2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này được xác định là:
- Tác động của các yếu tố tiền dé tới tính gắn kết lễ hội
- Sự ảnh hưởng của tính gắn kết lễ hội tới lòng trung thành của khách dulịch tại điểm đến
Trong khuôn khổ luận văn, lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh là khách thểnghiên cứu được lựa chọn dé làm rõ các vấn đề nghiên cứu
1.2.3.2 Phạm vì nghiên cứu
Lễ hội theo phân loại có khá nhiều loại khác nhau, song trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài luận văn này, tác giả lựa chọn nghiên cứu lễ hộitruyền thống và lấy trường hợp lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh làm đối tượng
nghiên cứu.
e Về nội dung:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách du lịchtại điểm đến như: hình ảnh điểm đến, sự hải lòng về chất lượng, giá cả dịch vụ,các tiện nghi du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, tính gan kết với điểmđến tuy nhiên luận văn này chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng của tính gắn kết
lễ hội tới lòng trung thành của khách du lịch.
e Về đối tượng
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn không chỉ bao gồm sự ảnh hưởngcủa tính gan kết lễ hội tới lòng trung thành của khách du lịch tại điểm đến màcòn là sự ảnh hưởng của các yếu tô tiền đề tới tính gắn kết lễ hội Do hạn chế
về việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện nên các mối quan hệ này sẽ được chỉ rõtrong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu dù không được đề cậpđầy đủ trong tên đề tài nghiên cứu
10
Trang 15e Về không gian địa lý: Yên tử, Quảng Ninh
e Về thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ 2017 đến 2019,
dữ liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 5/2022.
1.2.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2.4.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận về tính gắn kết lễ hội cũng như cácyếu tố tiền dé tạo nên tính gan kết lễ hội và lòng trung thành của khách du lịchđối với điểm đến
Dựa trên các nghiên cứu được tổng quan, luận văn đưa ra mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố tiền đề của tính gắn kết lễ hội và mô hình phản ánh những ảnh hưởng của tính gắn kết lễ hội tới lòng trung thành của khách du lịch với điểm đến.
Luận văn bố sung thêm một yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành củakhách du lịch tại điểm đến, làm phong phú thêm mô hình lý thuyết cho cácnghiên cứu về nội dung này tại Việt Nam
1.2.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Theo thống kê, tính đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có 8.274 lễ hộitruyền thống, 297 lễ hội văn hóa, 18 lễ hội ngành nghề va 09 lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài Với số lượng lớn lễ hội truyền thống trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước, Việt Nam được coi là một đất nước của những lễ hội Ở nhiều địa phương, lễ hội truyền thống trở thành nguồn lực quan trọngtrong phát triển du lịch, góp phần quảng bá hiệu quả các giá trị văn hoá vàmang lại hiệu quả kinh tế Đề làm được điều này, trước tiên lễ hội phải thu hútđược du khách đến tham quan và tìm hiểu Chính vì vậy, hiểu được cơ chế tạo
ra nguồn khách du lịch cho lễ hội là một việc quan trọng Nghiên cứu góp phầnđưa ra một yếu tô mới trong cơ chế thu hút khách du lịch, đó là tính gắn kết lễhội Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi khách du lịch có sự gan kết cao với một lễ hội,
11
Trang 16họ có xu hướng quay trở lại với lễ hội thêm nhiều lần nữa và sẵn sảng giới
thiệu lễ hội tới những người khác.
Nghiên cứu về lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh tại Việt Nam đã được thựchiện bởi nhiều học giả song thường xuất phát từ góc nhìn văn hóa, tôn giáohoặc sinh thái học Có rất ít nghiên cứu về lễ hội này thực hiện dưới góc nhìncủa du lịch học Hơn nữa, chưa có bat cứ nghiên cứu nao trong nước dé cậpđến tính gắn kết lễ hội với trường hợp lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh Vì vậy, luậnvăn sẽ đóng góp một cách tiếp cận mới, bổ sung vào bộ sưu tập các nghiên cứu
về lễ hội Yên Tử dưới góc nhìn của du lịch học, từ đó làm cơ sở đưa ra một sốkhuyến nghị có tác dụng trong việc gia tăng sự găn kết của khách du lịch với lễ hội Yên Tử và củng cố thêm lòng trung thành của họ với lễ hội Yên Tử, vốn làmột nhân tố quan trọng trong việc thúc day khách du lịch quay trở lại với điểmđến Yên Tử, Quảng Ninh, góp phần đây mạnh hoạt động du lịch lễ hội, du lịch
văn hóa của địa phương này.
1.2.5 Kết cấu của luận van
Ngoài Mục lục, Danh mục tai liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
trình bày theo bố cục 5 chương trong đó:
Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu, đưa ra các ly do, vấn đề, mục đích, đốitượng, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tông hợp cácnghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra cơ sở
lý thuyết về các vẫn đề nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu, chi tiết hóa cách thức triển khainghiên cứu và các phương pháp được tác giả luận văn sử dụng trong tiến hành
nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu, trình bày toàn bộ những kết quả mà tác
giả luận văn đã có được sau quá trình nghiên cứu
12
Trang 17Chương 5 Thảo luận và khuyến nghị, đưa ra những ý kién đóng góp
mang tính xây dựng dành cho các đơn vi tô chức sự kiện, lễ hội truyền thống
dựa trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu.
1.3 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu - lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
1.3.1 Lễ hội Yên Tử — nguồn gốc và lịch sử phát triển
1.3.1.1 Đôi nét về Thiên tông và Thiên phái Trúc Lâm
Thiền tông là một ngành Phật giáo xem đức Phật Thích-ca Mau-ni là vikhai tổ, khác với hầu hết các tông phái khác đều có một vị tổ sư khai sáng và vận dụng một phần giáo lý nào đó trong kinh Phật để sáng lập thành tông pháicủa mình, Thiền tông không xem trọng sự truyền thừa qua giáo nghĩa, kinhvăn, mà chỉ chấp nhận “di tâm truyền tâm”, nghĩa là phải có sự truyền trao trựctiếp giữa bậc thầy và đệ tử
Tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ là ngài Bồ Đề Đạt Ma sang Trung
Hoa và phát triển dòng Thiền này ở Quảng Đông, phía nam Trung Quốc từ
khoảng những năm 520, trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Hoa Đến đời vị tổ thứ sáu là Huệ Năng, Thiền tông được chia thành hai
phái Bắc Tông và Nam Tông Bắc tông do ngài Thần Tú dẫn dắt và Nam tông do ngài Huệ Năng dạy dỗ.
Thiền tông vào Việt Nam từ khá sớm với ảnh hưởng trước tiên của
Thiền tông Ấn Độ được truyền từ thời Bắc Thuộc, trước cả Bồ Đề Đạt Ma
với các Thiền sư như Mâu Tử và Khương Hội Thiền tông Trung Quốc được
truyền vào Việt Nam từ khoảng thế kỉ thứ chín, do đệ tử của Lục tổ Huệ
Năng truyền thừa.
Đến thời Trần thuộc thế kỉ 13,vua Trần Nhân Tông tham van Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩđược đốn ngộ Phat tính, sau đó
nhường ngôi vua cho con và xuất gia, hoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu
Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm tại Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam Thiền phái Trúc Lâm là sự kết hợp và kế thừa tư tưởng của
13
Trang 18ba thiền phái là Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là sơ tổ Phật Hoàng Trần Nhân
Tông, nhị thổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang Vào những thế kỷ tiếp theo, Thiền tông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
1.3.1.2 Sơ lược về khu di tích — thắng cảnh và lễ hội Yên Tử
Tiếp nối những bước phát triển từ thời Trần, sang đến thời Lê, Nguyễn,Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triềuđại quan tâm tôn tạo sửa chữa Do vậy Yên Tử là kết tinh, sự hội tụ của nềnvăn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm
khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi
non hoà với nét cổ kính tram mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng,thông, đại, trúc, mai được trồng dọc đường lên đỉnh núi, nằm trọn vẹn trong địahạt của rừng Quốc gia Yên Tử, là điểm thu hút đối với du khách thập phương.
Lễ hội chính của Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo
dài trong 3 tháng mùa xuân, thu hút hàng chục vạn du khách thập phương vềtray hội Lễ hội là dịp để người dân địa phương và du khách trong nước tônvinh công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khai sáng ra Thiền pháiTrúc Lâm và góp phần làm hưng thịnh Phật giáo Việt Nam Với những ngườitheo đạo Phật, Yên Tử được coi là danh sơn, là nơi dat Phật, là chốn Tổ, cõiThiêng và là điểm hành hương hàng năm Ngày 30/9/1974, khu di tích và danhthắng Yên Tử được Nhà nước xếp hạng là một trong tám mươi di tích đặc biệt
quan trọng của Việt Nam.
1.3.2 Tiềm năng phát triển du lịch của lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử được diễn ra tại Yên Tử, một điểm di tích nam trongQuan thé di tích và danh thắng Yên Tử, được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sửquốc gia đặc biệt gồm Khu di tích lịch sử và danh thăng Yên Tử (thành phố
Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng
Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Quan thé Côn Kiếp Bạc-Thanh Mai (Hải Dương).
Son-14
Trang 19Yên Tử là một điểm đến có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiênvới các công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia, bao gồmChùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân, chùa Giải Oan,vườn tháp Hòn Ngọc, khu tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bao Sai,chùa Vân Tiêu, chùa Đồng (Thiên Trúc Tự) Toàn bộ các di tích trên đều năm gontrong Rừng Quốc gia Yên Tử Bên cạnh đó, Yên Tử còn là một di tích mang giá trị lịch sử to lớn, vì là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Thiền phái TrúcLâm và là Trung tâm Phật giáo Việt Nam Theo đó là một hệ thong cac ban kinhvăn quý giá như Thiền tâm thiết chuỷ ngữ luc, Dai Hương Hải an thi tập, Tăng giaToái sự, Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục, Thượng Sĩ hành trang Đây lànhững di sản văn hoá phi vật thé gia tri đối với su phát triển của lịch sử dân tộc.
Thêm vào đó, Yên Tử còn là một trong những linh sơn của đất nước, nơibảo tồn được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm mà không một vùng núi
nào có được, đặc biệt là các loài cây quý như tùng, trúc, mai va các loại cây
thuốc nam quý hiếm.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoa với nét cô kính, tram mặc củachùa tháp, là sự thơ mộng của suối nước, trời mây chen trong cây cỏ hoa lá và chim
muông, là sự phong phú của thảm thực vật đa dạng và những loại cây dược liệu có
giá trị Chính vì vậy mà từ xa xưa Yên Tử được xếp là một trong 72 phúc địa của
Việt Nam Với những giá trị đặc biệt quan trọng của Yên Tử, sau khi khảo sát
khoanh vùng di tích, Nhà nước đã có Quyết định số 15/VH-QĐ ngày 13/3/1974 côngnhận Khu di tích lich sử - danh thang Yên Tử là di tích quốc gia Sau đó, ngày27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng ditích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt Ở góc độPhật giáo, Đại hội Đại biểu Phat giáo toàn quốc lần thứ III diễn ra tại Hà Nội vào đầu
tháng 11/1992 công nhận Yên Tử là Trung tâm Phật giáo của Việt Nam Năm 2021,
Bộ Văn hóa, Thẻ thao va Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) Việt Nam gửi Báo cáo
15
Trang 20tom tắt đề cử “Quan thê di tích và danh thắng Yên Tử” (thuộc địa ban các tinh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO dé đề nghị xem xét, đưa vào Danh sách dự kiến lập Hồ sơ di sản thế giới.
Tiến trình lễ hội Yên Tử
Trước ngày khai mạc lễ hội, tại chùa Trình - Yên Từ, Hội Phật giáo tỉnh
sẽ tổ chức nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử Các vị sư thầy cùng với nhân dân địaphương sẽ thực hiện dâng hương, tụng kinh niệm phật, tế cáo đất trời, kinh phật tô
và các vị sơn than dé cầu mong một mùa lễ hội diễn ra bình an, tốt đẹp Đây đượcxem là một nghi lễ mở màn, có lời xin phép thần linh dé được bat đầu lễ hội
e Lễ Khai hội
Lễ khai hội bắt đầu diễn ra vào sáng mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) tạiTrung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với những phần lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Tại đây, các vị chư tăng hòa thượng sẽ tiễn hành thực hiện nghi lễ cầu quốc thái dân an Tiếp đến, các đại biểu sẽ lần lượt thực hiện đóng dau thiêng trên ấn Yên Tử Dé tạo thêm không khí đặc sắc cho lễ hội, trong ngày khaihội sẽ có phần biểu dién văn nghệ ở quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nghệ sĩnổi tiếng đan xen với các phần thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm
e Hoạt động trong lễ hội
Sau khi kết thúc nghi lễ khai hội, du khách sẽ được tham quan khu Trung tâm
lễ hội, thượng sơn lễ Phật, làng hành hương hoặc tham gia các trò chơi dân gian ấntượng được thiết kế trong khu vực lễ hội như: ném còn, kéo co, chọi gà, giải cờ
tướng kỳ vương Yên Tử hoặc tự do thưởng thức các màn trình diễn độc đáo như:
Văn nghệ truyền thống tại khu vực đình làng hành hương Yên Tử, võ thuật cổtruyền, nghệ thuật múa rồng
Cùng thời điểm, Ban tô chức cũng tổ chức các đoàn hành hương lễ Phật, lần lượt di chuyền lên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử - nơi tọa lạc ngôi chùa Đồng cổkính Hành trình lên đỉnh chùa Đồng, du khách được ghé thăm và chiêm bái hơn 11ngôi chùa và hàng chục am, tháp Đặc biệt, trong số đó là ngọn tháp cao 3 tầng
16
Trang 21được xây dựng bằng đá có niên đại cô nhất vào năm 1758 và suối Giải Oan tại chùa Giải Oan - Noi gan liền với những câu chuyện cung nữ thời trước tự tram mình xuống dòng nước như một hình thức tuần táng để tỏ lòng thành với vua Trần NhânTông.
Bên cạnh lựa chọn di chuyên theo đường bộ, du khách đến với Yên Tử cóthé lựa chọn trải nghiệm hệ thống cáp treo dé rút ngăn thời gian và tiết kiệm sức
1.3.3 Thực trạng hoạt động du lich tai Yên Tw, Quang Ninh
Kết quả hoạt động Du lịch tại Yên tử từ 2018 đến 2022
Lượng khách đến thăm quan tại Yên Tử hàng năm thường tập trung caođiểm vào mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch (chiếm khoảng 70% lượng khách cả năm) Theo thống kê của sở Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia
Yên Tử, chỉ riêng dịp khai hội năm 2022, Yên Tử đón hơn năm vạn lượt khách Trong quý | năm 2022, Yên Tử đón hon 156 ngàn lượt khách.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2018 và 2019, Yên Tử đã đón tiếp trên 2 triệu
lượt khách, trong đó có 401.908 lượt khách nước ngoài với doanh thu năm
2018 đạt hơn 40 tỷ đồng Do dịch bệnh COVID-19, hai năm 2020 -2021 phải
đóng cửa dé phòng chống dich Tuy nhiên trong năm 2020, du bị ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19 nhưng Khu di tích danh thắng Yên Tử vẫn đón trên 300.000 lượt khách du lịch đến chiêm bái, nghỉ dưỡng Trong đó, cao điểm công suất phòng nghỉ tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đạt trung bìnhtrên 90%, vào địp cuối tuần có khi lên đến 100% Trước đó, vào mùa lễ hộinăm 2017, Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử đã đón tiếp trên 1,6 triệu lượtkhách, trong đó khách quốc tế là 40.2 nghìn, tăng 3% so với cùng kỳ
Cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch tại Yên Tw
Cơ sở hạ tang
Khu di tích và danh thắng Yên Tử năm ở phía Tây Bắc của thành phố Uông Bí, chạy dài gần 20km từ chùa Bí Thượng (gần quốc lộ 18A) đến đỉnh chùa Đồng (đỉnh Yên Sơn) cao nhất miền Đông Bắc của tô quốc (1068m) trên
17
Trang 22địa phận 2 xã Phương Đông và Thượng Yên Công Yên Tử cách Hà Nội
khoảng 150km, cách thành phố Hạ Long 50km quay trở lại, cách trung tâmthành phố Hải Phòng 40km, nằm trên tuyến du lịch quan trọng Hà Nội - HạLong, các tuyến du lịch trong nuớc và quốc tế Đây là vị trí rất thuận lợi chophát triển du lịch Yên Tử
Cùng với việc đưa hệ thống QLI0 vào hoạt động, Du án nâng cấp
QL18A đã hoàn thiện tao ra sự giao lưu thuận lợi của nhân dân va du khách
khắp nơi tới Yên Tử
Tại Yên Tử, Ban Quản lý khu di tích Yên Tử đã xây dựng mở rộng thêmhai bãi đỗ xe tại khu vực dốc Hạ Kiệu, cách chân núi Yên Tử gần 1km, đưa tổng số bãi đậu xe lên thành 4 điểm Từ các điểm đỗ xe này, du khách có thểhành hương về vùng lõi di tích Yên Tử bằng xe điện hoặc đi bộ
Về nguồn nước, hiện nay ở Yên Tử chưa có hệ thống cấp nước sạchtheo quy chuẩn quốc gia, vẫn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau với hệthống nước suối tự dẫn từ các thác nước trên núi Hệ thống nước nảy tương đối ồn định, không phụ thuộc vào mùa nhưng dễ bi ô nhiễm và cần xử lý thông qua hệ thống lọc cơ học và lọc qua lõi lọc trước khi sử dụng Ngoài ra nguồn nước từ giếng đào, giếng khoan, nước mưa cũng là một nguồn cấp nước quan trọng song lượng nước từ các nguồn này thường không 6n định và cũng đòi hỏi hệ thống lọc trước khi đưa vào sử dụng.
Về hệ thống điện, Yên Tử nằm trong khu vực Uông Bi, được cấp điệnbởi hệ thống lưới điện từ nhà máy nhiệt điện Uông Bi với luồng cấp điện dam
bảo qua duong dây 372- 35KV từ Vàng Danh sang.
Hệ thống thông tin liên lạc tại Yên Tử được đầu tư xây dựng với 9 cột
thu phát sóng của các nhà mạng Vinaphone, Viettel và Mobiphone, đảm bảo
liên lạc thông suốt với sóng 4G phủ khắp khu vực
Cơ sở vật chất kĩ thuật
18
Trang 23Yên Tử là khu di tích trong quan thé các di tích Kiếp Bạc, Côn Son,Bạch Đăng và Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, sau khi hoàn thànhcác dự án bảo tồn tôn tạo khu di tích lich sử văn hoá và danh thắng Yên Tu,khu vực này sẽ là một tuyến điểm du lịch trong quân thê liên hoàn về du lịchvăn hoá, sinh thái và cảnh quan ở phía Bắc, có sức thu hút lớn đối với du
khách trong va ngoai nước.
Trong quy hoạch giai đoạn 2025 — 2030 của tỉnh Quảng Ninh, Khu di
tích lịch sử và rừng quốc gia Yên Tử sẽ được đầu tư mở rộng Các công trình dịch vụ, văn hoá du lịch, dự án đầu tư bảo vệ sự đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường, rừng quốc gia được lập kế hoạch xây dựng Các giá trị văn hoáphi vật thé mang dam dấu ấn của Thiền Phái Trúc Lâm được đưa vao bảo tồn
và gìn giữ, dự án xây dựng Trung tâm lễ hội và dịch vụ du lịch tại khu vực
bến xe Giải Oan cũng đang được triển khai
Dé nâng công suất phục vụ khách đi cáp treo, 2 tuyến cáp treo 1 và 2được nâng cấp và đưa vào hoạt động, có thể phục vụ lên tới 3000 khách/ giờ cho tuyến 1 và 3.700 khách/ giờ cho tuyến 2, góp phân tạo cải thiện điều kiện
di chuyển, giảm tải và giảm ách tắc vào mùa lễ hội, tạo điều kiện phục vụ tốt
du khách hành hương, bảo vệ môi trường cảnh quan di tích trong dịp lễ hội
Các cơ sở phục vụ ăn uống: Trong nội khu vực Yên Tử các cơ sở dịch
vụ ăn uống bình dân tập trung chủ yếu tại khu vực bến xe dốc Hạ Kiệu Tuynhiên các điểm dịch vụ này chưa được quy hoạch về kiến trúc nên vẫn lộnx6n và thiếu mỹ quan Bên cạnh đó là một số điểm dịch vụ quy mô nhỏ lẻ tập
trung tại khu vực nhà ga cáp treo, khu vực Chua Hoa Yên, An Kỳ Sinh, chùa
Bảo Sái Một số khu dịch vụ đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được nhu cầu của du
khách như: nhà hàng Công Doan Yên Sơn, nha hàng Huong Lý 37, nhà hàng
Thanh Bình, nhà hàng Trung Tuyến và nhà hàng của các khách sạn trong khu
vực.
19
Trang 24Cơ sở lưu trú: Hiện tại, bên cạnh khu lưu trú 3 sao trong Làng Nương
Yên Tử của Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đã được đưa vào hoạt độngvới 75 phòng nghỉ, Yên Tử đã được đầu tư xây dựng nhiều cơ sở lưu trú chấtlượng cao như Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Legacy yên Tử - MGallery có tổng
133 phòng được xây dựng bởi lối kiến trúc đặc sắc với vật liệu truyền thốngmang đến không gian sang trọng nhưng gần gũi với thiên nhiên Bên cạnh đó
là một loạt các khách sạn tiêu chuẩn khác như: Khách sạn Sky Yên Tử, Khách
sạn Luffy Uông Bi
Từ năm 2018, Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được đưa vao hoạtđộng để phục vụ du khách Công trình mang nét văn hóa kiến trúc đời nhà
Trần với quần thể các hạng mục đặc biệt và hấp dẫn Trung tâm văn hóa Trúc
Lâm gồm cổng, hồ nước, làng hành hương, lễ trường, bảo tàng Phật hoàngTrần Nhân Tông được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng Cùng với các công trình
làm dịch vụ ở khu di tích Yên Tử, Công ty Tùng Lâm còn góp công tu sửa
bằng các việc làm cụ thể như xây dựng quảng trường ở tượng Phật HoàngTrần Nhân Tông, xây khu nội viện bốn tang ở chùa Hoa Yên hàng chục tỷđồng, lan can bậc đá từ chân tháp tổ lên chùa Hoa Yên
20
Trang 25nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết nghiên cứu, đặt ra phạm vi thực
hiện và nêu được ý nghĩa của đề tài đồng thời khái quát những nét sơ lược
về địa bàn nghiên cứu và tiềm năng phát triển du lịch cũng như thực trạnghoạt động du lịch trong những năm gần đây để tìm hiểu bối cảnh nghiêncứu Dé làm rõ các van đề nghiên cứu, chương kế tiếp sẽ tổng quan các
nghiên cứu di trước làm nên tảng phát triên cơ sở lý luận của đê tai.
21
Trang 26CHUONG 2 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu về lễ hội và vai trò của lễ hội trong du lịch
Xưa nay, lễ hội van luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả trên thé giới, song chủ yêu dưới góc nhìn của xã hội học và nhân học Khoảng hai thập kỉ gần đây, với cách tiếp cận đa ngành, nhiềunghiên cứu về lễ hội đã được thực hiện trong các bối cảnh khác nhau và từnhiều cách tiếp cận khác nhau, mang lại một tổng thé nghiên cứu da dang và phong phú Trong đó, quản lý lễ hội và du lịch lễ hội là hai lĩnh vực được đềcập ngày cảng nhiều
Trong các nhà nghiên cứu du lịch, Neil Leiper là một học giả có ảnh
hưởng sâu rộng Các nghiên cứu của ông có đóng góp vô cùng to lớn trong việc
xây dựng những lý thuyết nền tảng của du lịch hiện đại và được sử dụng trongrất nhiều các nghiên cứu về du lịch về sau này Ông cũng là người đầu tiên đưa
ra khái niệm về du lịch một cách có hệ thống, gọi là hệ thống du lịch (Tourismsystem) và các lý thuyết của ông cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trêntoàn thé giới
Trong tác phâm đầu tiên xuất bản năm 1979, Leiper xác định khách du lịch lànhững người tiêu dùng ròng về kinh tế tài nguyên trong các khu vực đã ghé thăm còn điểm đến du lịch là noi hầu hết các khía cạnh quan trọng và kịch tính xảy ra.
Nó cũng là nơi chứa đựng nhiều thành phần của hoạt động kinh doanh du lịch như
cơ sở lưu trú, dịch vụ, vui chơi giải trí và các phương tiện giải trí.
22
Trang 27Leiper cũng đưa ra khái niệm về du lịch dựa trên hệ thống gồm năm yếu tố: yêu tố con người (khách du lich), ba yếu tô địa ly (bao gồm nơi cư trú của khách, nơi khách đi qua và nơi khách đến thăm quan), và yếu tố công nghiệp
du lich (industrial element) Yếu tố công nghiệp du lịch được xác định bao gồmcác thành phần như: marketing, vận chuyền, lưu trú, điểm hấp dẫn du lịch vàcác dịch vụ khác Trong đó ông cũng cho rằng điểm hấp dẫn du lịch bao gồm
các điểm thăm quan, các su kiện và cơ sở vật chất phục vụ cho khách du lịch,
giúp họ có cơ hội trải nghiệm.
Từ đó có thé khang định rằng, các sự kiện, trong đó có lễ hội chính là một cấu phần của ngành công nghiệp du lịch còn khách đến tham dự lễ hội sử dụng các dịch vụ được người dân cung cấp tại lễ hội và phát sinh chi tiêu được coi làkhách du lịch và lễ hội, vốn là một hoạt động vui chơi giải trí, đôi khi mangmàu sắc tâm linh, diễn ra tại một địa điểm nhất định thì địa điểm đó cũng đượcgọi là điểm đến du lịch
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, lễ hội đóng vai trò rất quan trọng đối vớimột điểm đến và thậm chí là cả một vùng Lễ hội được coi là có đóng góp đáng
kế vào sự phát triển văn hóa và kinh tế của một khu vực, do đó có tác động lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa cho các cộng đồng địa phương Ban tổ chức các lễ hội hiện đang sử dung chủ đề lịch sử và văn hóa dé xây dựng các
sự kiện hàng năm nhằm thu hút khách du lịch và tạo dấu ấn văn hóa tại các địaphương đăng cai thông qua việc tổ chức các lễ hội trong môi trường cộng
đồng Việc tô chức các sự kiện thường nhăm mục đích phát triển du lịch và lay
các co hội kinh tế dé bổ sung cho các lợi ích xã hội va văn hóa Raj và Vignali(2010) Lễ hội cũng là một hoạt động trong đời sống con người và đóng góp
đáng kê vào đời sông văn hóa xã hội của cộng đông địa phương.
23
Trang 28Các sự kiện văn hóa trên toàn thế giới, trong đó có lễ hội, từ trước tới nay được tô chức không nằm ngoài ba mục đích: kinh tế, văn hóa - xã hội hoặcchính trị Bên cạnh các mục đích văn hóa - xã hội và chính trị, vốn được théhiện khá rõ nét trong hầu hết các sự kiện và lễ hội, mục đích kinh tế có thểđược thé hiện trực tiếp hoặc gián tiếp và ngay cả trong những sự kiện văn hóaphi lợi nhuận cũng vẫn ân chứa một phần mục đích kinh tế Trong ngăn han, nó
có thê nhăm thu hút thêm các nguồn tài trợ cho sự kiện còn trong dài hạn là dé
tạo thêm công ăn việc lam cho người dân dia phương, tang thu nhập cho dia
phương thông qua việc tiếp đón khách tham quan và tăng chỉ tiêu của họ trongquá trình tham dự sự kiện Galal Salem và cộng sự (2004) Getz (1997, 326-
327), “Là những trải nghiệm văn hóa, giải trí đặc sắc, tạo động lực mạnh mẽcho du lịch và thúc day niềm tự hao cũng như sự phát triển cộng đồng”, lễ hội
và sự kiện mang lại những thứ độc đáo và xác thực, đặc biệt là những lễ hội, sự
kiện dựa trên các giá tri bản địa, có tac dụng kéo dai mùa du lịch và mở rộng
giai đoạn cao điểm hoặc tạo ra mùa du lịch mới tại địa phương Ros Derrett
(2004).
Cũng theo Ros Derrett (2004), sự kiện và lễ hội mang đến những hoạt
động giải trí trái mùa cho cả người dân địa phương lẫn khách du lịch, giúp các
điểm đến tạo dựng hình ảnh tích cực và niềm tin trên thị trường du lịch Một séđiểm đến đã thực sự ghi dau ấn trong lòng công chúng vì ở đó diễn ra những sựkiện, lễ hội hoành tráng và quy mô Ông đồng thời cũng khang định, lễ hội làmột phần của hoạt động marketing điểm đến du lịch, nó góp phần hình thànhlên ý thức cộng đồng và là nền tảng của du lịch văn hóa và do đó các lễ hội cóthé là một phương tiện hiệu quả về chi phí dé phát triển các điểm du lịch và các
hoạt động giải trí cho một điểm đến Ông kết luận rằng, lễ hội là một hình thức
du lịch và có thể được xem xét trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội và văn
hóa của chính nó.
24
Trang 29Getz (1997) khẳng định, các lễ hội tạo ra tiềm năng thúc đây sự phát triển
của các tô chức địa phương cùng với đội ngũ lãnh đạo và các mạng lưới xã hội
và đó là nền tảng quan trọng cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Theonhư tìm hiểu của ông trong ấn bản năm 2010, các nghiên cứu cô điền về lễ hộithường tập trung vào một số chủ dé liên quan tới các trải nghiệm, vai trò, ý
nghĩa các tác động của lễ hội trong lĩnh vực văn hóa xã hội Nội dung nghiên
cứu thường xoay quanh các huyền thoại, truyền thuyết liên quan, các nghi lễ vàbiểu tượng; lễ và hội; diễn trình lễ hội, giao tiép xã hội trong lễ hội, mối quan
hệ giữa khách tham dự và dân địa phương, lễ hội hóa trang, tính xác thực của lễ
hội, lễ hành hương, các tranh luận về chính trị và ý nghĩa, tác động của lễ
hội với sự đóng góp của Van Gennep (1909), Victor Turner(1969, 1974,
1982, 1983 a/b, 1988), Geertz (1973), Abrahams (1982, 1987), Falassi (1987), Manning (1983), Cohen (2007), Delamere (1993)
Là một khái niệm không mới và được thực hành từ rất lâu, song mãinhững năm gần đây, khi các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến lĩnh vực sự kiệnthì quản lý lễ hội cũng bắt đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống hơn songvẫn đặt trong các nghiên cứu tông thể về quản trị sự kiện với nhiều nội dung thú vi liên quan như: lập kế hoạch, quản lý nhân lực, quản lý rủi ro, các vấn đềhậu cần và marketing, hình ảnh và thương hiệu lễ hội, sự tham gia của các bên
liên quan
Được coi là một công cụ của ngành du lịch, phát triển kinh tế vàmarketing điểm đến Getz (2010), lễ hội cũng là một đối tượng nghiên cứuđược quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu du lịch dưới góc nhìn kinh
tẾ Hàng trăm nghiên cứu đã được thực hiện để làm rõ vai trò của lễ hội
trong việc tạo dựng điểm đến du lịch và hình thành bản sắc nhóm Việc tổ chức các lễ hội có thé giúp địa phương tạo vốn văn hóa, làm phong phú các hình thức biểu diễn nghệ thuật, giữ gìn truyền thống văn hóa và phát triển du
lịch.
25
Trang 30Mối liên hệ mật thiết giữa du lịch và các khía cạnh văn hóa của lễ hội đã
được chỉ ra bởi Long va Robinson (2004) và Picard và Robinson (2006), Frisby
và Getz (1989) dựa vào các nghiên cứu điển hình về vòng đời và tổ chức củacác lễ hội cộng đồng dé xem xét tiềm năng du lịch của các lễ hội O “Sullivan
và Jackson (2002) tập trung xem xét lễ hội tác động như thế nào đến sự pháttriển bền vững của kinh tế địa phương Kim và cộng sự (2008) nghiên cứu lễhội với vai trò như một nguồn tải nguyên của du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong những thị trường du lịch toàn cầu lớn nhất,phát triển nhanh nhất (WTO, 2004) và đã trở thành một hiện tượng quan trọngtrong ngành du lịch đồng thời là một yếu tố thiết yếu của hệ thống du lịch.Ritzer (1999); Urry (2001) Việc khai thác văn hóa ngày một phô biến trong dulịch cũng làm gia tăng áp lực phân biệt bản sắc và hình ảnh điểm đến OECD(2009) Thông qua sự phát triển của du lịch văn hóa, các địa phương có thểtăng sức hap dẫn của họ với tư cách là các điểm đến có thé mang lại những trảinghiệm văn hóa đặc sắc và mới lạ
Du lịch sự kiện, một hình thức du lịch văn hóa đặc thù, đã có sự tăng
tưởng đáng ké trong những năm gan đây Đối với sự phát triển du lịch, các sự kiện thường được coi là một giải pháp mang lại sự khác biệt của sản phẩm vàgiải quyết tính thời vụ trong một cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thịtrường Hơn nữa, các sự kiện cũng tạo ra nhiều trải nghiệm giải trí đa dạnggiúp cải thiện hình ảnh của địa phương như một điểm đến du lịch Mỗi khi sựkiện diễn ra, người dân địa phương sẽ được hưởng lợi về nhiều mặt từ sự đadạng, chất lượng và tính độc đáo của nó Carmichael (2002)
26
Trang 31Sự kiện văn hóa, ở nhiều nơi, được coi như một phương tiện phục hồi kinh tế, chuyên đổi thành phó, tái định vị điểm đến, tăng cường nhận diện hình ảnh điểm đến, tạo thêm cơ hội đầu tư và tạo ra doanh thu từ du lịch Smith(2003); Quinn (2009) Như Richards và Wilson (2004) lập luận, nhiều địaphương đã trở thành sân khấu cho các dòng sự kiện văn hóa liên tục dẫn đến
việc “lễ hội hóa” thành phó Ông cũng nhấn mạnh, lễ hội chính là một dạng sự
kiện văn hóa đặc thù.
Trong hơn một thập kỉ vừa qua, các lễ hội nổi lên trên toàn thế giới nhưmột lĩnh vực phát triển sôi động của ngành du lịch, giải trí và được coi là có tacđộng đáng ké về kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị đối với một điểm đến.
Arcodia, C., & Whitford, M (2006) Vai trò của lễ hội trong du lịch không chỉ
bao gồm việc thu hút khách du lịch đến những địa điểm cụ thé dé tham dự lễhội bất ké trong hay ngoài mùa du lịch mà còn góp phần vào marketing (baogồm cả việc hình thành hình anh và xây dựng thương hiệu điểm đến), tao sựsinh động cho điểm đến, và đóng vai trò như chất xúc tác cho các hình thứcphát triển khác
Li và cộng sự (2020) cho rằng, lễ hội giúp bảo vệ truyền thống văn hóađịa phương, phát triển du lịch và thúc đây kinh tế Một lễ hội thành công giúpthu hút lượng lớn khách du lich, từ đó khăng định sức hấp dẫn của địa phương
và cộng đồng địa phương cũng như hoạt động du lịch của địa phương đó.Ngoài ra, chúng còn thúc day sự phát triển kinh tế của điểm đến, cung cấp
thêm cơ hội việc làm, cho phép khách du lịch từ những nơi khác nhau được
tiếp xúc và hiểu các di sản văn hóa độc đáo, cũng như các phong tục tập quándân tộc và địa phương Ông cũng khang định lễ hội có thé khiến khách du lịch lưu lại điểm đến lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn.
Từ quan điểm toàn cầu, nhiều điểm đến du lịch sử dụng lễ hội như một phương tiện quan trọng đề thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
27
Trang 32Getz (2010) cho rang, các nghiên cứu hiện dai với cach tiếp cận từ hành vi
của khách du lịch chiếm số đông trong nghiên cứu lễ hội với các thuật ngữ mới mang đầy màu sắc thời đại như: lòng trung thành, sự hài lòng của khách du lịchvới lễ hội, tính gắn kết của lễ hội, hình ảnh, thương hiệu lễ hội, sự gắn kết điểmđến tổ chức lễ hội
Thông qua các cách tiếp cận hiện đại và sử dụng lý thuyết đa ngành, nhiềunghiên cứu về sự tương quan giữa các yêu tô trên đã được triển khai và xácnhận mối liên hệ mật thiết giữa lễ hội với du lịch đồng thời khăng định vị thếquan trọng của lễ hội trong sự phát triển của ngành du lịch Trong một nghiên cứu khác cũng xuất bản trong năm 2010, ông nhận định, các lý thuyết về động
cơ du lịch và giải trí nên được áp dụng nhưng phải được điều chỉnh cho phùhop với bối cảnh lễ hội dé làm rõ lý do tại sao khách du lich lại đến thăm cácđiểm đến có tô chức lễ hội
Như vậy, trên bình diện quốc tế, các nhà nghiên cứu đều có xu hướng xem
xét lễ hội truyền thống như một dạng sự kiện văn hóa đặc thù và coi lễ hội như
một sản phẩm du lịch Tuy nhiên, quan điểm nảy ở Việt Nam còn nhiều nhậnđịnh trái chiều
Trong cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu Việt Nam từ góc nhìn văn
hóa, lịch sử thì: “cuộc sống quyết định tính chất lễ hội” Đặng Văn Lung (2005,
tr 137) Từ việc coi lễ hội là một sản phẩm của cuộc sống, ngược theo dòng
lịch sử nghiên cứu về những đặc trưng đời sống của người Việt từ thời các VuaHùng Lê Văn Lan (2001, tr 45) cho rằng: “Ngày hội của làng là những ngàyvui lớn, thé hiện tập trung những phong tục tập quán đương thời về văn hóatinh thần Phụ nữ có vai trò quan trong trong ngày hội cũng như trong các sinhhoạt và giao tế hàng ngày Vui chơi nam nữ và văn nghệ cùng với việc mừng
và cầu mong sự sinh sản và sự được mùa là ý chính của lễ hội Hội làng thường mở vao mùa thu, gồm các hoạt động âm nhạc, ca hát, ké sử thi anh
28
Trang 33hùng, múa hóa trang với nhạc cụ hoặc vũ khí, giã cối hoặc các trò chơi nam nữ, đua thuyền, hiến tế sinh vật và cả người ở trên sông nước”.
Ông cũng cho rằng, lễ hội là cách diễn đạt của con người khi họ nhậnthức thế giới, lễ hội là cách biểu hiện sự tôn tại của con người và đến mộtlúc người ta hoàn toàn đặt niềm tin và gửi gắm hi vọng, người ta thực hiệncác nghỉ lễ bằng rất nhiều cách mà người tancó thé nghĩ, có thé thực hành để
hi vọng của mình trở thành sự thật Sự tôn vinh đó là điểm khởi đầu của mọi
lễ hội.
Trong lập luận của mình, Trịnh Lê Anh (2017, tr 63) cho rằng: “Mặc dù
đã có những sự thay đổi trong tư duy, hành động của một bộ phận các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo các cấp và nhu cầu của nhân dân song tư tưởng về sáng
tạo lễ hội truyền thống và biến lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch vẫn chưa
trở thành quan điểm được ủng hộ mạnh mẽ” Tác giả cũng nhận định thêmrằng: “Xét về yếu tố văn hóa du lịch, kinh tế du lich thì việc không thé biến
một bộ phận lễ hội truyền thống có đủ điều kiện thành sản phẩm du lịch văn
hóa là một sự thất bại.”
Hồ Thị Phương Thúy (2014) cho rang, cùng với các loại hình du lịch nghỉ
biển, nghỉ núi, dã ngoại chữa bệnh loại hình du lịch lễ hội luôn có sức thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế, vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hoá
mà còn là một tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn Lễ hội là những sinh hoạt vănhoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng Thông qua lễ hội, khách
du lịch có thể hiểu được giá tri tinh than va những triết lý sâu sắc của nền văn
hoá của một dân tộc Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được
nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịch nhânvăn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm du lịch trong chiến lược phát triển du lịch của mình.
29
Trang 342.1.2 Các nghiên cứu về tính gắn kết lễ hội
Tính gan kết lễ hội là một thuật ngữ tương đối mới, được xây dựng trênnền tảng của thuyết gắn bó, một lý thuyết được phát triển đầu tiên bởi Bowly(1969) Trong nghiên cứu của mình, ông quan tâm đến nhận thức các quá trìnhtình cảm của con người và kết luận rằng: sự gắn bó, được định nghĩa là xuhướng của con người nhằm tìm kiếm và phát triển mối quan hệ tình cảm vớinhững người, sự vật khác Trải qua thời gian, ảnh hưởng của thuyết gắn bó đối
với nghiên cứu học thuật của nhân loại ngày càng lớn Trong những năm trở lại
đây, các bài báo sử dụng lý thuyết này nhiều hơn so với 25 năm trước đó gộplại Johnson S.M, (2019).
Trong bối cảnh nghiên cứu một sự kiện thể thao, Funk và James (2006)
mô tả sự gắn kết là một quá trình động trong đó một cá nhân có thé thông quaviệc tham dự một sự kiện thé thao dé thé hiện bản thân Mối quan hệ của một
cá nhân với một sự kiện thể thao có thể mang lại cảm giác gan bo Trail,Anderson, & Fink, (2000) thông qua kết nối với các khía cạnh khác nhau của
sự kiện đó Robinson & Trail, (2005).
Sự gắn kết được thể hiện thông qua các động cơ liên quan đến giải trí bao gồm nhu cầu tạm xa rời cuộc sống tất bật thường ngày, tương tác xã hội với những người khác và thử thách bản thân về cả thé chất lẫn trí tuệ đồng thời
nâng cao ý thức về giá trị bản thân, cải thiện chất lượng đời song tinh thần của
con người Filo (2010) Nghiên cứu cua Filo (2010) xem xét mối liên hệ giữahình ảnh nhà tài trợ đối với sự gan kết của khách du lịch tham dự các sự kiệnthé thao cũng như ảnh hưởng của tính gắn kết và hình ảnh của nhà tai trợ tới
hành vi của khách du lịch tham dự lễ hội.
Nhu cầu và động lực bên trong của một người có thể được thỏa mãn thông qua việc tham gia một sự kiện có ý nghĩa, giúp họ khám phá những giá trị cốt lõi của bản thân cũng như thúc day quá trình tạo ra ra sự gắn kết Quá trình này tạo ra các kết qua của sự gắn kết, trong đó bao gồm động cơ thúc day tham gia
30
Trang 35sự kiện Funk and James (2006) gợi ý rằng, các kết quả của quá trình gan két
nay có thé hình thành, phát triển va có tác động trở lại qua trình hình thành
sự gan kết, đồng thời cũng có thé khơi dậy lòng trung thành của khách du
lịch với sự kiện Ông cũng kết luận rằng, mức độ gan kết với một sự kiện có
thể tiết lộ tầm quan trọng của sự kiện đó đối với người tham gia và phản ánh
sự sẵn sàng tham gia trở lại sự kiện đó nếu nó diễn ra trong tương lai
Sự gan kết chặt chẽ với một lễ hội được cho là có lợi cho sự phát triển của
cá nhân khách du lịch và góp phần cải thiện các đặc điểm, hoạt động của điểm đến Gross & Brown (2008) đồng thời làm gia tăng lòng trung thành của cánhân đó cũng như ý định ghé thăm lại và sự hài lòng tổng thể về điểm đến
Hwang, Lee, & Chen (2005); Yuksel & Yasin (2010).
Tsaur va cộng sự (2019) lập luận rằng các lễ hội được tổ chức trong mộtkhoảng thời gian nhất định, thé hiện ý nghĩa văn hóa xã hội của địa phương vàmang lại cho mọi người niềm vui và hạnh phúc Những khách du lịch đến với
lễ hội có thé thông qua đó nhận ra những điều phù hợp với bản sắc cá nhânmình, từ đó dẫn đến kết nối cảm xúc chặt chẽ với lễ hội Nghiên cứu của ôngcũng tìm hiểu tính gắn kết lễ hội với tư cách là mối quan hệ giữa khách du lịch
và lễ hội, được thiết lập thông qua trải nghiệm bầu không khí và các hoạt độngdiễn ra trong lễ hội, từ đó thiết lập mối liên hệ về cảm xúc và tình cảm với lễ
hội Sự tham gia vào lễ hội mang lại những tương tác vui vẻ và có ý nghĩa giữa
khách du lịch với cư dân địa phương và mang lại sự gắn kết giữa khách du lịch
với địa phương đó.
Trong các nghiên cứu tại Việt Nam, không nhiều nhà nghiên cứu đề cậpđến khái niệm gắn kết lễ hội một cách trực tiếp mà chỉ thông qua hành độngbiểu đạt của người tham gia lễ hội Đặng Văn Lung (2005, tr 272) khăng định
“Số người tự nguyện thực hiện hành động hội rất đông, có thé kế vào đây toànthé những người đi hội”
31
Trang 36Trong điều kiện xã hội hiện đại, con người ngày càng khang dinh tinh ca
nhân, cá tinh của minh song không vi thé mà nhu cau gắn kết bi phá vỡ, nó chỉbiến đổi về sắc thái và phạm vi, còn lại con người vẫn cần nương tựa vào điều
gì đó và có nhu cầu gắn kết với cộng đồng xung quanh và được thể hiện rõ nét
qua các lễ hội
Ngô Đức Thịnh (2007, tr 36) cho rang, giá trị gắn kết là một trong nămgiá trị cơ bản của lễ hội “Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở củanhững nén tang gắn kết và những người tham gia lễ hội gắn kết bởi nhu cầuđồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Lễ hội là môitrường quan trọng góp phần tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sứcmạnh cộng đồng”
2.1.3 Các nghiên cứu về các yếu tô tiền đề của tính gắn kết lễ hội
Trong nghiên cứu của mình Li và cộng sự (2015) cố găng tìm ra nguồngốc của các yếu tố động lực chính cho việc tham dự lễ hội Thông qua phântích tô hợp 46 bai báo, ông đã tìm ra 70 yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sảng thamgia lễ hội của khách du lịch Trong hơn 70 yếu tố trên, ông cũng xác định mộtnhóm các yếu tố tiền đề có tác động thuận chiều mạnh mẽ tới việc gây dựng sự găn kết của du khách với lễ hội.
2.1.3.1 Kham pha văn hóaNhiều khách du lịch khi được thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hoa thường
có ý định quay trở lại với lễ hội Lee và cộng sự (2004); Schofield và
Thompson (2007) Các lễ hội là dịp để khách du lịch tận hưởng một không
gian văn hóa đặc biệt và giao lưu văn hóa với cư dân địa phương.
Khám phá văn hóa xuất phát từ mong muốn học hỏi và trải nghiệm phongtục và văn hóa của một khu vực nhất định Lee và cộng sự (2004) Allen vàcộng sự (2005) định nghĩa “khám phá văn hóa” là mong muốn trở nên quenthuộc hơn với các nền văn hóa khác và có những trải nghiệm văn hóa phong phú Văn hóa là một yếu tố tạo động lực rõ ràng cho một cá nhân đến thăm một
32
Trang 37sự kiện Nói cách khác, văn hóa có thể là một yếu tố động lực quan trọng cho việc tham dự lễ hội vì tam quan trong của văn hóa trong lễ hội là rất lớn Li và cộng sự (2015) đã đưa ra một số hạng mục đo lường dién hình cho yếu tố này:1) đến với lễ hội dé nâng cao kiến thức về văn hóa địa phương, 2) dé trảinghiệm phong tục và văn hóa địa phương, 3) để tăng kiến thức văn hóa, và 4)
để tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa Theo quan điểm của ông, khámphá văn hóa liên quan đến việc trải nghiệm các phong tục và văn hóa địaphương từ đó nâng cao kiến thức văn hóa.
Foster và Robinson (2010) cho rằng mong muốn “học hỏi” trong một lễhội chính là mong muốn khám phá các nền văn hóa khác và thu thập kiến thứcthông qua các hoạt động và nghi thức của lễ hội Nhu cầu học hỏi của khách dulịch khi tham gia một lễ hội thé hiện qua việc đo lường các yếu tô như: 1) họchỏi những điều chưa biết, 2) phát triển kỹ năng của bản thân, 3) tìm hiểu vềnhững vấn đề quan trọng đối với bản thân, và 4) để tăng cường hiểu biết về
người dân bản địa và văn hóa của họ.
Đặng Văn Lung (2005, tr 57) phát hiện ra rằng: “Lễ hội được coi là biéutrưng văn hóa, đặc điểm văn hóa lịch sử của mỗi dân tộc, địa phương Mỗi địa phương lại có phương thức riêng dé cảm thụ thế giới và mỗi giai đoạn lịch sửkhác nhau, hành động hội cũng sẽ khác nhau dù cùng thờ chung một vị thần”.Ông cũng nhận thấy thông qua lễ hội, cộng đồng không ngừng được đối tượnghóa để trở thành các dạng “Con người văn hóa” Thông qua lễ hội, các hìnhthái văn hóa mới sẽ được hình thành và không ngừng hoàn thiện, phát triểnkhiến cho lễ hội ngày càng thêm phong phú, từ đó mở ra cho nhân loại thấymột đặc tính đặc biệt của con người là cần phải có một đời sống tâm linh ổn định và một niềm tin thần thánh, tin vào cái lẽ sáng tạo của tạo hóa.
Ngô Đức Thịnh (2007) cho rằng: “Với cộng đồng làng xã, lễ hội không
chỉ là môi trường cộng cảm văn hóa mà còn là môi trường nhập nhân và trao truyên văn hóa giữa các thê hệ đê không những đảm bảo sự cộng cảm văn hóa
33
Trang 38của các thành viên mà còn đảm bảo sự nhất quán và thống nhất văn hóa cộng đồng giữa thế hệ này và thế hệ khác” và khang định: “Lễ hội không chi là tam gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu
và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy”
2.1.3.2 Tìm kiếm sự mới lạ
Lý thuyết tìm kiếm sự đa dang McAlister (1982) cho thấy người tiêu dùngthường bị nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ và đa dạng thúc day trong lựa chon tiêudùng Trong bối cảnh tiêu dùng văn hóa, đặc biệt là trong các lễ hội, hành vi tìm kiếm sự mới lạ có thể được coi là động lực của du khách tham gia lễ hộiJang & Feng (2007).
Tìm kiếm sự mới lạ được cho là nhận biết sự khác biệt khi so sánh cảm
xúc hiện tại với những kinh nghiệm trước đó Pearson (1970) Khách du lịch
chủ yếu đi du lịch vì động lực bên trong nhăm tìm kiếm sự mới lạ và đa dạngLee và Crompton (1992) Khách du lịch đến với lễ hội mong đợi tận hưởngnhững điều mới mẻ, đa dạng mà họ ít khi được trải nghiệm trong cuộc sốnghàng ngày Uysal và cộng sự (1993) Do vậy, tìm kiếm sự mới lạ là một yếu tốquan trọng trong các quyết định đi du lịch Hành vi tìm kiếm tính mới của khách du lịch có thể thúc đây họ tìm hiểu thêm về một điểm đến, từ đó cảithiện lòng trung thành đối với điểm đến Pike và cộng sự (2010) Nhìn chung,tìm kiếm sự mới lạ bao gồm trải nghiệm những điều độc đáo khác nhau tại các
lễ hội để thỏa mãn trí tò mò của mỗi người
Những trải nghiệm độc đáo và cảm xúc tích cực có được khi đi du lịch tạo
ra su gan két manh mé giữa khách du lịch với điểm đến Kil va cộng sự (2012).Trong các lễ hội, bản thân việc tham gia lễ hội cũng có thể mang lại cho khách
du lịch những trải nghiệm mới mẻ vì cùng ở một lễ hội quen thuộc, song trải
nghiệm ở các thời điểm khác nhau cũng mang lại những cảm xúc khác nhau
Nguyễn Tri Nguyên (2004) cho rằng người đi dự lễ hội được trải nghiệm
một không gian văn hóa vừa thân quen vừa mới mẻ Cảm nhận đó mang lại cho
34
Trang 39họ những tình cảm mới, một sự cân bằng sinh thái và tâm lý quan trọng, giúp
họ hoàn thiện hơn nữa những phẩm chất tốt đẹp của con người đồng thời làmột dip tốt để người tham dự thay đổi không gian văn hóa và thực hành giao
lưu văn hóa
Đặng Van Lung (2005, tr 172) khang định “sự hưng phan khi xem hội là
sự bốc lửa tự trong lòng” Ông phát hiện ra phần lớn lễ hội ở khu vực Kinh Bắcđều gắn với “Chùa” và được thập phương kính trọng Ông cũng tự đặt câu hỏi:
“Phải chăng văn hóa Phật đã ảnh hưởng tới lẽ sống, cách sống? Phải chăng văn
hóa Phật đã sinh ra hội Chùa và hội Chùa đã lẫn at các loại lễ hội nông nghiệp
trong vùng?” Sau nhiều lý giải, ông đã khang định: “Phật giáo đã cắm rễ ngày càng sâu vào đời sống tỉnh thần người Việt và các dân tộc thiểu số Việt Nam, thực sự có tác động lớn đến văn hóa và đời sống làm ăn của nhân dân ta” Bảnthân việc tìm hiểu Phật giáo khi tham gia các lễ hội Chùa ở Việt Nam có thé
mang lại sự mới mẻ và khơi gợi sự tò mò của khách du lịch.
Ngô Đức Thịnh (2007, tr 7) cho rằng:” Lễ hội là một hình thức diễnxướng tâm linh, nó không còn là thế giới hiện thực, trần tục nữa mà nó vươnlên thế giới biểu tượng, linh thiêng, nó tái hiện lịch sử tự nhiên và xã hội trongmột “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm linh thiêng, khácvới những gi diễn ra thường ngày” Đó chính là những điều mới mẻ và lạ lẫmđối với con người
2.1.3.3 Chi nghĩa hưởng thụ
Tổng quan các nghiên cứu về du lịch đã công nhận rằng, quyết định tham
dự một sự kiện cụ thể hiếm khi đến từ một động cơ duy nhất mà là tổng hợpcủa nhiều nhiều lý do, Guttentag và cộng sự (2018) Nếu khách du lịch nhận thấy họ có thé tìm thấy các giá trị hưởng thụ trong một sự kiện cụ thể, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với sự kiện đó Lý thuyết về sự gắn kết cho thấy, những
vị khách có sự gan két cao với một sự kiện có xu hướng đên với sự kiện đó một
35
Trang 40cách thường xuyên hơn và sẵn sàng trả giá cao hơn dé có thé tham dự sự kiện,
Lee và cộng sự (2019); Lee & Kyle (2014).
Chủ nghĩa hưởng thụ là một khía cạnh của trải nghiệm tiêu dùng liên quan
đến các yếu tố đa giác quan, trí tưởng tượng và cảm xúc được cảm nhận bởi
người tiêu dùng, Hirschman & Holbrook (1982) và đóng vai trò quan trọng
trong đánh giá của một cá nhân về những trải nghiệm có thê giúp họ tạm xa rờinhững áp lực của cuộc sống thường nhật, Babin và cộng sự (1994)
Holbrook & Hirschman (1982) nhận định chủ nghĩa hưởng thụ đại diệncho các giá trị nhận lại của người tiêu dùng chăng hạn như sự thích thú, vui vẻ, thoải mái và cảm giác được tam xa rời cuộc sống hàng ngày Vì các lễ hội làbối cảnh mang tính trải nghiệm, phi vật thể và thiên về cảm xúc, Colbert
(2007); Lovelock, Patterson, & Walker (1998), nên mức độ của chủ nghĩa
hưởng thụ được những người tham dự cảm nhận khi trải nghiệm lễ hội có thể
là yếu tố mẫu chốt trong việc giải thích các hành vi của họ
Trên thực tế, giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ được người tiêu dùngcảm nhận phụ thuộc vào mức độ hưởng thụ mà họ có được, thường gan liénvới những mô ta về sự thú vị, dé chịu, vui thích và thỏa mãn, Babin và cộng sự
(2005)
Nếu coi sản phẩm du lich là sự hòa trộn của các trải nghiệm, các nha quản
lý lễ hội và sự kiện cần chú ý đến các giá trị hưởng thụ và cả giá trị thực dụng
mà nó mang lại cho khách du lịch, Gursoy và cộng sự (2006) Ông đồng thờicũng khăng định rằng các giá trị hưởng thụ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết
định tham gia lễ hội của khách du lịch hơn là các giá trị thực dụng.
Chitturi và cộng sự (2008) cho rằng chủ nghĩa hưởng thụ đề cập đếnnhững yếu tố liên quan tới ấn tượng thâm mỹ, trải nghiệm cảm xúc tích cực, sựvui thích, hài lòng và thỏa mãn.
Ma, L., & Lew, A A, (2012) cho rằng việc tham gia hoặc tham dự một lễ
hội, so với một sự kiện không phải lê hội, cũng có nhiêu kha năng là một trải
36