1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn, Hà Nội

99 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn, Hà Nội
Tác giả Vương Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Phạm Lê Thảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 22,28 MB

Nội dung

Với day đủ các yếu tố hội tụ dé trở thành một điểm đến DLCT hap dẫn, tuy nhiênhiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thé nào về van dé này cho nên việc “Nghién cứu các điều kiện phát triển d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU CÁC DIEU KIỆN PHÁT TRIEN

DU LICH CUOI TUẦN TẠI SOC SƠN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU CÁC DIEU KIEN PHÁT TRIEN

DU LICH CUÓI TUẦN TẠI SOC SƠN, HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ Du lịch

Mã so: 8810101.01

Người hướng dẫn khoa hoc: TS Phạm Lê Thảo

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Wghiên cứu các điều kiện phát triển du

lịch cudi tuân tại Sóc Sơn, Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những

nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dan của TS Phạm Lê Thảo.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do chính tôi thực hiện, trungthực và không trùng lặp với đề tài khác

Tôi xin cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Vương Thanh Tùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Phạm Lê Thảo đã dành thời gian quý bau và tâm sức của mình dé hướng dẫn, giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn “Nghién cứu các điều kiện phát triển du lịch cuối tuân

tại Sóc Sơn, Hà Nội”.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Du lịch học trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm truyền đạt

những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thuộc chuyên ngành trong suốt thờigian học tập dé tôi có kiến thức, kỹ năng hoàn thiện luận văn

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn học, đồng nghiệp,cảm ơn các thành viên liên quan đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát để góp phần hoàn

thành luận văn nay Xin trân trọng cảm on!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TẮTT e2 sssssssesssessessessessszsscsee 5DANH MỤC BANG BIEU 5-5-2 << s2 s2 Ss£EseEsESsESsEssEseEseEsersersessese 6

06700375 — 7

1 Lý do lựa chọn đề tài s- << 5< s° sSsssEssEseEseEseSseEseEsessestsetsersersersersesee 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề se s- se se ss+ss+sse+s£exsezxeerseersersssrsserse 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU G52 SE S999 5935591515524 11

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu -s- s2 s< se se sessessessesseseeseesesse 11

5 Phương pháp nghiÊn €ỨU << 5 9 9 9 5 9 0.90005009990950 12

5.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu -2 2s se secsessesscse 12

5.2 Phương pháp khảo sát thw ỔỄ[A << nh nh nung” 13

5.3 Phương pháp điều tra xã hội HiỌC - c2 ©cs©csceeSssceEreereereerserrerrerreee 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn -2scs+sscsseeserserssrserssrrssrssrssrr 13r1 0 0 8 14CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DIEU KIỆN PHÁT TRIEN

DU LICH CUOL TUẦN < 5° 5° 5° 2£ S8 sESsES4ESSESeEseESEEseEsessesseserserserserse 15

1.1 Các khái niệm lIÊn Quam 5 5< 5< 2 S9 99 99.690 30096 090085686 15

1.1.1 Khái niệm về Du lịCÌ e- se ©se£+seSEeExeeEketrketrerkeerkeereerrerrkerrkerree 151.1.2 Khái niệm về Du lịch cuối fHẲN - 22s s£©ss+ss£xeexeetsstxeererrsersee 151.1.3 Cầu du lịch cuỗi tHÂNH e-e- e< sẻ Sẻ set SxeEkeEEeErsetkeEkeereererrkerrerrerrree 16

1.1.4 Cung du lịch cuối tN scecsscsssessessesvessesssssssssssssessessessessesssssssesssssessessssssssssssees 171.2 Đặc điểm của du lịch cuối tuần -2- 2s ssssssssssessessesserssessesse 17

1.2.1 Thời gian chuyỄn di HgẮN se ce<©seSesErEEeEketkeEreereererkerrerrerreee 171.2.2 Khoảng cách di ChUyEN QAM vessecsesssssssssessessssssessessessssssessessssssssscssesseessessesseeees 19

Trang 6

1.2.3 Chi phí trung bình chuyến đi thường thấp . - s< se secscssess+s 201.2.4 Quy mô chuyến đi thường 'HhỎ -e- 5e ©ceceeceecteEteereereerxerrerrerreee 20

1.2.5 Mục đích chuyến đi đặc thủù e- << ©ceSceeteExecxeEreereererrrerrerrerreee 21

1.3 Cac loại hình hoạt động 0 G5 5 9 9 0 0 00004000 008046566 21

1.4 Vai trò và ý nghĩa của du lịch cuối tun -5 s- 2< s2 se se =se<ses22

1.5 Các điều kiện phát triển của du lịch cuối tuần -s s-s<ss©s<¿ 25

1.5.1 Điều kiện cung du lịch cuối tuan . e- s- se ©ss+sscee+eexeerecrsresee 25

LS.L1 Tai nguyén du 168 ốổnố.ố.ố.ố 25

1.5.1.2 Cơ sở ha tang và cơ sở vật chat kỹ thuật đu lich -s-<c<ccs<cessexses 261.5.1.3 Nguồn nhÂH ÏựC 2-52 £+S£+E£SE‡EEỀEEEEEEEEEEEE2EE21E21E1121111111121 1111110 28

1.5.2 Điều kiện cầu du lịch CHỖI ÄMẲNH 7° 5< 2 S8csEEsEEsEssEeeteerrrrrrrsrrerrsree 28

L.5.2.1 KG nding than tod nan ốốốố.ố 28

1.5.2.2 Thời gian nhàn POL cescecccceccescsscescesesseeseeseesessessesssscseeseesessesssssseesessessessesessees 29

1.3.2.3 Sở thích, nguyện vọng của người đâẦH «che teseeeserseesre 29

1.5.2.4 Anh hưởng của đô thị hóa và sức ép của môi HrƯỜN - 5c 5c5cc5s 30

1.5.2.5 Xu hướng du lịch mới sau dich COWID- Ï 5c ss*++k+sekkeeesesereeee 30

1.5.2.6 Sự tác động của những người có tâm ảnh hưởng - 5-55 5scccscesss 30TIỂU KET CHƯNG l -s°°s°©+*2++seeEE+eeSE+eeoEkdeeorrreorreseie 32

CHƯƠNG 2 THUC TRANG DIEU KIEN PHÁT TRIEN DU LICH CUOITUẦN TẠI SOC SON, HÀ NOL u ssssssssssssssessessesssssscsecssnsssssscsonssessscsscsssenseneeseesees 33

2.1 Khái quát về du lịch Sóc Sơn s s- << 5° s° se sessessessessessesersessess 33

2.2 Các điều kiện cầu du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn . -s-ssssss 342.2.1 Đặc điểm, yêu cầu của khách du lịch cuối tuẪN - -2 sec cs<©s 342.2.2 Đặc iM CO COU crssssssessessessessessessesvessssssessessessessssssssssssssssssessessssssssssssssssssess 36

Trang 7

2.2.2.1 VỀ tuổi ccececcccesecsescsessesssvsesssvsecesvsssssvsnesssvsvsssavssssavsvsueasavstsassvsusatavsusaeavaveaeaes 36

V20 2n 38

2.2.2.3 Thu nhập, nghé ngni€p cecceccccccessessessssssessessesssessecsecsusssessecsessussseesessesssseseeseess 392.2.3 ng n6 n6 hố nn nố.ố 402.2.3.1 Nhu câu với các dịch vụ đặc th ceccccccccccscssssesesescscssssssesesescsvsvevevesicseseseacsvees 4I

2.2.3.2 Nhu câu với các dịch vụ CHINN ceeccccccsscscssssesvssssesvssssvsverssvevsssstsvssssvsvsseaseveneees 44

2.2.4 Các yêu tổ tác động đến nhu cầu, quyết định lựa chọn DLCT tại Sóc Sơn của

2.3.4.1 Nhu câu, mong muốn của du khách đối với DLCT tại Sóc Sơn 46

2.2.4.2 Các yếu to tác động đến nhu câu, mong muốn của du khách khi lựa chọn địa

điểm DLCT tại SOC SON cececcccccscscscssessscsvsvscsevesesesesssvsvsvsveeusseassessavavavsveveeaeasacatavavavens 48

2.2.4.3 Kênh tiếp nhận và hiệu quả tiếp nhận thông tin về địa điểm DLCT tại SócSơn đối với dụ khách - 5e 5s St SE SE EEEEEEEEEEEEEE121121121101121211 01111111 re 512.3 Các điều kiện cung du lịch cuối tuân tại SOC ,SØï -.-s scescescseceecsecses 52

2.3.1 Tài HgHWÊH dU Ï[CÌH 5= << Họ TH TT 00 52 2.3.1.1 Tài nguyên du lich tur HhÄÊH, Ăn TH TH Hàng HH giàn 52

PIN L2 06 n8n‹.a 5g ốn 55

2.3.2 Cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật -c©csccscceecescescrsrrecre 57

2.3.2.1 Cơ sở ha tang phuc VU AU iN eccccccccceccccccccsssscsccccsssssssseccsssssssscesesessssseseeeeees 572.3.2.2 Cơ sở vật chat kỹ thuật phục VỊ AU ÏỊCỈ cv kikkseeseereseeree 592.3.3 Nguôn nhân lực du ÏịCÌ - << ©c< ©e<SeSeeEeExExeEkeeeerkereererrrrrsrrereecee 612.3.4 Một số địa điểm có thé phát triển du lịch cuối tuân tại Sóc SON 622.4 Nhận xét chung về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn 65

/010198.95s09:i019) i07 ).) 67

Trang 8

CHƯƠNG 3 MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÁC DIEU KIỆN

TIEM NANG CHO PHÁT TRIEN DU LICH CUOI TUẦN TẠI SOC SƠN,

;0 007 683.1 Định hướng và cơ sở đề xuất giải pháp c-s-scsccsecssesseeserseessess 68

3.2 Giải piápD << <5 << HH HH HC 0000.001 00090900 69

3.2.1 Giải pháp về cầu DLCTT e- ce©ce©e©e*©xe+x£EeEEse+xeExeereereereerrerrerreee 69

3.2.1.1 Giải pháp tăng cường truyền thông, quảng bá, xúc tiễn du lịch 69

3.2.1.2 Giải pháp giảm tinh MUA VỊ Ăn vn key 71

3.2.1.3 Giải pháp ứng dung tiến bộ công nghệ thông tin dé thúc day hoạt động dulịch cuối tuân tại SOC SON scccccsccscssvssesvssvssesvssessssvssssvssssssesassvsassusassassesassesavssavensavenss 723.2.2 Giải pháp về cung DLCT e- s2 ©cs©ss+se+ee+ee+eExeExeEksreereererrsrrerrsresree 733.2.2.1 Nâng cao nhận thức về phát triển DLCT -: -¿©s¿©ce+cx+cxe+reerxesrss 73

3.2.2.2 Giải pháp quản lý và cách tổ cÏiứC -©5c©5e+ck+Ste£Ec+ESEEeEEerkrrsrkerkcres 74

3.2.2.3 Giải pháp phát triển da dạng sản phẩm DLCT + 5 ++cs+c+cszse2 753.2.2.4 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tang, vật chất kỹ thuật -5c55¿ 783.2.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hướng tới phát triển du lịch bên vững

770 72x, PEERREEREERERRR 79

3.3 ‹c 0) 08 81

TIỂU KET CHƯNG 3 << se ©ssEssEvsEEseEseEveetserserserssrrsrrssrssre 83000.005 Ỏ 84TÀI LIEU THAM KHẢO <2 2£ s° ©5252 2 se ESsESsEEseEseEsstsserserssrssre 86

3:00800920175 90

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Thống kê số lượng di tích được xếp hạng tại Sóc Sơn 55

Bang 2.2 Thống kê quy mô dân số và diện tích các quận nội thành Ha Nội 38

Bảng 2.3 Hoạt động ưa thích của người dân Hà Nội tại điểm DLCT 42

Bảng 2.4 Mục đích đi DLCT của du khách - - 5 5s + + ‡+++serseexeerseeress 42 Bang 2.5 Sở thích đối với các điểm TNDL của du khách -5- 55+ 43 Bảng 2.6 Sở thích của du khách về khoảng cách tới các điểm DLCT 44

Bang 2.7 Sở thích về dich vụ lưu trú của khách DLCT 2- 2-5252 46 Bang 2.8 Mức chi phí sẵn sàng chi tra cho một chuyên đi DLCT tại Sóc Sơn 47

Bảng 2.9 Ly do người dân Hà Nội muốn đi DLCT tại Sóc Sơn - 48

Bảng 2.10 Tiêu chí lựa chọn địa điểm DLCT tại Sóc Sơn - - - scss+¿ 49 Bảng 2.11 Yếu tố kim ham du khách chọn DLCT tại Sóc Sơn 50

Biéu đồ 2.1 Cơ cầu tudi mẫu phiếu điều tra -:- 5:2 5+2cx2zx+zs+srsz 36 Biểu đồ 2.2 Cơ cau thu nhập mẫu phiếu điều tra -2- 2 2s s2 £++cs+£szsz 39 Biểu đồ 2.4 Số lần đi DLCT trong năm của người dân Hà Nội 41

Biểu đồ 2.5 Các phương tiện giao thông được sử dụng khi đi DLCT 45

Biểu đồ 2.6 Mức độ nhận biết của người dân Hà Nội về DLCT tại Sóc Sơn 46

Biểu đồ 2.7 Số lượng người dân Hà Nội mong muốn đi DLCT tại Sóc Son 47

Biểu đồ 2.8 Kênh thông tin du khách biết đến DLCT tại Sóc Sơn 51

Biéu đồ 2.9 Nhận thức của du khách về DLCT tại Sóc Sơn - - + 52

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vừa trải qua một trận đại dịch chưa từng

có và hậu quả tới nay vẫn chưa thể nào khắc phục được triệt đề, đặc biệt là những tônthất về kinh tế cũng như về tinh thần con người Cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam

đã kiểm soát được dịch bệnh và bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, phát triển cáclĩnh vực trong đó có du lịch Tuy nhiên, song hành cùng sự phát triển đó cũng lànhững thách thức cho ngành du lịch về các vấn đề như chất lượng sản phẩm, chấtlượng nhân sự, tìm kiếm tài nguyên mới và cả nắm bắt xu thế du lịch của người dân

dé có thé phát triển bền vững

Trong hoàn cảnh đó, việc tìm kiếm các địa điểm du lịch mới để đáp ứng nhu cầucủa du khách là một trong những van dé quan trọng trong ngành du lịch hiện nay bởinhiều điểm du lịch nổi tiếng vốn đã “quen tai quen mat” trong thời gian ngắn chưa

thé tạo ra sản phẩm mới dé kéo du khách quay trở lại nhiều lần Bên cạnh đó, quanđiểm du lịch của người dân hiện nay đặc biệt là tại đô thị đang ngày càng thay đổi do

điều kiện kinh tế tốt hơn, nhiều gia đình có xe ô tô riêng kết hợp với việc số lượngngày nghỉ trong tuần và nghỉ lễ tăng lên nên việc tự mình lên kế hoạch và thực hiệnmột chuyến du lịch nhỏ cùng người thân đang dần được ưa chuộng Đó là những yếu

tố góp phần hình thành loại hình du lịch đặc thù có tên gọi “Du lịch cuối tuần”

(DLCT).

Cùng với sự kiểm soát dich COVID-19 tại Việt Nam, nhu cau du lịch của ngườidân và du khách tăng cao, đặc biệt là du lịch trong ngày hoặc du lịch cuối tuần Điềunày cho thấy rằng du lịch cuối tuần đang trở thành một xu hướng tuy không mớinhưng lại đang nỗi lên như một điểm sáng trong ngành du lich tại nước ta Ngoài ra,

đối với nhiều người, du lịch cuối tuần là cơ hội đề kết nói với thiên nhiên, tận hưởng

không gian yên tĩnh và giải trí sau một tuần làm việc căng thăng Điều này rất quantrọng trong thời đại hiện nay khi công việc và cuộc sống day áp lực, khi mà nhu cầutìm kiếm sự cân bằng và giảm stress ngày càng tăng Hơn nữa, du lịch cuối tuần cũng

là cơ hội dé các thành viên trong gia đình kết nối và trải nghiệm cùng nhau Bang

Trang 12

cách chọn một địa điểm du lịch cuối tuần phù hợp, các thành viên trong gia đình có

thé tận hưởng những hoạt động vui chơi, thư giãn và gắn kết với nhau

Trong tình hình đó, Sóc Sơn - một địa điểm du lịch nồi tiếng tại Hà Nội với cảnh

quan thiên nhiên đẹp và các hoạt động giải trí phong phú - đã và đang thu hút sự quan

tâm của rất nhiều người yêu du lịch Sóc Sơn có vi trí địa lý thuận lợi, rất gần sân bay

Nội Bài và cách trung tâm Hà Nội không quá xa, được bao quanh bởi các địa danh

nổi tiếng như Đại Lai, Tây Thiên, Đền Sóc, Tam Đảo, v.v Điều này giúp cho SócSơn trở thành một địa điểm lý tưởng cho du khách địa phương và du khách nước

ngoài.

Mặt khác, DLCT mang lại nguồn thu nhập mới cho người dân địa phương, tạo ranhiều cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, và giải trí, thúc đây tăngtrưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dan Sóc Sơn Trong tươnglai, việc phát triển DLCT ở Sóc Sơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn làmtăng cường văn hóa, bảo tồn môi trường và tạo nên một điểm đến thu hút cho cả dukhách và cộng đồng địa phương

Với day đủ các yếu tố hội tụ dé trở thành một điểm đến DLCT hap dẫn, tuy nhiênhiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thé nào về van dé này cho nên việc “Nghién cứu

các điều kiện phát triển du lịch cuỗi tuần tại Sóc Sơn, Hà Nội” là vô cùng cần thiết

Trên thé giới có một số tác giả nghiên cứu về DLCT như Baud Bovy, Lozato,

Giotart, Boniface và Cooper, Radu - Daniel Pintiln,

Một trong những người tiên phong nghiên cứu DLCT là Baud Bovy (1977) Ông

đã nghiên cứu và thấy rằng các thành phố có hơn một triệu dan thường có tới 41% hộgia đình có ngôi nhà thứ hai được sử dụng vào cuối tuần [28, tr.12] Còn Lozato

Trang 13

Giotart (1987) cho rằng DLCT là những chuyến đi ngắn vào cuối tuần (không nhất

thiết phải đài hơn 24 giờ) với các mục đích khác nhau [31]

Boniface và Cooper (1993) lập luận trong nghiên cứu của họ rằng DLCT là đề lầntron khỏi nơi tập trung dân cu và các trung tâm công nghiệp [29, tr.366]

Radu — Daniel Pintilii (2010), trong thời gian học ở Bucharest, Romania coi DLCT

là công cụ, chính sách dé phát triển kinh tế địa phương Nó dẫn đến gia tăng cạnhtranh giữa các thành phần kinh tế khác và tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp vànâng cao phúc lợi cho người dân địa phương Theo ông, nên hiểu hoạt động củaDLCT là loại hình du lịch ngắn ngày (3 đến 5 ngày) đặc biệt vào cuối tuần Mục đíchcủa khách hàng tìm đến DLCT dé thoát khỏi những căng thang và áp lực hàng ngày,

thư giãn sau một tuần làm việc vất vả [32, tr.47]

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có không ít tác giả nghiên cứu về du lịch cuối tuần Một trong

những tác giả tiên phong trong lĩnh vực này là Đặng Duy Lợi (1992) Trong công

trình nghiên cứu của mình, ông đã tập trung chỉ ra và đánh giá các điều kiện tự nhiêncủa huyện Ba Vì phục vụ mục đích phát triển du lịch đặc biệt là du lịch vào các ngày

cuối tuần [15, tr.15]

Tác giả Nguyễn Thị Hải (2002) cho rằng: Du lịch cuối tuần là nhu cau tất yếu củangười din Hà Nội Nhu cầu này ngày càng tăng, nó gắn liền với hoạt động nghỉ ngơi

và vui chơi giải trí ngoài trời, hoàn toàn có thé đáp ứng được bởi nguồn tài nguyên

du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng ở khu vực Hà Nội và phụ cận Tác giả đánh

giá cho thấy các điểm du lịch có hồ nước, nằm ở khoảng cách phù hop, rất thuận lợiđối với việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội; các điểm đến đồi núi — thuận lợi;

còn các điểm du lịch bién — ít thuận lợi [9, tr 14]

Cac tac giả khác như Dinh Trung Kiên và cộng sự (2005), trong công trình nghiên

cứu của mình đã định nghĩa rằng DLCT là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tỉnh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch.Ông cho rằng đối tượng hướng đến loại hình du lịch này hầu hết là cư dân đô thị và

các khu công nghiệp, nơi có nhiều áp lực công việc cũng như ô nhiễm Dựa trên cơ

Trang 14

sở phân tích đặc điểm nhu cầu của du khách Hà Nội và đánh giá mặt mạnh, yếu của

du lịch Ha Tây và Bắc Ninh, ông đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thé déhai tinh này có thé thu hút cũng như phát triển cơ sở hạ tang, sản phẩm du lịch déphát triển du lịch cuối tuần bền vững [13, tr.15]

Đào Minh Ngọc (2007) cũng nghiên cứu về DLCT ở Tiền Giang Trong công trình

của minh, Đào Minh Ngọc đã tiếp cận van đề theo hai hướng rất phô biến đó chính

là kinh tế và xã hội Về khía cạnh kinh tế tác giả cho răng giá cả cũng như chất lượngcuộc sống về mặt vật chất chính là các yếu tố quan trọng trong việc thu hút DLCT.Còn về mặt xã hội tác giả cho rằng những căng thăng và áp lực công việc, cuộc sốngchính là điều kiện thúc đây hành vi du lịch và DLCT Đồng thời tác giả cũng đã nêu

ra những định hướng thị trường mục tiêu và các giải pháp về quy hoạch nhằm thúcđây hơn nữa hoạt động DLCT ở Tiền Giang [18, tr.32]

Tác giả Quách Minh Châu (2011) trong công trình nghiên cứu về phát triển hoạtđộng DLCT ở Bình Dương cũng đồng quan điểm với các tác giả trên và cho răng cácthuận lợi về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa của Bình Dương là hoàn toàn phù hợp

để phát triển DLCT Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được các mặt tồn tại chưa tốt và

cuối cùng đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm đưa DLCT tại Bình Dương trở

thành một xu thế Với đề tài này tác giả vẫn chỉ tập trung vào yếu tố nguồn cung chứchưa đi sâu vào nghiên cứu cau du lịch của người dân đô thị, cụ thé hơn là ở Thànhphố Hồ Chí Minh [2]

Các công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo trên đã đưa ra các nhìn tổng quan

về DLCT: khái niệm, đặc điểm, các yêu tố ảnh hưởng, định hướng Bên cạnh đó,

các nghiên cứu cụ thé tại các địa phương khác nhau đã cho thấy, DLCT tai mỗi dia

phương sẽ có những điểm khác biệt, điều này thúc day việc nghiên cứu cụ thé của tácgiả Đồng thời, hoạt động du lịch tại Sóc Sơn mới phát trién khoảng 5 năm gan đây,

và cho đến thời điểm hiện tại, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, chưa có công trìnhnào nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của SócSơn phục vụ phát triển hoạt động DLCT Bên cạnh đó, việc tô chức và quản lý DLCT

cũng chưa nhận được nhiêu sự quan tâm từ các cơ quan, tô chức quản ly và doanh

10

Trang 15

nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tong

thé các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Son sé trở thành tiền đề cho việcđịnh hướng cũng như đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch tiềm năng này.Đặc biệt là trong bối cảnh DLCT đang trở thành nhu cầu bức thiết của người dân các

quận nội thành Hà Nội và các vùng phụ cận.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

DLCT tại Sóc Sơn, Hà Nội.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên tác giả luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ

tương ứng sau:

- Làm rõ và hệ thống hóa các cơ sở khoa học về phát triển du lịch cuối tuần

- Xác định các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn

- Dé xuất định hướng và giải pháp dé góp phan phát trién hoạt động du lịch cuối

tuần tại Sóc Sơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các điều kiện đề phát triển du lịch cuối tuần

tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài được tác giả luận văn tiễn hành nghiên

cứu chủ yếu trong năm 2023 và đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo Ngoài

ra, các số liệu, thông tin tham khảo phục vụ cho đề tài này được giới hạn từ năm 2020

cho đến nay

11

Trang 16

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu các đốitượng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự phát triển du lịch cuối tuần thuộc phạm

vi địa ban Sóc Sơn và nội thành Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu nhu cầu

DLCT của người dân Hà Nội và các vùng phụ cận Trong luận văn này tác giả chỉ tập

trung nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của nhóm học sinh - sinh viên, công nhân

viên chức đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 là chủ yếu Ngoài ra, luận

văn còn nghiên cứu các yêu tố cung có trong phạm vi lãnh thé như vi trí địa lý, TNDL,

CSHT của Sóc Sơn.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả áp dụng một số phương pháp nghiên

cứu sau đây:

5.1 Phương pháp tong hop và phân tích tài liệu

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tài liệu nhằm mục đích

kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cậpnhật những vấn đề trong và ngoài nước Việc phân loại, phân nhóm và phân tíchnhững dir liệu sẽ giúp cho việc phát triển những van dé trọng tâm và những yếu tốkhác cần được tiếp cận của vấn đề nghiên cứu

Nguồn tài liệu thu thập dự kiến: Các bài báo liên quan đến sản pham du lịch ở HàNội; các tai liệu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, thị trường khách

du lịch và sản phẩm du lịch; các tài liệu mang tính chất nghiên cứu: Tổ chức lãnh thổ

du lịch Hà Nội, Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, Thông tư của Sở

Văn hóa - Thê thao và Du lịch Hà Nội; các tài liệu thống kê: Niên giám thống kê

thành phố Hà Nội các năm, Niên giám thống kê Việt Nam các năm, Báo cáo hàngnăm của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội

Xử lý tài liệu: Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh,tong hợp nhằm khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch; đánhgiá điều kiện và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hà Nội, từ đó

có được định hướng và giải pháp dé phát triển

12

Trang 17

5.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát và xử lý số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp truyềnthống, đặc trưng quan trọng nhất của Địa lý học Sử dụng phương pháp này giúp cho

ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn Phương

pháp này nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại trên thực tế những thông tin cần

thiết cho quá trình phân tích, xử lý số liệu khi thực hiện đề tài Các thông tin thu thập

được qua khảo sát thực tế sẽ giúp người nghiên cứu tổng hợp được các ý kiến, các

quan điểm đa dạng và khách quan mà qua nghiên cứu tài liệu không thể có được

Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả,điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đôi với

các cơ quan quản lý sở tại; tham gia các buổi thuyết trình, hội nghị tại các điểm du

lịch.

5.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Luận văn áp dụng phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể điều tra bằng bảng hỏitrong quá trình thực hiện Bởi đây là phương pháp nghiên cứu khách quan, có thê biết

được đặc điểm tâm lý, nhu cầu, sở thích và xu hướng đi du lịch cuối tuần của khách

du lịch Theo Niên giám Thống kê 2022, số lượng cư dân ở Hà Nội rất lớn lên tới

8.435.700 người Dé xác định quy mô mẫu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu

phi xác suât, lây mẫu thuận tiện với quy mô mau được xác định theo công thức của

N

me đó: n là quy mô mau điêu tra; N là quy mô dân cư ở

Linus Yamane: n=

Hà Nội; e là sai số cho phép (chọn khoảng tin cậy 93%, có e = 0.07)

Từ công thức trên, tác giả xác định được quy mô mẫu điều tra cần thu thập là n ~ 204mẫu Tác giả tiễn hành khảo sát và thu được 225 mẫu khảo sát hợp lệ Vì vậy, tác giả

đưa 225 phan tử vào thực hiện phân tích Quá trình khảo sát tiễn hành từ thang 8 đến

tháng 10/2023 Bên cạnh đó, tác giả đã căn cứ vào cơ cấu dân cư tại Hà Nội dé phân

bổ phiếu điều tra để kết quả có tính đại diện cao

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn, Hà Nội có thê

tạo ra nhiêu đóng góp cho xã hội Trong đó, nghiên cứu này có thê giúp cho việc quản

13

Trang 18

lý và phát triển ngành du lịch ở Sóc Sơn được hiệu quả hơn thông qua cung cấp thông

tin về các tài nguyên du lịch, điều kiện hạ tang, dịch vụ lưu trú và các hoạt động giải

trí, tham quan.

Nghiên cứu cũng có thé giúp cho việc phát triển du lịch tại Sóc Sơn được tiền hành

theo hướng bên vững và đem lại lợi ích cho cộng đồng Bên cạnh đó, nghiên cứu nàycũng có thé cung cap thông tin hữu ich cho khách du lich, giúp họ có thé lựa chọn các

hoạt động phù hợp và trải nghiệm du lịch tốt hơn tại Sóc Sơn, Hà Nội

Cuối cùng, nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp vào quá trình học tập và nghiên cứucủa tác giả trong tương lai, đồng thời cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viênhọc chuyên ngành du lịch muốn tìm hiểu nghiên cứu khoa học

7 B6 cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của

luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần

Chương 2 Thực trạng hoạt động và các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần tại

Sóc Sơn, Hà Nội.

Chương 3 Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cuối tuần tại Sóc

Sơn, Hà Nội.

14

Trang 19

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DIEU KIỆN PHÁT TRIEN

DU LICH CUOI TUẦN

1.1 Các khái niệm liên quan

xuyên cho mục dich giải trí và các mục đích khác” [36, tr 10].

Theo Jafari (1977), du lịch là hoạt động con người rời khỏi nơi cư trú thường

xuyên, hoạt động nay chịu sự tác động của văn hóa - xã hội, kinh tế và môi trường.Đồng tình với quan điểm khi cho răng du lịch là hoạt động của con người rời khỏinơi cư trú thường xuyên, Leiper (1979) bổ sung thêm thời gian đi có thể là một hoặcnhiều đêm và hoạt động này không nhằm mục đích kiếm tiền [30, tr.390-407]

Tại điều 3 Luật Du lịch năm 2017 giải thích: “Du lịch là các hoạt động có liên quanđến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian khôngquá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải tri, tìm hiểu,khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”[16, tr.7]

Như vậy, du lịch được xem là một hoạt động đặc thù, mang đặc điểm của cả ngành

kinh tế - văn hóa - xã hội Bên cạnh đó, nó vừa gan liền với trách nhiệm xã hội, cácphương diện đạo đức, vừa là một căn cứ dé khai thác văn hóa địa phương vô cùng

hiệu quả.

1.1.2 Khái niệm về Du lịch cuỗi tuần

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về du lịch cuối tuần

Trong Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hải (1997), “Nghiên cứu các điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà

Nội” có đưa ra khái niệm: “Du lịch cuôi tuân là một dạng hoạt động của dân cư các

15

Trang 20

đô thị, thành phố, vào những ngày nghỉ cuối tuần, vào những vùng ngoại ô hoặc phụ

cận, có điều kiện dé dàng hòa nhập với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồisức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hoá” [8,

tr.52].

Trong Luận văn Thạc sĩ có tiêu đề “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuốituần tại thị xã Sơn Tây”, tác giả Phùng Thị Hạnh (2015) cho rằng: “DLCT là loại

hình du lịch tổ chức và kinh doanh các dịch vụ tại một số điểm du lịch có khoảng

cách gần với những thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thỏamãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu

cầu khác của khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần” [10, tr.17]

Trên cơ sở tiếp thu những tri thức của các nhà nghiên cứu và từ nhận thức lý luận,

quan sát thực tiễn, tác giả đưa ra khái niệm du lịch cuối tuần như sau: Du lịch cuối

tuân (Weekend - Tour) là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cau nghỉ ngơi, thư giãn,

phục hồi sức khỏe tinh than và những nhu cau khác của khách du lịch trong nhữngngày cuối tuân tại nơi có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa

1.1.3 Cầu du lịch cuỗi tuân

“Cầu du lich” (Tourism Demand) là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh du

lịch dé chỉ sự tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của khách hàng trong việc tham gia cáchoạt động du lịch "Cầu du lịch" thường được đo lường băng các chỉ số như số lượngkhách du lịch, tỷ lệ lấp đầy khách sạn, số lượng đêm nghỉ trên địa phương, số tiền chỉtiêu của khách du lịch, và các yêu tố khác liên quan đến du lich

Cầu du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội vàvăn hóa của một địa phương hoặc một quốc gia Nhu cầu du lịch có thé tăng hoặc

giảm tùy thuộc vào những thay đổi trong các yếu tố này, cũng như những xu hướng

và thị hiếu của khách hàng

Nhu vậy, dé phát triển du lịch cuối tuần cũng như thỏa mãn nhu cầu đi du lịch cuốituần của người dân, cần thường xuyên nghiên cứu nhu cau du lịch cuối tuần Kết hợpkhái niệm “Cau du lịch” va “Du lịch cuối tuần” ta có thé hiểu “Cầu du lịch cuối tuần ”

(Weekend — Tour Demand) là một bộ phận của nhu câu xã hội, thể hiện mong muon

16

Trang 21

di du lịch cuối tuân và khả năng thanh toản các dich vụ trong suốt chuyến đi du lịch

cuối tuần

1.1.4 Cung du lịch cuỗi tuần

Theo tác giả Phùng Thị Hạnh (2015), cung du lịch là “khả năng cung ứng nhu cầu

dịch vụ du lịch bằng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, tài nguyên du lịch” [10, tr.17]

Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo thỏa mãn được mục đích và nhu cầu của khách DLCT

tới các điểm cấp khách tiềm năng bao gồm: Độ hap dan của TNDL tự nhiên, TNDL

văn hóa, CSHT, CSVCKT và nguồn nhân lực

Từ đó, phát triển lên khái niệm “Cung du lịch cuối tuân ” (Weekend - Tour Supply)

là toàn bộ các địch vụ - hàng hóa du lịch được đưa ra thị trường du lịch nhằm thỏa

mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của du khách trong thời gian cuối tuần

1.2 Đặc điểm của du lịch cuối tuần

1.2.1 Thời gian chuyén đi ngắn

Hầu hết các công trình nghiên cứu về du lịch cuối tuần đều chỉ ra rằng đặc điểmthời gian chuyến đi ngắn là một đặc điểm rất nồi bật của loại hình du lịch này Thờigian pho biến của chuyên đi giao động từ 1-2 ngày, ít khi lên đến 3 ngày Nó xuấtphát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thời gian rảnh rỗi, tần suất chuyến đi, mụcđích chuyến đi và quy mô chuyến đi

Do đặc thù của loại hình du lịch cuối tuần là tập trung vào các ngày cuối tuần détận dụng thời gian rảnh rỗi Bên cạnh đó, hầu hết quốc gia trên thé giới, trong đó cóViệt Nam, thời gian làm việc phổ biến đối với công nhân, viên chức cũng như thờigian học tập của học sinh, sinh viên thường diễn ra từ thứ hai đến hết thứ sáu cho nên

các chuyến đi du lịch cuối tuần cũng sẽ trùng khớp với thời gian còn lại trong tuần,

đó là vào thứ bảy và chủ nhật Cho nên việc lựa chọn các chuyến đi ngắn từ 1 — 2ngày sẽ là khoảng thời gian phô biến của du lịch cuối tuần Thậm chí có những chuyến

đi và về trong ngày cũng được coi là chuyến du lịch cuối tuần

Về đặc điểm thời gian chuyến đi ngắn có những lợi thế và bat lợi sau đây:

Về lợi ích:

17

Trang 22

Tiết kiệm thời gian: Lợi thế đầu tiên chắc chắn là về mặt thời gian bởi bản chất têngọi du lịch cuối tuần đã nói lên đặc thù về mặt thời gian của mình Trong cuộc sốngđầy những bộn bề và áp lực thời điểm hiện tại, việc có những khoảng nghỉ giữa cáctuần làm việc là vô cùng quan trọng Điều đó chỉ có thé được diễn ra phổ biến vào

các thời gian nghỉ cuối tuần và khoảng thời gian đó thường ngắn bởi ngay sau khi đi

du lịch cuối tuần về, khách du lịch thường lại bắt tay ngay vào các công việc phục vụ

xã hội.

Chi phí chuyến đi thấp: Vi thời gian du lịch ngắn nên chi phí cũng sẽ thấp hơn.Nhiều người có thé chi trả được cho một chuyên du lịch ngắn hơn và chi phi cho việc

đi lại, ăn uống, chỗ ở cũng được giảm xuống

Dễ tổ chức: Một chuyến đi du lịch ngắn thường không cần phải lên kế hoạch quá

kỹ lưỡng và có thể tổ chức trong thời gian ngăn Nhiều người có thể quyết định đi đột

xuất vào cuối tuần hoặc chỉ cần một vài ngày trước đó Có những nhu cầu đi du lịch

cuối tuần vốn dĩ chưa xuất hiện, tuy nhiên có thể chỉ vì một đợt giảm giá hoặc một

sự kiện kỷ niệm nào đó mà khách hàng có thể quyết định chuyến đi ngay lập tức mà

không hề có trước một sự chuẩn bi nao

Vẻ bat lợi:

Không đủ thời gian để tham quan: Đi du lịch trong khoảng thời gian ngắn thườngkhông đủ dé tham quan và khám phá tất cả các địa điểm và hoạt động mà một địađiểm có thể cung cấp Nhiều người sẽ phải lựa chọn và bỏ qua những địa điểm vàhoạt động không thé tham gia trong chuyến đi ngắn này

Hạn chế các lựa chọn: Vì thời gian chỉ có ít ngày cho nên du khách khi đi du lịch

cuối tuần cũng sẽ có không nhiều lựa chọn Thường sẽ là những địa điểm có khoảng

cách gần với đô thị Trong bảng khảo sát mà tác giả đã thực hiện với hơn ngườingẫu nhiên đến từ nhiều độ tuôi và nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy các lựa chọnchuyến đi du lịch cuối tuần của người tham gia khảo sát đều có khoảng cách di chuyêntrung bình từ km cho đến km và hầu hết là các lựa chọn di chuyển bằng đường

bộ Điều nay một lần nữa cho thấy sự hạn chế trong các lựa chọn điểm đến của khách

du lịch cuôi tuân.

18

Trang 23

Cảm giác bị "dồn ép": Đi du lịch trong khoảng thời gian ngắn có thé tạo ra cảm

giác "đồn ép" cho nhiều người Họ sẽ phải nhanh chóng di chuyên từ địa điểm nàyđến địa điểm khác và không có đủ thời gian dé thư giãn hoặc tận hưởng kỳ nghỉ củamình Hoặc du khách sẽ buộc phải lựa chọn chỉ có thé tham quan được một vài địađiểm nỗi tiếng mà không thé có nhiều thời gian dé tham quan, trải nghiệm các dia

điểm, dich vụ b6 sung khác

1.2.2 Khoảng cách di chuyển gan

Cần phải xác định rằng khoảng cách không chỉ đơn giản là khoảng cách về mặt địa

lý và quan niệm về xa gần qua từng thời kỳ cũng có sự thay đổi rõ rệt, vậy chúng tácgiả sẽ đưa ra những nhận định về khoảng cách của một chuyến du lịch cuối tuần được

xác định bởi các yếu tổ sau:

Khoảng cách về vật lý (được do từ điểm cấp khách đến các điểm DLCT) dé có thé

xác định được yếu tổ tiếp theo Theo tác giả Đặng Duy Lợi, thì điểm đến thích hợp

nhất cho các kỳ DLCT là khoảng 20km đối với người đi xe đạp, còn ô tô, xe máy thìkhoảng 45km — 60km [ 15, tr.39] Tuy nhiên các quan điềm từ những nghiên cứu cáchhiện tại thời gian quá xa cũng không còn phù hợp bởi hệ thống giao thông hiện nay

đã rất phát triển, đường xá tốt hơn, nhiều đường cao tốc hơn và mức độ hiện đại cũng

như phổ biến của phương tiện đi lại là rất cao khiến cho các khoảng cách vật lý đãđược nới rộng thêm rất nhiều Qua khảo sát của tác giả cho thay 52.4% số người đượckhảo sát lựa chọn khoảng cách hợp lý của một chuyến đi du lịch cuối tuần đã lên đếncon số 20 - 50km, thậm chí con số đó còn có thể cao hơn đối với các chuyến đi mà

hầu hết các cung đường đi qua có nhiều cung đường là đường cao tốc Thực tế chothấy du lịch là hoạt động mà con người sẽ luôn hướng đến những thứ “lạ” nằm ngoài

khu vực sống thường ngày của bản thân, cho nên với khoảng cách được chấp nhậncủa một chuyến du lịch cuối tuần tăng lên sẽ cho du khách được quyền lựa chọnnhững điểm đến đa dạng phong phú hơn và có xuất hiện sự “lạ” tại điểm đến Ví dụ

từ Hà Nội có thé đến với Sóc Sơn nơi có sự khác biệt về khí hậu, địa hình cũng nhưvăn hóa cũng chỉ với khoảng 30km đi chuyên và một tiếng lái xe

19

Trang 24

Khoảng cách thời gian, là khoảng các ước chừng thời gian cần phải bỏ ra dé dichuyên tới địa điểm DLCT Theo TS Đinh Trung Kiên thì khoảng cách thời gian củanhững điểm đến DLCT so với những nơi ở hoặc làm việc phải không quá 3 giờ dichuyên [13, tr.26] Với quan điểm trên tác giả hoàn toàn đồng ý bởi quỹ thời gian it

ỏi của những chuyến du lịch cuối tuần không cho phép du khách có thé đầu tư quánhiều thời gian cho việc đi lại

Qua bảng khảo sát của tác giả cũng đưa ra kết quả hầu hết các điểm được lựa chọn

cho hoạt động DLCT thường là những điểm nằm ở khoảng cách từ 20km - 50km, sovới điểm cấp khách Bởi những điểm ở khoảng cách như vậy thường mới có sự khácbiệt về điều kiện sinh thái tự nhiên, văn hóa xã hội, để thu hút khách du lịch Ngoài

ra, cũng phù hợp với thời gian, chi phí và sức khỏe cho hoạt động DLCT.

1.2.3 Chi phí trung bình chuyén đi thường thấp

Cùng với đặc điểm thời gian chuyến đi ngắn và khoảng cách di chuyên gần nên

chi phí cho các dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyén, thường không quá cao

So với du lịch dài ngày hay du lịch ở những nơi xa so với điểm cấp khách thì DLCT

có mức chỉ phí trung bình cho chuyến đi thường thấp

Bên cạnh đó, do tâm lý tận dụng thời gian cuối tuần ngắn ngày để đi du lịch ở

những vùng ngoại ô hoặc khu vực phụ cận nên khách du lịch thường có xu hướng

không muốn chỉ trả quá nhiều tiền cho một chuyến đi DLCT Theo kết quả mà tácgiả thu thập được, đa số khách chỉ sẵn sang bỏ ra từ 1 triệu đến 3 triệu đồng cho hoạtđộng DLCT Tuy vậy, các địa điểm DLCT van đòi hỏi phải có sự đầu tư về cả chấtlượng và số lượng dé thu hút khách hang bằng những trải nghiệm dịch vụ đa dạng,hấp dẫn

1.2.4 Quy mô chuyến đi thường nhỏ

Như đã nói ở trên, đa số các chuyến đi DLCT thường là tự phát dựa trên các quyếtđịnh đột xuất hoặc ít chuẩn bi từ trước khi có thời gian nhàn rỗi Vi vậy, quy mônhững chuyến đi cũng thường nhỏ, chỉ đừng lại ở quy mô gia đình, nhóm bạn dé

dễ dàng tổ chức và quản lý

20

Trang 25

Song bên cạnh đó, vẫn có số ít những chuyến đi có quy mô lớn hơn như các công

ty tận dụng thời gian cuối tuần dé đưa nhận sự đi du lịch và team building, các trườnghọc đưa học sinh đi du lịch tập thé kết hợp các hoạt động ngoại khóa, Với những

chuyến đi DLCT có quy mô lớn đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để xây dựng

được những chương trình du lịch phù hợp với đối tượng sử dụng và đạt được mục

đích đặt ra ban đầu

1.2.5 Mục đích chuyến đi đặc thù

Tác giả Sơn Hồng Đức (2005) nhận định mục đích của khách đi DLCT là “đi tìm

sự thay đối so với cái nhàm chán hằng ngày” [5, tr.11] Thực tế, đối tượng thụ hưởnghình thức DLCT thường là người dân đang sinh sống tại các đô thị lớn Khi kinh tếngày càng phát triển, mức sống nâng lên và môi trường ngày càng nhiều sức ép vìvậy dip cuối tuần, cư dân đô thị ngày càng có nhu cầu đến các vùng ngoại 6 hoặc khuvực phụ cận với mục đích đặc thù như thư giãn nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe,trải nghiệm hay gắn kết gia đình, bạn bè,

Cũng chính bởi mong muốn thay đổi không khí, du khách thường tìm đến các địa

điểm có cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, không khí trong lành đối lập với môitrường sinh sống ồn ào và bí bách tại đô thị Có thé thấy, các hoạt động kết nối vớimôi trường và cảnh quan tự nhiên đang trở thành xu hướng được nhiều du khách cuốituần ưa chuộng

1.3 Các loại hình hoạt động

Như đã phân tích ở trên, mục đích cơ bản của các chuyến đi DLCT là giải tỏa căng

thăng, thoát khỏi những áp lực của cuộc sống thường ngày, hơn hết là phục hồi sứckhỏe và tái tạo năng lượng cho tuần mới Vì vậy, khách du lịch có thể tham gia vào

đa dạng các loại hình hoạt động, miễn sao có thé đạt được mục dich của chuyến di:

Nghỉ dưỡng: Đây là một trong những loại hình hoạt động được coi là lựa chon tối

ưu cho khách du lịch khi đi DLCT bởi có thể đáp ứng được hầu hết những mong

muốn của họ như ăn uống, vui chơi và tận hưởng trọn vẹn chuyến đi Ưu điểm lớn

nhất của loại hình hoạt động này chính là tạo cảm giác thư thái, xoa dịu tâm hồn và

21

Trang 26

cân bằng cảm xúc tại những khu nghỉ dưỡng, spa giúp khách du lịch hoàn toàn

thoải mái từ trong ra ngoài Khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực thì nhu cầu được

nghỉ ngơi, thư giãn lại càng tăng cao.

Tham quan, khám phá và trải nghiệm: Sau sự bùng nỗ của dịch COVID-19 thì duhướng du lịch tại Việt Nam nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng cũng có nhiềuthay đổi Du khách có mong muốn được trải nghiệm, khám phá núi rừng hoang dãhay tìm hiểu chính những cảnh sắc thiên nhiên ưu đãi Tuy nhiên, hoạt động thamquan trong DLCT cũng cần phải đáp ứng được mục dich thư giãn và hồi phục sứckhỏe Vì thế, đối tượng dé tham quan chi cần đơn giản là thiên nhiên thanh bình,mang đặc trưng của văn hóa địa phương hay mang những giá trị nhân văn, dé đảmbảo không làm hao tôn nhiều đến sức khỏe, thời gian và chi phi

Tham quan hệ sinh thái: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cuộc sống

hiện đại trở nên ngột ngạt khiến du lịch sinh thái, hay còn gọi là du lịch xanh trở thànhmột trào lưu mới Loại hình hoạt động du lịch sinh thái kết nối với thiên nhiên, vănhóa bản địa và bảo vệ môi trường đang được nhiều khách DLCT, đặc biệt là đối tượng

giới trẻ ưa chuộng.

Tham quan các điểm văn hóa - lịch sử: Hoạt động du lịch văn hoá thường đượckết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ đưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá văn hoá

địa phương nhưng cũng không tạo sự nhàm chán của khách khi đi DLCT Du khách

thường tham gia loại hình này theo nhóm, vừa kết hợp tham quan cảnh đẹp, vừa lồngghép vào đó là những buổi tìm hiểu lịch sử tại địa phương

Vui chơi giải trí kết hợp Teambuilding: Du lịch cuỗi tuần kiêu Teambuilding dần

trở nên phô biến Nhiều tổ chức, công ty lựa chọn loại hình hoạt động này dé nhân sự

có thé vừa thư giãn vừa tạo sự gan két Lua chon loai hinh hoat động nay cho chuyén

di DLCT giúp người tham gia được truyền cảm hứng và có động lực làm việc tốt hơn

1.4 Vai trò và ý nghĩa của du lịch cuối tuần

Vai trò đổi với nên kinh tê

22

Trang 27

Giống như các loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần có vai trò và ý nghĩa quantrọng, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho điểm đón khách Nói cách khác, nó có thể làmthay đổi bộ mặt kinh tế của khu vực, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triểnsang vùng kinh tế phát triển hơn bằng việc đóng góp những khoản thu trực tiếp từ

khách du lịch tới địa phương du lịch mỗi cuối tuần Ở góc độ khác, hoạt động DLCT

còn giúp khắc phục tính mùa vụ của ngành du lịch địa phương, nâng cao hiệu suất sử

dụng cơ sở dịch vụ.

DLCT còn là chất xúc tác giúp thúc đây các ngành vệ tinh của địa phương pháttriển đồng bộ Khi lượng khách đến các điểm DLCT tăng lên kéo theo nhu cầu vềdịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi, cũng sẽ tăng theo Bên cạnh đó,

địa phương cũng cần không ngừng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt

là thông tin liên lạc và giao thông nhăm mang đến sự thuận tiện và thu hút khách hàng

đến du lịch cuối tuần Những điều này khăng định sự đóng góp không nhỏ của DLCT

cho sự phát triển đồng bộ và vững chắc của các ngành kinh tế khác

Đặc biệt, không thé không ké đến vai trò quan trọng của DLCT trong việc phục

hdi và nâng cao sức khỏe của người lao động Sau những chuyến DLCT, con ngườinâng cao tinh thần, thúc đây khả năng sáng tạo, từ đó tăng hiệu suất làm việc mang

đến ý nghĩa lớn về mặt kinh tế

Vai trò đối với sự phát triển của văn hóa - xã hội

Trước hết, vai trò của DLCT được thê hiện trong viỆc giải quyết vấn đề việc làmcho người lao động tại địa phương Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi nămngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyênngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm Do đó, nhiều địa phương, doanhnghiệp du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực và bày tỏ lo ngại nếu không nhanhchóng cải thiện, nhân sự sẽ trở thành nút thắt lớn của ngành du lịch trong quá trìnhphát triển sắp tới [3] Trải qua giai đoạn khó khăn của dịch COVID-19, du lịch phụchồi cũng được xem là cơ hội vàng cho nhiều người lao động Như vậy, DLCT khôngchỉ thúc đây kinh tế phát triển mà còn giải quyết bài toán thất nghiệp cho người lao

động tại địa phương, tạo ra những chuyên biên tích cực xã hội và nâng cao mức sông.

23

Trang 28

Theo một cách gián tiếp, DLCT cũng góp phần làm giảm quá trình đô thị hoá, cânbằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn, nhờ đó làm giảmgánh nặng những tiêu cực do đô thị hoá gây ra Đồng thời, khi người lao động thamphục vụ DLCT tại địa phương, sẽ không phải di chuyền đến những thành phố lớn hay

khu công nghiệp dé giải quyết việc làm tạm thời Khi dân số địa phương ít biến động,chính quyền địa phương cũng dé dang quản lý và nhờ đó tình hình an ninh xã hộiđược ồn định

Về khía cạnh văn hóa, DLCT thúc đây và tạo cơ hội cho việc giao lưu, trao đôigiữa các nền văn hóa, đặc biệt giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau và gắn kết nhauhon Mặt khác, DLCT cũng đóng góp một phan tích cực trong việc bảo tồn các di sản

văn hóa và thúc đây các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng

Vai trò trong bảo ton và phát triển sinh thái

Bên cạnh vai trò đối với nền kinh tế và sự phát triển của văn hóa - xã hội, DLCTcòn góp phần bảo vệ thiên nhiên và tạo nên môi trường sinh thái bền vững Bởi lẽ, dukhách đến từ đô thị thường có xu hướng muốn đến những cảnh quan tự nhiên để thayđôi không khí Vì vậy, nếu địa phương muốn thu hút khách hàng đến các điểm DLCT,nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là cần bảo tồn, khôi phục và tối ưu hóa môi trường tự nhiên

Từ đó, góp phần làm giảm áp lực lên môi trường, hạn chế khai thác nguồn lực thiên

nhiên phục vụ cho DLCT.

Mặt khác, qua những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời của du khách về khám pháthiên nhiên, đáp ứng nhu cầu về giải trí, thám hiểm và nghỉ dưỡng, DLCT còn giúpnâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh

thái của con người Day là một tác động vô cùng tích cực va đóng một vai trò quan

trọng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Như vậy, sự ra đời của DLCT là một bước ngoặt đối với sự phát triển của ngành

du lịch DLCT không chỉ tao tiền đề cho sự thúc đây của nhiều ngành vệ tinh; taothêm cơ hội việc làm cho đông đảo người lao động, quảng bá nền văn hóa của các

khu vực mà còn tạo nên môi trường sinh thái bên vững cho sự sông.

24

Trang 29

1.5 Các điều kiện phát triển của du lịch cuối tuần

1.5.1 Điều kiện cung du lịch cuối tuân

1.5.1.1 Tài nguyên du lịch

Có nhiều góc độ tiếp cận đến thuật ngữ tài nguyên du lịch, mỗi góc độ lại đưa ra

một khái niệm khác nhau dé ly giải

Pirojnik (1985) lại nhận định: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa —

lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển

thé lực tinh thần, khả năng lao động va sức khỏe của của con người Trong cấu trúcnhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho

phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những

dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.” [20, tr.71].

Còn tại Việt Nam, dưới góc độ pháp lý tài nguyên du lịch được giải thích tại khoản

4 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tựnhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở dé hình thành san phẩm du lịch, khu du lịch,điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” [16, tr.7]

Dù hiểu theo nghĩa nào thì tài nguyên thiên nhiên đều mang ý nghĩa là một trong

những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết dé hình thành và phát triển du lịch của một

địa phương Vì vậy, sức hấp dẫn của một điểm đến DLCT phụ thuộc rất nhiều vàonguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó Sự đa dang của hệ thống tài nguyên dulịch được thê hiện như sau:

Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Theo Trần Đức Thanh (2017) nhận định: Tàinguyên du lịch tự nhiên là những thành tạo hay tính chất của tự nhiên cùng các giá trị

thâm mỹ, khoa học, môi trường có sức hấp dẫn khách du lịch hay được khai thác

đáp ứng cầu du lịch” [20, tr.83] Đây là loại tài nguyên du lịch hình thành từ tự nhiênbao gồm các yếu tố về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên không có sự tácđộng vật ý của con người; có thể nói rằng tài nguyên du lịch thiên nhiên là những

món quà quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người.

Như đã phân tích ở cách phan trên, khách DLCT chủ yếu sống ở các vùng đô thi,khu công nghiép, những nơi ít có điều kiện gắn kết với thiên nhiên Vì vậy, những

25

Trang 30

cảnh quan thiên nhiên sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng giúp thu hút du khách vàphát triển DLCT Ngoài ra, các yếu tố về khí hậu, địa hình hay nước cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe và trải nghiệm của khách trong suốt chuyến đi Vì vậy, có thénói, tài nguyên du lịch thiên nhiên là một điều kiện dé duy trì tính hấp dẫn cho các

điểm đến DLCT

Tài nguyên du lịch văn hóa: Theo Rosemary (1995) cho rằng: “Tài nguyên du lịch

văn hóa không chi là các cuộc trình diễn nghệ thuật (từ những loại hình văn hóa

“nghiêm chỉnh” như opera, ba-lê, kịch đến các loại hình văn hóa hoặc giải trí bìnhdân như biểu diễn tại quán rượu) mà là toàn bộ những thé hiện sinh động khác nhaucủa văn hóa” [33, tr.46] Tài nguyên du lich văn hóa chính là những sản pham do con

người tao ra với các giá tri hấp dẫn đối với khách du lịch hoặc có thể khai thác, đáp

ứng cầu du lịch Nói cách khác TNDL văn hóa được hiểu là nhóm tài nguyên du lịch

có nguồn gốc nhân tạo và do con người sáng tạo ra Đó cũng chính là những sản pham

văn hóa có giá trị phục vụ du lịch TNDL văn hóa bao gồm tài nguyên du lịch vănhóa vật thé và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thé Loại hình tài nguyên du lịch nay

sẽ tập hợp những di sản được con người tạo ra qua nhiều thế hệ và lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác được gìn giữ, bảo tồn cho đến tận ngày nay mang đậm tính

chất văn hóa, lịch sử

Với cuộc sống hiện đại nhiều căng thắng và mệt mỏi thì TNDL văn hóa sẽ là yếu

tố giúp con người giải tỏa áp lực và đến gần hơn với những giá trị văn hóa truyềnthống Do đó, TNDL văn hóa được đánh giá là một điều kiện giúp thỏa mãn nhu cầu,mong muốn và sở thích của khách DLCT từ những điểm cấp khách tiềm năng

1.5.1.2 Cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tang

Đây là một trong những điều kiện cơ bản dé phát triển DLCT Đối với điểm đónkhách, các nhân tố CSHT cần được xác định bao gồm:

- Hệ thống giao thông: Bao gồm các tuyến nối điểm cấp khách với điểm cấp khách

và các tuyên nôi các điêm tai nguyên với nhau Hệ thông giao thông thuận lợi sẽ giúp

26

Trang 31

du khách dé dàng di chuyên, tiết kiệm thời gian và sức lực, góp phan làm đa dạng các

loại hình phương tiện và có cơ hội thu hút đầu tư

- Mạng lưới thông tin liên lạc: Day là một trong những yếu tổ quan trọng quyếtđịnh đến sự phát triên của hoạt động DLCT tại địa phương Mạng lưới thông tin liênlạc hiện đại không chỉ nâng cao năng lực phục vụ của điểm đón khách mà quan trọnghơn là giúp thỏa mãn nhu cầu thông tin liên lạc của khách DLCT

- Hệ thống cung cấp nước: Là một điều kiện cơ bản dé đáp ứng nhu cầu thiết yếucủa khách DLCT Hệ thống cung cấp nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc

mở rộng thêm các loại hình phục vụ DLCT.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật trong du lịch được hiểu là phương tiện vật chất kĩ thuật

được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nham tao ra và thực

hiện các dịch vụ, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành

trình của họ Trong đó, một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản có thể

kế đến:

- Cơ sở lưu trú du lịch: Bao hàm cả những hoạt động của con người trong thời gian

lưu lại như ăn nghỉ, vui chơi giải trí, giao lưu,

- Phương tiện vận chuyền du lịch: Phương tiện đảm bảo các điều kiện phục vụkhách du lịch, được sử dụng đề vận chuyên khách du lịch theo chương trình du lịch

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch: Nơi cung cấp dịch vụ ăn uống phục

vụ khách du lịch.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sam du lịch

Như vậy, dé có thé tiến hành khai thác được các TNDL phải tạo ra được hệ thong

cơ sở vat chat kĩ thuật tương ứng Hệ thống nay đòi hỏi vừa dam bảo phù hợp với đặctrưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịchtại địa phương đó Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đầy đủ và đa dạng sẽtạo điều kiện thuận lợi dé địa phương phát trién DLCT

27

Trang 32

1.5.1.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến tính bền vữngcủa du lịch nói chung và DLCT nói riêng Đã có nhiều nghiên cứu chỉ rõ vai trò củanguồn nhân lực du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch đối với sự phát triển củangành Du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Nghiên cứu của Tom Baum (2007) chỉ ra nguồn nhân lực có vai trò quyết định

không chỉ đối với sự phát triển của ngành du lịch, mà còn góp phần không nhỏ đối

với sự phát triển của nền kinh tế đất nước [35, tr.1383-1399] Trong khi đó, SandraHerman (2015) phân tích các đặc điểm của ngành du lịch, nêu lên một số đặc điểmnguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong việc hỗ trợ quan trọng

cho ngành [34, tr.180-188].

Từ thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học đều thấy rõ vị trí quan trọng của nguồn

nhân lực trong sự phát triển của ngành du lịch Do vậy, đề phát triển DLCT, đòi hỏi

địa phương phải bồi dưỡng kịp thời đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng day đủyêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng dé có thé mở rộng va phát huy tối đa các hoạt

động du lịch của địa phương, trong đó có DLCT.

1.5.2 Điều kiện cầu du lịch cuỗi tuần

1.5.2.1 Khả năng thanh toán

Kha năng tài chính là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch thành cầu du lịch.Tức là dé tiêu dùng trong du lịch cần phải có những phương tiện vật chất, khả năngthanh toán chỉ trả Điều này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp, lứatudi, Khi thu nhập của người dân tăng, chất lượng cuộc sống nâng cao, những nhu

cầu cơ bản (ăn, mặc, ở, ) được thỏa mãn thì những nhu cầu cao hơn (tim hiéu, hoc

hoi, thâm nhận cái đẹp, ) hình thành, từ đó nay sinh tự nhiên nhu cầu du lịch Có thénói, thu nhập tăng thì khả năng thanh toán cho những nhu cầu, trong đó có nhu cầu

du lịch cũng liên tục tăng Du lịch trở thành nhu cầu tất yếu và thường xuyên, kháchhàng sẵn sàng tìm kiếm và chỉ trả cho những sản phẩm, dịch vụ mà họ mong đợi

28

Trang 33

1.5.2.2 Thời gian nhàn roi

Những năm gần đây, sau khi kiểm soát được dich COVID-19, nền kinh tế đã danđược khôi phục và không ngừng phát triển Cùng với đó là sự ra đời và áp dụng mộtcách tối ưu khoa học công nghệ đã giải phóng sức lao động của con người Bên cạnh

việc tiết kiệm được thời gian lao động, các chế độ làm việc được chính phủ quy định

(làm việc 40h, tăng thời gian nghỉ lên 2 ngày là thứ 7 và chủ nhật) cũng giúp thời gian

nhàn rỗi của con người tăng lên Do là điều kiện dé thấy dé người dân dành nhiều

thời gian hơn vào các dip lễ hay ngày nghỉ cuối tuần cho hoạt động du lịch

1.5.2.3 Sở thích, nguyện vọng của người dân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cầu du lịch cuối tuần còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ

cau độ tuôi và nghé nghiệp Bởi điều này sẽ giúp điểm đón khách có thé dự báo được

lượng cau, cũng như sở thích, nguyện vọng của cầu DLCT, từ đó phát triển nhữngchiến lược để phát triển các hoạt động DLCT cho phù hợp Trên thực tế, kết quả củanhiều nghiên cứu cũng cho thấy, các đối tượng học sinh, sinh viên và cán bộ côngchức có nhu cầu về DLCT cao hơn các đối tượng khác Đây cũng là những đối tượng

có đủ thời gian nhàn rỗi, khả năng thanh toán, sức khỏe, trình độ nhận thức, để biếnmong muốn, nhu cầu về DLCT thành cầu DLCT Vì vậy, các địa phương có tiềmnăng trở thành điểm đón khách DLCT khi có hoặc ở gần các điểm cấp khách tiềmnăng là các đô thị trung tâm, nơi tập trung nhiều đối tượng học sinh, sinh viên, cán

bộ công chức.

Bên cạnh đó, đặc điểm văn hóa và bầu không khí tâm lý xã hội cũng là một trongnhững yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu DLCT của cư dân tại điểm cấp khách

Môi trường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của cuộc sống hiện đại vô hình chung

khiến con người gặp nhiều khó khăn hơn trong việc lưu giữ và duy trì những giá trịvăn hóa truyền thống, đặc biệt là đối với các mỗi quan hệ xã hội Vì vậy, các vùngngoại ô hay nông thôn trở thành điểm đón khách DLCT thu hút bởi vẫn lưu giữ vàgiúp du khách tận hưởng được những yếu tố truyền thống tốt đẹp Điều này trở thành

mong muôn, một nhu câu bức thiệt của cư dân các đô thị lớn.

29

Trang 34

1.5.2.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa và sức ép của môi trường

Ảnh hưởng đến cầu DLCT không thé không xét đến tốc độ đô thị hóa và sức épmôi trường tại thời điểm hiện tại Không thể phủ nhận rằng đô thị hóa, công nghiệphóa giúp thúc đây nền kinh tế, văn hóa phát triển nhưng mặt khác nó lại khiến môi

trường tự nhiên biến đổi, con người ngày càng rời xa tự nhiên Đồng thời, các yếu tố

như mật độ dan số cao, lượng thông tin phong phú, khó khăn về giao thông cũng

gây ra áp lực và căng thăng cho con người Chính những tác động tiêu cực của đô thị

hóa đã làm gia tăng nhu cầu DLCT của người dân các đô thị, thành phố lớn Những

địa phương lân cận, nơi sở hữu phong cảnh thiên nhiên và không khí trong lành sẽ là

điều kiện tiềm năng đề trở thành điểm đón số lượng lớn khách DLCT

1.5.2.5 Xu hướng du lịch mới sau dich COVID-19

Một trong những tac động tích cực sau khi dai dịch COVID-19 kết thúc chính là

con người có xu hướng muốn sống chậm lại, tận hưởng cuộc sông và dành nhiều thời

gian hơn cho gia đình, người thân Chính vì vậy, thay vì đợi những chuyến đi đàingày, họ tận dụng thời gian cuối tuần đề đi du lịch, tìm kiếm những trải nghiệm mới

mẻ ở các địa phương gần nơi mình sống

Theo Khao sát của Visa (2022), 76% người Việt lên kế hoạch du lịch giải trí trong

nước, trong đó 30% số người được hỏi cho biết họ sẽ lựa chọn tham quan những địađiểm du lịch tại địa phương [26] Khi tham gia DLCT, du khách sẽ có tính chủ độngcao khi được trực tiếp tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý các hoạt động

du lịch Họ không cần đến những địa điểm đông đúc mà ưu tiên những trải nghiệm

mới mẻ, dé chịu Thông qua chuyến đi DLCT, du khách có thé có những trải nghiệm

đích thực bên gia đình.

1.5.2.6 Sự tác động của những người có tâm ảnh hưởng

Có thể nói, ấn tượng về một địa điểm, sản phẩm hay dịch vụ du lịch, rất đễ trởthành kinh nghiệm được truyền đạt tới những người tiêu dùng du lịch Đặt trong mộttập thê hay cộng đồng xã hội, những kinh nghiệm đó sẽ dé dang được lan rộng, kích

thích trí tò mò và mong muôn di du lịch của các cá nhân khác Những đôi tượng có

30

Trang 35

tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu DLCT có thể kế đến như bạn bè, người thân,

đồng nghiệp, người nồi tiếng trên mạng xã hội,

Mặt khác, DLCT cũng tạo điều kiện để kết thân và củng cố các mối quan hệ xãhội Vì vậy, những người có tầm ảnh hưởng cũng là một yếu tố, điều kiện tác động

đến cầu DLCT

Ngoài ra, dé phát triển hoạt động DLCT còn các điều kiện khác như điều kiện về

sự ủng hộ của chính quyền và cộng đồng cư dân bản địa, điều kiện về sự chuyên

tiếp, Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sẽ chỉ đề cập chủ yếu đến các điều kiện

về cung và câu DLCT.

31

Trang 36

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã giải quyết đối tượng nghiên cứu đầu tiên của đềtài - cơ sở lý luận về phát triển hoạt động DLCT Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ

cơ sở khoa học về phát triển DLCT của một điểm đón khách Đây cũng là lý thuyết

cơ sở cho các phan triển khai nghiên cứu thực tiễn của tác giả ở các chương tiếp theo

Ở chương 1, tac gia đã nhận định khái nệm DLCT là loại hình du lịch thỏa mãnnhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe tỉnh thần và những nhu cầu khác củakhách du lịch trong những ngày cuối tuần tại nơi có thể khai thác tài nguyên thiên

nhiên và tài nguyên văn hóa.

Khác với các hoạt động du lịch khác, DLCT có những đặc điểm riêng về thời gian

va tính nhịp điệu, về khoảng cách giữa điểm cấp khách và điểm đón khách, về chi phí

và quy mô của mỗi chuyến đi, về mục đích đặc thù và thể loại hoạt động DLCT cũng

có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội và bảo tồn hệ sinh

thái.

Cuối cùng, một địa phương muốn trở thành điểm đón khách DLCT và phát triển

loại hình du lịch này cần đáp ứng đủ các điều kiện đặc biệt về cung DLCT (điểm đónkhách), cầu DLCT (điểm cấp khách) và một số điều kiện khác

32

Trang 37

CHƯƠNG 2.

THUC TRANG DIEU KIỆN PHÁT TRIEN DU LICH CUOI TUẦN

TAI SOC SON, HA NOI

2.1 Khái quát về du lịch Sóc Son

Sóc Sơn có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là DLCT khi sởhữu TNDL phong phú, CSHT và CSVCKT ngày càng được đầu tư phát triển đồng

bộ Do đó, trong vài năm trở lại đây, Sóc Sơn trở thành địa điểm du lịch cuối tuần thuhút nhiều khách du lịch ở Hà Nội và các khu vực lân cận

Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố

khoảng 25km về phía bắc Địa bàn huyện Sóc Sơn nằm trong khoảng tọa độ từ21°10'45"B trên sông Cà Lồ (xã Xuân Thu) đến 21°23'10"B ở ngòi nước Cầu Trên(xã Bắc Sơn) và từ 105°43'20"D trên sông Cà Lồ gần cánh đồng Lò (xã Tân Dân) đến

105°56'15"D trên sông Cầu (xã Việt Long)

Huyện Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng kết nối Hà Nội

với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Bắc Ninh, QuảngNinh và với các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên

thông qua quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18; đặc biệt tuyến cao tốc Bắc Thăng Long —Nội Bài kết nối sân bay Nội Bài với trung tâm Hà Nội Tổng chiều dài các tuyến

đường bộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn là 227km, mật độ bình quân đạt 0,86km/km2.

Manh đất Sóc Sơn nam ở vi trí nối liền hai quốc đô xưa nhất của nước ta, đó làthành Phong Châu (kinh đô của nước Văn Lang) và thành Cô Loa (kinh đô của nước

Âu Lạc) Theo Quyết định số 178/QD ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính

phủ Việt Nam, huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Da Phúc

và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ)

cùng với thị tran Xuân Hòa Đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được

chuyển về Hà Nội Sóc Sơn có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, với dân số

343.432 người, trong đó dân số thành thị chỉ chiếm hơn 1% (4.849 người) Bao gồm

26 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thi tran Sóc Sơn (huyện ly) và 25 xã

33

Trang 38

Theo quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong

5 đô thị vệ tinh của Hà Nội Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ

hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thai, hình thành các khu, cụm công nghiệp sạch,

tổ hợp y tế, khu Đại học tập trung [24]

Sóc Sơn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái và du lịch nghỉ ngơi cuối tuần bởi

là vùng đất có phong cảnh hữu tình, nhiều gò đồi và hồ nằm trên núi Trong đó có thê

kế đến Hồ Đồng Quan, Hồ Đồng Do, Hồ Chom Núi, Núi Hàm Lợn, Ngoài ra, SócSơn còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống, tiêu biểunhư: Di tích đền Sóc, đền Thượng, đền Hạ, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, chùa ĐứcHậu, chùa Phù Xá Đoài, đền Thụy Hương, đền Thanh Nhàn, đình Đức Hậu, đìnhHiền Lương, đình Phú Tang, Đặc biệt, phải ké đến cum di tích lich sử đền Sóc gắnvới lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới phi vật thể nhân loạinăm 2010 — là một tài nguyên vô cùng quý giá cho việc phát triển du lịch văn hóa,

tâm linh.

Cùng với những tiềm lực sẵn có, trong những năm gần đây, Sóc Sơn đã tập trungphát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra những bước chuyền mớitrên mọi lĩnh vực đề trở thành huyện phát triển năng động của Thủ đô Bên cạnh đó,đời sông vật chat và tinh thần của người dan cũng ngày càng được nâng cao, văn hóa

- xã hội cũng được cải thiện và có những biến chuyền tích cực, an ninh chính tri vàtrật tự an toàn xã hội được giữ vững Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch của Sóc Sơn trong tương lai

2.2 Các điều kiện cầu du lịch cuối tuần tại Sóc Sơn

2.2.1 Đặc điểm, yêu cầu của khách du lịch cuỗi tuần

Khách du lịch cuối tuần thường có những đặc điểm khác biệt so với những dukhách thường xuyên hoặc đi theo các chế độ lưu trú dài hạn Dưới đây, tác giả nhậndiện một số đặc điểm chung của khách du lịch cuối tuần:

Thứ nhất, thời gian hạn chế Khách du lịch cuối tuần thường có thời gian giới hạn

do công việc và lịch trình cá nhân Chính vì vậy, họ thường chọn các điểm đến gần

nơi sinh sông hoặc có thê đên và trở về trong khoảng thời gian ngăn.

34

Trang 39

Thứ hai, mong muốn có không gian yên tĩnh, thoáng đăng, tránh xa sự xô bd Cùng

với sự phát triển của xã hội, các vấn đề từ cuộc sống, công việc, giao thông, không

gian sống chật hẹp khiến con người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thăng Họ

có nhu cầu đi đến các vùng ngoại ô và phụ cận, nơi có không khí trong lành và thiên

nhiên thoáng đãng dé thư giãn và tái tạo năng lượng

Thứ ba, trải nghiệm nhanh chóng Do thời gian hạn ché, du khách tham gia DLCTthường muốn có những trải nghiệm nhanh chóng trong thời gian ngắn phù hợp vớichuyến đi nhưng vẫn cần phải giữ được tính độc đáo, hap dẫn Các hoạt động giải tri,trải nghiệm âm thực địa phương, và các điểm tham quan nỗi tiếng có thể lồng ghép

thực hiện trong một buổi, một ngày hoặc phạm vi một chuyến du lịch cuối tuần thường

là sự chọn lựa phổ biến

Thứ tư, yêu thích các hoạt động tại vùng ngoại ô Chính vì khách du lịch cuối tuần

chủ yếu đến từ các đô thị có không gian sống chật trội, ô nhiễm với áp lực công việc

và áp lực xã hội cao nên các hoạt động ở vùng ngoại thành và mang tính giải trí là sự

chọn lựa phô biến cho khách du lịch cuối tuần, bao gồm các hoạt động như trekking,

thể thao nước, các hoạt động teambuilding và các tour phiêu lưu, trải nghiệm văn hoá,

khám phá hệ sinh thái hoặc nghỉ dưỡng gắn liền với không gian thiên nhiên vùng

ngoai Ô.

Thứ năm, chỉ phí cho chuyến di linh hoạt Khách cuối tuần thường có khả năng chitiêu linh hoạt hơn so với những du khách đi lâu dài Họ có thé sẵn lòng chi tra dé cótrải nghiệm chất lượng và độc đáo trong khoảng thời gian ngắn Mặt khác, khách dulịch cuối tuần thường chú ý đến chỉ phí và tìm kiếm các ưu đãi, khuyến mãi hoặc gói

du lịch giá trị dé tối ưu hóa ngân sách của họ

Thứ sáu, các hoạt động phong phú, phù hợp với nhiều độ tuổi, nhiều đối tượngkhác nhau Diém DLCT có các hoạt động phù hợp cho từng nhóm đối tượng du kháchkhác nhau như: gia đình, học sinh — sinh viên, công chức, doanh nghiệp ; nhóm đốitượng quan tâm đến nghỉ dưỡng: nhóm đối tượng thích trải nghiệm; nhóm đối tượng

mong muôn có các hoạt động kết nôi gan ket

35

Trang 40

2.2.2 Đặc điểm cơ cấu

2.2.2.1 Về tuổi

Có thể nói, lứa tuổi quyết định rất nhiều đến sức khỏe và sở thích của con người

Vi vậy, phân loại khách hang theo lứa tuổi sẽ dé dàng xác định được những nhu cầu

và mong muốn của từng nhóm khách

Biểu đồ 2.1 Cơ cầu tuổi mẫu phiếu điều tra

(Nguôn: Kết quả điều tra)Trẻ em (Dưới 14 tuổi)

Đây là lứa tuổi ít được đi du lịch vì vẫn còn nhỏ, chưa có sự tự lập hoặc còn phụ

thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của người lớn Thậm chí những gia đình có trẻ emcũng có xu hướng không thường xuyên đi du lịch bởi lo ngại nhiều bắt tiện Vì vậy,

nếu có nhu cầu đi DLCT, họ cũng sẽ lựa chọn những điểm gan, có cơ sở vật chat tiện

nghi và đi theo quy mô gia đình.

Vị thành niên (Từ 15 - 17 tuổi)

Theo điều tra của tác giả về nhu cầu DLCT của người dân khu vực nội thành HàNội, độ tuổi vị thành niên chiếm 7,6% va phần lớn đều là học sinh trung học phổ

thông Đối tượng thuộc lứa tuéi này thường rất năng động, có nhu cầu tham gia các

hoạt động giải trí và du lich cao nhằm giải tỏa áp lực sau những giờ học tập căng

thang Đặc điểm tâm sinh ly của lứa tuổi này là ưa hoạt động, ham tìm hiểu vi vậy sẽ

có xu hướng kích thích gia đình đi du lịch hoặc thường tô chức đi du lịch trải nghiệm

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN