1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tác giả Nguyen Tuan Vu
Người hướng dẫn TS. Do Hai Yen
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 41,5 MB

Nội dung

3 Giảm thiêu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phươngdé bảo dam sự bền vững về văn hóa; 4 Tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có được sự bền vững kinht

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch bên vững

huyện Côn Đảo, tính Bà Rịa - Vũng Tau” là công trình nghiên cứu của học viên trong

thời gian qua Mọi thông tin trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do học viên tựtìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưađược công bố đưới bat kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có

sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Trang 3

LOI CAM ONTrong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc si,học viên đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp và giúp đỡ đến từ các thầy cô giáo trongKhoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội Đặc biệt, cho phép học viên được bày tỏ sự trân quý biết ơn tới TS Đỗ Hải

Yên Học viên đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết đên từ cô!

ii

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ DAU1 LY do chon dé 8 1

2 Mục tiêu va nhiệm vu nghién CỨU o- <2 559 S5 95.9559 9Ø 23 Đối tượng và phạm Vi nghiên CUU e s- 2s ssssssesssssessessessssssesses 34 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . 2-5 csccsecssessessersersssssee 3

5 Phương pháp nghién CỨU << G56 9 8 9 9.99 0.00004008004000 4

39.0100 VAM 7Š ).)) 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN DU LICH BEN VỮNGVÙNG BIÊN ĐẢO

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan .s ° 5° 5° << 6

1.2 Các khái niệm liÊn q41n << << 2< << << 99 19099 9685050820820 ” 20

1.2.1 Khái niệm VỀ dụ Ï{CÌ: 2-2252 ©e< se Se£EeExeEEsEeersreererrrrerrerrsreereeree 201.2.2 Hệ thong lãnh thổ du lịch o2 se ©sẻ+xe£xeeEse+se+xeexerrserserserrscre 20

1.2.3 Tai NGUYEN AU LICH 76 ốỐốỐốỐốỐ.Ốồố.Ố.Ố.ồẮ 21

1.2.4 Khái niệm va quan điểm về du lịch bỀn vững 5-5-2 se s5 211.2.5 Yêu cầu phát triển du lịch bền vững vùng biển, đảo - - 22

1.3 Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững -s s-ssssecsecsessessessese 231.3.1 Cơ sở lựa chọn các tiêu chí cho đánh giá du lịch bền vững 23

1.3.2 Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững huyện Côn Đảo . - 24

1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững vùng biến, đảo 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững về vùng biển, đảo trên thế giới 331.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững về vùng bién, đảo trong nước 40)W) 80{ 7010, T01 48

CHƯƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO TÍNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1 Đặc điểm tài nguyên du lịch huyện Côn Đảo se -s s<sessese 49

2.1.1 Tài nguyên du lich tir HLÏLÏÊNH SG << ĂĂ < ng mm ng 49

iii

Trang 5

2.1.2 Tài nguyên du lich VAN HLÓA c GS << SH TH 522.1.3 Các điểm, tuyến và sản phẩm du lich cccssecsessessssssssvessessssssessessssssesessesseessees 60

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch huyện Côn ĐảO 5-5555 ssssssse 72

2.2.1 Cơ sở vật chat kỹ thuật, cơ sở hạ tang phục vụ du lich . - 72

2.2.2 Hoạt động kinh doanh CủÚA du lich o5 5= << 5 5< Sex Y3 sex eeese 75

2.2.3 Đánh giá chung về phát triển du lịch ở Côn Đảo . -ss-s 812.3 Đánh giá hoạt động du lich huyện Côn Dao bền vững về kinh tế - xã hội

môi trường & chính sá d -œ << << 99 9994 995.9994899598944999899588938998994896866 82

2.3.1 Quản lý du lịch bền vững hiệu quả -. 2s se Sssceeereereecesrrscre 82

2.3.2 Gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu

3.1 Giải pháp về quan lý du lịch bền vững hiệu quả . ° «- 121

3.1.1 Nâng cao chất lượng và đào tạo lao động du lịch -«- 1213.1.2 Tuyên truyền, quảng bá du Lich 2-2-2 c2 ©se©sceeeereerrscrscsscsee 1223.1.3 Đầu tư công trình xây dựng và cơ sở hạ tẰNg -s-csccsccsccscse 1233.2 Giải pháp về gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương và

giảm thiểu các tác động tiêu CựC s-s- << s° se sessessessessessesersessesser 1243.2.1 Tạo sinh kế cho người dân địa phương -. - se ©csceecsscseceeecsee 1243.2.2 Phát triển sản phẩm, tour du lịCÌ: e- sec se ccsceeeeeersscserrerreee 124

3.3 Giải pháp về gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những

tác động HEU CUC c0 (G5 << 9 9 49.0999.5000 0009105898090 809086 125

3.4 Giải pháp về gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực 126

Kê NI ha 6an ố.e 126

3.4.2 Phát triển du lịch sinh thái kết hop bảo ton thiên nhiên 127

Tiểu kết chương 3 - 2s s£ s2 SsSs£Ess s9 ESsEESEEseEssEssExsersersstsserserssssse 128

Trang 6

„0000077

TÀI LIEU THAM KHHẢO - 2-2 s<©s£©S<s££seEss£Essezssessersserssersee

3008000000505 .

Trang 7

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Trang

Bang 2.1 Thực trang doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn 75

huyện Côn Dao, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2021 - -‹- 75

Bảng 2.2 Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch trên địa bàn 78

huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2021 .-‹ - 78

Bảng 2.3 Thực trạng khách du lịch trên địa bàn - 5+ +55 <‡ + s+seexseexss 79huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2021 - 79

Bang 2.4 Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch trên địa bàn 80

huyện Côn Dao, tỉnh Bà Ria - Vũng Tau giai đoạn 2017-2021 - -‹- 80

Bang 2.1 Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường du lịch - 5 5-55: 115Bang 1 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch khi đến huyện Côn Đảo, tinh Bà Rịa -4ï 138

Bảng 2 Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác quy hoạch huyện Côn Đảo,0010857840417 0n ẦẢ 138

Bảng 3 Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường du lịch huyện Côn Dao, tỉnh Bà Ria Mu 'ỀEẼẼ®ẼẼŸẦồẼŸỔỐỔỐ5 138

-Biéu đồ 2.1 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch khi đến huyện Côn Đảo 92

Biểu đồ 2.2 Đánh giá về công tác quy hoạch huyện Côn Đảo . - 115

VI

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1 Du khách tham quan ngắm rùa biển trên hòn Bảy Cạnh 139

Hình 2 Tượng người tù Côn ĐảO c1 n1 32111 1111111111111 1E re 139

Hình 3 Day Chuồng Cop nhà tù Côn Dao 2-2 2 2+5£+E£Ee£EeEEerxerszreee 139Hình 4 Chuồng cop do Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xây -c5e 5e: 140

Hình 5 Một góc nghĩa trang Hàng Dương - - 55+ +< + **+++serseeereeeeeeeers 140

Hình 6 Mộ Nguyễn An Ninh tại Khu A - 2-2-5252 25+2x2xvzxerververesrvee 140

Hình 7 Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B - - S- 2 S1 SS HH HH 11 re, 141

Hinh 8 Nghia trang Hang Keo oo ỒẦ.Ả 141Hình 9 Nha tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thi Sau eee eseeseeeteeeeeeseeeseenees 141

Hình 10 Di tích Cầu Ma Thiên Lãnh -.-: 555¿c5v+>2vvsvvxvrrrrrrerrrrrrree 142Hình 11 Di tích An Sơn miẾu -:-©252t222+v22ExvEtEEtttttktrrtrrrtrrrrrrrrrrrrree 142

Hình 12 Nghĩa trang Hang IDương - - + +13 * + E+ErErererrereerrrerreree 142

Hình 13 Viếng mộ cô Võ Thị Sáu - 2-2 ¿ £++£+EE+EE££E£+EE£EEeEEzEErrkrrserxree 143

vil

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

AHP Vườn di sản ASEAN

ASEAN _ | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ACOVID-19 | Bệnh viêm phôi cap do virus Corona gây ra năm 2019EFA Phân tích nhân tố khám phá

ESRT Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch

có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ

EU Liên minh châu ÂuGDP Tổng sản phâm Quốc nộiGRDP Tổng sản phâm trên địa bànGSTC Hội đồng Du lịch Toàn câu

HĐND Hội đồng Nhân dânIOSEA Mạng lưới các khu bảo tồn rùa bién An Độ Dương

& Đông Nam Á

ITDR Viện Nghiên cứu Phát triên Du lịch

ITE Hội chợ Du lịch Quốc têIUCN Liên minh Quốc tê Bảo tôn Thiên nhiên

& Tài nguyên Thiên nhiên

IUOTO Liên hiệp Quốc tế các tô chức lữ hành chính thức

LĐTBXH | Lao động - Thương binh & Xã hộiMICE Du lịch Hội thảo Hội nghị

(Du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, )NXB Nhà xuất bản

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Ủy ban Nhân dânUNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp QuốcUNESCO _ | Tổ chức Giáo dục - Khoa học & Văn hóa Liên Hiệp QuốcUNE Quỹ tài trợ Liên hợp quốc

UNWTO | Tổ chức Du lịch Thế giới

USD Đô la Mỹ

Vili

Trang 10

VHTTDL Văn hóa - Thé thao & Du lịchVITM Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam

VNĐ Việt Nam đồng

WCED Ủy ban Môi trường & Phát triển Thé giớiWTM Hội chợ Du lịch Quốc té Vuong quốc Anh

WTO Tổ chức Thương mại Thê giới

WTTC Hội đồng Lữ hành & Du lịch Thế giới

1X

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là ngành kinh tế có vai trò quan trọng và ngày càng chiếm lĩnh vị thécao đối với nền kinh tế toàn cầu Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới

(UNWTO), nếu đại dịch không xảy ra, đến năm 2030, thế giới đón 1,8 tỷ người đi du

lịch Đại dich COVID-19 đã kéo lùi ngành du lịch thế giới về mốc cách đây 30 năm,

cả về lượng khách và tổng thu du lịch quốc tế Đề hồi phục sau đại dịch, các nướctrên thé giới, trong đó có Việt Nam đều quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững

Phát triển du lịch bền vững không nằm ngoài yêu cầu tất yếu và bức thiết trong xu thếphát triển chung của loài người [2]

Việt Nam là quốc gia biển với gần 50% dân số sinh sống ở vùng duyên hải, 28

tỉnh, thành ven biển, kinh tế biển đóng góp 60% tổng GDP Du lich và dịch vụ biển

được xác định là ngành kinh tế biển đến năm 2030 phát triển thành công và đột phátheo thứ tự ưu tiên hàng đầu (theo Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trungương ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bên vững kinh tế biển Việt Nam đếnnăm 2030, tâm nhìn 2045”) Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là một trongnhững yếu tổ mà các chuyên gia, nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý đốivới các địa phương, các nhà đầu tư khi khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch biển đảo.Đây cũng được xem là các yếu tô quan trọng bởi nếu 6 ạt khai thác tài nguyên, phá vỡkết cau tự nhiên của biển, đảo, sẽ gây nên hậu quả lớn [4]

Côn Đảo là huyện đảo ven bờ, là một địa danh du lịch nồi tiếng, được xác định

là một trong 49 khu vực tiềm năng dé phát triển trở thành khu du lịch quốc gia củaViệt Nam [47] Tiềm năng và đa dạng sinh học Côn Đảo rất đa dạng và phong phú,

Vườn quốc gia Côn Đảo được tổ chức UNESCO công nhận là đất ngập nước có tầm

quan trọng quốc tế (gọi là khu Ramsar) vào năm 2014 Di tích Côn Đảo được côngnhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2012 Năm 2015, Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu đến năm 2030 Năm 2017, UBND tỉnh quyết định thành lập BanQuản lý Khu Du lịch Quốc gia Côn Dao Đây là điều kiện thuận lợi dé Côn Dao phan

dau đến năm 2030 trở thành khu du lich sinh thái biển đảo, văn hóa - lich sử - tâm

Trang 12

linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, chuẩn bị các điều kiện cần

thiết trở thành đô thị du lịch vào năm 2030 [26]

Theo chuyén gia kinh té cua Vién Nghién ctru Phat trién Kinh té Tuan hoan,thạc sỹ Tran Bao Trân cho biết: “Ngành du lịch Côn Đảo chiếm tỷ trọng cao nhất

(89,95%) trong cơ cau kinh tế của huyện nên du lịch đóng vai trò quan trọng trong

Việc cung cấp các giải pháp bên vững Do hình thức du lịch truyền thống được cầu

hình theo mô hình kinh tế tuyến tính tận thu nên hiện nay các điểm đến phải gánh

chịu những hậu quả gây ton hại đến môi trưởng Côn Đảo thời gian qua luôn nhậnđược sự quan tâm của Trung ương và tỉnh trong định hướng, chỉ đạo và dau tư phát

triển, quy hoạch nhằm phát huy thế mạnh của huyện đảo, đặc biệt phát triển khu kinhtế du lịch - dịch vụ chất lượng cao, độc đáo và hấp dẫn Tuy nhiên, Côn Đảo đang

đứng trước những thách thức, khó khăn như: thiếu nước sinh hoạt; vấn đề xử lý rácthai, năng lượng, hệ sinh thai đang có nguy cơ bị suy thoái do tác động cua các hoạt

động kinh tế và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự pháttriển kinh tế - xã hội” [5]

Chính vì những lý do trên, việc đánh giá hoạt động du lịch bền vững củahuyện Côn Đảo là nhiệm vụ cấp thiết, có vai trò quan trọng dé góp phan tìm ra giảipháp phát triển du lịch Côn Đảo nhưng vẫn đảm bảo bảo tồn hệ sinh thái biển đảo, và

mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đó là cơ sở để tác giả lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu phát triển du lịch bên vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đề

thực hiện nghiên cứu.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn huyện Côn Đảo dựa vàonhững phương diện kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách Từ đó, đề ra giải phápnhằm phát triển du lịch Côn Đảo bền vững Góp phan bảo tổn tài nguyên biển, dao vàmang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan một SỐ CƠ SỞ lý luận, bài học kinh nghiệm về du lịch biển đảo vàphát triển du lịch bền vững;

- Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Ria - Vũng Tau;

Trang 13

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch huyện Côn Đảo bền vững dựa trênnhững khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách;

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững huyện

Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu Đặc biệt là thực trạng, những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.Từ đó căn cứ đề xuất giải pháp, cũng như định hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền

vững cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.

Khách thể nghiên cứu: Người dân huyện Côn Đảo, cán bộ quản lý huyện CônĐảo, cán bộ quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, khách du lịch đến huyện Côn Đảo và cácnhà cung ứng dịch vụ lữ hành, hướng dẫn Đây là những bên liên quan có tham gia và tácđộng tới phát triển du lịch bền vững tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3.2 Pham vi nghiên cứu

3.2.1 Về không gian

Nghiên cứu thực hiện trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh BàRịa - Vũng Tau.

3.2.2 Về thời gianCác số liệu, tài liệu được thu nhập từ năm 2017 đến nay Và những địnhhướng, giải pháp phát triển được đưa ra cho thời gian tới

4 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa, bổ sung thêm cơ

sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và những bài học kinh nghiệm cho phát triển

du lịch bền vững cho vùng biên, dao

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hy vọng luận văn có thê là tài liệu tham khảo hữu ích cho chính quyền địaphương trong việc xây dựng và tô chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án pháttriển du lịch của địa phương Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ nghiên cứu về phát triển du lịch

bên vững biên, đảo.

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các thông tin, dữ liệu có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đếnnội dung báo cáo từ các nguồn như: báo cáo của huyện Côn Đảo, các phòng ban chức

năng huyện Côn Đảo, các tài liệu liên quan trên internet, Cụ thê như sau:

Thông tin Phương pháp

Khái quát đặc điểm

tai nguyên du lịch vathực trạng hoạt động

du lịch huyện Côn

Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tau.

Báo cáo của UBND huyện Côn

Đảo.

- Các phi chép, nghiên cứu đã có

trên các trang báo, trang web điệntử của huyện Côn Đảo, tỉnh BàRia - Vũng Tau.

Phương pháp thu thập sô liệu thứ cấp theo trình tự sau:

- Liệt kê các chỉ tiêu, thông tin cần thiết có thê thu thập, hệ thống hóa theo nội

dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.- Nghiên cứu tài liệu và tiễn hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp

4

Trang 15

5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập qua cácphương pháp sau:

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Điều tra các mẫu được chọn bằng bảng hỏichuẩn bị trước để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đối với khách du lịchphỏng vấn 100 phiếu; đối với cán bộ du lịch phỏng vấn 25 phiếu; đối với doanh

nghiệp du lịch (công ty lữ hành, đại lý du lịch) phỏng van 25 phiếu

Khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát trên huyện Côn Đảo, tỉnh Ba Ria - Vũng

Tàu, các điểm du lịch, ghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động pháttriển du lịch bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tìm hiểu nhận thứccủa khách du lịch, cán bộ quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch về phát triển du lịchbền vững huyện Côn Đảo

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Các dữ liệu khi được thu thập, quá trình thực tếsẽ được mô tả, phân tô và tổng hợp, tính toán các loại số liệu: số liệu tuyệt đối, số liệutương đối thống kê lại trong quá trình thực hiện, phản ánh thực trạng phát triển dulịch bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bên cạnh đó tổng hợp phân

tích vấn đề liên quan di đến mục tiêu đã xác định

Phương pháp so sánh: Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp phân tích

so sánh để so sánh giữa các năm, giữa các nhóm đối tượng phỏng vấn khác nhau vềphát triển du lịch bền vững huyện Côn Dao, tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu Từ đó, chi ra sựkhác biệt trong nhìn nhận về phát triển du lịch bền vững huyện Côn Dao, tỉnh Bà Ria

- Vũng Tàu của khách du lịch, cán bộ quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch.

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững vùng biển, đảo

Chương 2 Tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt động du lịch huyện Côn Đảo,tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương 3 Những giải pháp phát triển du lịch huyện Côn Đảo bền vững

Trang 16

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN DU LICH

BEN VUNG VUNG BIEN DAO

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở nước ngoài

1.1.1.1 Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bên vữngTrước tiên cụm từ “phát triển bền vững” được bắt nguồn từ ngành quản lý rừng ởĐức từ thế ky XIX, nhưng phải tới thé kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thé giới

Năm 1980 IUCN cho rằng, phát triển bền vững phải cân nhắc tới cả việc khai thác các

nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, cùng các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăntrong việc tổ chức những kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau

Năm 1987, WCED đã công bồ thuật ngữ “phát trién bền vững” và giải nghĩa chính

thức như sau: “Phát triển bên vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầucủa hiện tại, mà cũng không gây anh hưởng tới những khả năng đáp ứng nhu câu của théhệ mai sau” Tới năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất được diễn ra ở thànhphố biển Rio de Janeiro (Brazil) các chuyên gia cũng dé cập tới van đề này và đưa ra nhậnđịnh rõ nét hơn: “Phát triển bên vững là sự hình thành trong hòa nhập, xen cài và “thỏa

hiệp ” của 3 hệ thong gom tự nhiên, kinh tế và xã hội"

Những nghiên cứu về phát triển bền vững và cụ thé hơn là trong lĩnh vực du lịch

mới chỉ thực sự được quan tâm trong hơn 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các học giả lớn và

các chuyên gia về du lịch trên thế giới Từ quy mô tầm khu vực tới quốc tế, nhiều nhữngcông trình nghiên cứu được manh nha từ thập niên 2000 đến nay Có thé kế tới nổi bật

những công trình:

Thứ nhất, là cuốn “Principles and practice of sustainable tourism planning”

(Nguyên tắc va thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Daniela Drumbraveanu (2004)

[49]: Tài liệu đã làm rõ một số nội dung lý thuyết chung về phát triển du lịch bền vững,trong đó tập trung phân tích các quan điểm về phát triển du lịch bền vững và các khía cạnhcần có để du lịch được gọi là bền vững Qua đó, hệ thống hóa và chỉ ra được 6 nhómnguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm:

(1) Giảm thiêu tác động đến môi trường dé đảm bảo sự bền vững về sinh thái;

(2) Giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính

bên vững về xã hội;

Trang 17

(3) Giảm thiêu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phương

dé bảo dam sự bền vững về văn hóa;

(4) Tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có được sự bền vững kinhtế lâu dài;

(5) Thông tin, giáo dục nhận thức đến doanh nghiệp, du khách, chính quyền và

người dân địa phương để cải thiện thái độ của các chủ thê đối với môi trường và giảm

thiêu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thê đến môi trường, xã hội;

(6) Phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địa phương đối với các

hoạt động du lịch ở điểm đến [49]

Thứ hai, cuốn “Indicators of Sustainable Development for TourismDestinations” (Bộ chi số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do UNWTO(2004) ấn hành [65]: Là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các sáng kiến chỉ sốdu lịch toàn thế giới, tài liệu được UNWTO xác định là chìa khóa cho sự phát triển dulịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành

viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá trình lập kế hoạch và

quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch

Thứ ba, cuốn “The handbook on sustainable tourism development” (Cam nang

về phát triển du lịch bền vững) do UNWTO va UNEP (2005) ấn hành [37]: Sáchđược xây dựng dựa trên một công trình nghiên cứu được thực hiện hơn 10 năm bởi

các chuyên gia của UNWTO va UNEP, vừa mang tính khái lược, hệ thống một số nộidung lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững đã từng được công bồ trong các côngtrình, ấn bản chính thức của UNWTO va UNEP trước đó, vừa là sự tong kết thực tiễnqua các cuộc khảo sát và nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia thành viên của

UNWTO.

Thứ tư, cuốn “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy

Makers” (Đề du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà hoạch định) doUNEP và UNWTO (2005) biên soạn [64]: Được biên soạn nhằm đưa ra cáchướng dẫn và khuyến nghị về phát triển du lịch bền vững đối với các chính phủ,các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, trong nội dung 5 chương của cuốnsách, một số quan điểm lý luận chung về phát triển du lịch bền vững của UNEP

và UNWTO đã được hệ thống và thể hiện, như các phân tích về mối quan hệ

giữa du lich và tính bền vững; giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và các khuyến

7

Trang 18

nghị chính sách cho một chương trình phát triển du lịch bền vững; xác định cầu

trúc và chiến lược để sự phát triển du lịch bền vững hơn; giới thiệu các bộ công

cụ đánh giá phát triển du lịch bền vững

Thứ năm, cuốn “Managing Sustainable Tourism: A legacy for the future”(Quan ly du lich bền vững: Một di sản cho tương lai) của David L.Edgell (2006) [50]:Thông qua nghiên cứu các hoạt động du lịch cụ thé, phân tích chính sách và thực tiễnquản lý du lịch cả thành công và thất bại, tác giả chỉ ra những ảnh hưởng có thể có

của du lịch như tác động tiêu cực đến môi trường, nguy cơ làm suy thoái văn hóa, phávỡ cấu trúc xã hội của cộng đồng bản địa và rút ra nhận định: Sự thành công hay

không của phát triển du lịch phụ thuộc vào việc duy trì một sự cân bằng tinh tế giữatăng trưởng kinh tế với bảo tồn văn hóa, tôn trọng cộng đồng và bảo vệ môi trường

Thứ sáu, bộ tài liệu “Sustainable Tourism for Development Guidebook” (Sách

hướng dẫn du lịch bền vững cho sự phát triển) do UNWTO (2013) ấn hành [66] Tài liệunghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của dự án EU “Tang cường năng lực du lịchbền vững cho phát triển ở các nước đang phát triển” Mục dich là nâng cao sự hiểu biếtchung và cam kết của EU về phát triển du lịch bền vững; đồng thời khuyến nghị các giảipháp vận dụng để du lịch thực sự là một phương tiện thúc đây tăng trưởng kinh tế, đồng

thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa và môi trường

Và thứ bảy là tài liệu hội thảo quốc tế “International forum on sustainabletourism development and innovation” (Diễn đàn quốc tế về phát triển du lịch bềnvững và đổi mới) (2014) [52]: Tài liệu đã tập hợp các nghiên cứu lý thuyết và kinhnghiệm về phát triển du lịch bền vững, phân tích nhiều nội dung lý luận chung vềphát triển du lịch bền vững như khái niệm, các nguyên tắc, mục tiêu hướng đến củaphát triển du lịch bền vững Tài liệu cũng hệ thống và khái lược một số khuyến nghị

thé chế cho các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách đã được nêu tại nhiều diễn

đàn quốc tế lớn về du lịch để hướng đến sự phát triển du lịch bền vững hơn

Các tài liệu này đã tạo nền móng cho những nghiên cứu sau này về phát triểndu lịch bền vững trên thé giới, đặc biệt là các quốc gia định hướng “du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn” Nhiều những công trình được nghiên cứu, điều này còn chothấy tính thiết yếu cũng như tầm quan trọng việc nghiên cứu phát triển bền vững nói

chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng

Trang 19

1.1.1.2 Nghiên cứu các khía cạnh cu thể của phát triển du lịch bên vững, các kinh

nghiệm và giải pháp thực tế phát triển du lịch bén vững

Thứ nhất, tiếp cận về góc độ nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên dulịch và phát triển du lịch bền vững Có thé ké tới các công trình:

Tài liệu “Tourism and Natural Resource Management: A General Overview of

Research and Issues” (Du lịch va quan lý tài nguyên thiên nhiên: Nghiên cứu tổng

quan và các vấn đề) của Jeffrey D Kline (2001) [54]: Tác giả phân tích tác động qualại giữa tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch dựa

nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và có sự tương tác cao với tài nguyên thiên nhiên

như du lịch sinh thái, trong đó đánh giá ý nghĩa quan trọng của tài nguyên cho phát

triển du lịch, đồng thời cũng nêu vai trò của việc phát triển các loại hình du lịch thân

thiện môi trường với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường Tác giả cũng

dé xuất một số giải pháp quản lý và các phương cách sử dung tài nguyên có hiệu quacho phát triển du lịch

Và cuốn “Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage sitedevelopment” (Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa), biên tập vatác giả chính Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè (2013) [51]: Các tác giả hệ thống mộtsố nội dung lý luận về di sản văn hóa, về du lịch bền vững các quy định pháp lý quốctế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch và di sảnvăn hóa, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ sự phát triển du lịch đối với việc bảovệ nguyên trạng di sản văn hóa ở các điểm đến; mô tả và phân tích các trường hợpthực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bang và khai thác hiệuquả yếu tổ tích cực trong quan hệ tương tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố di

sản nổi tiếng thế giới là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó khuyến nghị các

giải pháp chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thácnhững mặt tích cực của mối quan hệ này để hướng đến sự phát triển bền vững của du

lịch và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa.

Thứ hai, tiếp cận về góc độ nghiên cứu về một số hình thức và hướng pháttriển du lịch có yếu tố bền vững Có thé kế tới các cuốn:

Cuốn “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và phát

triển cộng đồng bền vững) của Greg Richards va Derek Hall (2000) [53]: Dựa trên

kết quả khảo sát, nghiên cứu phong phú được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng

9

Trang 20

lãnh thổ, tác giả tìm cách trả lời câu hỏi: cộng đồng địa phương có thể đóng góp gì

cho du lịch bền vững và ngược lại? Đổi lại, du lịch bền vững sẽ mang lại những gì

cho cộng đồng địa phương? Ở đây, dưới những biểu hiện cụ thê khác nhau, những tácđộng của du lịch đến sự phát triển và bảo tồn bản sắc của cộng đồng bản địa cũng nhưvai trò của cộng đồng địa phương trong phát trién du lịch bền vững trên thế giới cảba khía cạnh kinh tế, văn hóa, môi trường đều được khắc họa chân thực, sinh động;Từ đó, tác giả khang định và nhân mạnh vai trò của mối quan hệ tương tác giữa du

lịch và cộng đồng trong phát triển bền vững, đề xuất các giải pháp tạo điều kiện cho

cộng đồng tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch, cũng là cách dé dulịch phát triển hài hòa và bền vững hơn

Cuốn “Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan” (Du lịchsinh thái: Một cách tiếp cận bền vững của du lịch ở Jordan) của Al-mughrabi vàAbeer (2007) [46]: Các tác giả cuốn sách nêu một số nội dung lý luận về du lịch sinhthái như định nghĩa, nguyên tắc, tác động của du lịch sinh thái đối với tài nguyên vàmôi trường, từ đó khăng định vai trò của du lịch sinh thái như một hướng phát triểndu lịch bền vững hơn Trên cơ sở hệ thống lý luận về du lịch sinh thái, các tác giả nêumột số điển hình về kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Úc và Bulgaria và đisâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Jordan, đưa ra một số

khuyến nghị chính sách thúc day phát triển du lịch sinh thái ở Jordan Các khuyến

nghị này cũng có thể nghiên cứu dé vận dung cho các quốc gia, địa phương có nhữngtài nguyên và điều kiện phát triển du lịch tương tự

Cuốn “Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise?” (Dulich sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường?) của Martha Honey(2008) [56]: Cuốn sách là một trong số những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này Sau

đó, trong lần tái bản vào năm 2008, một số nội dung cả về lý thuyết và thực tiễn đã

được cập nhật, bé sung thêm Trên cơ sở những thông tin, tư liệu thực tế phong phúvề hoạt động du lịch ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó tập trung nghiên cứuđiển hình ở 6 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển và một số địa phương trên đấtnước Mỹ, tác giả đưa ra những nhận định tổng quan về du lịch sinh thái trên thế giớivà mối quan hệ với phát triển bền vững; đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái

trong chiến lược du lịch bền vững của mỗi quốc gia, trong mối quan hệ với hệ thống

chính trị và sự thay đôi tương ứng của các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia

10

Trang 21

đó; phân tích những tác động kinh tế và văn hóa của việc mở rộng du lịch đến quầnthé bản địa cũng như trên các hệ sinh thái.

Ngoài ra còn một số bài viết như bài viết “Cultural tourism and sustainabledevelopment” (Du lịch văn hóa và phát triển bền vững) của Luigi Fusco Girard, Peter

Nijkamp (2009) [55]: Các tác giả đã tập trung phân tích những tác động ảnh hưởng

của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực

kinh tế, xã hội Khi các khía cạnh bền vững được thé hiện trong du lịch văn hóa thì sự

đóng góp của du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

mang tính bền vững

Và bài viết “Sustainable Rural Tourism: Lessons for Rural Development” (Dulịch nông thôn bền vững: Bai hoc cho phát trién nông thôn) của Ruth McAreavey và

John McDonagh (2011) [59]: Qua nghiên cứu một số trường hợp điển hình du lịch

nông thôn ở vùng Bắc Ireland, các tác giả đề cập đến một hình thức du lịch cụ thé,với đặc thù của các hoạt động du lịch gắn với điểm đến là vùng nông thôn Đánh giácác yêu tố bền vững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch Từ đó làm rõmỗi quan hệ giữa du lịch nông thôn bền vững và phát triển nông thôn, ý nghĩa củaphát triển du lịch nông thôn bền vững đối với phát triển nông thôn, của phát triểnnông thôn với du lịch nông thôn bền vững

Từ những nghiên cứu tổng quan và cụ thể được lựa chọn đưa ra, đây sẽ là nền

tảng vững chắc dé tác giả lấy làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình Đặc biệt làkế thừa những nghiên cứu nước ngoài vào trong nước về phát triển bền vững nóichung và phát triển du lịch bền vững nói riêng

1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển du lịch bén vững ở trong nước1.1.2.1 Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bên vững

Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập tới phát triển du lịch bền

vững trong quá trình hoạch định chính sách và phát triển kinh tế Với ý muốn nhấnmạnh những phương thức, cũng như việc sử dụng có trách nhiệm những nguồn lựccủa sự phát triển Và ngoài những công trình nghiên cứu trên thế giới giới, tác giảcũng lựa chọn một số công trình trong nước đề kế thừa nghiên cứu lý luận thêm phầnchặt chẽ và củng có

Thứ nhất là cuốn “Cơ sở khoa hoc và giải pháp phát triển du lịch bên vững ởViệt Nam” của Phạm Trung Lương (2002) [18] Day là công trình nghiên cứu một

11

Trang 22

cách có hệ thống ở cấp độ Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Công trình đã

tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống

hóa một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, nhữngnguyên tắc cơ bản, dau hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bềnvững; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng pháttriển du lịch Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến thời điểm thựchiện đề tài; xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vữngđối với Việt Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển dulịch bền vững ở Việt Nam

Thứ hai là bài viết “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bên vững vakhông bên vững” của Lê Chí Công (2013) [6] Sau khi khái lược một loạt quan điểm

về phát triển du lịch bền vững, tác giả đã phân tích và so sánh những điểm khác nhau

cơ bản giữa phát triển du lịch bền vững với không bền vững dựa trên các yếu tô đánhgiá như tốc độ phát triển, mức độ kiểm soát, Nhấn mạnh sự cần thiết phải đi đếnmột quan điểm toàn diện và đầy đủ về phát triển du lịch bền vững, nhằm tạo sự thốngnhất về nhận thức và vận dụng trong thực tiễn quản lý phát triển du lịch

Và thứ ba là cuốn “Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển du lịch bên vững khu

vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” do Trường Đại học Thương mại (Hà Nội),

Trường Cao đăng Thương mại Đà Nẵng và Trường Đại học Nam Hoa (Đài Loan)(2016) đồng tổ chức [7] Kỷ yếu gồm 59 bài nghiên cứu, bài viết của các nhà khoahọc, nhà quản ly trong nước và quốc tế Trong nội dung nhiều bài viết, các tác giả đãhệ thống những vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch bền vững, làm rõ nội hàmkhái niệm phát triển du lịch bền vững, các nguyên tắc, khía cạnh bền vững trong pháttriển du lịch, sản phẩm du lịch, thương hiệu và quảng bá du lịch, liên kết phát triển dulịch bền vững

Bên cạnh đó, một số luận án tiến sĩ kinh tế cũng đã được công bố vớinhững nội dung nghiên cứu lý luận về phát triển du lịch bền vững:

Như là “Giải pháp phát triển du lịch bên vững Tây Nguyên” của Nguyễn ĐứcTuy (2014) [41] Luận án hệ thống một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bềnvững như định nghĩa, các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền

vững; các vấn đề về hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch bền vững Tuy

nhiên, một số vấn đề chung về du lịch bền vững như các nguyên tắc phát triển du lịch

12

Trang 23

bền vững, vấn đề sức chứa trong du lịch để đảm bảo tính bền vững chưa được tác giả

đề cập sâu

Hay luận án “Chiến lược phát triển du lịch bên vững tỉnh Nghệ An đến năm2020” của Nguyễn Tư Lương (2016) [17] Trong phần khái lược, hệ thống nội dunglý luận chung về phát triển du lịch bền vững, luận án đã tong hợp, phân tích các quan

điểm tiếp cận về phát triển du lịch bền vững và chiến lược phát triển du lịch bền

vững, nêu vai trò và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược phát triển du lịch bềnvững đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của một địa phương Tuynhiên, luận án chủ yếu chỉ tiếp cận và tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnchiến lược phát triển du lịch bền vững, do đó một số nội dung lý luận chung khác vềphát triển du lịch bền vững như các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá phát trién bền vững

chưa được đề cập Mặt khác, trong nội dung nghiên cứu về quy trình xây dựng chiến

lược, luận án chưa đề cập sâu đến vấn đề dự báo dài hạn các yếu tố liên quan và vấnđề liên kết, phối hợp chiến lược giữa các địa phương

1.1.2.2 Nghiên cứu các khía cạnh cụ thé của phát triển du lịch bên vững, các kinhnghiệm và giải pháp thực tế phát triển du lịch bên vững

Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển

du lịch bền vững Có thé kế đến các công trình:

Cuốn sách “Tài nguyên du lịch Việt Nam” của tác giả Thê Đạt (2003) [9] Vớimục đích hệ thống nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Việt Nam phục vụ chophát triển du lịch, công trình đã tổng hợp các thông tin liên quan đến nhiều tài nguyêndu lịch trên đất nước Việt Nam như địa danh có tài nguyên, nguồn gốc của tài nguyênphi vật thể, ý nghĩa, giá trị của tài nguyên theo từng nhóm loại: Tài nguyên du lịchcủa hệ sinh thái đồng bằng; tài nguyên của hệ sinh thái núi - rừng, biển - đảo; tài

nguyên lễ hội, các thể loại ca nhạc tiêu biểu, các nhạc cụ truyền thống của một số dân

tộc; tài nguyên của loại hình du lịch cộng đồng

Bài viết “Sứ dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển dulịch bên vững” của 2 Tác giả Nguyễn Minh Tuệ và Phạm Lê Thao (2005) [40] Bàiviết hệ thông các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung phân tíchý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên

trong phát triển du lịch Theo các tác giả, sử dụng hợp lý tài nguyên bao gồm cả phát

huy hiệu quả sử dụng trong hiện tại trên cơ sở kiểm kê đánh giá, quy hoạch phù hợp

13

Trang 24

dé sử dụng cho các mục tiêu cụ thé; đồng thời sử dung sao cho các nguồn tài nguyên

này còn có thé được lưu lại cho các thế hệ tương lai

“Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diệnđánh giá điều kiện tự nhiên” của tác giả Đỗ Trọng Dũng (2011) [10] Với mục tiêuthúc đây sự phát triển của du lịch sinh thái bền vững cho khu vực Tây Bắc của đất

nước, công trình di sâu vào một số nội dung nghiên cứu chính: hệ thong các khái

niệm cơ bản về phát triển du lịch sinh thái, vị trí của du lịch sinh thái trong chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam; đánh giá điều kiện tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa

điều kiện tự nhiên và các tài nguyên du lịch tự nhiên đối với du lịch sinh thái bền

vững, vai trò của các điều kiện tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch sinh thái;phân tích hiện trạng phát triển và các mô hình quản lý hoạt động du lịch sinh thái ở

tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Thứ hai, nghiên cứu một số hình thức và hướng phát triển du lịch có yếutố bền vững Với các cuốn:

“Du lịch sinh thái - những van dé lý luận và thực tiền phát triển ở Việt Nam”của Tác giả Phạm Trung Lương (2002) [19] Như những kiến giải của tác giả, du lịchsinh thái có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng,

phát triển bền vững Do đó, hoạt động du lịch sinh thái chính là hoạt động mang tính

bền vững

“Du lịch cộng đông” của Tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) [45] Trên cơ sởnghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng trên thé giớicũng như trong nước, các tác giả đưa ra quan niệm về du lịch cộng đồng như mộtphương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự thamgia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch; phân

tích các nguyên tắc, đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai trò của du lịch cộng đồng

trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịchbền vững Cuốn sách cũng đề xuất một quy trình xây dựng quy hoạch phát triển dulịch cộng đồng, các nội dung của quy hoạch, khuyến nghị những giải pháp cần thiếtdé tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có kết quả, đáp ứng yêucầu phát triển du lịch cộng đồng bền vững

“Du lịch tâm linh vì sự phát triển bên vững” do Bộ Van hóa - Thể thao & Du

lịch phối hợp với UNWTO tô chức (2013) [3] Kỷ yếu đã tập hợp một số bài nghiên

14

Trang 25

cứu của các học giả quốc tế và trong nước về các nội dung liên quan đến chủ đề về dulịch tâm linh vì sự phát triển bền vững Trong nội dung các bài viết, các tác giả đề cậpmột số van dé chung về phát triển bền vững và du lịch bền vững, các quan niệm về du

lịch tâm linh, đặc điểm, xu hướng phát triển; nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố

tâm linh, đạo đức và du lịch bền vững, giữa di sản văn hóa với du lịch tâm linh và

phát triển bền vững Các tác giả cũng đều khang định ý nghĩa, vai trò, tác động mạnh

mẽ và tích cực của du lịch tâm linh trong xã hội, đối với các nền kinh tế nếu du lịch

đó được định hướng bởi các nguyên tắc phát triển bền vững và có trách nhiệm, với

quan niệm rằng mục tiêu lợi nhuận không nên là ưu tiên tuyệt đối của phát triển du lịch; đềxuất các giải pháp kết nối văn hóa, truyền thống và tâm linh với du lịch trong quá trìnhphát triển theo hướng đảm bảo tôn trọng các trụ cột của phát triển bền vững, nhằm tăng

cường ý nghĩa, vai trò, tác động tích cực nói trên của du lịch tâm linh Do chỉ tập trung vào

chủ đề hội thảo nên trong các bài viết của kỷ yếu, nội dung lý thuyết về du lịch bền vữngkhông mở rộng nhiều Tuy nhiên, đây là một tài liệu có ý nghĩa tham khảo trực tiếp đối vớiđề tài, đặc biệt là trong việc nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch tâm linh bền vữngở tỉnh Phú Thọ, một địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù gắn vớitruyền thống văn hóa thời kỳ các vua Hùng dựng nước, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương và có lợi thế cho phát triển du lịch tâm linh - hành hương về cội nguồn dân tộc

“Bộ công cu du lịch có trách nhiệm” do ESRT Việt Nam xây dựng (2015)

[11] Tài liệu đã tong hợp, phân tích một số van dé chung về du lịch và du lịch cótrách nhiệm (một hướng phát triển du lịch mà theo ESRT là lấy những nguyên tắc củadu lịch bền vững làm cốt lõi) như định nghĩa về du lịch, tác động của du lịch đến môitrường, kinh tế và xã hội, các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm, phát triển sảnphẩm du lịch có trách nhiệm, marketing và truyền thông có trách nhiệm trong du lịch,

sử dụng lao động có trách nhiệm, xây dựng năng lực trách nhiệm của một tổ chức,

chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm, giảm sát tác động của du lịch có trách nhiệm,

hoạch định và quản lý du lịch có trách nhiệm, trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh

một số loại dịch vụ gắn liền với du lịch, vấn đề kiểm soát sử dụng nguồn nước, năng

lượng và rác thải trong kinh doanh du lịch, chính sách và quy hoạch du lịch có trách

nhiệm Tài liệu cũng đề cập vai trò, trách nhiệm của ba nhóm đối tượng trong phát triển

du lịch có trách nhiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch,

các cộng đồng dân cư tại điểm đến có tham gia vào du lich Tài liệu không thé hiện nhiều

15

Trang 26

về quan điểm nghiên cứu đối với các vấn đề mang tính học thuật mà chủ yếu dưới dạng

hệ thống hóa thông tin, tư liệu có gắn với ví dụ và phân tích thực tế Tuy nhiên, tài liệu

có ý nghĩa tham khảo khá thiết thực nhất là trong quản lý du lịch và thực hành các hoạtđộng du lịch bền vững đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở kinh doanh dulịch và với cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch

Và thứ ba, nghiên cứu các kinh nghiệm giải pháp cụ thế phát triển du lịchbền vững Có thé kế đến những công trình nghiên cứu khác trong nước với các

hướng nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững như: “Tài nguyên du lịch”của tácgiả Bùi Thị Hải Yến (2008) [44]; “Việt Nam văn hóa và du lịch” của Trần MạnhThường (2012) [36]; “Du lịch và du lịch sinh thai” của Thê Dat (2003) [9]; “Du lịchsinh thái” do tác giả Lê Huy Bá chủ biên (2009) [1]; “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020” của

Hà Văn Siêu (2011) [29] Tuy nhiên có thé kể đến cụ thé một số công trình sau:

Ở bài viết “Phát triển bên vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tể” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2008) [20] Tác giả đã trình bay quanđiểm chung về phát triển du lịch bền vững, phân tích ba trụ cột của phát triển du lịchbền vững (kinh tế, xã hội, môi trường), đánh giá thực trạng và những van dé đặt ra

đối với sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, đề

xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục những yếu kém, thúc đây du lịch ViệtNam phat triển bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Hay ở bài viết “Định hướng dau tư xây dựng thị trường - sản phẩm du lịch các

tinh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai” của nhà nghiên cứu Hà Văn Siêu (2011) [30].

Trong bài viết, tác giả đánh giá cụ thể thực trạng thị trường khách du lịch quốc tế vàtrong nước đến với ba tỉnh nằm trong mối liên kết tour du lịch về cội nguồn (Phú Thọ

- Yên Bái - Lào Cai); nêu quan điểm về định hướng và đầu tư phát triển một số nhóm

thị trường và sản phẩm du lịch chủ yếu cho các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai Vềđịnh hướng đầu tư phát triển các thị trường du lịch trọng điểm, tác giả cho rằng cầnưu tiên phát triển và thu hút các nhóm thị trường chất lượng cao; ưu tiên khai thác vàphát triển các nhóm thị trường với mục đích tham quan du lịch thuần túy; tập trungkhai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng về nghỉ dưỡng núi và hồ; chuẩn bị tốt các

điều kiện cần thiết dé khai thác các thị trường du lịch theo các chuyên dé Bài viết có

16

Trang 27

giá trị tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng định hướng phát trién thị trường du lịch

của tỉnh Phú Thọ.

Ngoài ra còn có cuốn “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ViệtNam” do ITDR và JICA phối hợp xây dựng (2013) [14] Cuốn sách tóm tắt một số nhậnthức lý luận cơ bản về du lịch nông thôn, trong đó nhắn mạnh khía cạnh bền vững về mặtvăn hóa xã hội, môi trường của du lịch nông thôn, thé hiện qua vai trò của các hoạt độngdu lịch nông thôn trong việc bảo vệ di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ởlàng xã, phục vụ lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường Sách cũngphân tích phương pháp và quy trình phát triển du lịch nông thôn, đánh giá và rút ra kinhnghiệm từ một số điển hình thực tế phát triển du lịch nông thôn dựa trên các mô hình đãthực hiện Hệ thống lại các địa danh, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông

thôn ở Việt Nam và đề cập vai trò của các cơ quan liên quan Đề xuất các chính sách liên

quan dé có thé vận dụng cam nang cho phát triển du lịch nông thôn Việt Nam

Cùng một số bài viết khác, như bài viết “Định vị thương hiệu du lịch, nâng caohình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam” của tác giả Đỗ Câm Thơ (2015) [34] Tácgiả phân tích sự cần thiết phải định vị thương hiệu du lịch Việt Nam, ý nghĩa của việcđịnh vị thương hiệu đối với sự phát triển du lịch bền vững Đánh giá những thuận lợi,khó khăn cho việc định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóahiện nay Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để định vị hiệu quả thương hiệu dulịch Việt Nam trong thời gian tới Bao gồm việc xác định rõ giá trị thương hiệu, xâydựng và thực hiện tốt các chiến lược định vị thương hiệu, chiến lược thị trường vớicác giải pháp cụ thể phù hợp Mỗi thương hiệu du lịch khi định vị được tích cực trongthị trường sẽ giúp du lịch Việt Nam từng bước khăng định rõ giá trị trong thị trường,góp phan nâng cao hình ảnh và vị thế chung của cả quốc gia

Và bài viết “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng miễn núi phía Bắc” của tác

giả Đỗ Câm Thơ (2015) [35] Từ những phân tích, đánh giá tiềm năng lợi thế về tàinguyên du lịch của các tỉnh vùng núi phía Bắc, tác giả đề xuất xây dựng các sản phẩm dulịch đặc thù gắn với việc liên kết các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cụ thểtrong các cung đường du lịch vùng núi phía Bắc, trong đó các sản phâm đặc thù có thểđược tạo nên từ các tài nguyên du lịch nổi tiếng bao gồm: Nhóm sản phẩm du lịch chinh

phục thiên nhiên và thé thao mạo hiểm; nhóm sản phẩm tìm hiểu và trải nghiệm cuộc

sống cộng đồng dân tộc thiểu số; nhóm sản phẩm du lịch về nguồn; nhóm sản phẩm du

17

Trang 28

lịch sinh thái nông nghiệp Theo tác giả, các sản phẩm du lịch đặc thù được xác định

đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có và được đầu tư hợp lý chính là yếu tố cần thiết dé phát

triển du lịch bền vững; đồng thời trong quá trình đầu tư sản phẩm, cần coi trọng các giátrị làm nên tinh đặc thù này dé có định hướng phát triển phù hợp

Các bài nghiên cứu, bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: “Phát triển du

lịch bén vững khu vực duyên hai Nam Trung Bộ Việt Nam” (2016) [7] Ngoài các nội

dung nghiên cứu, hệ thống lý luận chung về phát triển du lịch bền vững, các bài

nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học trong nước và quốc tế tập trung vào hai chủ

đề chính: Những kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững và thực trạngquản lý phát triển du lịch bền vững tại khu vực duyên hai Nam Trung Bộ; chính sáchvà giải pháp phát triển du lịch bền vững ở duyên hải Nam Trung Bộ Trong các bàiviết, các tác giả đã phân tích các kinh nghiệm thành công từ nhiều quốc gia (như Uc,Nhật Bản, Hàn Quốc ) trong phát triển du lịch bền vững; đánh giá năng lực cạnhtranh của điểm đến trong bối cảnh toàn cầu hóa; đánh giá vai trò quản lý của các cấpchính quyền và đề xuất các chính sách tăng cường quản lý, xây dựng thương hiệu,định hướng liên kết, phát triển du lịch bền vững các tỉnh khu vực duyên hải NamTrung Bộ dưới tác động của cộng đồng ASEAN và các Hiệp định mà Việt Nam tham

gia Các nội dung được dé cập, trao đổi, phân tích trong Kỷ yếu khá phong phú,

phần lớn gắn với các vấn đề thực tế trong phát triển du lịch Kỷ yếu có ý nghĩa thamkhảo quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phát triển và quản lý phát triển dulịch bền vững đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh

Trong hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Hướng di mới cho du lịch ViệtNam Hậu COVID-19” diễn ra vào tháng 9 năm 2021 do 3 trường Đại học Khoa họcXã hội & Nhân văn Hà Nội, Đại học Nha Trang và Cao đăng Du lịch Nha Trang chủ

trì, tổ chức Với tong số 66 báo cáo, thì có tới 20 báo cáo tham luận là nghiên cứu về

phát triển du lịch bền vững Các báo cáo tham luận cũng nghiên cứu, giới thiệu về cáctrường hợp phát triển du lịch biển đảo bền vững Nêu rõ thực trạng, nguyên nhân vàhệ quả của những tác động phát triển du lịch quá ngưỡng tiềm năng của tài nguyên dulịch và ảnh hưởng tới môi trường Đồng thời chi ra các giải pháp thích hợp dé pháttriển bền vững du lịch biển, đảo ở Khánh Hòa và Phú Yên như: Báo cáo của ĐặngThị Phước Toàn “Du lịch cộng dong: Huong phat trién du lich bén vững cho tinhKhánh Hoà”, Dinh Thị Lan Hương “Phát triển du lịch bên vững thông qua thúc day

18

Trang 29

hoạt động truyền thông văn hóa - giáo dục môi trường: Trường hợp Khu Bảo tôn

thiên nhiên văn hóa Đồng Nai” Hay với báo cáo “Xác định yếu tổ ảnh hưởng và do

lường sự hài lòng của khách du lịch về điển đến du lich dựa trên mối quan hệ pháttriển bên vững” của Lê Đình Tiên - Phạm Hong Long

Tài liệu nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững bao gồm các nghiên cứu về cácchiến lược và kinh nghiệm phát triển du lich mà không gây tổn hại đến môi trường tàinguyên và có thể duy trì trong thời gian dài Tài liệu nghiên cứu có thể bao gồm các bài

báo nghiên cứu, tạp chí, sách, tài liệu chính thức của các tổ chức quốc tế và các chươngtrình hỗ trợ du lịch bền vững Những tài liệu này cung cấp thông tin về cách phát triển du

lịch có hiệu quả, nhưng vẫn dựa trên tôn trọng văn hóa và đặc điểm địa phương Baogồm cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và hoạt động du lịch bền vững

Như vậy, cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững sẽ bao gồm các nguyên tắc,giá trị và mục tiêu của sự phát triển du lịch ma không gây tổn hại đến môi trường, tàinguyên và có thể duy trì trong thời gian dài

- _ Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững bao gồm:

‹ Su dụng nguồn tài nguyên môi trường một cách thận trọng

« Tôn trọng văn hóa và đặc điểm địa phương‹ _ Xây dựng các công trình và hoạt động du lịch theo tiêu chuẩn bền vững¢ _ Hỗ trợ sự phát triển cho cộng đồng địa phương

- Gia trị của phát triển du lịch bền vững bao gồm:

« Bao vệ môi trường và tài nguyên

e Tao ra các cơ hội kinh doanh và việc làm cho cộng đồng địa phương« Tôn trọng và bảo tồn văn hóa, đặc điểm địa phương

- Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là tạo ra một mô hình du lịch mà

không gây tôn hại đến môi trường, tài nguyên, văn hóa và có thé duy trì trong

thời gian dai.

Các công trình nói trên đề cập đến một số khía cạnh lý luận liên quan tới pháttriển du lịch bền vững, đồng thời phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du

lịch của một số địa phương, điểm đến, trong một số loại hình du lịch, trong bối cảnh và

những điều kiện cụ thể Những nội dung lý luận và những giải pháp thực tế trong các bàiviết có ý nghĩa tham khảo to lớn cho luận văn của tác giả

19

Trang 30

1.2 Các khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm về du lịch

Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch năm 2017 của Hiến pháp Quốc Hội nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: “Du lich là các hoạt động có liên

quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian

không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,

tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Còn theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International

Union of Official Travel Oragnization - IUOTO) (2019) thì: “Du lịch trong khái niệm

của marketing du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểmcư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải dé làm ăn, tức không phải

để làm một nghề hay một việc kiếm tiên sinh sống”

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963),

các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là ngành kinh tế bắt nguồn từcác cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thé ở bên ngoài nơi ở thườngxuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không

phải là nơi làm việc của họ”.

Và cuối cùng, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization)

(2019) thì: “Du lịch bao gom tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trúvới mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữatrong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống địnhcư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiên” [13]

1.2.2 Hệ thống lãnh thổ du lịch

Hệ thống lãnh thé du lịch (Tourism territorial system) là một hệ thống địa lýxã hội, bao gồm các yếu tô có quan hệ tương hỗ với nhau như: các luồng du khách,tổng thể tự nhiên và tổng thể văn hóa - lịch sử, các công trình kĩ thuật, nhân viên phụcVụ Và cơ quan điều hành Hệ thống lãnh thé du lịch như một thành tạo toàn vẹn vềchức năng và lãnh thổ, thực hiện nhiều chức năng xã hội, trong đó chức năng chính làphục hồi và tái sản xuất mở rộng sức khỏe và khả năng lao động, thé lực và tinh than

của con người (du khách) Về phương diện này, các hệ thống lãnh thổ du lịch tương

20

Trang 31

đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, cùng với các hệ thống giao thông và hệ

thống dân cu [24]

1.2.3 Tài nguyên du lịch

Tài nguye n du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel resources Tàinguye n du lịch là khách thé của du lịch và làco sé phát triển của ngành du lịch.Các nhà nghie n cứu về du lich du ara khái nie m sau: Mọi nha n tố có thé kích

thích đọ ngco du lịch của khách du lịch đu gc ngành du lịch tạ n dụng dé sinh

ra lợi ích kinh tế và lợi ích xãhọ ¡ đều đu ợc gọi là tài nguye n du lịch Nói mọ t

cách khác, đã là nha n tố thie nnhie n,nha nva n và xã họ ¡ có thé thu hútdu oc khách du lịch thì gọi chung là tài nguye n du lịch Da y là mo t khái

nie mrấtrọ ng và rất bao quát, rất thiết thực [271

1.2.4 Khái niệm và quan điểm về du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism Development) là quá trìnhphát triển và duy trì trong mo t kho ng gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tạicọ ng đồng, mo ¡ tru ờng), the m nữa sự phát triển sẽ kho ng làm giảm khảna ng thíchứng mo itru ong của conngu i trong khi vẫn có thé nga nchạ nnhững tác đọ ngtie u cực tới sự phát triển la u dai Phát triển du lịch bền vững làquá trình phát triển các sản phâm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hie n tại củakhách du lịch, ngành du lịch và co ng đồng địaphu o ngmà kho nganhhu ongđến khả na ng đáp ứng nhu cầu của thếhẹ tu o ng lai [11]

Phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thé đáp ứng đu ợc nhữngnhu cầu hie n tại mà kho ng ảnh hu Ong, tôn hại đến những khả na ng đáp ứngnhu cau của cácthếhẹ tu o ng lai [23]

Hiện nay, quan điểm về phát triển bền vững ngành du lịch được đa số các quốc

gia và các nhà nghiên cứu công nhận về bản chất đều phải đảm bảo ba nội dung cơ

bản: môi trường bền vững, xã hội bền vững và kinh tế bền vững Dé đảm bao du lịchbền vững cần phải xác định được các mục tiêu cơ bản, sau đó cần xác định được cácnguyên tắc của du lịch bền vững, lay làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp theo,giúp du lịch phát triển bền vững trong tương lai [41]

Du lịch bền vững là sự nỗ lực dé vừa đáp ứng được các nhu cầu du lịch hiện

tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch trong tương lai Đồng thời,

21

Trang 32

trong giai đoạn du lịch bền vững phải đảm bảo các tiêu chí như phát triển một cách

bền vững về mặt kinh tế, tự nhiên, môi trường và văn hóa, xã hội [41]

Việc áp dung du lịch bền vững vào ngành du lịch có thé thay đã, đang và sẽtạo nên một chuỗi tác động tốt đến con người và môi trường, khi kinh tế được pháttriển một cách ồn định đồng nghĩa với việc ngành du lịch đã tạo ra được sự vững

chắc, tao ra thu nhập cho người dân và cộng đồng, từ đó, ho sẽ tăng thêm ý thức dé

bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn thu nhập đến từ du lịch này, cụ thể, họ sẽ ngày càngbảo tồn thiên nhiên, nền văn hóa dé thu hút du khách ngày càng đông hơn, từ đó nâng

cao đời sống vật chất cũng như tinh thần [42]

Phát triển du lịch bền vững phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát

triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sông,

trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm

phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau Đề đảm bảo phát triểnbền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vữngđó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý; hạn chế sử dụng quá mứctài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đadang; phát triển phải phù hợp với tổng thé kinh tế - xã hội; chia sẻ lợi ích với cộng

đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt

động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương vàcác đối tượng liên quan; chú trọng dao tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi

trường [39].

1.2.5 Yêu cau phát triển du lịch bền vững vùng biển, đảo

Các nguyên tắc bền vững đề cập đến các khía cạnh môi trường, kinh tế và vănhóa xã hội của phát triển du lịch và phải thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa ba khía

cạnh này dé dam bao tính bền vững lâu dài:

1) Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường là yếu tố chính trong pháttriển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và giúp bảo tồn di sản thiên

nhiên và đa dạng sinh học.

2) Tôn trọng tính xác thực về văn hóa xã hội của các cộng đồng sở tại, bảo tồndi sản văn hóa và các giá trị truyền thống được xây dựng và sống động của họ, đồng

thời đóng góp vao sự hiéu biêt và khoan dung giữa các nên văn hóa.

22

Trang 33

3) Đảm bảo các hoạt động kinh tế lâu dai, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế xã

hội cho tất cả các bên liên quan được phân bé công bang, bao gồm việc làm 6n định

và các cơ hội tạo thu nhập cũng như các dịch vụ xã hội cho cộng đồng SỞ tại và gópphần xóa đói giảm nghèo

Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham gia có hiểu biết của tat cả các bênliên quan, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ dé đảm bảo sự tham gia rộng rãivà xây dựng sự đồng thuận Dat được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và nó

đòi hỏi phải giám sát liên tục các tác động, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và/hoặc

khắc phục cần thiết bất cứ khi nào cần thiết Du lịch bền vững cũng cần duy trì mứcđộ hài lòng cao của khách du lịch và đảm bảo trải nghiệm có ý nghĩa cho khách du

lịch, nâng cao nhận thức của họ về các van đề bền vững và thúc đây các hoạt động dulịch bên vững trong số họ [67]

1.3 Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững1.3.1 Cơ sở lựa chọn các tiêu chí cho đánh giá du lịch bền vững

Năm 2008 nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc UNE

(United Nations Foundation), ông Ted Turner đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới,

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên

hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tại Hội

nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở

hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới

Du lịch bền vững đang trên đà phát triển: Nhu cầu tiêu dùng gia tăng, các nhàcung ứng du lịch triển khai ngày càng nhiều chương trình du lịch “xanh”, trong khicác chính phủ cũng đang xây dựng những chính sách khuyến khích hoạt động du lịchbền vững Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: (1)

hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, (2) nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho

cộng đồng địa phương, (3) gìn giữ di sản văn hóa và (4) giảm thiêu những ảnh hưởng

tiêu cực với môi trường.

Các tiêu chuân này là những nỗ lực của cộng đồng kinh doanh lữ hành trướcnhững thách thức toàn cầu hướng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ: Xóa đói giảmnghèo, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hau, là những vấn đề được đề cập trong bộ

tiêu chuân này.

23

Trang 34

Từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn Toàn cầu về Du lịch Bén vững đã nhóm

họp các Chính phủ để cùng nhau phát triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững Trong

vòng 15 tháng Hiệp hội đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững

của ngành du lịch Phân tích 4.500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự

tham gia của hơn 80.000 người bao gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành,

các cơ quan chức năng của chính phủ và Liên Hợp Quốc.1.3.2 Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững huyện Côn Dao

Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do GSTC phiên bản lần thứ 3 xây

dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ SỐ, cụ thé như sau:1.3.2.1 Quản lý du lịch bên vững hiệu quả

(1) Hệ thống quản lý bền vững: Thực hiện một hệ thống quản lý bền vững, lâudài, phù hợp với quy mô và thực lực, quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trường,

kinh tế - xã hội, văn hóa, chất lượng, sức khỏe và an toàn.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách về phát triểndu lịch bền vững đến các nhà đầu tư, du khách và mọi người dân trên địa bàn du lịch.Nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh

du lịch, việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hóa, du lịch;

tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường;

thực hiện nghiêm quy định về khảo sát, đánh giá tác động môi trường khi đầu tư dự

án du lịch; kiên quyết xử lý các dự án phát triển du lịch vi phạm các quy định trongnhững lĩnh vực này Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượngtham gia kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lựcchung dé bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch

Kiểm soát chặt chẽ và có những biện pháp hạn chế tác động của các hoạt độngkinh tế trong những lĩnh vực khác (xây dựng, giao thông, công nghiệp, nôngnghiệp ) đến môi trường tại các khu, điểm du lịch Nghiên cứu, xác định giới hạn áplực của hoạt động du lịch lên tài nguyên, môi trường: theo dõi, kiểm tra thường xuyên

việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn kiệt, suy giảm hoặc

xuống cấp nghiêm trọng Phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về dulịch với các cơ quan, các ngành chức năng liên quan trong việc khắc phục sự có, tình

trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên du lịch

24

Trang 35

(2) Tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia, quốc tế

liên quan du lịch;

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tàinguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kếtvùng Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mởrộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp

của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Phát triển đồng thời du lịchnội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đăng đối với khách du lịch

(3) Gắn kết nhân viên: Nhân viên du lịch được đào tạo, bồi dưỡng định kỳ vềvai trò trong quản lý áp dụng về môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa, sức khỏe và an

toàn trong hoạt động du lịch;

Công tác đào tạo phải hoàn thiện được bộ khung trình độ nghề du lịch quốcgia, từng bước chuân hóa kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực,

nâng cao chất lượng đảo tạo đối với mọi thành phần cán bộ du lịch Cán bộ được đào

tạo phải chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có kiến thức quản lý và điều hành, vừacó kiến thức nghề chuyên môn chuyên nghiệp, bài bản; có kỹ năng tác nghiệp du lịch,

trình độ khoa học công nghệ cao, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ tương ứng với nghề.

(4) Phản hồi của khách hàng: Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch dé có sự

điều chỉnh phù hợp;

Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế.Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết vànâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch Đồngthời, các tiêu chí về môi trường sẽ thúc day cộng đồng có những sáng kiến làm sạch

môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, dat, 6 nhiễm tiéng én, thải rác va

các van dé môi trường khác tốt hơn

Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chấtlượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách Du lịch là một ngành kinh tế tổnghợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, muốn phát triển bền vững đòi hỏisự nỗ lực chung của toàn xã hội Mục tiêu của phát triển bền vững mang tới sự hàihòa giữa kinh tế - xã hội và môi trường nhưng không làm anh hưởng tới tương lai Déthực hiện những mục tiêu trên, cần xác định được các nguyên tắc của phát triển du

25

Trang 36

lịch bền vững, lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp theo, giúp du lịch pháttriển bền vững trong tương lai.

(5) Quảng cáo chính xác: Quảng bá, quảng cáo sản phẩm du lịch đúng sự thật,cam kết bền vững và không hứa hẹn những điều không có;

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mụcđích sinh lợi; t6 chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới

thiệu, trừ tin thời su; chính sách xã hội, thông tin cá nhân Quảng cáo sai sự thật là

hành vi gian dối trong hoạt động quảng cáo, được thực hiện bởi một cá nhân, tổ chứcthông qua các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa hay

dịch vụ nhưng nội dung bị phóng đại và không đúng sự thật; từ đó làm ảnh hưởng

đến cá nhân hoặc tổ chức khác

(6) Công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng: Thiết kế, xây dựng, cải tạo và vậnhành cơ sở hạ tầng du lịch đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy hoạch, tôn trọng di sản

văn hóa, sử dụng vật liệu địa phương;

Nâng cấp cơ sở hạ tầng dé tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại và lưu trúcủa du khách, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở các địa

phương (như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin

liên lạc) là hết sức cần thiết Thông qua các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng ở các địa

phương được đầu tư nâng cấp

(7) Quyền sở hữu tài sản, đất và nước: Sở hữu hợp pháp đất đai và tài sản theo

các quy định pháp luật của địa phương;

Địa phương cần bồ trí quỹ đất dé đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch,nghỉ dưỡng nhằm mở rộng, phát triển du lịch đến các địa phương trong toàn địaphương Đồng thời chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng cóhiệu quả các nguồn vốn cho dau tư phát triển; trong đó, tập trung làm tốt công tác giải

phóng mặt băng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các

dự án Địa phương cần chú trọng triển khai xây dựng các công trình văn hóa, thể dụcthé thao, các công trình phúc lợi xã hội; sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tàinguyên thiên nhiên, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,

hướng tới mục tiêu giữ gìn và xây dựng môi trường sinh thái của địa phương xanh,

26

Trang 37

sạch, trong lành, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của du khách khi đến tham quan, nghỉ

dưỡng.

(8) Thông tin và diễn giải: Cung cấp thông tin, diễn giải về thiên nhiên, di sản,văn hóa và hướng dẫn cách ứng xử phù hợp cho du khách khi tham quan tại điểm đến

du lịch.

Sở Du lịch chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành phố biến, hướng dẫn

khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôntrọng bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của địa phương và nơi đến du lịch; Quản lý

khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch; Phối hợp với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kip thời các hành vi vi phạm pháp luật của

khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lich.

Xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụthé cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch; quan lý tốt cơ sở hạ tangvà môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở

dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý; nâng cao trình độ

văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với cácchương trình đảo tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch; có kế hoạch

bảo ton, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai thác

vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực du lịch.

1.3.2.2 Gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đông địa phương và giảm thiểu các

tác động tiêu cực

(1) Hỗ trợ cộng đồng: Tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng

xã hội và hỗ trợ phát trién cộng đồng thông qua hoạt động du lịch;

Đề vượt qua những thách thức nêu trên, du lich sáng tạo trên nền tảng văn hóađược xem như một giải pháp, một hướng đi hữu hiệu Du lịch sáng tạo là loại hình du

lịch mang đến cho du khách cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình nhờ tươngtác, tham gia trực tiếp vào các trải nghiệm học hỏi văn hóa bản địa và đặc trưng củađiểm đến Phát triển du lịch sáng kiến dựa trên nền tang văn hóa sẽ giúp du lịch ViệtNam đa dạng hóa hệ thống sản phâm du lịch, gia tăng giá trị cho các sản phẩm du lịch

văn hóa truyền thống, phát triển thương hiệu du lịch độc đáo và xúc tiễn quảng bá tốt

27

Trang 38

hơn thông qua hiệu ứng mạng xã hội, thu hút được thêm dòng khách trung cấp đến

cao cấp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh

Đề làm được những điều này, cần có những điều chỉnh trong hoạch định chínhsách và hành động Nhìn nhận đúng vai trò của cộng đồng đối với việc bảo tồn vàphát huy các giá trị di san; vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong pháttriển du lịch Bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch; bảođảm phát triển bền vững trong hoạt động du lịch tại các di tích, di sản văn hóa; tôntrọng tính đa dạng văn hóa, tính chỉnh thé của di sản văn hóa phi vat thé Cac co quan

quan ly nhà nước về du lịch ở trung ương và dia phương cần trién khai điều tra, phân

loại và đánh giá các tài nguyên du lịch một cách đồng bộ, xây dựng cơ sở dữ liệuquốc gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

(2) Sử dụng lao động, sản phẩm địa phương: Người dân trong cộng đồng địa

phương được ưu tiên tuyên dụng và dao tạo về du lịch, ưu tiên sử dung hàng hóa vàdịch vụ sản xuất tại địa phương, trừ khi sản phẩm không phù hợp;

Các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm,

dịch vụ du lịch có tính độc đáo, hấp dẫn, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng

của khách du lịch; đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất dé phục vụ tốt nhất

cho du khách; Thực hiện đầy đủ, công khai việc niêm yết giá; Bồ trí nơi đón tiếp

thuận tiện với hệ thống bảng biển chỉ dẫn khoa học, có mỹ quan Nâng cao trách

nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi thu gom, tập kết, phân loại rácthải phải được bố trí ở nơi hợp lý, kin đáo; luôn giữ cảnh quan phong quang, sạchđẹp, gọn gàng, tạo hình ảnh đẹp với du khách khi đến với địa phương

(3) Cơ sở kinh doanh địa phương: Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏcủa địa phương phát triển và bán các sản phâm bền vững dựa trên những đặc thù vềthiên nhiên, lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch;

Việc coi người dân, doanh nghiệp là chủ thể; khách du lịch là trung tâm; sản

phẩm, hạ tầng du lịch là nền tảng; dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển

hoạt động du lịch là rất quan trọng, có thê tạo ra những xung lực mới cho ngành Dulịch Thực tế cho thấy, người dân, doanh nghiệp chính là những chủ thể giúp tạo ra

những sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng, làm nên sức hấp dẫn của điểm đến với

những dấu ấn mang tính ban sắc địa phương Cơ sở hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du

lịch đặc sắc, dịch vụ tiên tiến, hiện đại chính là nền tảng để du lịch cất cánh Do đó,

28

Trang 39

các cơ quan liên quan cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bềnvững, đúng pháp luật; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch tiếp

cận các nguồn vốn, gói kích cầu, nâng cao năng lực kinh doanh va chất lượng sanphẩm dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và biến động của thị trường du lịch

(4) Khai thác và lạm dụng: Chống bắt kỳ hành vi khai thác và “bóc lột” nào vềthương mại và tình dục, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ và người thiểu số;

Ngành du lịch tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Laođộng, Thương binh và xã hội, Bộ Công an triển khai Đề án nâng cao nhận thức, kỹnăng về phòng, chống lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến và can thiệp, trợ giúp trẻem bị lạm dụng tình dục trực tuyến Tuyên truyền, phố biến pháp luật về phòng ngừatội phạm xâm hại tình dục trẻ em Tổ chức Hội thảo tuyên truyền, phố biến pháp luậtvà trao đối kinh nghiệm giữa các đơn vị trong ngành về phòng ngừa tội phạm xâm hạitrẻ em, với đầy đủ các bên tham gia: các cơ quan quản lý, các chủ cơ sở lưu trú dulịch, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch ở cả 3 miền

và những nơi trọng điểm du lich, các vùng sâu vùng xa.

Phát huy vai trò của các trung tâm thông tin du lịch, các đường dây nóng nhậnvà kịp thời xử lý thông tin khi có trẻ em bị xâm hại từ khách du lịch hoặc qua con

đường du lịch Không sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt trong các khu vực nhạy cảm

dễ bị xâm hại như quán bar, cơ sở mát xa, vũ trường Ở nhiều nơi ,việc trẻ em giúpđỡ gia đình, ngoài giờ học đi làm thêm rất phô biến, đặc biệt là những trung tam snrxuất đồ thủ công mỹ nghệ, bán hàng lưu niệm, nhà hàng Việc quản lý trẻ và sử dụnglao động vừa sức cần được thực hiện chặt chẽ

(5) Cơ hội bình đăng: Đối xử công bằng trong tuyên dụng các lao động nữ vàngười dân tộc thiểu số, không được sử dụng lao động trẻ em trong hoạt động du lịch;

Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, việc phân cấp vai tròcủa phụ nữ được thể hiện một cách khá rõ ràng Tình trạng này diễn ra giữa nhữngngười phụ nữ có nhan sắc và những người không có nhan sắc hoặc ngoại hình khiêmtốn Bên cạnh đó là sự phân biệt giữa những người có trình độ học vấn cao, có khảnăng ngoại ngữ tốt với những người còn hạn chế về bằng cấp và không có ngoại ngữ

Pho biến rộng rãi dé các đơn vị trong ngành nâng cao cảnh giác, ngăn chặnhành vi xâm hại trẻ em, kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm tới các cơ quan chứcnăng Phát động bảo vệ trẻ em trong cộng đồng du lịch trên các phương tiện truyền

29

Trang 40

thông chủ chốt: báo, tạp chí du lịch, website, sách mỏng Tập huấn các đối tượng

thường tiếp xúc với khách du lịch (lễ tân, buồng phòng, hướng dẫn viên ) các

trường hợp điển hình (case study), nâng cao cảnh giác, ngăn chặn hành vi phạm tội,kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm tới cơ quan chức năng

(6) Việc làm tử tế: Tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế vềquyền của người lao động:

Nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch thiết lập sự cân bằng phù hợp

giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo tồn đa dang sinh học Trong quá trình vận hành, tính bền vững thé hiện

ở khía cạnh hướng tới giảm thiêu tác động đối với môi trường và văn hóa địa phương,đồng thời góp phan tạo ra thu nhập, việc làm và bảo tồn các hệ sinh thái tai đó

Cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, các doanh nghiệp

trong nhóm ngành dịch vụ, bao gồm: lữ hành, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống

đang ráo riết tuyên dụng nguồn nhân lực trẻ và chất lượng Nhiều vị trí việc làm vớitên gọi hấp dẫn đã xuất hiện như một phương thức kêu gọi sự tham gia của lực lượnglao động này Tuy nhiên, thực tế trong quá trình làm việc, sự bất bình dang trongphân công lao động lại thường xuyên diễn ra, thậm chí nhiều người được phân côngnhững vị trí việc làm không giống như mô tả vị trí công việc hoặc việc làm không

chính thức Chăng hạn, nhiều lễ tân sẽ đảm nhiệm thêm nhiệm vụ phụ trách các

khoản thu, chi, mua sắm, hỗ trợ nhà bàn, dọn dẹp buồng khi cần thiết; hướng dẫnviên du lịch (đặc biệt là hướng dẫn viên nữ) ngoài công tác thuyết minh, hướng dẫn,tổ chức chuyến đi còn đảm nhiệm nhiều công việc khác như chăm sóc khách hàng,tiếp khách

(7) Dịch vụ cộng đồng: Các hoạt động du lịch không được gây nguy hiểm cho

nguồn dự trữ co ban hay hệ thống vệ sinh của cộng đồng;

Sở Du lịch chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thịxã và các cơ quan liên quan kịp thời kiểm tra, xử lý các vi phạm về an ninh trật tự,

chặt chém, chéo kéo, deo bám khách du lịch, xử lý các đối tượng bán hàng rong, ăn

xin; Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đối tượng cóliên quan đến các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự an toàn xã hội, trật tự đô thị, vệ

sinh môi trường và cảnh quan, môi trường du lịch trên địa bàn.

30

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN