Ngày nay, với sự phát triển về lĩnh vực y học trên thế giới, đầu tư của nhà nước, mạng lưới y tế của các địa phương đã từng bước được củng cố, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
MAI SY THANH SON
LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THUC HANH
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
MAI SỸ THANH SƠN
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi.
Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, thông kê có cơ sở khoa học, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Luận văn được kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu của nhiều tác gia, các kế thừa đó đều được đưa ra trong luận văn
dưới dạng trích dẫn, nguồn sốc trích dẫn được liệt kê trong danh mục tài liệu
tham khảo.
TÁC GIÁ
Mai Sỹ Thanh Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠNMuốn thành công bạn phải nỗ lực thực hiện, kết quả sẽ đến Với nhiều
nỗ lực, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình với sự giúp đỡ rất nhiệttình của nhiều người mà có lẽ tôi không bao giờ quên được
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đáng kính là
PGS.TS.Hà Văn Hội đã giúp đỡ tôi trong suốt hành trình bắt đầu thai nghén
cho đến khi hoàn thành dé tài, các thầy cô giáo TS.Tran Quang Tuyến,PGS.TS.Pham Thị Hồng Điệp, TS.Nguyễn Thị Hoài đã trao déinhiéu ý kiếncho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.Các thây, cô không những cho
tôi những ý kiến đóng góp quý báu về khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi, mà còn là những động viên tinh thần lớn lao đối với tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc ở Bộ Y tế, sở y téNghệ An, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp cho tôi nhiều ý kiến chuyênmôn, số liệu điều kiện thuận lợi dé tôi thu thập dữ liệu cho luận văn nay
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ,
vợ và 2 con đã giúp tôi có đủ thời gian, vật chất và đặc biệt là tinh thần rất lớn
để tôi có thể tập trung vào công việc này.
Có thể do một số hạn chế nên kết quả chưa được như mong muốn, tuy
nhiên tôi cũng muốn dành tặng kết quả này cho những người thân trong giađình đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua
Và cuối cùng tôi muốn dành tặng luận văn này cho người cha kính yêukhi còn sống đã luôn nhắc nhở động viên tôi phải không ngừng học tập đề trởthành con người hiệu biét và có ích cho xã hội.
Người viết
Mai Sỹ Thanh Sơn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 5£ 5£ s22 2 Ss£EsEEsESsEseEsEEsEsseseesersersersee 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 2- 5c s2 s2 ss©ssessessesssessessesz 6
PHAN MỞ DAU osssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssessssees 7
CHUONG 1: TONG QUAN VE Y TE NGHỆ AN -5 «- 13
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 5: ©5¿©5225£2++£++zxezxzsz 131.1.1 Lý luận về dịch vụ và dich vụ y té - ¿5+ c+cs+cc+eereerssresrcres 13
1.12 Nội dung và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ
14
1.1.3 Sự can thiết, điều kiện và giải pháp phát triển dịch vụ y tế 181.2 Một số van dé lý luận về phát triển dịch vụ y "mm 22
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ y mm 22
1.2.2 Quản lý nhà nước vé dịch vụ y tẾ ¿- + ce+c+ckeE+Ee+tertereresree 30
1.2.3 Điều kiện cơ bản dé phát triển dich vụ y tẾ -z©5e-: 34
1.2.4 Nội dung và tiêu chí danh gia sự phát triển dịch vụ y lỂ 34
1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh
5001 a 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 41
2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp - 2 2 5 + s+£2+£+x+zs+zszse2 4I2.2 Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu - 2 2s s+=sss2 442.3 Phương pháp so sánhh - + + +1 k9 E SE ng n riệt 45
2.4 Phương pháp case SUỈy Gv ng nh giết 48
2.5 Phương pháp chuyÊn g1a - s1 911891 E931 1911 11 9v ngư 50
Trang 62.6 Phương pháp phân tích SWỌTT Gà HH ng gưkt 51
CHUONG 3: PHAN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN
DỊCH VỤ Y TE TREN DIA BAN TINH NGHỆ AN 55
3.1 Thực trang phat triển mang lưới, quy mơ CO sở Y tẾ - 55
3.1.1 Thực trạng phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ 55
3.1.2 Đầu tư của NSNN cho lĩnh vực y Ế -c-cccckekcskerterkerkersree 61
3.2 Thực trạng về phát triển các loại hình dịch vụ y Ế 2 tt 2 2tr erreg 63
3.2.1 Y học dự phỊH «ch HH TH HH ghi nh Hà 63
3.2.2 Kham bệnh, chữa bệnh S331 3 E935 11kg 643.3 Chất lượng cung cấp dịch VỤ Y tẾ -:- 5 5c ©c2E2E2Ecrxerkrrrerkeee 66
3.3.1 Chất lượng nguồn nhân luc rccccccecccscesveseessssssvssessesssessesssssesvessesseees 66
3.3.2 Phát triển chuyên mơn kỹ thuật COO veseesescsssssssescsssessessesseessessessesseess 69
3.4 Chỉ số sức khỏe của người dân tỉnh Nghệ An: -: 71
3.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển dịch
vụ y tê trên địa ban tỉnh NghỆ An - - - SG 1S ng rkg 75
3.5.1 ĐiỂm ImẠHÌ -.- 5c St St tt +E+ESEEEEEEEEEEEEEEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrererrre 75
3.5.2 Di€M YẾM - tk TS EEEETEE 1111112 12112110111111 11111111111 e 76
“12 Ư 77
3.5.4 TháCH fÏHỨC SG KH HH TH TH Tnhh 78
3.6 Chính sách nhà nước tác động đến phát triển dịch vụ y tế tại Nghệ An
¬— 78
3.6.1 Chính sách của Chính pnt - 5s sex E*v+seEeekeeersekeekrsvee 78
3.6.2 Chính sách của địa DhHƯOHE ss sxEkESkEseekesekesskesrke S0
Trang 7CHƯƠNG 4: MOT SO GIẢI PHÁP CHỦ YEU PHAT TRIÊN DICH VỤ
Y TE TREN DIA BAN TINH NGHE AN -s<c-secsscssecse 82
4.1 Dinh hướng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015 đên 2020 và tâm nhìn 203 - - 5 te k**VE+kEkEskkeresrkereske 82
4.1.1 Định hướng phát trÌỂH CÏHMHNg 55-55 S‡E‡EEEEEEEEEEeEkerkererree 824.1.2 Định hướng phát triển cụ thể - 2-5-5 ©cScc£cc££czEsrterxereered 82
4.2 Đề xuất một số giải pháp cơ DAN eeceeceeceesesseesessesseesessesseesessessesseeseess 84
4.2.1 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ y lẾ -e-cccccccsrcereres 84
4.2.2 Phát triển nguôn nhân lực chất lượng Cao -©sece+ce+ce+ S6
4.2.3 Đây mạnh xã hội hoá và lộ trình tự chủ về tài chính của các cơ sở
cung cấp dịch Vị y RẾ -sc©5eSk‡Ek‡EEEEEEEEEEEEEEE11111121171121111 1111k 88
4.2.4 Phát triển đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y t 88
4.2.5 Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triỂH -©-2©c2+cs+cs+cssrssreered 89
„00,90 — 91TÀI LIEU THAM KHAO s- << 5° s£ s52 s2 =se=sessessessssessess 93
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
TT Bảng Nội dung Trang
: Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế tuyến tỉnh
| | Bang 3.1 | tan địa bàn Nghệ An năm 2014 SỐ
Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế tuyến huyện
2 | Bang 3.2 | trên địa bàn Nghệ An năm 2014 M
; Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tê ngoài công
3 | Bang 3.3 | tay trén địa bàn Nghệ An năm 2014 58
4 | Bảng 3.4 Giường bệnh của các co sở y tê trên địa ban tỉnh 59
Nghé An
: Tỷ lệ khoa/phòng theo phân hạng bệnh viện của một
> | Bang 3.5 sô bệnh viện tuyên tỉnh trên địa ban Nghệ An 60
6 | Bang 3.6 NSNN cấp cho ngành y tế Nghệ An hang năm 62
7 | Bang 3.7 Tình hình tham gia BHYT tại tỉnh Nghệ An 62
: Kết quả tiêm chủng cho các cháu dưới 1 tuôi trên địa
8 | Bang3.8 | pạntỉnh Nghệ An 64
9 | Bang 3.9 Sô lượt người khám bệnh trên dia bàn Nghệ An 65
10 | Bang 3.10 Sô lượt người bệnh điêu tri nội trú trên địa bàn Tinh 65
Nghệ An
11 | Bang 3.11 Trình độ chuyên môn của nguôn nhân lực y tê ở 67
Nghệ An
12 | Bang 3.12 | Nhân lực cán bộ y tê phân theo tuyên tại Nghệ An 67
13 | Bảng 3.13 Một sô chỉ sô vê phat triên nhân lực y tê của Tinh 68
Nghệ An
: Phát triển chuyên môn kỹ thuật cao tại các bệnh viện
14 | Bang 3.14 | & Nghệ An (Năm 2013) 70
15 | Bảng 3.15 Chỉ sô sức khỏe của người dân trên địa bản tỉnh 72
Nghệ An
Trang 9DANH MỤC HÌNH
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 2.1 | Mô tả phương pháp phân tích SWOT 54
2 | Hinh3.1 | Cơ cau các nhóm đối tượng tham gia BHYT 63
3 | Hình 3.2 | Tuổi thọ trung bình theo vùng, ước tính năm 2013 73
4 | Hình3.3 | Tỷ suất tử vong trẻ em đưới 5 tuôi theo vùng 74
5 | Hình3.4 Ty lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng, 75
năm 2013
Trang 10DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT Ky hiéu Nguyén nghia
1 | BHYT Bao hiém y té
2 | BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BS Bác sỹ
4, |BYT Bộ Y tế
5 BVĐK Bệnh viện đa khoa
6 CSSK Chăm sóc sức khỏe
7 CNH, HDH Cong nghiép hoa, hién dai hoa
8 CHDCND Cong hoa dân chủ nhân dân
18 | TPCP Trai phiéu chinh phu
19 | TTBYT Trang thiét bi y té
Trang 11PHAN MO DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tai
Phát triển lĩnh vực y tế luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi một quốc gia
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và là động lực tham gia vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Dịch vụ y tế là một hàng hóakhông những liên quan đến sức khỏe đời sống của con người, nguồn lực của
cả quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia đó Đối với Việt Nam, lĩnh vực y tế được nhà nước và cả xã hội đặc biệt
quan tâm.
Ngày nay, với sự phát triển về lĩnh vực y học trên thế giới, đầu tư của
nhà nước, mạng lưới y tế của các địa phương đã từng bước được củng cố, cơ
sở vật chất ngày càng được cải thiện, nhiều loại hình dịch vụ y té phat triénngày càng da dạng Hoạt động của các co sở y tế đang dần chuyên sang cungcấp dịch vụ y tế với nhiều mô hình và hình thức tô chức như những doanh
nghiệp dịch vụ thực sự.
Trước những biến chuyền nhanh như vậy, vấn đề phát triển dịch vụ y té
nhu thé nao dé hoat động này đạt được mục tiêu đã đề ra, mang lại hiệu quả
về kinh tế xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày cànglớn của người dân đang đặt ra cho những nhà quản lý nhà nước về kinh tế
nhiều vấn đề cần giải quyết.
Chiến lược phát triển y tế của Việt Nam đã chỉ rõ: Tập trung phát triển
mạnh hệ thong chăm sóc sức khoẻ va nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Nhà
nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đây mạnh xã hội hóa dé phát triển nhanh
hệ thống y tế công lập và ngoài công lập Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc
các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng
Trang 12cao Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế
công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bach.
Trong quá trình phát triển trong lĩnh vực y tế, xuất hiện mẫu thuẫngiữa lợi ích đầu tư và lợi ích cho xã hội nên còn nhiều biến tướng tiêu cực dẫnđến nhiều van đề nổi cộm cho xã hội liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế.Nhiều tiêu cực trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đang gây tác hại lớnđến dư luận xã hội trong đó công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung
cấp dich vụ y tế, đổi mới cơ chế quan lý y tế còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Những năm qua, nhiều công cụ và phương pháp của các nhà quản lý kinh tế về y tế đã được đưa ra và được thể chế hóa vào các văn bản pháp luật, trong hoạt động chỉ đạo của các cấp quản lý trong hệ thống Nhà nước Tuy
nhiên, tại Nghệ An, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn khá nhiều hạnchế, vướng mắc dẫn đến việc phát triển dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhucầu của xã hội và mục tiêu đã đề ra
Nghệ An có diện tích 1.649.025 ha, là tỉnh lớn nhất cả nước Nghệ Anhiện có 1 thành phó, 3 thị xã và 17 huyện Địa phương này có địa hình phứctạp lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết rất khắc nghiệt,
dịch bệnh thường diễn ra nhiều, quanh năm Không những thế, Nghệ An là địa phương đông dân đứng thứ 4 trong cả nước, hiện dân số hơn 3 triệu người,
nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,0 %,
nhu cầu được sử dụng dịch vụ y tế rất lớn Chính vì vậy, đây là một thị trường
day tiềm năng dé phát triển dich vụ y tế
Nghệ An có sé lượng các tô chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh rất đa dạng Tính đến năm 2014, Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 38 bệnhviện, có 4 bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, tổng sé giường bệnh dat
7.081 giường, 480 trạm y tế xã/phường/thị tran Hiện nay có 9 bệnh viện tư
Trang 13nhân hoạt động trên địa ban, con số này hiện chỉ ít hơn so với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quy mô phát triển của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế mặc
dù phát triển mạnh về chiều rộng chưa thực sự chú trọng phát triển theo chiềusâu, mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) được phân bố chưa thực sựphù hợp với địa hình và vị trí địa lý, tự nhiên, theo quy hoạch vùng dẫn đếnảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ y tế Ngoài ra, chất lượng dịch
vụ y tế vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của người dân địa
phương Nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư nhưng chưa phát huy được
công suất sử dụng, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế nhiều lúc đang gây bức xúc cho người bệnh, quy trình tổ chức KCB chưa hoàn toàn đáp ứng
được nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất đến với người dân địa phương
Chính vì vậy, phát triển dịch vụ y tế, quản lý nhà nước để phát triểndịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có nhiều vấn đề cần phải nghiêncứu, xem xét, điều chỉnh, hoản thiện
Dựa trên những thực tế như trên, tôi chon đề tài: “Phát triển dịch vụ y
tế trên dia bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế
của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là thông qua việc phân tích, đánh giá thựctrạng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bản tỉnh Nghệ An, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhăm góp phan phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh.
2.2 Cau hỏi nghiên cứu
a Tại sao cần phải phát triển dịch vụ y té trén dia ban tinh Nghé An ?
b Thuc trang cung cap dich vu y té trén dia ban tinh Nghé An hién nay
như thé nào ?
Trang 14c Đề phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần phải có điều
kiện gi?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về dịch vụ y tế, phát triển dịch vụ y tế và
sự cần thiết phải phát triển dịch vụ y tế
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y té trén dia ban tinhNghệ An, qua đó tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm trong quan lý y tế
về phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dich vụ y tế ở Nghệ An theo
mục tiêu đã đề ra, đáp ứng được nhu cầu của người dân và của xã hội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối twong nghiên cứu
- Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế trên địa bản tỉnh Nghệ An
3.2 Pham vi nghiên cứuCác dich vu y tế cung cấp cho người dan trên địa bàn tinh Nghệ An có
nhiều lĩnh vực: cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng
-nâng cao sức khỏe; phục hồi chức năng, y dược học cô truyền, sản xuất và phân phối thuốc, vật tư tiêu hao (VTTH)
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập đến pháttriển dịch vụ y tế đối với các lĩnh vực thuộc mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm,
phân phối thuốc, VTTH đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Không gian: Nghiên cứu kết quả phát triển dịch vụ y tế thông qua kết
quả cung cấp dịch vụ y tế về khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng của hệ
thống y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Không nghiên cứu kết quả của các
bệnh viện trực thuộc bộ, ngành đóng trên địa phương do không thuộc chức
năng quản lý nhà nước của Sở Y tế Nghệ An)
10
Trang 15Thời gian: Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu trong luận văn là từ
năm 2010 đến nay, có tham khảo số liệu của những năm trước đó và các sốliệu của tỉnh ban trong và ngoài nước Các giải pháp dé xuất trong luận văn có
ý nghĩa đối với những nhà hoạch định chiến lược phát triển y tế, quản lý y tếcủa ngành y tế Nghệ An trong thời gian 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Lý do đề tài lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 2010 đến nay:
Đây là thời gian lĩnh vực y tế Nghệ An ảnh hưởng nhiều từ các định
hướng và chính sách về phát triển y tế, có thể coi đây là thời gian "nóng" nhất
trong các giai đoạn hình thành và phát triển ở nhiều góc độ, đối với cả hệ
thống các cơ sở công lập và các ngoài công lập Nhiều cơ sở ngoài công lập đang đi vào phát triển én định, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đang được triển
khai ở các cơ sở đầu ngành của tỉnh
Thời gian này cũng chính là cột mốc quan trọng đầu tiên tỉnh Nghệ Anđang thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh giaiđoạn 2011-2020, những năm đầu tiên thực hiện quyết định số 2579/QD-UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/6/2013 về việc phê duyệt đề án
"Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 đến 2020"
Ngoài ra đây là thời gian tổng kết thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU
ngày 16/11/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến 2010 và những năm tiếp theo",
bắt đầu thực hiện Quyết định số 3232/QD-UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ
An ngày 11 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch thực hiện nghị
quyết số 10-NQ/TU ngày 4/4/2014 của ban thường vụ tỉnh ủy về "Đây mạnhphát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020"
Cuối cùng, đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh giá sơ bộ kết quả
thực hiện quyết định 97/2007/UBND-CNXD ngày 29/8/2007 của UBND tỉnh
11
Trang 16Nghệ An về việc "Phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Điều chỉnh bổ sung
nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020"
4 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận giải được sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ y tếtrên dia ban tỉnh Nghệ An.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở Nghệ An
giai đoạn từ 2010 đến nay, dựa trên các tiêu chí để lượng giá, trên cơ sở đó
chỉ ra những bat cập trong quản lý nhà nước trong phát triển dịch vụ y tế trênđịa bàn Tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển dịch vụ y tế ở
Nghệ An trong thời gian tới Góp phần vào dé án quy hoạch tổng thé pháttriển hệ thống y tế Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030.
Kết cau luận văn: Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục các tai liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về phát triển dịch vụ y tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứuChương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế trênđịa ban tỉnh Nghệ An.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ y tế trên địabàn Tỉnh Nghệ An.
12
Trang 17CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE Y TE NGHỆ AN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Lý luận về dịch vụ và dịch vụ y tế
Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng, dịch vụ nằm trong cau trúc nền sảnxuất xã hội Ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất ra, trong tổng sảnphẩm quốc dân, sự đóng góp của khu vực dich vụ chiếm ty trọng ngày càng
lớn Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiễn bộ văn minh
nhân loại, lĩnh vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú
Theo C.Mác khi nghiên cứu về khái niệm dịch vụ cho rằng: "Dịch vụ là
con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển
mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục dé thỏa mãnnhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển".Như vậy, với định nghĩa trên, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc ra đời và sự pháttriển của dich vụ Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì song song với nó
dịch vụ cũng sẽ ngày càng phát triển.
Còn Adam Smith từng định nghĩa răng: "Dịch vụ là nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sỹ opera, vũ công Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra" Từ
định nghĩa này, ta có thể nhận thấy rằng Adam Smith có lẽ muốn nhắn mạnh
đến khía cạnh "không tồn trữ được" của sản phẩm dịch vụ, tức là được sản
xuất và tiêu thụ đồng thời
Theo các tác giả Hoang Thị Thu Hương, 2011 trong luận văn với đề tài:
Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyênngành kinh tế phát triển - Trường đại học Đà Nẵng), tác giả Đoàn Thị Xuân
Mỹ, năm 2011 trong luận văn: Phát triển dịch vụ y tế & các huyện miền núitỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường đại học Đà Nẵng) và tác
13
Trang 18giả Bùi Thị Hằng, 2011 trong luận văn: Đây mạnh phát triển dịch vụ y tế tư
nhân trên địa ban tỉnh Bình Dinh (Luận vặn thạc sỹ kinh tẾ - Trường đại học
Đà Nẵng) đều cho rằng bản chất dịch vụ y tế thực chất là hàng hóa và dịch vụ
y tế chính là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cungcấp dịch vụ và khách hang dé đáp ứng nhu cau về sức khỏe Các tác giả đềuđồng quan điểm cho rằng dịch vụ y tế là một dịch vụ đặc biệt, bao gồm cáchoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh, cung cấp
dịch vụ phục vụ chăm sóc người bệnh và gia đình người bệnh Không giống các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tẾ có những đặc điểm riêng như người mua không có quyền lựa chọn mà do bên cung ứng quyết định Dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người nên không giống
các nhu cầu khác, khi ốm đau mặc dù người bệnh không có tiền nhưng vẫnphải sử dụng Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặcbiệt trong tình trạng cấp cứu
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011 trong luận văn: Phát triển dịch
Vụ y tế tư nhân ở Việt Nam (Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội) cũng có quan điểm tương tự khi đưa khái niệm dịch vụ y tế theo khái niệm hàng hóa, hàng hóa dịch vụ y tế là tất cả các loại
hình dịch vụ chăm sóc, tư vấn liên quan đến sức khỏe con người Tác giả chorằng dịch vụ y tế là một trong những dịch vụ công được nhiều quốc gia quan
tâm, bởi dịch vụ y tế là một hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe
đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn
liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn bộ quốc gia đó.
1.1.2 Nội dung và những yếu tổ cơ bản ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ y
té
Theo tac gia Dang Thi Lé Xuan, 2011 trong luan an tién sy VỚI dé tai:
Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn va giải pháp (Luận án tiến sỹ
14
Trang 19kinh tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội), cho rằng phát triển dịch
vụ y tế luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi chính phủ Đảm bảo cho người dân
được thụ hưởng đầy đủ dịch vụ y tế có ý nghĩa quyết định đến chất lượngcuộc sống, phản ánh kết quả của quá trình phát triển Hơn nữa thành quả của
y tế cũng là điều kiện của sự phát triển, là động lực cho sự phát triển đất nước
Tác giả Hoàng Thị Thu Hương, trong nghiên cứu của mình cũng chorằng phát triển dịch vụ y tế không chỉ là sự gia tăng thuần túy về mặt lượng
mà nó còn là những biến đổi về mặt chất của ngành y tế mà trước hết là sự
chuyền dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐH) và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình
(CNH-dịch vụ.
Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hương, Đoàn Thị Xuân Mỹ trong nghiêncứu của mình: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ y tế nhưnguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ người bệnh nhưng quan trọngnhất là các chính sách của địa phương dành cho y tế
Tác giả Đặng Thị Lệ Xuân có nêu trong luận án tiến sỹ của mình, chorằng nếu vận dụng lý thuyết kinh tế y tế (Health economics) thì thị trường
dịch vụ y tế Việt Nam hiện nay và trong tương lai không thỏa mãn những tiêu chí của thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chính vì thế khi xây dựng chiến lược
phát triển dịch vụ y tế cần chú ý đến vấn đề này
Một điều kiện ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ là văn hóa và thói quen
sử dụng dịch vụ y tế của người dân địa phương Trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Kim Chúc trong bài: Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người
dân huyện Ba Vì - kết quả theo dõi tại cơ sở thực địa dịch té học năm 1999(Tạp chí nghiên cứu y học Số 22, trang 41 - 46) cho biết về tình hình sử dụng
dich vụ y tế của người dan Ba Vi năm 1999, tỷ lệ 6m trong vòng 4 tuần là 47,7 %, và không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm kinh tế, văn hóa và nghề
15
Trang 20nghiệp Các cơ sở y tế tư nhân được sử dụng nhiều hơn, trong khi các trạm y
tế được sử dụng với tỷ lệ thấp Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đến khám chữa
bệnh tại bệnh viện cao hơn ở nhóm tuổi có trình độ học van cao và nhóm cán
bộ nhà nước, công nhân Không có sự khác biệt giữa các nhóm kinh tế về môhình sử dụng dịch vụ y tế; nghề nghiệp là một yếu tố liên quan một cách có ýnghĩa thống kê đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bệnh viện
Theo nghiên cứu của đơn vị chăm sóc ban đầu - Bộ Y tế năm 1994 đến
năm 1995 tại Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, thì tỷ lệ người
ốm đau tự mua thuốc về nhà mà không qua khám chữa bệnh là phổ biến Nơi cao nhất là Long An (47 %), thấp nhất là Thừa Thiên Huế (28,9 %).
Theo một nghiên cứu được tiến hành qua phỏng van 1.000 hộ gia đình
tại xã Cổ Nhué huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội về nơi đến khám chữa bệnhcủa người ốm trong vòng 2 tuần (trước khi điều tra): Trạm y tế xã là 26,10 %,
y tế tư nhân là 16,44 %, bệnh viện 20,72 %, mua thuốc tự điều trị là 30,72 %,không chữa gì là 2,41 %.
Năm 1997, Lữ Ngọc Kính, Nguyễn Thành Trung và cộng sự đã nghiên
cứu đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân ở xã Hợp
Tiến-Đồng Hy-Thai Nguyên cho thấy tỷ lệ người ốm đến trạm y tế là 32,8 %
Liên quan đến vấn đền tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại các địa
phương Các tác giả Dương Đình Thiện, Phùng Văn Hoàn, Vũ Diễn và cộng
sự nghiên cứu trong 2 năm 1997 - 1998 cho thấy: Chỉ có 33,8 % tổng số
người dân dau ôm là đến khám tại Trạm y tế Theo thống kê của Bộ y tế trong
năm 1993 sử dụng dịch vụ y tế tại các TYT xã, phường là: 38,7 %.
Nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Thu Hà, năm 2003 trong luận văn
của mình về đề tài: Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh và việc sử dụng dịch vụkhám chữa bệnh của người dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây (Luận văn thạc sỹ y
tẾ công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội) mô tả nhu cầu KCB và việc sử dụng
16
Trang 21dịch vụ KCB của người dân huyện Ba Vì, tinh Hà Tây 2003 cho thấy nhu cầu KCB của người nghèo cao hơn nhóm không nghèo gấp 1,5 lần, sử dụng dich
vụ y tế của người nghèo chủ yếu ở tuyến huyện, tuyến xã, trong khi nhómkhông nghèo sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến huyện và tuyến tỉnh Nhóm ngườigiàu sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh viện nhiều hơn nhóm ngườinghèo 1,3 lần và có sử dụng nhiều các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, đắt tiền.Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác nhau trong nhu cầu và sử dụng dịch vụ KCB
của người dân trong bối cảnh nên kinh tế phát triển phân hóa giàu nghèo ngày
càng mạnh; thể hiện sự thiệt thòi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB
của các đối tượng dé bị ton thương, người nghèo.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước của một số tác giả về sự tiếp cận
va sử dụng dịch vu KCB ngay cả ở các nước đang phát trién cũng cho thấy có
sự khác biệt trong việc lựa chọn dịch vụ KCB theo nhóm thu nhập.
Tại Trung Quốc vào những năm 1960, 1970 đã đạt độ bao phủ về chămsóc sức khỏe (CSSK) lên 95%, nhưng những rủi ro và nguy cơ về tài chính
lớn dẫn đến mất công băng trong CSSK Một nghiên cứu tại 30 huyện nghèo cho thấy 33% số hộ thu nhập thấp đã không tìm kiếm dịch vụ KCB trong một
khoảng thời gian nhất định so với 16% ở các hộ thuộc nhóm thu nhập cao
mặc dù những hộ nghèo có nhu cầu sử dung dịch vụ KCB cao hơn (nhóm 1/4
số dân nghèo nhất có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao gấp 3 lần so với nhóm
1⁄4 số dân giàu nhất).
Ở Philippine, trên 90% phụ nữ ở nhóm nghèo nhất sinh con ở nhà trong
khi phụ nữ ở nhóm 20% dân số giàu nhất sinh con tại nhà hộ sinh Tại
Campuchia chỉ có 20% phụ nữ ở nhóm nghẻo nhất nhận được sự giúp đỡ của
cơ sở y tế trong quá trình sinh đẻ trong khi hơn 80% bà mẹ ở nhóm giàu nhất
nhận được sự trợ giup.
17
Trang 221.1.3 Sự can thiết, điều kiện và giải pháp phát triển dịch vụ y tẾ
Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hương và Đoàn Thị Xuân Mỹ: Việc gianhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồngthời cũng đặt ra rất nhiều thách thức lớn lao - đó là cạnh tranh quốc tế - mộtcuộc cạnh tranh tuy công băng nhưng vô cùng khốc liệt Ngành y tế Việt Namnói chung và các tô chức cung cấp dịch vụ y tế của Việt Nam không nằmngoài cuộc cạnh tranh này Việc phát triển dịch vụ y tế tại Việt Nam là quy
luật khách quan tất yếu Tuy nhiên, cung cấp dịch vụ y tế nói chung và đặc biệt là dịch vụ y tế chất lượng cao trong nền kinh tế thị trường là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vẫn là khái niệm mơ hồ đối với nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam, đặc biệt tại các cơ sở công lập Vấn đề mang tính
thời đại là phải có những giải pháp cần thiết trong đạo tạo, nghiên cứu, quản
lý, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ y té thi nganh y téViệt Nam mới thực hiện tốt, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sứckhỏe của nhân dân, tiến tới xuất khâu dịch vụ y tế và nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường quốc tế
Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hương, Đoàn Thị Xuân Mỹ, cơ sở vật chất
là điều kiện quan trọng đầu tiên quyết định hiệu quả, chất lượng, và phát triển dịch vụ y tẾ Tiếp đó là nhân lực y tẾ, đây được xem là nguồn lực quan trọng
nhất dé phát triển y tế của mỗi quốc gia Nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống y tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ sức
khỏe cung cấp cho khách hàng Điều kiện cuối cùng cần cho phát triển dịch
vụ y tế là cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý Trình độ quản lý, cơ chế điềuhành, công tác tổ chức cán bộ có ảnh hưởng rat lớn đến phát triển dich vụ y tế
nói riêng và các hoạt động kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tếquôc tê nói chung.
18
Trang 23Theo tác giả Nguyễn Thế Lương, năm 2002 trong luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tại 3 tỉnh
miền núi, đồng bang và đô thị (Luận văn thạc sỹ y tế công cộng Trường đạihọc Y Hà N6i) thì việc chăm sóc sức khỏe có hiệu quả thì chăm sóc đó phảiđược dựa trên nhu cầu của con người Với đặc tính hay ốm đau người giả cónhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với các nhóm đối tượng thuộc lứatuôi trẻ Một nghiên cứu về tình hình sức khỏe của người già tại vùng nông
thôn cho thấy tỷ lệ điều trị ở người già là 70,7 % trong khi đó tỷ lệ điều trị chung cho mọi lứa tuôi chỉ là 45 - 60 % Vì thế muốn phát triển dịch vụ y tế,
những nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đến những đối tượng này, tuynhiên có nhiều lý do làm cản trở việc tiếp cận cơ sở y tế của người già Các cụgià khi ốm đau sử dụng dịch vụ y tế như sau: Tự điều trị 32 %, y tế tư nhân 39
xuất, cung cấp dịch vụ, như hai bàn tay của một cơ thể Tuy nhiên, một thời
gian dai nhà nước đã thực hiện bao cấp trong y tế mà vắng bóng thị trường.
Điều đó đã dé lại nhiều hậu quả, đó là sự trì trệ trong các bệnh viện công, mọi
người dân được khám chữa bệnh, được cấp thuốc không phải trả tiền nhưng ở
mức dịch vụ thấp, là sự thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng phục vụ cho sự
nghiệp y tế Xã hội hóa y tế là một cơ chế cho phép ngành y cần bằng lại giữa
nha nước và thi trường.
Một trong những lý do cung cấp dịch vụ y tế gặp khó khăn trong phát
triển là tình hình quá tải Theo các tác giả Lê Quang Cường, Trần Thị Mai
Oanh, Khương Anh Tuấn, Dương Huy Lương và các cộng sự (2007) của Viện
19
Trang 24chiến lược và chính sách y tế cho biết: Trong những năm gần đây, quá tải bệnh viện đang là một trong những vấn đề bức xúc của ngành y tế Tình trạng
này phô biến nhất là tại các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện nằm ởthành phố lớn Bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) có xu hướng đi KCB đúngtuyến cao gấp 3 lần bệnh nhân không có BHYT (46% so với 15%) Hệ thốngphân tuyến kỹ thuật hoạt động thiếu hiệu quả, đặc biệt đối với chuyên ngành
sản nhi và nhi khoa Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (TU), tỷ lệ bệnh nhân
đẻ thường và mô đẻ chiếm tới 56%, trong đó đẻ thường chiếm 33% Đặc biệt
khoảng 94% bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi TƯ có thé được điều trị ngay tại
tuyến dưới Người bệnh có xu hướng đến thăng bệnh viện tuyến TƯ dé điều trị kế cả người có và không có điều kiện kinh tế: 73,7% bệnh nhân Bệnh viện
Bạch Mai đến thăng bệnh viện mà chưa từng di dau dé KCB, tại bệnh việnPhụ Sản và Từ Dũ thậm chí còn cao hơn 89% và 97% Giải pháp được đưa ra
là tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyên giao kỹ thuật, nâng cao năng lựckhám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới và phát triển các bệnh viện vệ
tinh Xây dựng chính sách viện phí một cách hợp lý, đa dạng hóa loại hình
dịch vụ y tế bệnh viện, đổi mới quản lý chất lượng bệnh viện, ưu tiên phát
triển nguồn nhân lực y tế và tăng cường công tác đào tạo và đào tạo liên tục
trong đó chú trọng đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên gia đầu ngành và cán
bộ quản lý bệnh viện.
Một trong những giải pháp đưa ra trong phát triển dịch vụ y tế là tạo
điều kiện cho y tế ngoài công lập phát triển dé đa dạng hóa các loại hình cung
cấp dịch vụ y tế Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh trong nghiên cứu của
mình đã chỉ ra rằng: Dịch vụ y tế tư nhân với những ưu thế vốn có của mình
đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện công tác khám chữabệnh và nâng cao sức khỏe con người trong xã hội Khu vực kinh tế tư nhân
tham gia vào lĩnh vực y tế đã góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển
20
Trang 25y tế như: Nguồn vốn, nguồn nhân lực Y tế tư nhân góp phan tăng tính cạnh tranh trong thị trường dịch vụ y tế, góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn của
người tiêu dùng, giảm tải cho các bệnh viện công Bên cạnh đó y tế tư nhâncũng có những mặt tiêu cực là do tác động của các yếu tố như: Thông tinkhông đối xứng, độc quyên, đầu cơ tăng giá làm cho ảnh hưởng đến sức khỏecủa người tiêu dùng.
Theo tác giả Nguyễn Nguyệt Nga (1997), khi nguyên cứu về sự phát
triển của khu vực y tế và cải cách kinh tế trong một nền kinh tế đang chuyên đổi đã đưa ra nhiều giải pháp trong phát triển dịch vụ y tế Trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến chính sách thu viện phí, chính sách bảo hiểm y tế và sự phát
triển của khu vực y té tu nhan va anh hưởng cua nó đến việc sử dụng các dịch
vụ y tế và hoạt động của ngành y tế
Về các giải pháp phát triển dịch vụ y tế, tác giả Hoàng Thị Thu Hươngcho rang đầu tiên cần phải củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhămnâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Đồng thời với việcphát triển mạng lưới y tế cơ sở, cần chú trọng phát triển dịch vụ y té du
phòng, nâng cao sức khỏe nhân dân Hoan thiện mang lưới quản ly chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề phát triển dịch y tế thì phát triển hệ thống khám chữa bệnh và phụchồi chức năng dựa trên quy hoạch, chuẩn hóa các phương tiện và kỹ thuật
thường quy, sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các thiết bị trong
chân đoán và điều trị Đa dạng hóa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gom
các cơ sở của nha nước, y tế các ngành, cơ sở có vốn dau từ nước ngoài, ban
công và tư nhân Thống nhất quản lý về chuyên môn và nghiệp vụ của các cơ
sở y tế nói trên với hoạt động của hệ thống y tế quốc gia nói chung bao gồm
cả phòng bệnh và chữa bệnh.
21
Trang 26Một giải pháp nữa được tác giả đưa ra là phát triển y được học cổ truyền và phát triển công nghệ được Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết
hợp, xác định những bệnh ưu tiên chữa bằng y học cổ truyền để hướng dẫncác cơ sở điều trị Phát triển vườn thuốc nam và các kỹ thuật không dùngthuốc như châm cứu, bam huyệt, có chính sách cụ thể về tăng cường sử dụngthuốc YHCT Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc với các mụctiêu cơ bản là đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến
người dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Củng cé và kiện toàn hệ thống tô chức quản lý nhà nước về được từ trung ương đến địa phương.
Giải pháp cuối cùng là chính sách xã hội hóa công tác y tế: Đa dạng
hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tưkhác nhau cho y tế như BHYT tự nguyện, viện trợ nước ngoài
1.2 Một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ y tế
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ y tế
1.2.1.1 Khái niệm liên quan
Các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong khuôn khổ của luận van này được hiểu như sau:
- Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thựcthé, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chứcnăng để chân đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp đã được cấp
có thâm quyền cho phép hoặc đã được các nhà khoa học công nhận.
- Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã
được công nhận và thuốc, VTTH đã được phép lưu hành đề cấp cứu, điều trị,
chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người bệnh
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp phép hoạt động về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
22
Trang 27- Cơ sở y, dược tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanhnghiệp đăng ký kinh doanh và quản lý, điều hành.
- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: là số tiền phải trả cho mỗi dịch
vụ KCB.
- Người bệnh: là những người có tình trạng bất thường về sức khoẻkéo dai từ một ngày trở lên (ví dụ như ho, sốt, tiêu chảy, đau viêm, chửa dé,tai nạn chan thương, bệnh mạn tính ), tình trạng bất thường này do người
được hỏi nhận thức trả lời hoặc do xác định của nhân viên y tế.
- Sử dụng dịch vụ KCB: là những người khi có tình trạng sức khoẻ bất thường hoặc khi có nhu cầu đến KCB, mua thuốc hay sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ KCB nào do các cơ sở y tế cung cấp.
- Hàng hóa dịch vụ y tế: là tất cả những loại hình dịch vụ chăm sóc, tư
van liên quan đến sức khỏe của con người Các loại hình dịch vụ y tế phổ biếnnhư: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm y tẾ, y học dự phòng,dược, y học cô truyền
- Chi phí khám, chữa bệnh: trong nghiên cứu này chi phí khám chữa
bệnh được hiểu bao gồm mọi chi phí cho việc KCB bao gồm tiền công khám
bệnh, xét nghiệm, tiền thuốc, tiền giường, tiền phẫu thuật, thủ thuật, chi phí đilại, ăn ở liên quan đến đợt khám chữa bệnh của người ốm
1.2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là một dịch vụ đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm
các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh, cung
cấp dịch vụ phục vụ chăm sóc người bệnh và gia đình người bệnh.
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phan: chất lượng kỹ thuật va
chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật
chân đoán và điều trị bệnh Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như:
cơ sở vat chat, trang thiệt bi của bệnh viện, giao tiêp với nhân viên y tê, cách
23
Trang 28thức tô chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách
thức bệnh viện chăm sóc người bệnh
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữangười cung cấp dịch vụ và người bệnh, người nhà người bệnh (Khách hàng)
dé đáp ứng một nhu cần nào đó của người tiêu dùng Dịch vụ y tế chỉ ton taikhi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng Dịch vụ ngày càng pháttrién va đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mỗi quốc gia
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
người cung cấp dịch vụ và khách hàng dé đáp ứng nhu cầu về sức khỏe như:
khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe do các cơ
sở y tế Nhà nước (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện/TP, các cơ sở y tế
tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân (Phòng khám, bệnh viện
tư, hiệu thuốc) cung cấp
Có quan niệm cho rằng dịch vụ y tế chính là hàng hóa song quan niệm
đó không được sử dụng vì thực tế dễ bị lợi dụng để biện minh cho hoạt động
y tế vì lợi nhuận, trái dao đức của thầy thuốc Nhưng trên thực tế các dịch vụ
y tế vẫn mang nhiều tính chất của hàng hóa: có nhu cau, có người cung cap va
có người sử dụng thì phải trả tiền (Có thể người trả tiền là cá nhân, có thé là
doanh nghiệp, nhà nước)
Trong cơ chế thị trường, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa sẽ căn cứ
vào nhu cầu và giá cả thị trường dé quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như
thé nào và sản xuất cho ai? Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của
nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu Tuy nhiên cơ chế thị trường
thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnhtranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị ảnh hưởng bởi các tác động
ngoại Ứng
24
Trang 29Đối với thị trường cung cấp dịch vụ y tế thì đây không phải là thị
trường tự do Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán Trong thị trườngdịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chếnhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế
Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần
đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất Nói một cách khác, trong thị trường sản xuất và cung cấp dịch vụ y tế không có sự cạnh tranh
hoàn hảo.
Bắt đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch
vụ cũng là một đặc trưng của dịch vụ y tế Như đã trình bày ở trên, trên thực
tế, người bệnh hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầunhư người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trongviệc lựa chọn các dịch vụ y tế (Cầu do cung quyết định) Nếu vấn đề này
không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đầy cao chỉ phí y tế.
Dịch vụ y tế còn mang ảnh hưởng nhiều của các ngoại ứng tích cực vàngọa ứng tiêu cực Lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền đểhưởng dịch vụ mà ké cả những người không trả tiền (Ví dụ: các dịch vu y tế
dự phòng, giáo dục sức khỏe) Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi
nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp Lúc này, để
đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước
trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng
Do tính chất đặc thù của dịch vụ y té va thi truong dich vu y té, nha nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc quan ly và cung ứng dịch vụ chămsóc sức khỏe Nhà nước cân giữ vai trò cung ứng đôi với các dịch vụ y tê
25
Trang 30"công cong" va dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên còn để tư nhân
cung ứng các dịch vụ y tế tư Đồng thời với sự tạo điều kiện thuận lợi phát
triển các loại hình dịch vụ y tế tư, vai trò quản lý của nhà nước rất cần thiếttrong việc kiểm soát giá cả và chất lượng dịch vụ, tăng cường thông tin, thâm
định điều kiện hành nghề như đã nêu ở trên Công cụ hữu hiệu nhất trong
kiểm soát giá cả và dịch vụ cung ứng chính là phương thức chi trả phù hop.Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy rất khó kiểm soát các yếu tô that bai thị
trường trong thị trường bảo hiểm y tế tư nhân Mục tiêu bao phủ bảo hiểm y
tế và tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân chỉ có thể đạt được thông qua con đường bảo hiểm y tế toàn dân với sự hỗ trợ của nhà nước cho các đối
tượng như người nghèo, cận nghẻo, dân tộc thiểu số, người già và sự thamgia tự giác của cộng đồng
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sửdụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.
Cũng như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tế có đặc điểm sau:
- Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ y tế xuất hiện da dạng nhưngkhông tổn tại ở một mô hình, hữu hình cụ thể như đối với sản xuất hàng hóa
- Tinh chất đúng thời điểm va không thé dự trữ, không thỏa mãn hai
điều kiện này dich vụ y tế trở nên không có giá trị.
- Do phụ thuộc quá nhiều yếu tố: Không gian, thời gian, trạng thái tâm
lý, hoàn cảnh của các bên tham gia nên chất lượng dịch vụ y tế mang tính
chất không đồng đều Do tinh chất không thé dự trữ và không đồng đều nêngặp khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa dich vụ Tuy nhiên vẫn có thé xácđịnh được một mức độ phục vụ nhất định nào đó
- Dịch vụ y tế không thé tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo dịch
vu và các trang thiết bị y tế Khác với hàng hóa, dịch vụ y tế là sự gan chatsong hành giữa dich vụ với người tao ra dịch vụ Chính từ sự yêu cau của
26
Trang 31người sử dụng dịch vụ mà dịch vụ y tế hình thành và quá trình tạo ra dịch vụ
cũng chính là quá trình tiêu dùng dịch vụ Đó là sự ảnh hưởng mật thiết củangười tiêu dùng tới sự ton tại của dịch vụ
Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ y tế có một
số đặc điểm riêng, đó là:
- Tính không thể đoán trước được: Tính không dự đoán rất phổ biếntrong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghĩa là con người không thể chủ động
quyết định thời gian mắc bệnh của mình Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh
và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chỉ
trả các chi phí y tế không lường trước được
- Tri thức không đối xứng: Thẻ hiện trong mối quan hệ đàm phán giữangười bệnh và thầy thuốc Thầy thuốc thường có nhiều tri thức, thông tin vềchân đoán về điều trị so với người bệnh Dịch vụ y tế là loại hàng hóa màngười sử dụng (Người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ
yêu do bên cung ứng (co sở y tế) quyết định Nói một cách khác, ngược lại
với thông lệ "Cầu quyết định cung" trong dịch vụ y tế "Cung quyết định cầu"
Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nảo, thời gian bao lâu lại do bác sỹ, người cung cấp dịch vụ quyết định.
Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nảo
đó, bác sỹ điều trị chứ không được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị.
- Tính ngoại ứng: Được dùng để chỉ những tác động gây ra bởi người
sử dụng dịch vụ hàng hóa y tế đối với những người không sử dụng dịch vụ
hàng hóa này Những ngoại ứng gây ra tác động có hại thì gọi là ngoại ứng tiêu cực, những ngoại ứng gây ra tác động có lợi thì gọi là ngoại ứng tích cực.Dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người nênkhông giông các nhu câu khác, khi bị ôm, mặc dù không có tiên nhưng người
27
Trang 32ta vẫn phải mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt riêng có của dịch
vụ y tế không giống các loại hàng hóa khác.
- Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đăng trong mối quan hệ, đặc biệttrong tình trạng cấp cứu: Không thể chờ đợi được và chấp nhận dịch vụ bằngmoi giá.
- Dịch vụ y tế luôn có rào cản gia nhập ngành: Dịch vụ y tế là mộtngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập
thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế, cụ thể: Nguồn vốn, mặt bằng, trang thiết bị Bên cung cấp dịch vụ có thé là một tổ chức hay cũng có thé
là một cá nhân Đề được là bên cung cấp dịch vụ y tế thì phải có giấy phép
hành nghề theo quy định của nhà nước
1.2.1.3 Phân loại dịch vụ y tế
a Phân loại theo đổi tượng phục vụ
Có ba loại dịch vụ y tế: Dịch vụ y té công cộng (pubic good), dịch vu y
tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên (merit good) và dich vụ y tế cá
nhân (private good).
- Dich vu y té công cộng: là các dịch vu mà lợi ich cua những dich vu
này không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh)
cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ
phòng bệnh, giáo dục y tế
- Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: sẽ được đành
cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, người già, bà mẹ - trẻ em,người có công với cách mạng
- Dịch vụ y tế cá nhân: là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp chongười sử dụng dịch vụ.
b Phân loại theo phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám bệnh,
chữa bệnh
28
Trang 33Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh là những dịch vụ y tế
mà các cơ sở y tế đăng ký với nhà nước được cung cấp tại đơn vị mình Danh
mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được sắp xếp theo chuyên khoa, chuyênngành như: Dịch vụ ngoại khoa, chấn thương, nội, sản, nhi
Phân tuyến kỹ thuật là những quy định của cơ quan nhà nước trongphạm vi chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến từ tuyến xã, huyện, tỉnh đếnTrung ương Phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh
thực hiện theo thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 quy định chỉ tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
Theo tiêu thức này dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động y tế dự phòng (Bao gồm cả lĩnh vực vệ sinh an toàn thựcphẩm)
- Hoạt động khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc
c Phân loại dịch vụ y tế theo tiêu thức của WHO
- Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự phòng, chân đoán và chữa bệnh qua tham van với các bệnh nhân mà không có
chăm sóc tại bệnh viện.
- Các dịch vụ do hộ sinh, điều dưỡng, vật lý trị liệu mà nhân viên kỹ
thuật y tế cung cấp: Các dich vụ như giám sát trong thai kỳ và sinh con
chăm sóc (không nhập viện), tư vấn và dự phòng cho người bệnh tại gia.
- Các dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của
bác sỹ chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú nhăm mục đích chữa trị, phục
hồi và/hoặc duy trì tình trang sức khỏe
29
Trang 34- Các dịch vụ y té con người khác: Các dịch vụ ngoại trú; Các dịch vụ y
tế kèm nơi ở thay vì các dịch vụ bệnh viện.
1.2.2 Quản lý nhà nước về dịch vụ y tế
1.2.2.1 Tô chức mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt độngdịch vụ y tế dé đạt được tính công bằng và tính hiệu quả trong nên kinh tế xãhội Các chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo kiểm soát các dịch bệnh lâylan, khuyến khích sự phát triển của khoa học Bảo vệ người tiêu dùng tránhmua phải những dịch vụ không cần thiết, chất lượng kém hoặc chỉ phí cao
Sức khỏe tốt đang ngày càng được xem như một quyền cơ bản của con người trong xã hội Đảm bảo sức khỏe tốt cho mọi người là việc rất cần thiết
của Chính phủ Hiện nay ở Việt Nam đang lấy dịch vụ y tế nhà nước làm chủđạo và phát triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân Nhà nước nắm trongtay nguôn nhân lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở tuyến huyện, tuyến xã và thônbản Nhà nước lay nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) làm nguồn tài chính
chủ yếu cho y tế, để chủ động điều chỉnh kinh phí cho vùng nghèo và các đối tượng nghèo cũng như các đối tượng hưởng chính sách (Những người có công với nước), thực hiện công băng xã hội trong chăm sóc sức khỏe và giải quyết những việc bức bách, cấp thiết của các dịch vụ hoặc những hậu quả do
thiên tai, thảm họa gây ra
Tuy lấy dịch vụ y tế nhà nước là chủ đạo nhưng hiện nay chúng ta vẫn
kết hợp phát triển từng bước hợp lý dịch vụ y tế tư nhân vì dịch vụ y tế nhà
nước tuy có các ưu điểm, nhưng cũng có nhược điểm ở chỗ thiếu tính cạnh
tranh Trong hoàn cảnh nên kinh tế nước ta hiện nay, nguồn NSNN có hạn và
tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, sự phát triển không đồng đều giữa nông
thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, có bộ phận dân cư giàu lên
nhưng đại bộ phận vẫn ở mức nghẻo, vì vậy việc huy động tài chính từ một bộ
30
Trang 35phận dân cư giàu lên để đỡ một phần gánh nặng NSNN, đó là việc làm cần
thiết
Xã hội hóa y tế là một chiến lược quan trọng nhưng muốn đảm bảođược sự công bằng theo định hướng XHCN thì không thể lấy việc giải quyếtkhó khăn của nguồn NSNN cung cấp cho ngành y tế và làm giảm gánh nặngcho NSNN là mục đích đầu tiên của XHH, mà phải lấy việc giải quyết nhucầu của công tác CSSK trong khi nền y tế công chưa thể thỏa mãn được nhu
cầu này làm mục đích chính.
Trong chính sách xã hội hóa y tế cần phân khúc thị trường và tách bạch
giữa hai lĩnh vực y tế công lập và y tế ngoài công lập Nhà nước nên định hướng tập trung nguồn lực vào lĩnh vực y tế công cộng như: chăm sóc sức
khỏe cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, yhọc dự phòng đối với lĩnh vực y té công lập Lĩnh vực còn lai có thể tạo ra sựcạnh tranh bình đắng giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập dé làm độnglực cho phát triển
Hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm các phòng khám, bệnh viện của tư nhân, các hiệu thuốc tư nhân hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận nên hầu hết đều tập trung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú và một số dịch vụ chân đoán,
thăm dò chức năng.
1.2.2.2 Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ y tế
Với một nguồn lực nhất định, chúng ta đều muốn đạt được nhiều lợi ích
hơn khi sử dụng nó Trong thực tế nguồn lực luôn hạn hẹp, do vậy phải lựa
chọn biện pháp tốt nhất dé sử dụng Đề đạt được mục tiêu của mình, các cơ sở
y té và cả cơ quan quan lý nhà nước về y tế đều phải đối mặt với sự lựa chọn
dé tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc sử dụng các nguồn lực Bat kế
quốc gia nào, nguồn lực dành cho y tế luôn hạn hẹp và luôn phải cạnh tranh
với lĩnh vực khác.
31
Trang 36Kiểm tra và đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ y tế là vấn đề không thé thiếu trong hoạt động dịch vụ y tế, song các phương pháp kiểm tra và
đánh giá cũng sẽ gặp khó khăn vì dịch vụ y tế là hàng hóa có nhiều đặc điểmkhác biệt với hàng hóa thông thường.
Các phương pháp đánh giá kinh tế không phải là phương tiện thay thếquá trình ra quyết định Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ y tế chỉ là một
trong những phương tiện có sẵn và có ích làm cho sự lựa chọn trở nên rõ rànghơn, tao cho chúng ta khả năng sử dụng tốt nhất nguồn lực khan hiếm.
Đề kiểm tra và đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ y té, những cau hoi chung thường được dat ra va cần trả lời:
- Với các nguồn lực dang sử dụng thì dịch vụ y tế và chương trình y tế
đang được thực hiện có giá trị hơn là các chương trình khác mà chúng ta đã
bỏ qua không?
- Cách sử dụng nguôn lực dé cung cấp dich vụ y tế, thực hiện chươngtrình y tế đã phù hợp chưa?
Do vậy đánh giá hoạt động dịch vụ y tế là công cụ giúp nhà hoạch định
chính sách và nhà kế hoạch ra quyết định nhằm tối ưu hóa lợi ích và hiệu quảcho xã hội đã được phân bô
Các phương pháp đánh giá dịch vụ y tế:
- Phân tích giảm thiêu chi phí (Cost Minimization Anlysisa-CMA): dựatrên các phát triển dịch tễ học, kỹ thuật nay dùng dé xác định các chi phí canthiệp nhỏ nhất
- Phân tích chi phí hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis-CEA): Pháthiện phương pháp tốt nhất dé hoàn thành một mục tiêu đơn bằng cách so sánhchi phí với hiệu quả.
- Phân tích chi phi lợi ich (Cost Bebefit Analysis-CBA): Đó là việcđịnh giá cả chi phí và lợi ích thành tiền, so sánh chúng, lượng giá xem đề án,
32
Trang 37chương trình có phải là điều mong muốn không, qua cách sử dụng các tiêu
chuẩn dé ra quyết định: Nếu tỷ số Lợi ich/Chi phí > 1 là khả thi.
- Phân tích chi phí hữu dung (Cost Unitity Analysis-CUA): là một dangcủa CEA nhưng nó do lường hiệu quả của một dự án, chương trình bang tinhhữu dụng, có thể hướng vao việc tối thiêu hóa chi phí hoặc tối đa hóa hiệu
quả.
1.2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng phát triển dịch vụ y tế:
- Các yếu tô nhân khâu học, kinh tế - xã hội bao gồm: Quy mô và tốc
độ gia tăng dân số, cân bằng giới tính, cơ cấu tudi tác và tử vong, chất lượng dân số, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em trong cơ cấu dân số, van dé địa ly và di cư.
Kinh tế phát triển và 6n định là điều kiện dé tăng đầu tư cho chăm sócsức khỏe Theo quy luật chung, khi kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ đầu tư cho
y tế cũng tăng lên Yếu tổ kinh tế xã hội ở đây chính là việc làm, van đề đóinghẻo, giáo dục đào tạo.
- Các yếu tố nguy cơ gánh nặng bệnh tật: Các yếu tố thuộc các nhómmôi trường như 6 nhiễm môi trường, rác thải, biến đổi khí hậu, thiên tai
Yếu tố về lối song như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy Yếu tố về dinh
dưỡng/chế độ ăn như: dinh dưỡng của trẻ em, chế độ ăn, an toàn thực phẩm.
Ngoài ra còn các yếu tố khác cũng cần phải quan tâm đó là: hoạt động thé lực
sinh lý, nghề nghiệp và bạo lực Đó chính là các yêu tố cần phải xem xét dé
xây dựng kế hoạch định hướng cho phát triển dịch vụ y tế.
- Các yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế: Mạng lưới cung cấp
dịch vụ y tế phù hợp với điều kiện vùng miền, địa lý là quan trọng nhất Vị trí
địa lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giao thông giữa các vùng miền sẽảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân địa phương
33
Trang 381.2.3 Điều kiện cơ bản để phát triển dịch vụ y tế
1.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện quan trọng nhất quyết định đến
hiệu quả, chất lượng khám, phòng và chữa bệnh
Đầu tiên là vấn đề đầu tư cho lĩnh vực y tế, bao gồm các nguồn đầu tư
từ ngân sách cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và phân bổ ngânsách cho hoạt động y tế Việc thực hiện cơ chế chính sách tài chính đối vớicác cơ sở y tế theo hướng tự chủ về tài chính cũng là hình thức tạo điều kiện
cho việc đầu tư từ xã hội cho phát triển dịch vụ y tẾ.
Tiếp theo là vận hành trang thiết bị y tế và khai thác hiệu quả các trang
thiết bị hiện có Các trang thiết bị cần được vận hành hết tính năng, công suất
mang lại hiệu quả trong cung cấp dịch vụ y tế cho người dân
1.2.3.2 Nhân lực y tế
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia, trong lĩnhvực y tế con người là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển Việcphân bố nhân lực phù hợp giữa các vùng miền theo nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân là hết sức quan trọng dé phát huy hết tiềm năng của nguồn
nhân lực y tế (Nguồn nhân lực đặc biệt)
1.2.3.3 Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý
Trình độ quản lý, cơ chế điều hành và tổ chức nguồn nhân lực có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển của dịch vụ y tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay Hệ thống tô chức ngành y tế cần được tô chức hợp lý dé
đạt được hiệu quả cao nhất theo hướng tỉnh giảm đầu mối, cần quan tâm đếnmạng lưới tô chức trong lĩnh vực y tế dự phòng, dao tạo nhân lực y tế
1.2.4 Nội dung và tiêu chi đánh giá sự phát triển dịch vụ y té
1.2.4.1 Nội dung phát triển dịch vụ y tế
34
Trang 39Phát triển dịch vụ y té duoc hiéu 1a su gia tăng quy mô các dịch vuKCB theo hướng hiện đại với cơ cau hợp lý được cung ứng bởi các cơ sở y tếnhằm đáp ứng nhu cầu KCB của bộ phận dân cư trong xã hội.
- Quy mô hệ thống cung cấp dịch vụ y tế: Phát triển quy mô các cơ sởdịch vụ y tế là một trong những tiêu chí quan trọng dé đánh giá sự phát triểndịch vụ y tế Quy mô phát triển dịch vụ y tế phải có sự gia tăng về số lượngcác cơ sở y tế, về lao động, về doanh thu và năng suất lao động, số lượngngười bệnh đã được KCB tại các cơ sở y tế
- Mạng lưới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Thể hiện ở loại hình dịch
vụ cung ứng như bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện tư, phòng khám
đa khoa, chuyên khoa và cơ cấu phân bỏ theo khu vực địa lý; các cơ cấu
này nhăm đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân trong nhu cầu KCB, đánhgiá sự phân bố phù hợp của dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh, đánh giá khả năng
mở rộng thị trường của dịch vụ y tế
- Chất lượng dich vụ y tế: Là yếu tố quan trọng nhất dé thu hút bệnh
nhân đến với các cơ sở KCB Do đó, nâng cao chất lượng KCB đòi hỏi các cơ
sở y tế không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ y bác sỹ, giảm chi phí KCB, dao tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế, cách thức t6 chức quy trình KCB nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người dân.
1.2.4.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ y tế
Có nhiều nghiên cứu của các tác giả bàn về phát triển dịch vụ y tếnhưng trong những nghiên cứu đó chưa có nghiên cứu nào chính thức đưa ranhững tiêu chí cơ bản để đánh giá kết quả phát triển dịch vụ y tế của một địa
phương.
Các tác giả chủ yếu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở địa
phương dựa trên những yếu tổ tác động đến phát triển dich vụ y tế như: nhân
35
Trang 40lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hiện trạng về hệ thong xu ly chat thai y té, trang thiết bị y tế, ngân sách tai chính đầu tư trong lĩnh vực y tế Thực trang
được nhóm theo phân loại: dịch vụ tế dự phòng, dịch vụ khám chữa bệnh vàphục hồi chức năng, mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm va phân phối thuốctrong đó có đưa ra kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh, kết quả khámchữa bệnh y học cô truyền (YHCT), giá trị sản xuất và kinh doanh thuốc củacác công ty dược.
Về góc độ quản lý nhà nước về y tế, BYT tế đã ban hành thông tư
06/2014/TT-BYT ngày 14/2/2014 về danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ
bản ngành y tế và thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 30/9/2014 về việc ban
hành danh mục chỉ tiêu thống kế cơ bản áp dụng cho tuyến tỉnh, huyện và xã.Nhiều nghiên cứu của viện chiến lược và chính sách y tế của BYT liên quanđến tài chính y tế, bảo hiểm y tế, chiến lược phát triển y tế, chính sách về y tếcho người nghèo, cơ sở y tế tư nhân các nghiên cứu đó đã đưa ra rất nhiềutiêu chí để đánh giá trong lĩnh vực y tế nhưng không chỉ ra rõ tiêu chí nào là
tiêu chi dé đánh giá việc phát triển dich vụ y tế Tuy nhiên những nghiên cứu
và những văn bản trên là cơ sở rất quan trọng để tác giả lựa chọn những tiêu
chí trọng tâm làm cơ sở lượng giá sự phát triển dịch vụ y tế tại địa phương
Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hương, tăng trưởng trong lĩnh vực y tế về
cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần túy về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp: Viện phí, công suất sử dụng giường bệnh thì phát triển dịch vụ y tế
ngoài việc bao ham quá trình gia tăng đó, còn có nội ham phan ánh rộng lớn
hơn, sâu sắc hơn, đó là biến đổi về mặt chất của nganh y tế, mà trước hết là sự
chuyên dich cơ cau ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kèm
theo đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ thể
hiện ở hàng loạt tiêu chí như: Tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh vàkhả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã
36