- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm tâm lý của người đưới 18 tuổi;- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi; - Phân tíc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÒ THÀNH LỘC
XÉT XU SƠ THÂM VỤ ÁN HÌNH SỰ DOI VỚI
NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI THEO PHAP LUẬT TO
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÒ THÀNH LỘC
Chuyén nganh : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Mai Thanh Hiếu
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dé tài “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu chưa được công bồ trong bat cứ một công trình nào khác Các
số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính xác thực và nguồn tin cậy
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của luận văn
Tác giả Luận văn
Hỗ Thành Lộc
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ và dẫn dắt từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại họcLuật Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã quan tâm, tạo điềukiện về mọi mặt dé tôi có cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân
Đặc biệt, tôi xin bay tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Mai Thanh Hiếu
đã dành thời gian, công sức và tâm huyết dé định hướng và chỉ bảo tận tình dé
tôi hoàn thành được Luận văn này.
Ha Nội, ngày 07 tháng TÌ năm 2022
Tác giả luận văn
e©»
Ho Thành Lộc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 56-56 22221 211221211221211211211111211111 211.11 xerrree |DANH MỤC VIET TẮTT - - SE EEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEkrkrkrrerees 5DANH MỤC BẢNG - 5 St t3 E1 E1 1111111511111 1111111511111 11111111 6PHAN MO ĐẦU -2¿- 52-51 2E 2E EEEE121121121121111111111.111111 2111111111 re 7Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP
LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ SƠ THAM VU ÁN
HÌNH SỰ DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUÔI -. -2- 225525522 s22 131.1 Một số van dé lý luận về xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối người dưới 18
n1 -:::ạ 13
1.1.1 Khái niệm xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi 13 1.1.2 Đặc điểm xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi 19 1.1.3 Ý nghĩa xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tudi 231.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử sơ thâm vụ án
hình sự đối với người dưới 18 tuỔi - 2 + +2E2E£E+E+EEeEkerkerkerxerree 27
1.2.1 Tham quyền xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18
1.2.3 Những quy định khác về xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối vớingười dưới 18 tuÔi + 2 5E SE+SE+E2E£EEEEEEEEEE12121711111211 2111111111 xe 34TIỂU KET CHƯNG 2- 2© +E£+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrrei 40Chương 2 THỰC TRẠNG XÉT XỬ SƠ THÂM VU ÁN HÌNH SỰ DOI
VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TREN DIA BAN TINH NGHỆ AN VÀ GIẢI
PHAP NANG CAO HIEU QUẢ - - (2 SE E‡EE+EEEEEEEEEEEEEEeErkererkererkerx Al2.1 Thuc trang xét xu so thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi trên
địa ban tỉnh Nghé An - - G1 SH TH HH HH nh 41
Trang 62.1.1 Các yếu tô ảnh hưởng đến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối vớingười dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ ÁH 2©52©c+cc+cs+czrezeereee 4I
2.1.2 Kết quả đạt được và hạn chế, vướng mặc trong xét Xử sơ thầm vụ
án hình sự đối với người dưới 18 tuổi tại tỉnh Nghệ An 7+5 43
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thâm vụ án hình sự đôi với người
dưới 18 tuÔi 6-56-5522 EEEEEEEEEEE121121121121111711111111111111 1111111 cre 61
2.2.1, Giải pháp hoàn thiện pháp lUGt c5 SSSs+seisseerseseerrses 61 2.2.2 GiGi PAG DP KNGC 8n 63
TIỂU KET CHƯNG 2 ccccscssssssesssessssssesssessesssessssssecsusssecsusssessuessessuessessseeseseseeses 69 KET LUAN wuececcccccscsscscsecsesessessesucecsucersucersucsesucsesacsusasaveusavsussusassucarsucarsesarsncavencars 70DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -¿22©2222++2x+cxerxczxezrecreee 71
Trang 7DANH MỤC VIET TAT
Trang 8DANH MỤC BANG Bảng 2.1 Số liệu người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian từ 2018-2022
tại tỉnh Nghệ An
Bảng 2.2 Người dưới 18 tuổi phạm tội tại địa ban tỉnh Nghệ An
Trang 9PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Người dưới 18 tuổi được xem là những đối tượng đặc biệt trong xã hội.
Ở độ tuôi này, các em chưa phát triển đầy đủ cả về tâm sinh lý cũng như nhậnthức về cuộc sống Về mặt pháp lý, người dưới 18 tuổi cũng bị hạn chế một sốquyền và nghĩa vụ nhất định Ví dụ như chịu trách nhiệm hình sự đối với một
số tội danh nhất định, chưa có quyền bau cử;
Hiện nay, có thể thấy, tình trạng người dưới 18 tuổi tham gia vào một phiên tòa xét xử vụ án hình sự với các vai trò khác nhau diễn ra khá nhiều.
Các em tham gia với tư cách là người bị buộc tội, bi can, bi cáo hoặc người bi
hại hoặc người làm chứng Vì sao lại có sự gia tăng số lượng người dưới 18tudi tham gia các phiên tòa xét xử vụ án hình sự? Bởi lẽ, do những lý do chủquan và khách quan, độ tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa, số lượng
vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tăng
nhanh Đây được xem là một tình trạng đáng báo động Không những vậy,
người dudi 18 tuổi là những người chưa có day đủ nhận thức cũng như kiếnthức xã hội, là đối tượng dễ tổn thương và dễ bị xâm hai Do đó, số lượngngười dưới 18 tuổi trở thành nạn nhân của tội phạm cũng không ít.
Như vậy, người dưới 18 tuổi dù tham gia tố tụng hình sự với bất cứ vai trò nào, thì chính các em cũng đang có sự tiếp xúc trực tiếp, bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi những hành vi phạm tội Do đó, đối với quá trình xét xửngười dưới 18 tuổi là người bị buộc tội, cần có những quy định phù hợp với
độ tuổi, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội Còn đối với người dưới 18tuổi là bị hại hoặc nhân chứng, thì cần có những biện pháp nhằm bảo vệ, hỗtrợ các em về tâm lý, dé những sự việc này không làm ảnh hưởng đến cuộcsống và quá trình phát triển của các em.
BLTTHS năm 2015 đã dành một chương (chương XXVIII) dé quy định
về thủ tục xét xử một vụ án hình sự với người dưới 18 tuôi Trên thực tiên, đê
Trang 10đảm bảo hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong
quá trình xét xử thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và
chính bản thân người phạm tội Việc áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sựkhi xét xử sơ thâm vụ án đối với người dưới 18 tuổi là một van đề hết sức khókhăn, gây tranh cãi du luận xã hội và có rất nhiều ý kiến trái chiều
Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vùng núi, trung dutập trung nhiều dân tộc ít người, trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật giữacác vùng, miền còn có sự chênh lệch Mặc dù có những thành tựu đáng kê vềvăn hóa, kinh tế, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên cùng cơ chế thị trường phứctạp đã làm nảy sinh các vấn đề trong xã hội như sự phân chia giàu nghèo, mức song giữa thành thi va nông thôn có sự chênh lệch, tinh trạng thiếu việc làm diễn ra, nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, nhiều người bỏruộng đồng lên thành phố kiếm sống Sự phát triển nhanh chóng của cáckhu đô thị, các khu công nghiệp đã dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội cũng tăng cao.Cùng với đó, số lượng bị cáo cũng như bị hại là người dưới 18 tuổi cũng tăng
nhanh, hành vi không chỉ diễn ra ở thành thị mà lan rộng ra các vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa Trong đó, độ tuổi phạm tội chủ yếu là từ 15 đến 18tuôi, tập trung vào một số tội danh như cướp tài sản, trộm cắp tài sản, cỗ ý gây thương tích, giết người, Nhìn chung, các đối tượng này đang trong độ tuổi phát triển về tâm sinh lý và nhân cách nên dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi môi trường sống.
Chính vì lý do trên việc giải quyết các vụ án đối với người dưới 18 tudiđang là van dé cấp thiết, được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm hàng dau.Đồng thời có thể thấy, mỗi địa phương là một “mảnh ghép” của một quốc gia,một quốc gia an toàn, trong sạch khi tất cả các địa phương của quốc gia đóthật sự an toàn Như vậy, dé day lùi tình hình tội phạm dưới 18 tuổi diễn ra trên cả nước hiện nay, cần phải tiễn hành ngăn chặn, đây lùi tội phạm trên địa
bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và các địa phương khác nói chung Trong thời
Trang 11gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xét xử người dưới
18 tuổi, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về van
dé áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 trong thực tiễn xét xử sơ thâm
vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trướcnhững yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm do người dưới
18 tuổi thực hiện, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện việc ápdụng quy định của pháp luật đối với quá trình xét xử sơ thâm bị cáo là ngườidưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An là vô cùng cần thiết Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn dia bàn tỉnh Nghệ An ” dé nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ luật hoc của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về vấn đề áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong xét xử bịcáo là người đưới 18 tuổi đã được công bố trong nhiều công trình khoa học.
Cu thé có một số công trình tiêu biểu như sau:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo
là người chưa thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả
Đỗ Thị Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự (ở giai đoạn sơ thâm) đối với người chưa thành niên phạm tội của TAND tỉnh Nghệ An hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn
Hữu Thái, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành
niên theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đỗ Xuân Hồng, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014
- Luận văn thạc sĩ luật học “Xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn
Trang 12huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nghiêm Đình Tháp,
Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội năm 2019.
- Luận văn thạc sĩ luật hoc “Bao đảm quyền của người tham gia tô tụng
là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả
Thao Thị Thu Nhàn, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2021.
- Tạp chí Luật học số 04/2004 “Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủtục đối với người bị bắt, người bị tạm giam, bị can, bị cáo là người chưa thànhniên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Phượng —
giảng viên Khoa luật hình sự Trường đại học Luật Hà Nội.
- Tạp chí Luật học số 12/2014 “Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi), của tác giả Đỗ Thị Phượng — Tiến sĩ luật học, giảng viên trường Đại học
Luật Hà Nội.
Những nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quy định củaBLTTHS, đồng thời nghiên cứu vấn đề trên phạm vi nghiên cứu lớn như cảnước nên thường mang tính chất nghiên cứu chung Do tính chất đặc trưngcủa tỉnh Nghệ An nên cần phân tích những yếu tổ đặc trưng về vị trí địa lý,con người, kết hợp với những nghiên cứu về lý luận khoa học Từ đó mới cóthê đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu quả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích trên, luận văn cân thực hiện các nhiệm vụ sau:
10
Trang 13- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm tâm lý của người đưới 18 tuổi;
- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xét xử sơ thâm vụ án hình
sự đối với người dưới 18 tuổi;
- Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về xét
xử sơ thâm đối với người dưới 18 tudi;
- Phân tích, đánh giá thực trạng xét xử sơ thâm vụ án vụ án hình sự đối với
người dưới 18 tuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Dé xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đối với người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn xét xử sơ thâm vụ án hình sựđối với người dưới 18 tuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, phân tích các quy địnhcủa Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về xét xử sơ thâm đối vớingười dưới 18 tuổi, từ đó phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy
định này của pháp luật tại các TAND tại tỉnh Nghệ An.
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu thông tin tài liệu nhằm thu thập những thôngtin, từ đó đưa ra cách thức nghiên cứu, dựa trên các thông tin có sẵn dé phân
tích, đánh giá.
Phương pháp thống kê nhằm thu thập các số liệu thực tiễn, tổng hợp và
đưa ra các đánh giá.
11
Trang 14Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vẫn đề lý luận,pháp luật, thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đối với người dưới 18 tuổi
6 Những đóng góp mới của đề tài
Và lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phan bổ sung nhữngvan đề lý luận về xét xử sơ thâm vụ án hình sự nói chung cũng như xét xử sơthẩm vụ án hình sự đối với người đưới 18 tuổi nói riêng
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo thiết thực cho những người nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài này Từ những số liệu cũng như kết quả phân tích, đánh giá góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người đưới 18 tuổi Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật, đưa ra những chính sách phù hợp dé xử lý cũng như góp phầnnâng cao hiệu quả xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi ở
Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 2 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụnghình sự Việt Nam về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi
Chương 2 Thực trạng xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới
18 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An và giải pháp nâng cao hiệu quả
12
Trang 15Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP
LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE XÉT XỬ SƠ THÂM VỤ
ÁN HÌNH SỰ DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI1.1 Một số vấn đề lý luận về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối người dưới
18 tuổi
1.1.1 Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi
1.1.1.1 Khái niệm người dưới 18 tuổi
Ở Việt Nam, người được coi là có nhận thức đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên hay còn gọi là người đã thành niên, người dưới 18 tuổi còn gọi là người chưa thành niên Trong Từ dién tiếng Việt có nêu rõ khái niệm ngườidưới 18 tuổi hay người chưa thành niên như sau: "Người chưa thành niên làngười chưa phát triển day đủ, toàn diện về thé lực, trí tuệ, tinh than cũng nhưchưa có day đủ quyên và nghĩa vụ công dân" [Viện ngôn ngữ học (2005), Từđiển tiếng Việt, NXB Da Nẵng]
Theo quy định tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990thì: “Trẻ em có nghĩa là người dưới T8 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụngvới trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn" Ngoài ra, trong các Quytắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm 1990 của Liên Hợp quốc cho rằng: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” [điềm a Quy tắc 11] Tuy nhiên, trên thực té, tuy thudc vao su phat triển và van hóa mà mỗi quốc gia sẽ có những quy định cụ thể khác nhau.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm về người dưới 18 tuổi lần đầuđược nêu ra tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 1995 như sau “Người từ du mườitám tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên ” Thông qua những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá
khứ, đồng thời kết hợp với các thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại và tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà tuỳ theo từng lĩnh vực điều
chỉnh của từng ngành luật, khái niệm vê người chưa thành niên, được hiệu
13
Trang 16như sau: Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Ngườichưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên" hay trong Bộ luật Lao động
năm 2019 cũng quy định người lao động chưa thành niên là người dưới 18
tuôi Như vậy, có thé thống nhất một quan điểm là người dưới 18 tuổi chính
là người chưa thành niên.
Độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến
Pháp năm 2013, BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Bộ luật Lao động
năm 2019, Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luậtkhác Tat ca các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là đưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thê.
Có thé thấy, các quan điểm này của pháp luật Việt Nam cũng hoàn toànphù hợp với các quan điểm trên thế giới như Công ước quốc tế về quyền trẻ
em ngày 20/2/1990 mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên cần phải phân biệt giữa khái niệm người chưa thành niên vàkhái niệm trẻ em Theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Tré em là người dưới
16 tuổi” Về thuật ngữ, BLHS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “người dưới
18 tuổi” thay cho thuật ngữ “người chưa thành niên” và “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” thay cho thuật ngữ “trẻ em”.
Qua những phân tích trên, có thé hiểu khái niệm: Người dưới 18 tuổi làngười chưa thành niên, chưa phát triển hoàn thiện về thé chất và tinh than,chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên
1.1.1.2 Đặc điểm người dưới 18 tuổiĐối với người dưới 18 tuổi thì có những đặc điểm nỗi bật, phân biệt được họ với đối tượng khác, cụ thể như sau:
+ Về trạng thái cảm xúc Người dưới 18 tuổi là người đang trong quá trình phát triển cả về tâm
sinh lý và ý thức Theo khía cạnh y học, trong giai đoạn này, các vùng não
14
Trang 17điều khiển cảm xúc của ho đang phát triển và trưởng thành, được đặc trưng
bởi những bộc phát do tự phát mà có [Evan G Graber, DO (2021),
Nemours/Alfred I duPont Hospital for Children, Sw phát triển ở tuổi vithành niên] Do đó, tính không 6n định về cảm xúc là một kết quả trực tiếpcủa sự phát triển thần kinh trong thời kỳ này
Có thé thấy đây là giai đoạn phát triển rất phức tạp, điển hình là trạng
thái tâm trạng, cảm xúc, cách suy nghĩ của họ cũng đã phức tạp hơn người đã
trưởng thành Có thê hiểu đây là giai đoạn người dưới 18 tuổi mat cân bằngtạm thời về trạng thái xúc cảm, và chính điều này là một trong những nhân tố
có thé dẫn tới hành vi phạm tội khi các em không làm chủ được bản thân vàkhi nó được kết hợp với một số yếu tố tâm lí có tính tiêu cực khác Có nhiều trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, do xuất phát từ những lời qua tiếng lại,
họ đã không kiềm chế được bản thân dẫn đến sự nóng giận quá khích họ đãphạm sai lầm
+ Về nhu cẩu độc lập Nhu cầu độc lập của người dưới 18 tuôi thể hiện sự mong muốn tự hànhđộng, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức của bản thân Sựhình thành và phát triển nhu cầu độc lập ở người dưới 18 tuổi là sự phát triểntâm lí có tính chất tất yêu Ho muốn tự khang định những phát triển của minh
về nhân cách trên con đường trở thành người lớn Tuy nhiên, nhu cầu độc lậpkhi được phát triển theo hướng thái quá thì những hành vi này của người dưới
18 tudi sẽ mang tính chất lệch chuẩn, dẫn tới các hành vi phạm tội Đa séngười dưới 18 tuổi phạm tội đều có nhu cầu độc lập quá mức kèm theo tính tựchủ kém Họ cho rằng mình đã là người lớn, đã đủ chín chắn để có thể làmmọi việc ma mình thích Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm giáo dục từ giađình và nhà trường đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đối với nhóm đối
tượng này.
+ Về nhận thức pháp luật
15
Trang 18Hoạt động học tập đối với người dưới 18 tuổi là hoạt động chủ đạo, nógiữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách Quá trình họctập ảnh hưởng một phần không nhỏ đến nhận thức và sự phát triển của lứatuôi này.
Qua thực tiễn nghiên cứu và thống kê hiện nay, đối với trường hợpngười dưới 18 tuổi phạm tội, các em thường có những biểu hiện như học vấn kém, biểu hiện tiêu cực đối với học tập, dẫn đến kiến thức xã hội và ý thức pháp luật của họ còn rất hạn chế; dé sa ngã và dé nhiễm những thói hư tật xấu
từ chính môi trường học đường từ đó dẫn đến những hành vi phạm pháp luật.
Đa số đối tượng này thường thờ ơ, lãnh đạm đối với các quy định của pháp luật.
Tóm lại, người dưới 18 tuổi phạm tội thông thường là để thỏa mãn nhu cầu bộc
phát, chứ các em chưa thực sự nhận ra đó là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội cũng như những hậu quả pháp lý các em phải chịu khi thực hiện những hành
VI này.
Còn đối với người dưới 18 tuổi là bị hại hoặc người làm chứng, thông thường do nhận thức và hiểu biết chưa đủ về tội phạm và các hành vi vi phạmpháp luật khác, nên nhiều trường hợp, các em không nhận thức được quyền vàlợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm hại, không dám tổ giác, khiến cho
hành vi phạm tội dễ dàng diễn ra hơn
+ Về nhu cau khám phá cái mới Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ởlứa tuổi chưa thành niên Trong thời buồi công nghệ 4.0, mang internet phủsóng, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ và hiện đại nhưhiện nay thì khao khát hiểu biết của người dưới 18 tuổi là rất lớn, bao gồmphạm vi cuộc sống xung quanh mình, phạm vi đất nước mình và phạm vicuộc sống ngoài đất nước mình Điều này giúp cho người dưới 18 tuổi nâng cao nhận thức, hiểu biết cho mình, góp phần quan trọng trong việc phát triển
nhân cách của họ.
16
Trang 19Tuy nhiên, tồn tại mặt tiêu cực ở đây là các đối tượng này ngoài nhu cầukhám phá cái mới thì họ còn có nhu cầu tìm tòi, thử nghiệm cái mới, bao gồm
cả những hoạt động thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội Hiện naytrên mạng Internet có rất nhiều thông tin, tuy nhiên người dưới 18 tuổi chưa
có khả năng chọn lọc và tiếp nhận thông tin nào tốt, thông tin nào xấu Nếukhông có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội đồng thời bảnthân không làm chủ thi sẽ dan đến những hành vi vi phạm pháp luật
Tom lại, người dưới 18 tuổi phạm tội thường có tính hiểu động, bắt cần,hay tò mò, có tính độc lập cao, hay bắt chước, khả năng tự chủ kém, nhận thức học tập, nhận thức pháp luật còn hạn chế và yếu kém,
1.1.1.3 Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18tuổi
“Xét xử” là từ Hán Việt được hiểu theo nghĩa là xem xét và phán xử.Theo Từ điển Luật hoc năm 2006, xét xử là “Hoat động xem xét, đánh giaban chất pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước dua ra một phánquyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụviệc” [Tw điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 869]
Xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án và
Tòa án là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chức năng xét xử theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện nay Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án không chỉ xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật mà còn thực hiện
kiêm tra giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chứcđược Nhà nước trao quyền Góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản tập thé, bao vệ tính mang, sức khỏe,
quyên tự do, danh dự và nhân pham của công dân, bảo đảm pháp chế XHCN
và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Việc xét xử phải được tiến hành theo các trình tự, thủ tục (như thụ lý hồ
sơ, chuân bị xét xử, nghiên cứu hô sơ, xét xử tại phiên tòa, xét hỏi, tranh luận,
17
Trang 20nghị án, tuyên án và phải tuân thủ nguyên tắc nhất định Nếu căn cứ vào cấp
độ xét xử thì xét xử có thé chia thành xét xử sơ thấm, xét xử phúc thâm, xét
xử giám đốc thâm, xét xử tái thâm, trong đó, xét xử sơ thâm là cấp xét xử đầutiên và không thé thiếu trong xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi nói riêng.
Theo quy định tại Luật tô chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì trong hệ
thống tòa án Việt Nam, việc xét xử sẽ được thực hiện qua hai cấp, đó là xét
xử sơ thấm và xét xử phúc thâm Qua các cấp xét xử này, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết của mình được gọi chung là bản án Một số nước như Anh, Hoa
Kỳ không áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử, mà ngược lại áp dụng nguyên tắc đặc trưng là xét xử chung thâm Vì vậy việc xét xử thực hiện qua hai cấp này có thé coi là một đặc trưng trong tố tụng ở nước ta.
Hiện nay, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể quyđịnh rõ về khái niệm xét xử sơ thầm Tuy nhiên lại có rất nhiều quan điểm củacác tác giả khác nhau về khái niệm xét xử sơ thâm.
Nhưng nhìn chung, các quan điểm về khái niệm xét xử sơ thẩm đều đượchiểu là việc vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử, Tòa án có thẩm quyền xemxét, giải quyết vụ án, xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử Ngoài ra, xét xử sơ thâm còn được hiểu là thủ tục pháp
lý được quy định trong nhiều quan hệ xã hội như: dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, quân sự, Đối với mỗi quan hệ sẽ được pháp luật quy định trình tự,thủ tục thực hiện xét xử sơ thẩm khác nhau
Sau khi khảo sát những quy định của pháp luật trong giai đoạn hiện nay,
có thé thay rang pháp luật nói chung va pháp luật tố tụng hình sự nói riêngluôn luôn coi người đưới 18 tuôi là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ khôngchỉ trong cuộc sông hàng ngày mà ngay cả khi quyền trẻ em bị xâm phạm cần được bảo vệ hoặc khi đối tượng này vi phạm pháp luật.
18
Trang 21Quá trình xét xử sơ thâm vụ án hình sự có sự tham gia của người dưới 18tuổi cũng áp dụng những nguyên tắc và thủ tục co bản của xét xử một vụ ánhình sự thông thường Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, người dưới 18 tuổi có
sự phát triển chưa đầy đủ về tâm lý và nhận thức, do đó cách tiếp cận cũngcần có biện pháp phù hợp Do đó, xét xử vụ án hình sự có sự tham gia củangười dưới 18 tuổi cần tuân thủ thêm những thủ tục tố tụng đặc biệt được quyđịnh tại chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Như vậy, ngoài những thủ tục bắt buộc khi xét xử sơ thâm vụ án hình sự, thì một vụ án có sự tham gia của người dưới 18 tuổi phải đáp ứng thêm 1 số
quy định đặc biệt khác.
Tóm lại, xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi là quá trình giải quyết vụ án hình sự của Tòa án ở cấp xét xử thứ nhất, được tiến
hành theo một thủ tục đặc biệt dành riêng cho bị cáo, người bị hại, người làm
chứng là người dưới 18 tuéi nhằm bảo đảm sự thân thiện, phù hợp với tâm lý,lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức cũng như bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp và lợi ích tốt nhất của họ
1.1.2 Đặc điểm xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi
Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành, người dưới 18 tuổi có thé tham gia
xét xử vụ án hình sự với một trong ba vai trò, là người bi buộc tội hoặc người
bị hại hoặc người làm chứng.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 thì người
bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Khoản 1 Điều
61 BLTTHS quy định: Bi cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết
định đưa ra xét xử Người bị buộc tội là người bị tình nghi phạm tội đang
trong quá trình giải quyết vụ án, đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng ápdụng biện pháp cưỡng chế của tổ tụng hình sự nhằm xác định sự thật khách quan vụ án Từ đó có thể đưa ra khái niệm người bị buộc tội là người dưới 18
tuôi như sau: Người bị buộc tội là người dưới I8 tuôi là người bị các cơ quan
19
Trang 22tiến hành tố tụng có căn cứ nghi ngờ họ thực hiện hành vi phạm tội và họ đã
bị bắt, tạm giữ, khởi tố bị can, bị truy tố, hoặc bị Toà án đưa ra xét xử theoquy định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bị buộc tội làngười dưới 18 tuôi trong giai đoạn xét xử là tong hop các quyền và nghĩa vucủa bi cáo nói chung và bi cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng được Nhà nướcquy định trong pháp luật tố tụng hình sự
Người bi hại được quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015 là
cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thé chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tô chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Từquy định này ta có thể hiểu: Người bị hại đưới 18 tuổi là cá nhân chưa đủ 18tuôi bị thiệt hại về thé chat, tinh than, tài sản, do tội phạm gây ra hoặc đe doa
gây ra.
Theo quy định tại Điều 66 của BLTTHS năm 2015 ta có thể nhận địnhrằng: Người làm chứng dưới 18 tuổi là cá nhân chưa đủ 18 tuổi biết đượcnhững tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án được cơ quan cóthâm quyền tiền hành tổ tụng triệu tập đến để làm chứng
Đây là một điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với năm
1999 Theo đó, tại Điều 301 Bộ luật Tố tụng năm 1999, phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên chỉ áp dụng đối với
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên Như
vậy, pháp luật cũ chưa đề cập và có biện pháp bảo hộ trong trường hợp ngườidưới 18 tuổi tham gia với vai trò là người bị hại hoặc người làm chứng Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa người bị hại, người làm chứng là ngườidưới 18 tuổi vào phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới
18 tuổi
Thứ hai, xét xử sơ thâm các vụ án có bị cáo hoặc bị hại hoặc người làm chứng là người dưới 18 tuổi, chỉ do Tòa án cấp sơ thâm tiến hành xét xử.Đồng thời, người tiến hành tố tụng phải là người đã có đào tạo hoặc có kinh
20
Trang 23nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người đưới 18 tudi, cóhiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18tuổi [Điều 415, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015] Đặc biệt, trong các vụ ánhình sự đối với người dưới 18 tuổi, khi xét xử sơ thâm, HDXX đòi hỏi phải cómột Hội thâm là giáo viên hoặc cán bộ Doan thanh niên hoặc người có kinhnghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi [khoản 1, Điều 423, Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015].
Như đã phân tích ở trên, người dưới 18 tuổi là đối tượng đặc biệt Việctiếp cận và làm việc với đối tượng này đòi hỏi những kĩ năng và hiểu biết nhất định, nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác điều tra, xét xử.
Người dưới 18 tuổi khi tham gia vụ án hình sự thường có tâm lý lo lắng,
sợ hãi, các em rất khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ của mình với nhữngngười xa lạ Do đó, nêu không có phương pháp tiếp cận đúng đắn có thé khiến
các em “thu mình” hơn, từ đó không chỉ làm giảm hiệu quả xét xử mà còn ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của các em Như vậy, những người tiến hành tố tụngphải là người có hiểu biết sâu sắc về tâm lý người chưa thành niên
Thứ ba, xét xử sơ thâm các vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi diễn
ra trên phạm vi rộng với nhiều loại hành vi đa dạng, phức tạp và là hoạt động
mang tính khoa học và sáng tạo.
Mỗi vụ án lại có sự khác nhau ở hành vi, tính chất, mức độ, phạm vi vàđối tượng có nhân thân khác nhau Xuất phát từ điều đó dẫn đến hoạt động áp
dụng pháp luật trong xét xử các vụ án cũng diễn ra trên phạm vi rộng với
nhiều loại hành vi đa dạng, phức tạp Vì vậy, trong quá trình áp dụng phápluật, cơ quan tiến hành tố tụng cần có những sử dụng | cách linh hoạt, phù
hợp với thực tiễn vụ án.
Thứ tw, biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế chỉ áp dụng trong trường hợp
thật sự cần thiết Với tâm lý khẳng định sự độc lập, thích chống đối ở lứa tuổi
chưa thành niên, việc sử dụng biên pháp mạnh như cưỡng chế thực hiện sẽ
21
Trang 24không thực sự mang lại hiệu quả cao, ngược lại còn có thể làm “phản tácdụng” Do đó, biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế sẽ được sử dụng cuối cùng sau
khi áp dụng các biện pháp khác nhưng không hiệu quả.
Thứ năm, xét xử sơ thâm các vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổiphải đảm bảo quyền con người của người dudi 18 tuổi tham gia tổ tụng Cóthé chia người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng thành 02 (hai) nhóm: người dưới
18 tuổi là người bị buộc tội và người dưới 18 tuôi là bị hại hoặc người làm chứng Nội dung bảo đảm là các quyền cơ bản và các quyền đặc trưng theo quy định của BLHS và BLTTHS đối với người dưới 18 tuổi, tùy theo tính chat, mức độ và tư cách tham gia tô tụng của người dưới 18 tuôi.
Pháp luật quy định phương thức bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi tham gia tổ tung thông qua 02 (hai) hình thức: trực tiếp và giántiếp Phương thức trực tiếp là để người dưới 18 tuổi tự thé hiện quyền củamình trong phiên xét xử, và phương thức gián tiếp là thông qua người đạidiện, người giám hộ hoặc người bào chữa của người dưới 18 tuôi
Đối với người dưới 18 tuổi là người bị buộc tội, mọi hình phạt đượctuyên đều hướng đến mục dich ran đe, giúp đỡ các em hiéu được cái đúng, cái sai, tạo cơ hội để các em sửa chữa lỗi lầm Do đó, việc bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi góp phan thé hiện thái độ tôn trọng, giúp các em hiểu và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình Cùng với đó, đối với người dưới 18 tuổi là bị hại hoặc người làm chứng, việc bao đảm quyền của
họ là vô cùng quan trọng Họ là những đối tượng bị xâm phạm đến quyên, lợiích hợp pháp trực tiếp trong vụ án, do đó, họ cần được tôn trọng và bảo vệ
hơn cả.
Thứ sáu, quá trình xét xử vụ án hình sự có sự tham gia của người dưới
18 tuổi phải đáp ứng một số điều kiện về không gian, thời gian, nội dung và thành phần tham dự Những điều kiện này được quy định tại Điều 423 Bộ luật
Tô tụng hình sự năm 2015 về việc xét xử vụ án.
22
Trang 25Về thành phần tham dự, phiên tòa xét xử vụ án hình sự có sự tham giacủa người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện củanhà trường, tô chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những ngườinày văng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại kháchquan Đây là những đối tượng gan gũi nhất với người dưới 18 tuổi tại phiêntòa, do đó sự có mặt của những thành phần trên vừa đảm bảo tốt nhất việcthực hiện quyền của người dưới 18 tuổi, vừa mang lại hiệu quả tốt hơn choviệc tiếp cận người dưới 18 tuổi trong quá trình xét xử.
Về không gian, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, phù hợp vớingười dưới 18 tuổi Trưởng hợp cần thiết có thể quyết định xét xử kín Ngoài
ra, đối với vụ án mà người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuôi, phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị cáo với người bị hại, người làm chứng trìnhbày lời khai tại phiên tòa Những quy định này nhằm mục đích bảo vệ tínhmang, sức khỏe và danh dự cho người dưới 18 tui
Về nội dung xét xử, việc xét hỏi, tranh luận với bi cáo, bi hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiễn hành phù hợp với lứa tuổi,mức độ phát triển của họ Thành phan Hội đồng xét xử phải nắm được tâm lý,đặc điểm lứa tuôi của người dưới 18 tuổi cùng với mức độ nhận thức, phát triển của từng trường hợp cụ thé, từ đó đưa những câu hỏi, cách thức xét hỏi
và phương thức xét xử phù hợp.
Như đã biết, việc tiếp cận người dưới 18 tuổi trong một vụ án hình sự là
một việc vô cùng khó khăn, đặc biệt là tại chính phiên tòa xét xử, có sự tham
gia của nhiều người Do đó, việc bố trí không gian, thành phần tham dự,
phương thức xét xử là vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả xét xử.
1.1.3 Ý nghĩa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi
1.1.3.1 Ý nghĩa pháp lýHiện nay, nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập quốc tế Vấn đề về
quyên trẻ em, bảo vệ người dưới 18 tuôi là vân đê được tat cả các quôc gia trên
23
Trang 26thế giới quan tâm Vì vậy, những quy định về xét xử vụ án hình sự đối vớingười dưới 18 tuổi còn phải thể hiện được nguyên tắc tuân thủ các điều ướcquốc tế mà Việt Nam ký kết.
Điều 2 BLTTHS năm 2015 có nêu rõ nhiệm vụ là “Bộ luật tổ tụng hình
sự có nhiệm vụ bảo dam phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thoi moi
hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm,không làm oan người vô tội; góp phan bảo vệ công lý, bảo vệ quyển con nguoi, quyên công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đầu tranh phòng ngửa và chống toi phạm `.
Đúng với nhiệm vụ đã đặt ra, quy định về xét xử sơ thâm vụ hình sự đối với người đưới 18 tuổi là sự cụ thé hóa các quy định nhằm dam bảo quyền, lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng
Đối với vụ án hình sự có người dưới 18 tudi, xét xử sơ thâm được coi là
một bước vô cùng quan trọng Cũng như xét xử một vụ án hình sự thông
thường, xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi là cấp xét xửđầu tiên Mặc dù pháp luật có những quy định riêng khi xét xử vụ án hình sựkhi có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, tuy nhiên, trình tự, thủ tục của hoạtđộng xét xử sơ thâm vẫn đảm bảo những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ thâm Điều này đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong
việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Thực hiện tốt các quy định về xét xử sơ thấm vụ án hình sự đối với ngườidưới 18 tuổi là một cách dé giảm thiểu tình trang oan, sai và các vi phạm trongquá trình TTHS Bởi lẽ, nếu để xảy ra tinh trạng oan, sai đối với các vụ án liênquan đến người 18 tuổi, việc sửa chữa sẽ vô cùng khó khăn, đồng thời gây nênhậu quả nghiêm trọng cho tương lai Ngoài ra, việc đảm bảo đúng nguyên tắc
xét xử sơ thâm vụ án hình sự đôi với người dưới 18 tuôi còn góp phân giúp các
24
Trang 27em nhận ra lỗi lầm, có cơ hội sửa chữa, ôn định tâm lý và trở thành công dân có
ích cho xã hội.
1.1.3.2 Ý nghĩa chính trị - xã hộiTrong thời kỳ đổi mới hiện nay, Nhà nước ta chú trọng vào nhiệm vụ xâydựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Ở đó, ngườidân được thể hiện quyền con người, quyền công dân; được bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình, đặc biệt là người đưới 18 tuổi — thế hệ tương lai của đấtnước Như vậy, việc quy định và bảo đảm thực hiện các quy định vé xét XỬ SƠthâm vụ án hình sự thê hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các chủ thê, đặcbiệt là người đưới 18 tuổi Điều này thể hiện sự tiến bộ, văn minh, dân chủ của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh ý nghĩa về chính trị, các quy định về xét xử sơ thâm vụ án hình
sự đối với người dưới l8 tuổi còn thé hiện tính nhân đạo sâu sắc Ngoài việcđảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng tội, bảo đảm sự thật khách quan của vụ
án thì các quy định về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người đưới 18 tuổicòn thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền trẻ em, sự dân chủ, bìnhđăng của pháp luật Việt Nam
Các quy định về xét xử người dưới 18 tuổi có ý nghĩa bảo đảm quyền bình đăng của pháp luật Việt Nam Bình đăng trước pháp luật bảo đảm cho những người tham gia tố tụng có quyền như nhau Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bịtạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được thông tin và quyền được giải thích vềquyền và nghĩa vụ của họ, quyền được trình bày đối với những cáo buộc,quyền bào chữa; được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cung cấp các quyếtđịnh liên quan đến việc buộc tội Người bị hại và những người khác cóquyên và lợi ích liên quan đến vụ án cũng được pháp luật bảo đảm các quyềnnhư quyền yêu cầu giám định, quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ
cho mình Hay người làm chứng có quyên yêu câu các cơ quan tiên hành tô
25
Trang 28tụng hình sự bảo vệ cho mình hoặc người thân thích của minh khỏi sự đe dọa
của tội phạm Ngoài ra, quy định về bố trí phòng xử án, về các thủ tục tạiphiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa cũng thé hiện rõ sự bình đăng trong tố tụnghình sự Đặc biệt, quy định về tranh tụng giữa Kiểm sát viên, người bào chữa
và bị cáo thé hiện rõ nhất sự bình đăng trước Tòa án Người đưới 18 tuổi làngười chịu “thiệt thoi” hơn về nhiều mặt so với người trưởng thành Dé dambảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thê này, pháp luật có những quy định riêng dành cho họ, bởi lẽ, mục đích chính của việc xét xử đối với người dưới 18 tuổi,
dù tham gia với tư cách nào, là dé ran de, giáo dục, giúp họ trở thành người có
ích cho xã hội.
Xét xử sơ thâm vụ án hình sự là cấp đầu tiên vụ án được đưa ra xét xử, là nơi để người tham gia tố tụng đưa ra những quan điểm, chứng cứ trước sựchứng kiến của những người tham dự phiên tòa, đảm bảo tính khách quan vàminh bạch Ở cấp xét xử này, việc đưa ra một bản án hợp tình, hợp lý và hợppháp là yếu tổ cốt lõi Bởi lẽ, việc dé người đưới 18 tuổi tiếp tục ra tòa “một lần nữa” sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các em.
Việc xét xử sơ thẩm theo hướng tranh tụng công bằng, dân chủ, đúngpháp luật sẽ có tác dụng to lớn trong việc bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, kịp thời khắc phục hậu quả cho nạn nhân và xã hội; sẽ giảm thiểu, cũng như sẽ không cần thiết phải xét xử lại vụ án ở cấp phúc thâm, nếu như cấp sơ thâm đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Kết quả xét xử sơ thâm giúp Nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo vệ vàkhôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân; góp phần bảo vệ chế độ,bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần giáo dục ý thức pháp luật chocông dân Vì phiên tòa được mở với sự chứng kiến của nhiều người, Tòa áncòn có nhiệm vụ tuyên truyền, phô biến pháp luật, ngăn ngừa tội phạm khi xét
xử bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm tranh tụng.
26
Trang 291.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử sơ thắm
vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi
1.2.1 Tham quyền xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18
tuổi
Người dưới 18 tuổi với đặc điểm về tâm sinh lý chưa hoàn thiện, dé bị ton thương, do đó khi đối tượng này trở thành người tham gia tổ tụng trongcác vụ án hình sự thì thâm quyền xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với nhómđối tượng này cũng có những nguyên tắc riêng, đảm bảo hạn chế tối đa những
ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý như sau:
Thứ nhất, Tòa án gia đình và người chưa thành niên có thâm quyền xét
xử các vụ án hình sự sau đây:
- Vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
- Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương
nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện song, hoc tap do
không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác[Điều 3, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao]
Trong đó, người bị hại là người dưới 18 tuổi bị ton thương nghiêm trọng
về tâm lý được hiểu là người luôn có trạng thái tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn tâm thần và hành vi do sự tác động
của hành vi phạm tội gây ra.
Còn người cần có sự hỗ trợ về điều kiện song, hoc tập do không có môi
trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác là người cóhoàn cảnh không tốt như mồ côi, bố mẹ ly hôn, nghiện rượu, nghiện ma túy,
bố mẹ đi tù, hoặc bị bố mẹ bạo hành dẫn đến vật chất thiếu thốn, tinh thầnkhông ôn định, không có nơi ở hoặc không được đi học
Như vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng, khi có bị cáo hoặc người bi hại đưới 18 tuổi bị ton thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về
điều kiện song, học tap do không có môi trường gia đình lành mạnh, thi thâm
27
Trang 30quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án hình sự có nhóm đối tượng naythuộc về tòa gia đình và người chưa thành niên.
Thứ hai, vụ án hình sự thuộc thâm quyền của Tòa gia đình và người
chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự được quy định như sau:
- Vụ án hình sự có bị cáo hoặc bị hại hoặc người làm chứng là người từ
đủ 16 tuổi đến đưới 18 tuôi phạm tội rất nghiêm trong do có ý và tội đặc biệt
nghiêm trọng.
- Vụ án hình sự có bị cáo hoặc bị hại hoặc người làm chứng là người từ
đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249,
250, 251, 252 va 299 cha BLHS nam 2015.
- Vu án hình sự có bi cáo hoặc bi hại hoặc người làm chung là người
dưới 18 tuôi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên
- Vụ án hình sự có bị cáo hoặc bị hại hoặc người làm chứng là người từ
đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương
nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do
không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác[Điều 4, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao]
Thứ ba, vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa
thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện được quy định.
Những vụ án hình sự có bị cáo hoặc bị hại hoặc người làm chứng là
người đưới 18 tuổi thuộc thấm quyền của Tòa gia đình và người chưa thànhniên nếu không thuộc trường hợp xét xử tại Phòng xử án hình sự nếu phần
trên thì được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
Phòng xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên khác hoàn toàn
so với các phòng xét xử khác và còn được mọi người gọi với một cái tên khác
là Phòng xét xử thân thiện Trong phòng xử án, vị trí của những người tiếnhành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp
28
Trang 31trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phăng, sắp xếp theo hìnhthức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh Bàn, ghế trong phòng
xử án được thiết kế theo kiểu dang bàn, ghế văn phòng Người dưới 18 tuổitham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ [Điều 6 của Thông tư số
01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao] Việc bó trí phòng xử án theo không gian mới như trên sẽ tácđộng tâm lý tốt tới người chưa thành niên, không làm họ hoảng sợ Việc nàytốt hơn là đưa họ ra hội trường, ra phòng xử án với cách làm mang tính áp đặt 1.2.2 Nguyên tắc xét xử sơ tham vụ án hình sự với người dưới 18 tuổi
Nguyên tac tiễn hành tố tụng nói chung và nguyên tắc xét xử sơ thâm VAHS đối với người dưới 18 tuổi nói riêng được quy định tại Điều 414BLTTHS năm 2015, bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm thủ tục tổ tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứatuổi, mức độ trưởng thành, kha năng nhận thức của người đưới 18 tuổi; bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bao đảm lợi ích tốtnhất của người dưới 18 tuổi Day là nguyên tắc cốt lõi, là tiền đề xuyên suốtquá trình xây dựng pháp luật TTHS liên quan đến xét xử vụ án hình sự đốivới người đưới 18 tudi.
Như đã nói, người dưới 18 tuổi là chủ thể đặc biệt, đối với mỗi độ tuôi, khả năng nhân thức, kiểm soát hành vi cũng như tâm lý đều có sự khác biệt.
Do đó, cách tiếp cận, giải quyết vụ án đối với mỗi cá nhân người dưới 18 tuôitham gia tố tụng là không giống nhau Mục đích của việc xét xử sơ thâm vụ
án hình sự đối với người dưới 18 tuổi là giúp người phạm tội hiểu, nhận ra,sửa chữa lỗi lầm; còn đối với người bị hại và người làm chứng giúp họ ồnđịnh, tránh những tâm lý tiêu cực, đưa họ trở lại cuộc sống bình thường và
giáo dục cho họ cách dé tự bảo vệ ban thân minh Như vậy, có thể thấy, với
môi vụ án có người dưới 18 tuôi tham gia tô tụng, việc dau tiên cân làm là tìm
29
Trang 32ra cách thức phù hợp, hiệu quả, vừa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ,vừa tránh tác động sâu sắc đến cuộc sống bình thường của những chủ thể này.
Thứ hai, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi Một đặcđiểm khác biệt ở người dưới 18 tuổi, đó là chưa hoàn thiện về tâm lý, do đó,
họ chưa có đủ khả năng dé chịu được những áp lực tâm lý, xã hội Việc giữ bímật thông tin liên quan đến người dưới 18 tuổi, vừa bảo vệ chính các em khỏi
sự xâm hại, vừa bảo đảm cho sự phát triển sau này của người dưới 18 tuổi.
Thứ ba, bảo đảm quyền tham gia tổ tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Doan thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết vềtâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tudi học tập, lao động và sinhhoạt Như đã phân tích về đặc điểm của xét xử sơ thâm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi, một trong hai phương thức nhằm đảm bảo quyền conngười của người dưới 18 tuổi đó là thông qua người đại diện, người giám hộhoặc người bào chữa của ho Người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhàtrường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tôchức khác nơi người dưới 18 tuổi học tap, lao động và sinh hoạt là nhữngngười tiếp xúc, hiểu được tâm lý và những người trực tiếp đứng lên bảo vệquyên lợi của người dưới 18 tuôi tham gia tô tụng.
Thứ tu, tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới
18 tuổi Đây là một nguyên tắc cụ thể hóa quy định về bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi Các chủ thé khác khi tham gia tố tụng đều cóquyền được trình bày ý kiến, đưa ra những chứng cứ, quan điểm dé bảo vệbản thân Người dưới 18 tuổi cũng vậy, họ có quyền và cần được tôn trongquyền đó
Thứ năm, bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của ngườidưới 18 tuổi Đối với người dưới 18 tuôi là người bị buộc tội, họ có quyền tự mình đưa ra chứng cứ, tài liệu, lời khai, lời trình bày trực tiếp trước HĐXX dé tự bào
chữa và phủ nhận những cáo buộc liên quan đên mình; đôi với người dưới 18 tuôi
30
Trang 33là bị hại hoặc người làm chứng, họ có quyền đưa ra lời trình bày, tài liệu, chứng
cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình Ngoài ra, nếu người dưới 18 tuổi không thể
tự mình thực hiện quyền bào chữa, họ có quyền yêu cầu sự hỗ trợ từ người bàochữa, người bảo vệ quyền va lợi ích của người tham gia tố tụng.
Thứ sáu, bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18tuổi phạm tội.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 dành chương XXVIII để quy định thủtục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi Nội dung của chương này chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của BLHS đối với người đưới 18 tuổi phạm tội.
Theo quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì người áp dụng pháp luật cân nhắc và quyết định biện pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tộitheo hướng có lợi tốt nhất cho người dưới 18 tuổi Điều này tác động lớn đến
quá trình xử ly người dưới 18 phạm tội, người áp dụng pháp luật không được
vì các mục tiêu khác (kế cả mục tiêu bảo vệ trật tự, an toàn xã hội) mà lựachọn hướng xử lý không đảm bao lợi ích tốt nhất của người đưới 18 tuổi
Một là, việc xử lý bị cáo là người dưới 18 tuổi phải bảo đảm lợi ích tốtnhất của người dưới 18 tuổi và chủ yêu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội Việc xử lý bị cáo là người dưới 18 tuổi phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm
Tức là việc xử lý bị cáo là người đưới 18 tudi chủ yếu nhằm mục đíchgiáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát trién lành mạnh, trở thành côngdân có ích cho xã hội Theo tinh than của nguyên tắc này, việc xử lý bị cáo làngười dưới 18 tuổi phải đặt trọng tâm vào việc giáo dục dé họ nhận ra được
sai lâm của mình và sửa chữa sai lâm đó đê trở thành công dân có ích cho xã
31
Trang 34hội Nguyên tắc xử lý này được thê hiện xuyên suốt trong quá trình xử lý bịcáo là người đưới 18 tudi, đặc biệt là trong quá trình xét xử sơ thâm VAHS.
Ngoài ra, khi xử lý bị cáo là người dưới 18 tuổi cần phải xem xét tất cảnhững yếu tố về khả năng nhận thức, kha năng điều khiển hành vi của người dưới 18 tuổi va nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm, từ đó mới đánh giáđúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và lựachọn biện pháp xử lý phù hợp đối với trường hợp cụ thể đó
Hai là, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp sau:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249,
250, 251 và 252 của BLHS, tức là, khi phạm phải các tội này thì người từ đủ
16 đến dưới 18 không được miễn trách nhiệm hình sự mặc dù thỏa mãn một
- Người đưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kê trong vụ
Tuy được miễn trách nhiệm hình sự nhưng người chưa thành niên phạm
tội phải bị áp dung các biện pháp giám sát, giáo duc bao gồm: Khién trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị tran.
32
Trang 35Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Tòa án rất hạn chế áp dụng quy định ngườidưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2Điều 91 BLHS năm 2015 Một phần xuất phát từ ý thức chủ quan của Thamphán chủ tọa phiên tòa, do quy định là không bắt buộc nên Thâm phán cóquyền lựa chọn có thể áp dụng có hoặc không, nên thông thường hình phạt cải
tạo không giam giữ, hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo được các
Thâm phán lựa chọn
Ba la, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp can thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của
việc phòng ngừa tội phạm.
Bốn là, khi xét xử sơ thâm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi,chỉ áp dụng hình phạt đối với họ khi việc áp dụng các biện pháp miễn trách
nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không
bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa Điều này, nhằm hạn chế việc ápdụng hình phạt khi không cần thiết ngay cả khi người dưới 18 tuổi phạm tội bị
Khi xử phat tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi, Tòa án áp dụngmức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tộitương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất Nói cách khác, trong trườnghợp cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tộithì mức án tù được Tòa án áp dụng không chỉ thấp hơn so với mức án tù áp
dụng đôi với người đủ 18 tuôi phạm tội tương ứng mà còn phải là mức ngăn
33
Trang 36nhất thích hợp đối với trường hợp phạm tội đó Điều luật này cũng tiếp tụckhẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt b6 sung đối với người dưới
18 tuổi phạm tội
Bay là, án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa du 16
tuôi không được tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm
Thứ bảy, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quanđến người dưới 18 tuổi Việc kéo dài quá trình giải quyết vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như quá trình sinh hoạt, học tập của người dưới 18 tuổi Điều cần thiết là giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ án, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, ồn định tâm
ly cho người dưới 18 tuổi Hoạt động này diễn ra càng nhanh chóng sẽ càng
sự, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
- Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất chongười dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTCngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định vềphòng xử án;
- Tham phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân
(không mặc áo choàng);
34
Trang 37- Việc tô chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tạiThông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh ánTòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa;
- Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm haitình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với
những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc dé giữ bí mật đời tư, bảo vệ người đưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có théxét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 củaBLTTHS;
- Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tô tụng
là người dưới 18 tuổi
Thứ hai, quy định về phân công Thâm phán, Hội thâm nhân dân Khigiải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi,Chánh án Tòa án phân công Tham phán, Hội thâm phải bảo đảm các điều kiện
sau đây:
- Tham phán là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến ngườidưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyếtcác vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã đượcđào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Thâm phán chủ tọa phiên tòa là người có kinh nghiệm tức họ sẽ có cáinhìn đúng, phải thấu hiéu về tâm lý của người dưới 18 tuổi Qua đó tổng hop,năm bắt, đánh giá chứng cứ trước khi xác định hình phạt nhằm đảm bảo tínhnghiêm minh của pháp luật cũng nhằm giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổiphạm tội sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội
- Có 01 Hội thâm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi
35
Trang 38Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có
thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếuniên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Ví du: Tham phán chuyên trách xét xử các vụ án có người tham gia tốtụng là người dưới 18 tuổi đã nghỉ hưu; giáo viên đã nghỉ hưu; cán bộ làm
công tác bảo vệ trẻ em; cán bộ làm công tác xã hội, cộng tác viên trẻ em;
người đã tham gia công tác tại cơ quan, tô chức liên quan đến hoạt động dau tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục người dưới 18 tuổi; người làm công tác bảo vệ trẻ em; đại diện Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em, Hội Cựu chiến binh có kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục, giúp đỡngười phạm tội và người vi phạm pháp luật là người dưới 18 tuổi
Thứ ba, quy định xác định tuổi của người dưới 18 tuôi
Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ hơn BLTTHS năm 2003trước đây về cách xác định độ tuổi của người bị buộc tội và người bị hại dưới
18 tudi, cụ thé:
- Việc xác định độ tuổi của người bị buộc tội và người bi hại dưới 18 tudi do cơ quan có thầm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định phápluật.
Dé xác định tuôi của người bị buộc tội, người bị hại là người đưới 18 tuổi
cơ quan có thầm quyên tiến hành t6 tung cần phải áp dụng mọi biện pháp dé xácđịnh chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ, căn cứ vào các giấy tờ hợp phápnhư giấy khai sinh, sô hộ khâu gia đình, các giấy tờ, tài liệu khác Các tài liệu đóphải do co quan có thâm quyên tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, thủ tục
pháp luật quy định.
36