Công tác quản trị về sản xuất Longform trong tòa soạn báo điện tử, bao gồm cả chủ thể quản trị, nội dung quản trị, phương thức quản trị chưa được đầu tư đúng mức.. Từ thực tế đó, tác giả
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠ THU TRANG
QUAN TRI SAN XUẤT LONGFORM
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠ THU TRANG
Chuyên ngành : Quan trị Báo chí Truyền thông
Mã số : Thí điểm
LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
TS Phan Văn Kiền
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Phan Văn Kiên
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận luận văn là hoàn toàn trungthực, đáng tin cậy, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đãcông bồ trước đây
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Hà Nội, ngày 20 thang 8 năm 2023
Tác giả luận văn
Tạ Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm của các thay cô tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Daihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc và hệ thống của TS PhanVăn Kiền cùng các bạn đồng môn, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và giúp
đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chan không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của cácthầy cô, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm on
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn
Tạ Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
098710005 1
1 Lý do chọn đề taicceccecceccecccccecsessessessesssssessessesssssssssessessessessessessnsssessesseeseeseess |
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2 2 s2 s2 s+zx+rxzzsz 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghién CỨU - - 55 + + + E+kE+eeEEeeeeeeeeeeeeese 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiên COU c.cceccscscssessessessssssessessessessecsessessusssesseeseesecses 9
5 Phương pháp nghiÊn CỨU -. - G6 2113189119111 11 1 vn net 10
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-52 s+cxerxerEerkrrerreered 11
7 Kết Cau luận văn - k3 SE SEEEEE SE E111 1111111211112 12
Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI SAN XUẤT LONGFORM TREN BAO ĐIỆN TU uu ecccecscccscescessessessessessesstessessessesees 13
1.1 Các khái niệm eceeeeceeeeecneeseceeseeaessessesaesaeeaesaeeaesaeeaeeaeeaes 13
1.1.1 Khái niệm báo điện tỬ - - - 2 E230 1111930111199 111g re 13
1.1.2 Khái niệm LongØOrim - «¿+ + E1 E +3 E* 9 EEEvEESEsekkerkkesskerevre 16
1.1.3 Khai nim Quan na 221.1.4 Khái niệm sản XuẤt - 5t +ESt+ESEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerksrrree 24
1.1.5 Quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử -+++-s<+ 26
1.2 Vai trò của quan trị sản xuất Longform trên báo điện tử 26
1.2.1 Tạo ra môi trường chuyên nghiệp, minh bạch, phát triển đúng định
0O 26
1.2.2 Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự làm sản phẩm Longform 28
1.2.3 Tao ra san pham Longform chat lượng, hiện dai, ấn tượng 29
1.2.4 Tiết kiệm chi phí sản xuất Longform - 2 252 s2 s£x+zxzse2 30
1.2.5 Góp phan xây dựng thương hiệu, uy tín cho cơ quan báo chí 30 1.3 Các yếu tố của quản trị sản xuất sản phẩm trên báo điện tử 30
nen 1 30
1.3.2 NOi MUNG QUAN n1 Ả 34
Trang 61.3.3 Phương thức Quan fTỊ - -. << + k3 E 1191 vn ng 371.4 Yêu cầu trong quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử 39 1.5 Tiêu chí đánh giá quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử 4I
1.5.1 Chất lượng của LongfOrim 2 2+ x+E+E£+E£+E+EE+EE+EEzEerEerxersrree 411.5.2 Hoàn thành KPI về LongfOrIm: 2 ¿2 2+2 2+E2+E+EE+£+zEzEezxered 421.5.3 Hệ thống quy định về quy trình sản xuất, phối hợp sản xuất, đánh giá
TAN SU 1 43
Tiểu kết chương 1 - ¿2 2 %+SE£SE£EE£EEEEEEEEE2EE2E127171 7171.21.21 xe, 44 Chương 2: THUC TRẠNG QUAN TRI SAN XUẤT LONGFORM TREN CAC BAO ĐIỆN TU KHẢO SÁTT - 2 2 s+zzrxerxerxee 45
2.1 Giới thiệu các báo khảo sát - - Ăn se seireirerrrrrree 45
2.1.1 Báo Tiền Phong 2-2-5 +E+SE+EE£E+EEEEEEEEEE2112121711121121 2111 xe 45
2.1.2 Báo điện tử Dân “TTÍ << 5 322213112231 1 99311 1g ng ng 472.2 Thực trạng quản trị sản xuất Longform ở Báo điện tử Tiền Phong và
Dan 0n ẳẳốaA1A 50
2.2.1 Chủ thé quản tF] 2-2 + 5E+SE+2E£2E£2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111 211cc 502.2.2 NOi MUNG QUAN na 57 2.2.3 Phương thức Quan fTỊ - - << +18 19 11 91 9v vn ng ng 72
2.3 Darl nh 79
2.3.1 Thanh công và nguyên nhân thành công - - «+ -««++s«++ss++ 79
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2 2 2 s+s+E£+E£+£zz£zzzsze 84 Tiểu kết chương 2 2 2© £+SE+EEEEEEEEEEEE211071121171111211 11.211 Lee 90 Chương 3: NHỮNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG QUAN TRI SAN XUẤT LONGFORM CUA BAO
3.1 Những van dé đặt ra đối với việc quan tri sản xuất Longform trên00:00) 177 91
il
Trang 73.1.1 Những van dé chung ¿- 2 2+2<+EE+EE£EESEEEEEE2EE2EE2E1EEEEcrkrrree 9] 3.1.2 Những van đề cụ thé đối với quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử 96 3.2 Giải pháp giải quyết van đề quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử99
3.2.1 Giải pháp với chủ thé quản tTỊ - + ¿2 + s+£++zxezxzxzxezzesred 993.2.2 Nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện Longform 1023.2.3 Tăng cường nguồn tài chính đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chat, kỹ
thuật, nhuận bút cho đội ngũ thực hiện Longform 55555 s<++s+ 105
3.2.4 Nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức . - 107
3.2.5 Khai thác, sử dụng các phương pháp quan tri linh hoạt, phù hợp 1143.3 Giải pháp cụ thé cho Báo Tiền Phong, Dân Trí 115 3.3.1 Giải pháp đối với Báo Tiền Phong 2-2 2 s+E+£EzEzEzzzezrxee 116
3.3.2 Giải pháp đối với Báo Dân TTrí 2- 2© s©E+EE£EEE£EEtrEerrkerrsrrkd 1173.4 Một số khuyến nghị 2-52 ST E2 217111111211 21 21111 cye 118E0? 00,200 8.435 1183.4.2 Đối với PV, BTV, nhân Vidni ccccccccsesssesssessesssecsesssessesssecseessecseesseeses 120
Tiểu kết chương 3 2-2-5252 E12 12E1E717171121121111 111111 xe, 122 KẾT LUẬN - 2 SE E21 EEE1E11211 2111111111111 11 11111111 11 xe 124 TÀI LIEU THAM KHAO
PHỤ LỤC
11
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
Ban bién tap Bién tap vién Công nghệ thông tin Cộng tác viên
Khối Truyền thông Điện tử
Thư ký tòa soạn
1V
Trang 9DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Giao diện Báo Tiên Phong điện tử -2-5©cscccccccccce: 46
Hình 2.2: Giao diện Báo điện tử DGN TTÍ 55c cs se eeees 48
Hình 2.3: Giao điện chuyên trang Longform cua Báo Tiên Phong 94
Hình 2.4: Giao diện chuyên trang Dmagazine của Dân TrÍ 94
Hình 2.5: Bài Longform gôm 5 chương đăng trên Báo Tiên Phong 112
Hình 2.6: Dmagazine “Những túp léu giữ con chữ” đăng trên Dân Trí 114
DANH MỤC BANG Bang 1.1: Phân tích SWOT của LOHƒOTTHI <5 5s sex 20 Bang 2.2: Bang thong kê số bài Longform theo chủ dé trên Báo điện tử Tiên Phong từ tháng 1/2021 đến tháng 2/2022 veececceccessssseesvessessessessessessssssesseeseesees 58 Bang 2.3: Bang thong kê số bài Longform theo chủ dé trên Báo điện tử Dân Trí từ tháng 1/2021 đến tháng 2/2022 -+©-¿+++£++£++£+++tertezrzrsee 60 DANH MỤC BIEU Biểu đồ 2.1: Những dé tài được bạn đọc Tiên Phong, Dân Trí quan tâm 61
Biểu đồ 2.2 : Kết quả khảo sát cho câu hỏi câu hỏi “Anh/chị có thường xuyên đọc bài Longform trên báo điện tử Tiền Phong và Dân Trí không? ”” 82
Biểu đô 2.3: Bạn đọc đánh giá thông tin bài Longform của Tiên Phong, Biểu đô 3.1: Khảo sát bạn đọc về chất lượng Longform trên báo điện tứ 92
Biểu đồ 3.2: Những lĩnh vực bạn đọc quan tâm khi đọc bài Longform 100
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐÒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tòa soạn Báo Tiên Phong hiện nay - 47
Sơ đồ 2 2: Giao diện chuyên trang Longform của Báo Tiên Phong 94
Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị tại Báo Tién | od16 Ee 50
Sơ đồ 2.4: Mô hình quản tri tại Báo Dân TIÍ «cccSccsssseerseseeesses 53
So đồ 2.5: Số liệu về nghiên cứu độc gid của Báo Dân Trí -. ‹¿ 54
Sơ đồ 2.6: Quy trình sản xuất Longform tại Báo Tiên Phong 70
Sơ đồ 2 7: Quy trình sản xuất Longform tại Báo Dân Tri - 71
VI
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
So với báo in, phát thanh và truyền hình, báo điện tử là phương tiện
truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn Trước đây, khi một sự kiện xảy ra,
nếu như “phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoa, báo in minh hoa và giải
thích”, thì báo điện tử có thé tích hợp đa phương tiện Bạn đọc có thể xem
video, ảnh, đồ họa, nghe audio, đọc text, tương tác trực tiếp với tác giả và tòa soạn qua bình luận cuối bài viết, thể hiện thái độ thích/không thích bài viết,
cũng như chia sẻ tức thì bài viết đến bạn bè, cộng đồng trên mạng xã hội
Dù có những ưu việt nhất định so với các loại hình báo chí khác, tuy nhiên, trước sự cạnh tranh quyết liệt về thông tin hiện nay, đặc biệt là sự ảnh
hưởng rất lớn của mạng xã hội, báo điện tử không chỉ hướng đến đảm bảo tốc
độ về tin tức, mà còn phải biết tận dụng những điểm mạnh của mình dé thu
hút bạn đọc.
Những "bai dai" - Longform (các tòa soạn ở Việt Nam còn gọi bằng
những tên khác như Mega Story, Emagazine, Special, Dmagazine ) - phantích chuyên sâu, đa dạng về góc nhìn, được trình bày ấn tượng với sự tích hợp
hình ảnh, video, audio, thiết kế đồ họa chính là những "siêu tác phẩm báo chí"
mang lại khác biệt cho bạn đọc.
Sau khi tờ New York Times (Mỹ) lần đầu giới thiệu tác pham "SnowFall’ - tạm dich là Bão tuyét - nam 2012, Longform phat trién manh mé 6nhiều nước trên thế giới, với rat nhiều tác phâm xuất sắc thu hut sự quan tâm
của bạn đọc.
Ở Việt Nam hiện nay, các báo điện tử đều đầu tư bài Longform, thường
cho các đề tai/tuyén đề tài có sức nặng, phân tích chuyên sâu, da dạng về góc
nhìn, đẹp về trình bày Những tác phẩm dự thi giải báo chí cũng được triểnkhai dưới dạng Longform để gây an tượng Tham chi, nhiều báo, tạp chí điện
Trang 12tử như Vietnamplus, Tiền Phong, Dân Trí, Tạp chí điện tử Zing News, Tạp
chí điện tử Ngày Nay có riêng chuyên mục về Longform.
Cùng sự phát triển của khoa học, công nghệ và mức độ ngày càng quan
tâm của các tòa soạn, cũng như nhà báo, dạng bài Longform/Emagazine/
Mega Story/Special ngày càng được cải tiến Nhiều báo điện tử có chuyên
mục riêng về Longform/Emagazine/Mega Story, được xếp ở VỊ tri cao trên
giao diện trang chủ Các báo như VietNamNet, Người Lao Động, Tạp chíđiện tử Ngày Nay đã triển khai thu phí bạn đọc với các sản phẩm ấn tượng là
Longform.
Tuy nhiên, thực tế báo chí cho thay, vì nhiều ly do khác nhau, hiện nay, phần lớn tòa soạn chưa đầu tư một cách bài bản, khoa học, có hệ thống vào
việc quản tri sản xuất Longform Đa SỐ CƠ quan báo chí, đặc biệt những đơn
vị khó khăn về tài chính, quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất Longform theo kinh
nghiệm bắt chước của báo bạn hay các hãng truyền thông nước ngoài
Công tác quản trị về sản xuất Longform trong tòa soạn báo điện tử, bao
gồm cả chủ thể quản trị, nội dung quản trị, phương thức quản trị chưa được đầu tư đúng mức Các tòa soạn chưa nghiên cứu bạn đọc, thể loại Longform
một cách hệ thống, trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển lâu dải Công tác
quản trị như ban hành quy định phối hợp ban chuyên môn, quá trình sản xuất
nội dung, cơ sở vật chất đến chế độ giám sát, đánh giá chất lượng đầu ra,
lương thưởng, kỷ luật chưa có hoặc rất sơ khai.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự cho bộ phận
chuyên làm Longform còn hạn chế, chưa có chính sách cụ thê dé thu hút, bồi
dưỡng đội ngũ chất lượng cao Khó khăn về tài chính dẫn đến đầu tư cho công nghệ không nhiều, thậm chí không ít báo, tạp chí phải phụ thuộc công nghệ vào đối tác.
Thực trang trên đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng “siêu tác
Trang 13phẩm báo chí” Quản trị sản xuất nội dung kém khoa học, hiệu quả không chi
không phát huy được thế mạnh của dạng bài Longform, mà còn làm giảm uy
tín của tòa soạn và người làm báo đối với công chúng
Từ thực tế đó, tác giả nhận thấy, tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu dé tài
“Quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử hiện nay” cho luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông của mình là cần thiết, có ý
nghĩa thực tiễn cao.
Thông qua việc khảo sát các Báo điện tử Tiền Phong và Dân Trí, dé tài
sẽ giúp tác giả có cái nhìn toàn cảnh và thấu đáo hơn về việc quản trị sản xuất
Longform trên báo điện tử hiện nay Đó cũng là một cách học tập hữu ích,phục vụ cho công việc thực tế hiện nay của tác giả.
Bên cạnh đó, đề tài cũng là luận cứ khoa học hữu ích, giúp học viên tham mưu cho các cấp lãnh đạo của Báo điện tử Tiền Phong - nơi tôi công tác
- xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quản trị về sản xuất Longform trong xuhướng phát triển báo chí gắn liền công nghệ hiện đại
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Longform lần đầu tiên xuất hiện trong một tác phâm đoạt giải báo chídanh giá Pulitzer Đó là sản phẩm “Snow Fall” của New York Times, đượcđánh giá là “digital mega-story” (siêu tác phẩm báo chí) đầu tiên trên thế giới
Sự đổi mới về nội dung và hình thức này đã thu hút được đông đảo sự theo dõi
và tương tác của độc giả phô thông, cũng như các nhà nghiên cứu về báo chí
Cũng ở thời điểm đó, “Snow Fall” trở thành thuật ngữ báo chí mang
hàm nghĩa những tác phẩm báo chí chuyên sâu như trên báo in nhưng được
xuất bản trên mạng và mang tất cả những ưu thế của báo điện tử, bao gồm báo
chí thị giác (visual journalism), báo chí dữ liệu (data journalism), đọc được
trên mọi nền tảng số như máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động
Trang 14Longform trở thành xu hướng báo chí thế giới vào khoảng đầu năm 2015.
Nhiều nhà báo, học giả đã nghiên cứu và đăng tải bài viết trên các báo, tạp chí
điện tử, cũng như xuất bản sách về thể loại này
Trong khi bài báo “New York Times presents multimedia feature “Snow
Fall” phân tích xu hướng làm báo tương lai giống “Snow Fall” sẽ phổ biến
trên thế giới, một số tác phẩm khác cũng đề cập nội dung liên quan như
“Content Marketing Tactics: Longform Content on Social Media Pros, Cons,Examples & Best Practices” trên Toprank blog Tác giả chia sẻ về ưu, nhược
điểm của cau trúc Longform dưới góc nhìn của minh, từ đó nêu quan điểm về
việc sử dụng “bài siêu dài” này như thế nào cho hiệu quả [69].
Cũng quan tâm về chủ đề này, BTV David Remnick của tờ The New
Yorker (Mỹ) gắn cho Longform những từ ngữ dễ nhớ như “dài”, “tường thuật sâu” Ông cũng đề cập câu chuyện không phải lúc nào bạn đọc cũng từ chối bài
báo dài cả chục nghìn chữ trên mạng Internet với những số liệu, video, hình ảnh đồ
họa đi kèm Quan trọng chủ đề là gì, câu chuyện, chỉ tiết có hấp dẫn không và thông
tin có được bạn đọc quan tâm.
Trong bài “Longform journalism morphs in print as it finds anew homeonline” (tạm dịch: Báo chí Longform biến đổi trong báo in khi tìm được ngôi
nhà online mới), BTV tờ Thời báo Tampa Bay (Mỹ) - ông Neil Brown - nói
rằng, có hàng loạt giả thuyết cho khái niệm định nghĩa Longform Đó có thể
là một thé loại, cách viết, phương án trình bày những câu chuyện được ngườixem quan tâm Longform trên báo điện tử bao gồm các yếu tô truyền thôngDPT, được các nhà báo tạo ra thông qua quá trình lao động mang tính tập thé
[68].
Dưới góc nhìn cua nhà nghiên cứu báo chí, GS Michael Shapiro,
Trường DH Báo chi Columbia (Mỹ), nêu quan điểm, Longform là cái tên mới
cho đặc điêm các câu chuyện của tạp chí Tác giả của nhiêu cuôn sách này
Trang 15cho răng, Longform không phải bài viết luận, mà là kiểu bài viết tường thuật
của báo chí Không nên định nghĩa Longform chỉ bởi độ dài (số chữ), mà cần
phải xem xét cả phong cách của thể loại báo chí này [68]
Trong bản báo cao “Newspaper design: Infographics” (Thiết kế báo:
Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication Technology”, do
Trung tâm Thông tin Truyền thông chau A (AMIC) tổ chức năm 1994, tac giả
Peter Ong nêu rõ sự cần thiết các nhà báo phải tư duy trực quan Ông đề ra hướng đổi mới hình thức thông tin để các tác phẩm báo chí hiện đại, chất
lượng, đáp ứng nhu cầu của công chúng Tư duy trực quan là tiền đề rất quan
trọng, cùng tính ĐPT, khuyến khích các nhà báo sản xuất tác phẩm nhưLongform [67].
Trong khi đó, Longform cũng được đề cập trong nhiều cuốn sách liên
quan thiết kế, đồ họa, dàn trang Một trong số đó là cuốn “Thiết kế va đô
hoa” của tác giả Alam Swann, được NXB Trẻ phát hành.
Cuốn sách đề cập một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trênbáo chí, một dạng thông tin quan trọng trong các tác phẩm DPT, trong đó có
Longform Tác giả cũng đưa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng thức thông tin này, từ đó hướng dẫn cách trình bày nói chung, các dạng thê hiện thông tin Từ thông tin chung này, người thiết kế hoàn toàn có thé lĩnh hội,
sáng tạo trong quá trình sản xuất Longform [56]
Một cuốn sách khác là “Thiết kế, tạo mẫu và dan trang” do tác giảRogerC Parkers viết, NXB Trẻ hành, đã khang định tầm quan trọng của việctích hợp các yếu tố DPT trên báo chí Cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất
về hướng đi mới nhằm phát huy tốt nhất những ưu thế của loại hình này, nhất
là trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội lớn cho báo điện tử tích hợp đa phương tiên, nâng cao chất lượng những sản pham
như Longform [61].
Trang 16“Tổ chức tòa soạn đa phương tiện” là đầu đề cuôn sách của tác giả
Carmilla Floyd, được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Đại sứ quán
Thụy Điền tại Việt Nam dịch và biên tập Cuốn sách đề cập các phương thức
tổ chức và quan lý tòa soạn, giới thiệu các mô hình tổ chức tòa soạn của báo
in, báo mang, phát thanh và truyền hình, trong đó nhấn mạnh mô hình tòa
soạn có đồng thời nhiều loại hình báo chí và cả những thể loại dài hơi cần tích
hợp các yếu tô đa phương tiện Tuy nhiên, những nghiên cứu được giới thiệu chưa đi sâu phân tích nội hàm của mô hình truyền thông đa phương tiện, mà
mới chỉ dừng lại ở mức thông kê.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều tác giả sách, báo, luận văn đề cập Longform/Mega
Story/Emagazine trên báo điện tử, nhưng thường là dưới góc nhìn tổ chức sản
xuất, xu hướng phát triển của sản phẩm, chứ rat ít bàn về quản trị sản xuất.
Trong cuốn “Một số xu hướng mới của báo chí truyện thông hiện đại",nhóm tác giả Phan Văn Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng và Nguyễn
Đình Hậu đề cập Longform như là xu hướng mới cho sự phát triển của báo chí hiện đại với một số yêu cầu về nội dung và hình thức [32].
Với “Giáo trình Nhập môn Truyền thông Đa phương tiện” được xuất bản năm 2022, tác giả Đỗ Thị Thu Hằng nêu những vấn đề chung về truyền
thông đa phương tiện, trong đó có Longform Những van đề khác như sángtạo nội dung và sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; ứng dụng vàphát triển truyền thông đa phương tiện, cũng như các yếu tố kỹ thuật, côngnghệ ngành truyền thông đa phương tiện được trình bày khá chỉ tiết Đây làtài liệu bổ ích không chỉ đối với sinh viên báo chí, mà cả những người đang
làm Longform nói riêng, Multimedia nói chung ở các tòa soạn.
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo chí và Truyền
thông đa phương tiện” đã nhận diện những đặc trưng của báo chí đa phương
Trang 17tiện, trong đó có Longform, và xu hướng phát triển của loại hình này trong
thời đại kỹ thuật số Những vấn đề liên quan phương pháp, cách thức làm việc của đội ngũ làm báo đa phương tiện cũng được trình bày tỉ mi, hap dẫn, giúp người đọc hiéu rõ hơn về quá trình sản xuất sản phẩm “siêu báo chí”.[_ ].
Một cuốn sách khác là “Báo chí trong môi trường truyén thông hiệnđại” của tác giả Nguyễn Thành Lợi (tái bản năm 2019) mang đến lý thuyếttruyền thông, hội tụ, truyền thông xã hội, cung cấp những kỹ năng cơ bản của
báo chi DPT, thông qua lối trình diễn xúc tích, cách sử dung DPT, đồ họa vahình ảnh minh họa sinh động cho báo chí hiện đại.
Trên báo, nhiều tác phẩm cũng dé cập sản xuất, hướng phát triển của Longform một cách trực diện, hoặc chỉ nhắc qua trong những chủ đề liên
“Voi Mega Story - chung toi duoc lam nghệ một cách tử te”, của tác giả
Hà Vân, phỏng vấn nhà báo Hoàng Nhật - PTBT VietnamPlus, trên báo Nhà
báo và Công luận, ngày 17/12/2018.
Ngoài ra, một số tài liệu về Longform khác theo nhiều hướng tiếp cậnkhác nhau Cụ thê:
- Nguyễn Xuân Hương (năm 2007) “Truyền thông da phương tiện trên
Internet xu thế của truyén thông hiện dai”, Luan van Thạc sĩ Truyền thông đại
chúng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
- Nguyễn Xuân Miên (năm 2015), “Su dung da phương tiện trong việc
Trang 18truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử” (khảo sát các báo VnEconomy,
Tuổi Trẻ, Vietnamplus từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014): Luận văn Thạc sĩ
Truyền thông đại chúng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH
Quốc gia Hà Nội).
- Nguyễn Văn Tuấn (2016) “Ứng dụng da phương tiện trên báo điện
tử nhìn từ Tienphong.vn và Bbc.co.uk”, luận văn Thạc sĩ báo chí và truyềnthông, Trường DH Khoa học Xã hội và Nhân văn (DH Quốc gia Hà Nội)
- Trần Công Hùng (2017), “Tích hợp kỹ năng báo chi da phương tiện ở
cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay” (khảo sát báo Tiền Phong,Thanh Niên, Tuổi Trẻ năm 2016), luận văn Thạc sĩ Báo chí hoc, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
- La Thị Hoàn, (2013), “Toa soạn hội tu ở nước ngoài và kinh nghiệm
cho Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Nguyễn Xuân Hương, (2012), “Truyền thông da phương tiện - Xu thétất yếu của báo chí trực tuyến”, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu bao quát tất cả
các yêu tô hình thành và phát triển của hệ thống truyền thông DPT, tham khảo
và khảo sát trên 100 website có mô hình truyền thông DPT ở Việt Nam và
trên thế giới.
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, các tài liệu chủ yếu đưa ra khái niệm cơ
bản về Longform trong truyền thông DPT (Multimedia), chỉ lướt qua chứ chưakhai thác sâu về dang bài này Những bài báo, luận văn vềLongform/Emagazine/Mega Story đa số tập trung khai thác yếu tô tổ chức sản
xuat, thông tin, đặc điểm loại hình, cũng như đề cập chung về thể loại Chưa có
đề tài nào nghiên cứu về quản tri sản xuất Longform trên báo điện tử hiện nay.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng quản trị sản xuất Longform
Trang 19ở các báo Tiền Phong, Dân Trí hiện nay, chỉ ra thành công, hạn chế, từ đó đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các
tòa soạn dé có tác phẩm Longform chất lượng phục vụ bạn đọc.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về quản trị sản xuất Longform cho
báo điện tử.
- Khảo sát thực trạng, đánh giá kết quả ứng dụng quản trị sản xuất
Longform tại báo Tiền Phong, Dân Tri.
- Từ kết qua khảo sát, tổng hợp phỏng van sâu và phân tích, đánh giá,
học viên chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế của các đối tượng khảo sát Từ đó,tác giả đi tìm nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao quản trị sản xuất Longform cho báo điện tử nói chung, cũng như báoTiền Phong, Dân Trí nói riêng
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố liên quan quản trị sản xuất
Longform cho báo điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá
trình xây dựng, ban hành và vận hành chính sách, quy định, mục tiêu, nhân
sự, các hoạt động của lãnh đạo và đội ngũ PV, BTV liên quan Longform,
nhằm nâng cao chất lượng của dạng “siêu phâm báo chí” này
+ Về không gian nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng
lực nghiên cứu, tác giả nghiên cứu ở 2 báo điện tử Tiền Phong, Dân Trí Lý
do lựa chọn 2 báo này vì đó đều là những cơ quan báo chí uy tín, có tiềm lực
vê nhân sự, kinh tê tot Lãnh đạo cả 2 báo quan tâm đâu tư chiêu sâu về nội
Trang 20dung, đặc biệt là những sản phẩm đòi hỏi tính DPT liên quan công nghệ như
Longform Tiền Phong và Dân Trí đã và đang đây mạnh mảng sản xuất Longform và bước dau thu được những thành quả nhất định.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả củahoạt động quản tri san xuất Longform tại các báo Tiền Phong, Dân Trí từ
tháng 1/2022 đến tháng 12/2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Dé hoàn thành luận văn này, tác giả vận dụng và kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm kiếm và tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ lý luận về Longform trên báo
điện tử, đặc biệt di sâu hoạt động quản tri sản xuất Longform tại tòa soạn báo
trình phân tích của luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu đốivới lãnh đạo, BTV va PV 2 báo khảo sát là Tiền Phong và Dân Trí về quản trị
sản xuât Longform ở đơn vị mình Tác giả phỏng vân sâu băng bộ câu hỏi với
10
Trang 216 cá nhân theo phân bé đối tượng Các đối tượng được mã hóa từ S1 - S6 với
thông tin cụ thể về nhân khẩu học như sau:
BANG THONG TIN DOI TƯỢNG PHONG VAN SÂU STT| Mã số Cơ quan Chức vụ Tuổi | Giới | Trinh độ
tính
1 | PVSO1 | Báo Tiền Phong Phótôngbiêntập | 49 Nam | Cử nhân
2 | PVS02 | Báo Tiền Phong Lãnh đạo Khối 45 Nam | Thạc sĩ
Truyền thông Điện tử
3 | PVS03 | Báo Tiền Phong Phóng viên 46 Nam | Cử nhân
4 | PVS04 | Báo Dan Trí Phó Tông TKTS 40 Nam | Cử nhân
5_ |PVS05 | Báo Dân Trí Lãnh đạo ban Giải trí Nữ | Cử nhân
6 | PVS06 | Báo Dân Trí Phóng viên Nam | Cử nhân
Kết quả phỏng van sâu được phân tích, đối chiếu và vận dụng trong quá
trình phân tích dữ liệu định lượng ở chương 2 cũng như đề xuất một số giải
pháp ở chương 3 của luận văn.
- Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh dé có cái nhìn hệ
thống, đối chiếu mô hình quảnh trị sản xuất Longform ở 2 cơ quan báo chí
Tiền Phong và Dân Trí
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về quản tri sản xuất
Longform của báo điện tử, trên cơ sở đó nêu ra một số vấn đề đặt ra hiện nay.
Luận văn có thể là tài liệu mang tính tham vấn cho các tòa soạn báo
điện tử trong việc nâng cao quan tri sản xuât Longform tại đơn vi của mình.
11
Trang 226.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học khi
nghiên cứu về quản tri nội dung báo điện tử nói chung, quan tri sản xuất
Longform nói riêng.
Những đóng góp của luận văn sẽ góp phần gợi ý cho các báo Tién
Phong, Dân Trí có cái nhìn tổng quan về thực tế quản tri sản xuất Longform,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này, không nằm ngoài mục đích giúp
tòa soạn, đội ngũ lãnh dao báo, BTV, PV có động lực, kỹ năng làm tốt các “bài
báo đài”, “siêu tác phẩm báo chí”, nâng cao uy tín của tòa soạn với bạn đọc.
7 Kết cau luận van
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
ảnh, biéu đồ, Danh mục chữ viết tắt, Mục lục, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về quản trị sản xuất Longform trênbáo điện tử.
Chương 2: Thực trạng van dé quản trị sản xuất Longform trên báo điện
tử ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng quảntrị sản xuât Longform của báo điện tử.
12
Trang 23Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI SAN XUẤT
LONGFORM TREN BAO DIEN TU1.1 Cac khai niém
1.1.1 Khai niệm bao điện tửBao điện tử “sinh sau đẻ muộn” so với báo In, PT-TH va gan VỚI SỰ
phát triển mạnh mẽ của CNTT - Internet ra đời Nó đã tác động rộng khắp đến
đời sống xã hội.
Những năm 70 của thé ky XX, các dich vu cung cap thông tin qua
đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến điện là Teletext va Video text xuấthiện Với công nghệ này, người ta có thể xem văn bản, hình ảnh trên màn
hình tivi hoặc vi tính Thông tin được truyền tải và thu nhận qua đường điện
thoại, cáp hoặc qua mang vi tinh.
Video text là tiền thân của công nghệ world wide web (www) là linh
hồn của báo chí trực tuyến (báo điện tử) sau này
Trên thé giới, báo điện tử xuất hiện với sự ra đời của Diễn đàn Chicago
(Chicago Tribune) vào tháng 5/1992 Đến năm 1995, Prodigy - nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ tung ra thị trường dịch vụ www Ngay sau đó, nhiều báo của Mỹ đã xây dựng website để đưa thông tin lên mạng như Los Angeles
Times, USA ToDay, New York Newsday, San Jose Cũng trong năm nay, 11
báo khác của chau A cũng xuất hiện trên mang Internet như China Daily(Trung Quốc), Utusan (Malaysia), Asahi Simbun (Nhật Bản)
Đến giữa năm 1996, Mỹ có khoảng 768 trang báo mang Con số nay ởchâu Âu là khoảng 169, châu Á và Trung Đông khoảng 54, châu Đại Dương
20, châu Phi 6 Các hãng thông tan lớn trên thế giới đều xây dựng trang báo
mạng để phát triển thêm công chúng báo chí Thống kê của Newslink đến năm 1996 cho biết, trên toàn thế giới có 1.335 báo điện tử Đến đầu năm
2000, con số này tăng lên 8.474.
13
Trang 24Hiện tại, chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng báo điện tử
trên toàn cầu do việc này gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, theo báo cáo năm
2022 của Reuters Institute (Vương quốc Anh), đến hết năm 2021, hơn 10.000
trang web tin tức được điều tra và phân thành các loại khác nhau tại hơn 46 nước Tổng số người đọc báo điện tử trên toàn cầu tăng lên 2,6 tỷ trong năm
2021 [65].
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của CNTT, sự ra đời và cạnh tranh mạnh mẽ của các nền tảng mảng xã hội, “người người dùng điện thoại
thông minh” khiến các tòa soạn truyền thống đều phải tìm cách “xoay trục”
sang báo điện tử Dù vậy, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chínày vẫn chưa thống nhất, còn là chủ đề tranh luận không chỉ ở một quốc gia,
mà còn trên thế giới
Loại hình báo chí cung cấp thông tin trên Internet, với khả năng ĐPTnày có nhiều tên gọi khác nhau như Online Newpaper (báo chí trên mạng/
trực tuyến), E - Journal (Electronic Journal - bao chí điện tử), E - Zine
(Electronic Magazine - tap chi dién tu), bao chi Internet (Internet
Newspaper)
Tai Viét Nam, ngay 31/12/1997, tap chi Qué Huong - co quan cua Uy
ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) được đưa lên
mạng Internet Cũng trong năm 1997, mạng thông tin trực tuyến VASCOrient thuộc Công ty phần mềm và truyền thông ra đời Đây là tiền thân củabáo điện tử VietNamNet Ngày 23/1/2003, VietNamNet được cấp giấy phépbáo điện tử Đây là một trong những trang báo mạng có mặt trong thời kỳ đầuxuất hiện loại hình báo chí này ở nước ta
Tiếp đó, vào các năm 1998, 1999, 2000, báo Nhân dân điện tử, Đài
Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cũng phát hành thông tin trênmạng Internet Giai đoạn năm 2001 đến 2015, nhiều trang báo điện tử lớn
14
Trang 25xuất hiện như VnExpress, Zing, Dân trí, Tiền Phong Online, Thanh Niênonline, Tuổi Trẻ Online
Cũng như trên thế giới, báo điện tử ở Việt Nam cũng có nhiều tên gọi,
trong đó, báo điện tử là khái niệm thông dụng hơn (Nhân Dân điện tử, TiềnPhong điện tử, Lao Động điện tử Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Điều 3, Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí là sản pham thông tin vềcác sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo
công chúng thông qua các loại hình báo In, báo nói, báo hình, báo điện tử”.
Trong đó, “báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm dưới thuật
ngữ “báo điện tử” để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trong công trình nghiên cứu do Nguyễn Văn Dững chủ biên năm 2017
- “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam” - các tác giả Nguyễn Văn
Dững, Phan Xuân Sơn, Đỗ Thu Hằng, Hồ Bat Khuất, Nguyễn Thị Trường
Giang, Nguyễn Ngọc Oanh, Đinh Thị Thu Hằng cho răng, báo mạng điện tử
có ưu thế trực tuyến (online), truyền thông DPT (MultimediaCommunications) va dién dan truc tuyén (Forum) [14, tr 318]
Dù tiếp cận ở góc độ nghiên cứu nào, sử dung thuật ngữ tên gọi khác nhau, các nhà khoa học đều có nhận định chung: Báo điện tử là loại hình báo chí mới, tồn tại dưới dạng trang web, có khả năng cung cấp thông tin sống
động bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video được truyền tải liên tục tới
công chúng trên mạng Internet.
Đặc điểm của báo điện tử là khả năng tích hợp các yếu tố DPT, tính tứcthời và phi định kỳ, tính tương tác, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin và
mức độ an toàn thông tin trên mạng.
15
Trang 26Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 5/2023,Việt Nam hiện có 808 cơ quan báo chí, bao gồm 138 báo và 670 tạp chí.Trong đó, 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực gồm: Báo Nhân
Dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Công an Nhân dân, Thông Tan xã Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOY).
Trong 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực này, 15 cơ quan báo chí
gồm 11 báo, 3 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được giữ nguyên
về SỐ lượng, đầu tư dé phát triển mạnh theo hướng dẫn dắt, định hướng
Ngoài 6 cơ quan chủ lực, nước ta hiện sở hữu 127 cơ quan báo, 670 tạp chí (trong đó có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học và 72 tạp chí văn
học nghệ thuật) Tổng nhân sự lĩnh vực báo chi là 42.400 người, trong đó báo
in và điện tử 24.000 người.
1.1.2 Khai niệm Longform
Trong cụm từ “Longform”, “long” nghĩa là dài, “form” là mẫu, hình
dạng Như vậy, hiểu một cách nôm na, đó là bài báo có hình thức dài
Longform là bài viết với quy mô lớn, hay “siêu tác phẩm báo chí” - là
tên gọi chỉ một dạng tác phâm báo chí chuyên sâu trên nền tảng ĐPT
(Multimedia) Chúng là những tác phẩm báo chí có dung lượng dài (từ hơn1.000 chữ đến 20.000 chữ), hàm lượng nội dung lớn, được thiết kế theophương thức hoàn toàn mới, có thé bao gom cả chữ viết, anh, video, anhđộng, file âm thanh, thông tin đồ họa (InfographIc), các yếu tố đồ họa tương
tác (Interactive), Timeline Các tính năng này tương hỗ lẫn nhau
Longform là một nhánh của báo chí dành cho các đề tài dài hơn vớinhững khối lượng thông tin lớn hơn Độ dài của các chủ đề Longform nằm
giữa độ dài của một chủ đề thông thường và độ dài của một tiểu thuyết Khái
niệm còn cảm tính, chung chung, chưa nêu cụ thể được các yếu tố về đề tài
dai hơi, chủ dé thông thường, khối lượng thông tin lớn và “đề tài dai hơn” là
thê nào.
16
Trang 27Dù có ý kiến cho răng Longform đơn thuần là bài viết dài (nhân mạnh
về số chữ), trong khi Emagazine là một kiêu Longform chứa nhiều hình ảnh
với thiết kế đẹp mắt (nhấn mạnh yếu tố đồ họa, thiết ké, Multimedia), nhưngthực tế hiện nay, các khái niệm Longform, Emagazine, Mega Story, Special
được các tòa soạn ở Việt Nam sử dụng như nhau, đều chỉ sản phẩm báo chí có
độ dài từ hơn 1.000 đến 20.000 chữ, được thiết kế, đồ họa công phu (thậm chí
gồm nhiều bài nhỏ hay chương hồi) với các yêu t6 DPT (Multimedia)
Trên Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, bài viết “Ưu
điểm của việc khắc họa chân dung bằng tác phẩm Mega Story trên báo mạng
điện tử” đăng ngày 10/6/2020 của tác giả Phạm Thị Hương cho biết, MegaStory (câu chuyện lớn) và Micro Story (câu chuyện nhỏ), được Ramesh Jain
& Malcolm Slany đề cập trong công trình nghiên cứu “Micro Stories and
Mega Stories” năm 2013 [25].
Theo các tác giả, công nghệ DPT dang làm thay đổi cách kể chuyệntrên truyền thông Nếu trước giờ, người viết quen ké chuyện băng những hình
thức như các bức thư, bài báo, các cuốn sách, thì những công nghệ mới trên nền tang Internet cho phép kể chuyện bằng hai hình thức mới gọi là “MicroStories” va “Mega Stories”.
Nhờ Internet, bat cứ người dùng nào cũng có thé dé dang chia sé câu
chuyện cá nhân, khoảnh khắc trải nghiệm trong đời sống hàng ngày Cáchthức kê những câu chuyện nhỏ (Micro Stories) có thể bằng văn bản, âm thanh,hình ảnh, vị trí, trạng thái cảm xúc và bat cứ thứ gì khác mà người dùng coi làquan trọng Dan dan, từ đó xuất hiện nhu cầu kể những câu chuyện lớn hon(Mega Stories) dựa trên việc kết nối các dữ liệu nhỏ (câu chuyện nhỏ) lại với
nhau, tùy theo chủ đích, kinh nghiệm, sự sáng tạo của người kể.
Như vậy, ban đầu, Longform/Mega Story đơn giản là cách ké lại những câu chuyện dựa trên rất nhiều dữ liệu được tích hợp và lưu trữ trên mạng
17
Trang 28Internet Cho đến khi “Snow Fall’, tác phẩm báo chí của New York Times
(Mỹ) được xuất bản ngày 20/12/2012, gây tiếng vang trong cộng đồng báo chí
thế giới, khái niệm Mega Story được xem xét, thảo luận và mở ra một xu
hướng mới trong sáng tạo thuộc lĩnh vực này.
Trong bài viết “Megastory và những câu chuyện trực tuyến” đăng trênTạp chí Người làm báo điện tử ngày 22/4/2020, tác giả Vũ Thanh Hòa chorằng, Mega Story là “siêu tác phẩm báo chí” hay thé loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực
tại ảo sống động dé trải nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí Mega
Story ra đời nhằm thu hút và giữ chân độc giả trong môi trường hội tụ truyền thông, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội, thậm chí ngay
chính trong thé loại báo chí [28]
Tác giả Đỗ Bích Thảo Trân, trong bài “Mega Story: Dạng thức báo chí
mới trên nên tảng truyền thông đa phương tiện” đăng trên Tạp chí Khoa học
và Công nghệ tập 16, số 3 (2020), Trường DH Khoa học, ĐH Huế, cho rằng,
Mega Story là dang tác phâm báo chí mới phô biến trên các báo điện tử Dang
thức tác phẩm báo chí này ton tại trên nền tảng DPT (Multimedia), bao gồm:
Chữ, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm thanh, đồ họa nhưng được
thiết kế theo một cách hoàn toàn mới, dé độc giả không chỉ theo doi mà còn
tương tác tối đa với nội dung bài báo Chính điều này khiến “bài dài đaphương tiện” trở thành dạng thức tác phẩm báo chí mới, lạ và thu hút bạn đọc
Những đặc điểm nổi bật của dạng thức báo chí dài này được tác giả Đỗ
Thích Bảo Trân đánh giá như sau:
Thứ nhất, đó là một câu chuyện dài, tuyến tính Nó được hiểu như các
bài báo điện tử có nội dung chuyên sâu dạng thức của “Long - formStorytelling” Thể thức kế chuyện này luôn đem đến thông tin chỉ tiết bang lối
diễn đạt phi tuyến tính, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả
18
Trang 29Thứ hai, chất lượng thông tin cao, tạo dấu ấn trong lòng công chúng.
Khác với những dòng chảy thông tin liên tục trên mạng xã hội được đánh giá
là cách đưa tin truyền thống, những bài Longform đem lại sự khác biệt, mới
mẻ, đi sâu hơn các vân đê đăng sau sự kiện Sự khác biệt này đã đê lại dâu ân trong lòng công chúng khi đi chi tiêt vào các vân đê đăng sau sự kiện mới Đây cũng chính là chức năng quan trọng của báo chí hiện nay.
Thứ ba, Mega Story/Longform như một trang con trên báo điện tử, sửdụng ngôn ngữ DPT Mega Story không nhất thiết luôn phải là tác phẩm báo
chí dai kỳ, không cần áp dụng qua nhiều ứng dụng kỹ thuật DPT trong trình
bày hay tất cả những đề tài Không giống các thê loại báo chí truyền thống khác, Mega Story có thể được sáng tác từ những câu chuyện ở bắt cứ đâu Với
chất lượng hình ảnh đẹp mắt, kết hợp với video từ nhiều góc nhìn xoay quanh
đề tài sẽ đem đến cho độc giả những trải nghiệm mới mẻ [50].
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Sản xuất nội dung thông tin chất
lượng cao (Longform).
- Có thé được sáng tác ra từ những
câu chuyện ở bất cứ đâu và khiến
công chúng hiểu bản chất về những gì
đã và đang được chuyền tải giống thể
loại báo chí truyền thống nhưng theo
một phong cách hành văn mới và kỹ
thuật trình bày mới.
- Những tác phẩm vô cùng linh hoạt
và đầu tư về mặt thị giác, có khả năng
Mega Story trở nên cá nhân hơn.
- Tốn nhiều thời gian, công sức cho
một bài viết Các tòa soạn thường sửdụng đội ngũ công nghệ trong ngành
dé làm các bai có quy mô hơn Thông
19
Trang 30thường, dé làm một bài như thế phải
mat dén cả tuân hoặc lâu hơn.
- Mega Story đã giúp công chúng có
những trải nghiệm mới khi lĩnh hội
một tác phâm báo chí
- Với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ, nhiều công cụ, ứng dụng, thiết
bị hiện đại hỗ trợ sản xuất thông tin
trên nền tảng Mega Story Việc cập
nhật thông tin đưới hình thức hấp dẫn
và thú vị trên nên tảng.
- Do tính mức độ chuyên sâu của
thông tin, nên các bài viết trên nềntảng Mega Story có dung lượng rất
dai Trong khi thói quen cập nhật
thông tin trên báo điện tử của công
chúng thường hướng đến những nội dung ngắn gọn, mang tính cập nhật.
Vì vậy, nội dung Mega Story hạn chếđộc giả.
- Mega Story sẽ tồn tại được lâu dài.
Rất có thể khi công nghệ phát triểnhơn nữa thì lại xuất hiện những giảipháp online linh hoạt hơn mà tiết
kiệm chi phí hơn, hoặc thậm chí là
xuất hiện một dạng thức nội dung
mới còn thú vị hơn cả Mega Story
hiện nay.
- Mạng xã hội luôn là một trong
những đối thủ cạnh tranh của báo chí
về tính thời sự Mega Story cũng cầnhướng tới đặc điểm đó
Bang 1.1: Phân tích SWOT cua Longform
Từ những phân tích trên, có thé thay, đặc điểm thé loại của Longform
là độ dài (mức trung bình từ 5.000 đến 10.000 chữ); nội dung mang tính chất
20
Trang 31chuyên sâu, phân tích, nghiên cứu, điều tra; van đề có thé ít hoặc không thời
SU; yéu t6 van hoc trong tac pham; các yếu tố về thị giác (thiết kế, đồ họa).
Như vậy, so với bai báo thông thường, khác biệt của Longform là độ
dài và hình thức trình bày ấn tượng, được đầu tư thiết kế công phu với text,
ảnh, video, audio, Infographic, đồ họa tương tác (Interactive) Longform
thường được dùng cho những đề tài quan trọng, liên quan vấn đề lớn, chuyên
sâu với góc nhìn nhận, phân tích, đánh giá đa dạng.
Trong đó, Infographic (từ ghép của Information Graphic, tạm dịch: Đồ
họa thông tin), là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và
màu sắc sinh động, bắt mắt dé có thé truyền đạt thông tin điệp nhanh, rõ rang Các thiết kế này gồm ký hiệu, bản đồ, biểu tượng, con số được trình bày
theo logic nhất định, chuyền từ dữ liệu phức tạp sang ngăn gon, dé hiéu
Tiêu chí đánh giá một sản phâm Longform chất lượng thường dựa trêncác yếu tố nội dung, hình thức và hiệu quả mang lại Về nội dung, đó là đề tài
“độc”, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của công chúng; thông tin chính xác, đa
chiều, chuyên sâu, đáp ứng “cái bạn đọc cần chứ không phải tòa soạn có”; bố cục hợp lý, rõ ràng với sự sắp xếp phỏng van nhân vật, hình ảnh, số liệu
logic, giúp người xem dễ hiểu thông điệp
Đối với hình thức - yếu tố rất quan trọng và là một trong những đặc
điểm nhận diện Longform, sản phẩm phải được thiết kế đẹp mắt, hài hòa, dễxem, bày trí logic các van dé hay những bài nhỏ/chương/hồi trong tác phẩm,màu sắc phụ hợp, tính tương tác cao
Nếu như khi đánh giá về nội dung và hình thức của tác phẩm, yếu tốcảm tính nhiều khi gây tranh cãi, thì công nghệ của báo điện tử giúp có góc
nhìn số liệu rõ ràng Các chỉ số như user, pageview, like, share, comments,time onsite/bounce rate, engagement (tương tac cua người xem) là tiêu chíđánh giá chat lượng sản phẩm dang được nhiều tòa soạn sử dung.
21
Trang 32Tại Việt Nam, xu hướng sản xuất Longform được VietnamPlus (Thông
Tấn Xã Việt Nam) thực hiện từ giữa năm 2013 Năm 2015, trong dịp kỷ niệm
70 năm Quốc khánh, một tác phâm Mega Story được dau tu kỹ lưỡng xuấthiện trên Vietnamplus Đó là câu chuyện dài, phỏng vấn 70 nhân vật đại diệncho đủ mọi tầng lớp trong xã hội Họ chia sẻ ký ức, cảm xúc về Quốc khánh2/9 với phần đầu giới thiệu về chặng đường 70 năm phát triển, sau đó là cácbài phỏng vấn 70 nhân vật
Từ năm 2015, nhiều báo điện tử tại Việt Nam cũng đã triển khai thực
hiện các tác phẩm theo định dang này, như VneExpress, Zing, VietNamNet,
Tiền Phong, Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ Các báo địa phương, báo của các bộ, ngành cũng sản xuất nhiều bài Longform, cho dù cách làm còn còn đơn sơ và chưa thực sự đầu tư vào vấn đề công nghệ, mỹ thuật như những báo
điện tử mạnh về công nghệ, tài chính
1.1.3 Khái niệm quan tri
Quản trị theo tiếng Anh là “Management”, được giải thích bằng nhiều
cách khác nhau Mỗi tác giả khi nhắc tới quản trị đều có một quan niệm riêng cho mình Quản trị bắt đầu được khám phá bởi các nhà nghiên cứu phương Tây, được cho là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thê hoạt động hữu hiệu và có kết quả.
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, “Quản trị là
tổ chức, điều hành công việc của một cơ quan, tô chức Quản lý và cấp phépcác phương tiện làm việc theo chế độ” [55, tr.1289]
Theo định nghĩa của Harold Koontz, “Quản trị là thiết lập và duy trìmột môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể
hoạt động hữu hiệu và có kết quả”.
“Giáo trình Khoa học Quan tri” năm 2004 của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dẫn lời James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản trị là
22
Trang 33tiễn trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các
thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tô chức
nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [51, tr.4]
Trong cuốn “Quản trị kinh doanh” do NXB Thống kê phát hành năm
2008, tác giả Đỗ Hoàng Toàn, nêu quan điểm: Quản trị là sự tác động của chủ
thé quan tri lên đối tượng quản tri nhăm đạt được những mục tiêu nhất định
trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động [49]
Còn tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp viết ở sách “Quản tri học”: Đôi
tượng quản tri ở đây có thể là nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin Trong tô
chức, quản trị là quá trình lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tô chức nhằm đạt được mục đích với hiệu quả cao trong
điều kiện môi trường luôn biến động [10]
Quản trị giúp các tổ chức và thành viên thấy rõ mục đích và hướng đi
của mình, từ đó gia tăng về giá trị cho t6 chức Trong môi trường luôn biếnđộng với cơ hội và cả tiềm ân nguy cơ bat ngờ, quản trị giúp các tổ chức thích
nghi được môi trường, tận dụng tốt hơn cơ hội, cũng như giảm bớt nguy cơ.
Không những thé, quan tri tốt còn làm cho tổ chức có những tác động tích cực
trở lại môi trường.
Như vậy, có thê hiểu, quản trị là một quá trình mà trong đó có các hoạtđộng hoạch định, kết nói, hướng dẫn của một (hoặc nhóm) lãnh đạo tới một
(hoặc nhóm) người có cùng một mục đích là hoàn thành công việc Quá trình này huy động sự đóng góp sức lực của các nhân sự.
Hoạt động quản trị hướng đến việc tìm kiếm một phương thức phù hợp
dé công việc mang lại hiệu quả cao nhất
Các yêu tô của hoạt động quản trị gồm:
Thứ nhất, chủ thể quản tri, là nhân tố tạo ra hoạt động quản trị lên đối tượng nhận tác động quản trị Hoạt động quan tri này có thể diễn ra một hoặc
23
Trang 34nhiều lần, liên tục hoặc ngắt quãng, cho tới khi hoàn thành công việc.
Thứ hai, mục tiêu của hoạt động, được đặt ra cho chủ thể quản tri va
đối tượng hướng đến thực hiện.
Thứ ba, nguồn lực để hoạt động diễn ra.
Hoạt động quản tri được thê hiện bằng các bước:
- Hoạch định: Xác định mục tiêu, phương hướng, lên dự thảo chương
trình hành động, tạo lịch trình hành động, đề ra biện pháp kiểm soát, cải tiến,phát trién
- Tổ chức; xác lập sơ đồ tổ chức, mô tả nhiệm vụ của các bộ phận, xâydựng tiêu chuẩn cho từng công việc
- Lãnh đạo: Thiết lập quan hệ giữa nhân viên và người quản trị, thiết
lập quan hệ giữa người quản trị với các tổ chức khác Nhà quản trị giao việc
cho nhân viên dé đạt được mục dich chung Bằng các phương pháp quản lý,
nhà quản trị giám sát, giúp nhân viên làm việc hiệu quả.
- Kiểm soát: Xác định được các tiêu chuẩn kiểm tra, lên lịch trình kiểm
tra và thực hiện kiểm tra theo các tiêu chuẩn định ra Đánh giá tình hình, đề ra các biện pháp sửa chữa nếu có Hoạt động quản trị đã diễn ra từ rất lâu, từ khi
có các hoạt động có mối liên hệ giữa các cá nhân mà ở đó có sự phân chia, bố
trí các vị trí trong chuỗi hoạt động
Trên cơ sở phân tích trên, có thê hiểu quản trị là quá trình phối hợp hiệuqua các hoạt động của nhiều người trong tô chức, kiểm soát những nguồn lựccủa tô chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh xác định
1.1.4 Khái niệm sản xuất
Theo “Đại Từ điển Tiếng Việt”, thuật ngữ “sản xuất” (production) được hiểu là “Tạo ra của cải vật chất” [55, tr.1357] Với cách lý giải này có lẽ chưa thật đầy du, bởi xét về bình diện biểu hiện cũng như nội dung, nó chưa thé
hiện hết ý nghĩa của từ
24
Trang 35Như vậy, sản xuất tạo ra của cải, vật chất nói chung; tạo ra vật phẩm
cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động
Hoạt động sản xuất được hiéu là quá trình hình thành nên sản phẩm từ nguồn
đầu vào, sử dụng chúng dé tạo ra đầu ra phù hợp với nhu cầu dùng - hàng hóahoặc sản phẩm có giá trị đối với người dùng Sản xuất, hay thường được hiểu
là sản xuất của cải vật chất (bao gồm cả sản xuất các sản phẩm dành cho tinh
thần) là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người
Để thực hiện sản xuất, chủ thé sản xuất (tòa soạn) cần nhiều yếu tố,trong đó có 3 yếu tố cơ bản:
- Sức lao động: Gồm thể lực và trí lực của người lao động.
- Đối tượng lao động: Phần người lao động tác động vào nhằm biến đổi
theo mục đích của mình.
- Tư liệu lao động: Một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao độngthành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người
Mỗi góc nhìn, chúng ta đều nhận diện được cách lý giải riêng cho khái
niệm “sản xuất” Tuy nhiên, sản xuất luôn có mục đích cụ thé của nó, đó là
sản xuất cái gì, cho ai và sản xuất như thế nào? Bên cạnh đó cần chú ý các
yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Những yếu tố
này được xem là tất yêu ở mọi hoạt động trong cuộc sống của con người Do
vậy, dé giải thích khái niệm sản xuất, cần phải gắn nó vào một ngữ cảnh cụthé dang nói tới
Ở đây, luận văn được nghiên cứu có liên quan sản phẩm Longform trên
báo điện tử Khi đặt vào ngữ cảnh này, sản xuất được hiểu như sau: Sản xuất
là quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người và xã hội.
25
Trang 361.1.5 Quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử
Qua những định nghĩa, giải thích trên, luận văn “Quản tri sản xuất
Longform trên báo điện tử hiện nay” trong khuôn khô đề tài được hiểu là quá
trình hoạch định kế hoạch, quy trình, thiết kế, tổ chức mô hình hoạt động,
phân công công việc của các cấp lãnh đạo tại tòa soạn báo.
Nó đồng thời bao gồm các hoạt động triển khai công việc, thích ứng với hệ thống quản lý, định hướng từ PV, BTV, nhân viên trước, trong và sau
quá trình triển khai tác nghiệp, sản xuất Longform
Tổng quan, các hoạt động này tại tòa soạn nhằm mục đích điều chỉnh
và thích nghi với môi trường truyền thông mới, không chỉ trên phương diện
sản xuất Longform, mà còn trên quy trình tạo ra các sản phẩm đó.
1.2 Vai trò của quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử
1.2.1 Tao ra môi trường chuyên nghiệp, minh bach, phát triển đúng
định hướng
Xét dưới chủ thé (tòa soạn, nhân tố con người), quy định về quy trình
sản xuất, phối hợp giữa các phòng, ban, hay đầu tư cơ sở vật chất, cơ chếgiám sát, đánh giá (chính sách lương thưởng, phạt lỗi), đào tạo phát triển nhân
sự về Longform, yếu tố quản tri đều đóng vai trò quan trọng
Quản trị sản xuất Longform giúp tòa soạn xây dựng đường lối pháttriển cụ thể trong ngắn và dài hạn Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị sẽ có chính sáchtuyển dụng, dao tao, phat triển nhân sự ở các bộ phận khác nhau (PV, BTV,
họa sĩ, kỹ thuật viên) chuyên sản xuất “siêu tác phẩm báo chí”.
Việc quản trị cũng giúp BBT xây dựng, ban hành hệ thống quy định về
sản xuất Longform, trong đó nêu rõ quy trình sản xuất, phối hợp giữa các cá
nhân và phòng ban, cũng như cơ chế giám sát, đánh giá đầu ra của sản phẩm,
từ đó thấy được hiệu quả tác nghiệp của các nhân sự.
Quá trình quản trị này không chỉ ở câp tòa soạn mà còn đên từng ban,
26
Trang 37không chỉ giúp đánh giá hiệu quả công việc, cũng như từng PV, BTV qua
“cân, đong, đo, đếm” KPI (chữ cái viết tắt của cụm từ Key Performance
Indicator, được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, công cụ đo lường,
đánh giá hiệu quả công việc), mà còn giúp tòa soạn thay đổi sản phẩm
Longform theo yêu cầu của bạn đọc khi cần
Là sản phẩm PPT được đầu tu chuyên sâu, chất lượng với mục đích
mang lại uy tín cho tòa soạn, Longform phải đảm bảo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; đảm bảo đúng quy định của pháp luật báo chí vàđạo đức nghề báo.
Dé “níu mắt” người đọc trong tác phẩm dài từ vài nghìn đến vài chục
nghìn chữ, nội dung bài Longform phải hap dẫn, mang hơi thở của cuộc sông,góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân, có sức lôi cuốn,thuyết phục người xem Dé đảm bảo tốt những yêu cầu đó, hoạt động quản trịsản xuất hết sức quan trọng
Trong điều kiện hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin hơn so với trước Không những thế, dân trí được nâng lên, bạn đọc không chỉ tiếp nhận thông tin thụ động mà còn chủ động xử lý và đặc biệt
là nêu ý kiến phản hồi ngay lập tức Thực tế cho thấy rất nhiều bài Longformnhận được hàng trăm, thậm chí cả nghìn bình luận Những sản pham gâytiếng vang được chia sẻ trên các diễn đàn mạng thu hút hàng chục nghìnshare, like và bình luận nêu ý kiến đánh giá của công chúng
Tuy nhiên, bên cạnh thông tin tích cực, có nhiều thông tin xấu, độc hại,gây hoang mang trong dư luận xã hội Quản trị sản xuất Longform sẽ phát
huy lợi thế riêng của báo điện tử, cung cấp thông tin chính thống, rõ ràng, uy tín cho bạn đọc Trên cơ sở đó, ở chiều ngược lại, Longform cũng được phát
27
Trang 38trién đúng định hướng trên nền tảng môi trường chuyên nghiệp của tòa soạn,đáp ứng được nhu cau thông tin chính đáng của bạn đọc.
Như vậy, có thể thấy, việc quản trị sản xuất Longform trên báo điện tử
hết sức quan trọng và cần thiết Khi quản trị tốt, thé loại báo chi “All in one”
nay một mặt mang lại uy tín cho báo, giúp tòa soạn hoàn thành vai trò của cơ
quan báo chí nói chung, một mặt giúp định hình công chúng, thu hút lượng
độc giả trung thành, từ đó có thể đạt được những lợi ích về mặt nội dung vàphát trién thương mai
1.2.2 Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự làm sản phẩm
Longform
Con người là nhân tố quyết định đối với thành công hay thất bai của sản phẩm báo chí Vì vậy, đội ngũ PV, BTV, họa sĩ, kỹ thuật viên đóng vai
trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phát triển Longform ở tòa soạn
Hoạt động quản trị sẽ giúp BBT đề ra tiêu chí tuyển dụng nhân sự đápứng được “yêu cầu ngách”, cũng như có lộ trình đào tạo, phát triển chuyên
môn cho nhân sự Việc dao tao này có thể ở ngay tòa soạn, hoặc đưa nhân sựhọc các khóa trong nước, nước ngoài, thậm chí là học tập mô hình của những báo đã thành công.
Mỗi bộ phận tham gia làm “bài dài đa phương tiện” có chức năng,
nhiệm vụ khác nhau, như PV, BTV, phụ trách anh, video, họa sĩ, kỹ thuậtviên Do đó, việc tuyển dụng, đảo tạo, phát triển nhân sự cần có quy định cụ thé dé chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hoạt động quản trị cũng giúp lãnh đạo các phòng, ban và tòa soạn phát
hiện và dao thải những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu của công việc,
thay thé bang nhân tô mới hiệu tốt hơn.
Ngoài ra, BBT có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các cá nhân,phòng, ban phối hợp nhóm làm sản phẩm chung Hoạt động quản trị sẽ giúp
quá trình này diễn ra trơn tru, khoa học.
28
Trang 391.2.3 Tạo ra sản phẩm Longform chất lượng, hiện đại, an tượng
Báo chí là hoạt động tập thể, điều này càng đúng với sản xuất
Longform trên báo điện tử Một cá nhân không thể tạo nên tác phẩm “bài siêu
dài” chất lượng, mà nó là kết quả của quá trình làm việc nhóm nghiêm túc,
chuyên nghiệp Từ phát hiện, đề xuất (hoặc được giao) đề tài, đến tác nghiệp(phỏng vấn, tìm số liệu, viết bài), ảnh, video, đồ họa thiết kế, biên tập, code,
xuất bản, duyệt bình luận đều cần có sự phân công cụ thé, phối hợp ăn ý va
thường xuyên tương tác, trao đôi
Vì vậy, người tham gia làm Longform, ngoài công việc chuyên môn
minh đảm nhiệm, còn cần có tư duy tổng thé về sản phẩm, như trình tự nội
dung triển khai trong bài, bố cục tác phẩm, thâm mỹ, sử dụng tranh ảnh,
video, audio, tiếng động hoặc âm nhạc sao cho hợp lý, sinh động, an tượng,
thu hút người xem.
Dé đảm bảo được yêu cầu này, người làm công tác quan tri phải có conmat cua mét dao dién, nha bao chuyén sau, dé dinh hướng, thậm chí hỗ trợ
công tác sản xuất, đảm bảo sản pham mang tính hiện đại và an tuong sau sac.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các tòa soạn có nhiều điều kiện dé phát triển chất lượng Longform Vi dụ đơn thuần với hình anh, PV trực quan có thể sử dụng cả flycam, máy quay dấu kín như bút, cúc áo,
osmopocket, gopro quay dưới nước; những cảnh quay đại cảnh từ trên cao,
mang lại hình ảnh ấn tượng, camera được gan trực tiếp trên người thu tiếngtrực tiếp để hình ảnh và âm thanh sống động Tat cả yếu tố này luôn đượcchủ thể quản trị chú trọng, để đảm bảo cho sản phẩm Longform sống động,hiện đại trong khả năng cao nhất
Chính vì vậy, quản trị sản xuất Longform có vai trò quan trọng, giúp tạo ra những sản phẩm chất lượng “để đời”, mang tính hiện đại, ấn tượng,sông động vê hình thức thê hiện, sâu sắc vê nội dung thông tin.
29
Trang 401.2.4 Tiết kiệm chỉ phí sản xuất Longform
Việc điều phối một cách khoa học, hợp lý nhân sự (nguồn lực) tham gia
sản xuất Longform sẽ góp phan giảm chi phí đầu tư mà vẫn đạt hiệu quả cao
nhất Nếu bồ trí một cách hợp lý, tòa soạn sẽ vừa tiết kiệm nguồn nhân lực, chi
phí sản xuất, đồng thời nâng cao trách nhiệm, thu nhập của đội ngũ thực hiện.
Việc tổ chức Longform trên báo điện tử theo hướng tinh gon tổ chức bộ
máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của công chúng, đặc biệt
là nhóm bạn đọc văn phòng thường xuyên sử dụng máy vi tính, điện thoại
thông minh.
Bên cạnh đó, quản trị sản xuất Longform giúp sử dụng nhân lực hiệu
quả, khắc phục hạn chế, có chiến lược đào tạo, bồi đưỡng chuyên môn phù
hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân tại tòa soạn.
1.2.5 Góp phan xây dựng thương hiệu, uy tín cho cơ quan báo chi Longform được xác định là “siêu tác phẩm báo chí” với sự hội tụ của DPT được đầu tư với mục đích mang lại “món ăn” thông tin khác biệt, xây
dựng uy tín, thương hiệu cho tòa soạn Các sản phâm Longform càng thu hút
bạn đọc, được công chúng đánh giá cao, thì thương hiệu, uy tín của nhà báo, nhóm tác giả và rộng hơn là tòa soạn càng được nâng cao.
Rõ ràng, việc quản trị sản xuất tốt sẽ giúp báo điện tử có những tácphẩm “bài dài” xuất sắc, được đầu tư công phu, hiện đại, trình bày ĐPT bắtmắt trên cả bản desktop và điện thoại thông minh Chính những tác phẩm này
là “đại sứ” lôi kéo, nói giữ bạn đọc đến với trang báo Cùng thời gian, “mon
ăn cao cấp” này góp phần mang lại uy tín cho tòa soạn
1.3 Các yếu tố của quan trị sản xuất sản phẩm trên báo điện tử
1.3.1 Chủ thể
Chủ thé quan ly là các cơ quan quản lý Nhà nước Điều 7 Luật Báo chí
30