1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyên truyền: Quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Tri Noi Dung Thong Tin Co Nhay Cam Gioi Tren Bao Dien Tu
Tác giả Nguyen Thi Thanh Thuy
Người hướng dẫn PGS,TS. Nguyen Ngoc Oanh
Trường học Dai Hoc Quoc Gia Ha Noi
Chuyên ngành Quan Tri Bao Chi Truyen Thong
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ha Noi
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 32,14 MB

Nội dung

Nhóm nghiên cứu phân tích thực trạng van dé giới trên các phương tiệntruyền thông đại chúng Theo hướng nghiên cứu này, phải kê đến các công trình tiêu biểu như: Bài viếtcủa tác giả Lê Ng

Trang 1

NGUYEN THỊ THANH THỦY

QUAN TRI NỘI DUNG THONG TIN CÓ NHẠY CẢM GIỚI

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ BÁO CHÍ TRUYÊN THÔNG

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH THỦY

Chuyên ngành: Quản trị Báo chí truyền thông

Mã số: THI DIEM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS,TS NGUYEN NGOC OANH

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

0696710000015 |

1 LY do chon Ng , 1

2 Lich sử vấn đề nghiên CUU Lo ccc ccsessessessessesssessessvessessscssessessscssessesssesuesseessessecaee 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - - - 2 2c 22132132112 1351 1511551512111 errrri 8

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu 2- 22 22++++Ex++Ex++Ex++Ex+rxrzrxrrrxrrrxrrrxee 8

5 Phương pháp nghiên CỨU - 5 6 1x SH HH TH TT HT TH ngàn nhưng 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - ¿52-5 EEEEEEEEEEEEcrkrrrrye 12

7 Bố cục của luận văn (nội dung chính của từng chương) 2-2 2 5z: 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN CO NHẠY CAM GIỚI TREN BAO ĐIỆN TU oo cscsccssscssssessssessssesssseessesesseesssees 14

1.1 Các khái niệm cơ bản:: - G1 n1 ST ng TH TH TH HH HH kê 14 1.1.1 Quản trị và quản tri hong fỈH - HH HH ng ng giết 14

DVD BAO Gin an nố 17

1.1.3 Giới, bình dang giới, định kiến giới, nhạy cảm giới -+©cccccccccsce 18 1.2 Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về thúc day bình dang giới trên báo chí, truyền thơng 2-2 52 e2 EEEEEEEEEkerkerkrerkee 25 1.2.1 Quan điểm cia Đảng, Luật pháp chính sách cia Nhà nước về bình dang giới trên báo chí, truyền thơƠïg 5:©25- S72 SE 2222212211 211221 T1.T1.1111.1.111.1 1e 25 1.2.2 Các cam kẾt qHỐC KẾ +25 EÉEEEEEEE1E2112111712111211111211.1111.11 1.1.1 rryg 29 1.3 Vai trị của báo điện tir trong truyền thơng bình dang giới - 31 1.4 Cac lý thuyết truyền thơng liên Quan csseessessesssessesssessesssessessecssessecseesseese 33 1.4.1 Lý thuyết đĩng khung (Framing Thi€0F) 25-555-©5sccceccxscxeerxeerkesrkerrkcee 33 1.4.2 Lý thuyết Thiết lập Chương trình nghị sự (Angeda setting Theory) 34 1.4.3 Lý thuyết người gác cơng (Gate keeper TÏi€0F) - -52- 52-52 52+S2+E£EczEezEerterceei 35

1.5 4ìì ái 0u 0006 37

008019) 088 aấd.4<-i4 40

CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN CĨ NHAY CAM

GIỚI TREN BAO ĐIỆN TU oo.cccceccccccescesccsscessesscssessesssessessvcssessesssesssssesuessesssessesssessesaes Al 2.1 Giới thiệu khái quát về các tờ báo khảo sát Loc eee cecccccessesssessesssessesssessecssesseesecsseeees 41

VN n.ố.ốốỐốố.ố.ằẢ 41

21.2 ViCtMAMNehevI oo cecccceccessscesseessenssseceseeseeseeecnseesesseceenseesessecseseseesesseseaeeneeseseeseaeeaee 42 VNI.) anẽố 42 2.2 Thực trang quản trị nội dung thơng tin cĩ nhạy cảm giới trên báo điện tử 44

Trang 4

2.3.1 Quản trị tần suất xuất MIEN -©25-©25c 2+2 SE EEEE2E221221211211211ccree 46

23.2 QUAM tHE 6 7 nốốố 50

2.3.3 Quản trị hình thức thé Ni@1 cccccccccccscesssesssesssesssesssesssesssesssesssessusssussssssesssesssessseee 58 2.3.4 Quản trị qui trình sản xuất CN/DAE ccccccccccecscesssesssesssesssessssessessssssssssisssssssssssessseee 66 Tiểu kết chương 2 o cccsccccsessesssecsesssessesssessecsssssessecsuessessusssecsessusssecsesssessessusssecsusssetsecseeeees 71 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ QUAN TRI NỘI DUNG THONG TIN CO NHAY CẢM GIỚI TREN BAO ĐIỆN TỬ 2- 22 S22 ‡EEESEEESEEEEEEEEEEkerrrerkrere 78 3.1 Thành cơng và hạn chế về quan trị nội dung thơng tin cĩ nhạy cam giới 78

BLD TRAIN CONG anh 6< 5 78

L1 Shaaa.a 81 3.1.3 Nguyên nhân thiếu nhạy cảm giới trên BĐT cccctcsEceEterrrrrterrerrree 82

3.2 Giải pháp quản trị nội dung thơng tin cĩ nhạy cảm giới - 555555555: 89

3.2.1 Giải pháp về hồn thiện chính sách -© + ©sStcSEceEteEEcEEerkrrkrerkerkrrrrree 89 3.2.2 Giải pháp về xây dựng và hồn thiện qui trình quản trị nội dung của cơ quan báo

8P 89 3.2.3 Giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực về giới cho người làm báo 90 3.2.4 Giải pháp nâng cao nhận thức giới cho cơng chúng truyền thơng 91 3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 2-2 ©2s 2x2 E22E12231271171127112711271.211.211 221 ee 92 3.3.1 Đối với cơ quan quan lý nhà nước về báo chí, truyền thơng -. -: 92 3.3.2 Đối với cơ quan báo chí - 5s TT 1 12112211211 1 1111 tru 92 3.3.3 Đối với phĩng viên, ANA báo À 26 ©5s25+CxEEEEEE2EE E22 .EE trrrrrrree 93 3.3.4 Đối với cơng chúng truyền thiợg - 5 55-5 SSs SteEE SE EEEE E212 crrree 94 Tiểu kết Chương 3 - 2-2 ¿S92 1E E2E15E121121111121121171111 1111111111111 te 95 KET LUẬN ¿52-512 E1 E12 11211221211 11 11 T1 1 11 1n n1 e 96 TÀI LIEU THAM KHẢO 22 522SE2EE2EE2EEE2E1211221211111711 11111 1 1exee 98

PHỤ LỤC 2 2 22222221222122222221111111222222001111 0 2 00.2 102

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 6

DANH MỤC CAC BANG, BIEU

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Tổng hợp Quan trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện ttr 45

Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các thông tin có nhạy cảm giới 46

Bảng 2.3 Điểm trung bình Quản trị tần suất xuất hiện trên 3 báo 48

Bang 2.4 Quản tri nội dung thông tin có nhạy cảm gIỚI - 5 5-5 sSss+ss+sx 50 Bang 2.5 Điểm trung bình Quản trị nội dung trên 3 báo - 5-52 s2 52 Bảng 2.6 Quản trị hình thức thé hiện 2-22-5252 2S£2£E22EEt2EEtEE+erxezrxrrreeree 58 Bang 2.6 Điểm trung bình Quản trị hình thức thé hiện trên 3 báo - 60

Bảng 2.7 Thông tin về đối tượng khảo sát . 2: 22 5¿22+22+v£x+erxzrxrrreeree 71 Bang 2.8 Nội dung tập huấn về gidi cecececccessesssssessessesssessessessscssesseeseesesseeseeseess 74 Bang 3.1 Nhận thức về kiến thức, thông tin về giới của NLB - 84

Bang 3.2 Nhận diện các tình huống thiếu NCG của NLB - 5-55 52 85 DANH MUC BIEU Biểu 2.1 So sánh điểm trung bình tan suất xuất hiện thông tin có NCG trên 3 báo 49 Biểu 2.2 So sánh điểm trung bình Quản trị nội dung của 3 báo -.-53

Biểu 2.3 So sánh điểm trung bình Quản trị hình thức thé hiện trên 3 báo 60

Biểu 2.4 Qui trình sản xuất sản phẩm truyền thông có đề tài về giới - 69

Biểu 2.5 Đánh giá về sản phẩm thiếu nhạy cảm giới trên báo điện tử 71

Biểu 2.6 Cách thức tìm hiểu về giới của người làm báo . ¿- 555275

Biểu 3.1 Nguyên nhân các sản phẩm trên BĐT thiếu NCG -. 82

Biéu 3.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm báo chí có NCG của NLB 83

Biểu 3.3 Mức độ áp dụng kiến thức về giới trong các sản phâm báo chí 86

Trang 7

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Bat bình đăng giới (BDG) là van dé mang tinh toàn cầu Theo Báo cáo

“Khoảng cách giới toàn cầu 2023” (Global Gender Gap Report, 2023) công bố ngày21/6/2023 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thế giới cần đến 131 năm dé có théhoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới, và tiến độ BDG toàn

cầu đang chậm lại [53]

Ngày 25/9/2015, Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc đã thông qua Chươngtrình Nghị sự 2030 về Phát triển bên vững, có sự đồng thuận của hơn 190 quốc gia

trên thé giới Trong 17 mục tiêu phát triển thì có 2 mục tiêu liên quan đến bình dang

(bình đăng giới - SDG5, bình dang giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10)

Tại Việt Nam, sự tồn tại của tư tưởng Nho giáo hàng ngàn năm đã ảnh hưởngsâu sắc và gây bất BĐG trong xã hội Quan điểm của Dang và luật pháp chính sách củaNhà nước Việt Nam nhất quán trong việc thúc đây BĐG, coi đó là một trong những

yêu cầu của sự phát triển “Chiến lược quốc gia về bình dang giới là một bộ phận cấu

thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nềntang của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước” (Chiến lược Quốc gia

vì BĐG giai đoạn 2021-2030) Với những nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chínhtrị, theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 do Diễn đàn kinh tế thế giới công

bố vào tháng 7/2022, chỉ số xếp hạng bình đắng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146

quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021, trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ,lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiễn bộ rõ rệt

Truyền thông đại chúng có sứ mệnh đặc biệt trong việc truyền tải nội dungthông tin về BĐG, góp phan thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng Các văn

bản luật và dưới luật tại Việt Nam luôn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ

quan thông tin đại chúng trong việc bảo đảm và thúc đây BĐG Việc tuyên truyền,vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về BDG vừa là vai

trò và cũng là thách thức đối với báo chí nói chung Với báo mạng điện tử - một loại

hình báo chí mới đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ những tính năng vượt trội - thúc

đây bình đăng giới còn trở thành nhiệm vụ và sứ mệnh

Từ năm 1996, Hội nghị Bắc Kinh tiến đến thế kỷ 21 của phụ nữ đã đưa ra thôngđiệp: “Phương tiện truyén thông in ấn và điện tử ở hau khắp các quốc gia không cung

Trang 8

cấp bức tranh cân bằng về đời sống đa dạng của người phụ nữ và những đóng góp

xã hội của họ cho một thế giới biến đổi”, và các phương tiện truyền thông - với tưcách là một công cụ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và đầy quyền lực trong xã hội, phảihoạt động với mục đích làm cho xã hội có cái nhìn đúng hơn, tốt hơn về hình ảnhngười phụ nữ, thay đôi thái độ và quan niệm của xã hội về vai trò truyền thống của

người phụ nữ [29].

Đến nay, có thể thấy, các cam kết quốc tế cũng như hành lang pháp lý tại Việt

Nam đã khá bao quát Truyền thông BGD có sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đây

BDG tại Việt Nam Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ từ nội dung thông tin của các sản

phẩm báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, chúng tôi nhận thấy vẫn còn không ít

“sạn” giới Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên đến từ nhận thức, kĩ năng tác nghiệp

của nhà báo, phóng viên; ở khâu biên tập, kiểm duyệt, hoặc qui trình sản xuất tác

phẩm Vấn Van dé quản lý nội dung thông tin có yếu tô giới ở các cơ quan báo chí

đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Đây đượcxem là khâu then chốt trong việc kiểm duyệt thông điệp của quy trình tạo ra các sảnphẩm báo chí có nhạy cảm giới phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ số và thị

hiểu của độc giả thời kỳ chuyển đổi số Van dé quản lý nội dung thông tin về giới

trên các báo điện tử hiện nay đang được thực hiện với rất nhiều hình thức khác nhau

Mỗi cơ quan báo chí đều có một quy trình, phương thức quản lý nội dung và đượcphân cấp theo vi trí tương ứng trong sáng tạo, xuất ban sản phâm báo chí

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra gắn với công tác quản trị nội dung thông tin có nhạycảm giới trên báo điện tử hiện nay thé nào, làm thé nào dé giảm thiêu những “sạn”

giới trong các tác phâm báo chí nói chung và trên báo điện tử nói riêng Từ suy nghĩ

ay, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ là “Quản tri nộidung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử”, với mong muôn nghiên cứu,

khảo sát, phân tích thực trạng, nguyên nhân và tim giải pháp cho công tác quan tri

nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

2 Lịch sử vẫn đề nghiên cứuTrong vài thập niên vừa qua, nghiên cứu về BDG trên truyền thông không phải

là van đề hoàn toàn mới, đã có một số công trình nghiên cứu được xuất bản dưới dạngsách, bài báo, luận văn, luận án Các công trình này được tiếp cận trên các phương

diện chính:

Trang 9

2.1 Nghiên cứu vai trò của truyền thông đại chúng với vấn đề giới

Có khá nhiều các công trình bao gồm sách, nghiên cứu, bài báo khoa học bàn

về vai trò của truyền thông đại chúng với van đề giới như: Công trình “Những van dégiới - từ lịch sử đến hiện dai” do PGS.TS Đường Vinh Sường (2007) chủ biên; Công

trình Binh đẳng giới ở Việt Nam (2008) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do tác

giả Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh chủ biên; Bài viết của tác giả Phạm

Huong Trà “7hông điệp giới trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay qua một

số nghiên cứu ” in trong cuốn Truyén thông Việt Nam trong boi cảnh toàn cầu hóacủa Lưu Hồng Minh (2009)

Các nghiên cứu này đều khang định vai trò đặc biệt quan trọng của các sản phẩmtruyền thông đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đây sựtiến bộ của phụ nữ Đồng thời, cũng chỉ ra khá nhiều những khía cạnh liên quan tácđộng tới truyền thông về vấn đề giới như định kiến giới, khuôn mẫu giới đã “đóngkhung” hình ảnh của nam giới, phụ nữ trên cả báo viết, phát thanh, truyền hình Tuynhiên, các nghiên cứu tiếp tục nhắn mạnh và làm rõ quan điểm cách thức phản ánh

hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện thông tin đại chúng có thé làm thay đổi

nhận thức của công chúng về vai trò, vị thế của người phụ nữ, từ đó gia tăng ảnh

hưởng của họ trong xã hội.

Trong thời gian vừa qua, Nhà xuất bản Phụ nữ đang tích cực xây dựng Tủ sách

“Phụ nữ tùng thư” (Tủ sách Giới và Phát triển) và thực hiện truyền thông bộ sáchrộng rãi tới công chúng qua nhiều phương thức: tọa đàm, diễn đàn, hội thảo, công bốtrên truyền thông đại chúng

Tủ sách gồm: Biên khảo, tu liệu (tập hợp các tư liệu trên báo chi, công trình, baiviết của các nhà báo, nhà hoạt động nữ quyên từ đầu thế ky XX đến nay); Hợp tuyển,tỉnh tuyển (sáng tác của các tác gia nữ trong di sản văn chương Việt Nam trung đại);

Nghiên cứu (các chuyên đề, chuyên khảo nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam và thế giới);Dịch thuật (các công trình kinh điển của thế giới đấu tranh cho sự nghiệp của phụ nữ,

các lý thuyết và thực hành về phụ nữ, giới và nữ quyền) Với việc day mạnh xây dựng

và truyền thông tủ sách, Nhà xuất bản Phụ nữ mong muốn đem đến cái nhìn toàn diện

và có hệ thống về các van đề Giới và Phát triển và vai trò của phụ nữ Việt Nam trên mọiphương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Trang 10

2.2 Nhóm nghiên cứu phân tích thực trạng van dé giới trên các phương tiện

truyền thông đại chúng

Theo hướng nghiên cứu này, phải kê đến các công trình tiêu biểu như: Bài viếtcủa tác giả Lê Ngọc Hùng về “Truyền thông đại chúng và một số vấn dé xã hội hoc

về giới ” (Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 2-2000); Bài viết “Hình ảnh người phụ nữtrên truyền thông qua một số nghiên cứu” của tác giả Đào Hồng Lê (2009); Báo cáo

Bình dang/bat bình dang giới trong thông điệp truyền thông đại chúng ở Việt Namhiện nay (Lưu Hồng Minh và nhóm tác giả khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, 2010) Các bài viết này đã chỉ ra thực trạng bất BĐG trên cả 4 loại

phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử),

đồng thời đã khang định: dù đã có một số chuyên biến, hình ảnh phụ nữ vẫn bị phân

biệt đối xử trên truyền thông với những hình ảnh có tính khuôn mẫu cứng nhắc vềtính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp; đồng thời, khang định vai trò của truyềnthông đại chúng trong việc định hướng hoặc thay đồi kiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ,

thái độ và tình cảm của phụ nữ và nam giới.

Tác giả Tran Thị Yến Minh (2015) công bố hai bài viết: Dinh kiến giới trên báochí Việt Nam và Nâng cao chất lượng hình ảnh nữ giới trên báo chí Việt Nam Tácgiả đã căn cứ trên kết quả khảo sát gần 400 bài viết trên một số tờ báo in năm 2014

dé chỉ ra một số biéu hiện của định kiến giới khi thể hiện hình ảnh người phụ nữ như:Mục tiêu truyền thông về giới chưa được chú trọng, Hình anh nữ củng cố khuôn mẫu

và gây áp lực giới, Mối quan hệ giữa nam và nữ được phản ánh thiếu công bằng

Các hoạt động và xuất bản của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về

Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)- là một tổ chức phi chínhphủ hoạt động nhằm thúc đây việc thực hiện quyền cho nhóm phụ nữ và trẻ em chịuảnh hưởng bởi kỳ thi và bạo lực tại Việt Nam- cũng vô cùng nổi bật tại Việt Namtrong thời gian qua, với khá nhiều ấn phẩm như: Truyén thông về bạo lực gia đình

(Sách hướng dẫn nhà báo và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông của Hiệp hội

phòng chống Bao lực gia đình bang Washington - CSAGA biên dịch và chịu tráchnhiệm xuất bản năm 2010); tài liệu đã đưa ra các mẹo nhỏ giúp các nhà báo tránh

được những ngộ nhận và định kiến về bạo lực gia đình khi thu thập thông tin

Trang 11

Đáng chú ý là 09 chuyên đề được tổng hợp từ 21 bản tin “nhặt sạn” bình danggiới trên truyền thông của Oxfam và Csaga, 2011 (Nguyễn Trí Nhiệm, 2015) Nằmtrong tập hợp các công trình cung cấp các gợi ý cho phóng viên, nhà báo dé đạt đến

“nhạy cảm giới” trong quá trình khai thác và xử lí thông tin, tài liệu Truyén thông có

nhạy cảm giới của CSAGA và OXFAM đã biên soạn 09 chuyên dé với chín lĩnh vựckhá cơ bản: Nhạy cảm giới trong truyền thông phòng chống BLGĐ; Mẫu hình văn

hóa giới trong các phương tiện thông tin đại chúng; Góc nhìn giới trong các tin bài

về thể thao; Công bằng giới khi truyền thông về lao động việc làm; Giới và tình dục

trên các phương tiện truyền thông; Quan điểm giới trong việc phản ánh van dé phụ

nữ lay chong ngoại quốc; Cách nhìn nhận trên báo chí về sự thành công hay thất bại

của nam và nit; Thông tin trên báo chí về người nồi tiếng; Thông điệp về giới qua

hình ảnh và ngôn từ quảng cáo.

Hay tài liệu “Truyền thông có nhạy cảm giới”- Tài liệu dành cho cán bộ làm công

tác tuyên giáo- Hội LHPN Việt Nam do Oxfam, Csaga và Hội LHPN Việt Nam biên

soạn năm 2012, với các quan điểm chính dé truyền thông có nhạy cảm giới như: không

nhấn mạnh “vai trò kép” của phụ nữ; Không khuyên răn phụ nữ “cam chịu”, “nhẫnnhịn”; Không mặc định trách nhiệm nuôi dạy con cai, chăm sóc gia đình chủ yếu là củaphụ nữ; Thận trọng với các chương trình/phong trào/cuộc vận động dễ gây hiểu lầmchỉ có phụ nữ tham gia; Nên có cái nhìn công bằng, khách quan, phù hợp với xã hộihiện đại về đạo đức, vai trò của phụ nữ: Nên thận trọng khi xây dựng các nhân vật trong

các kịch bản tiêu phẩm truyền thanh, kịch nói, tờ rơi

Đặc biệt, Bộ chỉ số về giới trong truyền thông của UNESSCO (2012) là một tàiliệu quan trọng, cung cấp nhiều khái niệm, thuật ngữ liên quan đến van dé giới, đồngthời xây dựng những mục tiêu chiến lược cho các hành động tăng cường BĐG trong

tô chức truyền thông và phản ánh giới trong nội dung truyền thông

2.3 Nhóm công trình nghiên vấn đề giới trên một số tờ báo, chuyên mục

Trong khoảng 2 thập niên qua, có khá nhiều công trình khảo sát, nghiên cứu

về biểu hiện của định kiến giới trên báo chí, truyền thông, tập trung vào việc so sánh

vị thé, vai trò giữa nam giới và phụ nữ trên các chuyên trang, chuyên mục, hay tờ

báo cụ thé Có thê ké đến: Hình ánh người phụ nữ trong quảng cáo trên báo, (Trần

Thị Kim Loan, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3/1998); Sự lam dụng hình ảnh phụ

Trang 12

nữ trong quảng cáo trên truyền hình (Nguyễn Qúy Thanh và Pham Phuong Mai,Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 4/2004); Định kiến giới trong phim quảng cáo trêntruyền hình (Đặng Thị Tuyết Minh, Truyền thông VN trong bối cảnh toàn cầu hóa,2009); Định kiến giới trong các thông điệp quảng cáo của truyền thông đại chúng

ở Việt Nam hiện nay, (Đặng Thị Ánh Tuyết, Bản tin Nghiên cứu Giới và xã hội —

Trung tâm Nghiên cứu Giới và xã hội - Trường ĐH Hoa Sen, Tháng 5/2012); Hình

ảnh nam giới trên truyền thông đại chúng, sự kỳ vọng của xã hội về vai trò nam giới

và mối quan hệ của chúng với hành vi sức khỏe của nam giới (Dương Thị ThuHương, Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, 2009); Kỷ yếu Hộithảo “Giới - Truyền thông và phát triển” (2003) với các bài viết: Giới không có

nghĩa là phụ nữ (Nguyễn Thu Phương), Hình ảnh người phụ nữ trên truyền hình

(Vũ Thị Gái); Một sự duy trì định kiến giới về vai trò của nữ và nam trên báo inhiện nay (Trần Thị Minh Đức, Tạp chí Tâm lý học, số 6/2004); Định kiến giới trênbáo chí Việt Nam (Trần Thị Yến Minh, Tạp chí Kinh tế- xã hội Đà Nẵng (2014);

Báo cáo nhạy cảm giới trong các chương trình của Đài Truyén hình Việt Nam(OXFAM, CSAGA, 2008); Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Bình dang giới trên

báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” (2022) của Học viện Phụ nữViệt Nam với các bài: Phim truyền hình “Anh có phải là đàn ông không ” và nhữnggóc nhìn về định kiến với nam giới (Đặng Diễm Quynh), Dục hoá cơ thể nữ giới

trong truyền thông thương mại và giải trí (Đỗ Anh Đức), Hình ảnh cơ thể phụ nữtrong các quảng cáo về làm đẹp ở Việt Nam hiện nay (Dinh Việt Hà), “Người ay là

ai” và vấn dé bình thường hoá dong tính trên truyền thông đại chúng (Vũ HoàngHiếu)

Các nghiên cứu trên chỉ ra nhiều chiều cạnh khác nhau về những biểu hiện batBDG trên các loại hình báo chí, truyền thông như định kiến giới, coi thường phụ nữ,gắn phụ nữ và nam giới với những khuôn mẫu theo tư tưởng Nho giáo, hay thậm chí

mô tả người nữ như một “biểu tượng tình dục”, Những tư tưởng ấy các được thé

hiện thông qua cách đặt tít bài, qua xây dựng hình ảnh nam giới, phụ nữ, qua nội dung

bài viết và thông điệp truyền thông Từ đó, vô hình chung đã tác động tới nhận thức

và hành vi của công chúng truyền thông, đưa tới sự phân biệt đối xử về giới, mà đặc

biệt là hạ thấp vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội

Trang 13

Một số công trình đã nghiên cứu theo cách tiếp cận ứng dụng lý thuyết truyềnthông dé phân tích các van đề giới, chỉ ra hiện trạng bất bình dang giới hiện nay, cũngnhư giải thích chúng dưới góc độ lý luận, như: Nghiên cứu van dé nữ quyền qua gócnhìn báo chí- truyền thông (Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Thi Hằng, 2021); Dinh kiến

giới trong xây dựng hình ảnh nam giới, phụ nữ trên báo điện tử nhìn từ lý thuyết đóng

khung (Nguyễn Thi Thanh Thủy, 2022) [7]; Đánh giá van dé giới trên truyền thôngtrong đại dịch Covid- soi chiếu qua khung phân tích Moser (Nguyễn Kiều Nga, 2022)

[7].

Cho dén nay, một số luận văn, luận án tiễn sỹ đã nghiên cứu trực tiếp về vấn đề

nay Trong đó, phải nói tới 2 luận án tiến sỹ: Luận án Hiệu quả của các bài viết về

bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, của tác giả Phạm Hương

Trà, khảo sát từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2010 Trên cơ sở phân tích nội dung thôngđiệp, tác giả tiễn hành đưa thông điệp đến công chúng dé tìm hiểu sự đánh giá từ phíacông chúng thông qua phương pháp trắc nghiệm Luận án Định kiến giới trên báo

mạng điện tử Việt Nam của Phạm Thùy Linh (2021), khảo sát trên 3 báo điện tử Tuổi

trẻ.vn, Vn express, Giadinh.net.vn, khảo sát từ tháng 1/2014-12/2016 Luan án khangdinh “dinh kién gidi vẫn con tồn tai trong nội dung tin tức trên báo mang điện tử” thểhiện qua nội dung, cách thức xây dựng hình ảnh nam giới, phụ nữ Đồng thời, luận

án cũng chỉ ra một yêu tố quan trọng tác động tới vấn đề trên là do nhận thức của

phóng viên, người làm báo.

Có thé thấy, trong hai thập niên vừa qua, đã có khá nhiều dé tài, công trình

nghiên cứu, dự án truyền thông trong nước và trên thế giới về van đề bình đăng giớitrên báo chí, truyền thông tại Việt Nam Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tuy có nhiềudấu hiệu tích cực, xong truyền thông hiện nay vẫn thiếu nhạy cảm giới, chưa phảnánh đúng và công bằng diện mạo của nam và nữ trong các hoạt động kinh tế - chínhtrị - xã hội, cũng như vai trò, VỊ thế của họ trong gia đình và ngoài xã hội

Tuy nhiên, trong các công trình trên, qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy,

còn vắng bóng các nghiên cứu đề cập trực diện và có hệ thống về công tác quản trị

thông tin có nhạy cảm giới, về vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí, về nănglực tác nghiệp của phóng viên, nhà báo, biên tập viên , là những yếu tố quyết địnhchính tới các tác phẩm có nội dung thông tin thiếu nhạy cảm giới trên báo chí

Trang 14

Chính vì vậy, “Quan trị nội dung thông tin có nhạy cam giới trên bao điện tw”

(khảo sát các báo: Phunuvietnam.vn; Tienphong.vn; Vietnamnet.vn từ tháng 1/2022

đến tháng 12/2022) sẽ nghiên cứu và b6 sung thêm vào khoảng trồng thông tin hiệnnay về van đề bình dang giới trên báo chí, truyền thông

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề quản trị thông tin có nhạy cảm giới, xâydựng khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và lý thuyết tiếp cận của luận văn.Trên cơ sở lý luận của đề tài và thực tiễn khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản

trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử Phunuvietnam.vn,

Tienphong.vn, Vietnamnet.vn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản

trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử tại Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu

trong luận văn như: quản tri, quản tri nội dung thông tin, nhạy cảm giới; công cụ quản trị nội dung thông tin nhạy cảm giới; qui trình quan tri; vai trò của phóng viên, người

làm báo ; các lý thuyết sử dụng

- Khảo sát, phân tích thực trạng quản tri nội dung thông tin có nhạy cảm giới

trên báo điện tử.

- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân tác động tới quản trị nội dung thông tin

có nhạy cảm giới trên báo điện tử.

- Đánh giá, phân tích năng lực tác nghiệp của người làm báo trong lĩnh vực

truyền thông về giới

- Từ các phân tích, nhận định, đánh giá, luận văn đề xuất các giải pháp nâng caochất lượng quản trị thông tin có nhạy cảm giới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Van đề quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử hiện nay

(khảo sát các báo: Phunuvietnam.vn; Tienphong.vn; Vietnamnet.vn từ tháng 1/2022

đến tháng 12/2022)

Trang 15

Luận văn lựa chọn khảo sát trong năm 2022, thông tin thu nhận được trong 1

năm, gần nhất cho tới thời điểm thực hiện đề tài Trên cơ sở dữ liệu thu thập được,quá trình phân tích sẽ so sánh với kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu,

khảo sát trong các khoảng thời gian trước đó.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian khảo sát: từ tháng 01/2022-12/2022

- Phạm vi nội dung khảo sát:

Nghiên cứu tập trung khảo cứu ba trang báo mạng điện tử là Phunuvietnam.vn

(Mục Giới 24/7 trong chuyên mục Xã hội), tién phong.vn (Mục Cộng đồng mạng

trong chuyên mục Giới trẻ), vietnamnet.vn (Mục Gia đình trong chuyên mục Doi

sông); với các từ khóa tìm kiếm là Giới, Gia đình, Bình dang giới, Nam giới, Phụ nữ

Lí do lựa chọn 3 báo Phunuvietnam.vn, tiền phong.vn, vietnamnet.vn và các

mục, chuyên mục trên là do:

1- Báo điện tử có mức độ ảnh hưởng lớn tới công chúng truyền thông, số lượngngười xem ngày càng tăng lên theo sự phát triển của kinh tế- xã hội, sự phát triển củatruyền thông xã hội, cùng với quá trình chuyên đổi số báo chí tại Việt Nam trong

những năm qua.

2- Các mục và chuyên mục được lựa chọn có tần suất bài đăng về nội dung thôngtin gần với đối tượng nghiên cứu của đề tài: tần suất xuất hiện bài viết về đề tài phụ nữ,nam giới, gia đình, bình dang giới vượt trội so với các mục/chuyên mục khác của báo.Trong đó, riêng Báo PNVN có mục riêng về giới là Giới 24/7 trong chuyên mục Xãhội Còn trên báo TP và VNN, qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, mục Cộng đồng

mạng (chuyên mục Giới trẻ, tienphong.vn) và mục Gia đình trong chuyên mục Doi

sông, vietnamnet.vn) là có tần suất về các bài viết về các van đề giới nhiều hơn

3- 03 trang báo trên là những trang báo điện tử có uy tín, lượng truy cập lớn,

trong đó, 01 trang báo là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt

Nam, 01 của TW Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh và 01 trang báo điện tửtrực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

- Báo PNVN: nội dung báo tập trung nhiều vào các van đề về phụ nữ Với vaitrò mũi nhọn trong công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, báo

đã góp phần cổ vũ, khích lệ phụ nữ tự tin, sáng tạo, chủ động, phan dau vươn lên phát

triên toàn diện, khăng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội Ngoài ra, Báo

Trang 16

cũng là địa chỉ tin cậy để phụ nữ gửi gắm tâm tư, nguyện vọng và là công cụ sắc bén

bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tầng lớp phụ nữ

- Báo TP: lượng công chúng đông đảo, thuộc nhiều lứa tuổi với nhiều mảng nộidung khác nhau Hiện nay, Tiền phong là một trong những tờ báo chính trị có uy tíncao, khang dinh vi tri quan trong trong hé thong báo chí cách mạng Việt Nam; đốitượng hướng tới chính là đoàn viên, thanh niên với các nhân tô mới, điển hình tiêntiễn, sương người tốt, việc tốt trong các lĩnh vực

Báo VNN: là tờ báo điện tử của Bộ Thông tin- Truyền thông, được thành lập

từ năm 1997 Năm 2003, Vienamnet.vn được Bộ Văn hóa- Thông tin cấp phép là tờ

báo mạng điện tử và trở thành một trong những tờ báo điện tử có mặt từ thời kì đầu

xuất hiện loại hình này tại Việt Nam Với lợi thế về lịch sử phát triển, lại là cơ quanngôn luận của Bộ Thông tin- Truyền thông, nên mức độ ảnh hưởng của tờ báo cũngrất lớn tới công chúng truyền thông

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến nộidung đề tài, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn

- Nội dung:

+ Nghiên cứu các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,

các cam kết quốc tế liên quan tới bình dang giới, truyền thông bình đăng giới, vai tròcủa báo chí trong truyền thông bình đăng giới, bộ chỉ số giới trên truyền thông

+ Nghiên cứu các lý thuyết truyền thông: Lý thuyết đóng khung (Framingtheory), Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory), Lý thuyếtNgười gác công (Gate keeper theory)

+ Nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước vềvan đề giới trên truyền thông

+ Nghiên cứu các khái niệm liên quan, các kiến thức lý luận về báo chí, truyềnthông, về hoạt động tòa soạn, hoạt động nhà báo

5.2 Phương pháp nghiên cứu nội dung

- Mục dich: phân tích, đánh gia thực trạng quản trị nội dung thông tin có nhạy

cảm giới, đánh giá những nguyên nhân/yếu tố tác động, từ đó đưa ra những kiến nghị,

10

Trang 17

giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung thông tin nói chung và thông tin có

nhạy cảm giới nói riêng.

- Nội dung: thông kê sô lượng, quy mô, tần suất sử dụng các biêu hiện liên quanđến các thông tin có nhạy cảm giới trong các tin/bài khảo sát; sử dụng các lý thuyếttruyền thông, bộ chi số giới trên truyền thông dé phân tích, đánh giá; nghiên cứu các

qui trình quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới tại các tòa soạn.

- Cỡ mâu: 199 tin/bài trong thời gian khảo sát (Tháng 01/2022 đến tháng

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng công cụ tim kiếm nâng cao Social

Listening Plus: 1) Xác lập các từ khóa chính là Giới, Gia đình, Phụ nữ, Nam giới,

Bình đăng giới; 2) Xác lập khung thời gian quét dữ liệu từ ngày 01/01/2022 đến ngày

31/12/2022; 3) Xác lập loại dữ liệu quét là 03 báo điện tử PNVN, VNN và TP (loại

trừ quảng cáo do phạm vi nghiên cứu của đề tài); 4) Truy cập dữ liệu được chạy ra

link thống kê trên file Excel và xem toàn bộ dữ liệu

Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0

5.3 Phương pháp phỏng van sâu

- Mục đích: Được thực hiện để thu thập các thông tin định tính, giúp lý giải sâu

hơn các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu như các khái niệm, qui trình quản trị nội

dung thông tin, nhạy cảm giới của người làm báo

- Nội dung: phỏng van sâu các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về giới, lãnh đạo

cơ quan báo chí, phóng viên/nhà báo, biên tập viên.

- Cỡ mẫu: 06 phỏng van sâu, trong đó có: 01 chuyên gia về giới, 03 lãnh đạo/quản

lý cơ quan báo chí (1 Phó TBT và 02 cán bộ quản lý cấp ban/phòng), 02 phóng viên/

biên tập viên.

11

Trang 18

5.4 Phương pháp điều tra bảng hỏi đối với người làm báo

- Mục đích: Khảo sát bằng bảng hỏi cá nhân chủ yếu nhằm thu được những số liệu

định lượng liên quan đến nhận thức giới và nhạy cảm giới của phóng viên/nhà báo

hiện nay.

- Nội dung: sử dụng bảng hỏi điều tra, thu thập thông tin và xử lý dữ liệu thống

kê bằng ứng dụng Google form

- Cỡ mẫu: 73 phóng viên/nhà báo/biên tập viên ở các báo điện tử, công thông tin

điện tử, thuộc 26 cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước

- Phương pháp chon mau: chọn mẫu ngẫu nhiên, không xác suất, thuận tiện

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài hệ thống, luận giải các khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu;

đồng thời đặt ra một số vấn đề về lý luận về quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm

giới trên báo điện tử.

- Đề tài xây dựng được Bảng kiểm Quản trị nội dung thông tin có nhạy cảmgiới trên báo điện tử, với 4 tiêu chí đánh giá và 22 thang đo, là cơ sở khoa học dé

khảo sát, đánh giá thực trạng.

- Dé tài làm sáng tỏ thực trạng quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giớitrên báo điện tử, những tồn tại của định kiến giới, khuôn mẫu giới trên báo chí nói

chung và báo điện tử nói riêng.

- Đề tài góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận báo mạngđiện tử với truyền thông về bình dang giới

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài góp phần nhận diện thực trạng về quản trị nội dung thông tin có nhạycảm giới trên 3 báo điện tử được khảo sát, phân tích các nguyên nhân/yếu té tác độngảnh hưởng tới những nội dung thông tin thiếu nhạy cảm giới được đăng tải

- Đề tài đánh giá được bao quát nhận thức và kĩ năng tác nghiệp đối với mảng

đề tài về giới của lãnh đạo các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên hiện nay

trên báo điện tử.

- Đây là tài liệu cần thiết cho phóng viên, biên tập viên, và những người có

liên quan trong lĩnh vực báo chí, truyền thông Đồng thời, có thể là tài liệu học tập,

12

Trang 19

tham khảo cho sinh viên ngành báo chí, truyền thông tại các trường đại học, đặc biệt

là sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, phục

vụ trực tiếp Học phần “Giới trên truyền thông”

7 Bố cục của luận văn (nội dung chính của từng chương)CHƯƠNG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN TRI NỘIDUNG THONG TIN CO NHAY CAM GIOI TREN BAO DIEN TU’

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN CO

NHAY CAM GIOI TREN BAO DIEN TU

CHUONG 3 GIAI PHAP VA KIEN NGHI QUAN TRI NOI DUNG

THONG TIN CO NHAY CAM GIOI TREN BAO DIEN TU

13

Trang 20

CHUONG 1.

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN

CO NHAY CAM GIỚI TREN BAO ĐIỆN TỬ

1.1 Cac khái niệm cơ ban:

1.I.1 Quản trị và quản trị thông tin

quản trị có nhiều cách tiếp cận theo các quan điểm khác nhau:

— Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp cáchoạt động của những người khác để đạt kết qảu mà một người hoạt động riêng rẽ

không thé nào làm được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con

người kết hợp với nhau thành tô chức

— Quản trị là sự tác động của chủ thé quan tri dén déi tuong quan tri nhằm thựchiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện bién động của môitrường Với cách hiểu này, quản tri là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác

nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ

thể quản tri tạo ra; mục tiêu của quản tri phải được đặt ra cho cả chủ thé quan tri va

đối tượng quan tri, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản tri.

— Quản trỊ là quá trình hoạch định, tô chức, điều khiển và kiểm soát công việc

và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài

nguyên, dé hoàn thành các mục tiêu đã định

— Quản tri là hoạt động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.

— Quản tri được hiểu là trông coi, điều khiến, là đưa đối tượng vào khuôn mẫu

qui định có sẵn.

— Quản trị cũng có thé hiểu là cách quản lý và điều hành công việc thường ngày

của cá nhân/cơ quan/tô chức/đơn vỊ

14

Trang 21

1.1.1.2 Thông tin

Trong tiếng La tinh, ban dau thông tin (information, mà trước đây là infomatio)

có nghĩa là một hành động rất cụ thé tạo ra một hình dạng (forme) hoặc là sự truyền

đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học [45, tr953], “thông tin” gồm:

- Động từ: truyền tin cho nhau để biết

- Danh từ: Điều được truyền đi cho biết, tin được truyền đi

Thông tin có thé được mã hóa thành nhiều dạng khác nhau dé truyền và giảithích (ví dụ, thông tin có thé được mã hóa thành một chuỗi các dấu hiệu, hoặc đượctruyền qua tín hiệu) Nó cũng có thê được mã hóa đề lưu trữ và liên lạc an toàn Thông

tin được sử dụng phô biến và thé hiện trên nhiều vật liệu khác nhau: khắc trên đá, ghi lại

trên giấy, băng từ, dia từ Con người cũng có thé tiếp cận thông tin từ nhiều con đường

khác nhau, mà phổ biến nhất đó là báo, đài, truyền hình, mang xã hội, giao tiếp

Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu dựa trên

nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng

Trong hoạt động báo chí, “thông tin” trở thành “cầu nối” giữa báo chí và côngchúng Ở dạng danh từ, “thông tin” có nghĩa là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo

và sáng tạo từ hiện thực cuộc sông Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự

nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhăm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của

con người Thông tin trong báo chí tồn tại ở nhiều dang khác nhau: tin van, tin ngắn,bài Ở dạng động từ, thông tin nghĩa là thông báo tin tức Báo chí thông tin tới côngchúng tất cả các vấn đề của đời sống, xã hội, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám khá,nhận thức của công chúng Trong thế giới chứa đựng vô vàn thông tin, bằng cácphương pháp của mình, báo chí truyền tải những thông tin ấy tới các tầng lớp công

chúng khác nhau trong xã hội Điều đó đã khiến báo chí trở thành một phương tiện

thông tin đại chúng rộng rãi mà không một phương tiện nào có thê thay thế được

Từ các phân tích trên, có thê khái quát, “Thông tin” chính là tin tức, thông báo,đưa tin một sự vật, sự việc hay hiện tượng chứa đựng trong các hình thức nhất định,được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng qua các phương pháp thích hợp

1.1.1.3 Quản trị thông tin

Theo mô hình truyền thông của Shannon và Lasswell, có thé nhận thấy, có một

số khía cạnh làm cản trở quá trình truyền thông và tiếp nhận thông tin từ công chúng,

dẫn tới thông tin từ nguồn truyền tới nguồn nhận bị sai lệnh:

15

Trang 22

- Lý do thứ nhất có thé đến từ ban thân thông tin đã có sự sai lệnh, đưa đếnngười nhận sẽ nhận thức sai về thông tin.

- Lý do thứ hai, tần suất xuất hiện thông tin đậm, nhạt khác nhau chưa phù hợpvới thông điệp cần truyền thông, nhiều thông tin bị bỏ sót, khiến cho công chúng không

nhận thức được đầy đủ và toàn điện về bản chất của sự việc trong đời sống xã hội

- Ly do thứ ba là cách thức thể hiện thông tin chưa mạch lạc, rõ ràng, khoa học,gây nên hiểu nhằm, hiểu sai và không đúng về đối tượng phan ánh

- Lý do thứ tư là cấu trúc trình bày thông tin thiếu sáng tạo, kém về ý tưởng,trình bày vụng về, thiếu nhất quán

- Ly do thứ 5 là thông tin một chiều, không có phản hồi dé kịp thời điều chỉnhphù hợp với thực tiễn và bản chất sự việc

Đề hạn chế việc công chúng tiếp nhận thông tin sai lệch, việc quản trị thông tin làyêu cau tất yêu, khách quan Công tác quan tri cần được thực hiện thường xuyên, liên

tục, khoa học và không ngừng đôi mới, cập nhật bằng các công cụ quản trị khác nhau.

Quản trị thông tin là cách một tổ chức/cơ quan báo chí sử dụng các phươngthức dé lập kế hoạch, tập hợp, sáng tạo và phô biến một cách hiệu quả một hoạt động

thông tin nào đó Thông qua quan trị thông tin, tổ chức/cơ quan báo chí có thé đảmbảo giá tri của các thông tin được xác lập và sử dụng tối đa, nhằm phục vụ cho mụctiêu, tôn chỉ của tô chức/cơ quan báo chí Quản trị thông tin bao gồm các thành phần:chủ thé quản trị, nội dung quản trị và đối tượng quản trị

Từ mô hình lý thuyết của Shannon và Lasswell, Quản trị thông tin trên báo chíthường được thể hiện trên các khía cạnh:

— Quản trị về tan suất xuất hiện thông tin: các co quan báo chí cần phải quản tri

để liều lượng, mật độ thông tin về các lĩnh vực quan trọng được thé hiện phù

hợp trên báo chí.

— Quản trị về nội dung tác phẩm dé đảm bảo thông tin được phan ánh chính xác,

khách quan, cân băng và công bằng

— Quản trị về hình thức truyền tải thông tin dé đảm bảo thông tin được thé hiện

dễ hiểu, phù hop

—_ Quản trị về qui trình sản xuất tin, bài: Việc quản tri qui trình san xuất tin, bài

của cơ quan báo chí phải được đảm bảo dé thông tin dap ứng các yêu câu vê

16

Trang 23

tính chính xác, khách quan, trung thực, công bằng và cân bằng, đồng thời, đápứng yêu cau về tính nhanh nhậy, hợp thời, kịp thời của thông tin báo chí.

1I2 Bao điện tử

Báo điện tử (BĐT) là một trong bốn loại hình của báo chí bao gồm: báo in, phátthanh, truyền hình và báo mạng điện tử Và theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-

CP ngày 15/4/2013 của Chính phủ qui định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ

internet và thông tin trên mang, báo điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử,

gồm: Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ,

Trang thông tin điện tử cá nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.

Theo Từ điển Báo chí Việt Nam (2008) do Tạ Ngọc Tan chủ biên, Báo mạng

điện tử, hay còn được gọi là Báo trực tuyến, Báo mạng internet (online newspaper) là

một sản phẩm đặc biệt, được sinh ra từ sự kết hợp của các loại hình báo chí truyền

thống, là một loại hình thông tin đại chúng đa phương tiện, sử dụng yếu tố công nghệcao như một nhân tố quyết định, hoạt động trong môi trường internet, mang tính chất

đa phương tiện, tính tương tác cao và tính siêu văn bản [33, tr22-28].

Hiện nay, thuật ngữ “Báo điện tử” được sử dụng khá thông dụng ở Việt Nam

nhưng có nghĩa chung chung, chưa nêu rõ được đặc điểm của loại hình báo chí pháthành trên mạng, “Báo trực tuyến” là cách gọi thiên về yếu tổ tin học và chưa được Việthoá, “Báo mạng” là cách gọi tắt không xác định rõ ranh giới giữa khái niệm mạng vàmạng internet; thuật ngữ “Báo internet” lại dé gây nhằm lẫn đánh đồng tat cả các trang

web trên internet đều là báo mạng điện tử Khái niệm “Báo mạng điện tử” cũng được

nhiều người dùng sử dụng dé nhân mạnh khía cạnh đây là một loại hình báo chí được

xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet.

Báo điện tử là cách gọi phổ biến ở Việt Nam thời kì loại hình báo chí này mớixuất hiện, gắn liền với tên goi của nhiều tờ báo như Quê Hương điện tử, NhânDân điện tử, Lao động điện tử Các văn bản pháp luật của Nhà nước đều sử dụng

thuật ngữ này Điều 3, Khoản 6 Luật Báo chí 2016 định nghĩa “Báo điện tử là loại

hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trườngmạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

Như vậy, hiện nay đang ton tại các cách tiếp cận khác nhau về khái niệm báo

điện tử: báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo Internet Theo quan điểm

17

Trang 24

chủ quan tại luận văn nay, chúng tôi sử dụng khái niệm “Báo điện tu là một loại hình

báo chí được xây dựng dưới dạng một trang web, phát hành trên internet, có ưu thếtrong truyén tải thông tin và tương tác, sử dụng đa phương tiện ”

1.13 Giới, bình dang giới, định kiến giới, nhạy cảm giới

1.1.3.1, Giới

Vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, ở các nước nói tiếng Anh xuất hiện một

ngành khoa học về gender (giới), sau đó lan toa nhanh chóng sang các quốc gia khác

Ở Việt Nam, ngành khoa học này bắt đầu được chú ý vào những năm 80 của thé ki XX

Theo đó, “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những

kì vọng liên quan đến nam và nữ.” [6]; “Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách

thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội” [29, tr34] “Giới là sự tập hợp

các hành vi học được từ xã hội và những kì vọng về các đặc điểm và năng lực cần đượccân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ (hoặc một cậu bé haymột cô bé) trong một xã hội hay một nên văn hóa nhất định” [41]

Có thé thấy, giới là những tập hợp người được xếp loại và phân biệt trên cơ

sở đặc điểm giải phẫu cơ thể (trước hết và chủ yếu là cơ quan sinh dục, nhưng

không chỉ có các cơ quan này) và được đông đảo các thành viên trong một cộng đồng,một xã hội hay một nền văn hóa chỉ định cho những kiểu hành vi riêng, trách

nhiệm và quyền lợi riêng Giới cũng là mối quan hệ (nam giới được xác định

trong quan hệ với nữ và ngược lại) Quan hệ giới là sự tác động qua lại giữa nam

và nữ theo những mẫu hình xã hội nhất định, và quan hệ này được nhìn nhận khác

nhau ở những xã hội khác nhau.

Nhu vậy, khác với giới tinh là khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, giới là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa

nam và nữ vé mặt xã hội Giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã có,

không phải cái mà con người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động, xử sự

trong các hoạt động xã hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũngnhư tự giáo dục Trong một xã hội nhất định, người nam và người nữ khôngchỉ có những đặc điểm sinh học (giới tính) khác nhau mà còn đối diện với những

mong đợi của xã hội về ngoại hình, tính cách, trách nhiệm với cộng đồng, được cho

là phù hợp với từng giới tính Dựa vào những đặc điểm sinh học căn bản của một

18

Trang 25

người là nam hay là nữ, những cơ chế xã hội đã tạo ra các khuôn mẫu giới dé xácđịnh cái gì là phù hợp với nam giới và nữ giới trong bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thé.Những hành vi giới không phải mang yếu tố bam sinh mà là sự luyện tập của con ngườidựa vào những quy tắc, những chuẩn mực trong cộng đồng mà họ sinh sống, nhằm đápứng sự trông đợi hay kì vọng của cộng đồng đó.

1.1.3.2 Bình dang giớiBình đăng giới là việc nam, nữ có vi tri, vai trò ngang nhau, được tao điềukiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của giađình và thụ hưởng lợi ích như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Luật Bình

dang giới, 2006) [17, tr14]

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, mục tiêu của BĐG là xóa bỏ phân biệt đối

xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong xã hội Dé đạt được su

BĐG, phụ nữ phải được tạo điều kiện và cơ hội như nam giới trong mọi lĩnh vực củađời song xã hội và gia đình Hon thế nữa, cần đối xử đặc biệt với phụ nữ bằngnhững “biện pháp thúc đây BĐG tạm thời” mới có thê đạt được bình đăng giới triệt

dé [4] Luật BDG cũng chỉ rõ: Biện pháp thúc đây BĐG là “biện pháp nhăm dambảo BĐG thực chat, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp

có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng

lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhaugiữa nam va nữ không giảm được sự chênh lệch này Biện pháp thúc day BĐG đượcthực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích BDG đã đạtđược” [17, tr16] Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, người phụ nữ vẫn là

đối tượng cần được hỗ trợ bởi những biện pháp thúc đây BDG tạm thời

Bộ chỉ số giới cho truyền thông (2015) cũng xác định BĐG là: Phụ nữ và nam

giới được hưởng vị trí như nhau và có cơ hội ngang nhau để thực hiện quyền con

người và tiềm năng đóng góp cho phát triển đất nước, chính trị, kinh tế, xã hội và văn

hóa, và được hưởng lợi từ những kết quả đó Bình đăng giới là sự đánh giá bình đăngbởi xã hội sự giống nhau và khác nhau giữa nam giới và nữ giới và vai trò khác nhau

mà họ có thể lựa chọn Công ước Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt

đối xử với phụ nữ (CEDAW) đề ra những nguyên tắc về bình đăng giới thông qua

việc bao đảm sự tiếp cận bình dang và cơ hội bình dang của phụ nữ vào đời sống

chính trị và xã hội cũng như giáo dục, y tê và việc làm.

19

Trang 26

Khác với các dạng thức bất bình đăng khác chỉ xảy ra trong xã hội (bất bình

đăng về chủng tộc, bất bình đăng về giai cấp), bất bình đăng về giới còn diễn ra trong

gia đình, giữa những người thân thích, ruột thịt với nhau, giữa vợ và chồng, giữa cha

mẹ và con cái, gitra anh trai - em gái Chính vì vậy, bắt bình đăng giới được các nhà

nữ quyền đánh giá là dang bat bình đăng đầu tiên nhưng lại được phát hiện và dé cậptới muộn nhất trong xã hội loài người do tính chất khó phân định và phức tạp của nó.Tôn tại trong gia đình, bất bình đăng giới được tình yêu che mờ và bao bọc Tình yêukhiến cho người ta không dễ nhận ra và cũng không dễ giải quyết như các dạng batbình dang khác là dùng dau tranh vũ trang hoặc hòa đàm Tuy nhiên, tiến tới BĐG

là con đường tiễn tới sự tiến bộ, văn minh của xã hội, cho dù đó là cuộc đấu tranhgian khổ, đầy khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì Chỉ có con đường đấu tranh hòa bình bằngcách day mạnh nghiên cứu khoa học, bổ sung hoặc thay đổi chính sách của Nhànước, tích cực truyền thông đề thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng và mỗi cánhân mới có thé giúp chúng ta tiến dần đến BĐG Trên con đường lâu dài đó, không thé

thiếu vai trò quan trọng của các phương tiện TTĐC, đặc biệt là loại hình BĐT

1.1.3.3 Định kiến giớiTrong Luật Bình đăng giới (2006), định kiến giới được định nghĩa như sau:

Định kiến giới là nhận thức, thai độ và đánh gia thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị

trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ Khái niệm này có phạm vị hàm chứa cả ba

tầng bậc: nhận thức, xúc cảm và hành vi phân biệt đối xử theo giới, vi thế mức độ

khái quát lớn hơn các khái niệm chỉ đề cập đến khía cạnh nhận thức

DKG bat nguồn từ những khuôn mẫu giới đã tồn tai hàng ngàn năm tronglịch sử Việt Nam, gắn liền với chuẩn mực đạo đức và văn hóa Lâu dần, nó hình

thành những hệ giá trị được coi là “chuẩn mực” một cách thiên kiến, tiêu cực, khắc

sâu hình ảnh một người được cho là “nam tính”, hay “nữ tính” với các đặc điểm về

nhận dạng, về ngôn ngữ, về tính cách, nghề nghiệp, năng lực Những đặc điểm

ấy tạo nên sự bất bình đăng giới, gây áp lực lên cả hai giới, đồng thời là rào cản

của sự phát triển xã hội, kìm hãm sự tiến bộ xã hội

Theo kết quả nghiên cứu từ Luận án TS “Định kiến giới trên báo mạng điện tử

Việt Nam” [13], các biểu hiện định kiến giới trên báo điện tử được thể hiện chủ yếu

qua nội dung và hình thức tác phẩm

20

Trang 27

Thứ nhất, về nội dung, định kiến giới thé hiện qua cách thức mô tả đặc điểm(ngoại hình, tính cách/phâm chat) của nam và nữ trên BĐT và cách thức nhìn nhận

về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trên BĐT Cách nhìn và đánh giá ấy mangtính thiên lệch, theo motip quen thuộc,gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát triển củamỗi giới, đặc biệt là giới nữ; đồng thời, nó cũng cô xúy những vai trò giới truyềnthống và không khuyến khích sự thay đổi các vai trò giới đó như gắn phụ nữ với việcnhà, “thiên chức”, hạ thấp vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xãhội; đồng thời áp đặt vai trò “trụ cột” cho nam giới trong gia đình

Thứ hai, về hình thức thé hiện, các biểu hiện định kiến giới trên báo điện tử théhiện qua tần suất, vị trí, chuyên mục; qua cách thức lựa chọn thể loại để truyền tảithông điệp; qua việc thé hiện các hình ảnh trong bài viết và qua ngôn ngữ sử dụng

Trong đó, đặc biệt là ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt mang tính kì

thị giới tính, củng cố quan niệm rap khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ,khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ thuộc của nữ giới đối với nam gidi

1.1.3.4 Nhay cảm giới

Nhạy cảm giới là việc chủ thé nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm

khác nhau của nam giới và phụ nữ; hiểu được sự khác nhau đó do đâu mà có và nhữngđiểm khác nhau này có thé dẫn tới sự khác nhau về mức độ tham gia, công hiến,hưởng thụ, phát triển của mỗi giới

Theo Bộ chỉ số giới cho truyền thông (2015), Nhạy cảm giới hay còn gọi là

Nhận thức về giới, là: “Cam kết công nhận có sự bat bình đẳng về mặt xã hội giữa

nam và nữ, dé giải quyết sự bat bình dang đó thông qua đáp ứng nhu cau và wu tiên

của phụ nữ, phân tích các chương trình và dự án xem các tác động khác nhau tới phụ

nữ và nam giới Nhận thức này bao gồm nhận biết rang cả phụ nữ lẫn nam giới phảiđược tham gia vào tham vấn về tác nghiệp báo chí” [40, tr53]

Theo quan điểm của nghiên cứu này, khái niệm nhạy cảm giới được biểu hiện

trên các khía cạnh:

Thứ nhất, về chủ thé, nhạy cảm giới có chủ thé là con người Đối với nhạy cảmgiới trên báo chí truyền thông, thì chủ thể đó chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý tòa soạn; là phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất các sản phẩm báo chí Đó

là những người tham gia vào quá trình quản trị nội dung thông tin, quyết định qui

21

Trang 28

trình sản xuất sản phẩm báo chí có nhạy cảm giới và đưa thông điệp ấy tới công chúng.

Thứ hai, biéu hiện của nhạy cảm giới đó là chủ thể phải nhận thức được sự khác

biệt xã hội và nguyên nhân cua sự khác biệt giới giữa nam giới và phụ nữ Từ nhận

thức ấy, chủ thê có những hành vi “có nhạy cảm giới” như: có khả năng đáp ứng nhu

cầu mỗi giới, có ưu tiên cho phụ nữ (đối tượng đang chịu nhiều bat bình đẳng giớitrên toàn cầu); không phân biệt giới; không củng cô các khuôn mẫu giới truyền thống:

không khắc sâu thêm sự bat bình dang giới

Báo chí có sức mạnh đặc biệt trong việc góp phần truyền thông nâng cao nhận thức

về bình đăng giới cho công chúng Vì thế, kiến thức và kỹ năng truyền thông về giới của

các nhà báo là điểm mẫu chốt tạo nên sức mạnh này Nhà báo có nhạy cảm giới sẽ tạo

nên những bài báo có nhạy cảm giới Tờ báo có nhiều bài báo có nhạy cảm giới sẽ góp

phần chuyên tải đến độc giả những thông điệp đúng dan về BĐG, góp phan thay đôinhận thức xã hội theo hướng bình đăng, tích cực và nhân văn hơn Thiếu nhạy cảm giớitrên báo chí, truyền thông chính là một trong những nguyên nhân khắc sâu thêm định

kiến giới, củng cố các khuôn mẫu giới lạc hậu, bất bình dang, không phát huy được vaitrò và vị thé của các giới vào sự phát triển bản thân, gia đình và xã hội

Một số tiêu chí về nhạy cảm giới trong truyền thông mà Csaga và Oxfam đãtong kết trong cuén “Truyền thông có nhạy cảm giới, một số gợi ý cho phóng viên

và người làm báo” như sau: [24, tr125-126]:

- Thể hiện quan điểm BDG dựa trên quyên (Đảm bảo nam va nữ được bình

dang trong tat cả các quyền con người BĐG không có nghĩa là đấu tranh nhằm đề

cao nữ quyền hoặc dành sự ưu tiên về quyền lợi cho nữ giới)

- Loại bỏ mọi hình thức, nội dung tuyên truyền mang ĐKG hoặc củng cô PKG

- Hướng tới thay đổi vai trò giới truyền thống, khăng định tính tích cực của

nam và nữ trong những vai trò mới Ví dụ: nam giới tham gia công việc nội trợ,

chăm sóc con cái; phụ nữ tham gia làm kinh tế, quản lí

- Khuyến khích sự tự tin, năng động, sáng tạo của nữ giới

- Thúc day sự thay đổi về nhận thức của cộng đông về giới, BĐG

- Cân bằng khắc họa hình ảnh của nam giới và phụ nữ

- Không sw dụng tài liệu mang tính xúc phạm giới hoặc đưa tin không phù

hợp về các vấn đề nhạy cảm như: Đồ lỗi cho phụ nữ trong các vụ bạo lực tình

22

Trang 29

dục, kì thị, lên án phụ nữ bị HIV.

- Thông điệp truyền thông về giới và BPG: Phân dau vi BĐG, cham dứt bạo

lực giới va nâng cao vi thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sông.

1.1.3.5 Quản trị nội dung thông tin có nhạy cam giới

Căn cứ vào hệ thống khái niệm liên quan và kết quả tổng quan các công trình

nghiên cứu khoa học, chúng tôi xác định, quản trị nội dung thông tin trong nghiên cứu

nay được hiéu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ quá trình và qui trình quan trị sản xuấttin bài, trong đó bao gồm quản trị nội dung tin bài và các yếu tố tác động tới nội dungtin bài như tần suất xuất hiện, hình thức thể hiện, qui trình sản xuất, chứ không hiểu

theo nghĩa hẹp chỉ là Quản trị nội dung thông tin trong các tác phẩm cụ thé.

Đồng thời, luận văn cũng xây dựng khái niệm Quản tri nội dung thông tin cónhạy cảm giới trên báo điện tử là quá trình hoạch định, tổ chức, diéu khiển và kiểmsoát toàn bộ qui trình sản xuất và nội dung thông tin của tin bài, thể hiện được nhậnthức giới và hành vi có nhạy cảm giới cua chu thể quản trị là lãnh đạo tòa soạn, đội

ngũ phóng viên, biên tập viên (người làm báo) báo điện tử.

Với khái niệm này, chủ thể quản trị được xác định là người làm báo, đối tượngquản trị là quá trình sản xuất tác pham báo chí (tin/bai) và nội dung quan tri là các thôngtin có nhạy cảm giới Trong đó, chủ thé quan trị đóng vai trò quyết định Nhận thức vahành vi của chủ thé quản trị (người làm báo) sẽ chi phối và quyết định yếu tổ “có nhạycảm giới” hay “không có nhạy cảm giới” trong các sản phẩm đưa tới công chúng

Theo cách tiếp cận của nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng 04 tiêu chí Quản trị

nội dung thông tin có nhạy cảm giới, bao gồm:

— Quản trị về tan suất xuất hiện thông tin có nhạy cảm giới

- Quản trị về nội dung tin bai dé đảm bảo thông tin về giới được phản ánh chính

xác, khách quan, cân bằng và công bằng

— Quản trị về hình thức truyén tải thông tin dé đảm bảo thông tin về giới được

thê hiện đúng, phù hợp.

— Quản trị về qui trình sản xuất tin, bài: Việc quản trị qui trình sản xuất tin, bài

của cơ quan báo chí phải được thực hiện theo chính sách, pháp luật, đảm bảo

lồng ghép giới

23

Trang 30

Các tiêu chí trên được thể hiện qua các thang đo dưới đây, kèm theo đó là căn

cứ xây dựng thang đo:

Quản trị nội

dung có nhạy

suât xuât hiện

Ti lệ bài viết theo khuôn mẫu giới truyền

thông (nam tính- nữ tính)

cảm giới

Tỉ lệ nam- nữ trong các tin/bai

Ti lệ nam- nữ xuất hiện ở một số vai trò

eae pneu (chinh tri, kinh té, giao duc, UNESSCO (2014), Bộ chỉ

oa học, nội trợ) số giới cho truyền thông,

; _ , | Tỉ lệ nam- nữ xuât hiện đa lĩnh vực (nỗ | Mục tiêu chiến lược 1

Quan trị tân | lực loại bỏ định kiến giới)

Ti lệ tin/bài nêu bật khía cạnh bình dang

giới

Ti lệ tin/bai nêu bật khía cạnh bình đăng

giới, đăng trên trang nhât

UNESSCO (2014), Bộ chỉ

số giới cho truyền thông,

Mục tiêu chiến lược 3

Tỉ lệ quảng cáo có sự phản ánh đa chiêu nam và nữ (no lực chong khuôn mẫu giới)

UNESSCO (2014), Bộ chi

số giới cho truyền thông,

Mục tiêu chiến lược 2 Mục Quảng cáo

Quản trị nội

dung tin bai

Bai viét được tiép cận dựa trên quyên con nguol

Khang định tinh tích cực của nam và nữ

trong những vai trò mới

Khuyến khích sự tự tin, năng động, sáng

tạo của nữ giới

Thúc đây sự thay đổi về nhận thức của

trong mọi lĩnh vực của cuộc sông.

OXFAM, CSAGA (2011),

Truyền thông có nhạy cảmgiới - Một số gợi ý cho

phóng viên và người làm báo

Ngôn ngữ không phân biệt giới tính

24

Trang 31

Không đưa thông tin về bạo lực, tinh duc

mà thiếu sự đồng tình hoặc gây xúc phạm

Không khai thác bạo lực giới như là van

dé xã hội hơn là bi kịch cá nhân

UNESSCO (2014), Bộ chỉ

số giới cho truyền thông.

Mục tiêu chiến lược 5

Cân bằng khắc họa hình ảnh nam nữ

Không đóng khuôn vai trò giới truyền

thông trong mô tả nghê nghiệp của nam

và nữ trong quảng cáo

Không lựa chọn sản phẩm quảng cáo theo

gidi Không mô tả tinh dục trong quảng cáo

UNESSCO (2014), Bộ chỉ

số giới cho truyền thông.

Mục tiêu chiến lược 1 Mục Quảng cáo;

Nâng cao số lượng và chất lượng tuyên

truyền vê bình đăng giới trong các chương

trình, chuyên trang, chuyên mục

Áp dụng bộ chỉ số giới cho truyền thông

Bôi dưỡng kiên thức vê giới cho phóng viên, biên tập viên, nhà báo

Chiến lược QG về BDG

2021-2030;

Chương trình truyền thông

tới năm 2030

1.2 Quan diém của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các cam két quoc

tế về thúc day bình dang giới trên báo chí, truyền thông

1.2.1 Quan điểm của Đảng, Luật pháp chính sách của Nhà nước về bìnhdang giới trên báo chí, truyền thông

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm dành cho công tác BĐG những ưutiên nhất định Cụ thể, trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng

Hòa, Hiến pháp năm 1946, tại Điều 9 đã đề cập thắng đến quyền bình đẳng nam nữ:

“Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” Và trong di chúc của mình,

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trăn trở về vai trò và vị trí của người phụ nữ: “Đảng và

Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực dé bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ dé ngày

cảng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kế cả công việc lãnh đạo Bản

thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là cuộc cách mang đưa đến quyền bình dang

thực sự cho phụ nữ” Trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, hệ thống văn bản qui phạm

pháp luật cũng đã được lồng ghép giới và dần hoàn thiện với các văn bản Luật như

25

Trang 32

Luật Bình đăng giới (2006), Luật Quảng cáo (2012), Luật Báo chí (2016), Luật Tiếpcận thông tin (2016), Luật An ninh mạng (2018), Luật Phòng chống bạo lực gia đìnhnăm 2022, Chiến lược quốc gia về bình dang giới giai đoạn 2021-2030, Chương trìnhtruyền thông về bình đăng giới đến 2030 Trong các văn bản đó, truyền thông đại

chúng luôn được đề cập đến như một phương tiện, phương thức thiết yếu nhằm tuyêntruyền, phô biến chính sách, pháp luật, lan tỏa thông điệp dé từng bước thay đổi nhận

thức của cá nhân và toàn xã hội.

1.2.1.1 Hiến pháp năm 2013Việt Nam đã nội luật hoá thành công nguyên tắc bình đăng giới, nghiêm cấm

phân biệt đối xử theo giới vào Hiến pháp Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam sửa

đổi năm 2013 nhấn mạnh rang, Nhà nước bao đảm và phát huy quyền làm chủ củanhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công

dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi

người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện (Điều3) Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Khoản 2, Điều 15) Mọingười đều bình dang trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống

chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16) Mọi người có quyền bất khả xâm

phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không

bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâmphạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Khoản 1, Điều 20)

“Công dân nam, nữ bình đăng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảmquyền và cơ hội bình đăng giới” (Khoản 1, Điều 26) Nhà nước, xã hội, gia đình cótrách nhiệm thúc day su phat triển toàn diện của phụ nữ “Nhà nước, xã hội và giađình tạo điều kiện dé phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xãhội” (Khoản 2, Điều 26) Bên cạnh đó, Hién pháp cũng nghiêm cắm phân biệt đối xử

theo giới (Khoản 3, Điều 26) Như vậy, có thé thay, các hành vi vi phạm quyền, nhânpham của con người, đặc biệt là của phụ nữ, là phạm pháp, bi nghiêm cam

1.2.1.2 Luật Binh dang giớiLuật Bình đăng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng

07 năm 2007 Khoản 2, Điều 6 Luật Bình dang giới quy định các nguyên tắc cơ bản

26

Trang 33

về bình đăng giới, nhân mạnh rằng, nam, nữ không bi phân biệt đối xử về giới Khoản

1, Điều 7 khang định việc bảo đảm bình dang giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh

tế, van hoá, xã hội va gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng,

có cơ hội như nhau đề tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của

sự phát triển Điều 10, Luật Bình đăng giới quy định các hình vi bị nghiêm cam, trong

đó có phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành

vi khác bị nghiêm cắm theo quy định của pháp luật

1.2.1.3 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030

vì sự phát triển bên vững

Sau khi Liên Hợp Quốc ban hành Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển

bền vững vào tháng 9/2015, ngày 10/5/2017 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số

622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện các mục tiêuphát triển bền vững Việt Nam

Kế hoạch nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 115 chỉ tiêu Theo

đó, SDG 5 là “Đạt được bình đăng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” Day

là mục tiêu trọng tâm xuyên suốt, có liên quan trực tiếp, gián tiếp tới các mục tiêu

phát triển bền vững còn lại SDG5 bao hàm các chỉ tiêu từ 5.1 đến 5.8 SDG5 nhấnmạnh sự cần thiết phải giảm thiểu, tiễn tới cham dứt bạo lực trên cơ sở giới như các

hình thức bóc lột tình dục, mua bán người, và các hình thức bóc lột khác, vi phạm

quyền con người và nhân phẩm con người Chỉ tiêu 5.1 cũng nêu rõ các giải pháp

quan trọng nham hạn chế, tiến tới ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ

và trẻ em gái, trong đó có việc tuyên truyền, phố biến pháp luật, nâng cao nhận thức

về pháp luật; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em, giải quyết rủi ro bạo lực trên cơ so gidi.Điều này khăng định sự cần thiết phải đây mạnh vai trò của báo chí, truyền thôngtrong việc nâng cao nhận thức, định hướng dư luận xã hội cho người dân và dau tranh

với các biêu hiện vi phạm bình dang giới

1.2.1.4 Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030

Trong chiến lược quốc gia về bình đăng giới giai đoạn 2021-2030, ngày03/3/2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đăng giới giai đoạn 2021

- 2030 (kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP) Chiến lược quốc gia về bình đăng giới

giai đoạn 2021- 2030, nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện,

27

Trang 34

cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đăng trong các lĩnh vực củađời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước Mục tiêu 6 vềbình đăng giới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông xác định các chỉ tiểu:

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số

được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đăng giới

Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành

chính, ban, ngành, đoàn thé các cấp được phô biến, cập nhật thông tin về bình đănggiới và cam kết thực hiện bình đẳng giới

Chỉ tiêu 3 Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị tran mỗi quý có ít nhất

04 tin, bài về bình đăng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.

Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương vàđịa phương có chuyên mục, chuyên dé nâng cao nhận thức về bình dang giới hàng tháng

1.2.1.5 Chương trình truyền thông về bình đăng giới đến 2030

Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã

Phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đăng giới đến năm 2030, trong đó,Chương trình đã đề ra mục tiêu:

Hang năm, các cơ quan, tô chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông,phô biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đăng giới ít nhất 02 cuộc

Phan dau đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch,triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với

bạo lực trên cơ sở giới hang năm.

Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đăng giới của các nhóm đối tượngtrong cộng đồng tăng từ 10-15% so với năm 2025

Phan dau đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm

và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giớitrong truyền thông

Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, qui ướccủa cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới

Chương trình đã đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp về: Tăng cường cung cấp thôngtin, tuyên truyền, phô biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bìnhđăng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngườidân; Đổi mới hình thức và phương tiện truyền thông, ứng dụng công nghệ số; Day

28

Trang 35

mạnh xã hội hóa công tác truyền thông đặc biệt, điều 5 nhắn mạnh việc “Xây dựng

và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong tuyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán

bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tácviên truyền thông các ngành, các cấp”

1.2.2 Các cam kết quốc tế

Việt Nam hiện là thành viên tích cực trong tham gia kí kết và thực hiện nhiều

cam kết quốc tế về nhân quyền, bình quyền, nhằm tiến tới xoá bỏ bat bình đăng giới

toàn cầu

1.2.2.1 Tuyên ngôn nhân quyên thé giới năm 1948

Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên Hợp Quốc (1948) khẳng định quyền

con người, nhân phẩm con người được pháp luật bảo vệ và tôn trọng Moi người sinh

ra tự do và bình đăng, không phân biệt tuôi tác, sắc tộc màu da hay bất cứ hình thứcthân trạng nào khác (Điều 1) Mọi người đều có quyền được sống, quyền tự do, và đảm

bảo an ninh con người (Điều 3) Mọi người đều bình đăng trước pháp luật, được bảo

vệ chống lại các phân biệt đối xử (Điều 7) Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc

đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh

Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy (Điều 12)

1.2.2.2 Công ước CEDAW về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ

nữ năm 1978

Năm 1978, Liên hợp quốc ban hành Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân

biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Công ước CEDAW được xem là tuyên ngôn quốc

tế về quyền phụ nữ, quyền con người, quyền bình dang giới Công ước đưa ra banguyên tắc cơ bản: Không phân biệt đối xử, bình dang thực chat, và nghĩa vụ quốcgia Công ước nhắn mạnh rang, sự phân biệt đôi xử với phụ nữ là vi phạm các nguyên

tắc về quyền bình dang và xúc phạm tới nhân phẩm con người, là một trở ngại đối

với việc phụ nữ tham gia bình dang với nam giới trong các lĩnh vực; gây khó khăncho sự phát trién đầy đủ của phụ nữ, hạn chế đóng góp của phụ nữ đối với gia đình,

xã hội, đất nước và loài người

Công ước CEDAW cũng khẳng định niềm tin rằng, sự phát triển đầy đủ và toàn

diện của một quốc gia, sự giàu mạnh của thế giới và sự nghiệp hoà bình đòi hỏi sự tham

gia toi đa của phụ nữ vào tất cả các lĩnh vực, trên cơ sở bình đăng với nam giới Công

ước nhân mạnh sự cân thiệt phải tim ra các biện pháp cân thiệt đê xoá bỏ phân biệt đôi

29

Trang 36

xử với phụ nữ Quyết tâm thực hiện các nguyên tắc đề ra trong Tuyên bố về xoá bỏ sựphân biệt đối xử chống lại phụ nữ, và nhằm mục đích đó, thông qua các biện pháp cầnthiết dé xoá bỏ tat cả những sự phân biệt đối xử như vậy ở mọi hình thức Đặc biệt, Côngước CEDAW nhắn mạnh yêu cầu nội luật hoá nguyên tắc bình đăng nam nữ vào Hiếnpháp quốc gia hoặc các văn bản pháp luật thích hợp khách đảm bảo việc thực hiện cácnguyên tắc này trên thực tế (Điều 2a Công ước CEDAW) Các quốc gia thành viên Liên

Hợp Quốc cần thông qua các biện pháp pháp lý và các biện pháp thích hợp khác, nhằm

chống lại các phân biệt đối xử với phụ nữ

1.2.2.3 Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bên vững năm 2015Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc banhành tháng 9/2015 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu Pháttriển bền vững lấy con người làm trọng tâm Phát triển bền vững để không ai bị bỏ lạiphía sau Lấy phụ nữ và trẻ em làm động lực của phát triển bền vững Liên Hợp Quốc

(2015) nhân mạnh, không thé có phát triển bền vững nếu không có tiến độ về bình

đăng giới Vì vậy SDGS được xác nhận là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt, có liên

quan trực tiếp, gián tiếp tới SDGs khác

SDG5 về bình đăng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu được

cụ thê hoá ra sáu chỉ tiêu, bao gồm: 1) Cham dứt các hình thức phân biệt đối xử chống

lại phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi; 2) Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất

cả phụ nữ và trẻ em gái; 3) Loại bỏ tat cả các tập quán có hại cho phụ nữ; 4) Ghi nhận

và đánh giá những công việc gia đình và chăm sóc không lương; 5) Đảm bảo sự tham

gia đầy đủ và có hiệu quả của phụ nữ và cơ hội bình đăng trong lãnh đạo ở các cấpđóng vai trò quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế, và xã hội; 6) Đảm bảo quyềntiếp cận phổ cập về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản

Trong 5Ps của phát triển bền vững, được Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát

triển bền vững nhắn mạnh, bao gồm: Con người (People), hành tinh (Planet), hoà bình(Peace), sự thịnh vượng (Prosperity), quan hệ đối tác (Partnership) Trong đó, hoa bình

không chỉ bao gồm hoà bình, không có chiến tranh, mà còn hướng tới một xã hội, nơi

phụ nữ và trẻ em được an toàn, không có nỗi sợ hãi, không bi lừa gat, doa dam, không

bị vi phạm quyền và nhân pham con người Bên cạnh đó, yếu tố con người được nhấnmạnh Mọi hoạt động đều hướng tới sự phát triển của con người, thúc đây sự phát triển

của con người, đặc biệt là quan tâm tới các đối tượng dễ bị ton thuong.

30

Trang 37

1.2.2.4 Bộ chỉ số về Giới cho truyền thông (UNESCO, 2014)

Bộ chỉ số về giới trong truyền thông là một tài liệu quan trọng liên quan

trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận văn Năm 2012, Tổ chức Văn hóa, Khoa

học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã ban hành bộ chỉ số về giới trong

truyền thông Năm 2014, bộ chỉ số về giới trong truyền thông đã được dịch sang

tiếng Việt và được chính thức ban hành, sử dụng cho các cơ quan, tô chức truyền

thông tại Việt Nam.

Bộ chỉ số tập trung vào hai nội dung chính là những hành động tăng

cường bình đăng giới trong các tổ chức truyền thông và phản ánh về giới trong nội

dung truyền thông Theo đó, các chỉ số về tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo

trong các tổ chức truyền thông, tỷ lệ nam nữ trong tin tức và thời sự, ty lệ tin bai

về các chủ đề bình đăng gidi déu duoc dé cap dén trong bộ chỉ SỐ

Ngoài các tiêu chí về nội dung bình đăng giới, bộ chỉ số còn đưa ra một sỐthuật ngữ về giới như: Bình đăng giới, nhạy cảm giới, định kiến giới, công bằng

giới, trách nhiệm giới, lồng ghép giới dé những người làm truyền thông hiểu hơn

về các khái niệm này khi sử dụng trong các tin tức, quảng cáo

Các mau báo cáo cho các tô chức truyền thông cũng được đưa ra trong bộ

chỉ số Theo đó, từ các chỉ số, các tổ chức truyền thông sẽ đánh giá được những

kết quả thực hiện bình đăng giới về điều kiện, môi trường làm việc và nội dung

bình đăng giới trong tin tức, thời sự, quảng cáo

Kết quả từ bộ chỉ số cũng sẽ chỉ ra những hạn chế trong việc đảm bảo bìnhdang giới tại các tổ chức truyền thông dé từ đó xây dựng kế hoạch hành động theo

mẫu trong bộ chỉ số

Bộ chỉ số giới về truyền thông được chính thức ban hành và được áp dụng

cho các cơ quan truyền thông, các hiệp hội, câu lạc bộ, tô chức nhà báo và các cơ

sở đào tạo về lĩnh vực báo chí, truyền thông trên cả nước.

1.3 Vai trò của báo điện tử trong truyền thông bình đẳng giớiBáo chí nói chung, báo điện tử nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sốngchính tri- xã hội Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức

thuyết phục, báo điện tử có khả năng hình thành và định hướng dư luận xã hội, dẫn

dắt nhận thức của công chúng dé đi tới hành động xã hội phù hợp với qui luật vận

động và phát triển của thực tại

3l

Trang 38

Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, hoạt động theo định hướng của Đảng.

Báo chí có trách nhiệm đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân

Vì vậy, những chủ trương, quan điểm của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước

về bình đăng giới là một quan điểm lớn, xuyên suốt trong nhiều thập kỷ tại Việt Namphải được báo chí xác định đúng tầm quan trọng, kiên trì và có biện pháp phù hợp để

đưa thông tin tới công chúng.

Bản chất của báo chí truyền thông là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trênquy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công

cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng

và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và

quốc tế Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, các loại hình

báo chí đa phương tiện (multimedia) lại càng thé hiện vai trò thống lĩnh của mình trongviệc tiếp cận và ra tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ

Với những lợi thế của báo điện tử như: thông tin nhanh, lượng công chúng lớn,

khả năng tương tác cao, tiện dụng, phù hợp với truyền thông số và thiết bị di động thì báo điện tử dần trở thành kênh thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội

Việc tích cực đăng tải thông tin tích cực về bình đăng giới, phản biện các biéu hiện batbình dang giới trong mọi mặt của đời sống, sẽ xây dung nhận thức đúng đắn, văn minh,tiến bộ của quan chúng nhân dân, phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện đúng chủtrương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước và các cam kết của Việt Nam với

thế giới về nhân quyền, về quyền bình dang nam-nữ trong quá trình hội nhập quốc tế

Theo số liệu thống kê đến tháng 3 năm 2023 của VNETWORK, Việt Namhiện có 77.93 triệu người dùng internet, chiếm 79.1% tổng dân số cả nước, tăng 7.3%

so với năm 2022, trong đó mỗi người trung bình sử dụng 6 giờ 23 phút mỗi ngày dé

sử dụng các thiết bị kết nối internet Lực lượng công chúng đông đảo này giúp chothông tin về giới trên BDT lan tỏa mạnh mẽ BĐT trở thành diễn đàn cung cấp thôngtin, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu trao đổi không chỉ đối với độc giả trong nước macòn là độc giả quốc tế, kiêu bào nước ngoài

Dé thực hiện tốt vai trò truyền thông về bình dang giới trên báo điện tử, ngoàiviệc thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin đúng đắn, chân thực về bình dang

giới, báo điện tử còn phải có giải pháp chủ động và tích cực trong việc quản trị nội

32

Trang 39

dung thông tin có nhạy cảm giới Điều đó đòi hỏi nhận thức về giới của người đứngđầu, của đội ngũ phóng viên, nhà báo, biên tập viên trong qui trình sản xuất và duyệttin/bài Nó cũng được thé chế hóa bằng các qui định sản xuất tin/bài tại mỗi tòa soạn.Trong đó, việc lồng ghép giới trong qui trình sản xuất tin/bài cần được xem là biệnpháp chiến lược.

1.4 Các lý thuyết truyền thông liên quan1.4.1 Lý thuyết đóng khung (Framing Theory)

Lý thuyết đóng khung là lý thuyết gồm một tập hợp các khái niệm được rút ra từ

xã hội học và khoa học truyền thông, nhằm mục đích giải thích tại sao mọi người tậptrung sự chú ý của họ vào một số khía cạnh nhất định của thực tế mà không phải là những

khía cạnh khác Và tại sao đa số công chúng lại nhìn thấy theo một cách nhất định

Từ năm 1922, Walter Lippmann đã đặt nền móng cho lý thuyết đóng khungkhi đưa ra nhận định “chúng ta đều là tù nhân của hình ảnh trong đầu chúng ta - niềmtin rằng thế giới ta trải nghiệm là thế giới thực sự tồn tại” trong cuốn Public Opinion,nhưng phải tới năm 1974, Erving Goffman mới lần đầu tiên đưa ra khái niệm “đóngkhung” (framing) Theo Goffman, “khung” chính là những lược đồ về mặt nhận thức(schemata of interpretation) để con người diễn dịch lại thế giới Nó cho phép conngười “định vi, tiếp nhận, phân biệt, dán nhãn” cho những sự kiện, hiện tượng bênngoài dé từ đó thiết lập các kinh nghiệm sống cũng như hành vi của mình

Trong cuốn sách “Steps to an Ecology of Mind” (Các bước đến một hệ sinhthái của tâm trí), nhà nhân chủng học Bateson (1972) lần đầu tiên định nghĩa khái

niệm đóng khung là “giới hạn không gian và thời gian của một tập hợp các thông

điệp tương tác” Có thé nói, lý thuyết đóng khung gan liền với lý thuyết thiết lậpchương trình nghị sự Cả hai đều tập trung vào cách làm truyền thông thu hút sự chú

ý của cộng đồng vào các chủ đề cụ thé Trong đó, lý thuyết đóng khung thé hiện cáchngười làm truyền thông tạo ra một khung thông tin, giải thích và mô tả bối cảnh của

van đề đề giành sự ủng hộ tối đa từ người khác

Định nghĩa tường minh nhất về lý thuyết đóng khung được đưa ra bởi RobertEntman: “Đóng khung tức là cách người ta lựa chọn một số phương diện của hiện

thực và làm nổi bật nó lên trong văn bản truyền thông” Entman cũng đã chỉ ra 4

hướng phô biên thường xuât hiện trên các tác phâm báo chí, bao gôm: nhận diện van

33

Trang 40

đề; phân tích, diễn giải nguyên nhân của câu chuyện; đánh giá các phương diện về

mặt luân lý, đạo đức va đưa ra giải pháp [52].

Khung được định nghĩa là “ý tưởng tô chức cốt lõi” giúp “giải nghĩa về các sự

kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là van đề cần xem xét” Việc đóng khung

chính là quá trình quyết định xem cái gi được chọn, cái gi bị loại bỏ, và cái gi được nhắn

mạnh Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói Khán giả

cũng có “khung” nhận thức riêng của họ, do kinh nghiệm và kiến thức cá nhân trước đócủa họ Khan giả sử dụng khung của mình dé giải thích các thông điệp truyền thông

Đóng khung là cách cấu trúc hóa và trình bày một van dé Nó bao gồm việc giải

thích và mô tả sự việc dé giành sự ủng hộ của người nghe Đây là kĩ thuật quan trọng của

nhà truyền thông đề thu hút và thuyết phục công chúng của mình Chính vì vậy, việc

“dựng khung” van đè/câu chuyện/sự việc thé nào có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việcđịnh hướng tư duy của công chúng, từ đó chỉ phối tới suy nghĩ và hành động của họ

Như vậy, việc đóng khung một vấn đề nghĩa là gợi ý về bản chất của vấn đề

đó, ai chịu trách nhiệm về nó và đâu là giải pháp kha di Nếu thành công, kĩ thuật này

sẽ đem lại lợi ích cho công chúng; ngược lại, có thé dẫn dắt công chúng di lạc hướng

Về van đề giới trên truyền thông, có thé thấy, đến nay, các cam kết quốc tếcũng như hành lang pháp lý tại Việt Nam đã khá rõ ràng, thống nhất Nhà báo đóngvai trò là những “người gác công”, là “thủ lĩnh tư tưởng” dẫn dắt và định hướng dưluận xã hội về các quan điểm chủ trương, luật pháp chính sách, có trách nhiệm tham

gia thúc đây bình đăng giới trên báo chí, truyền thông Vì vậy, việc nhà báo “đóng

khung” các khuôn mẫu giới trong bài viết của mình mà thiếu đi nhạy cảm giới, sẽ tạonên các tác phâm báo chí thiên lệch, khắc sâu khuôn mẫu giới truyền thống Từ đó,khi tác phâm tới công chúng, chúng sẽ tác động, định hướng nhận thức của côngchúng, củng cố thêm những “khung” định kiến giới tồn tại hàng nghìn năm tại trong

nhận thức của người Việt Nam.

1.4.2 Lý thuyết Thiết lập Chương trình nghị sự (Angeda setting Theory)Theo lý thuyết này, truyền thông đại chúng có thé không trực tiếp tao ra dư

luận xã hội, nhưng lại có khả năng xác định chương trình nghị sự (agenda setting)

cho dư luận xã hội Bernard Cohen (1963) đã phát hiện ra điều này khi ông viết một

câu nôi tiêng là: báo chí có thê không phải lúc nào cũng thành công trong việc nói

34

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN