Sau đó chúng ta sẽ thảo luận lý do tại sao việccác nhà quản trị phải có quyền tiếp cận thông tin để thực hiện hiệu quả công việc của họlại có ý nghĩa quan trọng.II.GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TRO
Trang 1Họ và tên Mã số sinh viên
Trương Ngọc Thanh Tuấn (Leader) K234040457
GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
VÀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2I GIỚI THIỆU
Ngay cả khi những tiến bộ trong công nghệ thông tin có sẵn cho các nhà quản trị, giaotiếp không hiệu quả tiếp tục diễn ra trong các tổ chức và gây ra nhiều bất lợi cho nhàquản trị, nhân viên và tổ chức.Vì thế trong chương này, chúng ta sẽ mô tả bản chất củagiao tiếp, quá trình giao tiếp và giải thích lý do tại sao tất cả các nhà quản trị và cấpdưới của họ cần phải giao tiếp hiệu quả Sau đó chúng ta sẽ thảo luận lý do tại sao việccác nhà quản trị phải có quyền tiếp cận thông tin để thực hiện hiệu quả công việc của họlại có ý nghĩa quan trọng
II GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1 Định nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp
2.1.2 Tầm quan trọng của giao tiếp tốt
Trong chương 1, chúng ta đã mô tả làm thế nào mà một tổ chức có được lợi thế cạnhtranh, nhà quản trị phải cố gắng tăng hiệu quả, chất lượng, sự đáp ứng khách hàng vàđổi mới Giao tiếp tốt là điều cần thiết để đạt được một trong bốn mục tiêu này và do
đó nó là cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh
● Tăng hiệu quả về công nghệ mới và kỹ năng
Giao tiếp tốt là điều cần thiết để nhà quản trị tìm hiểu về các công nghệ mới, triển khaichúng trong tổ chức của họ và đào tạo công nhân cách sử dụng chúng
● Cải tiến chất lượng của sản phẩm/dịch vụ
Trang 3Cải tiến chất lượng phụ thuộc vào giao tiếp hiệu quả.
Với nhà quản trị cần truyền đạt tới tất cả thành viên của tổ chức ý nghĩa và tầm quantrọng của chất lượng cao cùng những con đường để đạt điều đó
Với cấp dưới cần truyền đạt các vấn đề chất lượng và những đề xuất nâng cao chấtlượng lên cấp trên, và các thành viên của đội làm việc tự quản cần phải chia sẻ ýtưởng của họ về cải tiến chất lượng với nhau
● Tăng khả năng đáp ứng khách hàng
Khi các thành viên tổ chức gần gũi nhất với khách hàng, họ được trao quyền để truyềnđạt về nhu cầu và mong muốn của khách hàng với nhà quản trị để nhà quản trị có khảnăng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đó Về phần mình, nhà quản trị phải giao tiếp vớicác thành viên khác trong tổ chức để xác định cách thức đáp ứng tốt nhất những sởthích đang thay đổi của khách hàng
● Nhiều sự đổi mới thông qua giao tiếp hiệu quả
Để tạo ra môi trường tổ chức trong đó mọi người được khuyến khích đổi mới cũng đòihỏi giao tiếp hiệu quả Các thành viên trong đội phải giao tiếp hiệu quả với nhau tạođiều kiện để các ý tưởng mới nảy sinh và phát triển Thành viên của đội cũng phảigiao tiếp với nhà quản trị để đảm bảo nguồn lực họ cần và thông báo cho nhà quản lý
về tiến độ của dự án
Sự phát triển của công nghệ số và internet đã tạo ra những phương tiện giao tiếp mới,giúp các tổ chức có thể kết nối và trao đổi thông tin nhanh chóng trên quy mô toàncầu Điều này đòi hỏi các tổ chức phải linh hoạt và thích ứng, đồng thời nâng cao kỹnăng giao tiếp của nhân viên để tận dụng tối đa các công cụ này Có thể nói giao tiếphiệu quả là chìa khóa thành công toàn cầu
2.2 Quá trình giao tiếp và nguy cơ từ giao tiếp không hiệu quả
2.2.1 Quá trình giao tiếp
Trang 4Quá trình giao tiếp gồm 7 thành phần: người gửi thông điệp giao tiếp, thông điệp, mãhoá, nhiễu, người nhận, phương tiện, giải mã.
● Người gửi: người hoặc nhóm người muốn chia sẻ thông điệp
Bạn có ý tưởng và có ý định chia sẻ nó
● Thông điệp: là thông tin mà người chia sẻ muốn chia sẻ thông điệp
Thông điệp trong giao tiếp là thông tin cần truyền đi, đã được mã hoá dưới dạng ngônngữ , hình ảnh nào đó
● Mã hoá: chuyển thông tin thành dạng ngôn ngữ muốn truyền đạt.
Đưa thông điệp vào một định dạng mà bạn có thể gửi và người nhận dễ dàng hiểuhoặc “giải mã’
● Nhiễu: là những điều gây cản trở tới quá trình trong giao tiếp
Là các yếu tố tác động khách quan làm mất sự chú ý lắng nghe hay hiểu sai ý củachúng ta trong quá trình giao tiếp
Trang 5Thành công của bạn phụ thuộc vào khả năng truyền đạt thông tin và loại bỏ những yếu
tố gây nhầm lẫn.Nếu không hiểu và tôn trọng người nhận tin sẽ dẫn đến việc thôngđiệp “không thành công” và bị hiểu lầm, bác bỏ hay thậm chí bị bỏ qua
● Người nhận: người hoặc nhóm người mà thông điệp muốn hướng tới.
Không thể thiếu trong quy trình giao tiếp đó là người nhận, là người sẽ tiếp nhậnthông điệp ta gửi đến
Mỗi người là khác nhau và họ sẽ diễn giải theo cách chủ quan, trong quá trình giaotiếp họ mang theo những ý tưởng và cảm xúc khác nhau, và sử thông hiểu thông điệpbạn gửi đến là khác nhau
● Phương tiện: Là con đường thông tin được mã hoá đưa đến bạn.
Là các kênh giao tiếp bằng lời nói bao gồm các cuộc họp trực tiếp, qua điện thoại,hoặc bằng văn bản bao gồm thư, email, báo cáo,các bài đăng trên mạng xã hội… Cóthể bao gồm ảnh, video, hình minh họa hoặc biểu đồ, đồ thị trong thông điệp để nhấnmạnh điểm chính Có nhiều kênh thông tin phù hợp với từng thông điệp muốn gửigắm do có ưu và nhược điểm khác nhau giữa các kênh thông tin nên hãy chọn kênhmột cách đúng đắn
● Giải mã: là hành động cố gắng hiểu ý thông điệp
Để giải mã chính xác thông điệp, chúng ta cần dành thời gian để đọc kỹ và lắng nghe
Sự nhầm lẫn rất dễ xảy ra của quy trình giao tiếp Người nghe đôi khi không đủ kiếnthức để hiểu thông điệp hay ngôn ngữ chuyên ngành cụ thể mà chúng ta đang sử dụnghoặc ngược lại Vì vậy, giải mã là hành động rất quan trọng
Giao tiếp có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ:
● Giao tiếp bằng ngôn ngữ: mã hoá thông điệp bằng chữ viết hoặc nói.
Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau Đây là phương tiệngiao tiếp chủ yếu của con người Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứmột loại thông tin nào, như thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật
Trang 6● Giao tiếp phi ngôn ngữ: bằng biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể hay phong
cách ăn mặc
Đôi khi không cần nói ra bất cứ điều gì, chỉ cần những nét mặt, cử chỉ, tư thế và giọngnói của bạn có thể giúp bạn trong việc giao tiếp đến mọi người Cách giao tiếp nàyđược xem là một trợ thủ đắc lực để bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn ở nhà và nơilàm việc
2.2.2 Nguy cơ từ giao tiếp không hiệu quả
Khi bạn giao tiếp không hiệu quả:
● Dễ hiểu nhầm thông điệp mà người khác muốn nói với bạn: điều đó sẽ dẫn đến
sự xung đột giữa những người tham gia giao tiếp
● Giảm năng suất và hiệu quả công việc: Giao tiếp kém hiệu quả có thể cản trởviệc phối hợp làm việc nhóm, dẫn đến trì trệ tiến độ và giảm năng suất
● Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Giao tiếp không hiệu quả có thể làm tổn hạiđến các mối quan hệ cá nhân, gia đình và đồng nghiệp
● Gây ra căng thẳng và stress: Giao tiếp kém hiệu quả có thể dẫn đến căng thẳng
và stress cho cả người nói và người nghe
● Mất cơ hội: Giao tiếp kém hiệu quả có thể khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội quantrọng trong công việc và cuộc sống Ví dụ như: mất khách hàng, mất dự án…
2.3 Sự phong phú thông tin và các phương tiện giao tiếp
2.3.1 Sự phong phú thông tin
Là lượng thông tin mà một phương tiện giao tiếp có thể mang theo và mức độ màphương tiện đó cho phép người gửi và người nhận đạt được hiểu biết chung
Nhà quản trị và cấp dưới trở thành người giao tiếp có hiệu quả bằng cách:
● Xác định được đối tượng giao tiếp, số lượng người giao tiếp
● Chọn một phương tiện giao tiếp thích hợp cho mỗi nội dung, thông điệp
● Xem xét sự phong phú thông tin của các phương tiện giao tiếp để mang đếnnhiều thông tin hơn cho người nhận
2.3.2 Các phương tiện giao tiếp giữa nhà quản trị và cấp dưới
Trang 7Giao tiếp trực tiếp (giao tiếp mặt đối mặt): nhà quản trị và cấp dưới gặp gỡ nhau và
thường dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền đạt thông tin
● Có mức độ phong phú thông tin cao nhất
● Tận dụng được ưu thế giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và các tín hiệu phi ngôn ngữkhác như: cơ thể, nét mặt,
● Cung cấp phản hồi ngay lập tức
● Quản trị bằng cách đi lang thang là một phương tiện giao tiếp trực tiếp trong đónhà quản trị đi quanh khu vực làm việc và trò chuyện thân mật với nhân viên
về các vấn đề và mối quan tâm
Ví dụ:
- Thảo luận trong cuộc họp nhóm
- Truyền đạt thông tin trong buổi thuyết trình
- Trao đổi ý kiến và ý tưởng trong một cuộc trò chuyện nhóm
Giao tiếp bằng lời nói được truyền điện tử: là loại giao tiếp qua điện thoại có khả
năng truyền tải lượng thông tin lớn thông qua việc tiếp cận với giọng nói để truyền đạtthông điệp
● Có độ phong phú thông tin cao thứ hai
● Các phần thông điệp được người gửi nhấn mạnh, nhận được phản hồi nhanh
● Không tiếp cận được với ngôn ngữ cơ thể và nét mặt
Ví dụ: Sử dụng điện thoại để trao đổi nội dung, thông điệp với nhân viên
Giao tiếp bằng văn bản gửi cá nhân: là hình thức giao tiếp mà chúng ta sử dụng định
dạng viết hoặc in để gửi tin nhắn đến một cá nhân
● Có mức độ phong phú thông tin thấp hơn so với giao tiếp bằng lời nói truyềnđiện tử
● Phương tiện tuyệt vời cho các thông điệp phức tạp yêu cầu người nhận có hànhđộng tiếp theo (người nhận có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để đạt được sự hiểubiết cụ thể)
Ví dụ:
- Gửi email để trao đổi thông tin và yêu cầu
- Gửi tin nhắn để thông báo hoặc thảo luận
Trang 8- Viết báo cáo hoặc tài liệu để chia sẻ thông tin chi tiết.
Giao tiếp bằng văn bản gửi tới nhiều người: là hình thức giao tiếp cần gửi đến lượng
lớn người nhân mà rất ít hoặc không có phản hồi lại (bản tin, các báo cáo)
● Có độ phong phú thông tin thấp nhất
● Các ứng dụng được sử dụng cho phương tiện giao tiếp bằng văn bản gửi tớinhiều người: Blog, trang mạng xã hội
- Blog: nơi một cá nhân, tổ chức đăng thông tin, bình luận và ý kiến màngười đọc có thể trả lời bằng bình luận và ý kiến của riêng họ
- Trang mạng xã hội: cho phép mọi người giao tiếp với những người cóthể có một số lợi ích hoặc kết nối chung
● Ngoài ra thông tin quá dồi dào gây ra hiện tượng quá tải thông tin Các thôngtin quan trọng bị bỏ qua hoặc xem nhẹ và thông tin không quan trọng lại đượcchú ý
Ví dụ:
- Tham gia phỏng vấn trên truyền hình hoặc radio
- Đọc và viết bài báo cho các phương tiện truyền thông
- Sử dụng các kênh truyền thông xã hội để giao tiếp và chia sẻ thông tin
III THÔNG TIN VÀ CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
3.1 Định nghĩa và các yếu tố tác động đến sự hữu ích của thông tin
3.1.1 Định nghĩa thông tin
Thông tin được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo góc độ của mỗi cánhân và phạm vi tìm hiểu, bởi thông tin là hữu hình, trừu tượng, sau đây là một vàikhái niệm về thông tin:
● Theo tiếng Latin là “Information” , có hai nghĩa:
- Một, thông tin chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme)
- Hai, thông tin có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay mộtbiểu tượng
● Theo định nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình
Trang 9thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từngười khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữliệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
● Theo quan điểm Triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế
giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh … hay nói rộng hơn bằng tất cảcác phương tiện tác động lên giác quan của con người
● Theo định nghĩa về thông tin trong quản trị: Thông tin là tất cả những tin tức
nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trường quản trị và cần thiết choviệc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quảntrị ở một tổ chức nào đó
Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu cơ bản Nhu cầunày ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội Mỗi ngườikhông chỉ là người sử dụng thông tin, mà còn là người tạo ra thông tin mới Nhữngthông tin mới này lại được truyền đạt cho người khác thông qua các hình thức nhưthảo luận, ra lệnh, thư từ, tài liệu, và các phương tiện truyền thông
Thông tin được tổ chức theo các mối quan hệ logic nhất định, trở thành mộtphần của tri thức và đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách có hệ thống.Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng
và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, và các hình thức khác
Thuật ngữ "thông tin" ở đây không giới hạn ở các thông tin được truyền bằngngôn ngữ tự nhiên Thông tin còn có thể được truyền tải thông qua nghệ thuật, biểucảm trên khuôn mặt, cử chỉ, động tác, và thậm chí là thông tin di truyền Những hìnhthức thông tin đa dạng này thấm sâu vào cả thế giới vật chất lẫn tinh thần của conngười Chính sự phong phú của các hình thức thông tin đã khiến việc đưa ra một địnhnghĩa thống nhất về thông tin trở nên khó khăn
3.1.2 Yếu tố tác động đến sự hữu ích trong thông tin
Các yếu tố tác động đến sự hữu ích của thông tin
● Chất lượng: Độ chính xác và độ tin cậy quyết định chất lượng thông tin.
- Độ chính xác: Việc đảm bảo thông tin chính xác mang lại nhiều lợi ích
Trang 10Đây là cơ sở để ra các quyết định đúng đắn, tránh những sai lầm có thể dẫn đến hậuquả nghiêm trọng.
Các hoạt động, quy trình và kế hoạch sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn, tiếtkiệm thời gian và nguồn lực
Phát hiện và ngăn chặn rủi ro: Thông tin chính xác giúp phát hiện và ngăn chặn kịpthời các rủi ro, sai sót, gian lận
● Tính kịp thời: Sự sẵn có của thông tin thời gian thực phản ánh các điều kiệnhiện tại, do đó cho phép các nhà quản lý tối đa hóa hiệu quả của các quyết địnhcủa họ
- Sẵn sàng ứng phó với các sự kiện bất ngờ, kịp thời phát hiện và xử lýnhanh chóng các tình huống không lường trước được
- Thông tin kịp thời giúp nắm bắt được thời cơ, xu hướng thị trường, cạnhtranh kịp thời
- Tăng hiệu quả của các hoạt động, giúp tối ưu hóa quá trình ra quyết định
và thực hiện
● Tính đầy đủ: Thông tin cung cấp đủ các thông tin cần thiết, giúp ra quyết địnhđầy đủ, toàn diện, giúp nắm bắt được toàn cảnh vấn đề, tình huống một cáchtoàn diện cho phép nhà quản lý xem xét tất cả các yếu tố liên quan khi đưa raquyết định
● Tính phù hợp: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ hữu íchcủa thông tin Thông tin phù hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu, mối quan tâm vàmục tiêu cụ thể của người nhận, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho họ
Trang 113.2 Công nghệ thông tin là gì?
Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghịquyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ ViệtNam, như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông
- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rấtphong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
Nói đơn giản hơn là CNTT là ngành sử dụng máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ,
xử lý, truyền, và thu thập thông tin Hiện đang là lĩnh vực kỹ thuật rộng lớn và pháttriển nhanh chóng, có vai trò không nhỏ trong cuộc sống hiện đại và tiếp tục đóng vaitrò quan trọng hơn nữa vào sự phát triển ở tương lai
3.3 Thông tin và quản trị ( quyết định, kiểm soát, phối hợp)
3.3.1 Thông tin và quyết định
Phần lớn công việc quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát) là về việcđưa ra quyết định
Quyết định là hành động lựa chọn một phương án tốt nhất từ nhiều phương án khácnhau để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu Việc đưa ra quyết định là rất khókhăn bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định như mục tiêu cần đạt được, áplực từ các yếu tố môi trường, sự hạn chế của các nguồn lực,
Ví dụ:
- Nhà quản trị marketing phải quyết định tính mức giá nào đối với sản phẩm, nên
sử dụng kênh phân phối nào và quảng cáo nào để tối đa hóa doanh số
- Nhà quản trị sản xuất phải quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm và cáchthức thực hiện
- Nhà quản trị mua hàng phải quyết định mua đầu vào từ ai và giữ hàng tồn khocủa đầu vào nào
- Nhà quản trị kỹ thuật phải đưa ra quyết định về thiết kế sản phẩm mới
Dĩ nhiên, việc ra những quyết định quản trị không hề dễ dàng Để đưa ra quyết địnhhiệu quả, nhà quản trị cần thông tin cả từ bên trong tổ chức và từ các đối tượng hữuquan bên ngoài
Trang 12Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng Nó là nguồn dữ liệu thiết yếu để nhà quảntrị đưa ra quyết định sáng suốt, hiệu quả và kịp thời Thông tin có thể được thu thập từnhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
● Bên trong tổ chức: Báo cáo tài chính, dữ liệu bán hàng, ý kiến phản hồi củakhách hàng, báo cáo của nhân viên,
● Bên ngoài tổ chức: Tin tức thị trường, báo cáo của các nhà phân tích, xu hướngngành, chính sách của chính phủ,
Ví dụ: Khi quyết định giá sản phẩm, nhà quản trị marketing cần thông tin về cách
người tiêu dùng phản ứng với các mức giá khác nhau (khảo sát người tiêu dùng và đốithủ cạnh tranh), thông tin về chi phí sản xuất, thông tin về chiến lược cạnh tranh, Tóm lại, thông tin và quyết định là hai yếu tố quan trọng trong quản trị học Việc sửdụng thông tin hiệu quả sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định sáng suốt, hiệu quả vàkịp thời, từ đó đạt được mục tiêu của tổ chức
3.3.2 Thông tin và kiểm soát
Nhà quản trị đạt được sự kiểm soát đối với các hoạt động của tổ chức bằng cách thựchiện 4 bước:
● Thiết lập các tiêu chuẩn có thể đo lường được về thành tích hoặc mục tiêu
● Đo lường thành tích thực tế
● So sánh thành tích thực tế với các mục tiêu đã thiết lập
● Đánh giá kết quả và thực hiện hành động khắc phục nếu cần thiết
Để đạt được sự kiểm soát đối với bất kỳ hoạt động tổ chức nào, nhà quản trị phải cóthông tin Thông tin và kiểm soát có mối quan hệ mật thiết với nhau.Việc thiếu thôngtin có thể dẫn đến việc kiểm soát không hiệu quả, lãng phí nguồn lực và thất bại trongviệc đạt được mục tiêu
Ngược lại, việc kiểm soát hiệu quả có thể giúp thu thập thông tin có giá trị về hiệu quảhoạt động của tổ chức, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra quyết định sáng suốt hơn trongtương lai
Ví dụ:
Trang 13- Công ty A sử dụng hệ thống phần mềm để theo dõi doanh số bán hàng và hàngtồn kho theo từng khu vực và sản phẩm Thông tin này giúp nhà quản trị xácđịnh sản phẩm nào bán chạy nhất và khu vực nào tiềm năng nhất, từ đó đưa raquyết định tiếp thị và phân phối hiệu quả hơn.
- Công ty B tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm vàdịch vụ Thông tin thu thập được giúp công ty cải thiện sản phẩm, dịch vụ vànâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
Thông tin và kiểm soát là hai công cụ thiết yếu giúp nhà quản trị đưa ra quyết địnhhiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra Việc sử dụng thông tin và kiểm soát một cáchhiệu quả có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính cạnh tranh và thúcđẩy sự phát triển bền vững của tổ chức
3.3.3 Thông tin và phối hợp
Nhà quản trị sử dụng thông tin để phối hợp hoạt động của các phòng ban và đơn vịkinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức
Ví dụ: Chương tình “Origin Experience” của Starbucks cho phép nhân viên tham gia
vào công tác hậu cần của chuỗi cung ứng của công ty và chia sẻ thông tin họ học hỏiđược với các đồng nghiệp Các nhân viên được phép đi công tác nước ngoài và gặp gỡcác đối tác của Starbucks, nơi đang trồng cà phê Các chuyến đi và kinh nghiệm thuđược cung cấp cho nhân viên Starbucks quan điểm mới về chuỗi cung ứng và cà phêđược phục vụ trong các cửa hàng của công ty trên toàn thế giới
3.4 Những tiến bộ trong CNTT
3.4.1 Những tác động của CNTT tiên tiến
a CNTT giúp sáng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới
CNTT tiên tiến giúp con người sáng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầungày càng cao của xã hội Chẳng hạn như:
● Trí tuệ nhân tạo (AI): được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục,
giao thông vận tải, sản xuất, v.v giúp tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thông minh
và hiệu quả hơn Ví dụ, AI được sử dụng để chẩn đoán bệnh, phát triển robot,
xe tự lái,