1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lv ths luật học luật hành chính và luật hiến pháp tổ chức và hoạt Động của thanh tra bảo hiểm xã hội qua thực tiễn tại thành phố hà nội

83 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo hiểm xã hội qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 510,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của Việt Nam; BHXH, BHYT đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nước ta điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn kết giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho người lao động (NLĐ) và các thành viên trong gia đình của họ vượt qua những khó khăn do ốm đau, tai nạn, mất việc làm hay tuổi già… và góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật (VPPL) về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp; đặc biệt là tình trạng lạm dụng chế độ chính sách để trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của BHXH đối với ASXH, những năm qua Đảng ta đã có những chủ trương, đường lối thể hiện định hướng chính trị quan trọng, được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật và tổ chức thi hành bước đầu đạt những kết quả tích cực. Theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT thì thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH; thanh tra y tế thực hiện chức năng TTCN về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT và thanh tra tài chính thực hiện chức năng TTCN về quản lý tài chính BHXH, BHYT; các cơ quan thanh tra trên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thanh tra và phối hợp với cơ quan BHXH để tranh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Tuy nhiên do các Bộ, Ngành có chức năng quản lý nhà nước về BHXH, BHYT phải tập trung các nhiệm vụ thanh tra theo nội dung chuyên ngành của ngành mình nên công tác thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn nhiều hạn chế về số cuộc và số đơn vị được thanh tra. Cơ quan BHXH được giao trực tiếp quản lý thu đóng BHXH, BHTN, BHYT và thực hiện chính sách BHXH, BHYT nên sẽ nắm bắt được tình hình các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) thường xuyên hoặc dễ có khả năng vi phạm để tập trung thanh tra những đơn vị này đồng thời cơ quan BHXH sẽ là một đầu mối tăng cường công tác thanh tra cùng với thanh tra Ngành LĐTBXH và Ngành y tế để ngăn ngừa vi phạm và kiến nghị sửa đổi những tồn tại, vướng mắc trong các văn bản, các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT mà không phải tăng thêm biên chế, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội của cả nước với 30 quận, huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn; dân số trên 8 triệu người. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 89.523 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN và 191 cơ sở y tế ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT với nhiều Bệnh viện, chuyên khoa đầu ngành của cả nước đóng trên địa bàn, là một trong những địa phương có số thu, chi BHXH, BHYT lớn nhất cả nước. Số đơn vị sử dụng lao động và người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT hết sức đa dạng, thường xuyên biến động, tỷ lệ nợ đóng BHXH cao, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên nợ đóng BHXH có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT; ngăn ngừa, hạn chế việc VPPL về thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT của các tổ chức, cá nhân, đơn vị SDLĐ thì việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề tài “Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo hiểm xã hội qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội” có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ

1.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước 6

1.1.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước 81.1.3 Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành 10

1.2 Khái quát bảo hiểm xã hội và thanh tra bảo hiểm xã hội 20

1.2.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo hiểm xã hội 211.3 Các yếu tố tác động đến thanh tra bảo hiểm xã hội 27

1.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra bảo hiểm

2.2 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn

chế của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trong thực hiện

Trang 2

phố Hà Nội 402.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong tổ chức và

hoạt động của thanh tra Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

3.1 Sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra bảo

3.2.3 Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động thanh tra bảo hiểm xã

3.2.4 Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, Ngành có liên

quan trong phối hợp liên ngành về thực hiện thanh tra bảo

Trang 3

ASXH : An sinh xã hội

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

CNTT : Công nghệ thông tin

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụcột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của Việt Nam; BHXH, BHYT

đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nước tađiều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắnkết giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho ngườilao động (NLĐ) và các thành viên trong gia đình của họ vượt qua những khókhăn do ốm đau, tai nạn, mất việc làm hay tuổi già… và góp phần ổn định xãhội Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật (VPPL) vềBHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT có chiều hướng gia tăng vàdiễn biến ngày càng phức tạp; đặc biệt là tình trạng lạm dụng chế độ chínhsách để trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT Nhận thức rõ vị trí, vai trò củaBHXH đối với ASXH, những năm qua Đảng ta đã có những chủ trương,đường lối thể hiện định hướng chính trị quan trọng, được Nhà nước thể chếhóa trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật và

tổ chức thi hành bước đầu đạt những kết quả tích cực

Theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT thì thanh tra Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành (TTCN) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH; thanh tra y tếthực hiện chức năng TTCN về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT

-và thanh tra tài chính thực hiện chức năng TTCN về quản lý tài chính BHXH,BHYT; các cơ quan thanh tra trên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thanhtra và phối hợp với cơ quan BHXH để tranh tra, xử phạt đối với các đơn vị viphạm pháp luật về BHXH, BHYT Tuy nhiên do các Bộ, Ngành có chức năngquản lý nhà nước về BHXH, BHYT phải tập trung các nhiệm vụ thanh tra theonội dung chuyên ngành của ngành mình nên công tác thanh tra việc thực hiệnchính sách BHXH, BHYT vẫn còn nhiều hạn chế về số cuộc và số đơn vị đượcthanh tra Cơ quan BHXH được giao trực tiếp quản lý thu đóng BHXH, BHTN,

Trang 5

BHYT và thực hiện chính sách BHXH, BHYT nên sẽ nắm bắt được tình hìnhcác đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) thường xuyên hoặc dễ có khả năng viphạm để tập trung thanh tra những đơn vị này đồng thời cơ quan BHXH sẽ làmột đầu mối tăng cường công tác thanh tra cùng với thanh tra Ngành LĐTBXH

và Ngành y tế để ngăn ngừa vi phạm và kiến nghị sửa đổi những tồn tại,vướng mắc trong các văn bản, các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH,BHYT mà không phải tăng thêm biên chế, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâmlớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội của cả nước với 30 quận,huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn; dân số trên 8 triệu người Hiện naytrên địa bàn thành phố có 89.523 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham giaBHXH, BHYT, BHTN và 191 cơ sở y tế ký hợp đồng khám, chữa bệnh chongười có thẻ BHYT với nhiều Bệnh viện, chuyên khoa đầu ngành của cả nướcđóng trên địa bàn, là một trong những địa phương có số thu, chi BHXH,BHYT lớn nhất cả nước Số đơn vị sử dụng lao động và người tham gia, thụhưởng chính sách BHXH, BHYT hết sức đa dạng, thường xuyên biến động,

tỷ lệ nợ đóng BHXH cao, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnhhưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên nợ đóngBHXH có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp phápcủa NLĐ Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN,BHYT; ngăn ngừa, hạn chế việc VPPL về thực hiện các chế độ, chính sáchBHXH, BHYT của các tổ chức, cá nhân, đơn vị SDLĐ thì việc nghiên cứu

xây dựng và thực hiện đề tài “Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo hiểm

xã hội qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội” có ý nghĩa quan trọng, góp phần

nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra về đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực tế trong những năm vừa qua, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạtđộng của thanh tra trong lĩnh vực BHXH chưa thu hút được sự quan tâm

Trang 6

nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà thực tiễn Nhìnchung việc nghiên cứu còn mang tính riêng rẽ, phạm vi đề cập ở nhiều góc

độ, có thể kể đến các bài báo, tạp chí như: Tăng cường thanh tra chuyên

ngành, giảm nợ bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ kịp thời, Tạp chí Pháp

lý, Hội Luật gia Việt Nam, Kỳ phát hành cuối tháng 6/2019; Yêu cầu hoàn

thiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội, của Vũ Hồng

Cương, Tạp chí Pháp luật và phát triển, Hội Luật gia Việt Nam, số 11-12/2019;

Hoàn thiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, của Trần Đức Long, Báo Bảo hiểm xã hội, số tháng 2/2021; Thành lập

cơ quan thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ nhu cầu thực tiễn, Báo Bảo

hiểm xã hội tháng 03/2021 Ngoài ra, gần đây có đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ: “Nghiên cứu hoàn thiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bảo

hiểm xã hội Việt Nam” Chủ nhiệm đề tài: Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ

Thanh tra - Kiểm tra, BHXH Việt Nam Đề tài nghiên cứu đánh giá tình hình

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT và thực trạng côngtác thanh tra trong thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT đồng thời đềxuất hoàn thiện chức năng thanh tra của BHXH Việt Nam nhằm nâng caohiệu lực, hiệu quả trong thực thi chính sách pháp luật về BHXH, BHTN,BHYT

Trong số các công trình khoa học đã được công bố, hầu như chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cụ thể vấn đề tổ chức và hoạtđộng của thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN Vì vậy, tác giả cho rằng việcchọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêmnhững luận cứ khoa học cũng như cơ sở thực tiễn cho tổ chức và hoạt độngcủa công tác thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN mà cuộc sống đang đặt ra

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của thanh trađóng BHXH, BHYT, BHTN

Trang 7

- Phạm vi về không gian: BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu hiện trạng được thựchiện cho giai đoạn 2016 - 2020

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên phương pháp duy vật biệnchứng, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; cơ

sở lý thuyết hiện đại về BHXH và pháp luật về thanh tra BHXH trong giaiđoạn hiện nay

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp cácphương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụngtrong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tíchquy định của pháp luật, các số liệu,

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một

số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau

- Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn đểdiễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan Ngoài ra, luận văn còn

sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê, mô tả,

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về tổ chức

và hoạt động của công tác thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN, làm rõ cơ

sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN Đánh giá thực trạng công tácnày trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiệnpháp luật về hoạt động công tác thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khẳng định công tác thanhtra đóng BHXH, BHYT, BHTN là nội dung, chức năng thiết yếu, là phương

Trang 8

thức bảo đảm pháp chế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH,

là công cụ bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích chính đáng của người thamgia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT Luận văn đóng góp một góc nhìnkhoa học mới thuộc phạm vi về tổ chức và hoạt động thanh tra BHXH màthực tiễn hiện nay đang đặt ra đồng thời có ý nghĩa tham khảo đối với BHXHcác tỉnh, thành phố khác trong việc áp dụng thực tế vào công việc, thực thinhiệm vụ của mình về công tác thanh tra BHXH

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh

tra bảo hiểm xã hội

Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra bảo hiểm xã

hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra bảo hiểm

xã hội

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước

1.1.1 Khái niệm thanh tra nhà nước

Hiện nay, có khá nhiều cách hiểu về thanh tra, có quan niệm cho rằngthanh tra là hoạt động kiểm soát của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lýhoặc thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ, côngviệc của của các chủ thể thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức Bên cạnh

đó, cũng có ý kiến về thanh tra là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩmquyền để xem xét, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công việc củađối tượng quản lý để đưa ra kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luậttrong quản lý nhà nước, quản lý xã hội Những quan niệm, cách hiểu khácnhau này xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau, song nhìn chung cáccách hiểu và quan niệm này đều có điểm chung thống nhất về thanh tra đó làhoạt động “kiểm tra, xem xét, đánh giá” của chủ thể quản lý đối với đối tượngquản lý nhà nước, quản lý xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ thanh tra định nghĩa là “kiểm

này, thanh tra bao hàm việc kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những

gì trái với quy định; thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền:Người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn thanh tra và đặt trong phạm vi quyềnhành của một chủ thể nhất định

Theo từ điển Anh - Việt, Thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với

Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật

Hà Nội, định nghĩa hoạt động thanh tra “là hoạt động kiểm tra, giám sát việc

1 Từ diển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng năm 1998, tr 882.

2 Từ điển pháp luật Anh - Việt, Nxb Khoa học xã hội, 1994, tr 203.

Trang 10

thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan,

tổ chức, cá nhân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan,

Theo các cách tiếp cận và định nghĩa trong các từ điển nêu trên, thuậtngữ thanh tra được hiểu theo một nghĩa chung nhất là xem xét, kiểm tra, đánhgiá của chủ thể quản lý có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tượng bịquản lý về việc chấp hành các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực củađời sống xã hội

Ở nước ta, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, khái niệm về thanh tracũng được nhận thức khác nhau; đó là sự phản ánh về mô hình tổ chức, hìnhthức hoạt động của các cơ quan nhà nước; về sự kiểm soát đối với hoạt độngcủa bộ máy hành chính nhà nước cũng như việc thực hiện nhiệm vụ, kếhoạch, chấp hành chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, khái niệm về thanh tra nhà nước chưa được đề cập đầy đủ trongPháp lệnh Thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004 mà chỉ đề cập đếnthanh tra nhà nước cơ bản là hoạt động thanh tra hành chính Đến Luật Thanh

tra năm 2010 đưa ra định nghĩa về thanh tra nhà nước như sau:”Thanh tra

nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh

Như vậy, Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản có liên quan đãquan niệm tương đối đầy đủ và quy định thống nhất khi đề cập đến thanh tranhà nước; cụ thể là thanh tra nhà nước bao gồm tổ chức và hoạt động củathanh tra hành chính và TTCN Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động quản lýhành chính nhà nước, có những hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý cũng cần bảo đảm hoạt

3 Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội - Phần Luật hành chính và Tố tụng hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.106.

4 Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

Trang 11

động kiểm soát không chỉ qua phương thức kiểm tra, giám sát mà phải đượctiến hành bởi hoạt động TTCN Do đó, bên cạnh cơ quan thực hiện thanh trahành chính, TTCN, pháp luật cũng đã có những quy định, điều chỉnh thốngnhất đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN, Các cơ quannày không phải là cơ quan TTCN mà chỉ là cơ quan “được giao” thực hiệnchức năng TTCN thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý.

Từ những quan niệm, định nghĩa và phân tích ở trên, có thể hiểu:Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, đưa ra kết luận có hay không có vi phạm pháp luật đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; nhằm ngăn chặn, phòng ngừa

vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

1.1.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước

Tổ chức và hoạt động thanh tra là một phương thức kiểm soát quyềnlực nhà nước nói chung và kiểm soát hoạt động hành chính đối với các cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan nói riêng, thanh tra nhà nước có vị trí, vaitrò rất quan trọng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xem xét, đánhgiá, đưa ra kết luận thanh tra để xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử

lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật Vì vậy, ngay sau Cách mạng thángTám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời;ngày 23/11/1945, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanhtra đặc biệt, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ

Hiến pháp năm 1946 chưa sử dụng thuật ngữ “thanh tra” và cũng chưa

tổ chức cơ quan chuyên môn (thực hiện chuyên trách) về thanh tra mà chỉ quyđịnh quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao cho Ban Thường vụ củaNghị viện

Trang 12

Hiến pháp năm 1959 quy định thanh tra, kiểm tra có nhiệm vụ xemxét vi phạm của các cơ quan, nhân viên hành chính và mở rộng ra quyền giámsát, kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản pháp quy

Hiến pháp 1980 quy định thanh tra với nội dung là một chức năng của

cơ quan quản lý nhà nước Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy định Hộiđồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra vàkiểm tra của Nhà nước”

Đến Hiến pháp 1992, khái niệm thanh tra được thể hiện rõ hơn quacác điều 112, 115, 116 và 124 Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm

vụ “tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tácthanh tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, trong bộ máy nhà nước; côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”

Trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, hoạt động thanh tra của các tổchức thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lýnhà nước

Đến nay, thiết chế tổ chức thanh tra nhà nước luôn được quan tâmkiện toàn; theo Luật Thanh tra năm 2010, bộ máy thanh tra nhà nước hiện nayđược tổ chức hoàn thiện từ trung ương đến địa phương gồm: Thanh tra Chínhphủ, Thanh tra Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở và Thanhtra huyện, các cơ quan này có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn nhấtđịnh Để thực hiện các chức năng của mình, bộ máy cơ quan thanh tra đượcthành lập theo cấp hành chính (gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh,Thanh tra huyện) tiến hành hoạt động thanh tra hành chính Thanh Bộ, Cơquan ngang bộ, Thanh tra Sở được thành lập để thực hiện hoạt động thanh trahành chính đối với các tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và ngườilao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ và của Sở; Thanh tra việc chấp hànhpháp luật chuyên ngành đối với cá nhân, tổ chức có liên quan thuộc phạm vi

Trang 13

quản lý nhà nước đối với, ngành, lĩnh vực do Bộ, Cơ quan ngang bộ hoặc do

Sở có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật

Việc quy định về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thống củacác cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra,phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nướcvới cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN, khắc phục sự trùng lặptrong hoạt động thanh tra

1.1.3 Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành

1.1.3.1 Thanh tra hành chính

Cơ chế kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước được thực hiện bởinhiều phương thức, với những cơ quan có chức năng khác nhau như hoạtđộng kiểm tra (bao gồm cả kiểm tra theo chức năng, kiểm tra nội bộ hoặckiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung; giám sát của cơ quanquyền lực nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân; hoạt động kiểm toán nhànước…) Trong đó, thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra hành chính nóiriêng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trong nội bộ của các cơ quantrong bộ máy nhà nước; đây là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan,đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp); là thanh tra của chủthể quản lý với đối tượng quản lý thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp (Thanh tra Chính phủ trong phạm vi quản lý củaChính phủ, Thanh tra tỉnh trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấptỉnh và Thanh tra huyện trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp

huyện) Do đó, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc

Trên cơ sở quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động, thanh trahành chính có các đặc điểm:

5 Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

Trang 14

Thứ nhất, thanh tra hành chính mang tính kiểm soát nội bộ, thanh tra

hành chính là hướng vào bản thân bộ máy quản lý, đối tượng của hoạt độngthanh tra hành chính là các cá nhân, tổ chức, cơ quan có mối quan hệ về tổchức với cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động thanh tra hành chính khônghướng vào các đối tượng là doanh nghiệp mà phải hướng vào việc xem xét,đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộmáy nhà nước Vì vậy, thanh tra hành chính chủ yếu áp dụng các biện pháp

kỷ luật hành chính, đây thực chất là hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơquan quản lý, kết hợp với xử lý vi phạm

Thứ hai, nếu như mục đích chung của thanh tra là nhằm phòng ngừa,

phát hiện và xử lý các hành vi VPPL, phát hiện những sơ hở trong cơ chếquản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩmquyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì mục đích cụthể của hoạt động thanh tra hành chính là làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷcương, kỷ luật trong quản lý, điều hành

Thứ ba, chủ thể hoạt động của thanh tra hành chính là các cơ quan

quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương, bảnchất của thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý cấptrên với đối tượng quản lý cấp dưới trực thuộc Thẩm quyền ra quyết địnhthanh tra hành chính là thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc có thể làthủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lậpĐoàn thanh tra Phạm vi của hoạt động thanh tra hành chính là đánh giá toàndiện về đối tượng thanh tra hoặc có thể giới hạn một mặt hoạt động của đốitượng thanh tra

1.1.3.2 Thanh tra chuyên ngành

Trang 15

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ra đời cùng vớichính sách đổi mới cơ chế quản lý và chủ trương phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động

và từng bước được xã hội hóa Nhiều lĩnh vực trước đây do nhà nước nắm giữ vàthực hiện đã được chuyển giao cho khu vực tư, với sự tham gia của các chủ thểthuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (khu vực tư) Do đó, công tácthanh tra nói chung nằm trong xu hướng phải được mở rộng về đối tượng cũngnhư phạm vi hoạt động Từ đó xuất hiện nhu cầu thành lập thêm tổ chức thanhtra để thực hiện chức năng TTCN Lần đầu tiên khái niệm TTCN được giải thíchtrong Luật Thanh tra năm 2004, cụ thể là: TTCN là hoạt động thanh tra của

cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹthuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Đến LuậtThanh tra năm 2010, vẫn tiếp tục ghi nhận hoạt động TTCN nhưng quan niệm

về các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra có sự thay đổi đáng kể,kèm theo đó là sự thay đổi về tổ chức và hoạt động TTCN Các quy định về tổchức và hoạt động của các cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN đượcđược quy định chi tiết hơn tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 củaChính phủ

Hoạt động TTCN chỉ xem xét, đánh giá đối tượng thanh tra trên mộthoặc một số mặt hoạt động nhất định liên quan đến thẩm quyền của cơ quanquản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra vàpháp luật chuyên ngành như (Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Thuế, Luật

Bảo hiểm xã hội…) Hiện nay thanh tra chuyên ngành được xác định: “là

hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên

Trang 16

ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý

.

Tuy nhiên, với quan niệm và tính chất hoạt động TTCN, so với thanhtra hành chính thì thanh tra chuyên ngành có sự khác biệt cả về tổ chức vàhoạt động; sự khác biệt đó được thể hiện nếu thanh tra hành chính được tổchức theo cấp hành chính (đơn vị hành chính theo lãnh thổ) thì thanh trachuyên ngành được tổ chức theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước Chính vìvậy, hoạt động thanh tra hành chính chỉ do cơ quan thanh tra thực hiện; trongkhi đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể do cơ quan thanh tra thựchiện và có thể do cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thực hiện (như Tổng cục, Cục, Chi cục hoặc cơ quan thuộc Chínhphủ…) thực hiện để bảo đảm ngăn chặn, phòng ngừa, xem xét, đánh giá, kếtluận và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhànước đối với, ngành, lĩnh vực cụ thể

Bên cạnh tổ chức và hoạt động của cơ quan TTCN, pháp luật cũng cónhững quy định cụ thể về một số cơ quan được giao thực hiện chức thanh trachuyên ngành để thực hiện các hoạt động xem xét, đánh giá việc chấp hànhpháp luật và xử lý các hành vi VPPL của chủ thể quản lý đối với đối tượngquản lý trên một số lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước Những cơ quan nàythường là cơ quan được tổ chức theo ngành dọc hoặc cơ quan thuộc Chính

phủ Cụ thể là: Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức

Mặc dù cùng trong tổ chức bộ máy thanh tra nhà nước (gồm thanh trahành chính và thanh tra chuyên ngành); Thanh tra chuyên ngành là một bộphận của thanh tra nhà nước nên ngoài mang những đặc điểm của thanh tra

6 Khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

7 Khoản 6 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

Trang 17

nhà nước nói chung Song, xuất phát từ vị trí, vai trò và việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nên thanh tra chuyên ngành có nhữngđặc trưng cơ bản sau:

Một là, hoạt động TTCN gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước của các chủ thể được giao chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Thanh tra chuyên ngành gắn liền với công tác quản lý nhà nước theongành, lĩnh vực Mỗi lĩnh vực khác nhau đòi hỏi phải có tổ chức và hoạt độngTTCN phù hợp để bảo đảm được tính linh hoạt, kịp thời trong phát hiện và xử

lý hành vi VPPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành cácquy định về quản lý nhà nước theo lĩnh vực Chính vì vậy, nói đến TTCNtrong nhận thức cần hiểu rộng hơn so với quy định của TTCN trong LuậtThanh tra 2010 Về bản chất, TTCN là một loại hình hoạt động kiểm tra hànhchính do đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung được trao quyền quản lýthì đều có thể có hoạt động kiểm tra chuyên ngành Đối tượng thanh tra củahoạt động TTCN là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ tuân thủ vàchấp hành pháp luật về quản lý, các quy định, tiêu chuẩn chuyên môn củangành, lĩnh vực Đây là những điểm khác biệt về cả nội dung và đối tượng củaTTCN so với thanh tra hành chính Nội dung của thanh tra hành chính là việcthực hiện chức trách, nhiệm vụ của các chủ thể được trao quyền trên cơ sở sựphân công, phân cấp quản lý Đối tượng của thanh tra hành chính chỉ là cácchủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật Với tính chất này, hoạt động thanhtra hành chính có thể được tổ chức thực hiện trong cả cơ quan có thẩm quyềnquản lý chung và cơ quan có thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vực Hoạtđộng TTCN chỉ có thể được tổ chức thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn

vị có chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực

Hai là, hoạt động TTCN là hình thức thực thi quyền lực nhà nước thường xuyên tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý và gắn liền với tính cưỡng chế nhà nước

Trang 18

Hoạt động TTCN là một hình thức thực thi quyền lực nhà nước vàtrực tiếp tác động đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng quản lýtrong các lĩnh vực quản lý nhà nước Tính thường xuyên, trực tiếp của hoạtđộng TTCN được thể hiện:

Thứ nhất, để bảo đảm quản lý nhà nước có hiệu quả thì luôn cần một

hình thức kiểm tra được thực hiện trong lĩnh vực quản lý của nền hành chínhnhà nước, theo thủ tục luật định, nhằm phát hiện những hành vi VPPL hànhchính, vi phạm các quy tắc, chế độ quản lý của nhà nước trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa nhằm phát hiện những sơ hở, tìm nguyên nhân vàbiện pháp xử lý, ngăn chặn, góp phần bảo vệ trật tự xã hội Đó chính là kiểmtra hành chính, mà hiện nay vẫn thường gọi là hoạt động TTCN

Thứ hai, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước là phải xử lý

nghiêm minh và kịp thời những hành vi VPPL xâm phạm đến trật tự quản lý

mà trước hết đó chính là xử lý vi phạm hành chính Xử lý VPHC nói chung và

xử phạt VPHC nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhànước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của nhà nước.Việc xử lý vi phạm trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhândân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp

Đó là những vấn đề mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâmtrong điều kiện hiện nay khi Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần, phát huy tối đa mọi nguồn lực của xã hội và huyđộng sự tham gia của các chủ thể vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xãhội hóa các dịch vụ công

Do đặc thù của hoạt động quản lý luôn đứng trước yêu cầu bảo đảmtính chính xác, kịp thời, linh hoạt nên trong đa số các trường hợp, cần gắn hoạtđộng kiểm tra hành chính phải gắn liền với thẩm quyền xử lý VPHC, đặc biệt

là quyền xử phạt VPHC Nói cách khác, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạtđộng TTCN có thể xử phạt VPHC đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi

Trang 19

VPPL, xâm phạm đến trật tự quản lý theo ngành, lĩnh vực Đây chính là căn cứthực tế mà trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về xử lý VPHC nóichung và xử phạt VPHC nói riêng đều đề cập đến thẩm quyền xử phạt của TTCN.

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động thanh tra

Nguyên tắc hoạt động thanh tra lần đầu tiên được quy định trong Pháp

lệnh Thanh tra năm 1990 Cụ thể là: “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp

và phát triển quy địn về nguyên tắc hoạt động thanh tra, Luật Thanh tra năm

2004 tiếp tục quy định: “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo

đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối

tra có sự kế thừa và quy định phù hợp hơn được thể hiện ở việc chia theo hainhóm nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:

Một là, hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác,

khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

Hai là, hoạt động thanh tra không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội

dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đốitượng thanh tra

Với những quy định theo hai nhóm nguyên tắc, các quy định đã bảođảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế; bảo đảm tính khoa học, phù hợp, vận hành thông suốt, thống nhất, hiệuquả Đồng thời, các nguyên tắc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,

cá nhân thuộc đối tượng thanh tra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối

8 Điều 5 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990.

9 Điều 5 Luật Thanh tra năm 2004.

Trang 20

tượng thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững

Bên cạnh những quy định mới về nguyên tắc hoạt động thanh tra nóichung, nguyên tắc hoạt động thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT đãđược đặc biệt quan tâm Nguyên tắc này không chỉ được Luật Thanh tra năm

2010 quy định, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủquy định cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN; hoạtđộng TTCN của Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiệnchức năng TTCN và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước,

cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCNtrong hoạt động TTCN Đặc biệt, Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN vàhoạt động TTCNvới nội dung quy định việc thực hiện chức năng thanh tra vềđóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH Các nguyên tắc đó là:

“Hoạt động thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,bảo hiểm y tế do Đoàn thanh tra chuyên ngành thực hiện

Tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực,công khai, dân chủ, kịp thời

Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt độngbình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơquan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi viphạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ytế; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế”10

10 Điều 3 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trang 21

Nguyên tắc của hoạt động thanh tra là: Hoạt động thanh tra hành

chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.

Như vậy, nhìn lại quá trình phát triển của pháp luật về hoạt độngthanh tra có thể thấy rằng không có sự phân biệt giữa nguyên tắc trong hoạtđộng thanh tra hành chính với nguyên tắc trong hoạt động TTCN Nguyênnhân cơ bản xuất phát từ việc không có sự phân biệt cụ thể về bản chất và vaitrò của hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động TTCN

Trước hết, cần nhận thức rằng hoạt động TTCN là hoạt động thực thiquyền hành chính Vì vậy, các nguyên tắc trong việc thực hiện pháp luật phảiđược tuân thủ Đây cũng là những nguyên tắc chung được áp dụng đối với cảhoạt động thanh tra hành chính Trên cơ sở đó, nguyên tắc hoạt động TTCN

có một số điểm đặc thù Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc “Tuân theo pháp luật” Tuân theo pháp luật là

nguyên tắc chung của tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháptrong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, nguyên tắc đóđược thể hiện với những mức độ khác nhau Ví dụ, đối với hoạt động tư pháp,nguyên tắc “tuân theo pháp luật” đòi hỏi mức độ tuân thủ triệt để nhằm bảođảm rằng hoạt động tư pháp thực sự độc lập, thể hiện đúng vai trò tối thượngcủa pháp luật Tuy vậy, mức độ tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tranói chung và TTCN nói riêng khác với mức độ tuân theo pháp luật của hoạtđộng tư pháp Hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động xét xử luôn được coi làphương thức cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổchức và cá nhân Chính các thủ tục chặt chẽ của pháp luật đã trở thành lá chắnhiện quả nhất để bảo vệ các quyền của công dân trong quá trình tố tụng Vìvậy, quy định nguyên tắc “tuân theo pháp luật” đối với các hoạt động thực thiquyền lực nhà nước nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng là phù hợp

Trang 22

Tuy nhiên, trong nguyên tắc này, hoạt động TTCN không những tuân theopháp luật về thanh tra mà còn phải tuân theo pháp luật về quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực và pháp luật về xử lý VPHC, xử phạt hành chính.

Thứ hai, hoạt động TTCN gắn với việc xử lý trực tiếp các vi phạm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quyđịnh về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó Vìvậy, nguyên tắc của hoạt động TTCN không chỉ là “bảo đảm chính xác, kháchquan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời” như quy định trong LuậtThanh tra năm 2010

Một vấn đề cần được nhấn mạnh và phải trở thành nguyên tắc tronghoạt động TTCN đó là nguyên tắc công bằng và hạn chế sự xâm phạm đếncác quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Chỉ khi hoạtđộng TTCN tuân thủ nguyên tắc này mới bảo đảm các chủ thể trong xã hộibình đẳng trước pháp luật với tư cách là đối tượng quản lý và ngăn ngừa lạmquyền trong việc thực hiện quyền kiểm tra hành chính

Khác với thanh tra hành chính, để bảo đảm tính kịp thời trong việcphát hiện và xử lý các VPPL của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đòi hỏi hoạtđộng TTCN có thể được thực hiện bởi Đoàn thanh tra, Thanh tra viên hoặccông chức được giao thực hiện nhiệm vụ TTCN

Thứ ba, do TTCN là hoạt động kiểm tra hành chính nên phải bảo đảm

được tính thường xuyên Do đó, việc quy định nguyên tắc “không trùng lặp vềphạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiệnchức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,

tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” được coi là nguyên tắc có tính địnhhướng đối với hoạt động thanh tra nói chung

Để bảo đảm thực hiện hoạt động TTCN có hiệu quả, cần hạn chế cácđiều kiện làm cho hoạt động TTCN thiếu tính kịp thời trong việc phát hiệncác vi phạm Trong trường hợp này, hoạt động TTCN cần nhấn mạnh đến tính

Trang 23

nhanh chóng trong thực hiện hoạt động TTCN Một số quy định của Luật Thanhtra năm 2010 cũng đã tiếp cận và hướng đến nguyên tắc “nhanh chóng” trongthực hiện hoạt động TTCN Cụ thể là, thời hạn TTCN trong một số trườnghợp ngắn hơn rất nhiều so với thanh tra hành chính Trong trường hợp TTCNđộc lập thì thời hạn thanh tra đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làmviệc, kể từ ngày tiến hành thanh tra Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra

Bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cụctrưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn khôngđược vượt quá 05 ngày làm việc

1.2 Khái quát bảo hiểm xã hội và thanh tra bảo hiểm xã hội

1.2.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảođảm, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mấthoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính

do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhànước theo pháp luật, nhằm bảo đảm, an toàn đời sống cho người lao động vàgia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”

Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO), “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệcủa xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biệnpháp công cộng để đối phó với những khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừngviệc hoặc bị giảm bớt nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả nănglao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các giađình đông con”

Ở Việt Nam, theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội thì BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối vớiNLĐ khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao độnghoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập

Trang 24

trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và gia đình họ, góp phầnbảo đảm an toàn xã hội

Theo quan niệm của BHXH Việt Nam thì BHXH là sự bảo vệ của xãhội đối với NLĐ thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho

họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bịgiảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả nănglao động, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp chocác thân nhân trong gia đình NLĐ, để góp phần ổn định cuộc sống của bảnthân NLĐ và gia đình họ, góp phần an toàn xã hội

Theo quy định quy định của pháp luật hiện hành định nghĩa BHXH

“là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ

Từ các quan niệm về BHXH nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về

BHXH như sau: BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho

NLĐ khi NLĐ bị mất hoặc giảm thu nhập, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước

Bảo hiểm xã hội được chi trả trong các trường hợp NLĐ bị giảm hoặcmất thu nhập, chỉ trong các trường hợp: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động;bệnh nghề nghiệp; thất nghiệp; hết tuổi lao động; hoặc chết

Quỹ BHXH được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấpBHXH cho NLĐ nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho NLĐ và giađình họ, đồng thời góp phần bảo đảm ASXH, ổn định xã hội

11 Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trang 25

Đối tượng của BHXH chính là thu nhập (có thể coi là số tiền) bị biếnđộng giảm hoặc mất do các trường hợp được quy định trong Luật BHXH củanhững NLĐ tham gia BHXH

Bảo hiểm xã hội đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phânphối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những NLĐ có thunhập thấp hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với động người

ốm yếu phải nghỉ việc Nói cách khác, BHXH góp phần bảo đảm sự “thăngbằng” về thu nhập cho NLĐ và gia đình họ Điều này đã góp một phần vàoviệc thực hiện công bằng xã hội

1.2.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo hiểm xã hội

Từ khái niệm, quy định pháp luật về cơ quan thanh tra, hoạt độngthanh tra được phân tích ở trên; thanh tra BHXH được hiểu là hoạt động xemxét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quanNhà nước có thẩm quyền về BHXH đối với việc thực hiện chính sách, phápluật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thamgia, thụ hưởng, thực hiện chính sách BHXH

Thanh tra BHXH có thể được hiểu là hoạt động thanh tra của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành những quy định của pháp luật về chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT.

Đối tượng thanh tra bảo hiểm xã hội

Đối tượng thanh tra về BHXH là các đối tượng tham gia đóng BHXH,BHYT, BHTN và các đối tượng có trách nhiệm thu, đóng các loại bảo hiểmtrên cho người tham gia BHXH Theo quy định của pháp luật, đối tượngthanh tra về BHXH bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan,

tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động đóngBHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật về BHXH, BHTN,

Trang 26

BHYT, trừ các đối tượng liên quan đến hoạt động đóng BHXH, BHTN,BHYT thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Như vậy, đối tượng thanh tra về BHXH được Luật Thanh tra năm

2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, Nghị định số 21/2016/NĐ-CP và cácvăn bản pháp luật khác có liên quan như Luật BHXH, Luật Khám chữa bệnh,

Bộ luật Lao động…cụ thể là các chủ thể: Đơn vị, cá nhân thuộc hệ thốngBHXH Việt Nam trong việc chấp hành, thực hiện chính sách pháp luật vềBHXH, BHTN, BHYT; Đoàn thanh tra của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượngtham gia hoặc thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN, BHYT; Cơ sở khám chữabệnh (KCB) có ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH; Đại lý thuBHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH có ký hợp đồng với cơ quanBHXH (trong đó có cả các đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)

Tổ chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra vềBHXH được quy định trên cơ sở của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số86/2011/NĐ-CP, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và Nghị định số 21/2016/NĐ-CP.Theo đó, trong phạm vi quản lý của mình, ở trung ương cơ cấu tổ chức củathanh tra về BHXH Việt Nam gồm: Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, VụThanh tra - Kiểm tra (gồm các công chức, viên chức) thuộc BHXH Việt Nam

và các BHXH địa phương (BHXH ở cấp tỉnh gồm Giám đốc BHXH tỉnh,Phòng Thanh tra - kiểm tra và các viên chức) thực hiện chức năng thanh tra

về đóng BHXH, BHYT, BHTN khi được giao nhiệm vụ thực hiện chức năngthanh tra về BHXH

Về hoạt động, thanh tra về BHXH được thực hiện với các nội dung

thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT gồm: Đối tượng đóng; mức đóng;phương thức đóng Mặc dù phương thức hoạt động có được thực hiện theo kếhoạch hay thanh tra đột xuất thì hình thức thanh tra cũng được thực hiện theoĐoàn thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT Đoàn thanh tra về đóngBHXH, BHTN, BHYT có Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra;

Trang 27

trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra; trong đó có ít nhất một thànhviên là người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóngBHXH, BHTN, BHYT Trưởng Đoàn thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYTthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra;chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việcthực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

Trưởng Đoàn thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT do Tổng Giámđốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Xử lý VPHC; TrưởngĐoàn thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT do Giám đốc BHXH cấp tỉnhquyết định thành lập, có thẩm quyền kiến nghị Giám đốc BHXH cấp tỉnhhoặc người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện quacông tác thanh tra Thành viên Đoàn thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT

có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra; chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước Trưởng Đoàn thanh tra và người ra quyết địnhthanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao

Nội dung hoạt động thanh tra về BHXH, BHTN, BHYT

Đối với người SDLĐ theo hình thức HĐLĐ, nội dung thanh tra tậptrung vào đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng Cụ thể về một sốvấn đề cơ bản sau đây:

- Công tác quản lý, SDLĐ và đăng ký tham gia BHXH, BHTN, BHYT.

+ Tình hình quản lý, SDLĐ: Kiểm tra, xác định tổng số người đanglàm việc tại đơn vị, trong đó: Số người không thuộc đối tượng phải ký HĐLĐ,

số người thuộc đối tượng phải ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), số người đãđược ký kết HĐLĐ (tổng hợp theo từng loại HĐLĐ), số lao động tăng, giảmtrong kỳ, nguyên nhân giảm và xác định, làm rõ số lao động thuộc đối tượngphải ký HĐLĐ nhưng chưa được giao kết, nguyên nhân

+ Việc đăng ký tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ: Kiểm tra,xác minh số người đã được tham gia, các trường hợp thuộc đối tượng phải

Trang 28

tham gia nhưng chưa được tham gia (nếu có), nguyên nhân; phân tích, làm rõ

số lao động không thuộc đối tượng tham gia trong đó có lao động đang hưởngchế độ hưu trí, mất sức lao động hoặc các trường hợp khác (nếu có), việc thựchiện các chế độ, chính sách đối với những lao động không thuộc đối tượngtham gia BHXH, BHTN, BHYT

+ Việc xây dựng, đăng ký tiền lương tham gia BHXH, BHTN, BHYT:Việc xây dựng thang lương, bảng lương, chức danh nghề công việc của đơnvị; Quy chế tuyển dụng, Thỏa ước lao động tập thể (nếu có); Việc ký HĐLĐ

và đóng BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ theo thang lương, bảng lương, chứcdanh nghề, công việc đã xây dựng

- Việc thu nộp BHXH, BHTN, BHYT:

+ Việc trích tiền BHXH, BHTN, BHYT từ tiền lương của NLĐ, từquỹ tiền lương của doanh nghiệp để nộp cho cơ quan BHXH

+ Xác định rõ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHTN, BHYT.+ Tình hình nộp tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT hàng quý/tháng (sốtiền phải nộp, số tiền đã nộp, số tiền chưa nộp)

+ Kiểm tra, làm rõ tiến độ, thời gian nộp tiền cho cơ quan BHXH, sốtiền bị phạt do chậm nộp, nợ đóng (nếu có)

+ Số tiền chậm đóng, nợ đóng kéo dài đến thời điểm thanh tra (nếu có).+ Xác định nguyên nhân chậm đóng, nợ đóng kéo dài; có biện pháp xử

lý phù hợp đối với doanh nghiệp nợ đọng tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT

- Công tác giải quyết và thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHTN.

Tình hình giải quyết các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng - bệnh nghề nghiệp, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưu trí và tửtuất) qua các năm (số người đủ điều kiện được hưởng chế độ, số người đã đượchưởng chế độ hoặc được lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH đề nghị hưởng chế độ)

Xác minh làm rõ công tác quản lý hồ sơ, sổ sách theo dõi việc giảiquyết, thanh quyết toán các chế độ BHXH cho NLĐ

Trang 29

+ Làm rõ trách nhiệm của người SDLĐ trong việc thiết lập hồ sơ gửi

cơ quan BHXH đề nghị giải quyết các chế độ hưởng BHXH cho NLĐ khi đủđiều kiện được hưởng theo quy định của pháp luật

+ Xác định số lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH nhưngchưa được giải quyết để hưởng chế độ, xác định rõ nguyên nhân

+ Kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm đối với trường hợp NLĐ không

đủ điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH nhưng vẫn được lập hồ sơ đề nghịhưởng chế độ BHXH và thực tế đã được hưởng chế độ BHXH

- Công tác tiếp nhận, chi trả trợ cấp BHTN.

- Việc thực hiện các quy định về giải quyết, thanh quyết toán chi phíKCB BHYT; việc thực hiện quy định về hợp đồng KCB; thủ tục KCB BHYT;giám định BHYT…;

+ Số liệu thanh quyết toán chi phí KCB BHYT (số thẻ BHYT đăng kýKCB ban đầu, quỹ KCB BHYT, số lượt KCB nội trú/ngoại trú, chi phí đềnghị thanh toán, chi phí đã thanh toán, vượt trần, vượt quỹ KCB BHYT…)

+ Việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng KCB BHYT; thực hiệnKCB cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật, theo quy chếchuyên môn của Bộ Y tế và hướng dẫn của BHXH Việt Nam;

+ Việc đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT; giải quyếtchế độ BHYT trong trường hợp KCB không đúng tuyến, vượt tuyến, cấp cứu;

+ Việc tổ chức thực hiện KCB BHYT nội trú và ngoại trú; thực hiệnphân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong KCB và chuyển tuyến KCBBHYT; Các chương trình quản lý bệnh nhân điều trị ngoại trú (tên chươngtrình, số bệnh nhân, quy trình quản lý, chi phí đã thanh toán theo chế độBHYT); chương trình hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của tuyến trên;

+ Việc tổ chức đấu thầu, cung ứng, sử dụng thuốc và VTYT; áp giáthanh toán thuốc và vật tư y tế; chỉ định trên hồ sơ bệnh án và thực tế sử dụngthuốc, vật tư y tế của người bệnh BHYT;

Trang 30

+ Việc xây dựng danh mục, cung ứng dịch vụ kỹ thuật (dịch vụ kỹthuật cao, dịch vụ kỹ thuật bằng trang thiết bị từ nguồn vốn xã hội hóa, dịch vụ

kỹ thuật thông thường, dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy mượn, máy đặt, máyliên doanh liên kết…), áp giá thanh toán dịch vụ kỹ thuật theo chế độ BHYT;

+ Việc thống kê, tổng hợp chi phí KCB BHYT: Thực hiện chứng từ,biểu mẫu, thủ tục hành chính theo quy định;

+ Việc quản lý, tập trung, lưu trữ, khai thác cung cấp dữ liệu, chứng từliên quan đến KCB BHYT Việc thực hiện thanh quyết toán chi phí KCBBHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử;

+ Việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của các cơ quan cóthẩm quyền về tổ chức KCB BHYT; tạm ứng kinh phí, thẩm định chi phí vượttrần, vượt quỹ và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT; Việc thực hiện chế độthông tin báo cáo theo quy định

- Công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT.

+ Số người tham gia BHXH đã được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

+ Số người đang làm thủ tục đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

+ Số người đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ BHXH, thẻ BHYTnguyên nhân (do cơ quan BHXH, do người SDLĐ hoặc lý do khác)

+ Việc theo dõi, cập nhật và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của NLĐ,việc chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ khi thôi việc tại cơ quan, đơn vị

- Việc phối hợp trong thực hiện chính sách.

+ Tuyên truyền chính sách cho NLĐ;

+ Tiếp nhận, triển khai các văn bản mới về chính sách; thực hiện giaodịch điện tử trong lĩnh vực;

+ Phối hợp trong việc lập hồ sơ, thanh toán, chi trả các chế độ;

+ Phối hợp trong rà soát, thu hồi chi sai các chế độ cho NLĐ (số laođộng, số tiền đã phối hợp thu hồi)

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT.

Trang 31

+ Tình hình bị xử phạt VPHC (số lần bị xử phạt, tổng số tiền bị xửphạt…), cưỡng chế hành chính;

+ Việc thực hiện quyết định xử phạt VPHC, cưỡng chế hành chính.+ Số lần buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi để nộp tiền BHXH chưađóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh;

+ Các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, chấp hành CSPL vềBHXH, BHTN, BHYT đã được phát hiện, xử lý

1.3 Các yếu tố tác động đến thanh tra bảo hiểm xã hội

1.3.1 Quy định của pháp luật

Luật Thanh tra quy định “thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá,

xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân” Bởi vậy, có thể nói hệ thống pháp luật và cơ

chế chính sách về BHXH, BHTN, BHYT có liên quan mật thiết, là nền tảng,

là hành lang pháp lý tạo cơ sở cho hoạt động thanh tra của Ngành Không có

hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách thì không có Ngành nói chung vàkhông có hoạt động thanh tra nói riêng

Hệ thống quy định liên quan chính sách, chế độ BHXH cơ bản đầy đủ,phạm vi bao phủ rộng Tuy nhiên, vẫn cần nhìn nhận còn những mặt bất cập dothường xuyên thay đổi, không ổn định, nhất là đối với chính sách BHYT.Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản QPPLkhác, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nướccũng như tổ chức thực thi pháp luật Đáng chú ý như ngành BHXH chưa đượcgiao chức năng thanh tra về giải quyết, chi các chế độ BHXH, BHTN, BHYT

mà các hành vi vi phạm về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT củaNLĐ, người SDLĐ, cá nhân, tổ chức y tế chủ yếu là do cơ quan BHXH pháthiện qua công tác kiểm tra nhưng việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng ở mức độphát hiện sai sót, kiến nghị thu hồi và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xử

lý theo quy định của pháp luật, quá trình ban hành các kết luận kiểm tra đã

Trang 32

gặp khó khăn, vướng mắc… Tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ, chính sáchbảo hiểm chưa được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi củaNLĐ, làm cho số nợ BHXH tiếp tục gia tăng Hơn thế nữa, mối quan hệ giữađóng - hưởng có quan hệ logic có đóng mới có hưởng và ngược lại Kết quảthanh tra đóng đồng thời phát hiện ra chi hưởng sai và ngược lại thông quaviệc phạt hiện chi hưởng sai thì cũng phát hiện ra đóng sai Do vậy, đối vớihai mối quan hệ này không thể tách rời hoạt động thanh tra đóng với TTKTgiải quyết chế độ chi hưởng các chế độ đặc biệt là chế độ BHYT (Do quỹBHYT là quỹ ngắn hạn được quyết toán hàng năm, nếu không phát hiện kịpthời dẫn đến lạm dụng, chiếm hưởng không được phát hiện và xử lý) Nhữngvướng mắc này cần điều chỉnh về chính sách, quy định của pháp luật sao cho hàihòa để có thể bảo vệ lợi ích của NLĐ, lợi ích của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.

1.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra bảo hiểm

xã hội

Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra BHXH được hiểu là lực lượngnòng cốt thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra đóng BHXH, BHTN, BHYT.Lực lượng này cần đáp ứng được các yêu cầu:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối kiên định với đường lối đổimới và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của ĐảngCộng sản Việt Nam Có ý thức pháp luật và đạo đức công vụ; lối sống lànhmạnh Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiếtvới nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức tin học để có khảnăng vận hành CNTT thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp phục vụcho công tác Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động thanh tra để có thểđáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội thời kỳ mở cửa hội nhập

1.3.3 Giám sát, chỉ đạo, điều hành

Sự giám sát, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra lànhân tố quan trọng để hoạt động thanh tra BHXH đạt được mục đích, yêu cầu

Trang 33

đề ra, do vậy mọi cuộc thanh tra đều cần được sự chỉ đạo chặt chẽ, thườngxuyên của người ra quyết định thanh tra Hoạt động giám sát giúp cho cácĐoàn thanh tra chấp hành tốt hơn quy chế hoạt động Đoàn thanh tra, đảm bảothực hiện đúng trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; chấp hành tốt quy tắcứng xử của cán bộ, công chức; tăng tính tự giác, ý thức chấp hành kỷ luật củacác thành viên Đoàn thanh tra, đảm bảo sự minh bạch của kết quả thanh tragóp phần phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu của thành viên Đoàn thanh trakhi thừa hành công vụ

1.3.4 Yếu tố khác

Đối tượng được thanh tra: Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượngđược thanh tra ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các cuộc thanh tra Trênthực tế còn xảy ra tình trạng nhiều đơn vị cản trở, chống đối, bất hợp tác, thểhiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấpkhông đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, cố tình dây dưa kéo dài thời gianlàm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra…

Nhận thức của NLĐ về các quy định của pháp luật còn hạn chế:NLĐ không biết hoặc không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật vềBHXH, BHTN, BHYT, do đó không thể đề xuất, kiến nghị với người SDLĐ

để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật hoặcNLĐ biết các quy định của pháp luật nhưng đồng ý thỏa thuận với ngườiSDLĐ không thực hiện để được làm việc tại doanh nghiệp hoặc để nhậnthêm một khoản tiền nhỏ hàng tháng gây khó khăn nhất định cho hoạt độngthanh tra BHXH

Sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra còn chưathực sự tốt: Hoạt động thanh tra đóng BHXH, BHTN, BHYT vẫn còn sựchồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Ngành BHXH, Thanh tra, Kiểm toán,LĐTBXH, Y tế, , phạm vi quản lý của Bộ, Ngành đối với các địa phương bịhạn chế và bị chi phối bởi cơ quan hành chính ở địa phương tác động khôngnhỏ đến hoạt động thanh tra của cơ quan BHXH

Trang 34

Cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện thực thi nhiệm vụ trong hoạt độngthanh tra: Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ thanh traBHXH bao gồm trang phục, phương tiện làm việc, điều kiện làm việc Ngành BHXH từ khi được giao chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHTN,BHYT thì việc xem xét, đánh giá, cung cấp cơ sở vật chất phục vụ công tácthanh tra đã và đang dần được chú trọng, qua đó tác động tích cực đến hiệuquả công tác thanh tra BHXH.

Thời gian qua, hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

đã được bổ sung cơ bản, tạo thuận lợi cho NLĐ và nhân dân được đảm bảoASXH Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn xuất hiện tình trạng lạmdụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT với nhiều hình thức, nhiều mức độkhác nhau Để đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực hiện chính sáchBHXH, BHYT, BHTN, nhiều quy định về xử lý vi phạm pháp luật BHXH,BHYT, BHTN đã được bổ sung như quy định các tội danh trong lĩnh vựcBHXH, BHYT, BHTN trong Bộ luật Hình sự, giao cơ quan BHXH thực hiệnchức năng thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN, Với đặc thù là chínhsách ASXH, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức, cá nhân thì trong các yêu cầuchung của công tác xử lý VPPL như yêu cầu đảm bảo nguyên tắc pháp chế, đảmbảo tính hợp lý, đảm bảo các giá trị các quyền con người, đảm bảo kịp thời, đảm

Trang 35

bảo nguyên tắc công bằng đã đặt ra một số các yêu cầu đặc thù trong công tác

xử lý VPPL về BHXH, BHYT, BHTN như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ,người tham gia BHYT, đảm bảo tài chính quỹ BHXH, BHYT, BHTN,

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổ chức và hoạt động thanh tra bảo hiểm xã hội thành phố

xã hội Song “một bộ máy vững chắc cần phải thích hợp với mọi biến động.Nếu sự vững chắc chuyển thành khô cứng, cản trở những biến đổi thì tất yếu

sẽ có đấu tranh Vì vậy, cần phải bằng mọi cách dốc toàn lực để làm cho bộmáy phục tùng chính trị”12 Do đó, việc đổi mới tổ chức văn phòng phải kịpthời và phù hợp với những đổi thay của xã hội

Xuất phát từ tổ chức, hoạt động của TTCN là một loại thanh tra nhànước nên TTCN cũng có sự hình thành phát triển gắn với quá trình hìnhthành, phát triển của bộ máy thanh tra nhà nước Tuy nhiên, đối với thanh tra

về bảo hiểm xã hội có sự ra đời khá muộn so với thanh tra hành chính vàTTCN trong hệ thống các cơ quan nhà nước; đồng thời trong tổ chức bộ máythanh tra nhà nước cũng không quy định đối với loại thanh tra này thuộc bộmáy thanh tra nhà nước mà nó được quy định là một trong những cơ quanđược giao thực hiện chức năng TTCN

Trong giai đoạn từ năm 1995 - 2015, BHXH Việt Nam chỉ được giaochức năng kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN

để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đối với các hoạt động

12 V.I Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr 72.

Trang 37

trong lĩnh vực BHXH Do đó, BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn này cũngchưa có tổ chức (phòng Thanh tra) mà chỉ có tổ chức Phòng Kiểm tra là đơn

vị thuộc cơ cấu, tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội

Đến năm 2016, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra đối vớihoạt động thanh tra BHXH nói chung; thông qua tổ chức thanh tra này đểthực hiện tốt nhất cơ chế kiểm soát hoạt động hành chính nói chung đối vớicác cơ quan trong hệ thống BHXH Việt Nam và đặc biệt là thanh tra việcchấp hành chính sách, pháp luật về BHXH; thực hiện nhiệm vụ phòng, chốngtham nhũng; nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo hiểm.Thông qua hoạt động thanh tra BHXH, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ

tổ chức, người dân khi tham gia các loại hình BHXH; nâng cao hiệu quả quản

lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH

Theo quy định của pháp luật về cơ quan được giao thực hiện chứcnăng TTCN gồm: Luật Thanh tra năm 2010; Nghị định số 07/2012/NĐ-CPngày 09/02/2021 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện

chức năng TTCN và hoạt động TTCN; Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày

31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng TTCN về đóngBHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH Trên cơ sở các quy định phápluật đó, ngày 18/10/2016, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyếtđịnh số 1518/QĐ-BHXH ban hành quy định hoạt động thanh tra đóng BHXH,BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của BHXH Việt Nam nhằm tổ chứctriển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Luật Thanh tra năm 2010 của Quốc hội

và các Nghị định hướng dẫn thi hành; quy định về tổ chức, hoạt động các cơquan trong hệ thống bảo hiểm Việt Nam được giao thực hiện chức năng thanhtra trong lĩnh vực BHXH Cụ thể là thanh tra các hoạt động đóng BHXH,BHTN, BHYT được tổ chức ở cơ quan BHXH Việt Nam và BHXH ở cấp tỉnh(tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành thì BHXH thành phố HàNội không phải là cơ quan thanh tra trong bộ máy thanh tra nhà nước mà là cơ

Trang 38

quan được giao thực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Do đó, tổ chức thực hiện chức năng thanh tra này là BHXH thành phố Hà Nội

và để thực hiện được chức năng thanh tra do BHXH thành phố Hà Nội tiếnhành pháp luật đã quy định người đứng đầu cơ quan được giao thực hiện Nhưvậy, theo quy định của pháp luật hiện hành cơ quan BHXH được giao thựchiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN Tại Nghị định số21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ đã quy định về nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan và người đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội trong việcthực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT; tiêu chuẩn,chế độ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra về đóng BHXH,BHTN, BHYT; hoạt động thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT13 Do đó,Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội là người đứng đầu cơ quan BHXH thànhphố Hà Nội có trách nhiệm tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về lĩnh vựcBHXH

Để thực hiện chức năng thanh tra về BHXH, Phòng Thanh tra - Kiểmtra thuộc BHXH thành phố Hà Nội có chức năng giúp Giám đốc BHXH thànhphố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác thanh tra việc đóng BHXH, BHTN,BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra,tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việcthực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT và quản lý tài chínhtrong hệ thống BHXH thành phố theo quy định của pháp luật, của BHXHViệt Nam và phân cấp quản lý của BHXH thành phố Hà Nội

Tổ chức bộ máy Phòng Thanh tra - Kiểm tra gồm có 01 Trưởng phòng,không quá 02 phó trưởng phòng và viên chức, người lao động khác

Trưởng phòng Thanh tra - kiểm tra do Giám đốc bổ nhiệm, miễnnhiễm chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội trong quátrình thực hiện quản lý hoạt động của Phòng; thực hiện hoạt động Thanh tra -

13 Xem Điều 1, Điều 4 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trang 39

kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và những nhiệm vụhác khi được Ban giám đốc hoặc Giám đốc giao cho.

Các Phó Trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm, miễm nhiệm; PhóTrưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện nhiệm vụ,công việc theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về côngviệc, lĩnh vực được phân công

Viên chức Phòng Thanh tra Kiểm tra được giao thực hiện nhiệm vụThanh tra khi tham gia công việc của Đoàn thanh tra, được phân công thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật vềthanh tra BHXH (quy định pháp luật đối với tổ chức được giao thực hiện chứcnăng thanh tra đối với việc đóng BHXH, BHTN, BHYT)

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH thành phố Hà Nội trong việc thực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT, gồm:

Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra về đóngBHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn Thành phố; gửi kế hoạch thanh tra để báocáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra Thành phố và cơ quan quản lý nhànước về BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn

Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật vềđóng BHXH, BHTN, BHYT hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quy định

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyếtđịnh xử lý sau thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT của BHXH thành phố

Hà Nội

Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra về đóng BHXH, BHTN,BHYT theo quy định của pháp luật thanh tra với các cơ quan quy định

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật14

Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội trong việc thực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT

14 Xem Điều7 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trang 40

Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lýnhà nước về BHXH, BHTN, BHYT và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam vềhoạt động thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn thành phố

Hà Nội

Quyết định thanh tra theo kế hoạch hoặc theo quy định tại Khoản 2Điều 7 Nghị định này và thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Kiến nghị các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này xử

lý việc chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra về đóngBHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành cácquy định pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý về BHXH, BHTN, BHYT vàđình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanhtra

Xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật15.Đồng thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH thành phố

Hà Nội khi được giao thực hiện chức năng thanh tra về BHXH, Phòng Thanh tra Kiểm tra thuộc BHXH thành phố Hà Nội được thành lập nhằm giúp cơ quan

-và Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện công tác thanh trachuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn thành phố HàNội, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý tài chính trong hệthống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phâncấp quản lý của BHXH Thành phố Hà Nội

Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn:

15 Xem Điều 8 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ngày đăng: 22/07/2024, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Chính phủ (2008), Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Thanh tra Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Thanh tra Chính phủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
13. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 hướngdẫn thi hành Luật Thanh tra 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 vềthanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 quyđịnh về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanhtra Chính phủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
17. Chính phủ (2016), Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quyđịnh việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảohiểm xã hội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
18. Chính phủ (2020), Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2020
19. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 136/CP ngày 29/9/1961 về thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 136/CP ngày 29/9/1961 vềthành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
Tác giả: Hội đồng Chính phủ
Năm: 1961
20. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
29. Quốc hội (2015), Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Tố tụng hành chính
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
31. Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Tác giả: Thanh tra Chính phủ
Năm: 2010
32. Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư số 08/2011/TT-TTCP ngày 12/9/2011 quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 08/2011/TT-TTCP ngày 12/9/2011quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ
Tác giả: Thanh tra Chính phủ
Năm: 2011
33. Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư số 09/2011/TT-TTCP ngày 12/9/2011 quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 09/2011/TT-TTCP ngày12/9/2011 quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương
Tác giả: Thanh tra Chính phủ
Năm: 2011
34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1990), Pháp lệnh Thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh Thanh tra
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 1990
35. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w