1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề bài phân tích hoạt động phân phối của một doanh nghiệp sản xuất điện tử

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thêm vào đó là việc nhucầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, buộccác nhà cung cấp phải thay đổi chiến lược phân phối của mình theo nhu cầu củathị trường.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 1

1.1 Quản lý chuỗi cung ứng 1

1.1.1 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng 1

1.1.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng 2

1.1.3 Các hoạt động của chuỗi cung ứng 3

1.2 Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp 8

1.3 Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓACỦA DOANH NGHIỆP APPLE 11

2.1 Giới thiệu về Apple 11

2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng và sản phẩm của Apple 15

2.3 Phân tích hoạt động phân phối của Apple 18

2.3.1 Khái quát về kênh phân phối của Apple 18

2.3.2 Kênh phân phối trực tiếp 20

2.3.3 Kênh phân phối gián tiếp 26

2.4 Đánh giá chung về hoạt động phân phối hàng hóa của Apple 32

2.4.1 Điểm mạnh và cơ hội 32

Trang 2

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, Ả

Hình 1.1 Mô hình SCOR 4

Hình 1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng đơn giản 8

Hình 1.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng mở rộng 9

Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple 15

Hình 2.2 Kênh phân phối sản phẩm của Apple 19

Hình 2.3.Doanh số bán hàng của Apple theo kênh phân phối qua các năm 20

Hình 2.4 Mức tăng trưởng của Apple trên các sàn thương mại điện tử 23

Hình 2.5 Doanh thu theo loại sản phẩm của Apple 24

Hình 2.6 Doanh số bán hàng thông qua kênh phân phối trực tiếp 25

Hình 2.7 Doanh thu bán hàng qua kênh gián tiếp 31

Hình 2.8 Doanh thu của Apple từ 2018 – 2022 32

Hình 2.9 Thị phần của Apple (iOS) và Android 35YBảng 1.1 Các phương pháp dự báo 5

Bảng 1.2 Hoạt động thu mua 6

Bảng 2.1 Giới thiệu chung về Apple 11

Bảng 2.2 Lịch sử phát triển của Apple 13

Bảng 2.3 Số lượng cửa hàng Apple Store tại một số nước 14

Bảng 2.4 Các dòng sản phẩm hiện tại của Apple 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, và các doanh nghiệp điện tử đóng một vai tròngày càng quan trọng trong quá trình hiện đại hóa ngày nay Trong lĩnh vực này,Apple nổi bật là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới với giá trịvốn hóa thị trường lên đến hơn 2,6 nghìn tỷ USD Doanh nghiệp này không chỉmang lại những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến mà còn góp phần quan trọng vàoviệc định hình xu hướng tiêu dùng và thị trường công nghiệp

Trong những năm gần đây, thương hiệu này ghi nhận mức doanh thu tăngtrưởng liên tục với 394 triệu USD vào năm 2022 Các hoạt động phân phối củaApple đóng vai trò quan trọng trong việc đưa những sản phẩm của họ tiếp cậnnhững khách hàng có nhu cầu Tuy vậy, thị trường công nghệ luôn biến đổi mộtcách nhanh chóng với sự xuất hiện của những kênh phân phối, tiếp thị mới thaythế cho những kênh phân phối truyền thống hiện có Thêm vào đó là việc nhucầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, buộccác nhà cung cấp phải thay đổi chiến lược phân phối của mình theo nhu cầu củathị trường.

Xuất phát từ những vấn đề trên, cần có những đánh giá phân tích về nhữnghoạt động phân phối của doanh nghiệp Apple nhằm có cái nhìn tổng quan vềthực trạng cung ứng sản phẩm của mình tới tay khách hàng, từ đó góp phần giúpcác doanh nghiệp khác trong ngành có thể học hỏi và áp dụng vào mô hình phânphối của mình một cách hiệu quả nhất.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: tìm hiểu và phân tích các kênh phân phối, chiến lược phânphối và hiệu quả phân phối của Apple trên thị trường Việt Nam và thế giới

Mục tiêu cụ thể:

Trang 4

 Phân tích thực trạng hoạt động phân phối của Apple thông qua hai kênhphân phối chính là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Đánh giá hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp này thông

qua mô hình phân phối có chọn lọc của Apple

 Đề xuất những kiến nghị nhằm tối ưu hóa những điểm yếu và thách thứchiện có của doanh nghiệp Apple từ những phân tích có được

Đối tượng nghiên cứu

Doanh nghiệp Apple, chiến lược phân phối và các kênh phân phối củathương hiệu này tại thị trường Việt Nam và trên toàn thế giới.

Trang 5

CHƯƠNG 1.

Trang 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG2.1 Quản lý chuỗi cung ứng

2.1.1 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng

Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 của thếkỷ trước và được sử dụng phổ biến vào những năm 1990 Trước đó, các thuậtngữ như “hậu cần” và “quản lý hoạt động” được sử dụng để thay thế cho kháiniệm trên Nếu xét quản lý chuỗi cung ứng trên phương diện là những hoạt độngtác động đến hành vi của chuỗi cung ứng nhằm đạt được kết quả như mongmuốn thì chúng ta có những định nghĩa đáng chú ý sau:

Quan điểm 1: “Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược,có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật phối hợp cácchức năng này trong một công ty nói riêng và giữ các doanh nghiệp trong chuỗicung ứng, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động trong dài hạn” (Mentzer,Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia, 2001)

Quan điểm 2: “Quản lý chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp đượcsử dụng để kết hợp một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, cáckho hàng và các cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng sốlượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thốngvà thỏa mãn các yêu cầu về mức độ dịch vụ” (David Simchi Levi, PhilipKaminsky và Edith Simchi Levi, 2008)

Quan điểm 3: “Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp sản xuất, lưu kho,địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia trong chuỗi cung ứng để đạtđược sự kết hợp tốt nhất giữa khả năng đáp ứng hiệu quả với thị trường đượcphục vụ” (Hugos, 2018)

Dựa vào các quan điểm trên có thể rút ra rằng quản trị chuỗi cung ứng làtập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cungcấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa

Trang 7

được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, vớimục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêucầu về mức độ phục vụ.

2.1.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng

Theo thời gian và sự phát triển, một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quantới nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như có nhiều cấp độ của nhà cungcấp, phân phối nhưng nhìn chung các thành phần tham gia vào một chuỗi cungứng được chia làm 5 nhóm: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàngvà nhà cung cấp dịch vụ khác.

Nhà sản xuất là những người tạo ra sản phẩm, họ có thể là những người

tạo ra nguyên vật liệu cung ứng cho những nhà sản xuất khác hoặc những ngườitạo ra sản phẩm cuối cùng Những nhả sản xuất có thể là những người tạo ra sảnphẩm hữu hình hoặc là những người tạo ra các dịch vụ vô hình

Nhà phân phối là những người dự trữ hàng hóa tồn kho từ nhà sản xuất và

tham gia vào việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng Nhà phân phối cũng cóthể là những nhà bán sỉ, những thương lái bán hàng theo khối lượng lớn tới chomột nhà kinh doanh khác (chưa phải là khách hàng cuối cùng)

Nhà bán lẻ là người hoặc doanh nghiệp mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc

phân phối, sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ đóng vai tròtrung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp hàng hóa được phânphối đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Khách hàng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.

Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khácrồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sảnphẩm về tiêu dùng

Nhà cung cấp dịch vụ khác là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản

xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những

2

Trang 8

chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cungứng

Nhìn chung, 5 thành phần trong chuỗi cung ứng có vai trò chung là đảmbảo sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng mộtcách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc phối hợp chặt chẽ giữacác thành phần trong chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quảhoạt động của chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.1.3 Các hoạt động của chuỗi cung ứng

Để một doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường đang phục vụ thì cầnlưu ý đến đo lường và cải thiện khả năng của mình trong 4 hoạt động của chuỗicung ứng:

 Hoạch định (Plan)

 Tìm kiếm nguồn hàng (Source) Sản xuất (Make)

 Phân phối (Delivery)

Khi nhận thức về các hoạt động trong chuỗi cung ứng nâng cao, chúng tacó thể áp dụng mô hình Nghiên cứu Hoạt động Chuỗi Cung ứng, hay còn gọi làSCOR Được phát triển bởi Hội đồng Chuỗi Cung ứng, mô hình này là mộtkhung hướng dẫn tổng quan để xây dựng cấu trúc của chuỗi cung ứng.

Mô hình chuỗi cung ứng bao gồm bốn quy trình chính: hoạch định, tìmnguồn cung, sản xuất và phân phối Để đạt được chỉ tiêu và quản lý hiệu quảhoạt động, chúng ta cần xác định bảng chỉ tiêu đánh giá cho từng quy trình vàcho hiệu suất tổng thể của chuỗi cung ứng Phạm vi của chuỗi cung ứng baogồm mọi tương tác từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của kháchhàng Đây là một mạng lưới các tổ chức và công ty kết nối thông qua dòng chảyhàng hóa, thông tin và tài chính để đáp ứng nhu cầu cuối cùng của người sửdụng.

Trang 9

Hình 1.1 Mô hình SCOR1

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho bayếu tố còn lại Quy trình này bao gồm ba yếu tố sau: dự báo cầu, định giá sảnphẩm và quản lý hàng tồn kho Từ đó giúp doanh nghiệp thích ứng với thịtrường, giảm chi phí và rủi ro, tăng khả năng đáp ứng với khách hàng

Dự báo cầu là cơ sở để các công ty lập kế hoạch hoạt động của mình và

hợp tác với nhau để đáp ứng cầu thị trường Tất cả các dự báo nhằm vào bốnbiến chính kết hợp với nhau xác định điều kiện thị trường qua các phương phápkhác nhau: cung, cầu, đặc tính sản phẩm và môi trường cạnh tranh2.

Định tính Phỏng theo quan điểm của một cá nhân

Nhân quả Giả sử rằng nhu cầu liên quan mạnh đến các yếu tốthị trường

Chuỗi thời gian Dựa vào các mô hình dữ liệu ở quả khứMô phỏng Kết hợp hai phương pháp giữa nhân quả và

1 Tài liệu “Quản lý chuỗi cung ứng”, Trường Đại học Thăng Long trang 26

2 Tài liệu “Quản lý chuỗi cung ứng”, Trường Đại học Thăng Long trang 284

Trang 10

phương pháp chuỗi thời gian

Bảng 1.1 Các phương pháp dự báo

Định giá sản phẩm là sự hợp tác giữa các bên lại với nhau nhà cung cập ,

nhà sản xuất , nhà bán sĩ , nhà bán lẻ ) trong vấn đề định giá sản phẩm

VD: Sản xuất iPhone có rất nhiều nguồn cung cấp linh kiện điện tử trongđó có Đức, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan nên nhà cung cấp phải định giásản phẩm các linh kiện lắp ráp là bao nhiều và tham gia vào đấu thầu Sau đó,Apple sẽ lựa chọn nhà cung cấp nào cung cấp, linh kiện điện tử cho họ.

Quản lý hàng lưu kho là một tập hợp các kỹ thuật được sử dụng để quản lý

mức lưu kho trong các công ty khác nhau của chuỗi cung ứng Mục đích là đểgiảm chi phí hàng dự trữ càng nhiều càng tốt trong khi vẫn duy trì mức dịch vụmà khách hàng yêu cầu Quản lý hàng lưu kho dựa vào dự báo nhu cầu cho sảnphẩm và giá cả của sản phẩm3

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu , bán thành phẩm , thành phẩm donhà sản xuất , nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗicung ứng Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữatinh đáp ủng và tính hiệu quả Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép côngty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên,việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệuquả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được Có 3 quyết định cơ bản để tạovà lưu trữ hàng tồn kho : tồn kho chu kì, tồn kho an toàn và tồn kho theo mùa.

Tìm nguồn cung ứng

Bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố đầu vào để tạo

ra các sản phẩm/dịch vụ Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt động thumua và hoạt động tín dụng, các khoản phải thu Thu mua bao gồm những hoạtđộng mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết như: tuyển chọn nhà cungcấp, đàm phán hợp đồng và quản lý hợp đồng Hoạt động tín dụng và các khoản

3 Tài liệu “Quản lý chuỗi cung ứng”, Trường Đại học Thăng Long trang 37

Trang 11

phải thu là các nguồn tiền Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệuquả của chuỗi cung ứng.

Hoạt động thu mua bao gồm: mua hàng, quản lý mức tiêu dùng, lựa chọnnhà cung cấp, thương lượng hợp đồng, quản lý hợp đồng.

Mua hàng Quyết định những đơn hàng cần mua để cung cấpcho bộ phận sản xuất sản phẩm

Quản lý mức tiêu dùng Tìm hiểu số danh mục sản phẩm được mua, cácnhà cung cấp nào và với giá cả bao nhiêu

Lựa chọn nhà cung cấp Xác định những khả năng cung ứng cần thiết đểthực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinhdoanh của công ty

Thương lượng hợp đồng Giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giácả, mức phục vụ

Quản lý hợp đồng Đo lường và quản lý hợp đồng

Bảng 1.2 Hoạt động thu mua

Hoạt động tín dụng và các khoản phải thi bao gồm:

 Thiết lập chính sách tín dụng: đánh giá lại toàn bộ các khoản phải thucủa công ty Thiết lập hay thay đổi các tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro.

 Thiết lập hay thay đổi các tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro: làm việc với độibán hàng để đánh giá doanh thu trên từng khách hàng cụ thể Thu cáckhoản phải thu.

 Thực hiện thông lộ tín dụng và nhờ thu: rủi ro tín dụng có thể giảm bằngcách sử dụng tín dụng có đảm bảo, có tài sản thế chấp hay các chínhsách bảo hộ vay nợ của chính phủ áp dụng trong xuất khẩu.

Sản xuất

6

Trang 12

Đây là quy trình biến đổi các nguyên vật liệu, linh kiện và dịch vụ thànhsản phẩm hoàn chỉnh để giao tới tay khách hàng Quy trình này bao gồm thiết kếsản phẩm, điều độ sản xuất và quản lý các nhà máy sản xuất

Thiết kế sản phẩm liên quan đến việc thiết kế những bao bì, mẫu mã cũng

như là thành phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, có thể sản xuất được vớichi phí thấp và phân phối hiệu quả Khi xem xét thiết kế sản phẩm trên quanđiểm chuỗi cung ứng, mục tiêu là nhằm thiết kế những sản phẩm đơn giản hơn,có ít bộ phận cấu thành hơn

Điều độ sản xuất là dùng năng lực sẵn có (trang thiết bị, lao động, nhà

máy) cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết Mục tiêu là sử dụng năng lực sẵn cóhiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuấtlà một quá trình tìm sự cân bằng thích hợp giữa nhiều mục tiêu thay thế

Quản lý các nhà máy sản xuất là một trong 5 yếu tố chính hình thành nên

chuỗi cung ứng Tất cả các quyết định liên quan đến nhà máy đều thực hiệntrong sự ràng buộc về địa điểm đặt nhà máy Thông thường, công ty phải mấtkhoản chi phí rất lớn để ngừng sản xuất tại một nhà máy hay xây dựng nhà máymới khác khi xác định địa điểm bố trí nhà máy Quản lý nhà máy là xem xét cácđịa điểm bố trí nhà máy và tập trung sử dụng công suất sẵn có hiệu quả nhất.

Phân phối

Đây là quy trình vận chuyển và giao nhận sản phẩm từ doanh nghiệp đếnkhách hàng Ba hoạt động chính phải kể đến trong quy trình phân phối đó làquản lý hoạt động phân phối, phân phối sản phẩm và xử lý hàng trả lại

2.2 Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp

Một chuỗi cung ứng gồm nhiều thành phần trong chuỗi tham gia vận hành.Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tác động liên tục đến cách quản lý 5 tácnhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng Mỗi doanh nghiệp là một mắt xích quantrọng thông qua sự kết hợp các nguồn lực ngoài, đối tác và chuyên gia nội bộ

Trang 13

của công ty Thông thường, một chuỗi cung ứng đơn giản của doanh nghiệp sẽbao gồm: Nhà cung cấp, công ty và khách hàng.

Hình 1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng đơn giản

Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh vềcông nghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công ty kếthợp với nhau và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động mà mình làm tốtnhất Các công ty khai mỏ tập trung vào khai khoáng; những công ty gỗ tậptrung vào xẻ gỗ; các công ty sản xuất tập trung vào các loại sản xuất khác nhautừ việc sản xuất các linh kiện cho đến dây chuyền lắp ráp thành phẩm Theocách này, mỗi công ty có thể theo kịp tỉ lệ thay đổi và học được những kỹ năngmới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh4 Do đó, chuỗi cung ứng ngày càngđược mở rộng với 5 thành phần: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, kháchhàng cuối cùng và các nhà cung cấp dịch vụ.

Hình 1.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng mở rộng

4 Tài liệu “Quản lý chuỗi cung ứng” - Trường Đại học Thủ Dầu Một trang 128

Trang 14

2.3 Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp

Để sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp được đưa đến tay khách hàng,các công ty cần thực hiện các hoạt động liên quan đến vận chuyển và phân phối.Theo một nghiên cứu của McKinsey, chi phí phân phối chiếm khoảng 15% đến35% doanh thu của các công ty sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng Thôngthường bao gồm ba hoạt động: quản lý đơn hàng phân phối, lập lịch phân phốivà việc vận chuyển hàng hóa

Quản lý đơn hàng phân phối

Đây là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phânphối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất, đồng thời cũngduyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thựchiện trước đó của khách hàng Quá trình này dựa vào điện thoại và các chứng từcó liên quan như đơn hàng, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng…

 Giao hàng theo kiểu giao sữa là phân phối sản phẩm từ một địa điểm gốcđến nhiều địa điểm nhận hàng, hay phân phối sản phẩm từ nhiều địađiểm gốc đến một địa điểm nhận hàng Kế hoạch phân phối theo lộ trìnhđã định phức tạp hơn so với phân phối trực tiếp Kế hoạch này quyếtđịnh về số lượng phân phối các sản phẩm khác nhau, số lần phân phối…

Trang 15

Và điều quan trọng nhất là lộ trình phân phối và hoạt động bốc dỡ khigiao hàng.

Vận chuyển hàng hóa

Ngày nay, hầu hết các công ty đều đi thuê ngoài các công ty cung cấp dịchvụ logistics, các công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ như bốc dỡ, lưu trữ,vận chuyển hàng hóa Việc vận chuyển hàng hóa đến các đại lý hay người tiêudùng sẽ được doanh nghiệp và công ty cung cấp dịch vụ xem xét với nhau đểđưa ra những cung đường vận chuyển tối ưu

Thuê vận tải sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tập trung vào năng lực cốt lõicủa mình cũng như tận dụng được năng lực tác nghiệp của bên cung cấp dịchvụ, qua đó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc Bên cạnh đó, việc thuêvận tải còn mang tính linh hoạt cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tận dụng đượckho hàng của bên vận tải ở những vùng khác Tuy nhiên, việc thuê vận tải nhưthế này lại khiến cho doanh nghiệp mất quyền kiểm soát với nghiệp vụ này

10

Trang 16

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓACỦA DOANH NGHIỆP APPLE

3.1 Giới thiệu về Apple

Trụ sở chính Apple Park (Cupertino, California, Hoa Kỳ)

Người sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne

Sản phẩm & Dịch vụ

Máy vi tính, Phần mềm, Điện thoại, Đồng hồ, Máytính bảng, Công nghệ đám mây, Phụ kiện, Nền Tảng

Âm Nhạc, Thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 2.3 Giới thiệu chung về Apple

Apple Computer Inc được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976, bởinhững người bỏ học đại học Steve Jobs và Steve Wozniak, họ đã mang đến chocông ty một tầm nhìn mới thông qua việc thay đổi cách mọi người nhìn nhận vềmáy tính Steve Jobs và Steve Wozniak muốn tạo ra những chiếc máy tính đủnhỏ để mọi người có thể mang chúng ở nhà hoặc văn phòng Nói một cách đơngiản, họ muốn một chiếc máy tính thân thiện với người dùng

1976 Steven Wozniak và Steven Jobs thành lập Apple Computer.Sản phẩm đầu tiên của họ là Apple I, được chế tạo dưới dạngbảng mạch

1977 Apple II ra mắt, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên có vỏ nhựa

Trang 17

có đồ họa màu.

1983 Apple bắt đầu bán “Lisa”, một máy tính để bàn dành chodoanh nghiệp có giao diện người dùng đồ họa, hệ thống màhầu hết người dùng đều quen thuộc ngày nay.

1984 Apple ra mắt máy tính cá nhân Macintosh.

1985 Steve Jobs rời Apple sau cuộc tranh giành quyền lực

1993 Bảng tin Newton ra mắt Thiết bị cầm tay đầu tiên củaApple, nó có màn hình cảm ứng và có các công cụ có trongđiện thoại thông minh ngày nay

09/1997 Steve Jobs được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tạm thờicủa Apple sau khi công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 1,8 tỷUSD.

11/1997 Steve Jobs giới thiệu dòng máy tính Macintosh mới có tênG3 và một trang web cho phép mọi người đặt hàng trực tiếptừ Apple.

1998 Apple trình làng máy tính để bàn iMac.

2001 Apple giới thiệu iPod, một máy nghe nhạc kỹ thuật số cókích thước bằng lòng bàn tay, sử dụng ổ cứng.

10/2005 Tim Cook được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành củaApple, sau khi giữ chức phó chủ tịch điều hành kinh doanhvà vận hành toàn cầu kể từ năm 2002.

2007 Apple công bố iPhone Thiết bị có một nút bấm trên bề mặtnhẵn và bàn phím ảo.

2010 Apple bắt đầu bán iPad, một máy tính bảng màn hình cảmứng 10-inch và chiếm 84% thị phần máy tính bảng vào cuốinăm Nhà nghiên cứu iSuppli ước tính 12,9 triệu iPad đãđược xuất xưởng tính đến ngày 10/12

2011 Steve Jobs từ chức Giám đốc điều hành của Apple và chỉ

12

Trang 18

định Tim Cook thay thế ông

2014 Apple Watch, được ra mắt tại một sự kiện vào tháng 9 năm2014, là dòng sản phẩm mới đầu tiên được ra mắt sau cáichết của Steve Jobs.

2016 AirPods của Apple cung cấp một loại tai nghe không dâymới

2018 Apple trở thành công ty có giá trị cao nhất từ trước đến nayvới hơn 1 nghìn tỷ USD, lần đầu tiên một công ty Mỹ đạtđược mức đó.

2019 Apple phát hành thẻ tín dụng

Bảng 2.4 Lịch sử phát triển của Apple5

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Apple đã trở thành một đếchế vĩ đại trong ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử Ước tính doanhthu năm 2022 là 394,3 tỷ USD6, là doanh nghiệp điện tử có doanh thu cao nhấttrên toàn thế giới Với slogan “Think Different” (Hãy suy nghĩ khác biệt), Appleđang truyền đi thông điệp sống mạnh mẽ về lối sống và tư duy sáng tạo, vượtqua mọi khuôn khổ, chiến thắng những quan niệm cũ kỹ để khẳng định mình.Và trong suốt quá trình tồn tại và phát triển qua hàng thập kỷ Apple đã thực sựmang đến những thành tựu thay đổi thế giới từ câu khẩu hiệu trị giá triệu đô này.Apple là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính được đặt tại Cupertino,California, Hoa Kì Doanh nghiệp này có mặt tại hầu hết các cường quốc trênthế giới, với hơn 520 cửa hàng bán lẻ Apple Store, các cửa hàng này đem lại21% doanh thu cho Apple7 Các cửa hàng Apple Store chủ yếu được đặt tại HoaKỳ với 272 cửa hàng.

5 Reuters - Timeline: Apple milestones and product launches

6 Apple.com – Apple báo cáo kết quả quý 4

7 Danviet.vn – Cách tra cứu đại lý ủy quyền của Apple tại Việt Nam

Trang 19

Bảng 2.5 Số lượng cửa hàng Apple Store tại một số nước

Với số lượng nhà máy lớn ở trên toàn thế giới bao gồm Trung Quốc, ViệtNam, Ấn Độ, Mỹ Apple sở hữu lực lượng công nhân, nhân viên với hơn147.000 người Tại Trung Quốc, Apple có đến gần 150 nhà máy và tại Việt Namvới 25 đối tác có nhà máy sản xuất các sản phẩm và linh kiện của hãng điện tửnày, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam Apple thành công với chiến lược thuê ngoàicủa mình Ví dụ như việc sử dụng linh kiện điện tử từ Samsung, Qualcomm,TSMC, Intel hay các đối tác lắp ráp như Foxconn, Pegatron

3.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng và sản phẩm của Apple

Sơ đồ chuỗi cung ứng

Hình 2.4 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple

Apple có một mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọngtrong việc sản xuất các sản phẩm của mình Những nhà cung cấp này cung cấp

14

Trang 20

nhiều thành phần, vật liệu và dịch vụ cần thiết để Apple duy trì các tiêu chuẩncao về chất lượng và sự đổi mới, bao gồm:

 Samsung: Apple mua một số linh kiện từ Samsung, bao gồm màn hìnhOLED, chip nhớ và vi xử lý.

 Qualcomm: Qualcomm là nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới vàApple mua các chip này để sử dụng trong các thiết bị iPhone và iPad củamình.

 TSMC: TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) là mộttrong những nhà sản xuất vi mạch lớn nhất thế giới và cung cấp choApple các vi xử lý A-series được sử dụng trong iPhone, iPad và các sảnphẩm khác của Apple.

 Intel: Intel là một nhà sản xuất vi xử lý lớn và Apple đã sử dụng các chipIntel trong các sản phẩm iMac của mình Tuy nhiên, Apple đã chuyểnsang sử dụng các vi xử lý M1 được sản xuất bởi chính mình từ năm2020.

 Ngoài ra, Apple còn có các nhà cung cấp khác như LG, Sharp, SKHynix, Broadcom, và Texas Instruments, cung cấp các linh kiện khácnhau như màn hình, bộ nhớ, chip mạng, và các linh kiện khác Pin điệnthoại được sản xuất từ Trung Quốc

Apple có các đối tác lắp ráp như Foxconn, Pegatron, và Quanta Computer,các đơn vị này đảm nhận trách nhiệm lắp ráp các linh kiện điện tử thành cácthiết bị điện tử cuối cùng như iPhone, iPad, MacBook và Apple Watch Appleđưa ra các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt cho các đối tác lắp ráp của mình, đảm bảochất lượng và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và môi trường.

Ngoài ra, Apple cũng tự sản xuất một số linh kiện khác như bộ xử lý hìnhảnh (GPU), các chip điều khiển điện tử (IC), và các phần mềm và dịch vụ Saukhi các thiết bị điện tử của Apple được lắp ráp xong, chúng sẽ được gửi đến các

Trang 21

trung tâm phân phối trên toàn cầu Các trung tâm này sẽ phân phối sản phẩmđến các nhà bán lẻ và đại lý trên toàn thế giới

Hãng công nghệ này có một chiến lược phân phối sản phẩm đặc biệt, chỉbán sản phẩm của mình qua các kênh được Apple ủy quyền hoặc chính thức.Sản phẩm của Apple được phân phối thông qua một mạng lưới rộng lớn các nhàbán lẻ trên toàn cầu Các cửa hàng bán lẻ của Apple như Apple Store, Thế giớidi động… và các đại lý bán hàng trực tuyến như Amazon, Shopee… cũng lànhững nơi để người dùng mua sản phẩm của Apple Ngoài ra, Apple cũng phânphối sản phẩm của mình qua các nhà mạng di động để đáp ứng nhu cầu sử dụngdi động của người dùng.

16

Trang 22

Các sản phẩm của Apple

Các dòng sản

Mac (Máy tínhđiện

MacBook AirMacBook ProiMac 24

Mac MiniMac StudioMac ProiPad (Máy tính

iPad ProiPad Air

iPadiPad Mini

iPhone (Điệnthoại thông minh)

iPhone 2G, 3G, 3GSiPhone 4, 4S

iPhone 5, 5C, 5SiPhone 6, 6+, 6S, 6S+iPhone 7, 7+, 8, 8+

iPhone X, XS, XS Max, XRiPhone 11, 11 Pro, 11 Pro Max

iPhone 12, 12 Mini, 12 Pro, 12 Pro MaxiPhone 13, 13 Mini, 13 Pro, 13 Pro MaxiPhone 14, 14 Plus, 14 Pro, 14 Pro MaxiPhone 15, 15 Plus, 15 Pro, 15 Pro MaxWatch (Đồng hồ

thông minh)

Apple WatchUltra

Apple WatchSeries

Apple Watch SE

Airpods (Tainghe không dây)

Airpods 2nd GenerationAirpods 3rd Generation

Airpods Pro 2nd GenerationAirpods Max

Accessories (Phụkiện đi kèm)

Trang 23

HomePod Miniv.v.

Services (Cácdịch vụ)

Apple MusicApple TV+Apple Fitness+Apple News+Apple ArcadeiCloud+

Apple OneApple CardApple BooksApple PodcastsApp Store

Bảng 2.6 Các dòng sản phẩm hiện tại của Apple

3.3 Phân tích hoạt động phân phối của Apple

3.3.1 Khái quát về kênh phân phối của Apple

Hiện tại, những sản phẩm của Apple đang được phân phối thông qua haikênh bao gồm: kênh bán hàng trực tiếp và kênh bán hàng gián tiếp Có thể nói,chiến lược phân phối sản phẩm này của Apple được sử dụng nhằm chống lại sựphát triển mạnh mẽ từ những đối thủ như Google, Microsoft và các công ty đốithủ khác Chiến lược phân phối có chọn lọc các kênh này của Apple nhằm đápứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại ngày nay, bao gồm cả kênhtiếp thị truyền thống và trực tuyến Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua vàtrải nghiệm những sản phẩm chính hãng của Apple mà không phải lo lắng đếnchất lượng sản phẩm được cung cấp

18

Trang 24

Hình 2.5 Kênh phân phối sản phẩm của Apple

Kênh phân phối gián tiếp bao gồm các nhà mạng di động viễn thông, cácnhà bán buôn, bán lẻ và những đại lý ủy quyền của Apple trên toàn cầu Họ lànhững người nhập các sản phẩm của Apple và cung cấp cho khách hàng cuốicùng trong chuỗi cung ứng của mình Các bên thứ ba góp phần vào gia tăng khảnăng cung ứng, tiếp cận tới khách hàng của Apple.

Kênh phân phối trực tiếp bao gồm các cửa hàng Apple Store trên toàn thếgiới, Website bán hàng trực tuyến Apple Store và gian hàng trên các sàn thươngmại điện tử Thông qua kênh phân phối trực tiếp, những sản phẩm của Appleđược gửi trực tiếp từ Apple đến tay người mua mà không phải qua các bên trunggian thứ ba Các kênh phân phối trực tiếp góp phần vào việc xây dựng hình ảnhcho thương hiệu này.

Cả hai kênh phân phối đều mang lại những hiệu quả nhất định trong quátrình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Tuy nhiên, kênh phân phốigián tiếp tỏ ra có hiệu quả hơn so với phần còn lại Theo báo cáo của Apple vàonăm 2022, doanh thu các sản phẩm được bán ra đến từ kênh gián tiếp chiếm62% tổng doanh thu của gã khổng lồ công nghệ này, kênh phân phối trực tiếpchỉ chiếm 38% còn lại, cho thấy được sự phân hóa rõ rệt.

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w