1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đạo đức trong marketing số từ thu thập dữ liệu đến mua bán dữ liệu trái phép

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 549,3 KB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING SỐ TỪ THU THẬP DỮ LIỆU ĐẾN MUA BÁN DỮ LIỆU TRÁI PHÉP Ngành: MARKETI

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG

MARKETING ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING SỐ

TỪ THU THẬP DỮ LIỆU ĐẾN MUA BÁN DỮ LIỆU TRÁI

PHÉP

Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Nguyễn Khánh Hải

Lớp: CLC_22DMA04

Nhóm: ĐẠO ĐỨC TIÊN PHONG

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Nguyễn Văn Trường

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG

MARKETING ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING SỐ

TỪ THU THẬP DỮ LIỆU ĐẾN MUA BÁN DỮ LIỆU TRÁI

PHÉP

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Nguyễn Khánh Hải

Lớp: CLC_22DMA04

Nhóm: ĐẠO ĐỨC TIÊN PHONG

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Nguyễn Văn Trường

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Lịch sử và phát triển của marketing số 7

1.2 Tổng quan về ngành Marketing số 8

1.2.1 Định nghĩa Marketing số 8

1.2.2 Vai trò của Marketing số 8

1.2.3 Thách thức trong Marketing số 9

1.2.3.1 Bảo mật thông tin: 9

1.2.3.2 Cạnh tranh khốc liệt: 10

1.2.3.3 Quá tải thông tin: 10

1.2.3.4 Lạm dụng dữ liệu: 10

CHƯƠNG 2: TỪ THU THẬP DỮ LIỆU ĐẾN MUA BÁN DỮ LIỆU: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING SỐ 11

2.1 Thu thập dữ liệu 11

2.2 Mục đích thu thập dữ liệu 11

2.3 Tại sao lại xuất hiện mua bán dữ liệu? 11

2.4 Các hình thức mua bán dữ liệu 12

2.5 Vi phạm quy tắc đạo đức trong thu thập dữ liệu 12

2.6 Vi phạm quy định pháp luật Việt Nam 12

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG DOANH NGHIỆP VNTTTEC 14

3.1 Cơ sở lý thuyết 14

Trang 4

3.1.1 Khái niệm đạo đức 14

3.1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức 14

3.1.3 Các triết lý trong đạo đức kinh doanh 14

3.1.4 Các nhân tố và phương pháp phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh 14 3.1.4.1 Các nhân tố tác động đến đạo đức trong kinh doanh 14

3.1.4.2 Phương pháp phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh 14

3.2 Tổng quan doanh nghiệp 15

3.3 Case study thực tế 15

3.4 Phân tích triết lý đạo đức, chuẩn mực đạo đức 16

3.4.1 Doanh nghiệp đã vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức 16

3.5 Triết lý đạo đức ảnh hưởng 17

3.6 Phân tích nhân tố trong hành vi đạo đức và phương pháp phân tích hành vi 17 3.6.1 Các nhân tố văn hóa doanh nghiệp 17

3.6.2 Phân tích những nhân tố trong hành vi đạo đức trong trường hợp của Vinitech 18

3.6.3 Phân tích phương pháp phân tích hành vi đạo đức 18

3.6.4 Ứng dụng phương pháp phân tích hành vi đạo đức trong trường hợp của Vinitech 19

3.6.5 Hiện tại và thực trạng bị xử phạt như thế nào? Công ty giờ ra sao? 21 3.6.6 Giải pháp thực tiễn 21

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quá trình phát triển của Digital Marketing Hình 2: Lại Thị Phương làm việc với cảnh sát Hình 3: Công ty VNITTECH giải thể

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SEO Search Engine Optimization

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 : Phân tích những nhân tố trong đạo đức hành vi của VNITTECH Bảng 2 : So sánh đối tượng hữu quan bên trong và bên ngoài

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Mua bán dữ liệu trái phép, một chủ đề không còn xa lạ với nhiều người, nhưng ít ai thực

sự nắm bắt hết những tác động sâu rộng mà nó gây ra cho cả nền kinh tế và xã hội Tại ViệtNam, vấn đề này đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho người tiêu dùng, doanhnghiệp và toàn xã hội Các hành vi thu thập và mua bán dữ liệu trái phép đang diễn ra vớimức độ đáng báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như xâm phạm quyền riêng tư,lừa đảo, và mất lòng tin từ khách hàng

Theo một báo cáo từ công ty bảo mật Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về

số lượng các cuộc tấn công mạng, với hơn 10.000 vụ vi phạm dữ liệu được phát hiện mỗinăm Một nghiên cứu khác của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, khoảng70% người tiêu dùng Việt Nam lo lắng về việc thông tin cá nhân của họ bị thu thập và sửdụng mà không có sự đồng ý

Trong bối cảnh marketing số ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhóm chúng em cảm thấycần thiết phải nghiên cứu sâu về vấn đề này Để đạt được mục tiêu, chúng em đã lựa chọnphân tích cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc thu thập và mua bán dữ liệu, giúplàm sáng tỏ những tác động mà nó mang lại Qua đó, chúng em mong muốn cung cấp mộtcái nhìn tổng quan, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực và kịp thời Bằng việcngăn chặn và kiểm soát tốt vấn nạn này, chúng ta không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng tài chính, mà còn đóng góp vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế toàn xã hội.Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về những vấn đề đạo đức trongmarketing số mà còn giúp đề ra các biện pháp phòng ngừa và giải quyết những hệ lụy tiêucực mà nó gây ra Hy vọng rằng, thông qua nghiên cứu này, chúng em sẽ đóng góp mộtphần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thờiđại số hóa hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Lịch sử và phát triển của marketing số

Marketing số, hay còn gọi là digital marketing, bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990khi internet trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày Ban đầu,marketing số chủ yếu xoay quanh việc gửi email quảng cáo và xây dựng các trang webđơn giản Sự ra đời của World Wide Web (WWW) vào năm 1991 đánh dấu một bướcngoặt lớn, với các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng email và quảng cáo banner đầu tiênxuất hiện trên trang web HotWired vào năm 1994 Quảng cáo banner đã tạo ra một cáchmới để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng

Theo thời gian, marketing số đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau Từ năm

2000 đến 2008, với sự xuất hiện của mạng xã hội, email và các thiết bị di động,marketing số bước vào thời kỳ "The Friend Me Era" Giai đoạn này, các doanh nghiệptập trung vào việc kết nối với xã hội, trải nghiệm những công nghệ mới, kết thân và làmbạn với khách hàng thông qua mạng xã hội và các công cụ email

Hình 4: Quá trình phát triển của Digital Marketing

Trang 10

Từ năm 2008 đến 2016, marketing số chuyển sang thời kỳ "The Content Era" với sựphát triển của SEO, video viral, buzz marketing và các KOLs (Key Opinion Leaders).Các doanh nghiệp chú trọng vào việc cung cấp thông tin đáng tin cậy, tạo ra nội dunghấp dẫn để giữ chân và chiếm lĩnh tình cảm của khách hàng.

Kể từ năm 2016 đến nay, marketing số bước vào giai đoạn "The Everything MustWork Together Era", với sự hội tụ của dữ liệu, các nền tảng, CRM và các chương trìnhaffiliate marketing Giai đoạn này, các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, chăm sóckhách hàng một cách cá nhân hóa và hoàn thiện hệ sinh thái các công cụ đo đạc, chỉ sốKPI, và các kênh kết nối và kiểm tiền

Marketing số không ngừng phát triển và đa dạng hóa, trở thành một phần không thểthiếu của chiến lược marketing hiện đại Các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới vàthích ứng với những thay đổi của công nghệ và hành vi người tiêu dùng để duy trì sựcạnh tranh và phát triển bền vững

1.2 Tổng quan về ngành Marketing số

1.2.1 Định nghĩa Marketing số

Marketing Số, còn được gọi là Digital Marketing, là một chiến lược tiếp thị và quảngcáo dựa trên sự sử dụng các nền tảng và công cụ kỹ thuật số như trang web, mạng xãhội, email, trình duyệt tìm kiếm và các ứng dụng di động để tương tác với khách hàng

và tiếp cận thị trường

Ví dụ: Tưởng tượng bạn đang lướt Facebook, Instagram, TikTok và bất chợt thấymột quảng cáo về chiếc áo bạn vừa xem trên Shopee Đó chính là một ví dụ điển hìnhcủa marketing số Nói một cách đơn giản, marketing số là cách các doanh nghiệp sửdụng Internet để "chạm" đến khách hàng của mình

1.2.2 Vai trò của Marketing số

Marketing số đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của cácdoanh nghiệp hiện đại Nhờ những lợi ích nổi bật, marketing số đã và đang thay đổicách thức tiếp cận khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Đối với doanh nghiệp:

Tiếp cận và mở rộng thị trường: Marketing số cho phép doanh nghiệp kết nối với

khách hàng tiềm năng bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, không bị giới hạn bởi khoảng cáchđịa lý hay thời gian Điều này giúp mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh

Tối ưu chi phí: Sử dụng quảng cáo trực tuyến như Google Ads hay Facebook Ads có

thể tiết kiệm chi phí hơn so với các phương thức quảng cáo truyền thống Doanh nghiệp

có thể lên kế hoạch chiến dịch phù hợp, tiết kiệm chi phí mà vẫn tiếp cận hiệu quảkhách hàng mục tiêu

Trang 11

Thấu hiểu khách hàng: Thông qua thu thập và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có

thể hiểu rõ hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng Điều này giúp cá nhân hóa trảinghiệm và tăng cường sự gắn kết với thương hiệu

Tăng cường tương tác: Marketing số giúp doanh nghiệp trò chuyện và lắng nghe

khách hàng dễ dàng hơn Khách hàng cảm thấy được quan tâm và gắn bó hơn vớithương hiệu khi doanh nghiệp giải đáp thắc mắc và tương tác thường xuyên

Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Nhờ khả năng đo lường và tối ưu hóa, doanh

nghiệp có thể theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch tiếp thị, điều chỉnh để đạt kết quảtốt nhất với chi phí thấp nhất

Đối với khách hàng:

Tiếp cận thông tin nhanh chóng: Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về

sản phẩm, so sánh giá cả chỉ bằng vài cú nhấp chuột

Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa: Marketing số giúp gợi ý sản phẩm phù hợp với

sở thích và nhu cầu của khách hàng, tạo trải nghiệm mua sắm thông minh hơn

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khách hàng có thể mua sắm trực tuyến với giá ưu

đãi, khuyến mãi và miễn phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian và công sức

1.2.3 Thách thức trong Marketing số

1.2.3.1 Bảo mật thông tin:

Bạn có bao giờ lo lắng thông tin cá nhân của mình bị đánh cắp khi mua hàngtrực tuyến?

Thông tin cá nhân của khách hàng như số điện thoại, địa chỉ, có thể bị đánh cắpkhi họ tham gia các hoạt động tiếp thị trực tuyến Điều này không chỉ làm chokhách hàng mất lòng tin vào doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uytín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó

Ví dụ, vào năm 2018, Facebook đã vướng vào vụ bê bối Cambridge Analytica khi

dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook bị thu thập và sử dụng trái phép cho mụcđích chính trị Vụ bê bối Cambridge Analytica năm 2018 là một vết nhơ lớn tronglịch sử của Facebook, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và để lại bài học sâu sắc

về việc bảo vệ dữ liệu người dùng

Hậu quả:

Xói mòn lòng tin: Vụ việc khiến người dùng mất niềm tin vào khả năng bảo

vệ thông tin cá nhân của Facebook Tỷ lệ 40% người dùng không tin tưởngvào Facebook so với các nền tảng khác là minh chứng rõ ràng cho điều này

Trang 12

Ảnh hưởng đến uy tín: Danh tiếng của Facebook bị tổn hại nghiêm trọng,

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị thương hiệu

Tăng cường giám sát: Vụ việc thúc đẩy các cơ quan quản lý trên toàn cầu

thắt chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ, đặc biệt là về vấn đề bảomật dữ liệu

1.2.3.3 Quá tải thông tin:

Bạn có cảm thấy "ngộp thở" vì quá nhiều quảng cáo trên mạng xã hội?

Thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị sử dụng sai mục đích, ví dụ như báncho bên thứ ba hoặc dùng để gửi quảng cáo không mong muốn Điều này gây phiềntoái cho khách hàng và làm họ mất lòng tin vào doanh nghiệp Khách hàng giốngnhư đang đi trên một con đường đầy biển quảng cáo Có quá nhiều thông tin khiến

họ bị rối, khó tìm thấy những gì mình thực sự cần và dễ bỏ lỡ những thông điệp hữuích

1.2.3.4 Lạm dụng dữ liệu:

Việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng có thể bị lạm dụng cho mục đích xấu,gây ra những hậu quả tiêu cực Thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị sử dụngsai mục đích, ví dụ như bán cho bên thứ ba hoặc dùng để gửi quảng cáo khôngmong muốn Điều này gây phiền toái cho khách hàng và làm họ mất lòng tin vàodoanh nghiệp

Marketing số mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với những thách thức lớn.Doanh nghiệp cần phải cẩn trọng và có chiến lược rõ ràng để bảo vệ thông tin kháchhàng, tạo sự khác biệt và xây dựng lòng tin nơi khách hàng

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỪ THU THẬP DỮ LIỆU ĐẾN MUA BÁN DỮ LIỆU: VẤN ĐỀ

ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING SỐ

2.1 Thu thập dữ liệu

Trong thời đại số, dữ liệu người dùng được ví như "vàng đen" của thế kỷ 21, là tàinguyên quý giá mà các doanh nghiệp không ngừng khai thác Dữ liệu này được thuthập qua nhiều phương thức như việc người dùng tự nguyện cung cấp thông tin cánhân, theo dõi hành vi trực tuyến qua cookies, pixel tracking, hoặc mua lại từ cácbên thứ ba Thu thập dữ liệu là quá trình thu thập và đo lường thông tin về các biếnđược nhắm mục tiêu trong một hệ thống đã được thiết lập, cho phép một người trảlời các câu hỏi có liên quan và đánh giá kết quả Dữ liệu là một thành phần củanhiều nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm khoa học xã hội vàkinh doanh

2.2 Mục đích thu thập dữ liệu

Doanh nghiệp thu thập dữ liệu với nhiều mục đích khác nhau nhằm tối ưu hóa hoạtđộng kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả

Cá nhân hóa trải nghiệm: Hiểu rõ sở thích, hành vi và nhu cầu của từng

khách hàng để cung cấp nội dung, sản phẩm và dịch vụ phù hợp

Nâng cao hiệu quả quảng cáo: Dữ liệu giúp doanh nghiệp xác định đối

tượng khách hàng mục tiêu, đo lường hiệu quả quảng cáo và tối ưu hóa chiếndịch để đạt kết quả tốt nhất

Phát triển sản phẩm: Việc nắm bắt xu hướng thị trường và phản hồi của

khách hàng là yếu tố quan trọng để cải tiến và phát triển sản phẩm mới

Nghiên cứu thị trường: Phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về thị trường, đối

thủ cạnh tranh và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt

2.3 Tại sao lại xuất hiện mua bán dữ liệu?

Dữ liệu người dùng có giá trị kinh tế rất lớn, mang lại lợi ích to lớn cho doanhnghiệp:

Nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác: Giúp doanh nghiệp xác định đúng

đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó hiển thị quảng cáo phù hợp, tăng tỷ lệchuyển đổi và tối ưu hóa chi phí quảng cáo

Trang 14

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Giúp doanh nghiệp tạo ra những trải

nghiệm mua sắm cá nhân hóa, tăng sự hài lòng và trung thành của kháchhàng

Phát triển sản phẩm mới: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng,

từ đó phát triển những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường

2.4 Các hình thức mua bán dữ liệu

Có nhiều hình thức mua bán dữ liệu được thực hiện trong thực tế:

Mua bán trực tiếp: Doanh nghiệp mua dữ liệu từ các bên thứ ba chuyên thu

thập và cung cấp dữ liệu

Trao đổi dữ liệu: Doanh nghiệp trao đổi dữ liệu với nhau để mở rộng cơ sở

dữ liệu khách hàng

Thu thập dữ liệu thông qua các ứng dụng, nền tảng: Các ứng dụng và nền

tảng miễn phí thường thu thập dữ liệu người dùng và bán cho các bên thứ ba

để kiếm tiền

2.5 Vi phạm quy tắc đạo đức trong thu thập dữ liệu

Trong thời đại kỹ thuật số, việc thu thập dữ liệu đã trở thành một phần thiết yếutrong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, việc thiếu các nguyên tắc đạo đức trong thuthập dữ liệu có thể dẫn đến vi phạm quyền và lợi ích cá nhân Những hành vi viphạm phổ biến bao gồm:

Không minh bạch: Thu thập dữ liệu mà không thông báo cho cá nhân về

mục đích, phạm vi và phương pháp thu thập

Không có sự đồng ý: Thu thập dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý rõ

ràng của cá nhân

Lạm dụng dữ liệu: Sử dụng dữ liệu cho các mục đích khác với dự định ban

đầu hoặc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba mà không có sự cho phép thích hợp

Vi phạm các quyền của người tiêu dùng: Không đảm bảo quyền được

thông tin, quyền được lựa chọn, và quyền được an toàn của người tiêu dùng

2.6 Vi phạm quy định pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân phải tuân thủ

Ngày đăng: 22/07/2024, 08:55

w