1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng đạo đức trong quyết định về sản phẩm marketing vấn đề nhận thức về đạo đức marketing của các doanh nghiệp tại việt nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng đạo đức trong quyết định về sản phẩm marketing
Tác giả Võ Thị Như Kiều, Lê Hồ Phương Anh, Mai Hồng Mi, Ngô Thị Mỹ Duyên, Phạm Thị Kim Uyên
Người hướng dẫn ThS. Võ Thụy Thanh Tâm
Trường học Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Khái niệm Đạo đức trong Marketing (9)
  • 1.2 Các học thuyết đạo đức trong Marketing (9)
    • 1.2.1 Hai chủ nghĩa đạo đức điển hình (9)
    • 1.2.2 Các học thuyết nghiên cứu về đạo đức marketing (10)
  • 1.3 Khái niệm Trách nhiệm xã hội trong Marketing (12)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM MARKETING (13)
    • 2.1 Vấn đề nhận thức về đạo đức marketing của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 6 (13)
    • 2.2 Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức trong quyết định Marketing tại Việt Nam (13)
      • 2.2.1. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN LỐI SỐNG MỚI (PATE MINH (14)
      • 2.2.2 CÔNG TY TNHH HÓA MỸ PHẨM T&T Á CHÂU (LÀM GIẢ SẢN PHẨM) (16)
      • 2.2.3 THỜI TRANG NHANH – MỘT TRONG NHỮNG SẢN PHẨM GÂY (19)
    • 2.3 Một số vấn đề đạo đức trong quyết định Marketing gây tranh cãi tại Việt Nam. 15 (22)
    • 2.4 Đánh giá sự ảnh hưởng của đạo đức Marketing trong quản trị sản phẩm đối với xã hội và doanh nghiệp (23)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI (26)
    • 3.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp (26)
    • 3.2 Kiến nghị đối với người tiêu dùng (27)
    • 3.3 Kiến nghị đối với nhà nước (28)

Nội dung

Hành vi trái đạo đức được quyết định bởi những nguyên tắc đạo đức có thể liên quan đến bất kì nhân sự marketing nào từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên các phòng ban kinh doanh, phân phối,

Khái niệm Đạo đức trong Marketing

(Ths N.L.T.Tân & Ths P.N.T.Anh tr1): Đạo đức trong marketing là một nghiên cứu có hệ thống về những tiêu chuẩn đạo đức được áp dụng vào quyết định và hành vi trong các tổ chức marketing Hành vi trái đạo đức được quyết định bởi những nguyên tắc đạo đức có thể liên quan đến bất kì nhân sự marketing nào từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên các phòng ban kinh doanh, phân phối, dịch vụ khách hàng, quảng cáo và quan hệ công chúng,… Đây là một vấn đề ai đọc vào cũng thấy dễ hiểu nhưng nó rất khó để nhìn nhận nó một cách chính xác Có thể như chúng ta thấy thuốc lá rất có hại cho sức khỏe với con người trên bao bì vẫn không bắt buộc phải ghi những sự nguy hiểm của nó, hoặc có cảnh báo trên tivi nhưng thuốc lá vẫn được sản xuất và bán tràn làn trên thị trường, các cửa hàng tạp hóa, hay bia rượu dù có trên bao bì quảng cáo có ghi

“cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng” nhưng vẫn bán cho trẻ em dưới 18tuổi Dù biết đây là những sản phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn được sản xuất và bày bán trên thị trường Những điều này gây ra nhiều ý kiến trái chiều nên trong đạo đức marketing, nên các vấn đề đạo đức trong marketing khá phức tạp vì vậy marketing là một trong những lĩnh vực gây ra nhiều tranh cãi ở vấn đề đạo đức Đạo đức học chuẩn tắc (normative ethics): Đưa ra thước đo, cho biết đúng sai Đạo đức học quy định (prescriptive ethics): Chỉ ra ranh giới đúng và sai, của cái thiện và cái ác, của cái chánh và cái tà

Marketing đạo đức đước định nghĩa là việc áp dụng một cách minh bạch, tin cậy và có trách nhiệm các chính sách và hoạt động liên quan đến marketing của cá nhân hoặc tổ chức

Các học thuyết đạo đức trong Marketing

Hai chủ nghĩa đạo đức điển hình

Để xây dựng một môi trường lành mạnh, xây dựng môi trường đạo đức trong marketing lâu dài, doanh nghiệp cần phải có giá trị cốt lõi về chủ nghĩa đạo đức cũng như đạo đức trong marketing để doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh và lâu dài Doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức đều gắn liền với lợi ích của cộng đồng xã hội, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp hay những tuyệt đối không được sử dụng trong những quy chuẩn đạo đức cần có… Qua đây chúng ta cũng có hai học thuyết đạo đức marketing như sau:

Chủ nghĩa đạo đức học thuyết tương đối (Ethical Relativism)

(PGS TS Nguyễn Mạnh Quân- Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012, Văn hóa doanh nghiệp, vietnambiz.vn): Việc tồn tại khác nhau giữa các cá nhân/ nhóm cá nhân là thực tế và hiển nhiên Điều đó luôn gây ra những bất đồng, xung đột giữa họ, gây ra những khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Mặt khác, con người cũng bị thôi thúc bởi những nhu cầu hòa nhập để tồn tại và phát triển Nhu cầu đó thôi thúc con người tìm cách học tập và hòa nhập

Những người theo triết lí đạo đức tương đối:

(Ths Nguyễn Lưu Thanh Tân & Ths Phạm Ngọc Trâm Anh tr11): Những người theo triết lí đạo đức tương đối thường lấy bản thân mình hay những người xung quanh làm căn cứ để xác định hành vi chuẩn mực đạo đức, họ quan sát và cố xác định điều gì làm cho nhóm người đó đi đến sự thống nhất trong một hoàn cảnh xác định, một sự đồng thuận trong nhóm “mẫu” được coi là dấu hiệu của sự đúng đắn hay hợp đạo đức Tuy nhiên, trong những “tiêu chuẩn đạo đức” như vậy không được coi là vĩnh cửu Trong hoàn cảnh khác hay khi nhóm mẫu thay đổi, hành vi trước đó được chấp nhận có thể trở nên sai trái hoặc phi đạo đức Chủ nghĩa đạo đức tương đối gây khó khan cho nhà tiếp thị, đặc biệt là trong thị trường toàn cầu Nhà quản trị phải nỗ lực điều chỉnh các chính sách marketing nhằm phù hợp với nhu cầu và ước muốn rất đa dạng của người tiêu dùng

Học thuyết này nhắc nhở chúng ta đang sống chung với xã hội có hành vi phán xét, quan điểm sống mỗi người đều khác nhau, nên nhấn mạnh cho chúng ta tìm ra những mục tiêu, giải pháp hợp lí cùng đồng quan điểm thống nhất trong một nhóm hoặc trong một doanh nghiệp Đây cũng là sự thống nhất của một nhóm hay của một doanh nghiệp để tìm ra điểm chung đưa ra được những nhận định rõ ràng

Chủ nghĩa đạo đức vị kỷ (Ethical Egoism)

(Ths N.L.T Tân & Ths P.N.T Anh tr11): Chủ nghĩa đạo đức vị kỷ cho rằng cá nhân hành động vì quyền lợi riêng của chính mình, chủ nghĩa này là những điều kiện cần và đủ cho hành động đúng về mặt đạo đức, cái đúng ấy có thể tối đa hóa lợi ích riêng của ai đó

Trong kinh doanh, người có tư tưởng vị kỷ sẽ dễ mắc phải những sai lầm khi đưa ra những quyết định, những người này thường chỉ tập trung những lợi ích trước mắt của công ty và nhân viên mà bỏ quên những mục tiêu lâu dài của ban đầu, hạ thấp những nhu cầu thiết yếu của khách hàng thì sẽ có lợi nhuận ban đầu nhưng dần về sau khó hình thành được chỗ đứng vững mạnh trong thị trường cũng như khách hàng của họ.

Các học thuyết nghiên cứu về đạo đức marketing

Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism)

(Hoàn Nguyễn, Jobsgo.vn) Chủ nghĩa vị lợi là một thuyết đạo đức ủng hộ những hành động thúc đẩy hạnh phúc hoặc niềm vui và phản đối những hành động gây bất hạnh hoặc tổn hại Khi hướng đến việc đưa ra các quyết định về xã hội, kinh tế hoặc chính trị, chủ nghĩa vị lợi hướng tới sự tốt đẹp của toàn xã hội Theo triết lí này, hành động mang lại hạnh phúc cho số lượng người lớn nhất trong một nhóm hoặc một xã hội

Chủ nghĩa này định nghĩa đạo đức theo quan điểm cộng đồng thay vì cá nhân, và cho chúng ta thấy làm hại người khác vì lợi ích của cá nhân mình thì không tốt Chủ nghĩa vị lợi hoạt động theo quy tắc dân chủ, cách nhanh nhất và công bằng nhất để đưa ra quyết định cho số đông là bình chọn, mỗi người đều có một ý kiến riêng nhưng khi có kết quả thì mọi người phải theo ý kiến của số đông Hạnh phúc của số đông là trọng tâm của thuyết vị lợi, vì thế việc chúng ta cần làm là ngồi lại bàn bạc và tìm ra những điều khiến số đông phải đồng tình Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận lại theo góc độ của con người, ví dụ một cửa hàng kinh doanh gà rán, nước ngọt có ga hay khoai tây chiên, khiến chúng ta rất thèm và muốn ăn chúng, khi ăn chúng ta cảm thấy thích và hạnh phúc mặc dù ai cũng biết những đồ ăn vặt chiên đầy dầu mỡ, đồ đông lạnh, nước có ga rất có hại cho sức khỏe con người.Vì vậy chủ nghĩa vị lợi đang gây ra khá nhiều tranh cãi vì nó không xem xét cảm nhận của nhóm người thiểu số có đang thích việc theo số đông không, hay họ chỉ giả vờ hạnh phúc để có một xã hội tốt đẹp

Chủ nghĩa đạo đức luận (Deontology)

(Ths N.L.T.Tân & Ths P.N.T.Anh tr13) Chủ nghĩa đạo đức luận là một lý thuyết đạo đức chuẩn tắc nói rằng đạo đức của một hành động nên dựa trên việc chính hành động đó là đúng hay sai trong một chuỗi quy tắc, thay vì dựa trên mẫu hậu quả của hành động, đôi khi được mô tả là đạo đức nghĩa vụ hoặc dựa trên quy tắc, bởi vì các quy tắc “ràng buộc một người với nghĩa vụ của người đó”, ở thuật ngữ này hành động quan trọng hơn hậu quả Theo cách nói này, công việc được coi là đạo đức nếu các tiêu chí này hoàn thành Đây là việc đối đãi với các bên hữu quan, áp dung nguyên tắc này trong marketing gây tranh cãi có thể vi phạm chủ nghĩa này là quảng cáo sử dụng nội dung hấp dẫn giới tính Bất kì tổ chức marketing nào cũng được xem là một cộng đồng đạo đức, các nhà quản trị nên tôn trọng quyền của nhân viên và ngược lại, nhân viên cần cố gắng đạt được các mục tiêu chung Một thị trường bao gồm các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng đều cùng là một cộng đồng đạo đức

Lý thuyết khế ước xã hội (Social Contract Theory)

(Ths N.L.T.Tân & Ths P.N.T.Anh tr15-16) Khế ước xã hội trong triết học đạo đức là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng Về mặt luật pháp, khế ước xã hội cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trong đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để sống chung với nhau Đối với nhà quản trị marketing đây có ý nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các giao dịch giữa người bán và người mua có quyền lực thấp hay những đối tượng phụ thuộc vào nhà tiếp thị hay nhà cung cấp Một danh sách quy tắc bất di bất dịch bao gồm:

Nghĩa vụ tôn trọng phẩm giá con người

Các quyền cốt lõi của con người như tự do cá nhân, an toàn và hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản, Đối xử công bằng đối với những người có vị trí tương tự

Tránh gây tổn hại không cần thiết với người khác

Doanh nghiệp chính là trường hợp vận dụng khế ước, bản điều lệ trong doanh nghiệp chính là khế ước giữa người góp vốn, doanh nghiệp quy định sự tồn tại, nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên Nếu tinh thần bình đẳng được tôn trọng thì có thể sẽ mang lại lợi ích và cơ hội rộng mở hơn cho mọi người trên cơ sở bình đẳng

Chủ nghĩa đức hạnh luận ( Virtue Ethics)

(Ths N.L.T.Tân & Ths P.N.T.Anh tr16-17) Chủ nghĩa đức hạnh ngôn luận thuộc lí thuyết đạo đức chuẩn tắc, nhấn mạnh đức tính của tâm trí và tính cách Chúng bao gồm các đức tính con người có được, cách chúng được áp dụng trong bối cảnh thực tế khác nhau và liệu chúng có bắt nguồn từ một bản chất phổ quát của một con người hay trong đa số nền văn hóa? Bản chất của đức hạnh luận đcược phản ánh bởi một số khía cạnh như sau:

Thứ nhất, đức hạnh là những hành vi và thói quen tốt

Thứ hai, đặc tính ngưỡng mộ đức hạnh được thể hiện qua hành động quan sát và làm theo những hành vi được chấp nhận phổ biến

Thứ ba, để hiểu thuyết đức hạnh luận việc này dựa trên ý nghĩa đạo đức của phương tiện

Chủ nghĩa đức hạnh rất khó hoặc quá lí tưởng để theo đuổi chúng, chúng ta đang nhận thấy rằng doanh nghiệp đang tồn tại giữa những cộng đồng đang được kiểm soát nhiều howntrong một xã hội hiện đại Mỗi doanh nghiêp có đặc trưng riêng, tùy theo bối cảnh văn hóa doanh nghiệp, một bản sắc đức hạnh riêng phù hợp nên được kiến tạo và áp dụng Việc xây dựng nền văn hóa đạo đức đóng vai trò quan trọng để tạo ra hành vi phù hợp cho nhà quản trị.

Khái niệm Trách nhiệm xã hội trong Marketing

(Ths N.L.T.Tân & Ths P.N.T.Anh tr2): (Corporate Social Reponsibility hay CSR) được hiểu như “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội” Trách nhiệm xã hội trong marketing: Những nghĩa vụ liên quan đến các chính sách và hoạt động trong marketing mà doanh nghiệp cần thực hiện với xã hội Tăng tối đa tác động tích cực, giảm tối thiểu hậu quả tiêu cực

Kinh doanh là đang khai thác nhu cầu của con người và doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hay không cũng là do khách hàng tạo ra,những khách hàng có thể là già – trẻ, gái – trai tập hợp lại thành một xã hội, và chúng ta đang là những nhà cung ứng đều là khách hàng của nhau Để thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội trong marketing cần đến sự lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp và sự chung tay góp sức của các bộ phận ban ngành,trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng là trách nhiệm đối với bản thân mình, các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hay áp dụng bộ quy tắc ứng xử Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của doanh nghiệp đó, trách nhiệm xã hội trong marketing bao gồm bốn nghĩa vụ: kinh tế, pháp lí, đạo đức, nhân văn

Nghĩa vụ kinh tế: Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội; thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư

Nghĩa vụ kinh tế đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm ổn định; thù là tương xứng; môi trường vệ sinh an toàn; cơ hội phát triển

Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng: Cung cấp hàng hóa dịch vụ; chất lượng; an toàn; giá cả tương ứng; truyền thông, phân phối, bán hàng và cạnh tranh

Nghĩa vụ pháp lí: Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lí chính thức đối với các bên có liên quan và đảm bảo năm khía cạnh: Điều tiết cho sự cạnh tranh

Bảo vệ người tiêu dùng

An toàn và bình đẳng

Khuyến khích phát hiện và chống lại các hành vi sai trái.

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM MARKETING

Vấn đề nhận thức về đạo đức marketing của các doanh nghiệp tại Việt Nam 6

Đạo đức trong marketing có thể được xem là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh.Doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp vì sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp là do khách hàng quyết định

Kinh tế thị trường Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước đã có quá trình xây dựng thị trường hàng trăm năm Vì vậy vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hỏng để đạt đến mức độ hoàn thiện Các vấn đề liên quan đến đạo đức hiện vẫn còn tình trạng bị

Qua việc áp dụng đầy đủ các quy chuẩn đạo đức trong suốt quá trình ra quyết định và hành vi trong tổ chức marketing, nhiều doanh nghiệp đã có chổ đứng vững chắc trong thị trường bởi họ đã lấy được lòng tin, sự ủng hộ của người tiêu dùng

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một thực trạng đã và đang gây nhức nhối cho dư luận trong xã hội là vẫn còn nhiều chủ thể kinh tế chưa thực sự đề cập, thảo luận, cân nhắc các vấn đề liên quan đến đạo đức trong suốt quá trình ra quyết định và hành vi trong tổ chức marketing

Với phương châm đặt lợi nhuận lên hàng đầu, thì việc vi phạm đạo đức liên tục bị các doanh nghiệp xem nhẹ Bằng cách sử dụng nhiều thủ đoạn bất hợp pháp, vô đạo đức liên quan đến sản phẩm như sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, độc hại, không an toàn…để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất

Con người luôn hướng đến việc chất lượng cuộc sống ngày được cải thiện mỗi ngày, nhu cầu sống thì ngày càng tăng, một sản phẩm được sản xuất và phát hành với đầy đủ các yếu tố đạo đức liên quan sẽ dễ dàng trở thành sự lựa chọn của khách hàng Nắm bắt được tâm lý này, các doanh nghiệp đang làm kinh tế phải thực sự quan tâm và đề cập đến các vấn đề đạo đức trong suốt quá trình làm marketing.

Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức trong quyết định Marketing tại Việt Nam

Việt Nam có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang rất phát triển Với xu hướng hòa nhập với các nền kinh tế lớn trên thế giới, các doanh nghiệp đã nắm bắt nhiều cơ hội để phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng Tuy nhiên, nhiều góc tối của các doanh nghiệp cũng dần được hé lộ Điển hình là các hành vi vi phạm đạo đức liên quan đến các quyết định về sản phẩm xảy ra nhiều hơn như là về an toàn sản phẩm, hàng giả hàng nhái, các sản phẩm gay tranh cãi trong xã hội… Việc xem nhẹ các vấn đề đạo đức hầu như điều gây bất lợi cho người tiêu dùng, xã hội nhưng doanh nghiệp thì là đối tượng duy nhất được hưởng lợi

2.2.1.CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN LỐI SỐNG MỚI (PATE MINH CHAY GÂY NGỘ ĐỘC)

Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới chuyên sản xuất và kinh doanh thực phẩm chay,cung cấp nhiều món ăn, gia vị thuần chay Các sản phẩm của công ty này được phân phối cho nhiều địa phương trên khắp cả nước Công ty đặt tại số nhà 53, tổ 2, Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam, người đại diện là bà Nguyễn Thị Thụy Trang và được quản lý bởi Chi cục Thuế huyện Đông Anh.(Theo masothue.com)

Hình 1 Xưởng sản xuất của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới( Nguồn:

Doanh nghiệp này bắt đầu hoạt động sản xuất từ tháng 5 năm 2018, sở hữu nhiều loại sản phẩm thuần chay đa dạng, cung cấp thực phẩm chay giả mặn giúp bữa ăn của những người ăn chay thêm đa dạng.Với pate là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, dễ sử dụng và các sản phẩm chay chế biến sẵn trên thị trường cũng còn khá ít nên đây từng là nhãn hiệu được nhiều khách hàng lựa chọn Nhưng sau vụ gây ngộ độc cho người tiêu dùng sau khi sử dụng pate chay của doanh nghiệp này đã khiến cho thực khách dè chừng với loại đồ ăn này

Cụ thể vào ngày 18/8, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo từ bệnh viện Bạch Mai cho biết phát hiện ca bệnh nghi ngộ độc liên quan đến vi khuẩn có trong thực phẩm pate Minh Chay và yêu cầu thu hồi toàn bộ lô hàng được sản xuất từ ngày 1/7 Theo kết quả kiểm nghiệm của Bộ Y tế và Cục An toàn thực phẩm, phát hiện trong sản phẩm pate Minh chay của doanh nghiệp này chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B, một loại vi khuẩn kị khí chứa độc tố cực mạnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe , có thể gây tử vong nếu để lâu dài Đã có hai người phải nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai vì ngộ độc nặng do sử dụng pate này, một bệnh nhân phải thở máy do tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng Bệnh nhân khi nhiễm phải loại vi khuẩn này có biểu hiện khó thở, liệt cơ, khó nuốt, sụp mí mắt Sau khi thông báo về tình trạng trên, đã có nhiều người sử dụng pate chay này và đến khám tại các bệnh viện với cùng những triệu chứng trên Sau đó, từ ngày 19/7 đến 30/7, đã có thêm 7 bệnh nhận ở các tỉnh, thành phố khác phải nhập viện do ngộ độc vì ăn phải pate nhiễm vi khuẩn, đáng chú ý trong đó có một nữ bệnh nhân 24 tuổi ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị liệt hoàn toàn, phải thở máy và điều trị hơn 100 ngày Theo thống kê, tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng cộng có 17 trường hợp bệnh nặng phải nhập viện điều trị, thở máy và nhiều trường hợp bệnh nhẹ khác Đáng tiếc, một nam bệnh nhân đã tử vong sau khi khi xin xuất viện về nhà vì bệnh chuyển biến xấu và tiên lượng nặng

Mặc dù ca bệnh đầu tiên được phát hiện từ 13/7 nhưng đến ngày 29/8 Cục An toàn thực phẩm mới đưa ra cảnh báo và bắt đầu thực hiện thu hồi Được biết đây là một dạng ngộ độc thịt hiếm gặp và thuốc điều trị cũng thuộc dạng hiếm nên gây khó khăn trong công tác kiểm nghiệm và nhập thuốc điều trị.(Theo Wikipedia.com) Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới đã ra thông báo thu hồi sản phẩm của công ty rộng rãi trên trang web chính thức của công ty và các nền tảng mạng xã hội khác Doanh nghiệp này cũng đã chủ động hỗ trợ những bệnh nhân nhập viện Mặc dù ông Nguyễn Ngọc Minh, người đồng sáng lập công ty, đã lên tiếng khẳng định các sản phẩm không dùng hóa chất và sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ ngộ độc này Tuy nhiên điều này đã để lại một ảnh hưởng tâm lý cho người tiêu dùng, đứng trước những hậu quả mà sản phẩm nhiễm độc tố do sơ suất trong quá trình sản xuất đã gây ra, những lời khẳng định độ an toàn của sản phẩm dần bị nghi ngờ ( Theo Wikipedia,2023)

Bức xúc hơn, xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của cơ quan chính quyền trong việc dể lọt sản phẩm nhiễm độc tố ra thị trường Việc đưa ra thông báo chậm trễ cũng bị xem là không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng Nhiều nạn nhân lên tiếng là không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ phía công ty như công ty đã ra nói trước đó Sự tin cậy của khách hàng giảm mạnh, dự đoán doanh nghiệp sẽ khó quay lại con đường kinh doanh nếu không giải quyết thỏa đáng cho người tiêu dùng Các cơ quan chính quyền nên tăng cường kiểm tra rà soát, yêu cầu doanh nghiệp kiểm định sản phẩm trước khi tung ra thị trường, và khi xảy ra các trường hợp tương tự như trên, cần linh động thời gian hơn để có thể đưa ra kết luận sớm nhất, đảm bảo sự an toàn của người tiêu dùng Trong một thời kì phát triển như thế này, chúng ta phải trở thành những người tiêu dùng thông thái, đối với các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe thì phải thực sự cẩn trọng, tỉ mỉ, lựa chọn sản phẩm an toàn, nơi bán hàng uy tín Đặc biệt, phải mạnh mẽ đứng lên tẩy chay các doanh nghiệp có những hành vi vi phạm đạo đức, Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới là một ví dụ

Hình 2 Sản phẩm pate Minh chay của công ty TNHH Lối sống mới ( Nguồn: Wikipedia.com)

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để con người tồn tại Nhưng sự tồn tại này lại bị đe dọa bởi sự cẩu thả của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm

Vì vậy, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này thì phải hết sức cẩn trọng trong tất cả quá trình hình thành sản phẩm của mình, những thiếu sót dù là nhỏ nhất cũng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng Đạo đức phải được đặt lên hàng đầu để có thể đảm bảo nguyên vẹn quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích xã hội

2.2.2 CÔNG TY TNHH HÓA MỸ PHẨM T&T Á CHÂU (LÀM GIẢ SẢN PHẨM)

Người tiêu dùng luôn muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tốt nhất, điều này lại mâu thuẫn với mong muốn bán được nhiều sản phẩm và thu được lợi nhuận cao nhất có thể của doanh nghiệp Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vô vàn thủ đoạn tinh vi để sản xuất hàng loạt các sản phẩm giả mạo nhưng lại mang thương hiệu của các sản phẩm chất lượng đã được đăng kí bản quyền Hiện tượng này xuất hiện tràn lan trên thị trường, có thể nói là vượt qua tầm kiểm soát Người tiêu dùng khó có thể phân biệt bằng mắt thường với các sản phẩm được làm giả một cách tinh vi, và đương nhiên nó sẽ rẻ hơn giá hàng chính hãng gấp nhiều lần, điều này đã đánh đúng vào tâm lý của khách hàng khiến ta dễ dàng bỏ qua tiểu tiết mà chọn loại hàng giá rẻ này Tưởng chừng như vô hại, nhưng đây là một hành vi vi phạm đạo đức vô cùng nghiêm trọng

Có thể nhắc đến Công ty TNHH hóa mỹ phẫm T&T Á Châu do ông Nguyễn Văn Thái làm chủ( xưởng ngụ tại ngã 3 Chợ Nga, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) Công ty được thành lập vào 05/11/2020 và được quản lý bởi Chi cục thuế khu vực Sóc Sơn – Mê Linh.(masothue.com) Doanh nghiệp này chuyên sản xuất mỹ phẫm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh Tuy nhiên, thay vì đăng kí thương hiệu cho riêng mình thì doanh nghiệp này chọn cách in bao bì, nhãn hiệu mang tên các thương hiệu nổi tiếng và có uy tín trên thị trường để dán vào sản phẩm của mình

Sáng 06/04/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra xưởng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH hóa mỹ phẩm T&T Á Châu Tại đây Đội QLTT ghi nhận trên 2000 can nước giặt nhãn D-nee loại 3,8l,

400 can nước giặt nhãn Comfort thành phẩm, 45000 tờ nhãn dùng cho D-nee, 1800 vỏ thùng carton có chữ D-nee, 280 vỏ can có nhãn D-nee cùng 5 chiếc mô tơ điện đã qua sử dụng để pha chế thành phẩm không có nhãn hiệu và nhiều vỏ can, vỏ thùng trơn móp méo chưa qua xử lý Với thời gian hoạt động lâu dài trên thị trường, số lượng hàng giả hàng nhái mà doanh nghiệp này đã tung ra thị trường chắc chắn là một con số không nhỏ

Hình 3 Các sản phẩm xưởng này chuyên sản xuất (Nguồn: Báo Lao động, 2021)

Hình 4 Nhiều vỏ can nhựa không có tem đang chờ xử lý (Nguồn Báo Lao động, 2021)

Hình 5 Xô chậu thiết bị để pha chế hàng giả ( Nguồn: Báo Lao động, 2021) Ông Nguyễn Đạo An, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 17 cho biết đã tiến hành lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm để xem xét mức độ vi phạm của sản phẩm, song niêm phong toàn bộ các máy móc có liên quan đến dây chuyền làm giả sản phẩm và giao cho chủ cơ sở này bảo quản Tuy vụ việc vẫn đang được Đội QLTT số 17 theo dõi và xử lý theo quy định nhưng liệu số nước xả vải, xà phòng được tính theo cân và đựng trong thùng trong chậu không rõ nguồn gốc đó có thực sự an toàn cho người tiêu dùng

Quyền lợi của người tiêu dùng có thực sự được bảo đảm và lợi ích của xã hội có còn nguyên vẹn hay không trước thực trạng hàng giả hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường Với những lời nói có cánh in trên bao bì của các sản phẩm giả như “Công nghệ trực tiếp từ Hàn Quốc”, “ An toàn cho mọi loại da”,v.v và giá rẻ chỉ bằng 1/3 hay 1/4 các sản phẫm chính hãng, doanh nghiệp đã thành công trong việc đánh lừa người tiêu dùng nhưng thất bại trong việc giữ gìn đạo đức trong kinh doanh Lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng mà công ty xuất xứ đã tạo ra cho sản phẩm, doanh nghiệp này đã sao chép trái phép sản phẩm, nhãn hiệu của các nhãn hàng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Tuy người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm với giá rẻ nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe nếu số sản phẩm này không đủ tiêu chuẩn, điều kiện an toàn Hành vi này còn gây ảnh hưởng trức tiếp đến doanh nghiệp sở hữu sản phẩm bị làm giả như uy tín bị giảm sút, không giữ được thị phần và lợi nhuận cũng sẽ không phát triển Thị trường ngày càng nhạy cảm hơn với các vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của sản phẩm, các sản phẩm giả mạo thì lại không đáp ứng được tiêu chí này nhưng lại tràn lan trên thị trường với vẻ bề ngoài không khác gì hàng thật Hành vi vô đạo đức này gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, không thu hút được sự đầu tư phát triển từ các doanh nghiệp nước ngoài, không đóng góp cho nền kinh tế nước nhà mà còn làm nhũng loạn thị trường kinh tế.(luatduonggia.vn)

Qua vụ việc làm giả sản phẩm của Công ty TNHH T&T Á Châu, thêm một hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp đã, đang, và sắp có ý định sản xuất hàng giả; cho người tiêu dùng và cho các cơ quan chính quyền Trong việc kinh doanh, các chủ thể kinh tế luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà phớt lờ các vấn đề đạo đức, nên nhớ sự tin cậy của khách hàng là nền tảng của sự phát triển bền vững Muốn tồn tại lâu dài thì phải biết cân bằng lợi ích của bản thân doanh nghiệp, người tiêu dùng, và xã hội

2.2.3 THỜI TRANG NHANH – MỘT TRONG NHỮNG SẢN PHẨM GÂY

Một số vấn đề đạo đức trong quyết định Marketing gây tranh cãi tại Việt Nam 15

Nâng cao giá trị tinh thần của sản phẩm thông qua những ích lợi thiết thực và đảm bảo lợi ích cho xã hội là xu hướng đang phát triển hiện nay Hay nói cách khác, đây là việc đảm bảo đạo đức trong quá trình quyết định và hành vi marketing của doanh nghiệp Tuy nhiên, để có thể đảm bảo các doanh nghiệp luôn chấp hành tốt các tiêu chuẩn đạo đức thì vô cùng khó khăn Điều này đã gây ra những mâu thuẫn, tranh cãi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội Để lựa chọn mua một loại sản phẩm nào đó, người tiêu dùng luôn muốn bản thân được hưởng lợi ích nhiều nhấ với số tiền nhỏ nhất Doanh nghiệp lại muốn sản xuất và bán được nhiều hàng hóa, với giá vốn thấp nhưng lợi nhuận thì phải cao Thế là chất lượng của sản phẩm sẽ giảm, không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng Việc chạy theo lợi nhuận quá hăng say mà bỏ quên đạo đức luôn mang lại hậu quả tiêu cực cho người tiêu dùng và xã hội, thậm chí còn ảnh hưởng đến chính bản thân doanh nghiệp Nhưng nói sâu xa, tâm lý ham hàng giá rẻ của một số bộ phận người tiêu dùng chính là động lực tiếp tay cho các hành vi vi phạm đạo đức của một số doanh nghiệp Người tiêu dùng và doanh nghiệp luôn là hai chủ thể mẫu thuẫn với nhau trong một số vấn đề liên quan đến đạo đức, không ít tranh cãi nổ ra và chưa có hồi kết

Bên cạnh đó, nạn nhân chịu thiệt hại nghiêm trọng không kém người tiêu dùng nếu các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đạo đức chính là môi trường, tài nguyên thiên nhiên Mọi hoạt động sống của con người đều sản sinh ra chất thải Các hoạt động sản xuất đặc biệt hơn thì tốn một lượng lớn các loại tài nguyên và cũng để lại cho môi trường một lượng lớn chất thải Tình trạng này diễn ra mỗi ngày nhưng một bộ phận trong xã hội thì không nhận ra điều này Các sản phẩm không thân thiện với môi trường được sản xuất hàng loạt và bán tràn lan trên thị trường được một lượng lớn người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và giá cả phải chăng của nó Đã có nhiều sản phẩm được tạo nên từ chât liệu thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Nhưng chi phí để nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm này lại cao hơn Từ đây, tranh cãi lại diễn ra Người tiêu dùng phải đắn đo giữa việc chọn sản phẩm không an toàn với môi trường nhưng giá lại rẻ và việc lựa chọn loại sản phẩm giá tuy cao nhưng lại có thể góp phần môi trường Về phía doanh nghiệp thì phải đau đầu trước bài toán lợi nhuận và môi trường

Dẫu biết rằng các hành vi vi phạm đạo đức trong marketing của doanh nghiệp luôn gây ra những hậu quả tiêu cực cho con người và xã hội, nhưng nó đang luôn diễn ra trong cuộc sống của chúng ta Phải chăng là do các doanh nghiệp thưc sự đánh mất đạo đức của mình, do người tiêu dùng còn quá dễ dãi với các hành vi vi phạm này mà không đứng lên tẩy chay nó hay là do pháp luật chưa đủ sức răn đe để quản chế các vấn đề này.

Đánh giá sự ảnh hưởng của đạo đức Marketing trong quản trị sản phẩm đối với xã hội và doanh nghiệp

Đạo đức mà tốt thì mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, lợi ích nó giúp cho các doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt nhưng dưới điều kiện doanh nghiệp phải kiên trì.Trên lý thuyết, có nhiều khía cạnh sản phẩm cho là các hành vi tốt nó sẽ áp dụng các chiến lược liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp Còn trên thực tế,khách hàng lựa chọn sản phẩm dựa theo trên thực tế ,mình phải đưa ra mức giá phù hợp sản phẩm phải tiếp cận tới khách hàng ,các doanh nghiêp phải nổ lực tạo ra các chiến lược sẽ thu lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Tuy nhiên có thể các doanh nghiệp sẽ bị hụt lại khi có biểu hiện mất đạo đức trong sản phẩm.Về việc thiếu minh bạch cho khách hàng , khoe khoang quá mức những sản phẩm của mình cho khách hàng làm cho khách hàng không cảm nhận được và hiểu rõ những sản phẩm đó như thế nào, chúng có thể gây ra nhiều thảm họa lớn

VD: Thiếu trung thực khi làm ra sản phẩm : vào cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm quy cách giới thiệt sản phẩm sữa lỏng khi ghi trên nhãn là “sữa tươi nguyên chất”, “sữa tươi tiệt trùng”,nhiều năm trời người tiêu dùng phải uống sữa “giả tươi” Đó là phương pháp kinh doanh bất chấp thiếu văn hóa, đạo đức.Sau kết quả 2 năm qua Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy chỉ 1% sữa kém chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất; 4% từ phục gia, thực phẩm và 72% việc bảo quản không đúng quy định của các câp đại lý Vì vậy việc áp dụng công nghệ hiện đại và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng Đánh giá sản phẩm trong doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản phẩm ở Việt Nam, họ thường đặt sự phát triển của sản phẩm của mình lên hàng đầu, họ bất chấp sản phẩm của họ có tốt hay không ảnh hưởng tới khách hàng ra sao Họ luôn luôn tìm ra hướng đi tốt của họ để đánh lừa tâm lý của khách hàn là “ chất lượng và rẻ” Làm cho các sản phẩm giảm giá để thu hút khách hàng , họ có thể làm sản phẩm đẹp mắt để đánh lừa khách hàng Đối với các doanh nghiệp này họ họ rất thành công khi lam cho khách thu hút sản phẩm của họ và họ được thừa hưởng nhiều quyền lợi và kinh phí rất nhiều trong việc họ bán ra sản phẩm Giúp công ty họ càng ngày nhiều người biết tới hơn và nó còn làm cho nhiều người sử dụng sản phẩm cảm giác an toàn Cũng có thể nhiều người không hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp.Những đánh giá này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những vấn đề chưa tốt cho sản phẩm cũng như là dịch vụ giúp cho doanh nghiệp Với mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu không thích và kỳ vọng khác nhau vì vậy đáp ứng nhu cầu khách hàng rất khó khăn.Có nhiều khách hàng sẽ chê sản phẩm không hài lòng cho khách, có thể khách hàng chê “ kích cỡ sản phẩm “, “chất lượng sản phẩm không tốt” , mẫu mã sản phẩm “hoặc có thể khách hàng có thể chê sản phẩm của mình với doanh nghiệp khác.Nếu tình hình này doanh nghiệp không biết xử lý sẽ làm cho khách nóng giận, từ chối và họ sẽ không quay lại sản phẩm của mình nữa Nếu trong trường hợp này , doanh nghiêp sẽ co cách sử lý khéo léo,và hiệu quả nhất để làm ra sản phẩm thích hợp như : về cách thiết kế, chất lượng, thương hiệu,đẳng cấp của sản phẩm…,phải khác với doanh nghiệp khác như thế nào đó Hãy chó khách hàng biết số tiền họ bỏ ra như thế thì họ sẽ nhận lại được những gì, có xứng đáng hay không

*Đánh giá sự ảnh hưởng của đạo đức marketing trong quản trị sản phẩm đối với xã hội

- Phương tiện hoặc phương pháp

Trong kinh doanh marketing có thể nói “ ý định” là nhân tố có sức ảnh hưởng quáng bá mạnh mẽ nhất để đánh giá được hành vi đạo đức của một doanh nghiệp hay cá nhân doanh nghiệp nào đó Bởi lẽ “ý định” là tiền đề để giúp cho họ có được thành công khi kinh doanh một sản phẩm Ví dụ, trong quá trình phát triển sả phẩm mới, vì các vấn đề đạo đức trong marketing được thảo luận ít hơn mức cần thiết, dẫn đến việc sản phẩm bị lỗi được đưa ra thị trường Hậu quả trước mắt là ảnh hưởng đến tâm lí của khách hàng, mất đi uy tín của doanh nghiệp , thậm chí việc bồi thường thiệt hại còn có giá trị lớn hơn so với giá trị sản xuất ra sản phẩm đó Nói vắn tắt là ảnh hưởng đến tất cả mọi người không phải theo hướng tích cực mà là tiêu cực

Tiếp theo, các phương tiện hoặc phương pháp được sử dụng để thực hiện một chương trình tiếp thị cũng cần được phân tích về mặt đạo đức Các hình ảnh sai sự thật, video bịa đặt hơn hết là những sản phẩm kém chất lượng không đúng chỉ tiêu trong kinh doanh Hiện nay, các phương tiện quáng bá trở thành “một quyền lực trong xã hội”, một làn sóng dữ luận dữ dội không những thế, nó có tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cá thể nào đó trong xã hội bon chen xô bồ này vì thế không nên dùng các phương tiện để lên án hay quảng cáo một cái gì đó không đúng sự thật bởi hậu quả sẽ khó lường Ví dụ, ngày 9 thangs4 năm 2023 sở Y tế Hải Phòng bắt tại trận những công ty trong xưởng đang đổ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói cho ra sản phẩm Vinaca ung thư C03 bán cho bệnh nhân ung thư, thông tin này lập tức gây xôn xao trong mạng xã hội vì hành vi vi phạm đạo đức của chủ công ty Vicana( Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam,2018, Trần Phương) Qua vụ việc đó, đã có rất nhiều nạn nhân phải nhập viện, bệnh tình suy giảm,…thậm chí còn tử vong Thật tàn ác khi những con người vô tội ấy lại phải chịu cảnh đau thương, chia lìa Qua đó khi quyết định lựa chọn sản phẩm nào đó mà có liên quan đến cơ thể hãy đến tìm bác sĩ để được tư vấn không nên dùng các phương án bậy bạ, mua thuốc kém chất lượng,ham rẻ để sử dụng, vì có sức khỏe mới có được thành công và hạnh phúc Chọn sản phẩm chất lượng của các công ty uy tín sẽ giúp đem lại chất lượng sản phẩm tốt tránh ảnh hưởng đến tinh thần của khách hàng và chất lượng của sản phẩm

Thứ ba, hậu quả cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá khi một sản phẩm đã được coi là phi đạo đức Vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hơn hết ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng của khách hàng Việc đưa ra sản phẩm sai lệch có thể để lại một số hậu quả nghiêm trọng như: mất vốn, đền thiệt hại giá trị lên đến tỷ, mất uy tín,…nhưng cũng có thể bị phá sản vì một việc làm sai trái nhưng trả giá cho bài học đó lại là một tương lai của doanh nghiệp Thay vì phát triển thịnh vượng đâm ra lại phá sản vì một việc trái đạo đức để muốn tăng doanh thu tạm thời nhưng lại không tính đến lâu dài Ví dụ như công ty khaisilk gắn mác china thành made in viet nam, cuối cùng phải đóng tiệm ngừng kinh doanh buôn bán trong thời gian dài, bị ảnh hưởng to lớn từ dư luận xã hội

Tóm lại, khi kinh doanh trong marketing đạo đức cần được đứng đầu không những thế phải song song với nó là trung thực và minh bạch Trung thực là nền tảng của hành vi đạo đức, các doanh nghiệp nên cung cấp đúng thông tin thực tế về chức năng và tác động của sản phẩm hay dịch vụ, có thể hiểu đơn giản là tránh gây cho khách hàng sự nhầm lẫn hoặc hiểu lầm Minh bạch nên thành thật với mọi thứ có gì nói đó, có gì bán đó, vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp vừa tạo được thế vững trong xã hội bon chen Không nhưng thế , phải có trách nhiệm trong việc cung cấp sản phẩm đáng tin cậy, đưa ra thông tin chính xác về sản phẩm, và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động bền vững Hãy để chữ “tín” lên đầu đồng thời hãy để chữ “tâm” trong tim.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI

Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

 Không nên quá chú trọng vào lợi nhuận mà nên chú trọng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng để từ đó niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp ngày càng vững chắc hơn, xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng

 Đảm bảo tính trung thực, minh bạch khi tung ra sản phẩm đến với người tiêu dùng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy

 Cảnh báo mức độ rủi ro, nguy hiểm của sản phẩm đối với người tiêu dùng, nhất là đối với trẻ em, vị thành niên

 Chịu trách nhiệm về sản phẩm khi bị lỗi, có nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng, chịu thiệt hại, bồi thường nếu gây tổn hại đến khách hàng

 Tôn trọng nhân viên, bảo vệ môi trường, tính bền vững với môi trường Ví dụ như Faguo là thương hiệu quần áo giảm hát thải độc, thúc đẩy tiêu dùng hợp lý và trồng cây khi có mỗi đơn hàng thành công

 Khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, cần đưa ra mức độ an toàn, tính minh bạch về sản phẩm đó

 Tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết các khiếu nại và cáo buộc về sản phẩm để tránh các tranh cãi không đáng có

 Không phóng đại lợi ích của sản phẩm, cấm sao chép nhãn dán, thương hiệu của doanh nghiệp khác

 Tránh lợi dụng ý nghĩa thương hiệu để tạo niềm tin với khách hàng dù sản phẩm không tốt như quảng cáo

 Giải quyết khủng hoảng truyền thông nhanh chóng, khách quan để tránh gây tranh cãi không mong muốn, cần lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để cải thiện, nâng cấp sản phẩm tốt hơn, qua đó doanh thu sẽ cao hơn

 Tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và chính quyền; tránh lách luật, lạm quyền; cần hướng lợi ích tới khách hàng, cộng đồng và xã hội

 Quan tâm hơn tới người làm marketing, có các chế độ phúc lợi, giúp họ tạo nên các sản phẩm tốt hơn, có ích hơn

 Cân bằng lợi ích từ ba phía: doanh nghiệp, khách hàng và xã hội

 Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ góp phần cho hình ảnh thương hiệu tốt hơn trong mắt công chúng

 Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức, các yếu tố về văn hóa, tinh thần

 Cạnh tranh lành mạnh với đối thủ trong cùng lĩnh vực: doanh nghiệp cần khai thác tối đa năng lực của mình để tạo ra sự khác biệt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để có vị thế vượt trội hơn trên thương trường Cạnh tranh lành mạnh bằng cách không sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà hãy nghiên cứu , phát triển sản phẩm của mình tốt hơn, nổi trội hơn

 Tránh phóng đại sự thật về sản phẩm của mình; hạ uy tín về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, không che giấu, làm giả số liệu của sản phẩm trong quá trình nghiên cứu

 Cần nếu rõ thông tin, tác dụng, tác hại một cách minh bạch và công khai trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kiến nghị đối với người tiêu dùng

 Cần tẩy chay các doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong quản trị sản phẩm

 Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để tránh các trường hợp doanh nghiệp tham lợi nhuận, không tôn trọng khách hàng

 Cần có cái nhìn khách quan, đa chiều và bình tĩnh trước các sản phẩm gây tranh cãi

 Người tiêu dùng cần tìm hiểu, đọc thông tin kỹ trước khi mua sản phẩm, đặc biệt sản phẩm dành cho đối tượng trẻ em và vị thành niên

 Cần đề phòng trước những sản phẩm gây hại cho môi trường, ủng hộ các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường

 Không nên tin tuyệt đối vào lời quảng cáo, nên tham khảo các bên khác để có nhiều sự lựa chọn hơn.

Kiến nghị đối với nhà nước

 Cần có các biện pháp xử lý thích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh, xử lý nặng hơn khi doanh nghiệp tái phạm lỗi

 Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức trong kinh doanh

 Khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật, tăng cường đẩy mạnh thông tin rộng rãi về vấn đề vi phạm đạo đức

 Khen thưởng đối với những doanh nghiệp thực hiện tốt và tuân thủ nội quy trong kinh doanh

 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội, chống các hành vi lạm , lách luật của doanh nghiệp

 Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, bằng cách giao trách nhiệm giám sát cho các tổ chức tại địa phương

KẾT LUẬN Để con người có thể tồn tại thì không chỉ cần các yếu tố vật chất như thức ăn, đồ dùng…mà còn phải đảm bảo nâng cao các yếu tố tinh thần nữa, chẳng hạn như nâng cao đạo đức Bất kì hoạt động cũng cần phải cân nhắc đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu, đặt biệt trong giai đoạn phát triển và hòa nhập của đất nước, các hoạt động kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là lý do chủ chốt để các doanh nghiệp làm kinh tế phải đặt nặng chữ “đạo đức” trong suốt quá trình hoạt động của mình

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp thực hiện các hành động phi đạo đức, chạy theo lợi nhuận và bỏ qua lợi ích cộng đồng Điều đó không chỉ tạo ra hình ảnh xấu trong mắt người tiêu dùng mà còn để lại ấn tượng không thiện cảm đối với các doanh nghiệp ngoài nước Điều đó làm cho khách hàng giảm sự tin tưởng đối với doanh nghiệp, dần dần doanh nghiệp sẽ lụi tàn, dẫn đến nền kinh tế và người làm marketing ngày càng thụt lùi Bên cạnh đó cũng còn những doanh nghiệp luôn đặt cái tâm của họ vào nghề, không chạy theo số đông và không vì lợi nhuận để thu được cái lợi nhiều hơn về phía mình Vì vậy, nếu muốn đi lầu dài các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, phát triển và tạo ra sự độc đáo, khác biệt trong sản phẩm của mình; đặt ra kế hoạch, mục tiêu dài hạn, có tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn thì việc gắt hái được thành quả chỉ là chuyện sớm muộn.

Ngày đăng: 16/09/2024, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN