Cuộc cách mạngcông nghệ đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc, và sống cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta không được quên đi những giá trị đạo đứctrong thờ
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ
TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
Giảng viên : TS Lê Việt Hưng
Lớp : Chiều thứ 7 - N2.508
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Lê Thị Thu Hoa – 31221026582 (Trưởng nhóm) Nguyễn Như Tuệ Tâm – 31221025992
Lê Thị Quỳnh Như – 31221024406 Lâm Yến Trúc – 31221025872
Trang 2Lê Nguyễn Anh Thư – 31221026611
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2023
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện đại, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông khiến thế giới trở nên kết nối hơn bao giờ hết Cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc, và sống cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta không được quên đi những giá trị đạo đức trong thời đại kỹ thuật số và quyền riêng tư là một trong những giá trị quan trọng nhất
mà chúng ta cần bảo vệ
Kỷ nguyên kỹ thuật số mang lại những tiện ích và cơ hội chưa từng thấy, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức mới đối với đạo đức và quyền riêng tư Chúng ta thường giao tiếp trực tuyến, chia sẻ thông tin cá nhân, và thậm chí là quản lý tài sản số của mình qua internet Trong bối cảnh này, việc bảo vệ quyền riêng tư trở nên phức tạp hơn bao giờ hết
Trong bài luận này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về quyền riêng tư trong thế giới kỹ thuật số Chúng ta sẽ xem xét những tình huống, vấn đề và giải pháp liên quan đến bảo
vệ thông tin cá nhân của chúng ta trong môi trường trực tuyến ngày càng phức tạp Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nói về những giá trị đạo đức cơ bản mà chúng ta nên tuân thủ khi tham gia vào cuộc cách mạng kỹ thuật số này
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I ĐẠO ĐỨC TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ VỀ QUYỀN
RIÊNG TƯ 2
1.1 Định nghĩa về đạo đức 2
1.2 Đạo đức trong không gian mạng xã hội 2
1.3 Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số của doanh nghiệp 3
1.4 Đạo đức trong kỷ nguyên số của các cá nhân 3
1.5 Ý nghĩa đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số về quyền riêng tư 4
CHƯƠNG II QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG XÃ HỘI 6
2.1 Định nghĩa về mạng xã hội 6
2.2 Quyền riêng tư trên mạng xã hội 7
2.3 Tầm quan trọng của quyền riêng tư 7
2.4 Một số hành vi vi phạm quyền riêng tư 9
2.5 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội 11
CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ TRÊN MẠNG XÃ HỘI 12
3.1 Về phía doanh nghiệp 12
3.2 Về sự quản lý của nhà nước 13
3.3 Về các cá nhân sử dụng mạng xã hội 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5CHƯƠNG I ĐẠO ĐỨC TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ
1.1 Định nghĩa về đạo đức
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội [ CITATION Ngu23 \l 1033 ] Theo Kinh dịch, “Đạo đức” được ghép bởi hai từ: “Đạo” theo quan niệm của người xưa là con đường, là quy luật xảy ra xung quanh ta, không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân hay của bất cứ ai; “Đức” có nghĩa là hiểu Đạo, là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật Như vậy, người có đạo đức là người nắm bắt được các quy tắc ứng xử chung do cộng đồng và xã hội đặt ra và hành động theo khung quy tắc đó, được xã hội coi là người có lối sống tốt đời, đẹp đạo và hành vi chuẩn mực xã hội [ CITATION Lin23 \l 1033 ]
Đạo đức quy định, điều chỉnh hành vi, thái độ của mỗi người thông qua sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của áp lực dư luận xã hội Đạo đức giúp con người
có thái độ đúng đắn, sống trách nhiệm với bản thân cũng như với người khác Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người
1.2 Đạo đức trong không gian mạng xã hội
Pháp luật đã đưa ra các quy định, quy tắc ứng xử trên không gian mạng xã hội nhưng không thể bao quát, điều chỉnh toàn bộ các hành vi của con người, vì thế sự điều chỉnh đến từ góc độ chuẩn mực đạo đức, văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc là không thể thiếu “Đạo đức trên không gian mạng xã hội” được hình thành bởi chuẩn mực đạo đức ngoài xã hội đưa vào Nó tác động mạnh mẽ vào ý thức, thái độ, cách ứng xử của người tham gia mạng nhằm mục đích đảm bảo môi trường mạng xã hội
“sạch, đẹp, văn minh” Nhờ vào đó, một hành vi thiếu đạo đức dù không vi phạm pháp luật đi chăng nữa cũng sẽ bị lên án và ngăn chặn kịp thời
Đạo đức trên không gian mạng xã hội được thể hiện bằng những phát ngôn phù hợp, những hành vi chuẩn mực khi đăng tải hay chia sẻ bất kỳ thông tin nào ví dụ như
sử dụng ngôn từ lịch sự, không đăng tin sai sự thật, không xúc phạm danh dự, nhân
Trang 6phẩm cá nhân về người khác, Hiện nay trên không gian mạng xã hội của nước ta, không thể phủ nhận rằng có rất nhiều người có cách hành xử đẹp, phát ngôn hay trên mạng, tuy nhiên bộ phận có hành xử vô đạo đức, vô văn hóa lại chẳng ít Chẳng hạn như văng tục, chửi bậy, bạo lực ngôn từ, tò mò quá mức, tọc mạch vào đời sống riêng
tư của người khác, trộm cắp thông tin, thái độ vô cảm, thiếu tính nhân văn, hùa theo công kích cá nhân, cười cợt trên nỗi đau của người khác,…
1.3 Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số của doanh nghiệp
Trong kỹ nguyên kỹ thuật số đầy thách thức và cơ hội, đạo đức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật
số không chỉ đề cập đến việc tuân thủ các quy tắc và luật pháp, mà còn liên quan đến việc thực hiện các giá trị và nguyên tắc đúng đắn Điều này bao gồm việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng, đảm bảo an toàn dữ liệu, đối xử công bằng với mọi bên liên quan và đóng góp vào trách nhiệm xã hội và môi trường Trong kỷ nguyên này, doanh nghiệp cần xem xét cách họ sử dụng công nghệ và dữ liệu để đảm bảo rằng họ đang đóng góp vào sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho xã hội, đồng thời duy trì
uy tín và lòng tin từ khách hàng và cộng đồng Đạo đức không chỉ là một trách nhiệm,
mà còn là một cơ hội để để xây dựng một tương lai kỹ thuật số mà mọi người có thể tin tưởng và hòa nhập
1.4 Đạo đức trong kỷ nguyên số của các cá nhân
Trong kỷ nguyên số vượt bậc hiện nay, đạo đức đã trở thành một trụ cột không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân Việc áp dụng đạo đức trong kỷ nguyên số không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc và luật lệ, mà còn đòi hỏi một tư duy và tầm nhìn rộng lớn về trách nhiệm cá nhân và xã hội
Đạo đức cá nhân trong thời đại số hóa đồng nghĩa với việc tôn trọng quyền riêng
tư và bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân và của người khác Nó bao gồm khả năng xác định giữa đúng và sai khi chúng ta tương tác trực tuyến và chia sẻ thông tin trên mạng Điều này đòi hỏi sự tự quản lý và ý thức cao về tác động của hành động cá nhân lên cộng đồng trực tuyến và môi trường số
Ngoài ra, đạo đức trong kỷ nguyên số còn áp dụng cho chúng ta cách sử dụng công nghệ Việc sử dụng công nghệ để tạo giá trị, học hỏi, và phát triển bản thân là
Trang 7một phần quan trọng của đạo đức số Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tránh sử dụng công nghệ một cách lạm dụng hoặc gây hại cho người khác
Đạo đức số còn đòi hỏi trách nhiệm xã hội và ý thức về tác động của hành động trực tuyến đối với cộng đồng xã hội Chúng ta cần đóng góp vào một môi trường trực tuyến tích cực, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ người khác trong môi trường số hóa
Cuối cùng, đạo đức số không chỉ là trách nhiệm cá nhân, mà còn là cơ hội để xây dựng một môi trường số hóa đáng tin cậy, hòa bình, và phát triển bền vững cho chúng
ta và cho thế hệ tương lai Điều này đòi hỏi sự học hỏi liên tục, trao đổi kiến thức , và tạo nên một cộng đồng số đầy trách nhiệm và nhạy bén với những thách thức đạo đức của thời đại số hóa
1.5 Ý nghĩa đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số về quyền riêng tư
Ngày nay dưới sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin đã đặt ra vấn đề nóng hổi là sự phát triển này cũng bị lạm dụng và thực hiện các hành vi phi đạo đức Vì thế nên đạo đức kỹ thuật số là một vấn đề đang ngày được chú trọng hơn bởi
xã hội Vậy đạo đức kỹ thuật số là gì?
Đạo đức kỹ thuật số đề cập đến việc nghiên cứu những tác động của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin kỹ thuật số đối với con người, xã hội trong khuôn khổ đạo đức xã hội Ngược lại, nó cũng nghiên cứu cách thức công nghệ đang định hình và
sẽ định hình lại sự tồn tại, những đặc tính xã hội, đạo đức của chúng ta cũng như đề cập đến cách quản lý bản thân về mặt đạo đức thông qua các phương tiện kỹ thuật số
và trực tuyến
Nói về tầm quan trọng, “Đạo đức kỹ thuật số” nhằm cung cấp cho mọi người hướng dẫn để đưa ra các quyết định đạo đức trong thế giới mạng toàn cầu, đặc biệt liên quan đến bảo mật quyền riêng tư Nó giúp giáo dục các công ty và nhân viên có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ thông tin của khách hàng đồng thời giúp người dùng chủ động nhận thức rõ ràng hơn rủi ro khi chấp nhận chia sẻ những thông tin riêng tư của mình Một trong những vấn đề chính mang tính cấp bách về đạo đức kỹ thuật số hiện nay là quyền riêng tư trên mạng xã hội của người dùng không được chú trọng Khi tham gia kết nối với các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, người dùng có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu và dễ dàng bị lộ thông tin cá nhân quan trọng và riêng tư như số Căn cước công dân, email, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mà thậm chí họ không hề
Trang 8hay biết Do đó, việc bảo vệ các thông tin cá nhân của công dân là điều cần được quan tâm và đảm bảo
Duy trì đạo đức để không xâm phạm quyền riêng tư có ý nghĩa to lớn đối với người dùng nhưng lại bị xem nhẹ bởi cả bên cung cấp nền tảng và ngay cả là cá nhân người dùng Có thể xét từ khía cạnh của người cung cấp nền tảng trước, bằng các công nghệ tổng hợp và phân tích dữ liệu lớn hiện tại, được các tổ chức kinh doanh sử dụng
để cải thiện việc ra quyết định Vậy câu hỏi đặt ra là việc thu thập dữ liệu cá nhân cho hoạt động này của doanh nghiệp có được chấp nhận về mặt đạo đức hay không? Khi những dữ liệu được sử dụng để ra quyết định về marketing và sản xuất liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư thông tin cá nhân của một lượng lớn khách hàng của họ như dữ liệu hành vi, tài chính, sinh trắc học, y tế và tiểu sử Nếu nó được sử dụng mà không
có sự đồng thuận của chủ sở hữu thông tin thì việc phân tích dữ liệu của doanh nghiệp
là thu thập trái phép thông tin người dùng, xâm phạm quyền riêng tư một cách nghiêm trọng
Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng để sử dụng vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng của họ bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ và sản phẩm được cá nhân hóa Như vậy, không nhất thiết là các doanh nghiệp hoàn toàn không được chấp nhận bởi người dùng nếu họ trung thực xin phép để có được sự đồng thuận từ chủ sở hữu dữ liệu Thực tế hiện nay, một số tổ chức yêu cầu người dùng cho phép để xác nhận về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ, và nhiều tổ chức hàng đầu đã sử dụng mô hình này Các tổ chức như Google và Facebook đã sử dụng mô hình này để thu thập dữ liệu cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng, nhưng ngày càng có nhiều khiếu nại về việc các công ty đã lạm dụng thông tin cá nhân, chẳng hạn như thông tin đã bị chia sẻ với các bên thứ ba Có thể kể đến vụ bê bối lớn nhất của Facebook khi hợp tác chia sẻ dữ liệu của hơn 80 triệu người dùng với Cambridge Analytica nhằm nhắm mục tiêu cử tri bằng cách quảng cáo các nội dung chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 Những trường hợp như vậy đã vi phạm cam kết điều khoản dịch vụ bảo mật thông tin của người dùng khiến cho đạo đức về quyền riêng tư bị suy yếu trầm trọng hơn Đối với người dùng, họ thường bỏ qua những điều khoản liên quan đến bảo mật quyền riêng tư và sự chấp thuận đã bị bỏ qua do thiếu nhận thức và thiếu các quy định rõ ràng để hướng dẫn họ trong việc ra quyết định về các yêu cầu chia sẻ thông tin
Trang 9Điều đáng lo ngại hơn là không có hay thiếu quy chuẩn khuôn khổ đạo đức rõ ràng về công nghệ kỹ thuật số đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề quyền riêng
tư và bảo mật lợi ích đã được xác định tại nhiều quốc gia Phần lớn của những hành vi
vi phạm đạo đức này là do thiếu sự tồn tại các quy định của luật pháp hoặc do chưa đồng bộ hóa kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của môi trường công nghệ đặc biệt là dữ liệu lớn Do đó, cần phải có các giải pháp về mặt pháp lý mạnh mẽ và kịp thời cho các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật mà công nghệ thông tin phải đối mặt,
để đảm bảo một môi trường kỹ thuật số an toàn cho tất cả các bên liên quan
CHƯƠNG II QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG XÃ HỘI 2.1 Định nghĩa về mạng xã hội
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin mà không bị giới hạn về địa lý và thời gian; xây dựng một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những giá trị của cộng đồng và nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ nhằm thúc đẩy sự liên kết các cá nhân và các tổ chức xã hội
Vào giai đoạn thập kỷ 1970 - 1980, mạng xã hội bắt đầu ra đời với sự phát triển của các hệ thống online đầu tiên Dự án ARPANET, một dự án của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đánh dấu bước đầu cho phép kết nối máy tính và chia sẻ thông tin giữa các trường đại học và tổ chức nghiên cứu Đến thập kỷ 2000 thì các mạng xã hội trực tuyến đầu tiên xuất hiện, bao gồm Friendster (1997), SixDegrees (1997), và MySpace (2003) Tuy nhiên, sự thành công của chúng còn hạn chế và không phải lúc nào cũng được đón nhận rộng rãi Đến 2004, cơn sốt mang tên Facebook xuất hiện và nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới Sau đó là hàng loạt các nền tảng mạng xã hội ra đời làm khuấy đảo người dùng lúc bấy giờ như Twitter (2006), Instagram (2010), Snapchat (2011), … và nổi bật nhất phải kể đến Tik Tok (2016)
Cho đến nay thì mạng xã hội đã rất phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Từ lúc hình thành, mạng xã hội đã làm rất tốt vai trò
Trang 10của mình trong việc phục vụ con người Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện những mối tiêu cực đáng quan ngại xuất phát từ chính người dùng làm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống Vấn đề nổi bật đang được bàn tán sôi nổi hiện nay đó chính
là quyền riêng tư trên mạng xã hội
2.2 Quyền riêng tư trên mạng xã hội
Quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người được bảo vệ trong nhiều hệ thống pháp luật và chính trị trên khắp thế giới Nó đề cập đến quyền của mỗi người được bảo
vệ và kiểm soát thông tin cá nhân của họ và cách thông tin đó được thu thập, lưu trữ,
sử dụng và chia sẻ Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân cũng được bảo đảm an toàn và bí mật
Quyền riêng tư trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân, đảm bảo sự an toàn trực tuyến và tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người dùng Cùng với sự phát triển cực nhanh của các nền tảng xã hội với lượng người truy cập khổng lồ thì các vấn đề về quyền riêng tư trên không gian mạng bắt đầu xuất hiện Các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng nhiều Việc dễ dàng tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy
đủ các chức năng quay phim, chụp hình, ghi âm giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho việc theo dõi, can thiệp vào cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ
Vì vậy, việc giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền riêng tư trên mạng xã hội là rất quan trọng Người dùng cần được hướng dẫn về cách bảo vệ thông tin cá nhân của họ
và làm thế nào để quản lý quyền riêng tư trực tuyến Tổ chức cần thực hiện các chiến dịch giáo dục và tạo ra các công cụ dễ sử dụng để người dùng có thể kiểm soát quyền riêng tư của mình trên mạng xã hội
2.3 Tầm quan trọng của quyền riêng tư
Quyền riêng tư trong môi trường mạng xã hội là quan trọng để bảo vệ cá nhân, tạo sự tin tưởng, và duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và hữu ích Điều này đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận từ cả người dùng và các tổ chức quản lý mạng xã hội để đảm bảo rằng quyền riêng tư được đảm bảo và tôn trọng Một số yếu tố cho thấy tầm quan trọng của quyền riêng tư trên không gian mạng có thể kể đến là: