1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet ở việt nam

21 12 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Bảo Hộ Quyền Tác Giả Trong Môi Trường Internet Ở Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 39,45 KB

Nội dung

Khung pháp luật để bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet...2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET TẠI VIỆT NAM..6 1.. Khung

Trang 1

TIỂU LUẬN

Tên đề tài:

VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG

INTERNET Ở VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KHUNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET 2

1 Khái niệm về quyền tác giả 2

2 Khung pháp luật để bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET TẠI VIỆT NAM 6

1 Thực trạng về việc xâm lược quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam 6

2 Những thách thức đối với việc bảo hộ quyền tác giả trên Internet 7

3 Giải pháp 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

Với những lý do trên, em chọn đề tài “Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet ở Việt Nam” là đề tài viết tiểu luận của mình.

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KHUNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET

1 Khái niệm về quyền tác giả

Quyền tác giả được hiểu là quyền tinh thần và quyền độc quyền về kinh

tế được pháp luật trao cho người sáng tạo ra tác phẩm và những tổ chức, cánhân thực hiện các hoạt động sáng tạo với sự hỗ trợ của kỹ thuật và côngnghệ, để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng Quyền tácgiả là quyền riêng tư và thiêng liêng của tổ chức, cá nhân bằng lao động trítuệ của mình, sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đượcpháp luật bảo hộ Những tổ chức cá nhân có quyền tác giả phải tự quản lýquyền của mình, khai thác nó để thu lại các khoản tài chính đã đầu tư, đồngthời đầu tư sáng tạo tiếp Như vậy quyền tác giả là các quy định pháp luật liênquan đến sáng tạo, đến các quyền và thực thi quyền tác giả

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức liênquan khác cũng được pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ trong việcquản lý, thực thi pháp luật, đảm bảo cho quyền tác giả được thực thi trongthực tế Trong đó, tổ chức quản lý tập t hể là mô hình đặc thù, có sứ mệnhnhận ủy thác quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổchức phát sóng; thực hiện việc quản lý, cấp phép, thu và phân phối tiền cho tổchức, cá nhân đã ủy thác Yêu cầu về sự công khai, minh bạch và nguyên tắc

về tổ chức và hoạt động của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả

2 Khung pháp luật để bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Theo pháp luật Việt Nam, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đếnquyền tác giả (sau đây gọi chung là quyền tác giả) nói riêng, quyền sở hữu trítuệ nói chung được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,bao gồm:

- Bộ luật dân sự năm số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Trang 5

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm

2009 (Luật SHTT);

- Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật

Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

- Nghị định số 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/2011sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006;

- Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/10/2013quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả vảquyền liên quan

- Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày19/6/2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trung gian trong việc bảo

hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạngviễn thông

- Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạtđộng giám định quyền tác giả, quyền liên quan

- Thông tư liên tịch số 01/2008 ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truycứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999, đượcsửa đổi bổ sung bởi Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009

- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửađổi bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009

Trang 6

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006Ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giảtại Việt Nam còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế đa phương,song phương quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên trong lĩnh vực nàynhư:

- Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886 (cóhiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004)

- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,ghi hình và các tổ chức phát sóng (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày01/3/2007)

- Công ước Geneve về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việcsao chép trái phép bản ghi âm của họ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày06/7/2005)

- Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mangchương trình được truyền qua vệ tinh (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày12/01/2006)

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữutrí tuệ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 11/01/2007)

- Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợpchủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997

- Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liênbang Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữutrí tuệ ngày 07/7/1999

Về nguyên tắc, các quy định trong pháp luật Việt Nam được áp dụngchung cho các loại hình tác phẩm được liệt kê trong Điều 14 Luật SHTT vàđối với quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi

Trang 7

hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóatrong môi trường truyền thống và trong môi trường số Tuy nhiên, xuất phát

từ đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số, bên cạnh cácquy định chung đó, pháp luật Việt Nam có một số quy định điều chỉnh riêngvấn đề này

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET TẠI VIỆT NAM

1 Thực trạng về việc xâm lược quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được cácyêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tìnhtrạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam hiệnnay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến Hành vi xâm phạm quyền tác giả nóichung, trên môi trường Internet nói riêng diễn ra đối với tất cả các loại hìnhtác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sânkhấu, chương trình máy tính… Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đadạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phânphối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo

vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơnvới việc khai thác sự phát triển của công nghệ (Pear to Pear: P2P, Bit Torrent,Cyberlockers…)

Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg vềviệc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan(quyền tác giả) của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), trongnăm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đãthu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3885 bản sách Tổng số tiền xử phạt viphạm hành chính là 11,500,510,000 VNĐ Trong hai năm 2010 – 2011, thanhtra Bộ VHTTDL đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 227,000,000VNĐ đối với các công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đếncông chúng số lượng lớn các bản ghi âm không được sự cho phép của chủ sởhữu quyền Trong năm 2013, thanh tra Bộ VHTTDL đã tiến hành xử phạt viphạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương

Trang 9

trình máy tính với số tiền 2,033,000,000 VNĐ và yêu cầu ba website tháo gỡhàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của sáu hãng phim lớn của Mỹ

Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam mà còn làtình trạng chung tại rất nhiều quốc gia Ví dụ tại Hàn Quốc, trong năm 2011,

có khoảng 2,7 tỉ nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền thống),thất thoát khoảng 2,400 tỉ won Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép lậuonline đã chiếm khoảng 4000 tỉ won Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi nămngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất hơn 4 tỷ USD do những hành vi viphạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các bộ phim trên internet

Có rất nhiều lý do giải thích cho tình trạng trên Đầu tiên phải kể đến

là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị cho phép truy cập mạngInternet đã khiến cho việc truyền tải, sao chép các tác phẩm trở nên rất dễdàng Sau đó là thói quen “sài chùa” và ý thức không tôn trọng pháp luật sởhữu trí tuệ của đại bộ phận người dân Năng lực chuyên môn và sự thiếu hụt

về nhân lực, về cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thiquyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố làm cho việc thực thiquyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nói chung cònnhiều hạn chế Các chủ thể quyền chưa có ý thức bảo vệ quyền của mình.Ngoài ra, trong nhiều trường hợp pháp luật chưa thực sự bắt kịp được với sựphát triển của công nghệ, chưa thực sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trongmôi trường Internet

2 Những thách thức đối với việc bảo hộ quyền tác giả trên Internet

Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu quyền tácgiả và người sử dụng Tuy nhiên, môi trường Internet cũng tạo điều kiện chocác hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện một cách dễ dàng vớimức độ thiệt hại rất cao và đặt ra rất nhiều thách thức đối với việc bảo hộquyền tác giả, trong đó có nhiều thách thức về mặt pháp lý

Trang 10

Về mặt nguyên tắc, các quy định của pháp luật về quyền nhân thân vàquyền tài sản của tác giả được áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật

và khoa học nói chung, không phân biệt hình thức định dạng (tác phẩm intruyền thống hay định dạng là tác phẩm số hoặc các tác phẩm được số hóa).Tuy nhiên, đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số đòi hỏicần phải có sự giải thích rõ ràng đối với một số quyền tài sản của chủ sở hữuquyền tác giả để làm cơ sở cho việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả

và rộng hơn là cho việc bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường số.Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tất cảcác vấn đề pháp lý phát sinh trong bảo hộ quyền tác giả trong môi trườngInternet mà chỉ giới hạn nghiên cứu một số vấn đề nhất định

Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất củachủ sở hữu quyền tác giả và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhiều nhấttrong môi trường truyền thống (tác phẩm in, bản ghi âm, ghi hình) cũng nhưtrong môi trường số Trên môi trường Internet, việc sao chép và lưu trữ tácphẩm được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng rất lớn cácbản sao nhưng chi phí rất thấp và chất lượng tuyệt hảo Việc sao chụp truyềnthống thường cho chất lượng không thực sự tốt, đặc biệt nếu sao chụp tácphẩm từ các bản copy Nhưng trên môi trường Internet, có thể sao nhiều lần

từ bản copy mà chất lượng đảm bảo như bản gốc Vì vậy, chỉ cần đưa một bảncopy tác phẩm lên Internet là có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng triệungười Việc sao chép trên Internet cũng dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơnviệc sao chụp trong môi trường truyền thống rất nhiều Chỉ cần một chiếc máytính cá nhân hay máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, với một cái nhấpchuột là có thể sao chép được tác phẩm một cách dễ dàng Các tác phẩm đượcsao chép có thể được lưu trữ dễ dàng với một dung lượng lớn các thông tin sốhóa, và giới hạn dung lượng này được mở rộng hàng năm, đủ đáp ứng nhucầu của thực tế với công nghệ ngày càng hiện đại hơn Có thể vào bất cứwebsite có lưu trữ các tác phẩm nghe nhìn, người sử dụng Internet có thể

Trang 11

nghe, xem trực tuyến thậm chí là download tác phẩm từ kho lưu trữ với hàngtrăm nghìn tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh Điều này là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền sao chép bị xâm phạm nghiêmtrọng trong môi trường Internet.

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sởhữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiệnbằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếpcận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốchoặc bản sao tác phẩm Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thìquyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác làquyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép ngườikhác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng màcông chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựachọn

Việc truyền đạt và phân phối tác phẩm trên mạng Internet được tiến hànhmột cách nhanh chóng và dễ dàng trên phạm vi rộng hơn rất nhiều so với cácphương thức truyền thống Mạng Internet cho phép từ một máy chủ có thểtruyền tải tới số lượng người không giới hạn và cho phép người sử dụng tiếpcận nguồn thông tin vào bất cứ thời gian, địa điểm nào mà họ mong muốn.Với công nghệ P2P, việc truyền đạt tác phẩm giữa các máy tính cá nhân đượctiến hành dễ dàng hơn mà không cần thông qua máy chủ Đặc biệt, mỗi người

sử dụng Internet đều có thể thực hiện hành vi truyền tải tác phẩm tới nhữngngười khác, không giới hạn ở bất cứ yếu tố nào Do đó nếu một tác phẩmđược công bố trên Internet mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyềntác giả thì thiệt hại sẽ là rất lớn Trong trường hợp hợp này, các tác phẩmđược công bố trái phép sẽ dẫn đến việc truyền tải, sao chép và thậm chí là

Trang 12

phân phối một cách dễ dàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả Trường hợp tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bấttận” là một ví dụ điển hình tại Việt Nam Mặc dù bộ phim chưa có kế hoạchgiới thiệu dưới dạng DVD tại thị trường Việt Nam nhưng trên một số website

đã xuát hiện đường dẫn chia sẻ bộ phim miễn phí Trên thị trường băng đĩacũng lập tức xuất hiện các bản phim “Cánh đồng bất tận” dưới dạng DVD lậu.Mặc dù toàn bộ hình ảnh của trong phim đều là sơ dựng, chưa qua xử lý hậu

kỳ như khẳng định của nhà sản xuất nhưng vẫn được thị trường chấp nhận,gây thiệt hại rất lớn cho chủ sở hữu

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận, việc có thể công bố, phổ biến và phânphối, lưu trữ tác phẩm trên Internet một cách dễ dàng, nhanh chóng với quy

mô toàn cầu có tác động cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực đến việc bảo hộquyền tác giả Ở khía cạnh tích cực, Internet giúp cho tác giả, các chủ sở hữuquyền tác giả có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo khán giả mộtcách thuận tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với phương thức truyền thống trướcđây Internet cũng giúp thương mại hóa các sản phẩm này một cách dễ dànghơn với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống Ví dụ, mộtAlbum nhạc khi được tải lên các website thì người sử dụng ở bất cứ nơi nàotrên toàn thế giới có thể kết nối Internet đều có thể vào nghe và sao chép màchủ sở hữu bản quyền tác phẩm không phải tốn tiền chi phí cho sản xuất,đóng gói, phân phối và marketting những chiếc đĩa CD/DVD tới những địachỉ nhận trên thực tế Việc phân phối cũng không gặp khó khăn từ các thủ tụchải quan hay các thủ tục xin phép phức tạp khác Mặt khác, Internet cũng tạođiều kiện cho người sử dụng có thể truy cập, sử dụng thậm chí kinh doanh tráiphép các tác phẩm này mà không trả tiền sử dụng, gây thiệt hại cho chủ sởhữu quyền tác giả Với hàng triệu triệu người sử dụng Internet và hàng triệuWebsite như hiện nay, việc kiểm soát tất cả nội dung đăng tải trên tất cả cácwebsite để đảm bảo cho việc bảo hộ quyền tác giả là điều gần như không thể

Ngày đăng: 05/03/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w